Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
320,04 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI:
Tổng quanvềkinhtế học
1. Nền kinh tế
1.1. Các chủ thể nền kinh tế
a. Người tiêu dùng: là một nhóm người sống cùng nhau như một đơn vị ra quyết
định.
Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng vai trò khác nhau. Ví dụ:
- Trong thị trường hàng hóa và dịch vụ: hộ gia đình đóng vai trò là người tiêu
dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hóa mỗi loại thông qua cầu
của họ, biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả.
- Trong thị trường yếu tố sản xuất: hộ gia đình là chủ các nguồn lực. Họ quyết định
cung cấp bao nhiêu nguồn lực của họ cho các hang kinh doanh.
b. Doanh nghiệp – người sản xuất: là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và
tổ chức kết hợp chúng lại với nhau nhằm sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ để cung
cấp cho các hộ gia đình.
c. Chính phủ: trong nền kinhtế hỗ hợp, Chính phủ đồng thời là người sản xuất và
là người tiêu dùng các hàng hóa hoặc dịch vụ. Thông thường các Chính phủ cung
cấp hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng, quốc phòng… Vai trò chủ yếu của Chính
phủ có thể thực hiện qua 3 chức năng:
- Chức năng hiệu quả: cơ chế thị trường có thể dẫn tới một số thất bại, làm giảm
hiệu quả sản xuất và tiêu dùng. Để nâng cao hiệu quả, chính phủ có thể đề ra một
số đạo luật về chống độc quyền. Một số tác động bên ngoài của thị trường cũng là
biểu hiện của tính không hiệu quả. Để hạn chế tác động này, chính phủ đề ra luật lệ
điều tiết nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực.
- Chức năng công bằng: một thị trường dù có hoạt động hiệu quả thì vẫn có thể
dẫn tới bất công bằng, đòi hỏi phải có chính sách phân phối lại thu nhập.
- Chức năng ổn định: chính phủ còn có chức năng kinhtế vĩ mô là duy trì ổn định
nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, chính phủ sử dụng các công cụ chính sách vĩ
mô tác động vào nền kinhtế nhằm duy trì, ổn định nền kinh tế.
d. Người nước ngoài: người nước ngoài vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu
dùng. Người nước ngoài tác động vào nền kinhtế của một nước thông qua việc
mua bán hàng hóa dịch vụ, vay mượn, viện trợ, đầu tư nước ngoài. Trong một nước
có nền kinhtế thị trường mở thì người nước ngoài có vai trò quan trọng, bởi vì
hoạt động xuất nhập khẩu, vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài tác động đáng kể
đến quy mô, cơ cấu và thành tựu kinh teese của các quốc gia này.
1.2. Các yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất là đầu vào dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, bao
gồm:
- Đất đai hay tổng quát là tài nguyên thiên nhiên, nó bao gồm: diện tích đất nông
nghiệp; đất dùng để làm nhà ở; xây dựng nhà máy; làm đường giao thông. Ngoài ra
còn bao gồm cả: tài nguyên năng lượng, các tài nguyên phi năng lượng và các
nguồn lực cộng đồng khác.
- Lao động, bao gồm cả thời gian của con người chi phí trong quá trình sản xuất.
Lao động là đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất.
- Vốn, các nguồn vốn hình thành nên các hàng hóa lâu bền của nền kinh tế, được
sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác. Tích lũy vốn là một nhiệm vụ cấp bách
trong phát triển kinhtế - xã hội của mỗi quốc gia.
Ngoài ra, các nhà kinhtế còn cho rằng, trình độ quản lý và công nghệ cũng
là một yếu tố của quá trình sản xuất.
1.3. Ba vấn đềkinhtế cơ bản
a. Sản xuất cái gì? Đây là câu hỏi của cầu, liên quan trực tiếp đến người tiêu dung.
Điều đó có nghĩa là dựa vào cầu thị trường, xã hội và nguồn lực của mình mà các
tác nhân trong nền kinhtế nên lựa chọn và ra quyết định nên sản xuất kinh doanh
hàng hóa dịch vụ nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, bao giờ thì sản
xuất bán ra?
Như vậy, để lựa chọn và ra quyết định sản xuất hàng hóa gì? Kinh doanh
dịch vụ nào người ta phải căn cứ vào nhu cầu thị trường. Điều này có nghĩa là: thị
trường cần gì thì các tác nhân trong nền kinhtế sẽ sản xuất, kinh doanh dịch vụ đó.
Hay nói cách khác, chỉ sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mình có.
b. Sản xuất như thế nào? Đây là câu hỏi của cung, liên quan trực tiếp đến người
sản xuất. Điều đó có nghĩa là: để sản xuất đạt hiệu quả cao, người sản xuất phải
nghiên cứu và giải quyết đồng bộ các vấn đề: dử dụng kỹ thuật nào thì phù hợp,
lựa chọn và phối hợp các yếu tó đầu vào nào thì tối ưu, lượng sản phẩm sản xuất ra
bao nhiêu là tối ưu, sản xuất kinh doanh ở đâu, ai sản xuất thì có lợi…
c. Sản xuất cho ai? Có nghĩa là ai sẽ được hưởng những thành quả từ những hàng
hóa, dịch vụ do doanh nghiệp, Chính phủ, hộ gia đình…tạo ra. Như vậy, nội dung
của vấn đềkinhtế cơ bản này là xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm; phân phối
sản phẩm và lợi nhuận kết hợp với quản lý vĩ mô để điều chỉnh lợi ích cho các
thành viên trong xã hội; đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức kinhtế xã hội đó
và phát hiện nhu cầu mới trên thị trường.
1.4. Các mô hình kinh tế
a. Mô hình kinhtế kế hoạch hóa tập trung
Đặc trưng cơ bản của mô hình này là tất cả những vấn đềkinhtế cơ bản đề
do Nhà nước quyết định. Trong thực tiễn nền kinhtế hoạt động theo mô hình trên
đã bộc lộ những điểm mạnh của nó, đó là: tất cả mọi vấn đề đều do Nhà nước
thống nhất tập trung quản lý nên các vấn đềkinhtế lớn được giải quyết dễ dàng
hơn; quan hệ giữa con người với nhau bình đẳng; hạn chế phân hóa giàu nghèo, và
đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên các quốc gia hoạt động theo mô hình này
cũng thấy được những hạn chế của nó: bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, bao
cấp; kế hoạch không sát với thực tế; người sản xuất và người tiêu dung không có
quyền tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động không cao; chậm đổi mới
công nghệ; phân phối mang tính chất bình quân nên không kích thích người lao
động…nên kinhtế chậm phát triển.
b. Mô hình kinhtế thị trường
Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đềkinhtế cơ bản
đều do thị trường quyết định dưới sự dẫn dắt của bàn tay vô hình. Với đặc trưng cơ
bản đó, mô hình này có những ưu điểm chủ yếu là: người sản xuất và người tiêu
dung được tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động sáng tạo cao hơn;
thường xuyên đổi mới công nghệ và kích thích nâng cao năng suất; khai thác và sử
dụng các nguồn lực hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinhtế hoạt động theo cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều
khuyết tật: coi lợi nhuận là trên hết nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường;
phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng; các nhu cầu công cộng
khó được thực hiện; chịu nhiều rủi ro…
c. Mô hình kinhtế hỗn hợp
Mô hình kinhtế hỗn hợp là mô hình kết hợp hài hòa giữa 2 mô hình trên.
Mô hình này vừa phát huy được nhân tố khách quan (các quy luạt kinhtế thị
trường) lại vừa coi trọng các nhân tố chủ quan (vai trò của Chính phủ). Do đó, nó
khai thác được thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất nhược điểm của 2 mô hình
trên nên thúc đẩy nền kinhtế phát triển nhanh, ổn định.
1.5. Sơ đồ hoạt động của nền kinh tế
TT hàng hóa
Hành hóa hàng hóa
Dịch vụ dịch vụ
Lao động
Đầu vào cho sx đất đai
vốn
TT yếu tố SX
Luồng hàng hóa, dịch vụ luồng tiền tương ứng
Hình 1.1. Sơ đồ vòng luân chuyển kinhtế vĩ mô
2. Kinhtế học
2.1. Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau vềkinhtếhọc do mục tiêu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau.
- Quan điểm thứ nhất: kinhtếhọc nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết những
vấn đềkinhtế cơ bản. (sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?).
HÀNG HÓA
VÀ DỊCH VỤ
NGƯỜI SẢN
XUẤT (DN)
NGƯỜI TIÊU
DÙNG (HGĐ)
YẾU TỐ SẢN
XUẤT
- Quan điểm thứ hai: kinhtếhọc là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hành
vi ứng xử của các tác nhân trong nền kinh tế.
- Quan điểm thứ ba: kinhtếhọc là một môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu các
mối quan hệ giữa sản xuất, lưu thông, tiêu dung. Trên cơ sở đó tìm ra quan hệ tối
ưu để phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Quan điểm thứ tư: kinhtếhọc nghiên cứu các sự kiện, các hoàn cảnh và xu
hướng phát triển của nó đê có những chính sách phù hợp.
- Quan điểm thứ năm: kinhtếhọc là môn khoa học xã hội, nó nghiên cứu cách thức
các xã hội sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng cạnh tranh.
Với các quan điểm trên, chúng ta có thể thấy rằng: Kinhtếhọc là môn khoa
học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đềkinhtế cơ bản
nhằm khai thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho có hiệu quả nhất và
phân phối những sản phẩm làm ra cho mọi thành viene trong xã hội kể cả thời hiện
tại và tương lai.
2.2. Kinhtế vi mô và kinhtế vĩ mô
a. Kinhtế vi mô
Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinhtế học, nó nghiên cứu và giải quyết
những vấn đềkinhtế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế, tức là nó nghiên cứu
các hành vi, các hoạt động của từng đơn vị kinhtế riêng lẻ (doanh nghiệp, hộ gia
đình, trang trại…)
b. Kinh tếhọc vĩ mô
Kinh tếhọc vĩ mô là một môn khoa học xã hội. Nó nghiên cứu và giải quyết
những vấn đềkinhtế cơ bản ở tầm quốc gia và nhấn mạnh đến mối quan hệ tương
tác trong nền kinhtếtổng thể.
Ví dụ: kinhtế vĩ mô nghiên cứu vấn đềvề tăng trưởng kinh tế, giá cả và lạm phát,
việc làm và thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế…
2.3. Phương pháp nghiên cứu kinhtế học
Kinh tếhọc sử dụng các phương pháp suy diễn của logic và hình học, các
phương pháp quy nạp rút ra từ các con số thống kê và kinh nghiệm. Ngoài ra, kinh
tế học còn sử dụng một số phương pháp khác như:
- Xây dựng các mô hình kinhtếđể lượng hóa các quan hệ kinh tế.
- Phương pháp lựa chọn
- Phương pháp cân bằng bộ phận và cân bằng tổng thể
Kinh tếhọc vi mô là khoa họcvề sự lựa chọn các hoạt động kinhtế tối ưu
trong từng doanh nghiệp, từng tế bào trong nền kinh tế. Do vậy, ngoài phương
pháp nghiên cứu chung, nó còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù là:
phương pháp cân bằng nội bộ và phương pháp phân tihcs cận biên.
3. Lựa chọn kinhtế tối ưu
3.1. Lý thuyết lựa chọn
Do nhu cầu con người và xã hội là vô hạn nhưng nguồn lực thì có hạn, khan
hiếm nên phải lựa chọn. Lựa chọn kinhtế là việc quyết định con đường phát triển
kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển và các mục tiêu kinhtế nhằm khai
thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm có hiệu quả cao của các tổ chức xã hội và
cá nhân cụ thể.
Mục tiêu của sự lựa chọn: các tác nhân kinhtế khác nhau sẽ có mục tiêu lựa
chọn khác nhau.
- Đối với người sản xuất kinh doanh thì mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận.
- Đối với người tiêu dung thì mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hóa độ thỏa dụng
trong điều kiện thị trường và nguồn ngân sách hiện có.
- Đối với Chính phủ mục tiêu của sự lựa chọn là tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Phương pháp lựa chọn: dùng đường giới hạn khả năng sản xuất.
3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Trong thực tế, một nền kinhtế sản xuất ra hàng ngàn loại hàng hóa và dịch
vụ khác nhau. Tuy nhiên để đơn giản hóa vần đề, chúng ta hãy tưởng tượng một
nền kinhtế chỉ sản xuất ra hai loại sản phẩm là xe hơi và máy vi tính và cũng giả
định rằng cả hai ngành công nghiệp xe hơi và máy tính sử dụng toàn bộ các yếu tố
sản xuất của nền kinh tế. Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đồ thị mô tả tất
cả các phương án kết hợp về sản lượng (trong trường hợp này là xe hơi và máy
tính) mà nền kinhtế có khả năng thực hiện được với một số lượng các yếu tố sản
xuất và kỹ thuật sản xuất cho trước mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để sản
xuất ra các hàng hóa và dịch vụ.
Trong nền kinhtế này, nếu tất cả các nguồn lực chỉ được sử dụng cho ngành công
nghiệp xe hơi thì cả nền kinhtế sẽ sản xuất ra được 1000 chiếc xe. Nếu tất cả các
nguồn lực chỉ được sử dụng cho ngành công nghiệp máy vi tính thì cả nền kinhtế
sẽ sản xuất ra được 3000 máy. Nếu nền kinhtế này phân bố các nguồn lực cho cả
hai ngành công nghiệp thì có rất nhiều khả năng về cơ cấu sản lượng có thể thực
hiện được. Điểm A (700 xe hơi và 2000 máy tính) là một trong các khả năng đó.
Tuy nhiên mức sản lượng không thể đạt đến điểm D vì nguồn lực của nền kinhtế
là có hạn: nền kinhtế không thể có đủ các yếu tố sản xuất để sản xuất ra mức sản
lượng này. Nói cách khác, nền kinhtế chỉ có thể sản xuất ra các mức sản lượng
nằm trên hoặc bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất, nhưng không thể sản
xuất ra các mức sản
lượng nằm bên ngoài đường này.
Một nền kinhtế được gọi là hoạt động có hiệu quả nếu nó đạt được một mức
sản lượng cao nhất có thể, tương ứng với nguồn lực cho trước. Những điểm nằm
trên đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị sự hiệu quả của hoạt động sản xuất.
Một khi nền kinhtế đang sản xuất tại điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản
[...]... đạt hiệu quả kinhtế cao nhất - Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn thì hiệu quả kinhtế càng cao - Sự đạt được hiệu quả kinhtế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinhtế nhanh và tích lũy hơn 4 Thực hành - Các vấn đề về kinhtếhọc - So sánh giữa kinh tếhọc vĩ mô và kinh tếhọc vi mô - Lý thuyết lựa chọn Chương 2: Cung - cầu 1 Cầu 1.1 Khái niệm Cầu là số lượng... thể la chi phí về thời gian hoặc chi phí về nguồn vốn cảu chủ doanh nghiệp c Chi phí kinhtế Chi phí kinhtế là giá trị của toàn bộ nguồn tài nguyên đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm cả phần chi phí đương nhiên mà doanh nghiệp đã bỏ ra và chi phí cơ hội đã bỏ lỡ của các yếu tố đầu vào Đây là khoản chi phí phản ánh đầy đủ nhất sự tiêu tốn các nguồn lực trong kinh doanh của... dùng trong kinh tế học, không thể đo lợi ích và lợi ích cận biên bằng các đơn vị trọng lượng hay độ dài Tuy nhiên khái niệm lợi ích là một công cụ rất hữu ích để các nhà kinhtế giải thích nhiều hiện tượng kinhtế cũng như hành vi người tiêu dùng Chúng ta vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại dốc xuống dưới về phía phải... nhà tâm lý học cho rằng, mục đích của tiêu dùng là để tồn tại Khi thu nhập còn thấp thì người ta chỉ quan tâm đến “ăn no mặc bền” nhưng khi thu nhập cao thì họ lại quan tâm đến “ăn ngon mặc đẹp”, quan tâm đến sở thích Với bản năng tự nhiên con người sẽ vươn tới nhu cầu cao hơn Việc mua sắm để giải quyết vấn đề ăn, ở, mặc chính là để khẳng định tính cách của họ 2.2 Đường bàng quan Đường bàng quan biểu... 2 Lý thuyết về chi phí 2.1 Chi phí sản xuất a Chi phí kế toán (chi phí tính toán) Các nhà kế toán chủ yếu quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó có quan điểm về chi phí như sau: Chi phí tính toán là phần chi phí mà chủ doanh nghiệp phải thực sự bỏ ra hay phải xuất tiền đi mua trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó chính là khoản thực chi bằng tiền Nó là khoản chi thực tế và được thể... sản xuất Vì một lý do nào đó có thể là do thất nghiệp gia tăng, nền kinhtế chỉ sản xuất được mức sản lượng thấp hơn mức cao nhất mà nền kinhtế có thể đạt được tương ứng với nguồn lực cho trước: chỉ sản xuất ra được 300 xe hơi và 1000 máy tính Nếu loại trừ được các nguyên nhân làm cho hiệu quả kém, phối hợp về sản lượng của nền kinhtế có thể dịch chuyển từ điểm B đến điểm A làm gia tăng sản lượng của... và lựa chọn các phương án hành động tối ưu nhằm đạt hiệu quả kinhtế cao nhất trong sản xuất kinh doanh 2.2 Chi phí ngắn hạn a Tổng chi phí (TC) Tổng chi phí cuả việc sản xuất ra sản phẩm bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên đã sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó, nó bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó b Chi phí cố định (FC) Chi phí... sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào tối ưu và sử dụng có hiệu quả các đầu vào đó để tối thiểu hóa chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi luận + Các yếu tố đầu ra: là kết quả thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh Do có đặc điểm kinhtế kỹ thuật khác nhau nên đầu ra của các doanh nghiệp cũng khác nhau Khi xem xét quá trình kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta phải quan tâm... hơi và máy tính 3.3 Ảnh hưởng của các qui luật kinhtế đối với sự lựa chọn kinhtế tối ưu a Ảnh hưởng cảu quy luật khan hiếm - Nguồn lực luôn bị hạn chế, tài nguyên ngày một khan hiếm và cạn kiệt - Mức sản xuất cao hơn nhưng mức tiêu dùng ngày cũng càng cao, tình trạng khan hiếm càng gay gắt - Nhu cầu ngày càng tăng cao, càng đa dạng và phong phú, nhu cầu về hàng hóa và chất lượng dịch vụ ngày càng cao... của người tiêu dùng Một đường bàng quan cho thấy tất cả các tập hợp các phương án tiêu dùng đạt cùng độ thỏa dụng Đường bàng quan có dạng dốc xuống dưới từ trái sang phải, dạng như đường đồng mức vì biểu diễn sự thay thế của hai sở thích khi tiêu dùng hai loại hàng hóa Tổng độ thỏa dụng khác nhau sẽ có các đường bàng quan (U) khác nhau X U2 U1 Y Hình 3.1 Đường bàng quan Các đường U1, U2 không thể cắt . lai.
2.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
a. Kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nó nghiên cứu và giải quyết
những vấn đề kinh tế cơ. ĐỀ TÀI:
Tổng quan về kinh tế học
1. Nền kinh tế
1.1. Các chủ thể nền kinh tế
a. Người tiêu dùng: là một nhóm người