1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình tất yếu của sự ra đời của đảng cộng sản việt nam phần II sứ mệnh lịch sử của sự ra đời đảng cộng sản việt nam

21 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 176,51 KB

Nội dung

2 Sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội3 Các phong trào yêu nước nổi dậy 4 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng 4.1.. Sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị tổ c

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Cấu trúc bài

NỘI DUNG

Phần I: Tình tất yếu của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phần II: Sứ mệnh lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Phần III: Đánh giá và liên hệ thực tiễn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

vĩ đại của cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nướcViệt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang được trực tiếp hưởng thụ những thành quảcủa cách mạng, từ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, em thấy việc giáo dục cho các thế hệ hiểu được vai trò, sự cống hiến của Đảng và hiểu được ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam là một điều

vô cùng quan trọng Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài “Tính tất yếu lịch

sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh của sự ra đời ĐảngCộng sản” làm đề tài tiểu luận của mình

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Ở bài tiểu luận này, em sẽ phân tích đối tượng nghiên cứu là quá trình chuẩn bị, lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của Đảng trong tiến trình Cách mạng Từ đó làm rõ thắng lợi, thành tựu, kinh nghiệm và bài học của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo trong sự nghiệp giải phóng dântộc, kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài này em chủ yếu đọc tài liệu từ giáo trình Lịch sử Đảng và

nguồn thông tin thu thập trên mạng

Trang 3

2) Sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội

3) Các phong trào yêu nước nổi dậy

4) Vai trò của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng 4.1 Thông tin sơ lược về Nguyễn Ái Quốc

4.2 Sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị tổ chức cho việc thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc

Phần II: Sự ra đời và sứ mệnh lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

1) Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1.1 Các tổ chức cộng sản ra đời

1.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1.3 Nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

2) Sứ mệnh của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Phần III: Đánh giá và liên hệ thực tiễn

Trang 4

NỘI DUNG

Phần I: Tính tất yếu lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Sự tác động về bối cảnh

1. 1 Tình hình thế giới:

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu-Mỹ có những chuyển biến mạnh

mẽ trong đời sống kinh tế-xã hội Chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh từ giai đoạn

tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn chủ nghĩa đế quốc), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, chúng biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước

đế quốc phương Tây Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhândân lao động các nước trở nên vô cùng khổ cực Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân càng ngày càng gay gắt Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lần lượt diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa Vấn đềdân tộc nổi lên và trở thành vấn đề nhức nhối của thời đại

Trang 5

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận chuyển thành thực tiễn, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc Cách mạng Tháng Mười Nga

đã nêu cao tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức, thôi thúc sự ra đời của nhiều Đảng Cộng Sản trên thế giới như Đảng Cộng sản Mỹ (1919), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921),…

1.2 Tình hình trong nước:

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng và từng bước thiết lập thể chế cai trị ở Việt Nam, biến nước phong kiến thành thuộc địa nửaphong kiến

Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách đô hộ, tước bỏ quyền lực đốinội và đối ngoại của phong kiến nhà Nguyễn Chia Việt Nam thành ba kì: Bắc

kì, Trung kì và Nam kì và thi hành luật lệ riêng cho mỗi kì Thực dân Pháp còncấu kết với giai cấp địa chủ để áp bức bóc lột nhân dân Việt Nam về cả kinh tế

và chính trị

Về kinh tế, thực dân Pháp thi hành chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất

để lập đồn điền; đầu tư lớn vào việc khai phá tài nguyên; xây dựng một số khu công nghiệp, hệ thống đường giao thông, cảng biển nhằm phục vụ chính sách khai thác thuộc địa

Về văn hoá - xã hội, Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ bề cai trị, chúng lập nhà tù còn nhiều hơn trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới như dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc các thế

hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước

“Đại Pháp”…

Trang 6

2 Sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội

Dưới ảnh hưởng của chế độ thực dân và các chính sách kinh tế - văn hóa - giáodục, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa sâu sắc:

Giai cấp địa chủ câu kết với Pháp nhằm tăng cường áp bức, bóc lột nông dân Tuy nhiên, nội bộ giai cấp địa chủ lúc này đã có sự phân hoá Trong đó, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước vốn căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, trực tiếp

bị thực dân và phong kiến ra sức bóc lột nặng nề Tình cảnh khốn cùng, khổ cựccủa giai cấp nông dân Việt Nam đã nung nấu lòng căm thù đế quốc và bọnphong kiến tay sai, ngày càng tăng thêm ý chí quyết tâm của họ trong cuộc đấutranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất củathực dân Pháp, hầu hết đều xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp

và chặt chẽ với giai cấp nông dân, đều phải chịu hai tầng áp bức và bóc lột bởigiai cấp địa chủ và thực dân pháp

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời muộn hơn giai cấp công nhân Một bộ phận gắnliền lợi ích với Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyềnthực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản Bộ phận còn lại là giai cấp tưsản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, và bị lệ thuộc hoàn toàn vàoPháp, bởi vậy nên yếu ớt về kinh tế Vì vậy, phần lớn tư sản dân tộc Việt Namđều mang trong mình một tinh thần dân tộc, mặc dù yêu nước nhưng không cókhả năng tập hợp các lực lượng để tiến hành cách mạng

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, nhữngngười làm nghề tự do… đời sống của họ bấp bênh, có khả năng dễ bị phá sản

Trang 7

trở thành người vô sản, nhưng họ đều mang trong mình một lòng yêu nướcmãnh liệt, căm thù đế quốc, thực dân và có khả năng tiếp thu những tư tưởngtiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Nhân dân ta liên tục phải sống trong khổ cực, lầm than; xã hội Việt Nam trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội ViệtNam lúc này chính là toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt Bên cạnh đó, mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân Việt Nam trong

đó đa số là nông dân với địa chủ phong kiến cũng ngày một lên cao

3 Các phong trào yêu nước nổi dậy

Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp liên tục diễn ra sôi nổi nhưng tất

cả đều thất bại và chìm trong bể máu Phong trào Cần Vương theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã kết thúc ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896) Tới đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này đã không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa Tiếp đến là phong tràonông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài được mấy chục năm nhưng cũng thất bại vào năm 1913 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lãnh đạo bởi các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng rơi vào bế tắc Và cuối cùng, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do

Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chính là sự nối tiếptruyền thống yêu nước, thể hiện tinh thần bất khuất của cha ông ta được hun đúcqua hàng ngàn năm lịch sử Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức

và lực lượng Cách mạng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại

Nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc và cả

về giai cấp lãnh đạo Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đang đặt ra vô cùng bức

Trang 8

thiết, đòi hỏi phải có tổ chức và giai cấp lãnh đạo cách mạng để giải quyết mâuthuẫn đó.

4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng 4.1 Thông tin sơ lược về Nguyễn Ái Quốc:

Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 tại làng Kim Liên(làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Giữa lúc dân tộc ta đang đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời vẫn tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới Sau khi trải nghiệm thực tế trên nhiều quốc gia khác nhau, Người đã nhận thức được rằng: “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ

có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”, từ đó xác định rõ kẻ thù và lực lượng đồng minh của nhân dân các dân tộc thuộc địa bị áp bức

Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919, Người gia nhậpĐảng Xã hội Pháp

Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới làNguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam (gồm támđiểm đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam) tới Hội nghị Vécxây

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L'Humanité (Nhân đạo) Bản luận cương đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của Người là độclập cho dân tộc, tự do cho đồng bào, từ đó Người đã tìm ra con đường cứu nướcđúng đắn cho dân tộc Việt Nam

Trang 9

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam:muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản.

Từ đây, Người vừa tích cực hoạt động với vai trò phái viên của Quốc tế cộngsản,đồng thời Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạchphương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thànhlập Đảng Cộng sản Việt Nam

4.2 Sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị tổ chức cho việc thành lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Tất Thành

tại Hội nghị Versailles, Pháp (Nguồn:

Tư liệu TTXVN)

Trang 10

Sự chuẩn bị về tư tưởng

Từ năm 1920 – 6/1923, NAQ hoạt động trong Đảng Cộng Sản Pháp Người viết nhiều sách, báo : ra tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), đặc biệt là tác phẩm “Bản chế độ thực dân Pháp”…Người chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới Đồng thời, Người tiến hành tuyên truyền

tư tưởng về con đường cách mạng vô sản, con đường cách mạng theo lý luận Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc

Sự chuẩn bị về chính trị

Đường lối chính trị của Đảng cách mạng phải hướng tới giành độc lập cho dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào Nguyên Ai Quôc đã xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vôsản thế giới, cách mạng vô sản ở “chính quốc”

Đối với các dân tộc thuộc địa, Nguyên Ai Quôc chỉ rõ: trong các nước nông nghiệplạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề nhất, chính vì vậy phải thu phục và lôi cuốn được nông dân, phải xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cách mạng : “ công nông là gốc củacách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông” Do vậy, Người xác định rằng, cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người”

Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyên Ai Quôc khẳng định: “Cách mạng trước hếtphải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”

Trang 11

Sự chuẩn bị về tổ chức

Sau một thời gian hoạt động ở Liên Xô để tìm hiểu, khảo sát thực tế về cách mạng vô sản, tháng 11/1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc), nơi có đông người Việt Nam yêu nước hoạt động để tiến hành các công việc tổ chứcthành lập đảng cộng sản

Tháng 2/1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm

xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn

Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niêntại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn Hội xuất bản tờ báo Thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo), tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và về phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niêntích cực sang Quảng Châu để đào tạo, bồi dưỡng sâu về lý luận chính trị

Tháng 4/1927, Nguyễn Ái Quốc trở lại Mátxcơva và sau đó được Quốc tế Cộngsản cử đi công tác ở nhiều nước Châu Âu

Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong những lớp đào tạo, bồi dưỡng cho những người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu đã được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản thành cuốn Đường Kách mệnh Đây là cuốn sách chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam, xác định rõ con đường, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh của cách mạng Tác phẩm đã thểhiện tư tưởng nổi bật của Nguyễn Ái Quốc dựa trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào đặc điểm của Việt Nam Những điều kiện về tư

Trang 12

tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức để thành lập Đảng đều được thể hiện rõtrong tác phẩm.

Từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ

sở ở trong nước Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên mặc dù chưa phải là một chính đảng cộng sản, nhưng tổ chức này đã trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và cũng là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam Những hoạt độngcủa Hội có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1928-1929 theo xu hướng cách mạng vô sản Đó là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tóm lại, đứng trước bối cảnh cả trong nước và thế giới đều diễn ra những chuyển biến lớn, tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Ta có thể thấy được sự kiện lịch sử ấy chính là bước ngoặt vĩ đại của lịch

sử, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo quá trình đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và tranh thủ được sự ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế Chính vì vậy mà Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời được coi là 1 kết quả tất yếu mang tính lịch sử và mở ra thời kì mới ngày tốt đẹp hơn.

Phần II: Sự ra đời và sứ mệnh lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

1.1 Các tổ chức cộng sản ra đời

Với sự nỗ lực cố gắng truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc cùng những hoạt động tích cực của các cấp các bộ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh

Ngày đăng: 12/09/2022, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w