Lốithoáttrong chiến lượckinhdoanh
Chiến lược mang tên “lối thoát” nên được lập kế hoạch từ trước, xác
định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trước khi chuyển giao cho thủ
lĩnh mới. Những bước đi đáng được quan tâm là kế hoạch tổ chức,
kế hoạch tài chính và xác định rõ ba câu hỏi trước khi giao quyền
doanh nghiệp đó là: cho ai, khi nào và bao nhiêu. Sau khi đã vạch
định rõ hướng đi, công việc tiếp theo là thiết lập một hệ thống những
bưới đi cụ thể và thi hành những chính sách dưới đây.
Chọn “thủ lĩnh”mới cho doanh nghiệp
Việc chọn đối tượng để chuyển giao doanh nghiệp là một bước đi
quan trọng. Bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bán doanh
nghiệp cho một thành viên nào đó trong gia đình, bán doanh nghiệp
cho một công ty lớn hoặc bán doanh nghiệp cho kế hoạch cổ phần
hóa sở hữu (ESOP- Employee Stock Ownership Plan).
Chuyên gia kinh tế Pauld Pakinston nói: “Bạn cũng có thể thử bán cổ
phiếu của công ty cho công chúng. Tuy nhiên chiếnlược này có phần
mạo hiểm và các nhà đầu tư đôi khi phải chấp nhận rủi ro bởi vì việc
mua và bán cổ phiếu một cách tự do, ngẫu hứng của công chúng có
thể gây “sóng” tài chính cho doanh nghiệp chủ quản”.
Tài chính cho doanh nghiệp
Lựa chọn vốn cho doanh nghiệp cũng là yếu tố rất quan trọng vì nó
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định rút lui. Mục tiêu của việc lựa
chọn tài chính không chỉ để tăng các khoản tiền mà còn liên quan
đến chi phí cùng các mối quan hệ của hai bên (bạn và người bạn
muốn chuyển giao). Chính vì vậy, tài chính cần được làm rõ và xác
định một cách công khai, minh bạch tránh những trường hợp không
hay xảy ra.
Đối phó với đánh thuế và các vấn đề pháp lý
Thảo luận các vấn đề pháp lý và thuế với luật sư hoặc các chuyên
gia tư vấn giàu kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc bạn
có đủ điều kiện chuyển giao hay không. Những điểm cần thảo luận
đó là: Trách nhiệm của chủ sở hữu, cán bộ và giám đốc. Quyền của
chủ sở hữu. Chi phí chuyển giao quyền sở hữu. Mua bán thỏa thuận
với các cổ đông và đối tác. Tăng vốn khi chuyển nhượng hoặc bán
doanh nghiệp. Doanh nghiệp và thuế cá nhân. Tài sản thuộc sở hữu.
Giới hạn bồi thường hợp lý. Kế hoạch hưu trí và thuế thu nhập.
Những việc cần làm trước khi rút lui
Trước khi hoàn tất các thủ tục và thỏa thuận giữa đôi bên, bạn cần
hoàn thành những công việc sau:
1. Đào tạo các nhà quản lý mới
2. Bắt đầu các chương trình giảm nợ
3. Cập nhật kế hoạch kinhdoanh
4. Vứt bỏ các công ty con làm ăn thua lỗ và máu móc thiết bị dư thừa
5. Thảo luận các kiến nghị với ngân hàng có liên quan
6. Bổ nhiệm cố vấn
7. Thực hiện kiểm toán môi trường
8. Giảm mức cổ phiếu của công ty
9. Xem xét lại các vị trí tài chính cá nhân
10. Tiến hành thẩm định lại mô hình tổ chức
Những công việc trên cần được lập thành một kế hoạch cụ thể, có tổ
chức. Thực hiện theo một cách nghiêm túc bạn sẽ rút lui thành công
mà không cần phải đắn đo hay bận tâm quá nhiều đến những vấn đề
có thể xảy ra. Hoàn thành tốt tất cả những thủ tục pháp lý, tìm kiếm
đối tượng chuyển giao phù hợp, lên hợp đồng chặt chẽ bạn sẽ “hạ
cánh an toàn”.
. Lối thoát trong chiến lược kinh doanh
Chiến lược mang tên lối thoát nên được lập kế hoạch từ trước, xác
định. lĩnh”mới cho doanh nghiệp
Việc chọn đối tượng để chuyển giao doanh nghiệp là một bước đi
quan trọng. Bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Bán doanh
nghiệp