1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIEN LUOC KHAI THAC VAN HOA

11 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA HOC XA HOI MIEN TRUNG

VIEN KHOA HOC XA HOI VUNG TRUNG BO, VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM Tap chi ra 2 thang 1 ky Số 02 năm 2019 NĂM THỨ MƯỜI HAI ISSN 1859 - 2635 TỔNG BIÊN TẬP MỤC LỤC Trang PGS.TS Bùi Đức Hùng < 2 ^ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

HÔI ĐỒNG BIÊNTÂP " Trịnh Thị Thu, Bùi Đức Phi Hùng - Nông nghiệp

0 hé ing Tây Nguyên: thực t

PGS.TS Bùi Đức Hùng (Chủtịch) pita eae eNom aie Mang ve 3

G5.15 Nguyễn Quang Thuần m Bùi Đức Hùng, Lê Quang Vịnh, Nguyễn Thị Thanh

GS.TS Phạm Văn Đức Xuyên - Phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao tại 42

GS.TS.Đỗ HoàiNam huyện Đak Pơ, nh Gia Lai

GS.TS Nguyễn Chí Bền m Nguyễn Công Mỹ - Phân ngành kinh tế biển trong

GS.TS Nguyễn Xuân Kính mối liên hệ với “Hệ thống ngành kinh tế của Việt 19

GSTS.Trân Thọ Đạt `0 20027 TS Tran Tho Da

GSTS Nguyễn Xuâ Thé mm Nguyễn Thị Hà Giang - Biến đổi sinh hoạt kinh tế 9.15 Nguyen Xuan Thang _ của người Hmông di cư tự do ở huyện Đam Rông,

GS.TS.Vũ BăngTâm tỉnh Lâm Đồng 28

GS.TS Trần Đăng Xuyển „ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh - Biến đổi kinh tế của | GSTS.Ericlksoonlm| người Raglai ở xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận (1986 - 2018) 37 TS Hoàng Hồng Hiệp VĂN HÓA - LỊCH SỬ

Biên tập - Trị sự DIA LY - MOI TRUONG

Ngo ThiThuHuong „ Nguyễn Thị Thanh Xuyên - Chiến lược khai thác

TrầnThịThuHiển nghỉ lé trong hoat dong du lich tai th4p Po Ina Nagar 46

m Đỉnh Văn Trọng, Đỗ Thị Hằng Nga, Mai Trọng

Tòa soan - Trị sư Anh - Tìm hiểu hệ thống di tích lịch SỬ - văn

› VL Nant, hóa khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam ở

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ens a ¬~ _

phường Hòa onan Nod en huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi S5 thành phốĐà Nẵng " Nguyễn Thị Thùy - Ấn dụ ý niệm của hiện tượng 64

Điện thoại: (0236)3962520 St trong Hềng Việt

Website: http://khxhmientrung.com ha p: ở điệu tiếng viet của học wien người, camp uchia (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Kỹ thuật Quân 71

Email: tckhxhmientrung@gmail.com sự)

mientrungtc@yahoo.com.vn

Giấy phép xuất ban sé 104/GP - BITTT cap ngay 22 thang 4 nam 2013

Chế bản điện tử tại Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ; In 250 cuốn khổ 19 x 27cm; Số 02 năm 2019;

Trang 2

SOCIAL SCIENCES OF THE CENTRAL REGION INSTITUTE OF SOCIAL SCIENCES OF THE CENTRAL REGION, VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES Bimonthly Review No 02, 2019 The 12" Year ISSN 1859 - 2635 CONTENTS Page EDITOR-IN-CHIEF Assoc.Prof.Dr Bui Duc Hung

ECONOMY- POLITICS - SOCTETY

a Trinh Thi Thu, Bui Duc Phi Hung - High-

EDITORIAL BOARD tech agriculture development in the Central 3

Assoc.Prof.Dr Bui Duc Hung Highlands: current situations and policies

Prof.Dr Nguyen QuangThuan « Bui Duc Hung, Le Quang Vinh, Nguyen Thi

Prof.Dr Pham Van Duc Thanh Xuyen - Development of high-quality

Prof Dr Do Hoai Nam cow breeding in Dak Po district, Gia Lai province 12 Prof.Dr Nguyen ChiBen sm Nguyen Cong My - ‘The concept of marine

Prof.Dr Nguyen Xuan Kinh economy in relation to “the Vietnamese economic 19

tem 2007” Prof.Dr Tran Tho Dat “yen

Prof.Dr Nguyen Xuan Thang # Nguyen Thi Ha Giang - Changes in economic

ProfDr Vu Bana Tam activities of Hmong people migrating freely to

= 3 Dam Rong district, Lam Dong province 28

Prof.Dr Tran Dang Xuyen

| ProfDr EriclksoonIm | ® Nguyen Thi Tuyet Hanh - Economic changes in = Raglai community in Cong Hai commune, Thuan

Dr.HoangtongHiep — Bac district, Ninh Thuan province (1986 - 2018) 37 CULTURE - HISTORY

GEOGRAPHY - ENVIRONMENT

Editorial - Organization N Thi Thanh X th f

a Nguyen Thi Thanh Xuyen - The strategy of ritua

p a exploitation in tourism at Po Ina Nagar tower 46

a e

—” m Dinh Van Trong, Do Thi Hang Nga, Mai Trong tn Anh - Learning the system of historic - cultural

Editorial Office —_— relics affirming the sovereignty of the sea and

Nam Ky Khoi Nghia st., island in Ly Son island district, Quang Ngai 55

Hoa Quy ward, NguHanh Sondist, Province

DaNangcity " Nguyen Thi Thuy - The metaphor concept of “thunder - lightning” phenomenon in

— ier : m Pham Thi Thu Giang - Pronunciation errors 64

Website: http://khxhmientrung.com in Vietnamese language system of Cambodia Email: tckhxhmientrung@gmail.com students (The case study of students at the

Trang 3

46 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

VĂN HÓA - LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ - MÔI TRƯỜNG

CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC NGHI LỄ

TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI THÁP PO INA NAGAR

NGUYEN THỊ THANH XUYÊN'

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa du lịch và hoạt động tín ngưỡng, cụ thể là chiến lược khai thác nghỉ lễ trong phát triển du lịch tại tháp Po Ina Nagar, thành phố Nha Trang Từ góc nhìn của những người trong cuộc, bài viết thể hiện quan điểm đa

chiêu về thực hành văn hóa tại địa điểm thiêng, nhờ đó phát hiện tính chất biến đổi nghỉ lễ trong

không gian du lịch Bài viết này gồm có ba phần: bối cảnh lịch sử và hoạt động nghỉ lễ của tháp Po

Iha Nagar; các chiều kích của hoạt động khai thác tín ngưỡng trong phát triển du lịch; quan điểm

phản hồi của người hành hương và cộng đồng địa phương Nghiên cứu sử dụng phương pháp định

tính thể hiện qua công cụ phỏng vấn sâu có chủ đích và quan sát tham gia

Từ khóa: hoạt động du lịch, chiến lược khai thác nghỉ lễ, tháp Po Ina Nagar

Abstract: The study is conducted to understand the correlation between tourism and religious activities, particularly the strategy of ritual exploitation in tourism development at Po Ina Nagar tower, Nha Trang city From the perspective of insiders, the paper expresses a multidimensional perspective on cultural practice in sacred places, thereby discovers the changing nature of ceremonies in the tourist space This article consists of three parts: historical context and ritual activity of Po Ina Nagar tower; dimensions of belief exploitation activities in tourism development; and feedback of pilgrims and local communities The study uses the qualitative method with tools of intentional in-depth interview and participatory observation

Key words: tourism, ritual exploitation strategy, tourism development

Ngày nhận bài: 02/3/2019 Ngày duyệt đăng: 20/4/2019

Đặt vấn đề

Theo các nhà nhân học, du lịch là một

các cá nhân của cộng đồng, các nhà nhân học để xuất cách thức nghiên cứu kéo dài trong những chủ đề nghiên cứu ứng dụng

Hiện tượng tiếp biến văn hóa xảy ra dưới tác động của du lịch thể hiện ở quá trình vay

mượn các đặc điểm văn hóa ngoại lai, biến

đổi theo nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của hệ thống văn hóa - xã hội và thường dẫn đến sự thiếu cân bằng giữa các yếu tố cũ và mới của xã hội (Nunez, 1989) Do

đó, biến đổi văn hóa - xã hội dưới tác động

của du lịch mang tính chuỗi và hệ thống

Trong việc nghiên cứu hiệu ứng thay đổi của văn hóa - xã hội tác động lên đời sống của

"Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Email: xuyenthanh27@gmail.com

nhờ quá trình quan sát tham dự và sinh sống với cộng đồng địa phương để nhận biết các sự kiện, thời điểm và diễn biến thay đổi của đời sống cá nhân/ cộng đồng

Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến tác động của du lịch lên

thực hành tôn giáo tín ngưỡng ở tháp Po lna

Nagar Những nghiên cứu liên quan đến tháp Po Ina Nagar chủ yếu thể hiện ở khía cạnh tín ngưỡng, nghỉ lễ và lễ hội, kiến trúc điêu khắc Tương quan giữa văn hóa và du lịch đã được đề cập đến trong các nghiên cứu nhân học du lịch ở nước ngoài Vì thế, từ nền tảng nghiên cứu cơ bản về tín ngưỡng thờ

Trang 4

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 02 (58) - 2019 47

lễ trong bối cảnh đương đại, nghiên cứu này

phát triển một khía cạnh mới là sự tương tác

giữa tín ngưỡng và động thái kinh tế - xã hội,

cụ thể là mối quan hệ giữa tín ngưỡng và du

lịch, được biểu hiện qua chiến lược khai thác phục vụ hoạt động du lịch tại tháp Po Ina Na- gar Câu hỏi xuyên suốt được đặt ra là chiến lược khai thác tín ngưỡng trong hoạt động

du lịch thể hiện như thế nào và quan điểm

phản hồi của người hành hương, cộng đồng thể hiện ra sao?

Với mục đích nhìn nhận lại quan điểm của

một số bên tham gia vào hoạt động du lịch,

từ đó nghiên cứu này đặt ra và xem xét lại

vấn đề vẫn đang còn nhiều tranh cãi hiện này là du lịch tại địa điểm thiêng có thực sự dựa trên yếu tố tôn giáo tín ngưỡng thực chất hay không? Để giải quyết những vấn đề đặt ra ở trên, bài viết này sẽ làm rõ một số nội dung như sau: 1) Bối cảnh lịch sử, văn hóa và diễn trình nghỉ lễ thờ cúng nữ thần tại tháp Po Ina Nagar; 2) Xem xét quan điểm

của các bên khác nhau trong khai thác hoạt

động tín ngưỡng trên một số khía cạnh như tính hợp thức hóa sáng tạo truyền thống, tính tộc người và tính địa phương; 3) Quan

điểm phản hồi của người hành hương và

cộng đồng địa phương Từ đó, bài viết cũng gợi mở nhiều hàm ý xã hội và chính trị khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa du lịch

và văn hóa

Từ những nhiệm vụ đó, bài viết này sử dụng phương pháp định tính, cụ thể là công

cụ quan sát tham gia và phỏng vấn sâu

Quan sát tham gia được tiến hành theo chu kỳ lễ hội của người Chăm và người Việt (Kinh) hành hương tại tháp Po Ina Nagar vào tháng

3 âm lịch hằng năm, cụ thể vào khoảng thời

gian từ 20/03 đến 23/03 âm lịch, bao gồm

diễn xướng nghỉ lễ, hoạt động cúng tế và một số hoạt động diễn xướng ca múa nhạc

thường ngày khác Nghiên cứu sử dụng công

cụ phỏng vấn sâu để thu thập thông tin từ

các đối tượng được chọn theo chủ đích là

nhà quản lý di tích, người tổ chức nghỉ lễ,

người hành hương Mục đích của phỏng vấn sâu là tìm kiếm thông tin đa chiều về hoạt

động thực hành nghỉ lễ của họ trước và sau

khi du lịch phát triển Giới hạn của nghiên

cứu là không tham vấn quan điểm của khách du lịch và các nhà tài trợ, nhà cung cấp dịch

vụ lữ hành vì đề tài hướng đến quan điểm

của cộng đồng sở hữu giá trị văn hóa Quan

điểm của khách du lịch và nhà cung cấp

dịch vụ lữ hành sẽ được thể hiện trong một

nghiên cứu khác

1 Bối cảnh lịch sử và diễn trình nghỉ lễ

tại tháp Po Ina Nagar

1.1 Bối cảnh lịch sử

Trước năm 1653, quần thể tháp Po Ina Na-

gar là trung tâm tôn giáo của người Chăm ở xứ Kauthara Tôn giáo của xứ Kauthara được

cho là ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo Quần thể

tháp Po Ina Nagar là nơi thờ thần Shiva và

phần nữ tính của Shiva là Bhagavati Có thể

tóm tắt quá trình thờ cúng thần linh của

tháp Po Ina Nagar dưới ảnh hưởng của Ấn

Độ giáo như sau: đầu tiên tháp thờ thần Shiva (hình ảnh mukhalinga có gương mặt của nam thần Shiva và tượng trưng cho vua Champa) -> tiếp đó là hình ảnh mukhalinga có gương mặt của nữ thần devisananalinga, bhagavati4varamukhalinga, cũng đồng thời tượng trưng cho vua Champa -> về sau thờ đại nữ thần Bhagavati (vợ của Shiva và tượng trưng cho nẵng lượng âm tính của Shiva) và cuối cùng là nữ thần bảo hộ vương quốc, có

tên là Yan Pu Nagara Sau năm 1653, người

Việt di cư vào Khánh Hòa đã tiếp nhận cơ sở thờ cúng nữ thần Po Ina Nagar của người Chăm và Việt hóa thành Thiên Y A Na bằng

cách sáng tạo thần tích và tổ chức thực hành nghỉ lễ Tại tháp Po Ina Nagar, Thiên Y A Na là

Trang 5

48 NGUYEN THI THANH XUYEN

văn hóa tộc người và tôn giáo khác nhau: nữ thần Bhagavati của Ấn Độ giáo, thần mẹ xứ

sở (Po Ina Nagar) của người Chăm, Thiên Y A Na của người Việt và hình tượng của Quan âm Bồ tát

Người Cham ở Ninh Thuận và Bình Thuận gọi nữ thần xứ sở được thờ cúng trong tháp

là Po Ina Nagar Po Ina Nagar là vị nữ thần giữ vị trí quan trọng trong hệ thống thần linh của người Chăm ở trong và sau thời kỳ ảnh hưởng Ấn Độ giáo tại xứ sở phía nam thuộc

Champa, ngay cả khi có sự du nhập các biểu

tượng thần linh của văn hóa Hồi giáo Sau thế ki XV, người Chăm lùi dẫn về phía nam và mang theo tục thờ nữ thần xứ sở về làng

Mông Đức (xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh

Thuận), đến thời Pháp thuộc, họ chuyển

sang đền thờ mới ở làng Hữu Đức (xã Phước

Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) Trước khi rời bo thap Po Ina Nagar tai Nha Trang, ho da bản địa hóa nữ thần Ấn Độ giáo (Bhagavati)

thành nữ thần bảo hộ vương quốc (Yan Pu

Nagara)

Thap Po Ina Nagar tai Nha Trang được công nhận là một trong 18 di tích kiến trúc

nghệ thuật vào năm 1979! Trước đây, tháp

Po Ina Nagar thuộc về làng Cù Lao, ngày

nay thuộc về phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, thuộc sự quản lý của Sở Văn

hóa và Thể thao Hiện nay, tháp Po Ina Na-

gar đã thu hút rất nhiều du khách trong và

ngoài nước Du khách và người hành hương

đến tháp Po Ina Nagar thay đổi theo các thời

điểm khác nhau trong năm, tập trung nhiều

vào khoảng thời gian sau tết âm lịch và cho

tới tháng 3 - 4 âm lịch, sau đó rải rác kéo dài đến cuối năm Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa, chỉ trong tháng giêng

năm 2017 đã có tới hơn 100.000 lượt khách

đến tham quan

! Quyết định số 54-VHT'T/QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn

hóa và Thông tin về Xếp hạng 18 di tích lịch sử và văn hóa ngày 19/04/1979 1.2 Diễn trình nghỉ lễ tại tháp Po Ina Nơ- gar 1.2.1 Nghi lễ của người Việt Nghỉ lễ thờ cúng Thiên Y A Na thé hiện rõ

tính chất dung hợp tôn giáo tín ngưỡng của

người Việt và người Chăm Ngoài nghi lễ tế

thần, hầu đồng còn có một số nghỉ lễ khác

tích hợp từ Đạo giáo, Phật giáo Người Việt và người Chăm cũng chia sẻ không gian thờ cúng và không gian văn hóa dành cho hoạt động du lịch

Đầu tiên, khi mới tiếp nhận Po Ina Nagar từ người Chăm, người Việt chịu ảnh hưởng

từ nghỉ lễ thờ cúng thần linh xứ sở của các

bà bóng người Chăm trên tháp và Việt hóa thành múa dâng bông (múa bóng) Tiếp đó,

nghỉ lễ tế thần của đình làng được ứng dụng

trong thờ cúng Thiên Y A Na như một xu

hướng tất yếu của quá trình Việt hóa Trước

thập niên 1990, tháp Po Ina Nagar gắn bó

mật thiết với đình Cù Lao Lúc này, Thiên Y A

Na trở thành một vị thần quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của cư dân và nghi lễ tế tại tháp Po Ina Nagar ảnh hưởng trực tiếp

từ nghỉ lễ tế của đình Cù Lao Cho đến năm

1975, do ảnh hưởng của đạo Phật, nghỉ lễ tế của hào lão đình Cù Lao đã có một số thay

đổi như xóa bỏ lễ hiến sinh và cúng đồ mặn

tại tháp

Sau khi du nhập vào Nha Trang từ cuối

thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu đồng tứ phủ

Huế trở thành nghỉ lễ cúng tế Thiên Y A Na

Bên cạnh đó là ảnh hưởng của tư tưởng Phật

giáo, cụ thể là hình ảnh của Quan âm Bồ tát

Tư tưởng từ bi hỷ xa của Phật giáo khá tương

đồng với hình ảnh của người mẹ chớ che của Thiên Y A Na Từ đây, một hệ thống kinh văn

gọi là kinh đạo Mẫu được sáng tạo dựa trên

kinh Phật để làm nền tảng cho nghỉ lễ cúng tế Vào ngày rằm và mồng một hàng tháng,

Trang 6

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 02 (58) - 2019 49

cầu an, cầu siêu cũng thâm nhập vào nghỉ lễ tưởng niệm Thiên Y A Na

Tính chất tổng hợp nghỉ lễ tưởng niệm

Thiên Y A Na của người Việt phản ánh sự

tham gia của nhiều bên khác nhau trong

quản lý di sản và quảng bá du lịch Các nghi

lễ cúng tế tại tháp Po Ina Nagar không chỉ là

những nghỉ lễ tế nữ thần đơn thuần mà đó là những nghỉ lễ đã được sắp xếp, chọn lọc, phản ánh sự tham gia của một số tôn giáo tín ngưỡng hiện có tại Nha Trang, các bên đại diện và các nhà tài trợ, cộng đồng cư dân, các tín đồ Phật giáo

1.2.2 Nghi lễ của người Chăm

Người Chăm có một hệ thống các nghi

lễ cúng tế thần linh trên tháp và tại thánh đường Sau lễ cúng mở cửa tháp và tế cúng

nữ thần xứ sở tại làng Chăm vào tháng giêng đầu năm theo lịch Chăm, những nhóm

người Chăm từ Ninh Thuận, Bình Thuận hành

hương về tháp Po Ina Nagar 6 Nha Trang để

làm lễ tạ ơn Với hai nghỉ lễ tạ ơn mà tác giả

đã quan sát được của một nhóm Chăm Awal

ở Bình Thuận do thầy Basaih (ngày 20/3 âm

lịch năm 2018) làm chủ lễ và một nghi lễ tạ

ơn long trọng của một nhóm Chăm Awal ở Ninh Thuận do một Po Acar khai lễ và hai Ba- saih khác thực hiện lễ cúng tạ ơn sau khi Po

Acar khai lễ (ngày 21/3 âm lịch năm 2018), cho thấy nghỉ lễ của người Chăm Ahier và

Awal tại tháp Po Ina Nagar thuần túy là nghi lễ cúng tạ ơn Trong đó, những bà bóng của dòng tộc hoặc những phụ nữ có “căn đồng”

nhảy múa dâng cúng thần linh

Những nhóm người Chăm từ 10-15 người hoặc ít hơn cùng tổ chức nghỉ lễ tại sân sau

của tháp Họ là những người cùng một làng hoặc cùng họ tộc Mục đích hành lễ rất đa dạng và phong phú, có thể cầu xin, trả lễ hoặc chữa bệnh và nhờ một thay Basaih thực hiện Người Chăm hành hương theo từng nhóm nhỏ và không phải tất cả các nhóm

này đều tái hiện nghi lễ múa của bà bóng sau khi làm lễ tạ ơn Một nhóm Chăm do Acar dẫn đầu có thể bao gồm nhiều bà bóng

của các tộc họ khác nhau và cả những người

phụ nữ có “căn đồng” Mục đích của họ là tái

hiện sự kết nối với thần linh xứ sở thông qua

nghỉ lễ để đạt được sự hiệu nghiệm từ cầu khấn và trả ơn thần linh Vì vậy, nghỉ lễ này

trở thành một trải nghiệm trong cuộc sống thường ngày của họ Khi một người trong gia đình mắc bệnh tật khó chữa mà họ tin có liên quan đến thần linh, lúc này giải pháp trình diễn nghỉ lễ là lựa chọn thiết thực và có ý nghĩa quan trọng Thông thường họ sẽ tìm

kiếm những thầy Basaih có uy tín làm chủ lễ

cho họ

Như vậy, quá trình dung hợp các loại nghỉ lé/nghi thức của nhiều tôn giáo khác nhau

đã dẫn đến sự thay đổi của trình diễn múa

bóng Trong khi hầu đồng tứ phủ và nghi lễ Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trở thành nghỉ lễ chính trong thờ cúng Thiên Y

A Na thì trình diễn múa bóng phai nhạt dẫn

khi dung hợp với hầu đồng dân gian và trở thành một loại hình diễn xướng nặng tính

tạp kĩ và giải trí Sự thay đổi nghi lễ/nghi

thức thờ cúng tại tháp Po Ina Nagar la minh

chứng sinh động của quá trình hợp thức hóa

các sáng tạo truyền thống qua thời gian Sự “lên ngôi” của hầu đồng tứ phủ và nghỉ lễ Phật giáo vừa đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu tâm linh của khách hành hương, cộng

đồng vừa có ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa

đạo Mẫu và Phật giáo hiện đại Trong khi đó,

múa bóng, vốn là diễn xướng chính trong

thờ cúng Thiên Y A Na dần trở nên “lạc lõng” và không theo kịp sự phát triển của các nghỉ thức khác Hiện nay, trình diễn múa bóng tại tháp Po Ina Nagar không phải là múa bóng truyền thống mà nó đã được cải biên và tích

hợp với hầu đồng dân gian Trên thực tế,

nghệ nhân múa bóng ở Nha Trang đều lớn

Trang 7

S0 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

Múa bóng ngày xưa có chăng chỉ còn phẳng

phất trong điệu múa của những bà bóng, ông bóng người Chăm đến tháp Po lIna Na-

gar hành hương và “giao tiếp” với thần linh

Xứ sở Theo một cách khác, sự “biến tướng” và

dung hợp với hầu đồng dân gian, hầu đồng

tứ phủ là minh chứng của quá trình thích

nghỉ và thay đổi của múa bóng nhằm phù

hợp với bối cảnh hiện đại của hoạt động tôn

giáo và du lịch

2 Các chiều kích của hoạt động khai thác thực hành văn hóa trong phát triển

du lịch

2.1 Hợp thức hóa sáng tạo truyền thống

Chính sách bảo tồn và phát triển du lịch

tạo nên sự kiện trình diễn đặc thù mang ý nghĩa kiến tạo hình ảnh văn hóa hiện đại kết hợp với nhu cầu tưởng niệm thần linh của cư dân và nhu cầu quảng bá giá trị văn hóa

trong hoạt động du lịch Trước hết, có thể

thấy rằng, sự tham gia của các bên vào quản

lý di tích như Hội bảo trợ tháp Bà (đã giải thể), Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh

Hòa, Hội Văn hóa Du lịch Tâm linh và các ban ngành khác chứng tỏ tầm quan trọng của quá trình phục hồi các giá trị tín ngưỡng

và diễn xướng dân gian tại tháp Po Ina Na-

gar Theo người quản lý trung tâm bảo tồn

di tích, quan điểm xây dựng sản phẩm văn

hóa trong hoạt động du lịch phải theo hai tiêu chí cơ bản là bảo tổn các sáng tạo nghi

lễ truyền thống theo quy định hiện hành (về

trang phục, lễ vật, diễn xướng) và thân thiện

với du khách Để xây dựng sản phẩm du lịch

tại tháp Po Ina Nagar, nhà quản lý sử dụng

các diễn xướng nghi lễ, nghi thức thờ cúng

Thiên Y A Na như các điệu múa của người

Chăm, hầu đồng, hầu bóng Tuy nhiên, các

diễn xướng này phải được tuân thủ theo quy

trình mang tính sân khấu Do đó, diễn xướng nghỉ lễ thường mang đậm tính giải trí và sân

khấu hóa

Trong thời gian diễn ra lễ tưởng niệm

hằng năm, không chỉ người hành hương mà

khách du lịch cũng tham dự Để đảm bảo hài

hòa giữa trình diễn của người hành hương và hình ảnh văn hóa của tháp, Ban tổ chức lễ

hội thường đưa ra một số quy định cụ thể về thời gian, trang phục và cách thức thực hành

nghi lễ phù hợp với quan niệm về thuần

phong mỹ tục Chẳng hạn, Ban tổ chức quy định nghi lễ lên đồng chỉ diễn ra trong thời gian 30 - 60 phút (trên thực tế một buổi hầu

đồng với 36 giá hầu phải kéo dài cả ngày,

thậm chí cả đêm) Đồng thời, Ban tổ chức

cũng nghiêm cấm phát lộc khi các ông/bà đồng, người hầu bóng trình diễn trên sân khấu Trong thời gian diễn ra lễ hội, chỉ có Ban tổ chức nghỉ lễ mới được vào trong tháp

chính thờ Thiên Y A Na, sau đó, đoàn người hành hương xếp hàng trật tự mang lễ vật

chay, hoa quả vào dâng cho Thiên Y A Na Vào thời gian không tổ chức lễ hội, du khách

phải mặc trang phục áo dài của tín đồ đạo

Phật vào tháp chính

Liên quan đến chiến lược tạo dấu ấn và

hình ảnh tôn giáo tín ngưỡng phục vụ cho

du lịch, việc tổ chức trình diễn nghỉ lễ thường chú trọng vào tính sân khấu và dàn dựng nhằm truyền tải thông điệp đến du khách là sự thân thiện gần gũi Đó cũng là chiến

lược thu hút khách du lịch của nhà quản lý Du lịch tại tháp Po Ina Nagar la loai hình du

lịch đại chúng, hướng đến thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đặc biệt là mong muốn

khách du lịch tiếp tục quay lại tháp Do đó,

việc dàn dựng môi trường thân thiện, mến

khách được thực hiện song song với diễn

Trang 8

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 02 (58) - 2019 oy

nhac dan téc (chang han nhu mua Cham)

và phong cảnh di tích kiến trúc, kết hợp với

chiến lược phát triển du lịch chú trọng đến việc làm hài lòng tâm lý của khách du lịch,

tạo môi trường giàu tính cộng đồng, thân

thiện Do đó, du lịch tại tháp Po Ina Nagar ít

gắn với giá trị tín ngưỡng, tôn giáo:“Tại tháp

Po Ina Nagar, khi lam du lịch có thể dựng sân

khấu cho khách và có ghế ngồi nhưng không làm chỉ cần trải một tấm bạt và diễn viên đứng múa hát trên đó rất gần gũi với du khách, du

khách xem có thể tham gia vào cùng hát múa

Nhờ vậy, gìn giữ được hồn cốt tự nhiên của

hoạt động tâm linh Ở tháp làm du lịch không

đặt nặng vấn đề dàn dựng sân khấu Văn hóa phải được đưa đến cho khách du lịch một cách thân thiện, dễ cảm xúc, dễ hòa hợp Du khách

hưởng thụ và tham gia vào hoạt động chung tại nơi diễn ra các hoạt động này Sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch phải ẩi sâu vào long

người, người ta tiếp nhận, thẩm thấu từ giá trị,

vật phẩm đó Sau khi xem xong, du khách đến

bên cạnh để chụp ảnh, gân gũi hơn Do vậy, quan điểm chung là không xây dựng sân khấu

theo kiểu khách sáo, mang tính biểu diễn Nếu

khách du lịch đến thì họ cũng được xem là một phần của cộng đồng, họ tham gia, chụp ảnh

và hưởng thụ những giá trị đó, nhờ những

tấm ảnh, những trải nghiệm thân thiện, họ lưu truyền đến người khác, họ ghi nhớ, nhờ đó, có

thể quảng bá hình ảnh sản phẩm văn hóa một

cách bền vững Đây cũng chính là việc đưa du

khách hòa nhập với cộng đồng” (Theo cán bộ

quản lý di tích tại Nha Trang)

2.2 Khai thác tính địa phương của sáng

tạo truyền thống

Bên cạnh một số hoạt động can thiệp của

Ban tổ chức vào thực hành nghi lễ với các quy

định lễ hội như đã nói ở trên, việc xác định

nghỉ lễ mang tính biểu tượng cho tháp Po lna

Nagar cũng được quan tâm nhằm tạo dấu ấn

và hình ảnh tâm linh Một trong những nghỉ

lễ được quan tâm và chú trọng nhiều hơn cả

là nghi lễ Phật giáo Nghi lễ Phật giáo không

có mối liên hệ với nguồn gốc và xuất xứ của thờ cúng nữ thần Tuy nhiên Thiên Y A Na được đồng nhất với Quan âm Bồ tát và theo

đó nghỉ lễ Phật giáo đã xâm nhập vào không

gian thờ cúng dành cho nữ thần với nội dung

thể hiện tính cứu thế và cầu an Nghi lễ Phật

giáo hòa nhập vào tiến trình sáng tạo truyền thống của người Việt tại tháp Po Ina Nagar và ảnh hưởng đến trưng bày sản phẩm văn hóa

nhằm tạo lập tính địa phương tại trung tâm

thờ cúng liên vùng

Mặc dù nghi lễ Phật giáo chỉ mới bắt đầu ảnh hưởng mạnh mẽ sau năm 1975 khi không còn nghi lễ hiến sinh nhưng chúng vẫn được xem là “truyền thống” hoặc truyền

thống được sáng tạo Những hào lão có uy

tín tỏ ra đồng thuận và trực tiếp thực hiện

nghi lễ Phật giáo dựa trên niềm tin đồng

nhất Thiên Y A Na với Quan âm Bồ tát hoặc

cấm kị “sát sinh” (hiến sinh) trong thờ cúng nữ thần Từ đó, nghỉ lễ Phật giáo đại diện cho các yếu tố cứu rỗi, hướng thiện trở thành một

trong những nghỉ lễ quan trọng Những nghi

lễ gắn với diễn ngôn “truyền thống được những người có uy tín trong cộng đồng chấp

nhận và tổ chức luôn là những nghỉ lễ được

trình diễn hàng đầu trong những ngày lễ tưởng niệm nữ thần: “Nghỉ lễ được tổ chức tại tháp là truyền thống vì nó gắn với cuộc sống của người dân Tục hiến sinh chỉ diễn ra trước năm 1975, sau đó ngày càng có nhiều tục thờ có ý nghĩa như cầu quốc thái dân an, cầu siêu Thánh Mẫu Thiên Y A Na là vị cao nhất nên không thể sử dụng các nghỉ lễ hiến sinh, vì Thánh Mẫu không sát sinh Ngày nay cũng có nhiều người hời hợt với thờ mẫu, do đời sống khó khăn hoặc lo kiếm tiền, nhiều người phải vào vay lộc mượn tiền Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc về làm ăn Nhưng ở đây không phải là trung tâm hành hương như thế, coi trọng các yếu tố đạo lý, truyền thống, không có hiện tượng vay

Trang 9

S2 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

lão đình làng Cù Lao, Nha Trang)

Một khía cạnh khác thể hiện trong cách

thức chọn lựa các nghi lễ để trưng bày là

muốn tìm kiếm một giá trị khác biệt hoặc

có thể gọi là “tính địa phương” trong thờ

nữ thần khi so sánh với các trung tâm hành

hương khác Ngoài hầu đồng, múa bóng, tế

thần như thông lệ hoặc theo cách các cụ hào

lão gọi là “truyền thống” thì các nghỉ lễ khác

như cầu an, cầu siêu cũng trở thành truyền

thống nhờ tính khác biệt và giàu ý nghĩa cứu

rỗi Quá trình “Việt hóa” vẫn diễn ra và đang

trong hành trình tìm kiếm sự khác biệt Mặc

dù vậy, việc sử dụng các nghi lễ của các tôn

giáo khác đã chứng tỏ sự “loay hoay” trong con đường tìm kiếm các dấu ấn khác biệt

mang tính địa phương

2.3 Khai thác biểu trưng của văn hóa tộc

người

Khai thác biểu trưng của tính tộc người thông qua trình diễn nghỉ lễ, nghi thức cũng

là một trong những chiến lược tăng cường hình ảnh và sức hút đối với khách du lịch Trong phần này, chủ yếu đề cập đến sắc thái

văn hóa của người Chăm đang hiện diện tại

thap Po Ina Nagar trong thời gian gan day Hành hương vé thap Po Ina Nagar là hoạt động tín ngưỡng truyền thống của người Chăm vào ngày đại lễ của nữ thần xứ sở Tuy nhiên, khi người Việt tiếp quản tháp Po Ina

Nagar, họ đã sử dụng ngày tế lễ khác với chu

kỳ tế lễ của người Chăm Mặc dù vậy, người Chăm vẫn linh hoạt hành hương theo chu kỳ tế lễ của người Việt Có thể thấy rõ nhất là

hoạt động múa Chăm phục vụ khách du lịch

vào những ngày không diễn ra lễ hội Trong thời gian tháp tổ chức lễ hội, không chỉ

người hành hương mà khách du lịch cũng đến tham dự, do vậy, biểu trưng đa văn hóa, đa tộc người là hình ảnh tạo dấu ấn và sức hút mạnh mé cua thap Po Ina Nagar

Trong thời gian diễn ra lễ hội, người Chăm

và người Việt cùng chia sẻ không gian thờ

cúng nhưng chỉ có một điểm chung duy

nhất là nghi thức dâng lễ vật cho Thiên Y A Na trong ngôi tháp chính Nhưng rất hiếm

khi người Việt tham gia vào nghỉ lễ của người

Chăm Một vị hào lão đình làng Cù Lao cho

rằng Ban nghỉ lễ của tháp mời gọi người Chăm đến tham gia theo tỉnh thần phục dựng và bảo tổn các giá trị văn hóa truyền

thống của các tộc người Vị hào lão trên cho

rằng việc kêu gọi là tinh thần chung nhưng

cách cúng thì cứ “để họ (người Chăm) tự cúng

theo kiểu của họ“ Một người khác trong Ban

nghỉ lễ cũng cho biết thêm: “với quy định

chung cúng đồ chay, nhưng khi người Chăm đến cúng, ban quản lý vẫn tạo điều kiện cho họ nấu nướng tại chỗ với đồ vật mặn như thịt gà và thịt dê nhưng không cho họ dâng lễ vật

mán vào trong tháp” Những người trong Ban

nghi lễ gần như không như quan tâm đến tính hiệu quả và cách thức trình diễn nghỉ lễ

của người Chăm Theo họ, để người Chăm tự

do trình diễn văn hóa của mình là một cách thức phù hợp với tỉnh thần bảo tổn văn hóa

tộc người

3 Quan điểm phản hồi của người hành hương và cộng đồng: uy quyền và sự thỏa

thuận

Mặc dù tháp Po lIna Nagar trở thành trung

tâm tôn giáo và du lịch với một số quy định

cụ thể về giờ tham quan và bán vé, song cư

dân trong phường sở tại và thành viên trong đoàn hành hương vào tháp trong ngày đại lễ thì không phải mua vé Họ cũng tham gia

lễ bái nữ thần vào ngày lễ hoặc hàng tháng

Trong những ngày lễ hoặc ngày thường,

người hành hương, cư dân trong và ngoài

phường sở tại vẫn vào dâng cúng và tưởng

niệm Thiên Y A Na bên cạnh đông đảo khách du lịch Nghi lễ của người Chăm và người Việt diễn ra bên cạnh cái nhìn tò mò của khách du lịch Không gian thiêng và không

Trang 10

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 02 (58) - 2019 Sở

của nghi lễ luôn song hành với sự nhộn nhịp

của dòng người đi về tháp Po Ina Nagar mỗi ngày Vượt qua sự náo nhiệt của tính thế tục, chị H là cư dân của phường Vĩnh Phước đều đến tháp Po Ina Nagar để tưởng niệm nữ thần vào ngày rằm hoặc mồng một mỗi

tháng Mặc dù không gian thiêng đã thay đổi

do tác động của đô thị hóa và du lịch, song

chị H vẫn gắn kết với tháp Po Ina Nagar nhờ

đức tin vào nữ thần

Tuy nhiên, người hành hương và người

trình diễn nghi lễ đang phải đối mặt với quá trình hợp thức hóa các quy định tổ chức lễ hội của Ban tổ chức và sự gia tăng của một số nghỉ lễ/nghi thức của tôn giáo khác đã, đang

thâm nhập và ảnh hưởng ngày càng mạnh

mẽ Trước hết, có thể thấy rõ nhất là quan điểm của tín đồ đạo Mẫu thờ cúng Thiên Y A

Na đối với nghỉ thức Phật giáo Bà đồng Th là người đã gắn bó với hoạt động thờ cúng tại

thap Po Ina Nagar từ thập niên 1990, đã nhận

thấy rằng sự đối lập giữa tính chất nhập thế

và thoát tục của đạo Mẫu và đạo Phật khiến

cho nhiều ông/bà đồng phản đối sự xâm nhập của nghỉ lễ Phật giáo vào nghỉ lễ thờ cúng nữ thần Bà cho rằng khi hầu đồng cần phải mặc trang phục đẹp và trang điểm lộng lẫy tạo nên hình ảnh lung linh trong mỗi giá hầu Bà cũng nhận thấy rằng theo đạo Thánh là tu giữa trần thế, ăn thịt cá khác xa với lối tu thoát tục của tín đồ Phật giáo Bên cạnh đó, một người khác là thầy cúng A đã từng kết

hợp giữa Đạo giáo và Phật giáo trong cúng

tế thờ nữ thần cho rằng, Phật giáo đã ảnh

hưởng sâu sắc đến trình diễn nghi lễ thờ nữ

thần Mặc dù chịu ảnh hưởng từ Phật giáo

nhưng thầy A vẫn tạo ranh giới giữa hành vi

trình diễn cúng tế của mình với hành vi của các thầy tu Thầy cúng A nhìn thấy sự ảnh

hưởng của Phật giáo lên nghi lễ thờ cúng nữ thần biểu hiện xu thế giải kiến tạo các yếu tố

đa thần: “tại Nha Trang, đạo Mẫu ngày càng

hoàn thiện hơn về kinh văn, địa điểm thờ cúng,

trình diễn nghỉ lễ và tôn sùng một vị Thánh Mẫu tối cao như một vị giáo chủ, đó là con đường đi đến một tôn giáo” (theo thầy cúng A.) Dù

vậy, thật sự quá sớm để kết luận về điểm đến

của đạo thờ nữ thần hiện nay, nhưng sự trình

diễn nghỉ lễ trong không gian thiêng của nữ thần trong bối cảnh phát triển du lịch hiện

nay là một quá trình tích hợp các nghỉ thức,

thể hiện xu hướng kiến tạo mới về cơ cấu và

thể thức của nghỉ lễ, bao gồm sự khác biệt

văn hóa tôn giáo và cố kết tộc người

Sự biến đổi rõ ràng và dễ nhận thấy nhất là

diễn xướng múa bóng Theo quan điểm của

các ông/bà đồng, thầy cúng và nhà nghiên cứu địa phương, họ khơng hồn tồn cho rằng du lịch là nguyên nhân dẫn đến tính chất “biến tướng” của múa bóng Từ nguyên nhân thiếu người dẫn dắt và kế thừa, thiếu sự quan tâm của nhà quản lý và hiện tượng thả nổi hầu đồng dân gian và múa bóng,

dẫn đến sự pha tạp và biến đổi nhanh chóng

của múa bóng Tuy nhiên, du lịch đã tạo môi

trường thuận lợi cho tính đa dạng hóa về nhu cầu giải trí và thưởng thức, do đó, trình

diễn múa bóng giàu tính tạp kĩ trở nên có

“đất diễn” Khi tham gia trình diễn hầu đồng

ở tháp Po Ina Nagar, thầy cúng A., bà đồng Th., ông đồng V cảm thấy xót xa cho sự thay

đổi quá mức của hoạt động múa bóng Ông

đồng V cho rằng: “Tôi thấy múa bóng bây giờ

ít tính nghệ thuật, họ biểu diễn theo ý muốn,

thích cái gì thì diễn cái nấy, không có hệ thống

và không theo bất kì trật tự nào Dù vậy, điểm

chung giữa hâu thiêng, múa bóng với các tín

đồ đạo Mẫu ngày nay là trong họ đều có một nỗi niêm nào đó, bế tắc và muốn nương nhờ các nữ thần, thánh mẫu Trong nhiều cuộc họp, tôi thường xuyên có ý kiến nên bỏ hình

thức múa bóng vì quá lộn xôn“

Tóm lại, quan điểm và cách thức khai thác

hoạt động tín ngưỡng trong du lịch phản ánh sự liên kết của quá trình hợp thức hóa

Trang 11

S4 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

tính địa phương và tính tộc người Tuy nhiên,

quá trình thay đổi nghi lễ/nghi thức với sự

tham gia của nhiều bên khác nhau đã hình thành nên uy quyền khác nhau trong việc

nhìn nhận, đánh giá và tham gia vào hoạt

động lễ hội Trong hoạt động du lịch, khi tính

giải trí và thẩm mĩ của diễn xướng nghỉ lễ

được đề cao thì tính hiệu nghiệm của nghỉ lễ

lại được chấp nhận một cách rất dễ dàng Do đó, mặt trái của việc dung hợp nghỉ lễ là đan

kết những nghỉ lễ không cùng nguồn gốc khiến cho nghỉ lễ bị cải biên, biến đổi đến

mức không thể nhận ra Trong những năm

gần đây, thật sự rất khó nhận diện sắc thái

riêng của múa bóng khi trình diễn tại tháp

Po Ina Nagar boi vi mda bóng đã hội nhập quá sâu sắc vào nghỉ lễ lên đồng, nhất là múa

bóng có biểu hiện “lên đồng hóa: Từ việc đánh giá và nhìn nhận hiện trạng hoạt động

tín ngưỡng/lễ hội tại tháp Po Ina Nagar cùng với phân tích một số chiều kích của hoạt

động khai thác tín ngưỡng/lễ hội phục vụ

du lịch, qua đó xem xét lại diễn ngôn và uy quyền của các bên tham gia khác nhau cho phép nhận diện sự biến đổi của tín ngưỡng

trong phát triển du lịch Kết luận

Với những quan điểm, nhìn nhận và đánh

giá của người trong cuộc về hoạt động khai

thác tín ngưỡng trong phát triển du lịch giúp làm nổi bật tính chất biến đổi nghi lễ/ nghỉ thức tại địa điểm thiêng là tháp Po Ina Nagar trong bối cảnh phát triển du lịch của thành phố Nha Trang Từ đó có thể thấy rõ

hơn sự tác động của du lịch lên nghỉ lễ, thực

hành thờ cúng thần linh, đồng thời còn thể

hiện diễn ngôn, uy quyền, thỏa thuận và

chiến lược thích nghỉ của người thực hành

nghỉ lễ Tương tác giữa du lịch và tôn giáo tín ngưỡng nảy sinh tính nổi trội của một số

thực hành nghỉ lễ/nghi thức và diễn xướng, bên cạnh đó dẫn đến sự biến đổi và đánh

mất sắc thái văn hóa của một số loại hình

nghỉ lễ, diễn xướng khác Điều này chứng tỏ

tầm quan trọng của việc khai thác giá trị tín ngưỡng trong du lịch và nhất là đặt lại vấn đề liệu rằng du lịch tâm linh có thực sự dựa trên tôn giáo tín ngưỡng hay không khi vấn

đề bảo tồn thực hành văn hóa theo nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng và giá trị nhân

văn vốn có vẫn đang là khoảng trống trong

chiến lược phát triển TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Burns, Peter M (1999), An Introduction

to Tourism and Anthropology, Tylor & Francis

Group, London and New York

2 Cohen, Erik (1988), “Authenticity and

commoditization in Tourism’, Annals of Tou-

rism Research (15), pp 371-389

3 Greenwood, D (1989), “Culture by the Pound: an Anthropological Perspective on

Tourism as Cultural Commoditization,’ Smi-

th, Valene L (1989) (ed.), Hosts and Guests: The Anthropology of Tourism (pp.171-185), University of Pennsylvania Press, Philadel-

phia

4 Nash, D (1996), The Anthropology of

Tourism, Elsevier Ltd, Oxford

5 Nunez, Theron (1989), “Touristic Stu-

dies in Anthropological Perspective’, Smith,

Valene L (1989) (ed.), Hosts and Guests: The Anthropology of Tourism (pp 256-279), Uni-

versity of Pennsylvania Press, Philadelphia

6 Smith, Valene L (1989) (ed.), Hosts and Guests: The Anthropology of Tourism, Univer-

sity of Pennsylvania Press, Philadelphia

7 Nguyễn Thị Thanh Xuyên, Tư liệu điền

dã tại tháp Po lna Nagar, thành phố Nha Trang

Ngày đăng: 08/09/2022, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w