NộibộApplecó dấu hiệukhủnghoảng
Những bí mật hậu trường của Apple đang trở thành tâm điểm chú ý, khi hàng loạt
quan chức ở cấp cao nhất lũ lượt ra đi. Phải chăng nộibộApple đang xảy ra khủng
hoảng?
Sáng 30.10, Apple thông báo Scott Forstall, Giám đốc phần mềm iOS sẽ từ nhiệm
vào năm 2013. Forstall được coi là linh hồn phần mềm của tất cả các thiết bị di
động mà Apple đang bán, từ iPhone cho tới iPad. Vì thế, sự ra đi của ông hiển
nhiên là một dấu hỏi lớn cho giới đầu tư.
Scott Forstall sẽ ra đi vào năm 2013
Nhưng trước khi Forstall kịp dứt áo thì một quan chức khác cũng quan trọng không
kém tại Apple đã ra đi trước. Đó chính là John Browett, Giám đốcbộ phận Bán lẻ.
Ông này chỉ mới kịp làm ở Apple được 8 tháng sau khi chuyển về từ hãng bản lẻ
Dixons của Anh.
Trong thông cáo báo chí phát đi, Apple cho biết người thay thế Forstall sẽ là Craig
Federighi. Ông này sẽ phụ trách cả iOS và OS X trong khi Jony Ive sẽ phụ trách
dẫn dắt khối “Giao diện người dùng”, kiêm thêm chức danh là Giám đốc Thiết kế.
Một quan chức khác là Eddy Cue sẽ “cai quản” tất cả các dịch vụ trực tuyến bao
gồm iTunes, iCloud, quầy bán hàng số của Apple, phần mềm trợ lý Siri và ứng
dụng bản đồ Maps.
Đây là đợt xáo trộn nhân sự lớn nhất tại Apple kể từ năm 1997 trở lại đây
Một động thái khác cũng rất gây tò mò là Apple đã đưa Bob Mansfield trở lại vai
trò lãnh đạo chóp bu. Cựu Giám đốc Phần cứng của Apple giờ đứng đầu nhóm
“Công nghệ”, được hợp nhất từ hai nhóm Không dây và Chip bán dẫn. Hồi đầu
năm nay, Mansfield đã bị thay bởi Dan Riccio dù vẫn “nghiên cứu phát triển các
sản phẩm tương lai” cho Tổng Giám đốc Tim Cook.
Hiện vẫn chưa rõ thị trường chứng khoán sẽ phản ứng thế nào về hàng loạt xáo
trộn nhân sự tại Apple. Các sàn giao dịch tại Mỹ hôm nay đều đóng cửa do siêu
bão Sandy, tuy nhiên, đây có vẻ không phải là một thông tin tích cực cho cổ phiếu
Apple, vốn đã giảm nhẹ sau màn ra mắt không nhiều bất ngờ của iPad Mini.
Nhưng một sự thật không thế chối cãi rằng đây chính là đợt xáo trộn nhân sự lớn
nhất tại Apple kể từ thời Steve Jobs quay trở lại chèo lái Apple vào năm 1997.
Chuyện gì đã thực sự xảy ra? Liệu có phải tuần trăng mật của Tim Cook tại Apple
đã kết thúc?
Tạp chí Fortune thậm chí đã bình luận là trong lúc siêu bão Sandy tấn công Bờ
Đông nước Mỹ thì một cơn bão khác cũng đang quần thảo tại Apple. Dù giá trị thị
trường Apple đang cao thứ hai thế giới nhưng vài tháng qua không phải là thời
điểm thịnh vượng nhất của cổ phiếu Apple.
Một loạt sự kiện nối đuôi nhau xảy ra, dù nhỏ nhưng khi xâu chuỗi với nhau cũng
cho thấy sự bất ổn trong lòng Quả táo. Có thể kể ra:
- Apple đã không đạt được kỳ vọng của phố Wall trong hai quý liên tiếp.
- Apple tỏ ra khá chậm trong việc mở rộng kênh bán lẻ tại Trung Quốc. Browett đã
cố gắng thúc giục các nhân viên dưới quyền nhưng không thành. Các nhà quan sát
thì vò đầu bứt tai không hiểu vì sao Apple lại mời một lãnh đạo của một hãng bán
đồ điện tử giảm giá về điều hành “Tiffany của thế giới công nghệ” như Apple.
- Siri, phần mềm trợ lý thông minh được giới thiệu chỉ một ngày trước khi Steve
Jobs qua đời không thật sự xuất sắc như mong đợi. Mà Apple thì vốn không như
Microsoft hay Google, vốn có thói quen phát hành phần mềm dưới dạng beta.
Cũng tức là Siri đã được Apple nhìn nhận là một “sản phẩm hoàn thiện”. Và sản
phẩm hoàn thiện này còn rất nhiều lỗi.
- Nói đến sự thiếu hoàn thiện thì không thể không nhắc tới dịch vụ bản đồ số của
iOS6. Một sản phẩm tệ “nổi tiếng” của Apple, tệ đến mức Apple phải công khai
xin lỗi người dùng và khuyến cáo người dùng tạm chuyển sang các dịch vụ đối thủ.
Từ lâu giới thạo tin vẫn đồn rằng Forstall không hòa hợp với Jony Ive. Nhà thiết kế
được phong tước Hiệp sĩ Ive là người thắng trong cuộc chiến này, bằng cớ là
Forstall sẽ ra đi.
Họ cũng đồn rằng Forstall đã từ chối ký vào lá thư xin lỗi về vụ bê bối bản đồ số,
chấp nhận số phận của mình tại Apple. (Nên nhớ rằng cả sự nghiệp mình, Forstall
chỉ làm việc cho 2 công ty và cả hai đều do Steve Jobs sáng lập: Next và Apple.
Ông là một fan trung thành của Apple từ những ngày đầu). Ông sẽ vẫn làm cố vấn
riêng cho Cook tới năm sau, đây được coi là một nghi thức để giữ chân Forstall
không nhảy sang Samsung ngay.
Siri và Maps, hai “dịch vụ nhiều điều tiếng” nhất tại thời điểm này của Apple sẽ
được chuyển giao từ tay Forstall sang Eddy Cue. Ông này từ lâu đã được mệnh
danh là Người Khắc phục của Apple (dọn dẹp những đống rác do người khác tạo ra
và cũng chính là người ra quyết định khai tử dịch vụ MobileMe).
Lời cuối xin được bàn về Tim Cook. Chỉ trong một năm lãnh đạo Táo khuyết,
Cook đã đưa Apple đến với những đỉnh cao mới: làm hài lòng giới đầu tư, lắng
nghe các nhân viên, xoa dịu những chỉ trích liên quan đến chính sách lao động và
vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu đầy hiệu quả.
Thế nhưng có một việc mà Cook chẳng chịu làm là giải thích cho chính mình.
Trong số ít lần xuất hiện trước công chúng, ông chỉ nói những điều hết sức bình
thường, ít ý nghĩa. Steve Jobs cũng từng chơi trò cút bắt với dư luận, chỉ tiết lộ
những gì thầy phù thủy muốn tại những thời điểm có chủ ý. Nhưng Steve Jobs có
sự khôn ngoan và tinh quái khi “đánh lừa” dư luận. Cook thì chưa đạt được đến
tầm đó, vì vậy Tổng Giám đốc mới của Apple cần một chiến lược truyền thông
mới về những gì đang diễn ra tại Apple.
Chỉ có như vậy, thế giới mới tạm nguôi thắc mắc về liệu có hay không một “thảm
họa” đang manh nha trong lòng Tiffany của làng công nghệ.
. Nội bộ Apple có dấu hiệu khủng hoảng
Những bí mật hậu trường của Apple đang trở thành tâm điểm chú ý, khi hàng. chức ở cấp cao nhất lũ lượt ra đi. Phải chăng nội bộ Apple đang xảy ra khủng
hoảng?
Sáng 30.10, Apple thông báo Scott Forstall, Giám đốc phần mềm