1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

“Cứu vãn” cuộc phỏng vấn bế tắc pot

3 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 98,65 KB

Nội dung

“Cứu vãn” cuộc phỏng vấn bế tắc Người phỏng vấn cẩu thả Kiểu người phỏng vấn này đến muộn, hoàn toàn không chuẩn bị, quên CV của bạn, thậm chí còn đến nhầm phòng phỏng vấn. Giải pháp: Hãy để người phỏng vấn có thời gian ổn định lại mọi thứ. Chuyên gia nghề nghiệp Joanne Meehl đưa ra lời khuyên: “Bạn cũng có thể mở đầu buổi nói chuyện bằng lời hỏi thăm “Chắc hẳn anh/chị rất bận rộn với những công việc quan trọng”. Sau những cuộc nói chuyện ngoài lề, hãy dẫn dắt người phỏng vấn trở lại hiện thực. Bạn cần nói một cách thân thiện, chuyên nghiệp về sự phù hợp của mình với công việc và công ty. Đặc biệt, không được tỏ thái độ coi thường hay chủ quan khi người phỏng vấn chưa chuẩn bị. Người phỏng vấn nói nhiều Bạn có thể gặp phải nhà tuyển dụng nói quá nhiều về công việc, công ty và rất nhiều vấn đề khác đến nỗi không cho bạn thời gian để “PR” bản thân. Giải pháp: “Sẽ có những thời điểm người phỏng vấn dừng lại khỏi bài nói chuyện dài của mình và đây là lúc bạn tận dụng để xoay ngược tình thế", Meehl gợi ý. Hãy đặt câu hỏi cho người phỏng vấn và bổ sung những ưu điểm của bản thân. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi: “Anh/chị có thể mô tả cơ cấu tổ chức và hoạt động chung của văn phòng mình? Trong công việc trước đây, tôi đã tạo ra một bảng lịch chung để tất cả mọi thành viên ghi lại nhiệm vụ của mình và vì thế mà không ai lỡ thời hạn hoàn thành. Liệu công ty mình có khuyến khích những sáng kiến như vậy hay không?”. Ngoài ra, bạn có thể đưa cho người phỏng vấn đọc những bằng cấp, chứng chỉ, danh sách những thành tựu của bạn. Đừng để anh/cô ấy độc thoại dẫn tới không có cơ hội cho bạn chứng tỏ khả năng của mình. Người phỏng vấn thiếu năng lực Đây là người phỏng vấn không nắm rõ nhiệm vụ của mình, đặt ra những câu hỏi không liên quan và tỏ ra lúng túng. Có thể anh/cô ấy bị ép buộc phải thực hiện cuộc phỏng vấn. Giải pháp: Trong trường hợp này, bạn nên chủ động kiểm soát cuộc phỏng vấn một cách khéo léo. Hãy đặt ra những câu hỏi về công việc, công ty và thuyết phục anh/cô ấy bằng những kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích xuất sắc của bạn. Dù gặp phải kiểu người phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp tới đâu, yếu tố quan trọng nhất là phải vững thái độ chuyên nghiệp. Vượt qua thử thách này, bạn sẽ có thêm tự tin để chinh phục nhà tuyển dụng và làm việc tốt hơn trong tương lai Trước khi chuyển thông tin cho người khác, hãy đảm rằng đó là những chi tiết chính xác và đầy đủ. Điều này có vẻ là thừa, tuy nhiên, đôi khi vì tưởng rằng người kia đã biết mình nói tới dự án nào nên bạn có thể cung cấp thiếu thông tin, dẫn tới những rắc rối có thể nảy sinh sau này. Hãy nhớ rằng sự không rõ ràng sẽ tạo ra nhầm lẫn và phả hỏng cuộc giao tiếp. Đặt câu hỏi Đề nghị sự giải thích là dấu hiệu của một người giao tiếp tốt. Bạn không nên e ngại việc đặt câu hỏi để xác nhận những điều mình chưa rõ. Đặt câu hỏi cũng là cách thể hiện cho đối phương biết rằng bạn lắng nghe, hiểu và muốn chắc chắn về những điều mình nghe được. . “Cứu vãn” cuộc phỏng vấn bế tắc Người phỏng vấn cẩu thả Kiểu người phỏng vấn này đến muộn, hoàn toàn không chuẩn. anh/cô ấy bị ép buộc phải thực hiện cuộc phỏng vấn. Giải pháp: Trong trường hợp này, bạn nên chủ động kiểm soát cuộc phỏng vấn một cách khéo léo. Hãy đặt

Ngày đăng: 07/03/2014, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN