Chuyện thànhcôngcủa
“Mẹ Barbie”
Một ngành công nghiệp chỉ xoay quanh việc sản xuất các phụ kiện cho búp
bê Barbie ra đời như quần áo, kiểu tóc, đồ trang sức, nhà ở, ôtô, du thuyền,
những người bạn của Barbie. Những sản phẩm “ăn theo” này đều được trẻ
em đón nhận và mang lại doanh thu khổng lồ cho Mattel và biến công ty trở
thành một trong những hãng sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới.
Chuyện thànhcôngcủa “Mẹ Barbie”
“Tôi thích nghĩ về cuộc đời mình như một giấc mơ không thể thành hiện
thực. Chúng tôi từng gặp nhiều cơn ác mộng, tuy nhiên chúng tôi đã luôn
luôn sẵn sàng để thức dậy và tiếp tục.” Đó là lời nhận xét mà Ruth Handler,
nữ tỷ phú đồng thời là người “khai sinh” ra Barbie nhận định về cuộc đời
mình.
Gây dựng sự nghiệp
Có thể nói, Ruth Handler là một người khá có duyên với ngành sản xuất
sáng chế. Công việc đầu tiên của bà là thư ký phụ trách thiết kế các mô hình
vật dụng gia đình như chân nến, giá sách… dùng trong điện ảnh tại trường
quay Paramount. Một thời gian sau đó, bà cùng chồng sáng lập công ty đầu
tiên – Elzac, một doanh nghiệp chuyên sản xuất quà tặng và phụ kiện quần
áo. Sức sáng tạo của Ruth, cùng khả năng kinh doanh tài ba của chồng bà đã
sớm đưa Elzac lên đỉnh vinh quang. Chỉ hơn một năm, công ty đã đạt doanh
thu ở mức 2 triệu USD.
Nhưng, như những doanh nhân tài năng khác, thànhcông này không thể
thỏa mãn vợ chồng Handler. Năm 1942, cặp vợ chồng nổi tiếng đã cùng với
nhà thiết kế Harold “Matt” Matson thành lập công ty sáng chế Mattel. Ban
đầu, trụ sở chính củacông ty được đặt ngay tại gara nhà Handler và sản xuất
chủ yếu khung ảnh nghệ thuật. Một thời gian sau, Mattel quyết định mở rộng
sản xuất thêm sản phẩm phụ là đồ đạc trong nhà búp bê. Tuy nhiên, việc
kinh doanh củacông ty thất bại, Matson đã nhượng công ty cho Elliot. Cũng
từ đây, sự nghiệp của Mattel đặt cả vào vợ chồng Handler.
Tiếp đó, năm 1945, vợ chồng Handler quyết định chuyển hướng kinh doanh
sang hẳn lĩnh vực đồ chơi và lắp đặt một dây chuyền các nhạc cụ, bao gồm
một chiếc gita cho trẻ em và một hộp nhạc quay tay. Những sản phẩm này
thành công và tạo ra phần lớn doanh thu củacông ty những năm 50, 60.
Thời gian này, công ty hoạt động tốt nhưng vẫn chưa đạt được vị trí dẫn đầu
công nghiệp đồ chơi. Chỉ đến khi Ruth nảy ra ý tưởng Barbie, lịch sử công
ty mới bước sang trang mới.
Cuộc cách mạng búp bê
Ý tưởng đến với Handler rất tình cờ. Một lần quan sát con gái chơi búp bê
với bạn, bà thấy các cô bé rất thích chơi trò giả làm người lớn, chúng tưởng
tượng chúng và búp bê là những sinh viên đại học, thành viên đội cổ động và
người lớn với nghề nghiệp khác nhau. Handler nhận thấy các bé gái thường
không dùng búp bê để diễn lại những gì đang xảy ra, mà sử dụng chúng để
đặt các giả thiết và “mơ” về tương lai của chính mình.
Ruth nhận xét “Mọi bé gái đều cần một con búp bê để đặt chúng vào giấc
mơ tương lai của chính mình”. Điều này đã khiến bà quyết định cho ra đời
một cô búp bê “người lớn” với hình dáng của một cô thiếu nữ. Ruth nhận
xét: “Nếu búp bê đóng vai một nữ thiếu niên 16, 17 tuổi, thật là ngốc nghếch
nếu các bé gái phải dùng một con búp bê trong bộ dạng trẻ em.” Bà nhanh
chóng quyết định và tiến hành kế hoạch cuộc cách mạng đồ chơi của mình.
Sử dụng mô hình búp bê cô gái Đức, Ruth cùng các nhà thiết kế của Mattel
đã dành tới ba năm nghiên cứu, chế tạo nhằm biến giấc mơ của bà thành
hiện thực. Kết quả là, Barbie, một cô búp bê tóc vàng, cao 11,5 inch với thân
hình “hoàn hảo” và các phụ kiện “sành điệu” đã được giới thiệu đầu tiên tại
Hội chợ đồ chơi Mỹ năm 1959 - New York.
Tuy nhiên, ý tưởng đột phá của Ruth Handler đã vấp phải sự phản kháng của
đội ngũ nhân viên marketing. Họ cho rằng các bà mẹ sẽ không muốn con gái
của họ chơi với một cô búp bê có bộ ngực của một thiếu nữ. Phải mất tới ba
năm tiếp theo, Handler mới thuyết phục được công ty đồng ý đem Barbie
vào sản xuất.
Tới năm 1959, búp bê Barbie chính thức được tung ra thị trường. Lại một
lần nữa, Handler vấp phải trở ngại bất ngờ. Các bà mẹ ghét Barbie, ghét sự
hoàn hảo tới từng chi tiết của những nàng búp bê tóc vàng này. Thậm chí,
các bà mẹ còn cho rằng Barbie với những đường congcủa mình là búp bê
dành cho những ông bố. Sự phản kháng của thị trường đã khiến các hãng
bán lẻ búp bê từ chối phân phối mặt hàng này.
Không nản chí, Handler thu hút sự quan tâm của các bé gái bằng các quảng
cáo truyền hình và giới thiệu về Barbie như là một con người thật. Nhờ có
chiến lược quảng cáo thông minh, trong vòng ba tháng, búp bê Barbie đã
được bán ra với doanh số 20 ngàn sản phẩm mỗi tuần. Nhu cầu lớn đến nỗi
công ty phải mất vài năm mới đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sản
phẩm “con cưng” của Handler thànhcông đến mức đã giúp Mattel được
niêm yết trên sàn chứng khoán năm 1960 và có vị trí trong top 500 công ty
hàng đầu của tạp chí Fortune.
.
Chuyện thành công của
“Mẹ Barbie”
Một ngành công nghiệp chỉ xoay quanh việc sản xuất các phụ kiện. đồ chơi lớn nhất thế giới.
Chuyện thành công của “Mẹ Barbie”
“Tôi thích nghĩ về cuộc đời mình như một giấc mơ không thể thành hiện
thực. Chúng tôi từng