Đằng sau câu chuyện
thành công của Nokia
Alicia Keys, ngôi sao nhạc pop và Ramkishen Pyarelal, chủ một quán trà
trên đường phố Mumbai (Ấn Độ) có lẽ chẳng có nhiều điểm chung, nhưng
cả hai đều dùng điện thoại Nokia.
Nếu bạn muốn biết vì sao Motorola đang phải đối mặt với quá nhiều khó
khăn còn Nokiađang nổi như cồn, ngôi sao người Mỹ và ông chủ cửa hàng
người Ấn kia đã cho bạn thấy một phần lớn câu trả lời.
Các dòng điện thoại cao cấp và bình dân, một chuỗi cung cấp tuyệt vời,
nguồn vốn lớn. Nokia gần như có mọi thứ, trừ chiếc iPhone.
Từ những chiếc điện thoại giá 750 USD kiểu cách, được tích hợp hệ thống
định vị toàn cầu cho tới những chiếc điện thoại cơ bản giá chỉ 45 USD với
màn hình đen trắng, Nokia đã làm bão hòa thị trường điện thoại di động theo
cách mà cả Motorola hay bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào khác không thể
bắt chước nổi. Chuỗi sản phẩm đáng nể bao gồm khoảng 100 mẫu củaNokia
chỉ là một trong số nhiều lý do tại sao hơn 1/3 số điện thoại di động trên thế
giới hiện nay có xuất xứ từ Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki của Phần Lan,
nơi đặt đại bản doanh của Nokia.
Tiền thân củaNokia là một công ty sản xuất ủng cao su và gỗ. Vào năm
1992, công ty này trở nên nổi tiếng nhờ đưa ra một quyết định liều lĩnh là
tập trung phát triển công nghệ điện thoại di động. Ngày nay, tất cả những gì
mà Nokiađang làm đều đúng.
Có thể nói, cách thức quản lý chuỗi cung cấp củaNokia tốt hơn so với bất
kỳ một công ty nào trên thế giới. Bên cạnh đó, Nokia có sự khởi đầu thuận
lợi tại những thị trường đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Công ty này còn có khoản vốn là 9,5 tỷ USD tiền mặt và không hề có nợ
nần.
Do đó, Nokia có thể đầu tư những khoản lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ
khác trong việc phát triển các sản phẩm mới và chiếm lĩnh các thị trường
mới. Anssi Vanjoki, Giám đốc phụ trách bộ phận thiết bị đa phương tiện của
Nokia nói: “Chúng tôi muốn được công bố về khách hàng thứ hàng tỉ của
mình, do đó, chúng tôi buộc phải làm mọi thứ theo cách đúng đắn.”
Tự vệ trước những cú sốc
Nhờ những lợi thế đó, thị phần trên thị trường toàn cầucủaNokia nay đã đạt
mức 37%. Nhiều chuyên gia cho rằng, con số này còn có thể lên tới 40%
trong năm nay.
Tuy vậy, Nokia cũng đã phải trải qua một số giai đoạn khủng hoảng. Trở lại
thời điểm năm 1995, hệ thống sản xuất củaNokia gần như sụp đổ dưới sức
nặng của sự tăng trưởng nhanh chóng. Vào năm 2003, Nokia chậm chạp
trong việc đưa ra các mẫu máy gập và có màn hình màu. Từ quý 4/2003 đến
quý 1/2004, thị phần củaNokia giảm từ mức 34,6% xuống còn 28,4%.
Những thách thức tương tự gần như đã loại các hãng sản xuất điện thoại di
động khác khỏi thị trường. Những đối thủ một thời như Panasonic, Philips,
Siemens hiện nay chỉ chiếm thị phần dưới 1% trên thị trường điện thoại di
động toàn cầu. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Điều hành Jorma
Ollila và người kế nhiệm ông, Olli-Pekka Kallasvuo, Nokia đã trỗi dậy còn
mạnh mẽ hơn trước.
Bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường, Nokia giờ đây đã
có khả năng tự vệ tốt hơn nhiều trước các cú sốc ở thời điểm hơn 3 năm
trước đây. Nhà phân tích Neil Mawston của Strategy Analytics nói: “Rõ
ràng là Nokia học được nhiều điều từ những gì mà họ đã trải qua. Họ đã
phân tán rủi ro nhiều hơn trước.”
Sản phẩm cho mọi khách hàng
Một bài học mà Nokia học được, đó là không nên phụ thuộc quá nhiều vào
một vài mẫu sản phẩm bán chạy. Ngược lại Motorola lại quá phụ thuộc vào
dòng Razr.
Nokia xây dựng chỗ đứng cho mình trên cả thị trường cao cấp và bình dân.
Dành cho đối tượng khách hàng kỳ vọng vào công nghệ mới nhất, Nokia có
chiếc N95 bao gồm trình duyệt Internet, nghe nhạc, bộ nhận tín hiệu GPS vệ
tinh và khả năng kết nối Wi-Fi
Thậm chí những mẫu điện thoại bình dân củaNokia cũng có những tính
năng mở rộng khiến một số lượng lớn khách hàng thu nhập thấp cảm thấy
thú vị khi lần đầu tiên có trong tay một chiếc điện thoại di động.Chẳng hạn,
mẫu Nokia 1200 với giá chỉ 45 USD củaNokia có thể chạy tới 2 tuần mà
không cần xạc pin, đồng thời có cả đèn flash tích hợp, rất thuận tiện trong
trường hợp mất điện.
Nokia đã đầu tư hàng trăm triệu USD để xây dựng các hệ thống phân phối
và mạng lưới bán lẻ tại các nước đang phát triển. Nhờ vậy, đây là hãng điện
thoại di động số một ở Trung Quốc, Ấn Độ và đang tăng trưởng mạnh ở
châu Phi, thị trường hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Trong khi đó, sản phẩm điện thoại di động giá rẻ của Motorola cho thị
trường Ấn Độ đã thất bại, mặc dù có giá chỉ 35 USD. Một phần dẫn đến thất
bại là do những chức năng hạn chế của chiếc điện thoại này không thể thu
hút được các khách hàng tiềm năng.
Chuỗi cung cấp tuyệt vời
Có lẽ, ấn tượng nhất là việc Nokia đã thànhcông trong việc chuyển sang sản
xuất các mẫu điện thoại giá rẻ trong khi vẫn duy trì được tỷ suất lợi nhuận
cao. Mức lợi nhuận trên thị trường điện thoại bình dân của hãng trong quý 1
năm nay là 16,8%, giảm nhẹ so với mức 18,5% cùng kỳ năm ngoái. Còn bộ
phận sản xuất thiết bị đa phương tiện cao cấp củaNokia có tỷ suất lợi nhuận
lên tới 18,8%.
Trong quý 1/2007, lợi nhuận thuần của hãng là 1,3 tỷ USD trong khi doanh
thu là 13,4 tỷ USD. Các nhà phân tích dự đoán, lợi nhuận củaNokia trong
quý 2 sẽ tăng 11% trong khi doanh thu sẽ tăng 7%.
Nokia thu lợi nhuận lớn từ thị trường cấp thấp vì chuỗi cung cấp và hệ thống
sản xuất của hãng hoạt động cực kỳ hiệu quả. Hãng cũng duy trì được sự
kiểm soát đối với chi phí thông qua việc sử dụng chung linh kiện giữa các
thiết bị và thiết kế những mẫu điện thoại có ít linh kiện hơn so với các đối
thủ cạnh tranh.
Những hoạt động như vậy đã giúp Nokia vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng
xếp hạng hàng năm củacông ty nghiên cứu thị trường AMR Research dành
cho các nhà điều hành chuỗi cung cấp, trên cả những quán quân trong lĩnh
vực logistics như Toyota và Wal-Mart.
iPhone có đáng ngại?
Tuy nhiên, Nokia không phải là không có những điểm yếu. Dòng điện thoại
E-series tương thích e-mail nhắm vào thị trường doanh nghiệp của hãng
đang bị các đối thủ khác như BlackBerry của Research In Motion dẫn trước
và không đem lại lợi nhuận. Liên doanh giữa Nokia và Siemens cũng đang
bị đối thủ Thụy Điển vượt xa trên thị trường hạ tầng viễn thông.
Về thiết kế, Nokiađang phải đối mặt với thách thức từ Apple và chiếc
iPhone đang rất “hot”. Nokia chỉ có một số ít sản phẩm màn hình cảm ứng
và chưa có mẫu nào tiên tiến như chiếc iPhone với bàn phím ảo.
Đây không phải là lần đầu tiên một đối thủ cạnh tranh thách thức Nokia.
Chiếc Chocolate của LG hoặc những chiếc điện thoại cầm tay siêu mỏng của
Samsung cũng đã làm các nhà lãnh đạo củaNokia đau đầu.
Tuy nhiên, với ưu thế về hệ thống phân phối, sản xuất và thị trường, Nokia
vẫn vượt lên. Các đối thủ củaNokia cần phải có nhiều chiếc điện thoại tuyệt
hảo hơn nữa mới có thể đe dọa được vị trí thống lĩnh của hãng này.
Martin Garner, Giám đốc phụ trách bộ phận viễn thông không dây củacông
ty nghiên cứu thị trường Ovum ở London nói: “Có thể chiếc iPhone sẽ rất
thành công. Nhưng liệu iPhone có thể hạ bệ Nokia? Tôi không nghĩ là như
vậy.”
.
Đằng sau câu chuyện
thành công của Nokia
Alicia Keys, ngôi sao nhạc pop và Ramkishen Pyarelal,. Phần Lan,
nơi đặt đại bản doanh của Nokia.
Tiền thân của Nokia là một công ty sản xuất ủng cao su và gỗ. Vào năm
1992, công ty này trở nên nổi tiếng