1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx

84 2,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoảnmục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tíchbáo cáo lưu ch

Trang 1

o0o

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng

thực trạng và giải pháp

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ vi

LỜI CẢM ƠN vii

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục đích 3

2.2 Mục tiêu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.1 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 6

1.1.3 Nhiệm vụ phân tích tài chính 8

1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích 9

1.2.1 Thu thập thông tin 9

1.2.2 Xử lý thông tin 9

1.2.3 Dự đoán và quyết định 9

1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10

1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính 10

1.3.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn 10

1.3.1.2 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 12

1.3.2 Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và ngồn vốn 14

1.3.2.1 Bố trí cơ cấu tài sản 14

1.3.3 Phân tích khả năng thanh toán 15

1.3.3.1 Hệ số thanh toán hiện hành 15

1.3.3.2 Hệ số thanh toán nhanh 16

1.3.3.3 Hệ số thanh toán lãi vay 16

1.3.4 Phân tích khả năng luân chuyển vốn 16

1.3.4.1 Luân chuyển khoản phải thu 16

1.3.4.2 Luân chuyển hàng tồn kho 17

1.3.4.3 Luân chuyển vốn lưu động 17

1.3.4.3 Luân chuyển vốn cố định 18

1.3.4.5 Luân chuyển toàn bộ vốn 19

1.3.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 19

Trang 3

1.3.5.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng

và chi phí quản lý doanh nghiệp 19

1.3.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 19

1.3.6 Phân tich khả năng sinh lợi 20

1.3.6.1 Tỷ suất lợi trên doanh thu (ROS) 20

1.3.6.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động 20

1.3.6.3 Tỷ suất lợi nhuân trên vốn cố định 21

1.3.6.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 21

1.3.6.5 Khả năng sinh lời qua phương trình Dupont 21

1.4.1 Bảng cân đối kế toán 23

1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23

1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 24

1.5 Phương pháp phân tích 24

1.5.1 Phương pháp so sánh 24

1.5.2 Phương pháp liên hệ cân đối 25

1.5.3 Phân tích tài chính DUPONT 25

1.5.4 Phương pháp tỷ lệ 26

1.5.5 Phương pháp thay thế liên hoàn 26

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần may Sông Hồng 28

2.1.1 Quá trình xây dựng và trưởng thành của Công ty: 28

2.1.2 Sản phẩm và thị trường chính 30

2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Sông Hồng 31

2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy 31

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 32

2.3 Hình thức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất 37

2.3.1 Hình thức sản xuất của doanh nghiệp 37

2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất 37

2.3.3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty cổ phân may Sông Hồng 38 2.4 Phân tích tình hình tài chính Công ty CP May Sông Hồng 40

2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty 40

2.4.2 Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 45

2.4.3 Phân tích khả năng thanh toán 48

2.4.4 Phân tích khả năng hoạt động 51

2.4.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 55

2.4.6 Phân tích khả năng sinh lợi 58

2.5 Đánh giá hoạt động phân tích tài chính công ty 64

3.3.3 Nâng cao quản trị tài chính 74

KẾT LUẬN 75

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

3.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

3.1.1 Chiến lược sản xuất kinh doanh

3.1.3 Chiến lược tài chính

3.2 Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp

Kết luận

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

TT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của Công ty CP may Sông Hồng

Bảng 2.2 Tinh hình biến động tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.3 Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.4 Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên

Bảng 2.5 Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản

Bảng 2.6 Tỷ trọng TSNH/TTS của GMC, NSB, TCM năm 2010

Bảng 2.7 Bảng phân tích tỷ suất đầu tư TSCĐ

Bảng 2.8 Bảng phân tích tỷ suất nợ

Bảng 2.9 Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ

Bảng 2.10 Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành

Bảng 2.11 Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh

Bảng 2.12: Bảng hệ số thanh toán nhanh của GMC, NSB, TCM năm 2010

Bảng 2.13 Bảng phân tích hệ số thanh toán lãi vay

Bảng 2.14 Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu

Bảng 2.15 Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.16 Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động

Bảng 2.17 Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn cố định

Bảng 2.18 Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn

Bảng 2.19 Bảng phân tích tình hình biến động của giá, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 6

Bảng 2.20 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.21 Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Bảng 2.22 Bảng phân tích Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

Bảng 2.23 Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuân trên vốn cố định

Bảng 2.24 Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Bảng 2.25 :Chỉ tiêu ROA năm 2010 của GMC, NSB, TCM và trung bình ngànhBảng 2.26 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần may Sông Hồng

Sơ đồ 2.2:Hệ thống kế toán chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 2.3: Quy trình gia công sản phẩm may mặc

Sơ đồ 2.4: Dây chuyền sản xuất chăn ga gối đệm

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã trang bị và truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ những biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Xuân Huynh đã chu đáo, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần May Sông Hồng cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong phòng Thương Mại quốc tế của Công

ty đặc biệt là người hướng dẫn thực tập anh Vũ Mạnh Hùng – phó phòng thương mại quốc tế đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập

Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đó động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập và bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Hải Dướng, tháng 05 năm 2011

SINH VIÊN

(ký, ghi rõ họ tên)

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2008 trước những khó khăn vềtình hình tài chính trong nước nói riêng, quốc tế nói chung Các doanh nghiệp ViệtNam đang găp rất nhiều khó khăn để nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong

và ngoài nước Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế

Do vậy, để đứng vững trên thị trường, vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiệnnay, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải định kỳ phân tích đánh giá lại toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của mình để đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn

và có chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong các ngành nghề kinh doanh

ở Việt Nam thì các doanh nghiệp dệt may hiện nay đang có nhiều vấn đề cần giảiquyết với đặc trưng riêng của ngành

Thực hiện chiến lược phát triển ngành may giai đoạn 2008- 2010 của Chínhphủ: Phát triển ngành dệt - may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọngđiểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước;tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh

tế khu vực và thế giới, Công ty Cổ phần may Sông Hồng đã và đang đẩy mạnh tăngnhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sảnphẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Sông Hồng, được tiếp xúc vớitình hình thực tế tại doanh nghiệp Tôi đã nhận thấy tình hình tài chính của công tyđang có nhiều vấn đề cần phải làm sang tỏ, như: tại sao vốn của doanh nghiệp trong 3năm gần đây lại biến động bất thường, vốn bằng tiền của công ty liên tục giảm, hànghóa tồn kho lại tăng lên liên tục trong 3 năm…

Do đó, phân tích và thẩm định vốn, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính củaCông ty để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm là điều cần thiết quan trọng và cũng

là mục tiêu chính của đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may

Sông Hồng thực tạng và giải pháp”

Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá trìnhphân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội

Trang 12

dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoảnmục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tíchbáo cáo lưu chuyển tiền tệ… để đưa ra một số biện pháp - kiến nghị nhằm cải thiệntình hình tài chính Công ty.

Tuy nhiên do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế nênchưa thể kết hợp chặt chẽ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xuhướng tiến triển của Công ty Với 2 phương pháp chủ yếu là so sánh và liên hệ cânđối, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính mộtdoanh nghiệp riêng lẻ chưa kết hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề Do

đó việc phân tích, đánh giá tình hình của Công ty một cách toàn diện và xác thực làđiều rất khó khăn Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu và phân tích tình hình tàichính của Công ty cổ phần may Sông Hồng trong giới hạn khả năng mình có Khóaluận ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

Chương 2: Tình hình tài chính Công ty Cổ phần may Sông Hồng.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần may Sông Hồng.

2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục đích

Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần may Sông Hồng trong những năm gần đây Từ đó, đề xuất một số biện pháp cần áp dụng để cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn

2.2 Mục tiêu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tài chính

- Tìm hiểu về thực trạng hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần may SôngHồng trong những năm gần đây

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp

- Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty Cổphần may Sông Hồng

Trang 13

- Đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phầnmay Sông Hồng.

3 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may Sông Hồng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

- Tìm hiểu về thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần may SôngHồng

- Đưa ra được những biện pháp nhằm Cải thiện tình hình tài chính của Công ty

Cổ phần may Sông Hồng

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Không gian: Trên địa bàn của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Thời gian: Từ ngày

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu nhằm xây dựng hệ thống lý luận về tình hình tài chính

và các yếu tố có liên quan

6.2 Phương pháp điều tra thông qua phiếu câu hỏi

Để tìm hiểu nhận thức, thái độ của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổphần May Sông Hồng về tình hình tài chính của của công ty

Thu thập những thông tin đánh giá từ phía đội ngũ lao động gián tiếp tại công ty

về các biện pháp đưa ra nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty

6.5 Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh tuyệt đối: nhằm đánh giá sự biến động về mặt giá trị của

các chỉ tiêu phân tích liên quan đến tình hình tài chính trong giai đoạn nghiên cứu

Trang 14

- Phương pháp so sánh tương đối: nhằm đưa ra được tốc độ tăng trưởng của các

chỉ tiêu cũng như xu hướng biến động của chúng qua các năm trong giai đoạn nghiêncứu

6.6 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý các số liệu điều tra, thực nghiệm thu được làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận khoa học của đề tài

Thu thập số liệu thứ cấp thông qua Báo cáo Đại hội đồng cổ đông, báo cáo giátrị sảnxuất công nghiệp & doanh thu sản phẩm của công ty.

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm

- Tài chính doanh nghiệp

Tài chính là tất cả các mối liên hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phátsinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việchình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước

Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp:

- Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước

- Những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường

- Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thôngqua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan hệtiền tệ Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tếđộc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ảnh rõ nét mối liên

hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính

- Phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đốichiếu vá so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ Qua đó, người sử dụngthông tin có thể đánh giá đúng tình hình tài chính doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng.xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triểnvọng của doanh nghiệp

1.1.2 Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh

doanh Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình

Trang 16

hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp

* Đối với người quản lý doanh nghiệp

Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàngđầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Ngoài ra họ còn quan tâm đến nhiềumục tiêu khác nhau như: tạo ra công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cungcấp nhiều sản phẩm, hàng hóa dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp nhiều cho phúc lợi

xã hội, góp phần bảo vệ môi trường Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chỉ có thể thựchiện được các muc tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mụctiêu cơ bản Đó là: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ Một doanh nghiệp nếu bị

lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị can kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mặt khác, nếudoanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng phải buộc bịngừng hoạt động và đóng cửa

Như vậy, hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần

có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thựchiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tàichính nhằm đề ra quyết định đúng

* Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn, Vì vậy họ cần nhữngthông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềmnăng tăng trưởng của doanh nghiệp Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đếnviệc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý Những điều đó nhằmbảo đảm sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư

* Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếucủa họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ýđến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó, sosánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

Trang 17

Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới sốlượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trongtrường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tincho thấy người vay không bảo đảm chắc chắn rằng khoản vay đó có thể và sẽ đượcthanh toán ngay khi đến hạn.

* Đối với các cơ quan chức năng

Như đối với cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác địnhcác khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợpphân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê

Như vậy có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hìnhtài chính là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu vàđánh giá chính xác thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp

1.1.3 Nhiệm vụ phân tích tài chính

Với những mục tiêu ở trên, cung cấp thông tin chính xác về mọi mặt về tàichính doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của phân tích tài chính doanh nghiệp Baogồm:

- Phân tích tài chính mà cụ thể là phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy

đủ thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, người cho vay và người sử dụng thông tinkhác, Nhằm mục đích giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn khi đưa ra quyếtđịnh

- Cung cấp đầy đủ thông tin cho các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nhàcho vay, những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tínhchắc chắn của dòng tiền vào, tình hình sử dụng tài sản sao cho hiệu quả nhất, tình hình

và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin về nguồn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạtđộng kinh doanh, các tình huống và những sự kiện làm biến đổi nguồn vốn và cáckhoản nợ của doanh nghiệp

Những nhiệm vụ của phân tích tào chính có mối quan hệ mật thiết với nhau, nógóp phần cung cấp những thông tin nền tảng cực kì quan trọng cho quản trị doanhnghiệp

Trang 18

1.2 Trình tự và các bước tiến hành phân tích

1.2.1 Thu thập thông tin

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyếtminh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tàichính Thông tin thu thập bao gồm những thông tin nội bộ, những thông tin bên ngoài,những thông tin kế toán và thông tin quản lý khác Trong đó, thông tin kế toán phảnánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặcbiệt quan trọng Phân tích tào chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chínhdoanh nghiệp

1.2.2 Xử lý thông tin

Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất địnhnhằm tính toán, so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt đượcphuc vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định

Mục đích của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuân thông qua việc đầu tư dướicác hình thức khác nhau vào doanh nghiệp Do vậy, họ luôn mong đợi tìm kiếm cơ hộiđầu tư vào doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tếthị trường với sự cạnh tranh gay gắt, các nhà đầu tư cũng tìm biện pháp đảm bảo antoàn cho đồng vốn đầu tư của họ Bên cạnh việc quan tâm đến mức sinh lợi, mức hoànvốn, thời gian thu hồi vốn, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến yếu tố rủi ro, các dự ánđầu tư Do đó, phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính cung cấp cho các nhàđầu tư rõ hơn về các thông tin mà họ cần

Trang 19

1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ xí nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơbản, vốn vay và các loại vốn khác Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động cácloại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh Đồng thời, tiến hành phân phối, quản lý và

sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành cácchế độ, chính sách quản lý kinh tế, tài chính và kỹ thuật thanh toán của nhà nước Việcthường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tinnắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh Trên cơ sở

đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chấtlượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính

- Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

- Dự báo nhu cầu tài chính

1.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính

Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổngquát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan Để phântích khái quát tình hình tài chính ta cần thực hiến các nội dung sau:

1.3.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn

a Phân tích biến động tài sản

Phân tích biến động tài sản nhằm giúp ta tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọngcủa các tài sản qua các thời kỳ thay đổi như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từnhững dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợpvới việc nâng cao năng lực kinh tế phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp hay không?

Trang 20

Để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng

và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, ta sẽ so sánh

sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về số tuyệt đối và số tương đối trên tổng sốtài sản cũng như theo từng loại tài sản như: tiền và các khoản tương đương tiền, khoảnphải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định

Bên cạnh đó khi phân tích chúng ta cần xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếmtrong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độhợp lý của việc phân bổ Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hìnhbiến động của từng bộ phận Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sựbiến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanhnghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá

Xác định chênh lệch của các khoản mục tài sản giữa các kỳ phân tích và kỳ gốcđược xác định:

Chênh lệch tuyệt đối từng

bộ phận tài sản =

Giá trị từng bộ phận tài sản kỳ phân tích -

Giá trị từng bộ phận tài sản kỳ gốc

Chênh lệch tương đối

b Phân tích tình biến động nguồn vốn

Tương tự như phân tích tình hình biến động của tài sản, phân tích biến động cáckhoản mục nguồn vốn cũng giúp ta tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của ngồnvốn, sự thay đổi đó có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tàichính, khả năng vận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuấtkinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh củacông ty mình hay không

Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ

Trang 21

phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng sốnguồn vốn: như nợ phải trả, vay dài hạn

- Xác định chênh lệch của các khoản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích a các kho n m c ngu n v n gi a k phân tích ản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích ục nguồn vốn giữa kỳ phân tích ồn vốn giữa kỳ phân tích ốn giữa kỳ phân tích ữa kỳ phân tích ỳ phân tích

v k g c à kỳ gốc được xác định: ỳ phân tích ốn giữa kỳ phân tích được xác định: c xác định: nh:

Chênh lệch tuyệt đối từng bộ

phận nguồn vốn =

Giá trị từng bộ phận nguồn vốn kỳ phân tích -

Giá trị từng bộ phận nguồn vốn kỳ gốc

Chênh lệch tương đối

từng bộ phận NV =

Chênh lệch tuyệt đối từng bộ phận NV

x 100%

Giá trị từng bộ phận NV kỳ gốc

- T tr ng c a t ng b ph n ngu n v n chi m trong t ng s ngu n ỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ủa các khoản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích ừng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ồn vốn giữa kỳ phân tích ốn giữa kỳ phân tích ếm trong tổng số nguồn ổng số nguồn ốn giữa kỳ phân tích ồn vốn giữa kỳ phân tích

v n ốn giữa kỳ phân tích được xác định: c xác định: nh:

1.3.1.2 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản

và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan hệcân đối này giúp nhà phân tích nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanhnghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp

lý, hiệu quả hay không? Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ trang sau:

Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn là điều hợp lý vì dấu hiệu này thểhiện doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đói giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngấn hạn, sửdụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắnhạn điều này chứng tỏ doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắnhạn và nợ ngắn hạn vì xuất hiện dấu hiệu doanh nghiệp dã sử dụng một phần nguồnvốn ngắn hạn vào tài sản dài hạn

Vốn bằng tiền

Nợ ngắn hạn + Vốn CSH

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Trang 22

Đầu tư tài chính dài hạn

Xây dựng cơ bản dở dang

Ký quỹ, ký cược dài hạn

Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốnchủ sở hữu (CSH) thì đó là điều hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mụcđích nợ dài hạn và cả vốn CSH, nhưng nếu phần thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn

là điều bất hợp lý như trình bày ở phần cân đối giãu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.Nếu phần tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn điều này chứng tỏ một phần nợ dài hạnchuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn Hiện tượng này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợdài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn Điều này có thể dẫn đến lợinhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn chúng tachú trọng đến nguồn vốn lưu động thường xuyên Nguồn vốn lưu động thường xuyênkhông những biểu hiện quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn mà nó cồn có thểcho chúng ta nhận thức được những dấu hiệu tình hình tài chính trong sử dụng tài sản

và nguồn vốn của doanh nghiệp

Quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp phải hình thành nên phần dư ragiữa tài sản ngắn hạn so với nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn phải lớn hơntài sản dài hạn mới đảm bảo cho hoạt động hường xuyên, phù hợp với sự hình thành,phát triển và mục đích sử dụng vốn Phần chênh lệch này gọi là vốn lưu động thườngxuyên Căn cứ vào mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ta có các mối quan

hệ cân đối sau:

TSNH + TSDH = NVNH + NVDH

TSNH – NVNH = NVDH - TSDH

Vốn lưu động thường xuyên = TSNH – NVNH = NVDH – TSDH

Như vậy, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không và lớn hơn nhu cầuvốn lưu động thiết yếu, thì đây là một dấu hiệu tài chính lành mạnh và đảm bảo cân

Trang 23

đối giữa tài sản và nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngược lại, Vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn nhu cầu tài sản ngắn hạn thiếtyếu hoặc âm thì đây là dấu hiệu tài chính bất bình thường và mất cân đối giữa tài sảnvới nguồn vốn, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính củadoanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp mất dần đến toàn bộ vốn chủ

sở hữu và đến bờ vực phá sản

1.3.2 Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản và ngồn vốn

1.3.2.1 Bố trí cơ cấu tài sản

a. T tr ng t i s n ng n h n trên t ng t i s n ỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn à kỳ gốc được xác định: ản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích ắn hạn trên tổng tài sản ạn trên tổng tài sản ổng số nguồn à kỳ gốc được xác định: ản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích

b Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu nguồn vốn), phản ánh tình hìnhtrang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị TSCĐ hiện tại của doanh nghiệp, cho thấy tỷtrọng TSCĐ đơn vị đang quản lý sử dụng so với toàn bộ tài sản Tỷ số đầu tư TSCĐđược xác định bằng công thức:

Tỷ suất đầu tư

Giá trị của tỷ suất đầu tư TSCĐ được coi là hợp lý còn tùy thuộc vào từngngành nghề kinh doanh

1.3.2.2 Phân tích bố trí nguồn vốn

a Phân tích tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồn vốn giữa kỳ phân tích ng th i nó ời nó

Trang 24

còn cho bi t m c ếm trong tổng số nguồn ức đọ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện đọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ủa các khoản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích r i ro t i chính m doanh nghi p ang ph i à kỳ gốc được xác định: à kỳ gốc được xác định: ệp đang phải đối diện đ ản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích đốn giữa kỳ phân tích i di n ệp đang phải đối diện

c ng nh m c ư ức đọ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện độ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn đ òn b y t i chính m doanh nghi p ang ẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng à kỳ gốc được xác định: à kỳ gốc được xác định: ệp đang phải đối diện đ được xác định: c h ưởng ng tính t su t n ta d a v o công th c sau:

Để tính tỷ suất nợ ta dựa vào công thức sau: ỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ất nợ ta dựa vào công thức sau: ợc xác định: ựa vào công thức sau: à kỳ gốc được xác định: ức đọ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện

Tỷ suất nợ = Tổng nguồn vốn Nợ phải trả x 100%

b Phân tích tỷ số tự tài trợ

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệgiữa vốn CSH so với tổng v n ốn giữa kỳ phân tích Để tính tỷ suất nợ ta dựa vào công thức sau: tính t su t t t i tr ta d a v o công th c ỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ất nợ ta dựa vào công thức sau: ựa vào công thức sau: à kỳ gốc được xác định: ợc xác định: ựa vào công thức sau: à kỳ gốc được xác định: ức đọ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện sau:

Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu x 100%

= 1 - Tỷ số nợ

Tỷ số này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính haymức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt Theo tổng kết, tùy theo quy mô của doanhnghiệp lớn hơn 55% nhỏ hơn 75% là hợp lý

1.3.3 Phân tích khả năng thanh toán

Các hệ số về khả năng thanh toán cung cấp cho người phân tích về khả năngthanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ, đồng thời xem xét các hệ số thanh toáncũng giúp cho người phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng trong khả năngthanh toán của doanh nghiệp Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp cácnhà phân tích thường khảo sát các hệ số thanh toán sau:

1.3.3.1 Hệ số thanh toán hiện hành

1.3.3.2 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số này đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn của doanhnghiệp cao hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể

Trang 25

giúp kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắnhạn.

Hệ số thanh toán

nhanh =

Tài sản có khả năng thanh khoản cao

Nợ ngắn hạn Tài sản có khả năng thanh khoản cao = TSLĐ & ĐTNH - Hàng tồn kho

Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiềnhoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn

1.3.3.3 Hệ số thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu tài chính này chỉ ra khả năng tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để trangtrải cho chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh Hế số thanh toán lãi vay càng lớn,thông thường lớn hơn 2 thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn

và ngược lại thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng thấp

Hệ số thanh toán

lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế & lãi vay

Lãi vay 1.3.4 Phân tích khả năng luân chuyển vốn

1.3.4.1 Luân chuyển khoản phải thu

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu vừa thể hiện khả năng luân chuyển khoảnphải thu, khả năng thu hồi nợ và dòng tiền thanh toán Công thức tính:

Số vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì số ngày một vòng quay càng nhỏthể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạnchế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp

có thuận lợi về nguồn tiền thanh toán Ngược lại số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ và

số ngày một vòng quay càng thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu càng chậm, khảnăng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn trong thanh toán của doanh nghiệp và nó có thểdẫn đến những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ

Trang 26

1.3.4.2 Luân chuyển hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trìnhsản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục Tốc đọ luân chuyển hàng tồn kho đượcthể hiện qua 2 chỉ tiêu sau:

Số vòng quay

hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân Thời gian tồn kho

1.3.4.3 Luân chuyển vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động khôngngừng vận động nó lần lượt mang hình thái khác nhau, như: tiền, nguyên vật liệu, sảnphẩm dở dang, thành phẩm, và qua tiêu thụ sản phẩm nó trở thành hình thái tiền tệnhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp Khảnăng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanhtoán của doanh nghiệp Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

* H s ệp đang phải đối diện ốn giữa kỳ phân tích đản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích m nhi m c a v n l u ệp đang phải đối diện ủa các khoản mục nguồn vốn giữa kỳ phân tích ốn giữa kỳ phân tích ư độ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn ng:

Hệ số đảm nhiệm

của vốn lưu động =

1

Số vòng quay vốn lưu động

Trang 27

Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng và cungcấp dịch vụ trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vàosản xuất kinh doanh trong kỳ.

* Mức tiết kiệm vốn lưu động:

Mức tiết kiệm là số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyểnvốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn lưuđộng hoặc tăng với quy mô không đáng kể

Công thức tính toán như sau:

V tk = x ( K 1 - K 0 )

Trong đó: Vtk : Mức tiết kiệm vốn lưu động

K0 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ báo cáo

K1 : Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạnh

M1 : Tổng mức luân chuyển kỳ kế hoạch

1.3.4.5 Luân chuyển toàn bộ vốn

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện

có của đơn vị, nó được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa doanh thu thuần và toàn bộ tài sản

Số vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần

Tổng vốn bình quân

Số ngày một vòng quay = Số ngày trong kỳ (360)

Số vòng quay toàn bộ vốn

Trang 28

1.3.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.3.5.1 Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Giá vốn hàng bán: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị muahàng hóa, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán Giá trị là yếu tố lớn quyếtđịnh khả năng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nghiệp Trong trường hợp doanhnghiệp có vấn đề đối với giá vốn hàng bán thì phải theo dõi và phân tích từng bộ phậncấu thành của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bánsản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản

lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chungtoàn doanh nghiệp

1.3.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng mà bất kỳ doanh nghiệp nàocũng hướng tới và mong muốn đạt kết quả cao Phân tích kết quả kinh doanh cho ta cáinhìn về cơ cấu và hiệu quả của từng hoạt động mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp

từ đó có những quyết định đến hoạt động và cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp Ta sẽ

đi phân tích một số khoản mục sau:

- Doanh thu: đó là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuấtkinh doanh Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ Đây là một trongnhững chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệp trong nền kinh

Trang 29

1.3.6 Phân tich khả năng sinh lợi

1.3.6.1 Tỷ suất lợi trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đượctính dựa vào công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuân

trên doanh thu =

Lợi nhuân sau thuế Doanh thu thuần

Ý nghĩa chỉ tiêu này đó là: cho biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận Đây là hai yếu tốliên quan mật thiết, doanh thu và chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thươngtrường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp

1.3.6.2. T su t l i nhu n trên v n l u đ ng ỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động ất lợi nhuận trên vốn lưu động ợi nhuận trên vốn lưu động ận trên vốn lưu động ốn lưu động ưu động ộng

Tỷ suất sinh lời

1.3.6.3 Tỷ suất lợi nhuân trên vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết mỗi đồng vốn cố định doanh nghiệp

sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện qua hiệu quả sử dụng vốn cố định tạidoanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định tại doanhnghiệp càng cao và ngược lại Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanhđặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớnhơn hoặc bằng lãi xuất cho vay dài hạn trên thị trương trong kỳ hoặc tỷ suất lợi nhuận

đã cam kết trong dự án đầu tư tài sản cố định

Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn cố định =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản sử dụng binh quân

Trang 30

1.3.6.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận

trên tổng tài sản =

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản sử dụng binh quân

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện qua sử dụng tài sản chung toàn doanh nghiệp Tỷsuất này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.Chỉ số này được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay dàihạn trên thị trường trong kỳ hoặc đạt được tiêu chuẩn mong muốn của chủ sở hữu vốn

1.3.6.5 Khả năng sinh lời qua phương trình Dupont

Phân tích khả năng sinh lời qua phương trình Dupont thực chất chính là phântích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người tadùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp Việc phân tích dựavào phương trình Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời củadoanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời củavốn chủ sở hữu

EM : Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu

1.3.6.6 Phân tích tỷ lệ sinh lời trên doanh thu ( ROS)

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS - return on sales) thể hiện tỷ lệ thu hồilợi nhuận trên doanh số bán được Qua đó cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm của mỗi đô

la doanh số sẽ đóng góp vào lợi nhuận Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu được tính nhưsau:

Tỷ lệ sinh lời trên

doanh thu =

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

Nếu tỷ lệ này tăng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả hai

Trang 31

Nếu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình.

1.4 Nguồn tài liệu sử dụng cho phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêucủa dự đoán tài chính Trong đó thông tin kế toán là một nguồn thông tin đặc biệt cầnthiết Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán Phân tíchtài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán: đó là Bảng cân đối

kế toán và Báo cáo thu nhập (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)

Có thể sử dụng nguồn thông tin từ bên ngoài, nhưng phải lưu ý thu thập nhữngthông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãisuất, những thông tin về ngành, các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanhnghiệp

Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

là những bộ phận chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh

nghiệp.

1.4.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hìnhthức tiền tệ, vào một thời điểm xác định (thời điểm lập báo cáo tài chính)

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanhnghiệp Thông thường, Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số

dư các tài khoản kế toán: Một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốncủa doanh nghiệp Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện

có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành củacác tài sản đó Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giákhái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể phân tích tìnhhình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 32

Thành phần của bảng cân đối kế toán gồm :

- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo

thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Căn cứ vào số liệu này có thể đánhgiá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện cóđang tồn tại dưới hình thái vật chất Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bênphần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.Phần tài sản phản ánh quy mô, kết cấu các tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại dướimọi hình thức, nó cho biết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn nào

- Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và

đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốncác nhà quản lý có thể thấy được thưc trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý

và sử dụng Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về tổng sốvốn được hình thành từ những nguồn khác nhau Phần nguồn vốn phản ánh nguồn vốn,

cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp Nó cho biết từ nhữngnguồn vốn nào doanh nghiệp có được những tài sản trình bày trong phần tài sản

1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhtổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiếttheo hoạt động; tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước vềthuế và các khoản phải nộp khác và tình hình về thuế giá trị gia tăng Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba phần chính là lãi lỗ; phần tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, đượchoàn lại, được miễn giảm

Phần 1: Lãi, lỗ

Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Phần 3: Tình hình thuế giá trị gia tăng

1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành

và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Báo cáo này phảnánh đầy đủ các dòng thu và chi tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp trong một

Trang 33

niên độ kế toán Nó cung cấp thông tin về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệptrong một thời kỳ nhất định.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu, được tổng hợp bởi badòng ngân lưu, từ ba hoạt động của doanh nghiệp:

- Hoạt động kinh doanh

- Hoạt động đầu tư

- So sánh giữa thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướngthay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được thể hiện tốthay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới

- So sánh chiều dọc để thấy được tỉ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗibảng báo cáo

- So sánh theo chiều ngang để thấy đươc sự biến đổi cả về số tương đối và sốtuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp

Phương pháp này thực hiện theo 3 nguyên tắc:

- Tiêu chuẩn để so sánh

- Điều kiện so sánh

- Kỹ thuật so sánh

Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:

- Điều kiện 1: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”

- Điều kiện 2: Các chie tiêu so sánh phải đảm bảo tính chất có thể so sánh đượcvới nhau Muốn vậy, chúng phải thống nhất với nhau về nội dung kinh tế, về phươngpháp tính toán, thời gian tính toán

Trang 34

1.5.2 Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp cân đối được sử dụng để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối vềlượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó cóthể xác định ảnh hưởng của các yếu tố

Những liên hệ cân đối thường gặp như:

- Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

- Cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi

- Cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán

1.5.3 Phân tích tài chính DUPONT

Phân tích DUPONT là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ só ROA và ROEthành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lênkết quả cuối cùng Kĩ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lí trong nội bộcông ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính củacông ty bằng cách nào

Mục đích của việc phân tích Du Pont là phục vụ cho việc sử dụng vốn chủ sởhữu sao cho hiệu quả sinh lợi là nhiều nhất

Bản chất của phương pháp là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợicủa doanh nghiệp như: Thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sởhữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều

đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp Như vậy, sửdụng phương pháp này chúng ta có thể nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến cáchiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp

1.5.4 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các địnhmức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ

lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu

Đây là phương pháp có tính hiệu lực cao với điều kiện được áp dụng ngày càngđược bổ xung và hoàn thiện hơn Vì:

Trang 35

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là

cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanhnghiệp hay một nhóm doanh nghiệp

- Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trìnhtính toán hàng loạt các tỷ lệ

- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu

và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theotừng giai đoạn

1.5.5 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này được sử dụng để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đếnkết quả kinh tế khi các nhân tố này có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện thao nội dung và trình tự nhưsau:

- Xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế

- Sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong cả quátrình phân tích

- Xác định đối tượng phân tích

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố

Trang 36

Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP MAY

SÔNG HỒNG

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần may Sông Hồng

- Tên giao dịch của công ty: Song Hong Garment Joint Stock Company

- Địa chỉ: 105 Nguyễn Đức Thuận, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Diện tích nhà xưởng (năm 2006): 90.000 m2

- Công ty có 10 xưởng may, 1 xưởng bông tấm và chần bông, 1 xưởng chăn gagối đệm, 1 xưởng giặt, 1 xưởng thêu, 1 xưởng nhồi lông vũ và đại lý phân phối khắpViệt Nam

- Công ty có trên 6.200 thiết bị may và các thiết bị chuyên dùng cho sản xuấtbông, chăn, giặt thuộc các thế hệ thiết bị mới nhất

- Các loại sản phẩm may mặc chính: áo jacket, gilê, lông vũ các loại, quần, quầnshort nam nữ, trẻ em, áo vest nữ, váy

- Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Colombia

2.1.1 Quá trình xây dựng và trưởng thành của Công ty:

Công ty Cổ phần May Sông Hồng tiền thân là Xí nghiệp May 1-7 (thành lậpnăm 1988) Xí nghiệp trực thuộc sự quản lý của Công ty Dịch vụ Thương nghiệp NamĐịnh, chủ yếu là gia công xuất khẩu may mặc

Những năm đầu, cơ sở vật chất của xí nghiệp còn rất nghèo nàn với 50 cán bộ,

Trang 37

doanh của công ty chưa nhiều, đội ngũ nhân viên quen sống trong thời bao cấp nênchưa được đào tạo một cách cơ bản, công nhân tay nghề thấp chưa thích ứng được vớisản xuất theo lối công nghiệp Mặt hàng lúc đó chủ yếu là đồ bảo hộ lao động, xuấtchủ yếu sang Liên Xô cũ và Đông Âu Cán bộ quản lý cũng làm việc theo kiểu baocấp, thiếu sự linh hoạt, nhạy bén với thị trường.

Khi Liên Xỗ cũ tan vỡ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các nước Xã hội Chủnghĩa khác ở Đông Âu Nhà nước ta bỏ chế độ bao cấp chuyển dần sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đãkhông thể tồn tại do không còn khách hàng và thị trường Xí nghiệp may 1-7 cũng gặpphải không ít khó khăn và chỉ còn hai con đường để lựa chọn: một là dũng cảm đi tiếp,hai là đứng tại chỗ và chết dần chết mòn Đầu năm 1991, tập thể Đảng uỷ và BanGiám đốc xí nghiệp họp bàn và đưa ra quyết định:

- Bằng mọi cách xí nghiệp phải mở rộng thị trường và tiếp cận với nhiều kháchhàng hơn

- Đào tạo công nhân vững tay nghề, nâng cấp nhà xưởng, đổi mới thiết bị sảnxuất, bồi dưỡng cán bộ quản lý

Để ủng hộ những bước đi đầu tiên trong quá trình đổi mới của xí nghiệp, Thành

uỷ Nam Định đã chuyển giao cho xí nghiệp trụ sở làm việc tại 28 Phạm Hồng Thái,Thành phố Nam Định, để có diện tích mở thêm nhà xưởng và nhập dây chuyền sảnxuất hiện đại của Nhật Bản với công suất trên 1 triệu sản phẩm/năm

Nhờ quyết định táo bạo và sự lãnh đạo tài tình của Ban giám đốc, xí nghiệpMay 1-7 liên tục phát triển và dần trở thành một trong những doanh nghiệp may điểnhình của tỉnh Nam Định Ngày 24 tháng 11 năm 1992 xí nghiệp đổi tên thành Công tyMay Sông Hồng Sự ra đời và phát triển của Công ty là ý chí, nguyện vọng của toàn bộcán bộ, công nhân viên nói riêng và nhân dân toàn tỉnh Nam Định nói chung Từ năm

1992 đến năm 1997, những cố gắng của công ty đã mang lại nhiều kết quả bất ngờ: sảnphẩm của công ty bắt đầu có uy tín trên thị trường xuất khẩu, nhiều khách hàng khótính nhất đã ký kết làm ăn lâu dài với công ty…

Năm 1997, thực hiện sự đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ cho phépcông ty sát nhập với Xí nghiệp chế biến bông để thực hiện dự án phát triển quy mô sản

Trang 38

xuất Công ty liên tục nâng cấp, xây dựng mới nhà xưởng và trụ sở làm việc Gần đâynhất, công ty đã xây dựng xưởng may 4, 5, 6 gồm hơn 1.500 công nhân và trang thiết

bị hiện đại Tháng 7 năm 2004 vừa qua, công ty đã chuyển thành Công ty Cổ phần

May Sông Hồng với 100% vốn là do các cổ đông đóng góp Đây là một bước ngoặt

đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Công ty Rất nhiều thương hiệu may mặcnổi tiếng thế giới đã đặt hàng sản xuất với số lượng lớn tại Sông Hồng như: GAP, OldNavy, Timberlands, JcPenny, Diesel, Spyder, Champion, Sag Harbor, Liz Claiborne,Reset, Cabela’s, Benetton, C&A… Hệ thống nhà xưởng và khuôn viên sản xuất củaCông ty hiện nay là một trong những hệ thống và khuôn viên sản xuất đẹp nhất trêntoàn miền Bắc

Tháng 10 năm 2005 Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất về thị trấn XuânTrường, huyện Xuân trường với diện tích hơn 7 ha Tại đây hiện nay đã có 4 xưởngmay đang hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả tạo công ăn việc làm tại chỗ cho 2.000người lao động Tương lai tại đây sẽ mở thêm một xưởng Giặt và một xưởng Bao bìkhông những để phục vụ cho Công ty mà còn phục vụ cho thị trường trong và ngoàitỉnh Tháng 11 năm 2006, Công ty đã mở một văn phòng đại diện tại Hồng Kông vớimục tiêu nhận trực tiếp đơn hàng từ khách hàng mà không qua các hệ thống trung gian(trực tiếp lo từ đầu vào là nguyên vật liệu, thiết kế,… để cuối cùng đầu ra một sảnphẩm hoàn chỉnh) gọi tắt là hàng FOB, xu hướng sẽ bỏ dần kiểu truyền thống là giacông cố hữu Công ty CP may Sông Hồng hiện nay được hiệp hội dệt may Việt Nambình chọn là một trong mười doanh nghiệp dệt may lớn nhất trong cả nước

2.1.2 Sản phẩm và thị trường chính

* Sản phẩm chính :

- Sản phẩm may mặc: gia công xuất khẩu may mặc, gồm

+ Áo jacket: 3 lớp, 2 lớp, 1 lớp và áo lông vũ các loại (chiếm 60%);

+ Quần nam nữ (quần dài và short), quần áo trẻ em (chiếm 30%);

+ Áo vest nữ (chiếm 9%);

+ Váy (chiếm 1%)

- Sản phẩm chăn ga gối đệm: sản xuất phục vụ thị trường nội địa, gồm:

Trang 39

+ Chăn ga gối đệm mùa đông: gồm 3 loại (100% cotton, 65% cotton-35% poly,35% cotton-65% poly);

+ Chăn ga gối đệm xuân thu: gồm 3 loại (100% cotton, 65% cotton-35% poly,35% cotton-65% poly)

* Thị trường chính của công ty cổ phần may Sông Hồng:

Trong những năm qua thị trường xuất khẩu chính của công ty cổ phần maySông Hồng là: Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản Hướng của những năm tới là nhận đơn dặthàng trực tiếp và sản xuất trực tiếp sản phẩm sang một số nước như: Colombia, Italy với móc sản xuất hiện đại và đẹp nhất trong cả nước

2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty cổ phần may Sông Hồng

2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần may Sông Hồng

Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc Phó tổng

giám đốc

B/p thị trường văn phòng SH2

Phòng TL

Phòng TMQT

Phòng Kỹ thuật

Phòng Kế hoạch - XNK

2 Cửa hàng kinh doanh tổng hợpXưởng May 3

Xưởng Chăn

Xưởng Giặt – Bông

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng Kế toán

Trang 40

Ghi chú: Điều hành trực tiếp

Điều hành Hệ thống Quản lý Chất lượng và Hệ thống Quản lýtrách nhiệm xã hội – Môi trường

Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức năng Đứngđầu là Hội đồng quản trị, Ban giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vịsản xuất kinh doanh với sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Hội đồng quản trị: có tiếng nói quyết định cuối cùng đối với mọi hoạt động củacông ty

- Tổng giám đốc: ông Bùi Đức Thịnh (kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị) là người

đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty, trực tiếp quản lý phòng Tổ chức hành chính và phòng Tài chính kế toán.Ông là người điều hành mọi hoạt động của công ty

- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách nội chính, kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng

và trách nhiệm xã hội: ông Tạ Hoàng Giang là người quản lý, điều hành công tác trật

tự, an ninh trong công ty, phụ trách công tác đánh giá nhà máy, đại diện lãnh đạo điềuhành việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9001-2000, hệ thốngtrách nhiệm xã hội SA8000

- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách sản xuất: Ông Phạm Văn Dương là người được

Tổng Giám Đốc uỷ quyền đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng, quản lý, điềuhành hoạt động lĩnh vực may

- Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khu vực SH2: bà Vũ Thái Quý, là người tham

mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý và điều hành các xưởngBông - Chăn - Giặt và hệ thống cửa hàng kinh doanh tổng hợp Cân đối, phát triển thịtrường cho các sản phẩm chăn ga gối cao cấp Ngoài ra, PTGĐ phụ trách khu vực SH2còn là người được Tổng Giám đốc uỷ quyền cho việc giải quyết các vấn đề tài chínhhàng ngày, chỉ đạo hoạt động của các đơn vị: Xưởng Bông – Giặt – Chăn

- Phòng Tổ chức: Có chức năng tham mưu cho GĐ về các vấn đề tổ chức, tiền

lương, chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV Có trách nhiệm tuyển chọn và quản lý lao

Ngày đăng: 07/03/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần may Sông Hồng - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần may Sông Hồng (Trang 39)
2.2.3. Hình thức kế toán áp dụng - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
2.2.3. Hình thức kế toán áp dụng (Trang 44)
2.3. Hình thức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất 2.3.1. Hình thức sản xuất của doanh nghiệp - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
2.3. Hình thức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất 2.3.1. Hình thức sản xuất của doanh nghiệp (Trang 45)
Bảng 2.2. Tinh hình biến động tài sản và nguồn vốn - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.2. Tinh hình biến động tài sản và nguồn vốn (Trang 49)
Bảng 2.3 Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.3 Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn (Trang 51)
Bảng 2.5. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.5. Bảng phân tích tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản (Trang 52)
Bảng 2.6. Tỷ trọng TSNH/TTS của GMC, NSB, TCM năm 2010 - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.6. Tỷ trọng TSNH/TTS của GMC, NSB, TCM năm 2010 (Trang 53)
Bảng 2.8. Bảng phân tích tỷ suất nợ - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.8. Bảng phân tích tỷ suất nợ (Trang 54)
Bảng 2.10. Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.10. Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành (Trang 55)
Bảng 2.11. Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.11. Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh (Trang 56)
Bảng 2.12: Bảng hệ số thanh toán nhanh của GMC, NSB, TCM năm 2010 - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.12 Bảng hệ số thanh toán nhanh của GMC, NSB, TCM năm 2010 (Trang 57)
Bảng 2.13. Bảng phân tích hệ số thanh toán lãi vay - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.13. Bảng phân tích hệ số thanh toán lãi vay (Trang 58)
Bảng 2.14. Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu ĐVT: Triệu đồng - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.14. Bảng phân tích tình hình luân chuyển khoản phải thu ĐVT: Triệu đồng (Trang 58)
Bảng 2.15. Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.15. Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho (Trang 59)
Bảng 2.16. Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.16. Bảng phân tích tình hình luân chuyển vốn lưu động (Trang 60)
Bảng 2.18. Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.18. Bảng phân tích tình hình luân chuyển toàn bộ vốn (Trang 61)
Bảng 2.19. Bảng phân tích tình hình biến động của giá,  chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.19. Bảng phân tích tình hình biến động của giá, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (Trang 62)
Bảng 2.20. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.20. Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 64)
Bảng 2.21. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.21. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Trang 66)
Bảng 2.24. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.24. Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Trang 68)
Bảng 2.25 :Chỉ tiêu ROA năm 2010 của GMC, NSB, TCM và trung bình ngành - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.25 Chỉ tiêu ROA năm 2010 của GMC, NSB, TCM và trung bình ngành (Trang 68)
Bảng 2.23 cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng dần đang giảm  xuống, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã giảm - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.23 cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng dần đang giảm xuống, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã giảm (Trang 71)
Bảng 2.28  : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Khóa luận Tốt nghiệp “Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ phần may Sông Hồng thực trạng và giải pháp” pptx
Bảng 2.28 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w