10 sai lầmthườnggặpkhi tìm việc
1. Thụ động khitìmviệc
Nhiều sinh viên mới ra trường còn thụ động trong quá trình tìmviệc cho bản thân.
Họ chỉ gửi một bộ hồ sơ cho một công ty yêu thích và chờ đợi nhà tuyển dụng liên
lạc. Thậm chí, một số người không làm gì mà mong chờ bố mẹ hay người quen
tìm việc hộ. Sự thụ động này sẽ khiến sinh viên mới ra trường mất tính cạnh tranh
và bỏ lỡ những cơ hội tốt. Emily Bennington, tác giả cuốn sách “Làm thế nào để
phù hợp và nổi bật trong công việc đầu tiên của bạn?”, nói rằng: “Thị trường cạnh
tranh mạnh mẽ như ngày nay khiến bạn không thể thụ động và nông cạn trong
cách tiếp cận vấn đề. Hãy năng động lập một danh sách gồm 5 - 10 công ty tiềm
năng và sử dụng mạng lưới quan hệ của bạn để tiếp cận từng công ty”.
2. Chỉ sử dụng Internet làm công cụ tìmviệc
Nhiều người cho rằng “có Internet là có tất cả” và chỉ dựa vào nó để tìm việc. Tuy
nhiên, đó không phải là cách duy nhất cũng như hiệu quả nhất. Theo một cuộc
thăm dò gần đây của trang Yahoo, 57% người tham gia cho biết họ tìm được công
việc hiện tại là nhờ mạng lưới quan hệ. Brad Karsh, chủ tịch công ty JobBound,
Mỹ, cho biết: “Khi có hàng nghìn ứng viên cùng đăng kí vào một vị trí online, bạn
cần làm bản thân nổi bật bằng một sự kết nối với công ty. Mối quan hệ với một
người làm trong công ty sẽ giúp bạn có lợi thế hơn”. Do đó, hãy tập trung vào
mạng lưới quan hệ cũng như làm đa dạng hoá công cụ tìmviệc của mình.
3. Không sáng tạo khi xây dựng mạng lưới quan hệ
Mạng lưới quan hệ bao gồm bạn bè, thầy cô giáo và một số người quen là chưa đủ
để một sinh viên mới ra trường tìmviệc thành công. Chuyên gia nghề nghiệp Liz
Ryan khuyên bạn: “Hãy sử dụng cả mạng lưới quan hệ của bố mẹ, ông bà, bạn bè
để giúp bạn trong quá trình hậu tốt nghiệp. Và đừng ngại ngùng khi liên lạc với
những bạn bè cũ. Không có giới hạn nào trong mạng lưới quan hệ”. Cơ hội của
bạn sẽ nhiều hơn khi mạng lưới của bạn rộng và sáng tạo hơn.
4. Hồ sơ xin việc không phù hợp
Ryan nói: “Đừng gửi đi bất cứ hồ sơ nào mà chỉ đơn giản là danh sách các khóa
học, bằng cấp bạn nhận được, những công việc bán thời gian hay theo thời vụ bạn
đã làm. Thay vào đó, hãy tận dụng cơ hội này để tuyên bố mạnh mẽ về khả năng
của bạn”. Theo Jay Block, tác giả cuốn sách “101 cách tìmviệc thành công trong
thời kì khủng hoảng”: “Người tìmviệc trẻ tuổi thường không nhấn mạnh tới điều
họ có thể mang lại cho nhà tuyển dụng (đây chính là lí do tại sao họ nên tuyển
bạn). Với sự thiếu sót này, họ tạo ra một bộ hồ sơ buồn tẻ thay vì một công cụ
marketing hiệu quả”.
5. Chưa tận dụng hiệu quả khả năng của Internet
Tory Johnson, CEO của Women For Hire và tác giả cuốn sách “Bị sa thải để được
tuyển dụng”, nói: “Người mới tốt nghiệp thường không nhận thức được hết lợi ích
của các mạng xã hội online đem lại”. Đây sẽ là một công cụ tìm kiếm cơ hội việc
làm hiệu quả nếu bạn biết cách tận dụng nó.
6. Thiếu chuyên nghiệp trong các bước tiếp theo
Johnson nói: “Gửi hồ sơ và ngồi chờ điện thoại của nhà tuyển dụng không phải là
tất cả các bước của quá trình xin việc”. Hồ sơ của bạn có thể bị bỏ qua trong đống
hàng trăm, hàng nghìn bộ. Do đó, hãy chủ động liên lạc với nhà tuyển dụng để
chắc chắn họ đã nhận được hồ sơ của bạn cũng như hỏi về các bước tiếp theo bạn
cần làm.
7. Đặt ra mục tiêu quá cao
Johnson nói ngưòi mới tốt nghiệp thường tập trung tìm kiếm một công việc hoàn
hảo, thay vì một công việc thực sự. Cô cho biết: " Đặc biệt, trong nền kinh tế khó
khăn, công việc đầu tiên nên là một vị trí nơi bạn có thể học hỏi và tích luỹ kinh
nghiệm, kiến thức."
8. Xuất hiện với hình ảnh thiếu chuyên nghiệp
Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiểm tra và chọn lọc kĩ càng của nhà tuyển dụng.
Tim McIntyre, CEO và chủ tịch tập đoàn The Executive Search Group cho biết:
“Điều đó có nghĩa là bạn nên “dọn dẹp” trang MySpace hay Facebook của mình”.
Ryan bổ sung: “Bạn không nên chủ quan tin tưởng vào hệ thống bảo mật của các
mạng xã hội. Vẫn có nhiều cách để nhà tuyển dụng kiểm tra bạn. Do đó, hãy gỡ
những bức ảnh khiến bạn thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng như ảnh
nhậu nhẹt say xỉn với bạn bè hay những bộ bikini gợi cảm”.
9. Không nhìn nhận cuộc phỏng vấn một cách nghiêm túc
Kể cả khi đăng kí vào một công ty để thực tập không lương, bạn cũng cần tìm hiểu
tiêu chuẩn chung của sự chuyên nghiệp. Những tiêu chuẩn đó bao gồm sự thể hiện
rằng bạn đã tìm hiểu về công ty kĩ càng và ăn mặc một cách thích hợp trong cuộc
phỏng vấn. Block cho biết thêm rằng người mới ra trường thường không chuẩn bị
trước những câu hỏi khó trong cuộc phỏng vấn (nhưng là tiêu chuẩn) như “Điểm
yếu của bạn là gì?” hay “3 năm tới, bạn sẽ là người như thế nào?”. Tất nhiên, kết
quả của việc không chuẩn bị có thể khiến bạn đánh mất cơ hội tốt.
10. Không tận dụng văn phòng việclàm ở trường đại học
"Văn phòng việclàm ở trường đại học có thể giúp đỡ sinh viên xác định liên lạc
mạng lưới quan hệ, học những kĩ năng quan trọng liên quan tới công việc và cải
thiện một cách đáng kể hồ sơ xin việc", Andy Chan, phó chủ tịch của hội nghề
nghiệp, đại học Wake Forest, nói. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên. Công việc
của văn phòng việclàm sinh viên là trang bị cho bạn kiến thúc về quá trình xin
việc chứ không thực hiện nó cho bạn. Do đó, hãy tận dụng các công cụ tìmviệc và
thể hiện hết khả năng của mình để thành công ngay khi bước vào thị trường tuyển
dụng.
. 10 sai lầm thường gặp khi tìm việc
1. Thụ động khi tìm việc
Nhiều sinh viên mới ra trường còn thụ động trong quá trình tìm việc cho bản. Theo Jay Block, tác giả cuốn sách 101 cách tìm việc thành công trong
thời kì khủng hoảng”: “Người tìm việc trẻ tuổi thường không nhấn mạnh tới điều
họ