Tạonhịptim
A. Nguyên lý:
Kích thích tim hoạt động bằng các xung điện có cường độ và tần số điều
chỉnh được nhằm đảm bảo tần số tim tối thiểu chống lại các cơn ngất do các
khoảng ngừng tim dài. Hiện nay tạonhịp còn hướng tới việc cải thiện chức năng
tim, hiệu quả huyết động học, chất lượng sống của BN được tạo nhịp.
B. Phương pháp:
- Tạonhịptim tạm thời: khi nhu cầu tạonhịp chỉ trong một thời gian nhất
định vài giờ-vài tuần như bloc nhĩ-thất do viêm cơ tim cấp, NMCT cấp, ngộ độc
thuốc, chuẩn bị cho việc tạonhịp vĩnh viễn, hay để phòng ngừa khi phẫu thuật cho
BN có nguy cơ cao bị bloc nhĩ-thất nặng.
- Tạonhịptim vĩnh viễn: khi nhu cầu tạonhịp là lâu dài nhu bloc nhĩ-thất
hoàn toàn mạn do thoái hoá cơ tim tuổi già, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, tai biến
phẫu thuật
C. Phương thức tạo nhịp:
- Tạonhịp tần số cố định (fixed rate)
- Tạonhịp chờ (stand-by)
- Tạonhịp theo yêu cầu (on demand)
D. Phương tiện:
- Máy tạo nhịp: Tạonhịp tạm thời máy để ở bên ngoài cơ thể BN, dùng pin
thường. Tạonhịp vĩnh viễn cần máy có cấu tạo đặc biệt có thể cấy vào trong cơ
thể, pin có tuổi thọ nhiều năm (7-10 năm hoặc hơn), thường là pin lithium.
- Điện cực: Tạonhịp tạm thời chỉ dùng điện cực đơn giản, đầu tròn. Tạo
nhịp vĩnh viễn cần điện cực bền chắc, đầu có thiết diện lớn, có cấu trúc đặc biệt
giúp cố định tốt như có râu, móc xoắn, có thuốc như steroid để hạn chế tình trạng
tăng ngưỡng kích thích do viêm tổ chức cơ tim nơi điện cực gắn vào.
E. Chỉ định:
- Cấp cứu: vô tâm thu, các rối loạn nhịp chậm cấp tính như bloc xoang-nhĩ,
bloc nhĩ-thất gây ngất, tụt HA, suy tim.
- Chỉ định chọn lựa: các rối loạn nhịp chậm có ảnh hưởng bất lợi về huyết
động.
- Chỉ định phòng ngừa: áp dụng cho tạonhịp tạm thời:
+ Trước hoặc trong khi gây mê, phẫu thuật cho những BN có nguy cơ xảy
ra rối loạn nhịp nặng hơn hoặc mất bù: bloc nhĩ-thất độ II, III; bloc 2 bó có tiền
căn bloc nhĩ-thất hoàn toàn; bloc 3 bó không hoàn toàn.
+ Khi thực hiện một số thủ thuật thăm dò hoặc can thiệp trên BN có nguy
cơ ngừng tim.
+ Khi điều trị một số trường hợp nhịp nhanh có nguy cơ ngừng tim sau sốc
điện hay sau dùng thuốc chống loạn nhịp.
+ Chuẩn bị cấy máy tạonhịp vĩnh viễn.
. hoá cơ tim tuổi già, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, tai biến
phẫu thuật
C. Phương thức tạo nhịp:
- Tạo nhịp tần số cố định (fixed rate)
- Tạo nhịp chờ. (stand-by)
- Tạo nhịp theo yêu cầu (on demand)
D. Phương tiện:
- Máy tạo nhịp: Tạo nhịp tạm thời máy để ở bên ngoài cơ thể BN, dùng pin
thường. Tạo nhịp vĩnh