1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân, Đà Nẵng

87 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 22,23 MB

Nội dung

Đề tài Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân, Đà Nẵng đánh giá đặc điểm nền đáy, xác định diện tích và mức độ đa dạng thành phần loài rạn san hô; đánh giá sự thay đổi diện tích san hô sống bằng viễn thám và GIS; phân tích các yếu tố sinh thái tác động, nguyên nhân suy giảm độ phủ và thành phần loài san hô; đề xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà – Hải Vân, Đà Nẵng.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRUONG DAI HQC SU’ PHAM

TRINH V!

DANH GIA HIEN TRANG DA DANG SAN HO VA DE XUAT GIAI PHAP BAO VE

TAI KHU VUC SON TRA - HAI VAN, DAN

LUAN VAN THAC Si SINH THAI HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRUONG DAI HQC SU’ PHAM TRINH VIET DUC

DANH GIA HIEN TRANG DA DANG SAN HO VA DE XUAT GIAI PHAP BAO VE

TAI KHU VUC SƠN TRA - HAI VAN, DAN

Chuyên ngành : Sinh thái học

Mã số : 420120

LUAN VAN THAC Si Người hướng dẫn khoa học:

KIEU THỊ KÍNH

Trang 3

“Tơi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bổ trong bắt kỳ công trình nào khác Một số kết quả trong luận văn tác giả được sự đồng ý cho phép sử dụng của ThS Nguyễn Văn Khánh - chủ nhiệm đề tài và TS Kiều Thị Kính - thư ký đề tài Cấp Bộ với mã số B2019-DNA-04: “Ứng dụng viễn thám va GIS

đánh giá hiện trạng phân bồ và phân vùng bảo vệ rạn san hô ở Quảng Nam và Đà Nẵng”

Tác giả

Trang 4

VA DE XUAT GIAI PHAP BAO VE

‘TAL KHU VUC SON TRA - HAI VAN, DA NANG

Ngành: Sinh thai học

Ho tên học viên: Trịnh Việt Đức

Người hướng dẫn khoa học: TS Kiểu Thị Kính Co sé dao tao: Dai hoc Su phạm Đà Nẵng

‘Tom tit:

Kết quả nghiên cứu hiện trạng đa dạng san hô, phân tích các tác động đối với RSH tại

khu vực nghiên cứu như sau: Diện tích san hô sống tại khu vực Sơn Trả - Hải Vân, Đà Nẵng, đạt 31,5 ha ghỉ nhận tại 14 điểm ran và chỉ có chỉ có 4.77 ha trong tỉnh trạng tốt Khu vực Hòn “Chảo được ghi nhận có diện tích san hô sống cao nhất; tỷ lệ san hô sống tại khu vực Sơn Trà

chủ yếu tập trung về phía đông nam và phía nam bán đảo (từ Mũi Nghê về đến Hòn Sụp) San

'hô sống có độ phủ cao nhất được xếp loại độ phủ trung bình tại điểm rạn Hòn Chảo, Mũi Nghề, Bai U Sự phân bố san hô sống chủ yếu đọc theo bờ biển phía tây Hon Chao, phía nam bán đảo

Sơn Trả và phía bắc bán đảo Sơn Trà - khu vực từ Mũi Nghê đến Hòn Sụp Tỷ lệ suy giảm - 31,51% tổng diện tích san hô ở giai đoạn 1998-2019 Nghiên cứu đã ghỉ nhận 71 lồi san hơ

tạo rạn, giống 4cropora phổ biến nhất ở tất cả các vị trị khảo sát Một số yếu tố sinh thái tác

động gây suy giảm độ phủ san hô được xác định bao gồm các yếu tổ tự nhiên vô sinh, hữu sinh

hay các tác động từ hoạt động của con người như: khai thác quá mức và không hợp lý, hoạt động du lịch và ô nhiễm môi trường nước biển, các hoạt động quy hoạch, phát triển vùng ven

bờ, từ cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất 05 nhóm giải pháp bảo vệ HST rạn san hô tại khu vực biền

Son Tra — Hai Van, Da Ning

Từ khóa: (rạn san hô, nhân tố sinh thái, tác động, độ phủ, đa dạng)

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người thực hiện đề tài

dar

Trang 5

IN SON TRA - HAI VAN AREA, DANANG Major: Ecology

Full name of Master student: Trinh Viet Duc Instructors: PhD Kieu Thi Kinh

‘Training institution: The University of Danang ~ Uaiversity of Seienee and Education Abstract:

Research results of coral diversity and analyze the impacts on coral reefs in research area is summarized as follows: The acreage of live coral in Son Tra — Hai Van, Da Nang area is 31,5 hha were recorded at 14 reefs and only 4.77 ha are in good condition, at Hon Chao reef point recorded as having the highest living coral area; the proportion of corals living in Son Tra area is mainly concentrated in the southeast and south of the peninsula (from Mui Nghe to Hon Sup) Live corals have the highest coverage (moderate coverage) at Hon Chao, Mui Nghe, Bai U, The distribution of corals lives mainly along the west coast of Hon Chao, south of Son Tra peninsula and north of Son Tra peninsula - the area from Mui Nghe to Hon Sup The rate of decline is - 31,51% total live coral acreage in the period of 1998-2019 The research has recorded 71 species of coral reefs, Acropora are most common varieties in all survey locations Some ecological factors make the live coral coverage less include: Natural factors or effects from human activities like: Overexploited and unreasonable, tourism and polluting the sea environment, the activities of planning and developing coastal areas From that basis, the research proposes 5 groups of solutions to protect the coral reef ecosystem in Son Tra - Hai Van and Da Nang sea areas

Key words: (coral reed, ecological factors, impact, diversity, coverage)

Supervior’s confirmation Student

Máu —

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN Tnhh hherererig - i

ĐÁNH GIA HIEN TRANG DA DANG SAN HO

VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ

‘TAI KHU VUC SON TRA - HAI VAN, DA NANG MỤC LỤC : DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT ĐANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Muc tiêu tổng quát iv Nii viii 2.2, Muc tiéu cu thé 3 Phương pháp nghiên cứu

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học 4.2 Ý nghĩa thực tiễ § CẤu trúc của luận văn CHUONG 1

TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU

1.1 Tổng quan về san hô 1.1.1 Khái niệm 112 1.1.3 Vai trò và tẩm quan trọng Đặc điểm môi trường phân bổ

1.1.4 Hiện trạng suy giảm rạn san hô hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam 1.2 Tình hình nghiên cứu rạn san hô trên thế giới và tại

lệt Nam „

1.2.1 Tình hình nghiên cứu rạn san hô trên thể giới 1.2.2 Tình hình nghiên cứu rạn san hô tại Việt Nam

1.2.3 Tình hình nghiên cứu rạn san hô tại Đà Nẵng

1.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 13.1 Vi wi dja b

1.3.2 Điều kiện khí hậu

Trang 7

'CHƯƠNG 2

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIÊM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1 Thời gian nghiên cứu

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

2.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Đánh giá đặc điểm nên a, phần loài rạn san hỗ ác định diện tích và mức cái đa dạng thành 2.3.2 Đánh giá sự thay đổi diện tích san hô sống bằng viễn thám và GIS

2.3.3 Phân tích các yếu tổ sinh thái tác động, nguyên nhân suy giảm độ phủ và thành phần lồi san hơ

2.3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hồ tại khu vực Sơn Trà ~ Hải Vân, Đà Nẵng

2.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu 2.4.2 Phương pháp phân tích hệ thẳng 2.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn 2.4.4 Phương pháp chuyên gia

2.4.5 Phương pháp điều tra khảo sắt ngoài thực dic 2.4.6 Phương pháp thu mẫu 2.4.7 Phương pháp xác định thành phần loài 2.4.8 Phương pháp xác định độ phủ 2.4.9 Phương pháp xứ lý số liệu CHUONG 3 KET QUA VA BAN LUẬN: 3.1, Đánh giá đặc điểm mí quần xã san hô

31.1 Các thông số chất lượng môi trường nước trường nước, tỷ lệ nền đáy và mức độ đa dạng

Trang 8

3.3.2 Các de dọa từ tự nhiên (hiữu sinh)

3.3.3 Các đe dọa từ hoạt động của con người

3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà — Hai Vân, Đà Ning 49 3.4.1 Nhóm giải pháp „50 3.4.2 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 3.4.3 Nhóm giải pháp khoa học và công nghệ °

3.4.4 Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực

Trang 10

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

1.1 | Các công trình nghiên cứu rạn san hô ở Việt Nam 10

34 Vị trí các địa điểm thu mẫu môi trường nước tại khu vực nghiên 26

| iru

3.2 | Các chỉ số môi trường nước tại các điểm thu mẫu 27

33 | Vitrtiễn hành khảo sát và thụ mẫu nền đáy tại khu vực nghiên 30 | cir,

3.4 _| Dign tic san hé sing tai ce Khu vue nghiên cứu vào thời điểm | ¡ “| 2019 (ha)

3.5 | Tỷ lệ các loại thành phần đáy tại các điểm lấy mẫu (%) 32 3.6 | Hiện trạng và diện tích san hô sóng vùng biển ven bờ Đà Nẵng |_ 33 37 Danh mục giống - loài các lồi san hơ khảo sát các điểm rạn tại a4

* khu vue bién Son Tra — Hai Van, Da Ning

38 Số lượng họ, giống, lồi san hơ tạo rạn so với nghiên cứu của 37 “ Nguyén Van Long (2006)

39 Số lượng lồi san hơ nghiên cứu ghi nhận tại mỗi điểm rạn khu 38 T vực Sơn Trả ~ Hải Vân, Đà Nẵng

30 Biến động diện tích san hô sông (LC) tại khu vực nghiên cứu a “| giai doan 1998 - 2019

say | Ty thay đổi diện tích san hô sống tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 1998-2019 (%) 41

Trang 11

DANH MUC CÁC HỊ Tên hình Trang

11 | Phân bô rạn san hô vịnh Vân Phong (chính lý từ Võ Sĩ Tuấn và | 1, “| ¢s., 2005; va Téng Phude Hoang Son, 2008)

1; _ Bản đồ hiện trạng rạn san hô tại mũi Bàn Than, huyện Núi 5

7 “Thành, tỉnh Quảng Nam (2010)

1.3, Bản đồ phân bố san hô ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (2010) |_ 14

Lá Phân bế các RSH, thảm cỏ biển và rong biển vùng ven bờ Đà l6 “ Ning (Nguyen Van Long, 2006)

Ban dé dia hinh day biển khu vực Đà Nẵng (Nguyễn Thị Tường

15 Vy, 2017) 19

2.1 | Cách lập ô tiêu chuẩn phụ và vị trí các ô tiêu chuẩn 24 3.1 Vị trí đo các thông số môi trường tại khu vực nghiên cứu 26 3.2, Biểu đồ chỉ số nhiệt độ tại các điểm thu mẫu 28 3.3 Biểu dé chỉ số pH tại các điểm thu mẫu 28

3.4 Biểu đồ chỉ số Oxy hòa tan (DO) tại các điểm thu miu 29

3.5 | Biéu dé chỉ số độ mặn tai các điểm thu mẫu 29

3.6 Vị trí các điểm khảo sát nền đáy tại khu vực nghiên cứu 30

3.7 Biểu đồ ty lệ các dạng thành phần đáy tại các điểm lấy mẫu (%) | 32 3.8 Bản đồ phân bố san hô sống (LC) vùng ven bờ Đả Nẵng (2019) | 36 ạ¿ạ —_ Biểu đồ ý lễ thay đổi diện úch san hô sông tại khu vue nghién | 5

“^ˆ | cứu giai đoạn 1998-2019 (%)

3.10 —_ NưỚc biển đổi màu và có mùi hôi tanh tại khu vực cảng cá Thọ | „ | Quang

Đề xuất một số vùng quản lý mới trên cơ sở Quyết định số

3.11 | 54/2007/QĐ-UBND ngày 13-9-2007 của UBND thành phố Đà | 49

Nẵng

Trang 12

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ran san hô là một trong những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học và năng suất cao nhất trên trái đất [40] và được xem là rừng mưa nhiệt đới của đại dương Những năm gần đây, diện tích san hô đã suy giảm trằm trọng trên toàn thế giới, theo theo báo cáo định kỳ của Viện Khoa học Biển Úc (AIMS) 19 - 20% diện tích ran san hô đã bị phá hủy hoàn toàn, 24% diện tích san hô dang bị de dọa nghiêm trọng [36] Các hoạt động của con người gây ô nhiễm trên đắt liền, khai thác không hợp lý, biến đổi khí hậu toàn cầu đang được xem là các nguyên nhân quan trọng tác động đến sự suy giảm diện tích, sự đa dạng và chức năng của rạn san hô

Trude thực trạng suy giảm đáng báo động như trên, nhiều quốc gia có gắng tìm kiếm những giải pháp thiết thực nhằm giảm thiêu tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng hệ sinh thái thông qua việc xây dựng các khu bảo tồn biển, phục hồi quần cư và tái tạo nguồn lợi sinh vật Một trong những giải pháp đó là tiền hành các hoạt động nghiên cứu cho việc phục hỏi rạn san hô với mục đích nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với ran san hộ, cải thiện các ving ran bằng cách làm gia tăng độ phủ của san hô, gia tăng giá bám bền vững cho san hô tái phục hồi và tạo môi truờng ổn định cho sự phát triển của quân xã sinh vật rạn nhằm góp phần bảo tồn da dạng sinh học và phục hồi nguồn lợi tự nhiên, đồng thời cải thiện chất luợng hệ sinh thái rạn san hô

Thành phó Đà Nẵng với các rạn san hô quan trọng như: vùng biễ: Hải Vân và khu vực bán đảo Sơn Trà đang chịu tác động tiêu cực của các hoạt động của con người cũng như các tai biến tự nhiên Việc giám sát san hô ở khu vực Đà Nẵng có thê ghi nhận từ năm 1994 nhưng chính thức bắt đầu năm 2002, những dữ liệu giám sát san hô thời gian trước đó thường không đẩy đủ, không liên tục, tập trung điều tra ở những khu vực nhỏ, chủ yếu điều tra bằng khảo sát thực địa và thường không đưa ra được một ranh giới rõ ràng của sự biến động của các rạn san hô Các nghiên cứu này nằm rải rác trong nhiều báo cáo khác nhau, không xây dựng thành dữ liệu tập trung dé dễ dàng truy xuất và tra cứu trực quan, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và hỗ trợ đưa ra quyết định cho chính quyền địa phương [1]

Trang 13

phan tích tác động của các yếu tố sinh thái tác động lên rạn san hô sẽ làm rõ hơn dữ liệu

bản đồ GIS, giúp cung cấp những số liệu, thông tin hữu ích, làm cơ sở để đẻ xuất các giải pháp quản lý hợp lý, khoanh vùng bảo tồn giúp bảo vệ ran san hô tại khu vực Đà

Nẵng

Trên cơ sở đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đẻ tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN

TRANG ĐA DẠNG SAN HÔ VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ TẠI KHU VỰC

SƠN TRÀ ~ HẢI VÂN, ĐÀ NẴNG” làm khóa luận tốt nghiệp thạc sỹ ngành Sinh thái học

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tông quát

Đánh giá được hiện trạng và mức độ đa dạng san hô tại khu vực biển nghiên cứu và để xuất các giải pháp bảo vệ

2.2 Mục tiêu cụ thể

~ Đánh giá đặc điểm nền đáy, xác định diện tích và mức độ đa dạng thành phần lồi rạn san hơ;

~ Đánh giá sự thay đôi diện tích san hô sống bằng viễn thám và GIS; - Phân tích các phân lồi san hơ; éu tố sinh thái tác động, nguyên nhân suy giảm độ phủ va thành ~ Đề xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân, Da Nẵng 3 Phương pháp nghiên cứu

“Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: ~ Phương pháp kế thừa tài liệu;

~ Phương pháp điều tra khảo sát thực địa; ~ Phương pháp điều tra phỏng vấn;

= Phương pháp áp dụng công nghệ GIS & viễn thám thảnh lập bản đỏ;

~ Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học

Cung cấp tải liệu, dẫn liệu khoa học đáng tín cậy về hiện trang đa dạng san hô của

Tp Đà Nẵng Đây sẽ là nguồn thông tin quan trọng để phục vụ công tác quản lý tại địa

Trang 14

học công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản

~ Đề tài cung cấp nguồn dữ liệu khoa học và các giải pháp tốt để quản lý bảo tổn các rạn san hô, góp phần phát triên kinh tế của địa phương gắn với bảo vệ môi trường biển

§ CẤu trúc của luận văn

Luận văn gồm có 55 trang 13 bảng biểu và 17 hình ảnh, có bố cục như sau:

Mỡ đầu (2 Trang)

Chương I: Tổng quan (17 Trang)

'Chương 2: Thời gian, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu (5 Trang) “Chương 3: Kết quả và thảo luận (29 Trang)

Kết luận và kiến nghị (2 trang)

Trang 15

CHUONG 1

TONG QUAN VAN DE NGHIEN CUU 1.1 Téng quan về san hô

1.1.1 Khái niệm

San hô là các sinh vật biển thuộc lớp san hô (4mihozoa) ngành Ruột khoang (Cnidaria) tồn tại dưới dạng các thể polyp nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thê gồm nhiều cá thê giống hệt nhau Các cá thê này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới [13]

'Rạn san hô là các thực thẻ địa lý tự nhiên có nguồn gốc từ sinh vật Trong đó quan trọng nhất là san hô tạo rạn và rong đỏ có vôi (Calcareous Red Aigae) Quần xã sinh vật rạn san hô gồm hàng nghìn loài trong đó có cả san hô và sinh vật ngồi san hơ, các nhóm động thực vật từ đơn bảo đến đa bảo, các loài nắm, vỉ sinh vật cùng tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của hệ sinh thái ran san hô[7]

1.1.2 Đặc điểm môi trường phân bố

San hô là sản phâm đặc trưng của vùng biển nông nhiệt đới, chỉ phần bố ở những nơi có nhiệt độ nước trung bình không thấp hon 20°C va d6 mudi 28 ~ 35, nước trong, nhiều ánh sáng và độ sâu không quá 30m Thể giới hiện có hàng ngàn rạn san hộ, giới hạn phân bố của chúng chỉ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng các rạn san hô chỉ hình thành ở khu vực hai bên đường xích đạo trải từ vĩ độ 30° Bắc đến 30° Nam [13] Do có tảo cộng sinh nên san hô tạo rạn rất cần ánh sáng mặt trời này không cho phép san hô sống ở vùng nước quá đục hoặc ở vùng có độ sâu lớn, liên quan đến độ trong còn do vật lơ lửng trong nước [11]

'Các quần đảo san hô đã tạo nên một vành đai nỗi tiếng ở Thái Bình Dương, như Great Barrier, kéo dài 3200km dọc bờ Queensland và Bắc New Guinea, ở phía Tây Đại ‘Tay Duong, tir Yucatan kéo xuống phía Nam dài 200km và tập trung nhiều ở vịnh Caribe cũng như ở bờ Tay An Độ Dương Trong đó, vùng biển Án Độ-Thái Bình Duong (bao gồm Hồng Hải, Án Độ Dương và Thái Bình Dương chiếm 91,9% trong tổng số diện tích san hô hiện nay Vùng biển Đông Nam Á chiếm 32.3% trong khi Thái Bình Dương bao gdm ca Australia chi bao phủ 40,8% Tai Dai Tây Dương và biển Caribbe thì rạn san hô chỉ bao phủ 7,6% diện tích san hô trên thể giới [41] Khu vực đa dạng nhất trên thể giới cho các ran san hô được tập trung vào Philippines, Indonesia, Malaysia va Papua New Guinea, với từ 500 đến 600 lồi san hơ với hơn 1300 loài cá ở các quốc gia này [34]

'Ở vùng biển ven bờ Việt Nam, nhiệt độ và cường độ ánh sánh thường xuyên thuận lợi cho sự phân bồ của rạn san hô Yếu tố quyết định lớn nhất là ảnh hưởng của các hệ 1g sông lớn thông qua độ muối, nền đáy và độ đục của nước Nhìn chung có thể chia thành 5 vùng phân bố khác nhau [7]:

Trang 16

- Viing bién bic Trung B6 tir déo Hai Van téi mdi Varrella (khoang 13°N)

mũi Varella tới nam Bình Thuận

~ Vùng biển nam Trung bộ

~ Vùng đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng của hệ thống sông Mê Kông

~ Vùng tây Nam Bộ chịu ảnh hưởng của chế độ ven bờ vịnh nông và dòng lục địa từ Kiên Giang, Minh Hải và cả trên đất Campuchia

1.1.3 Vai trò và tim quan trọng

Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học và năng suất cao nhất trên trái đất [40] và được xem là rừng mưa nhiệt đới của đại dương Rạn san hô góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển (đánh bắt, du lich ), duy trì cân bằng sinh thái và chúng thật sự mang lại nguồn thu nhập kinh tế rất lớn cho con người nơi đây nói riêng và của quốc gia đó nói chung

“Trong tiến trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, do nhu cầu của con người, RSH là nơi được chú trọng khai thác, nhất là trong lĩnh vực du lịch, RSH với vẻ đẹp tự nhiên có một không hai trên hành tỉnh, đã thực sự trở thành “nguồn ¿hw nhập lớn” đối với các nước có nguôn lợi này Bên cạnh đó, RSH còn có nhiều giá trị về khoa học, sinh thái môi trường và bảo vệ bở biển, các giá trị này ngày cảng được khẳng định rằng còn lớn hơn những giá trị kinh tế trông thấy sự hình thành và phát triển các RSH với sự đa dạng cao thành phần quần xã sinh vật rạn đã tham gia giữ cân bằng cho cả vùng biển nhiệt đới Các HST RSH với khả năng sản xuất rất cao đã tạo ra cơ sở dinh dưỡng hữu cơ phong phú, cung cấp thức ăn cho không chỉ sinh vật trong hệ rạn, còn cho cả vùng biển xung quanh Vì thế, đề khai thác và sử dụng RSH trên quan điểm bèn vững, trước hết cần đánh giá đúng đắn giá trị của RSH cùng những đặc trưng nguồn lợi của nó Ngoài ra, RSH cũng là tiền đề quan trọng để thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên biễn, phục vụ nghỉ

giáo dục dân trí về ý thức bảo vệ môi trường cũng như RSH có giá trị lớn trong việc che chan chống xói lở nhiều vùng ven bờ và đảo

cứu khoa học và

a Đối với thiên nhiên

~ Bảo vệ vùng bờ: Rạn san hô tham gia vào quá trình hình thành và bảo vệ hing ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới, có ý nghĩa quan trọng đối với công đồng dân cư ở nhiều đảo và vùng ven biển trong phương diện bảo vệ đất dai và phục vụ nhu cầu cuộc sống con người [33] Trong nhiều trường hợp rạn còn là rào chắn bảo vệ bờ chống xói lở, tạo điều kiện cho các vùng rừng ngập mặn ven biển phát triển Những đê tự nhiên này còn bảo vệ cho vùng nước sau rạn khỏi sóng bão Ước tinh mỗi km rạn san hô cho phép tiết kiệm 190.000 USD chỉ phí cho việc bảo vệ vùng bờ hàng năm

~ Năng suất sinh học: Sức sản xuất sơ cắp của rạn san hô thường cao hơn vùng ngoài rạn đến hàng trăm lần (năng suất sơ cấp thô của các hệ san hô đạt đến 1500 - 5000 &C/mẺ/năm, năng suất sơ cáp thô của các vùng khô nhiệt đới chỉ vào khoảng 18 - 50

Trang 17

gC/m?/nim) di tao ra nguén dinh dưỡng hữu cơ, và là nguồn cung cấp thức ăn phong phú không chỉ cho bản thân sinh vật sống trong rạn mà còn cho cả vùng biển chung quanh [49]

~ Nơi trú ngụ, sinh sản của sinh vật: Ngoài ra, các rạn san hô là những nơi cư trú cho những loài động thực vật sống định cư hay nơi kiếm sông, bãi đẻ, nơi trốn tránh kẻ thù của những loài cá nhiệt đới hoặc cá chuyên sống trong rạn san hô, giáp xác, thân mềm đặc biệt là cá con Chính vì vậy, nơi đây đã nhận sinh sóng khoảng 4.000 loài cá chiếm 1⁄4 lượng cá biển trên toàn thể giới [35], gần 800 loài san hô tạo rạn và hàng trăm loài khác Các nhà khoa học ước tính có thể có từ 1 đến 8 triệu sinh vật chưa được khám phá khác sống trong và xung quanh các rạn san hô [42]

~ Lữu trữ nguôn gen: Với tính đa dạng, phong phú về thành phần loài tại vùng rạn

san hô, cho nên rạn được coi là “kho dự trữ nguồn gen", Ran san hô còn được coi là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ nhiều loài sinh vật quý Chúng lưu trữ nhiều chứng cứ để chúng ta có thể hiéu được các quan thẻ động thực vật phát triển như thé nào và có chức năng gì, cũng như chúng có thể có những giá trị tiềm an trong tương lai

b Đối với kinh tế

“Theo nghiên cứu Costanza và cs, các ran san hô có thể cung cấp hàng hóa và dich vụ trị giá 375 tỷ đô la mỗi năm Đây là một con số tuyệt vời cho một môi trường bao

phủ ít hơn 1% bề mặt Trái Đắt [37] Theo một ước tính khác, tổng lợi ích ròng mỗi năm

của các rạn san hô trên thé giới là 29,8 tỷ đô la Du lich và giải trí chiếm 9,6 tỷ đô la số tiền, bảo vệ bờ biển cho_ 9,0 tỷ đô la, thủy sản cho 5,7 tỷ đô la, và đa dang sinh học với 5,5 tỷ đô la [28]

Với sự đa dạng về hình thái và màu sắc, rạn san hô đã trở thành tài nguyên quý giá mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia vùng biên nhiệt đới Trong vải thập niên gần đây do nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí tăng cao, rạn san hô trở thành nguồn thu lớn cho ngành du lịch sinh thái Rạn san hô là nơi các du khách tham quan bơi lội và lặn, hàng năm một lượng lớn du khách đến các đảo và vùng ven biển nơi có các ran san hô đẹp để thư giản và khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của các rạn san hô Các nguồn thu từ du lich rạn san hé 6 Uc (Great Barrier Reefs) hàng năm thu gần 2 tỷ đô la Úc Các rạn của Florida thu mỗi năm thu 1,6 ty USD, chỉ riêng du lịch lặn ở Caribbe va Hawaii thu khoảng 300 triệu USD [48] Ngoài ra, hằng năm nghề đánh bắt cá ở rạn san hô đã góp phần cung cấp thực phẩm và sinh kế cho trên 10 triệu người ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển [29] Thống kê từ nghề thương mại cá rạn san hô nhập khâu vào thị trường Hồng Kông và Trung Quốc hàng năm từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dao động từ 18.000-240.000 tắn/năm với doanh thu ước tinh có thể lên đến 810 triệu đôla Mỹ/năm [39]

Trang 18

1.1.4 Hiện trạng suy giảm rạn san hô hiện nay trên thé giới và tai Vigt Nam a Trên thế giới

Ran san hô là một hệ sinh thái vô cùng quý giá, không chỉ chúng rất quan trọng đối với thiên nhiên mà còn đại diện cho tài nguyên quan trọng đối với con người Theo

ước tính toàn cầu gần đây, rạn san hô chiếm 284.300 km”, chiếm 1.2% diện tích thềm

lục địa trên thế giới và chỉ chiếm 0,09% tổng diện tích đại dương của thế giới [49] "Những vai trò và lợi ích của các rạn san hô mang lại rất lớn nhưng thật không may

những năm gần đây, diện tích san hô đã suy giảm trằm trọng trên toàn thế giới, Theo

báo cáo định kỳ của Viện Khoa học Biển Úc (AIMS) ước tính 19% - 20% di:

san hô đã bị phá hủy hoàn toàn; 5% rạn san hô đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng và mắt đi trong vòng 10-20 năm tới; 24% diện tích san hô đang bị đe dọa nghiêm trong [36]

Đông Nam Á chiếm 32,3% tổng diện tích rạn san hô trên thế giới Tuy nhiên trong năm 1994 tỷ lệ các rạn san hô bị xuống cấp nghiêm trọng có thể cao gấp 20 lần so với năm 1900 Kết quả cho thấy, 3% trong số ít các rạn san hô được khảo sát ở Đông Nam Á có độ phủ san hô sống trên 75% và các rạn san hô có độ che phủ dưới 25% đã tăng lên gần 30% Đến năm 2004, đã có nhiều dữ liệu san hô hơn đề đánh giá điều ki: san hô và cho thấy sự cải thiện nhỏ đối với các rạn san hô tăng từ 3% năm 1994 lên 9%

các rạn san hô với hơn 75% san hô sống trong năm 2004 Tuy nhiên, xu hướng sự suy thoái của các rạn san hô tiếp tục tăng [35]

b Tại Việt Nam

Các rạn san hô của Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam có diện tích khoảng 1.222 km2, chiếm 0.5% diện tích san hô thế giới Tuy nhiên, theo dẫn liệu điều tra nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2010 của Viện Tài nguyên và Môi trường biển, tổng diện tích thật rạn san hô của nước ta nhỏ hơn nhiều so với dẫn liệu trên Độ phủ trên rạn san hô đang bị giảm dẫn theo thời gian, nhiều nơi độ phủ giảm trên 30% [20]

tích rạn

rạn

“Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải Dương học, Nha Trang từ năm 1994 đến 2007, 46 phi rạn san hô giảm trong khoảng 2,8 ~ 29,7 % (trung bình là 10,6 %), đặc biệt vùng biên Côn Đảo, vùng ven bờ Ninh Hải Ninh Thuận và vịnh Nha Trang) Các kết quả điều tra từ năm 2004 đến 2007 tại 7 vùng rạn san hô trọng điểm của Việt Nam cho thấy, chỉ có 2.9 % diện tích rạn san hô được đánh giá là trong điều kiện phát triển

11,6 % 6 trong tinh trang tốt, 44.9% ở tinh trạng xấu và rất xấu [17] Như vậy, sự suy giảm rạn san hô hiện nay xảy ra trên toàn thể giới Điều này cho thấy rạn san hô đang bị phá hủy và có chiều hướng suy thoái mạnh Sự

tích và những tổn thương của nhiễu rạn san hô gây nhiều thiệt hại cụ thể như sự giảm đa dạng sinh học, sinh thái và chất lượng môi trường biển; mất kế sinh nhai của cộng đồng vùng ven biên và thiệt hại cho ngành du lịch và thủy sản

Trang 19

1.2 Tình hình nghiên cứu rạn san hô trên thể giới và tại Việt Nam 1.2.1 Tình hình nghiên cứu rạn san hô trên thế giới

Trên thế giới đã có tới 400 công trình vẻ phân loại san hô tạo rạn được xuất bản với 2000 tên gọi đã được đặt và mô tả trước thời đại lặn có khí tài [21] Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong việc lập bản đồ phân bố rạn san hô trên thế giới sử dụng các kỹ thuật khảo sát thực địa khác nhau Hầu hết chúng không hiệu quả vé chi phí, tốn thời gian và không thể áp dụng tắt cả các kỹ thuật cho tất cả các vị trí địa lý do khó khăn

về khả năng tiếp cận, điều kiện khắc nghiệt và thiếu chuyên môn được đảo tạo để lập

bản đồ rạn san hô [39] Chính vì vậy, những hạn chế chính của việc quản lý và bảo tồn rạn san hô là thiếu hiểu biết về mức độ phân bó rạn san hô và những thay đôi gần đây của cấu trúc rạn san hô

'Về sau này, với các trang thiết bị hiện đại và qua nhiều chuyến khảo sát lớn, hiểu biết về rạn san hô và san hô tạo rạn đã được cải thiện Một công cụ mới, đó là việc sử dụng kỹ thuật GIS và công nghệ viễn thám đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong nghiên cứu hệ sinh thái biển Kỹ thuật viễn thám là công cụ hỗ trợ đắt lực so với phương pháp truyền thống trong việc xây dựng bản đồ và giám sát các rạn san hô [38] Do vậy, việc ứng dụng GIS và Viễn thám để theo dõi, giám sát sự thay đổi hiện trạng san hô là yêu cầu cấp thiết Nó là công cụ hỗ trợ đắt lực các nhà quy hoạch, chính sách môi trường trong công tác xây dựng khu vực bảo tổn hệ sinh thái quan trọng này

Nhờ đó, từ khi thành lập Sáng kiến Rạn san hô quốc tế (ICRI) vào năm 1994 va toàn cầu nhiều tổ chức trên thế giới ra đời với mục đích giám sát và bảo tồn rạn san hô hiện nay trên thể giới Từ năm 1994, UNEP-WCMC đã phát triển một bản đỗ toàn các rạn san hô trên hệ thống GIS của mình Những bản đồ này đã được xuất bản, phân

bố rộng rãi toàn cầu và tạo cơ sở dữ liệu trên trang ReefBase như hiện nay,

Tai Australia, năm 1992 Viện Khoa học Biên Úc (AIMS) sử dụng công nị

thám và GIS đề bắt đầu thực hiện chương trình giám sát tài nguyên rạn san hô vùng

Great Barrier Reef Két quả nghiên cứu ở đây có 400 loại san hô khác nhau, 1.500 loài cá khác nhau và 4.000 loài động vat thân mềm [43] Dự án theo định ky 2 năm một Lin, vùng rạn san hô Great Barrier Reef được giám sát lại Đến nay, chương trình giám sát dài hạn đã cung cấp một hồ sơ vô giá về hiện trạng và sự thay đổi trong hệ sinh thái, những ảnh hưởng của thiên nhiên đến hệ sinh thái san hô nơi đây Nhờ chương trình giám sát liên tục, giúp cho Ban Quản lý Công viên biển Great Barrier Reef có những kiến thức về những nguyên nhân gây ra tác động cho quản đảo và có những giải pháp, nghiên cứu như phục hồi rạn san hô, di chuyển các rạn san hô, khoanh vùng bảo vệ hướng đến việc sử dụng bền vững về hệ sinh thái rạn san hô

Rạn san hô ở Indonesia có diện tích 50.875 km” chiếm 18% tông số rạn san hô

của thế giới [26] Tuy nhiên, trong năm 2012 tổng diện tích rạn san hô ở Indonesia đã

Trang 20

gidm xudng 39.500 km? chiém 16% tng số rạn san hô của thế giới [27] Vì vay, chính phủ Indonexia theo dõi giám sát các rạn san hô bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp

Trong đó, phương pháp gián tiếp sử dụng công nghệ Viễn thám giám sát rạn san hô ở

đảo Owi nhằm mục đích mục đích cung cấp hiện trạng các rạn san hô của khu vực và có giải pháp bảo vệ rạn san hô ở đảo Owi Kết quả cho thấy diện tích phần trăm của san hô sống là 23 ha (22%) và san hô chết 21,46 ha (20%) và san hô chết đỗ nát 30% Trong, khi đó, phần trăm tỉ lệ che phủ rạn san hô sống trung bình là 11% -30% và san hô chết từ 31% -50% Kết quả kiểm định sau phân loại cho tháy độ chính xác tổng thể (overall accuracy) của quá trình phân loại ảnh là 73,42% và hệ số thống kê Kappa (đô tin cậy) là 0,67 [31]

Hầu hết xung quanh toàn bộ lãnh thô ven biển của Sri Lanka đều có các rạn san

hô Vì vị trí địa lý khắc nghiệt, có vùng san hô bị cô lập không thẻ tiếp cận nên không mô tả đây đủ, cụ thê được hệ sinh thái san hô nơi đây Vì vậy, nhà quản lý không nắm

rõ thông tin về tình trạng của hệ sinh thái rạn san hô dẫn đến không có những biện pháp

để giám sát bảo tổn san hô Tuy nhiên, nhờ công nghệ Viễn thám việc lập bản đỗ các rạn san hô có thê được áp dụng cho các rạn san hô cạn và vùng ven biên Sri Lanka Kết quả, việc lập bản đỗ độ sâu của các khu vực rạn san hô mang lại nhiều chỉ tiết mô tả về bản chất đáy của các rạn san hô Sử dụng những bản đồ này, độ ran san hô, các rạn san hô và các phân bố của rạn san hô có thể được xác định Những bản đồ nảy có thể được sử dụng cho các dự án bảo tồn và phát triển ở các khu vực rạn san hô ở các vùng biển

và ven biển [44]

Nhu vay, các kỹ thuật viễn thám thường hiệu quả hon trong việc thu thập thong tin trên các vùng rộng lớn và vùng sâu vùng xa mà không có sự hạn chế của việc thừa kế so với phương pháp khảo sát thực địa thông thường [45] Việc áp dụng công nghệ viễn thám, đã giúp việc giám sát các ran san hô trên thế giới được hiểu quả hơn và nhanh chóng có những giải pháp xử lí kịp thời

1.2.2 Tình hình nghiên cứu rạn san hô tại Việt Nam

Sau năm 1990 đến nay là thời kỳ có nhiều chương trình nghiên cứu lớn, tiêu biểu là các chương trình hợp tác với Liên Xô Những nghiên cứu cơ bản về ran san hô được quan tim trong các công trình nghiên cứu khoa học biển của Nhà nước được tải trợ từ các tổ chức tiêu biểu như: WWF, DANIDA, NUEU Điều đó, đã giúp các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội nghiên cứu và có nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu Đặc biệt, là các công trình nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn; Nguyễn Huy Yết đã cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân bó, qt

và hiện trạng của nhiều rạn san hô ở vùng biển ven bờ miền Trung và quần đảo Trường Sa

Trang 21

Ông biể, SO Phương pháp

Vùng biển | Số loài giống Nguồn dẫn nghiên cứu Bạch LongVĩ | 94 | 28

a 'Võ Sĩ Tuấn & cs (2005) | Khảo sát thực địa HaLong-Cit | 55 | yg

Ba

a Võ Si Tuan & Nguyễn -

Cần Có H3 | 41 | pay vét 2010) Khảo sát thực địa Cù Lao Chàm | 261 59 | Võ Sĩ Tuấn & cs (2005) | Khảo sát thực địa Nguyễn Văn Long & cs | Thực địa + Viễn DaNing BE 48 | (2006) thám và GIS

"¬ Phan Kim Hồng & cs _

Phú Yên M8 46 | nto) Khảo sắt thực địa

Nha Trang 350 | 64 |VðSiTuấn&cs.(2005) | Thực địa + Viễn

Ninh Thuận 310 | 60 |VõSiTuấn&cs (2014) | thám vàGIS

Phú Qúy 167 | 41 | PhanKimHoàng(2011)

= DeVantier & Wilkinson | Khảo sát thực địa

Côn Đảo 338 | 60 | mạ)

á Ouế 3 fs Thực địa + Viễn

Phú Quốc 260 | 49 Lé Van Tinh & es (2006) | và Ong

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu san hô được trải dài trên lãnh thổ ven biển Việt Nam và sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là (1) Khảo sát thực địa, (2) Khảo

sát thực địa và Công nghệ viễn thám, GIS

~ Khảo sát thực địa

Ban đầu các nghiên cứu thường sử dụng phương pháp khảo sát thực địa để xác định các lồi rạn san hơ và phủ rạn san hô tại khu vực nghiên cứu Vùng biển vịnh Tây Bắc Bộ chưa có nhiều chương trình nghiên cứu về rạn san hô nơi đây Chỉ có công trình nghiên cứu của Võ Sĩ Tuấn (2005) ghi nhận khu vực Ha Long — Cát Bà có 48 giống san hô tạo rạn và 150 lồi san hơ tạo rạn [26]

V6 Si Tuan và Nguyễn Huy Yết (2010) ghi nhận có 114 loài thuộc 41 giống san

hô tạo rạn ở vùng biển Cồn Cỏ Kết quả cho thấy, phía Bắc đảo rạn san hô phát triển

rộng, san hô cứng ưu thế ở đới nông, san hô mềm ở đới sâu và xác định độ phủ là khoảng

Trang 22

80% Phía Tây Đảo rạn san hô phát triển rộng có độ phủ cao ở đới nông (80%) và ít hơn ở đới sâu (<40%) [20]

Phan Kim Hoàn và Võ Sĩ Tuấn (2010) Kết quả nghiên cứu tại 11 điểm khảo sát

ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên bước đầu đã xác định được 148 loài thuộc 46 giống trong 12 họ san hô cứng Giống có số lượng loài cao nhất thuộc về Acropora (27 loài) Montipora (16 loài), tiép theo la Porites (8 loài), Fungia (8 loài) Giá trị về độ phủ trung bình của san hô cứng ở các điểm nghiên cứu dao động khá lớn từ 5,6% đến 41.4%, trung bình 18,7 San hô mềm có độ phủ khá cao (trung bình đạt 10%) [6]

Kết quả nghiên cứu của Phan Kim Hoàn (2011) tại 10 khu vực khảo sát vùng biển Phú Qúy, tỉnh Bình Thuận đã ghi nhận có 220 loài, 50 giống và 15 ho ran san hô Giống

có số lượng loài cao nhất thuộc về 4cropora (37 loài), Monipora (18 loài) tiếp theo là

Fawia (11 loài) và Pories (7 loài) Giá trị độ phủ san hô khá thập ở các điểm nghiên cứu đao động từ 5,6% đến 20%, trung bình là 11%

Như vậy, phương pháp điều tra các rạn san hô bằng phương pháp thực địa chỉ giúp cho các nhà nghiên cứu biết được thành phần lồi rạn san hơ và độ phủ rạn san hô Phuong pháp này không thể hiện rõ được vị trí phân bồ san hô cho nên các nhà quản lý: không đủ cơ sở để khoanh vùng bảo vệ các rạn san hô như hiện nay

~ Khảo sát thực địa và Công nghệ viễn thám, GIS

'Công nghệ viễn thám và GIS được sử dụng nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu thành phần lồi san hơ, giám sát các rạn san hô Công nghệ này đã và đang khẳng định được ưu thế trong nghiên cứu quản lý tài nguyên và môi trường Những nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường ở Việt Nam đã gặt hái được một số thành công nhất định như:

+ Tai Thanh Hóa: ĐỀ tải tác giả Nguyễn Thị Bích Hường (2012) đã hoàn thiện quy trình công nghệ ứng dụng viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ chuyên để phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ và giám sát rạn san hô vùng ven biển đới bờ [9]

+ Võ Sĩ Tuấn (2014) đã ghỉ nhận tại vùng biển Ninh Hải, Ninh Thuận có 310 loài thuộc 60 giống rạn san hô Có diện tích bao phủ rạn san hô được xác định là 2300 ha và đây là khu vực có điện ran san hô lớn nhất tại Việt Nam Nơi đây, có độ che phủ rạn san hô trong tình trạng tương đối tốt (độ che phủ san hô sống trung bình> 25%) [47]

+ Lê Văn Tính và Phan Trọng Huyền (2010) bằng phương pháp nghiên khảo sát

thực địa xác định thành phần lồi rạn san hơ, sử dụng công nghệ viễn thám đẻ xác định

vị trí phân bố và dùng phần mềm Mapinfo tính diện tích san hô Nghiên cứu đã ghỉ nhận ở vùng biển Phú Quốc, Kiên Giang có 260 loài thuộc 49 giống rạn san hô có diện

tích tương đối lớn 473,9 ha và tập trung chủ yếu ở Nam quần đảo An Thới và phía Tây

Bắc của đảo lớn Phú Quốc với độ phủ trung bình là 44,3% [16]

Trang 23

+ Khánh Hòa: Bài báo của Võ Sĩ Tuấn va es (2014) được xây dựng dựa trên cơ sở tập hợp, tông quan và phân tích các tư liệu bằng phương pháp Viễn thám và GIS đã ghi nhận tại Vịnh Vân Phong có 294 lồi san hơ tạo rạn và các rạn san hô trong vịnh không còn duy trì trong tình trạng tốt với độ phủ san hô sống chỉ xếp ở mức trung bình (26,1 + 3,6%) [23] và Vịnh Nha Trang ghỉ nhận có 350 lồi san hơ tạo rạn (chiếm 40% các loài san hơ trên thế giới) Ngồi ghi nhận các loài ran san hô, thì phương pháp này cũng xác định được diện tích rạn san hô tại Vịnh Vân Phong ước tính khoảng 1.618 ha, trong đó các khu vực có diện tích lớn gồm Vũng Ké (113 ha), Hòn Bịp (107 ha) và Xuân Tu (240 ha) và nơi đây là một hệ sinh thái rạn san hô lớn nhất tại Việt Nam Và nhìn chung, các rạn san hô trong vịnh không còn duy trì trong tình trạng tốt vì độ phủ san hô chỉ xếp mức trung bình (26,143,6%) [23]

Hình 1.1 Phân bô rạn san hô vịnh Vân Phong (chỉnh lý từ Võ Sĩ Tuấn và cs 2005; và Tông Phước Hoàng Sơn, 2008)

Trang 24

hô của tỉnh Quảng Nam nói riêng và ứng dụng trong theo dõi sự biến động hệ sinh thái biển nói riêng dựa vào bản đồ rạn san hô xây dựng được

- Bản đỏ hiện trạng san hô mũi Bàn Than năm 2010 : ; & Hình 1.2 Ban dé hiện trạng rạn san hô tại mũi Bàn Than, huyén Nii Thanh, tinh Quảng Nam (2010)

+ Quãng Ngãi: Nguyễn Hao Quang và cs (2015) đã sử dụng công nghệ ảnh viễn

thám Landsat 8 OLI và GIS xây dựng bản đồ phân bố san hô tại đảo Lý Sơn Kết quả cho thầy hệ sinh thái rạn san hô sóng với độ phủ trên 25% còn rat ít ở khu vực phía nam và đông nam, một phần nhỏ ở phía bắc của đảo Lớn Ngoài ra, hệ sinh thái cỏ biển phát khá tốt với độ phủ cao ở khu vực phía nam và phía bắc đảo Lớn Nhìn chung, kiểu đáy phổ biến chủ yếu ở khu vực biển ven đảo Lý Sơn là các san hô chết và cỏ biển [12] Kết quả kiểm định sau phân loại cho thấy độ chính xác tổng thể (overall accuracy) cua quá trình phân loại ảnh là 94% và hệ số thống kê Kappa là 0.93 Tuy nhiên, nghiên cứu tại Quảng Nam và Lý Sơn, Quảng Ngãi chỉ sử dụng và phương pháp Viễn thám và GIS để xác đình được vị trí, diện tích phân bé san hô không nghiên cứu được thành phần loài tai ran san hô Cả 2 vị trí nghiên cứu cho kết quả phân bồ các ran san hô có độ chính xác khá cao

Trang 25

“BẢN 0Ô PHAN 86 SAN HO VEN BADLY SOM

Hình 1.3 Bản đồ phân bố san hô ven đảo Lý Sơn, tỉnh Quang Ngai (2010)

Nhu vay cé thể thấy rằng, Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu vẻ hệ sinh thái rạn

san hô các nghiên cứu cũng cho ra kết quả tương đi

chế trong các công trình nghiên cứu Các kết quả cũng cho thấy hiện trạng suy thối các

rạn san hơ trên vùng biển Việt Nam rất lớn

tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn

So sánh 2 phương pháp nghiên cứu hiện nay thì Công nghệ Viễn thám và GIS có ưu điểm nỗi trội hơn Phương pháp Công nghệ Viễn thám và GIS giúp các nhà nghiên cứu xác định được vị trí phân bố san hô tại khu vực nghiên cứu trước khi ra thực địa khảo sát như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm chỉ phí nghiên cứu, khả năng tiếp cận trong các điều kiện khắc nghiệt hơn so với phương pháp khảo sát thực địa Dữ liệu viễn thám có thẻ cung cấp thông tin cho việc đánh giá diễn biến của hệ sinh thái trong quá khứ, hiện trạng và dự đoán xu hướng biến động của chúng; thành lập được bản đỗ phân bố ran san hô; diện tích của rạn san hơ Ngồi ra, số liệu kết quả xác định phân bố rạn san hô bằng phương pháp Viễn thám và GIS với độ tin cậy tương đối cao thể hiện qua 2 vị trí nghiên cứu là Quảng Nam và Quảng Ngãi

Trang 26

1.2.3 Tình hình nghiên cứu rạn san hô tại Đà Nẵng

Đề tài nghiên cứu ran san hô tại Đà Nẵng của Nguyễn Văn Long (2006) đã sử

dụng phương pháp khảo sát thực địa để xác định thành phần loài, sử dụng ảnh viễn thám

Landsat 7 và Aster xác định phân bồ san hô Kết quả cho thấy, diện tích phân bố san hô vùng biên ven bờ Đà Nẵng không lớn, khoảng 104.6 ha rạn san hô Diện tích rạn san hô Đà Nẵng thấp hơn nhiều so với các khu vực lân cận ở tỉnh Miễn Trung như: Cù Lao Chim, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh, Ninh Hải (Ninh Thuận) Nghiên cứu cũng ghỉ nhận nơi đây có 191 lồi san hơ tạo rạn Dựa theo tiêu chuẩn phân chia độ phủ san hô sống của English et al (1997) thì có khoảng 1,9% các rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng đang ở trong tình trạng tốt ( 76 - 100% độ phủ san hô sống), 7,8% tốt (S1 75%), 8,8% trung bình và 39% trong tình trạng xấu và 42,2% rất xấu với tỷ lệ độ phủ san hô (1 — 30%) Như vậy tình trạng các hệ sinh thái rạn san hô ven bờ Đà Nẵng không còn trong tinh trang tốt và nhiều nơi đang bị suy thoái nghiêm trong [11]

'Các ran san hô còn trong tình trạng tốt đều tập trung ở khu vực Hòn Sup, Bai But, Bài Nồm, Hục Lỡ, Vũng Đá vùng phía nam bán đảo Sơn Trà Khoảng 05 ha rạn san hô vùng Bãi Bụt bị mắt do việc đắp đê lần biển và xây dựng các công trình đã và đang diễn ra ở các khu vực này

Nghiên cứu trên đã xác định hơn 191 lồi san hơ cứng tạo rạn thuộc 47 giống 15

họ và 3 giống san hô mém Trong đó các họ có số lượng loài nhiều nhất la Acroporidae,

Faviidae và Poridae Các giống chiếm số lượng cao nhất thuộc về Acropora, AMontipora Khu vực phía đông bắc và nam bán đảo Sơn Trà có sự đa dạng vẻ thành

phần giống loài cao hơn so với các khu vực khác Theo kết quả nghiên cứu, thì khu hệ

san hô tạo rạn của Đà Nẵng chỉ đa dạng hơn so với Thừa Thiên Huế nhưng lại thấp hơn so với Củ Lao Chàm, vịnh Nhà Trang, Ninh Hải, vịnh Cả Ná, Côn Đảo và Phú Quốc

“Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Long (2006), rạn san hô là quần cư quan trọng và phổ biến nhất trong vùng ven bờ Da Nẵng và có phân bố hẹp từ vùng triều đến độ sâu không quá 12m Rạn san hô ở đây thuộc vào dạng cấu trúc rạn riềm không điển hình (Non-fringing reefl) và một số nơi nền ran chủ yếu là đá tảng và san hô phát triển thưa thớt trên đó San hô sống chủ yếu phân bố trên các RSH vùng phía bắc và phía nam bán đảo Sơn Trà, trong khi đó phía tây và nam đèo Hải Vân chủ yếu là san hô chết (Hình

1.4) [11] Trong đó:

+ Phía nam đèo Hải Vân, nền rạn tương đối rộng 150 - 200m

+ Phía tây và bắc bán đảo Sơn Trà ran phân bồ hẹp từ 50 ~ 70m và hình thái tương, đối dốc ở một số nơi

+ Khu vực phía nam bán đảo Sơn Trà nền rạn tương đối dài và thoai thoải trung

Trang 27

16

San hô sống chủ yếu phân bồ trên các RSH vùng phía Bắc và phía Nam bán đảo Sơn Trà, trong khi đó vùng phía tây và nam đèo Hải Vân chủ yếu là san hô chết (Hình 14)

Hình 1.4 Phân bố các RSH, thảm cỏ biển và rong biển vùng ven bờ Đà Nẵng (Nguyen Van Long, 2006)

Tinh trạng của các hệ sinh thai RSH vùng biển ven bờ Đà Nẵng không còn trong tình trạng tốt và nhiều nơi đang bị suy thoái nghiêm trọng như khu vực nam đèo Hải bắc bán đảo Sơn Trà Một số vùng rạn ở khu vực phía nam bán đảo Sơn Trà như Bãi Nồm, Bãi Bụt, Hục Lỡ cũng đang bị suy giảm chất lượng Nguyên nhân chủ yếu do sự lắng đọng trầm tích

"Như vậy, đã có công trình nghiên cứu rạn san hô tại Đà Nẵng Tuy nhiên, các công trình này nghiên cứu riêng lẻ, thời gian nghiên cứu đã lâu và không thể hiện được sự thay đổi rạn san hô và mối quan hệ giữa hệ sinh thái san hô vùng biển Đà Nẵng Ngoài ra, tình hình đô thị hóa, phát triển du lịch rằm rộ tại vùng biển Đà Nẵng cũng đã gây ra tác động rất lớn đến môi trường biển nhưng chưa có việc đánh giá, giám sát chất lượng môi trường biển hiện nay Chính vì vậy, nhằm giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng các rạn san hô, từ đó có những định hướng, giải pháp, giám sát các hệ sinh thái

san hô này thì việc nghiên cứu cần phải lâu dài, cung cấp đầy đủ thông tin diễn biến hệ sinh thái rạn san hô

1.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 1.3.1 Vị trí địa lý

“Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, có tọa độ từ từ 15955*15'" đến 16°13715” vĩ độ bắc, 107°48°30" dén 108°20°18” kinh độ đông Diện tích tự nhiên 1.256,24 km2, trong đó diện tích đất liền là 951,2 km Địa hình Đà Nẵng khá phức tạp:

Trang 28

vùng núi cao và dốc tập trung thành vùng lớn ở phía tây bắc, tây và tây nam, vùng đồng bằng ven biển bị chia cắt bởi nhiều sông, suối Các con sông lớn là sông Hàn, sông Cu Dé [II]

'Vùng biển Đà Nẵng có chiều dai bờ biển 89 km [20], trong đó có khoảng 30 km có tiềm năng phát triển du lịch Diện tích ngư trường khoảng 15.000 km2; có vùng lãnh hai thém lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành dai nước nông rông lớn, thích hợp cho phát triển kinh tế biển tổng hợp và giao lưu quốc tế

1.3.2 Điều kiện khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biển động Chế độ ánh sáng, mưa âm phong phú, nhiệt độ trung bình hằng năm 25-26.9°C; mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thé xuống dưới 20°C, mùa hè có thể trên 30°C BS âm trung bình khoảng 83.4-84% Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 và vào thời kỳ này thường chịu sự uy hiếp của lũ lụt gây nên hiện tượng ngập úng Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 Lượng bức xạ tổng cộng trong năm khá lớn, khoảng 147,8 kcal/cm”/năm Số giờ nắng trung bình khoảng 2.156 giờ/năm [10]

~ Chế độ mưa: Sự khác biệt về chế độ mưa không chỉ tiện ở lượng mưa ma còn

cả ở sự phân bố lượng mưa trong năm Mưa chỉ tăng bắt đầu từ tháng 8 va đạt mức cực đại vào đầu mùa đông tức là vào các tháng 10-11 kéo dài đến tháng 12 có khi đến tháng

1 năm sau Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền

núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9-12, chiếm 80% lượng mưa cả

năm; mùa mưa trùng với mùa bão Đặc điểm nôi bật của khí hậu ở đây là sự chuyển dịch

mưa lớn sang cuối Thu, đầu mùa Đông Lượng mưa trung bình năm khoảng 2800-3000 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình 550- 1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 trung bình từ 20-40 mnv/thang

= Chế độ gió: Chế độ gió vùng ven biển Việt Nam không nằm ngoài chế độ giỏ mùa Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố địa hình khu vực Nhìn chung,

gió mùa đông bắc chiếm ưu thế hơn gió mùa tây nam cả về cường độ và hướng Gió

cũng có sự biến động cả hướng và tốc độ đối với vùng ngoài biển và vùng bờ Thống kê chuỗi số liệu gió tại trạm khí tượng thủy văn Đà Nẵng (1977-1997) cho thấy đặc điểm

chế độ gió tại khu vực ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng như sau: Vùng biển Đà Nẵng-

Quang Nam chịu sự chỉ phối của 2 hệ thống gió mùa đông bắc (NE) và gió mùa tây nam (SW) Gió mùa NE hoạt động trong khu vực này từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, gió mùa SW chỉ hoạt động trong khoảng tháng 7, tháng 8 Chế độ gió tại khu vực Quảng Nam biến đổi cả về hướng và tốc độ theo thời gian Mùa gió NE, tốc độ gió lớn hơn đáng kể so với mùa gió SW Thời gian thịnh hành của gió mùa NE trong khu vực dài hơn nhiễu so với thời gian thịnh hành của gió mùa SW Gió mùa NE mạnh nhất từ tháng

11 đến tháng 3 năm sau [25]

Trang 29

1.3.3 Đặc điễm thủy văn

Dòng chảy: Vùng biên ven bờ Quảng Nam nằm trong khu vực NTB, do vậy, các đặc trưng hồn lưu qui mơ lớn (hoàn lưu ven bờ Tây Biển Đông) đại diện cho cả dải ven bờ NTB trong đó có vùng biển Đà Nẵng-Quảng Nam Dòng chảy bị chỉ phối bởi gid mùa và đặc điểm địa hình Từ tháng 1-4 và từ tháng 10-12 dòng chảy có hướng tây nam, từ tháng 5-9 dòng chảy có hướng đông bắc với tốc độ 25-75 cm/s Tốc độ dòng chảy mặt mùa gió tây nam thấp (v=10-25 cm/s), vào mùa gió đông bắc đạt 50-70 cm/s

Dòng tầng mặt: Theo sự biến đổi không gian, khu vực phía bắc Quy Nhơn - Đà Nẵng, tốc độ dòng chảy thường nhỏ hơn khu vực phía nam Vào mùa gió đông bắc, hướng dòng chảy tầng mặt trong khu vực này thường có hướng theo hướng gió tức có

xu thế chảy từ bắc xuống nam Vào mùa gió tây nam, do khu vực phía bắc Quy Nhơn ít

chịu ảnh hưởng của gió tây nam, đặc biệt là khu vực gần bờ, nên hướng dòng chảy ở khu vực này có thể có hướng đông nam hoặc đông

Dòng chảy tằng sâu: dòng chảy có tốc độ cực đại trong khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi là 61,6 em/s, trung bình 23 cm/s vào thời kỳ gió mùa đông bắc Thời ky gió mùa tây nam, tốc độ dòng chảy cực đại là 52 cmís, trung bình là 27,8 em/s Tại khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam, dòng chảy các tầng sâu có hướng chủ yếu là tây bắc và bắc tây bắc trong mùa gió tây nam (chiếm gần 47%): hướng đông nam và nam đông nam trong mùa

gió đông bắc (chiếm hơn 49%) Tốc độ dòng chảy chủ yếu tập trung trong khoảng dưới

30 cm/s [25]

1.3.4 Đặc điểm địa hình và trầm tích biển

Địa hình vịnh Đà Nẵng tương đối thoải với thành phần vật liệu chủ yếu là cát bùn, độ sâu trung bình 10-17 m được bao bọc bởi Hải Vân, còn khu vực bán đảo Sơn Trả địa hình đáy đốc (0-30m) Trầm tích trong vùng được phủ bởi chủ yếu các loại trầm tích thô hạt: Cát, cát chứa bùn sét [25] Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình diy biễn phức tạp va tạo ra một số bãi can, trũng ngầm (lòng sông) [ 15]

Trang 30

we Hình 1.5 Bán đỏ địa hình đáy biển khu vực Đà Nẵng (Nguyễn Thị Tường Vy, 2017) NHẬN XÉT CHUNG

“Trên cơ sở các kết quả tổng quan từ nguồn tài liệu hiện có vẻ điều kiện tự nhiên, hiện trạng chất lượng môi trường, hiện trạng tài nguyên sinh vật và một số đặc điểm kính tế xã hội, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét như sau:

~ Nguồn số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường đã nghiên cứu vùng ven bờ Đà Nẵng là không nhiều và tính đồng bộ do nội dung thực hiện và phạm vi tiến

hành rất khác nhau từ nhiều đề tai, dự án Nguồn số liệu hầu hết được triển khai từ nhiều

năm trước đây, thiếu tính cập nhật nên chỉ có giá trị tham khảo mà không phản ảnh được hiện trạng tài nguyên và nguồn lợi cũng như chất lượng môi trường trong khoảng thời

gian gần đây

~ Các nghiên cứu đánh giá phân bố của các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn lợi sinh vật vùng ven bờ Đà Nẵng còn thiếu và tiễn hành riêng rẽ Phạm vi nghiên cứu chỉ được tiền hành tại một vài điểm đại diện nên chưa phản ánh được toàn diện về tình trạng hiện nay của các hệ sinh thái cũng như giá trị đa dạng sinh học và nguồn lợi vùng ven bờ Đà Nẵng

Nhằm thực hiện mục tiêu và những nội dung nghiên cứu như đã nêu tren, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng san hô khu vực biển Sơn Trà ~ Hải ‘Van tại Thành phố Đà Nẵng thông qua việc đánh giá cụ thể sự thay đổi lớp phủ san hô, các yếu tố sinh thái tác động tới sự phân bố san hô và phân tích nguyên nhân suy giảm lớp phủ san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ Qua đó giúp cung cấp các dẫn liệu khoa học đáng tin cậy một cách hệ thống vẻ hiện trang san hô của Tp Đà Nẵng; xây dựng nguồn tải liệu khoa học tham khảo, thông tin quan trong để phục vụ công tác quản lý tại địa

Trang 31

phương Góp phần Nâng cao nhận thức về công tác bảo tổn hệ sinh thai san hô nói riêng và môi trường biên nói chung tại thành phó, đề xuất tăng cường ứng dụng khoa học công

nghệ trong hoạt động quản lý, bảo tồn nhằm tăng cường hiệu quả, góp phần phát triển

Trang 32

CHUONG 2

THOI GIAN, DIA DIEM VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài nghiên cứu là các Rạn san hô phân bố tại khu vực biên Đà

Nẵng

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.2.1 Thời gian nghiên cứu

“Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến tháng 3/2020 với 2 đợt điều tra, khảo sit:

+ Dot 1: Mùa mưa vào tháng 10/2019 + Đợt 2: Mùa khô vào tháng 01/2020

3.3.2 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khu vực biển có san hô sống từ phía nam đèo Hải Vân

đến bán đảo Sơn Trà - Tp Đà Nẵng,

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đánh giá đặc điễm nền đáy, xác định diện tích và mức độ đa dạng thành phân loài rạn san hô

~ Đo các thông số môi trường nước biển

~ Xác định thành phần nền đáy và phân loại lớp phủ rạn san hô

~ Ghỉ nhận diện tích san hô sống và so sánh sự thay đổi qua từng giai đoạn - Đánh giá chất lượng, mức độ đa dạng của quần xã san hô tại khu vực nghiên cứu 3.3.2 Đánh giá sự thay đỗi diện tích san hô sống bằng viễn thám và GIS ~ Trình bày bản đỏ hiện trạng và so sánh sự thay đổi diện tích san hô sống theo thời gian

3.3.3 Phân tích các yếu tố sinh thái tác động, nguyên nhân suy giảm độ phủ và thành phẫn loài san hô

~ Yếu tố tự nhiên (vô sinh, hữu sinh) ~ Tác động của con ngườ

2.3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân, Da Ning

“Trên cơ sở nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát

Trang 33

2.4 Phương pháp nghiên cứu

“Trong quá trình điều tra, nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu

Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu vẻ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tài nguyên - môi trường, khí tượng - thủy văn; tài nguyên sinh vật ven biển liên quan đến dự án Nguồn thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau của các nghiên cứu; báo cáo khoa học, hiện trạng hằng năm của các sở, ban, ngành đã thực hiện trước đây Các tài liệu được kế thừa có chọn lọc để có cái nhìn tổng quan vẻ các dạng dữ liệu tài nguyên biển vùng ven biển Đà Nẵng hiện có

2.4.2 Phương pháp phân tích hệ thắng

Các thông tìn thu thập tổng hợp được thuộc diện đa lĩnh vực, đa ngành, rạn san

hô thường không tồn tại đơn lẻ, chúng luôn có mối liên quan mật thiết với các yếu tố

khác nhau bằng các mối quan hệ phổ biến và hệ thống Trong nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ cần phải được đặc biệt chú ý tới phương pháp này Phân tích

hệ thống là quá trình nghiên cứu các yếu tổ liên quan đến chủ thé RSH gom thành nhiều

thành phần khác có liên quan (điều kiện môi trường, các hệ sinh thái liên quan, các nhân tố tác động ) nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động, tương tác, các mối liên hệ giữa các yếu tố để có thé đưa ra nhận định, đánh giá mang tính tổng hợp chính xác nhất

2.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn

Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã được thực hiện để xác minh sự thay đổi của

rạn san hô theo thời gian Những người được phỏng vấn được chọn là những ngư dân tir các làng chải ven biển thành phố, những người đã từ 40-70 tuôi và có nghề nghiệp liên

quan đến câu cá và lặn để hiểu về thông tin về biến động và lý do do thay đổi san hô

theo thời gian ở khu vực biển Đà Nẵng Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng đề phỏng vấn 80 người dân địa phương Dữ liệu phỏng vấn được lưu trữ và xử lý bởi MS Phần mềm Excel v 2013

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng van sâu, là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến mục đích đặt ra Đối tượng thực hiện phỏng vấn: người dân, cơ quan quản lý nhà nước, khu bảo tồn Làm cơ sở, cho việc xây dựng bảng câu hỏi Lấy ý kiến thông qua các câu hỏi liên quan, từ đó tổng hợp thông tin đưa vào quá trình phân tích và đánh giá

“Trong quá trình triển khai đề tài, tiến hành tham vấn ý kiến những cá nhân có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề hiện trạng tài nguyên sinh vật ven biên Vì vậy, phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn sâu các chuyên gia và cán bộ, chuyên viên của Phòng TNMT, Sở Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Sở NN&PTNN và Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng với các nội dung phỏng vấn

Trang 34

về: (1) Hiện trang ran san hô xung quanh khu vực; (2) Các nguyên nhân gây suy giảm rạn san hô tại khu vực; (3) Số liệu và thông tin về hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hoạt đông du lịch, hoạt đông sinh hoạt của người dân , (4) Các dự án đã được triển khai để quản lý ran san hô và tính hiệu quả; (5) Nhận thức và sự tham gia của người din trong các hoạt động bảo tồn; (6) Một số vấn đề đáng lo ngại tại địa phương về công tác

bảo tồn rạn san hô; nhằm làm rõ hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học vùng ven biển

để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học ven bién Bên cạnh đó, tìm hiểu các giải pháp hiện nay đã, đang và sẽ áp dụng để bảo vệ tài nguyên vùng ven biển

Đà Nẵng và thu thập ý kiến về các đề xuất mà nghiên cứu đưa ra 2.464 Phương pháp chuyên gia

“Trong quá trình khảo sát thực địa, mẫu san hô được tổng hợp và gửi đến Viện Hải

đương học Việt Nam (Nha Trang, Khánh Hòa) giúp định danh giống — lồi san hơ với sự hỗ trợ của chuyên gia Phan Kim Hoàng — Nghiên cứu viên Phòng Nguồn lợi thủy sinh vật, Viện Hải dương học Việt Nam

“Trong quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng dựa trên công cụ GIS và Viễn thám có sự hỗ trợ của chuyên gia/nhóm nghiên cứu đề tài Cấp Bộ mã số B2019-DNA-04: “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá hiện trạng phân bố và phân vùng bảo vệ ran san hô ở Quang Nam va Da Nẵng”

2.4.5 Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm tra rạn Reeftheck để đánh giá độ phủ san hô và thành phân loài Sử dụng phương pháp kiểm tra theo điểm (spot check) để ghi nhận các thông tin thực địa Tiến hành đo các thông số môi trường, độ sâu đáy và thu thập dữ liệu hình ảnh đề cung cấp dữ liệu đề giải đoán ảnh viễn thám là bước quan trọng nhằm đánh giá đặc điểm môi trường phân bố - phân loại lớp phủ - định danh loài san hô Trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp Ô

tiêu chuẩn (OTC), tiến hành chọn vị trí thuận lợi đẻ lập các OTC có diện tích 25m? (từ 02 - 05 ô/ tuyến), đảm bảo yêu cầu các OTC phải đại diện cho các khu vực phân bó tập

trung san hô Thu thập các dữ liệu trong OTC:

+ Thu mẫu ảnh kỹ thuật số xác định thành phần nền đáy

+ Xác định độ sâu đáy (bằng máy Hondex PS7FL)

+ Thu thap dữ liệu tọa độ địa lý khu vực nghiên cứu (bằng máy GPS Etrex Garmin)

+ Đo các thông số chất lượng nước (bằng máy đo đa chỉ tiêu YSI 650 MDS)

Trang 35

Hinh 2.1 Céch lap 6 tiêu chuẩn phụ và vị trí các 6 tiêu chuẩn 2.4.6 Phương pháp thu mẫu

Sử dụng camera chuyên dụng dưới nước quay 360 độ CND713, máy ảnh chuyên dụng dưới nước và thợ lặn chuyên nghiệp để xác định loại nền đáy, lớp phủ san hô và

lấy các điểm mẫu Mẫu ảnh kỹ thuật số được thu thập theo OTC 5x5m bằng thợ lặn chuyên nghiệp, ảnh kỹ thuật số được lấy ô tiêu chuẩn phụ IxIm, 05 mẫu sẽ được chụp

01 ảnh ở trung tâm và 04 ảnh ở 04 góc của ô tiểu chuẩn x5m (Hình 2.1) Phương pháp chụp ảnh theo ô tiêu chuẩn 5x5m được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu, để giảm chỉ phí và thời gian và phương pháp này cũng phủ hợp để xác thực loại ảnh viễn thám của nghiên cứu Việc lấy mẫu ảnh được chụp đề bao quát được ô tiêu chuân phụ IxIm

trong mỗi hình ảnh chụp được Tổng số hình ảnh kỹ thuật số đã thụ thập là trên 2000

ảnh cho toàn bộ nghiên cứu Thời gian thu mẫu được tiến hành vào mùa mưa (tháng 10) và mùa khô (tháng 1)

3.4.7 Phương pháp xác định thành phần loài

Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá nhanh vùng ven biển Đà Nẵng tại mỗi điểm rạn khảo sát, xác định hai mặt cắt khảo sát được đặt song song với bờ ở hai đới mặt bằng rạn có độ sâu trung bình 2-4m và sườn dốc rạn có độ sâu dao động 5-§m, do có sự khác biệt thành phần loài và phân bố theo độ sâu ở một số nhóm phân loại Tuy nhiên tùy vào hình thái và cấu trúc, phân bố của các rạn san hô có một số điểm chỉ tiền hành hành khảo sát trên 1 hoặc 2 mặt cắt

Nghiên cứu này sẽ quan sát mỗi một khu vực xắp xi 250m (chiều rộng 5m và 50m theo chiều đài dọc theo mặt bằng và sườn rạn) với thiết bi lin SCUBA Ghỉ chép các thông tin về thành phần lồi san hơ va độ phủ của các rạn san hô trên giấy chuyên dụng 'Những lồi khơng xác định được ngoài thực địa trong quá trình khảo sát sẽ được chụp ảnh và thu mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm Bên cạnh đó, khảo sát thêm khu vực xung quanh đề xác định thêm các loài mới nằm ngoài danh mục Ngoài ra, kết quả

nghiên cứu trước đây về san hô cứng cũng đã được tham khảo đẻ bổ sung hoàn chỉnh

Trang 36

2.4.8 Phương pháp xác định độ phú

Sử dụng phần mềm CPCc đề xác định độ phủ san hô bằng cách sử dụng ảnh chụp

mặt cắt ngang Một số điểm ngẫu nhiên không gian được chỉ định, phân phối trên một

hình ảnh cắt ngang và các tính năng bên dưới các điểm được người dùng xác định Kết quả được thông kê ra excel cụ thể từng loại nền đáy và phần trăm trong ô cần tính toán mà chúng ta đã chỉ định trước cho chúng

2.4.9 Phương pháp xử lý số liệu:

Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa sẽ tiến

hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả cụ thể

tông hợp, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2013 6 liệu được

~ Xác định diện tích san hô theo kết quả giải đoán ảnh viễn thám

~ Đánh giá độ phủ san hô theo thang phân chia độ phủ san hô sống của English và es (1997): Độ phủ trung bình của san hô cứng và san hô mềm của các mặt cắt được tính toán bằng cách dùng giá trị điểm giữa phần trăm độ phủ của bậc phân chia tại mỗi mặt cất (ví dụ: bậc 1: độ phủ = 6%; bậc 2: 20%; bậc 3: 40%; bậc 4: 63%; bậc 5: 88%)

- Đánh giá đa dạng sinh học thông qua tần số 7uxon xuất hiện trong các ô tiêu

chuẩn

Trang 37

CHUONG 3

KET QUA VA BAN LUẬN

3.1 Đánh giá đặc điểm môi trường nước, tỷ lệ nền đáy và mức độ đa dạng, quần xã san hô

3.1.1 Các thông số chất lượng môi trường nước

Nghiên cứu xác định các vị trí thu mẫu môi trường nước bao gồm 10 điểm vào cả 02 mùa: mùa khô (tháng 10/2019) và mùa mưa (tháng 1/2020) trong toàn khu vực nghiên

cứu Vị trí các địa thu mẫu duợc trình bày trong Hình 3.1

Trang 38

thời tiết này Kết quả đo Độ mặn tại khu vực Đà Nẵng được thé hiện trong Hình 11 giá trị Độ mặn dao động từ 33% đến 34,5% Kết quả này đều nằm trong mức phủ hợp cho sự sinh trưởng của San hô Nghiên cứu không ghi nhận được giá trị Độ đục tại các vị trí thu mẫu DO (mg/L) ? : | | | | 3 2 1

° Hồn Hồn BĂÍCếVữngĐí ĐHiĐắc MI HucL® BBïNồm BBB Hon Sup choi Chủo? Vàng gìn Nghề mMùa mưa mMùatnô

Hình 3.4 Biểu đồ chỉ số Oxy hỏa tan (DO) tại các điểm thu mẫu Độ mặn (%) os 30 >s 2 2s 28 2s 2 265 26 2s Hòn Hòn BBICHt Ving DS BSA MGI Hu L8 BBINSm BB But Hn Sup Chảoi Chảo2 Vàng Bàn Nghề

EMba mưa BMbakhô

Hình 3.5 Biểu đồ chỉ số độ mặn tại các điểm thu mẫu 3.1.2 Diện tích và độ phủ san hô tại khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu này tiến hành thu mẫu san hô tại 14 vị trí tại khu vực nghiên cứu được

thể hiện cu thể qua Bảng 2 Có thể chia các vị trí thu mẫu khu vực nghiên cứu thành 3 nhóm:

~ Nhóm l: khu vực Hòn Chao:

Trang 39

~ Nhóm 3 (phía nam bán đảo Sơn Trà) gồm các khu vực: Mũi Nghê, Vũng Đá, 'Hục Lỡ, Mũi Súng, Bai Nom, Bai But, Mũi Gidn, Hon Sup.\

Trang 40

Qua kết quả giải đoán ảnh viễn thám năm 2019, nghiên cứu ghi nhận diện tích san hô sông tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân, Đà Nẵng đạt 31,5 ha Cụ thể diện tích san

hô sống tại mỗi khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 7 như sau: Bang 3.4 Dị tích san hô sống tại các khu vực nghiên cứu vào thời điểm 2019 (ha) STT Ran san hô Diện tích (ha) 1_ | Hòn Cháo, 6,39 2_ | Bãi Cát Vàng : 3_ | Bài Bộ Đội - 4 | Vũng Đá Bàn 126 $_ | Tây Bãi Bắc 243 6_ | Đông Bãi Bic 234 7 | Mũi nghệ 0.99 $ | Vũng Đá 144 9 | Hue Lar 2.16 10 | Mũi Súng 0.9 11_| Bai Nom 2.16 12 | Bãi Bụt 5.94 13 | Mũi Giòn 0/72 14 | Hòn Sụp 477 Tổng 31,5 ha

Qua Bang 3.4 cho thay, diện tích độ phủ san hô sóng tại thời điểm nghiên cứu 2019 tại khu vực Hòn Chảo được ghi nhận có diện tích san hô sống cao nhất (6,39 ha); tại khu vực phía bắc bán đảo Sơn Trà, san hô sống có diện tích chủ yếu tập trung ở khu vực Bãi Bic (4,77 ha) và Vũng Đá Bàn (1.26 ha) với tổng diện tích dat 6,03 ha; tỷ lệ san hô sống tại khu vực Sơn Trà chủ yếu tập trung về phía đông nam và phía nam bán đảo (từ Mũi Nghê về đến Hòn Sụp) với diện tích đạt 19.08 ha, trong đó khu vực Bãi Bụt ghỉ nhận diện tích san hô sống cao nhất khu vực bán đảo Sơn Trả (5,94 ha) Diện tích san hô sống không được ghi nhận ở khu vực phía tây bán đảo Sơn Trà (Bai Cát Vang va Bai Bộ Đội), vì trong quá trình khảo sát thực địa ghi nhận mật độ san hô sống còn lại có ty

lệ rất thấp, nằm rải rác và chất lượng nước có độ đục cao nên việc hiệu chỉnh, giải đoán

ảnh Viễn thám gặp khó khăn

Ngày đăng: 31/08/2022, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN