1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

131 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 36 MB

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã đánh giá được thực trạng phân bố cũng như các yếu tố tác động đến quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành; đề xuất được giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an toàn bờ sông trong bối cảnh biến đổi khí hậu cũng như các tác động nhân sinh.

Trang 1

LÊ THỊ DIEM SUONG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN QUẦN THÊ DỪA NƯỚC TẠI XÃ TAM

NGHĨA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017

Trang 2

LÊ THỊ DIEM SUONG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN QUẦN THÊ DỪA NƯỚC TẠI XÃ TAM

NGHĨA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 6.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS VÕ VĂN MINH

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

(Ký và ghỉ rõ họ tên)

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT DANH MỤC CÁC BẰNG DANH MỤC CÁC HÌNH MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4 Bố cục đề tài 3

CHUONG 1: TONG QUAN TÀI LIỆU wd

1.1 Sự phân bố của dừa nước trên thế giới và ở Việt Nam 4

1.1.1 Sự phân bố dừa nước trên thế giới 4

1.1.2 Sự phân bố dừa nước ở Việt Nam 6

1.2 Đặc điểm và vai trò của dừa nước 7

1.2.1 Đặc điểm của dừa nước (Nippa /?wetieans Wurmb) 7

1.2.2 Vai trò của dừa nước 9

1.3 Tình hình khai thác, sử dụng và quản lý, phục hồi dừa nước trên thế giới

và ở Việt Nam 17

1.3.1 Tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi dừa nước trên thế giới và

Việt Nam 17

1.3.2 Tình hình quản lý, phục hồi dừa nước trên thế giới và Việt Nam 22

1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành 27

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 27

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36

CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

Trang 5

2.3 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 39

2.3.2 Phương pháp tông hợp và thống kê số liệu 4I

CHƯƠNG 3: KET QUA VA BAN LUAN

3.1 Hiện trạng phân bố và biến động diện tích quần thê dừa nước tại xã Tam

42

Nghĩa 42

3.1.1 Hiện trạng phân bó quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa 42 3.1.2 Sự biến động diện tích quần thể dừa nước ở xã Tam Nghĩa 50 3.2 Các yếu tố tự nhiên tác động đến quần thể dừa nước xã Tam Nghĩa 52

3.2.1 Khí hậu 52

3.2.2 Đặc điểm môi trường nước và trầm tích 57 3.3 Hiện trạng khai thác, sử dụng và các tác động nhân sinh đến quần thể dừa

nước tại xã Tam Nghĩa 69

3.3.1 Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn lợi dừa nước tại xã Tam

Nghĩa 69

3.3.2 Tác động áp lực nhân sinh đến quần thê dừa nước tại Tam Nghĩa 74 3.4 Đề xuất giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại Tam Nghĩa 80

3.4.1 Phân tích hiện trạng, áp lực và đáp ứng 80

3.4.2 Dé xuat cdc giải pháp phát triển quần thể dừa nước tại Tam

Nghĩa 84

KẾT LUẬN VA KIÊN NGHỊ 91

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

QUYET DINH GIAO DE TAI LUAN VAN (Ban sao)

PHU LUC

Trang 6

BD Bén Dinh

CNM Cây ngặp mặn

HST Hệ sinh thái

KTXH Kinh tế xã hội

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

ƠTC Ơ tiêu chuẩn

RNM Rừng ngập mặn

ST Sông Trầu

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

Trang 7

hiệu Tên bảng Trang bang

1.1 | Giá trị kinh t6 tong s6 ciia dira nude (Nipa fruticans Wurmb.) 10 12 | Các yêu tô đặc trưng chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành 30 13 | Hiện trạng sử dụng đất của xã Tam Nghĩa năm 2015 34 1ị_ | Vi tí và một độ quân thể dừa nước ở các ÖTC tại khu vục sông Ben |

Đình

2.2 | Vĩ trí và mật độ quân thê dừa nước ở các OTC tại khu vực sông Trâu |_ 47 3.3 | Biển động diện tích rừng dừa nước tại xã Tam Nghĩa 50 + | Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm tại huyện Núi |

Thanh

3.5 | Luong mua cdc tháng trong năm của huyện Núi Thành 35

3.6 | Độ mặn tại các điểm nghiên cứu trên sông Bến Dinh 58

3.7 | Độ mặn tại các điểm nghiên cứu trên sông Trâu s9 3.8 [ Hàm lượng đạm (N,) trên lưu vực sông Bến Đình và sông Trâu 6 3.9 | Hàm lượng lân (P:O;„„) trên lưu vực sông Bến Đình và sông Trâu 66 3.10 | Tan xuat khai thác ở các hộ gia đình ở xã Tam Nghĩa 72 3.11 | Phương thức khai thác thủy sản của các hộ gia đình tại xã Tam Nghĩa |_ 72 3.12 | Nhận thức của người dân về tâm quan trọng của quân thê dừa nước T4 3.13 | Các nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng dừa nước ở Tam Nghĩa |_ 78 3.14 | Phân tích hiện trạng, áp lực và đáp ứng 80 3.15 [ Tiêu chí đáp ứng yêu câu về phát triển dừa nước 84

Trang 8

hiệu Tên hình Trang hình I Bản đồ vị trí xã Tam Nghĩa 28

2 Lưu vực sông Trâu và sông Bên Đình xã Tam Nghĩa 38 3.1 | Bản đỗ hiện trạng phân bỗ dừa nước tại xã Tam Nghĩa 42 3.2 _ | Biêu đỗ biển động dừa nước xã Tam Nghĩa 50 3.3 | Biển động nhiệt độ của huyện Núi Thành qua các năm 2011-2015 |_ 54 3.4 _ | Biến động lượng mưa huyện Núi Thành qua các năm 2011- 2015 56 3.5 | Độ mặn tại các điềm nghiên cứu trên sông Bến Đình 59 3.6 | DO man tại các điềm nghiên cứu trên sông Trâu 60

3.7 _ | Hàm lượng (N,) trên sông Bên Đình 64

3.8 | Hàm lượng (N,,) trên sông Trâu 65

3.9 | Ham lượng lân (P;O;„,) trên sông Bến Đình 67 3.10 | Ham lượng lân (PO:,,) trên sông Trầu 67 3 ¡¡_ | Phương thức khai thác thủy sản của các hộ gia đình tại xã Tam 1

Nghia

3.12 | Nhận thức của người dân về tâm quan trọng của quân thê dừa nước | 75 3¡a_| Cếc "guyên nhân làm suy giảm diện tích rừng dita nước ở Tam |

Nghĩa

314 Khu vực đề xuất quy hoạch bảo tồn, phục hồi dừa nước tại xã Tam Nghĩa 86

Trang 9

Dừa nước (Mipa /iuicans Wurmb,) là loài thực vật sống ở các bãi lầy

vùng cửa sông, ven các kênh rạch nước lợ, ven biển nơi có độ mặn thấp và

quần tụ thành rừng [13], [24]

Dừa nước có giá trị rất lớn trong việc chống xói mòn, sạt lở đắt, giữ đất

bồi bảo vệ bờ sông, kênh rạch, là bức tường xanh bảo vệ vùng cửa sông, ven biển [13], [21] Hệ sinh thái dừa nước có vai trò quan trọng trong việc giảm

nhẹ thiên tai thể hiện ở chức năng điều hòa khí hậu, chống xâm nhiễm mặn, hạn chế bão, gia tăng kết chặt trầm tích và hoạt động như một máy lọc sinh

học, nâng cao chất lượng môi trường, duy trì cân bằng sinh thái Lá và mùn chất hữu cơ do dừa nước tạo ra là nguồn thức ăn không thể thiếu cho các loài

thủy hải sản, bãi sinh sản của các loài động vật [15], [21] Hệ sinh thái dừa

nước có sự đa dạng sinh học rất cao, nhất là các lồi tơm, cua, ghẹ, động vật

thân mềm và là nơi trú ngụ của các loài chim di cư giúp duy trì đa dạng sinh học thủy vực và trên cạn [13], [21] Ngoài ra, hệ sinh thái dừa nước còn mang

đến cho con người nhiều nguồn lợi kinh tế từ các bộ phận của cây dừa nước,

là nơi phục vụ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch sinh thái [12], [14]

Quảng Nam thuộc khu vực Trung Trung bộ, là nơi có diện tích đất ngập

nước lớn, nhưng diệt tích có rừng che phủ lại thấp và phân tán Tuy nhiên,

vẫn còn tổn tại một số điểm phân bó loài cây đừa nước Đây là loài cây có tiềm năng phát triển mạnh trên các vùng đất ngập nước có ảnh hưởng của

thủy triều và độ nhiễm mặn của biển như Câm Thanh, Hội An và một số xã

thuộc huyện Duy Xuyên, Núi Thành của tỉnh [9], [26]

Tam Nghĩa là xã duy nhất của huyện Núi Thành có diện tích dừa nước

Trang 10

nhiễm mặn và ôn định môi trường sinh thái ở Tam Nghĩa chính là cây dừa

nước Hệ sinh thái dừa nước nơi đây cũng tạo ra nhiều nguồn lợi cho cộng

đồng địa phương như nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi từ cây dừa nước

Tuy nhiên, những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra nhanh chóng ở địa phương như nuôi trồng thủy sản, khai hoang đất nông nghiệp, nước thải công nghiệp, đánh bắt thủy sản bằng phương tiện hủy

diệt và gia tăng cường độ khai thác làm suy giảm đa dạng sinh học trong vùng dừa nước, gây những tác động làm suy thoái hệ sinh thái dừa nước trong khu

vực [9], [19], [26], [31] Đồng thời, tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân Thế nhưng, cho

đến nay hệ sinh thái dừa nước tại xã Tam Nghĩa vẫn chưa được nghiên cứu

đầy đủ

Xuất phát từ những diễn biến thực tế đang diễn ra và xu thế phát triển

tại vùng bờ trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi thực hiện đề tài:

*Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển quân thể dừa nước

tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tính Quảng Nam” nhằm làm cơ sở

khoa học cho việc quy hoạch, bảo tồn phát triển tài nguyên dừa nước trong điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần vào xây dựng chính sách phát triển các vùng ven biển huyện Núi Thành gắn với phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn

dựa vào cộng đồng ở huyện Núi Thành

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá được thực trạng phân bố cũng như các yếu tố tác động đến

quần thể dừa nước tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành

Trang 11

3 Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAI

- Ý nghĩa khoa học: góp phần cung cấp những thông tin khoa học về

thực trạng khu hệ dừa nước tại xã Tam Nghĩa cũng như những định hướng

quy hoạch, bảo tồn phát triển tài nguyên dừa nước tại địa phương

- Ý nghĩa thực tiễn: góp phần tìm kiếm các giải pháp quản lý có tính khoa học và khả thi đối với nguồn tài nguyên sinh vật tại địa phương; đồng thời qua đó góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý tài

nguyên

4 BO CUC DE TAT

Mo dau

Chuong 1 Téng quan tài liệu

Chương 2 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả và bàn luận

Kết luận và kiến nghị

Trang 12

1.1 SY PHAN BO CUA DUA NUGOC TREN THE GIỚI VÀ Ở VIỆT

NAM

1.1.1 Sự phân bố dừa nước trên thế giới

Trên thế giới, dừa nước phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và cận xích đạo từ 10° Bắc đến 10” Nam kéo dài từ Sri Lanka qua vùng Đông Nam Á đến phía bắc Australia Dừa nước rất thường gặp đọc theo bờ biển và các cửa sông, đổ vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ Bangladesh tới các hải đảo

Thái Bình Dương [65] Trong đó, dừa nước phân bố nhiều ở các nước Đông

Nam Á Vùng dừa nước lớn nhất ở Indonesia rộng khoảng 700.000ha, đến

Papua New Guinea 500.000ha va Philippin 8.000ha [64]

Dừa nước được tìm thấy ở Nam Á bao gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, đảo Hải Nam (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, dao Iriomote

(Nhat Ban), Malaysia, Myanmar, Singapore, Srilanka, Thái Lan, Việt Nam Ở

Úc, dừa nước phân bố ở Tây Bắc và Đông Bắc Ngoài ra, dừa nước còn phân bố ở Palau, [13], [46]

Dừa nước phan bé tir Sri Lanka, chau thé Ganges dén Uc, Solomon va

đảo Ryukyu Dita nước đã bành trướng đến các vùng như Trinidad, Panama

và cả Tây Phi Cây dừa nước cũng đã được nhập vào phía Tây Châu Phi vào

đầu thế kỷ 20 Mặc dù hiện tại dừa nước phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á,

nhưng lịch sử phân bố của chúng thì rộng lớn hơn, bằng chứng là phần hoa và

quả của dừa nước trở thành hóa thạch của nhiều vùng trên thế giới [64]

Năm 1906, các hạt giống từ vườn thực vật của Singapore được gieo

trồng, hình thành đồn điền thử nghiệm ở Old Calabar và từ đó một đồn điền tiếp theo được hình thành ở Oron vào năm 1912, tạo thành một quần thẻ dừa

Trang 13

Phi [60]

Tại Cameroon, dừa nước đã được đưa vào trồng và dừa nước ở đây

phân bố thành những thảm lớn hoặc nhỏ Quần thể của loài này rất linh động, có thể bị thu hẹp do tác động của người dân địa phương [57] Dừa nước hầu

như biến mắt ở vùng Sandarbans của Ấn Độ do môi trường nước bị ô nhiễm

Tuy nhiên, ở một số vùng, diện tích dừa nước tăng lên do người dân trồng

thêm Tại Philippines, các loài cây ngập mặn (CNM) khác bị chặt bỏ, thay thế

vào đó là trồng dừa nước, đã đe dọa đến đa dạng sinh học trong rừng ngập

mặn [45]

Những vùng bờ biển của khu vực Tây Á, dừa nước có khả năng phát

tán rất nhanh và chiếm lĩnh nhiều vùng rộng lớn, đặc biệt ở các vùng nước lợ

và vùng nước có chế độ triều Dừa nước đã phát tán ra phía xa hướng nam

cửa sông Wouri (Cameroon) và tiến xa ra hướng tây Lagos Các nhà khoa học cho rằng dừa nước là một loài cơ hội cao, mọc thành đám rậm rạp và cạnh tranh vượt trội so với các cây ngập mặn bản địa Nhiều rừng ngập mặn

(RNM) của châu thổ Niger và Cameroon đã bị biến mắt vì sự xâm lắn của dừa nước và bị người dân đón chặt làm gỗ đun đề bán Dừa nước cũng xâm chiếm nhiều vùng đất ngập nước của châu thổ Niger, đặc biệt là xung quanh sông,

Bonny, sông Imo và đang gây thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái [46]

Hiện nay, dừa nước phân bố rộng rãi trong RNM các nước châu A va bờ biển Đông Châu Phi dọc theo bờ sông thành các dãy dài Chúng cần chế độ ngập nước theo thủy triều Người dân 6 Bangladesh trồng dừa nước thành ruộng đề dùng cho nhu cầu làm nhà [55]

Trang 14

1.1.2 Sự phân bố dừa nước ở Việt Nam

Viét Nam có bờ biển dài 3260 km với nhiều cửa sông giàu phù sa, khí

hậu nóng âm, mưa nhiều tạo điều kiện cho RNM sinh trưởng tốt Trong đó,

dừa nước là một loài CNM phân bố ở các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào Đặc

biệt, dừa nước phân bó chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Dừa nước phân bố nhiều ở các bãi lầy, vùng cửa sông, ven kênh rạch nước lợ vùng đồng bằng sông

Cửu Long, phân bố thành thảm lớn hoặc nhỏ, mọc rãi rác ở các tỉnh Nam Trung Bộ [12]

Ngoài ra, dừa nước còn tập trung nhiều ở cửa sông, các vùng nước lợ

thuộc các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ như thành phó Hồ Chi Minh, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau [14]

Khu vực ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu tới Hà Tiên tỉnh Kiên Giang

Ở đây có nhiều bãi bồi rộng, giàu phù sa do hệ thống sông Đồng Nai và sông, Cửu Long cung cấp, ít có bão nên đừa nước phát triển tốt Nhưng ở vùng này dừa nước cũng bị tàn phá nhiều đề lấy đất làm đầm nuôi tôm [14]

Ở khu vực Trung Trung Bộ, dừa nước phân bố ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi Đặc biệt dừa nước phân bố nhiều ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn

[66]

Trong đó, tại Quảng Ngãi, dừa nước phân bố chủ yếu ở các xã Bình

Phước, Bình Thạnh, Bình Chánh và Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn Tại

đây, dừa nước phân bố dọc theo sông Trà Bồng, cách cửa sông khoảng từ 2 -

7 km [66]

Tại Quảng Nam, dừa nước phân bố ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn có

diện tích đáng kể tại khu vực Rừng Dừa Bảy Mẫu thuộc thôn 2, thôn 3 xã

Trang 15

dãy, khắp các kênh rạch và các triền sông của xã Cảm Thanh, Cảm Nam và

trước đây là Cảm Châu Ngoài ra, dừa nước hiện có phân bố ở trên ven sông,

Trường Giang thuộc địa phận các xã Duy Nghĩa, Duy Thành và Duy Vinh thuộc huyện Duy Xuyên và các xã thuộc huyện Thăng Bình nhưng với diện tích không đáng kể [26] Sự hiện diện của chúng ở miền Trung Hội An thành

từng dãy rộng là rất đặc sắc Các nghiên cứu công bồ về sinh thái phân bó của

dừa nước ở Hội An, Núi Thành còn rất hiếm hoi, chỉ có trong các báo cáo

hàng năm của Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, huyện về tình hình quản lý

đất đai Đặc biệt tại sông Bến Đình, sông Trầu thuộc thôn Tịch Tây xã Tam

Nghĩa có những dãy rừng dừa nước còn sót lại nhưng ít được biết đến [31]

Như vậy, ở Việt Nam dừa nước chỉ phân bố ở các tinh từ đèo Hải Vân

trở vào không có mặt ở các tỉnh phía Bắc Trong đó, dừa nước phân bồ nhiều nhất ở các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ Ngoài ra, dừa nước còn phân bố ở các tỉnh miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi

1.2 DAC DIEM VA VAI TRO CUA DUA NUOC

1.2.1 Đặc điểm của dừa nước (Nippa fructicans Wurmb.)

Dừa nước có tên khoa học là Nippa fructicans Wurmb., thuge ho Cau (Arecaeae), bộ Cau (Arecales) [24] Dừa nước mọc thành dãy ven bờ sông

lạch nước lợ, có thân ngầm đơn trục mọc ngang dưới lòng đất, đường kính

đến 45cm, mang nhiều sẹo lá lớn xếp chồng lên nhau, mặt dưới có rễ [13] Lá

mọc cụm, 3 - 5 lá, vươn lên theo chiều đứng thẳng, dài 3,0 - 6,5 m, dang lông chim; cuống lá rất mập, dài đến 1,5m, hình trụ, có rãnh ở bên; gốc phình lên

Trang 16

lá bắc lớn, hình ống, dai để bảo vệ hoa và quả Các cụm hoa đực hình bông

thường mọc từng đôi, hình trụ, thường hơi cong, dài khoảng 4 cm mau cam

[13] Hoa có 2 dạng rất khác nhau, nhưng chúng có bao hoa giống nhau Hoa đực mang 3 nhị, chỉ nhị dính thành cột, không có nhuy thoái hoá Hoa cái nở

rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi

sóc trên những nhánh kế sau Hoa cái cũng không có nhị thối hố, bầu 3 lá

nỗn rõ, hơi dài hơn bao hoa, không bằng nhau, hơi cong và có cạnh, với núm

nhuy hình phễu Hoa thụ phấn nhờ một loại ruồi thuộc họ Ruồi dấm

(Drosophilidae) Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành dạng chùy như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 em trên mỗi đầu cuống (quải đừa) [13], [24], [52], [60]

Dừa nước có buồng quả to, gần hình cầu Mỗi buồng từ 40 — 60 quả,

mỗi kilogram có 9-12 quả [13] Cụm quả lớn, hình cầu, đường kính khoảng

40cm Quả hạch, phát triển từ 1 14 noãn, bị ép và có cạnh không đều, hình

tháp, kích thước 10-15 x 6-§cm, màu nâu đến đen nhạt Vỏ quả nhẫn, lớp giữa có sợi, lớp phía trong dày Một cụm quả có khoảng 88-133 quả Quả có nhân

cứng, mềm, ngon, có thê ăn được Từ cuống của buồng hoa, quả có thể được trích nhựa dừa nước, là một loại chất dịch có vị ngọt để làm đường, rượu, nước giải khác rất đặc biệt Hạt non cho nội nhũ ăn được, nhân hạt già trắng,

dùng làm cúc áo [64] Hạt hình trứng rộng, phía bên có gờ, tễ ở gốc, nảy mầm ngay trên cây, với rễ mầm thò ra và đây quả ra ngoài Mùa quả chin tir thang 2- 4 hằng năm Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nỗi [51]

Trang 17

Chiều cao của lá là chỉ tiêu cho biết tình trạng sức khỏe của thảm dừa

nước Chiều cao trung bình của lá từ 4-6m Lá sau khi khai thác xong, khoảng 15 ngày sau thì lên đọt non, 5 ngày sau thì đọt non xòe lá và 6 tháng sau thì lá giả đi [9]

Dừa nước là loài cây nhiệt đới, vùng sinh trưởng có nhiệt độ trung bình

thấp 20°C và nhiệt độ trung bình cao nhất 32 - 35°C Khí hậu tốt nhất đề cay

phát triển là vùng từ cận âm ướt đến âm với lượng mưa lớn hơn 100mm/tháng, và phân bố đều trong năm [64]

Dừa nước chỉ mọc ở vùng nước lợ, tập trung nhất là các cửa sông, dọc

theo các kênh rạch và các con sông đào vùng ven biển Nó có thể xâm nhập ngược cửa sông hàng chục kilômet Rất ít gặp dừa nước dọc theo các bờ biển Điều kiện tốt đề phát triển dừa nước là thân ngầm thường xuyên bị ngập trong nước lợ [64] Chính vì vậy, dừa nước mọc rất nhiều ở vùng cửa sông bị ngập

triều có độ mặn từ I- 9 mg/lít Chúng phát triển mạnh trên đất bùn hoặc đất

phù sa giàu mùn, độ chua khoảng 5, lượng oxygen thấp Dừa nước thường

mọc thành quần tụ thuần loài nhưng ở một số nơi chúng mọc lẫn với các loài

cây thân gỗ của RNM như đước, vẹt, mắm Dừa nước trong tự nhiên mọc thành quần tụ khá dày đặc khoảng 2.000 - 5.000 cây trên 1 hecta hoặc có thể là 10.000 cây/hecta [2], [12], [13]

1.2.2 Vai trò của dừa nước

a Vai trò của dừa nước đối với sinh kế người dân

Trang 18

bánh Lá non dùng gói bánh dừa ăn thơm ngon Cuống lá dùng làm phao lưới

đánh cá, lớp vỏ ngoài của cuống làm vật cách điện có chất lượng tốt Sợi xơ đập từ cuống bẹ lá se lại làm dây thừng, dây chão bên, chịu được nước mặn

Các sợi từ be lá dùng làm ván ép tốt Nội nhũ sừng (cùi non) trong quả dừa có

vị hơi ngọt và béo để ăn tươi, nấu chè, làm siro hoặc kem Sọ đừa già làm nút

áo, đồ mỹ nghệ [13]

Ngoài ra, các tài nguyên thủy sản trong vùng dừa nước như tôm, cua,

cá, nghêu, sò, ốc, hến được khai thác trực tiếp tại các hệ thống kênh rạch, các

vùng đất ngập nước và cảnh quan nơi đây được sử dụng đề phục vụ vui chơi,

giải trí, du lịch sinh thái [21], [51] Tắt cả các giá trị của hệ sinh thái dừa nước

được gọi là giá trị kinh tế tổng số của dừa nước và thể hiện ở bảng 1.1 [54] Bang 1.1 Giá trị kinh tế tổng số của dừa nước (Nipa /uticans Wurmb.) Giá trị Giá trị sử dụng không sử dụng Giá trị sử dụng | Gia trị sử dụng gián | Giá trịlựa chọn | Giá trị

trực tiếp tiếp hiện thực

Lá, quả, thân, — | Chống bão Giá trị sử dụng

gỗ, tiềm ẩn ở tương lai

Các vùng đất — | Chống lụt Các thông tin trong | Đa dạng

Trang 19

Toàn bộ quần [Ơn định mơi trường vi thể dừa nước khí hậu Ôn định vùng bờ biên Di sản văn hóa

(Nguồn: Le Thị Thu Ha, 2004)

Nguồn lợi của dừa nước rất phong phú, có ý nghĩa quan trọng, đã và

đang đem lại sinh kế cho người dân ở nhiều nơi vùng duyên hải, đặc biệt là

người dân nghèo ở các nước châu Á như: Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Bangladesh và Án Độ [49], [54]

Natrit (1996) cho rang sản phẩm đường từ dừa nước là nguồn thu nhập

chính cho người dân Pak Phannang (Thái Lan) Một hộ gia đình có thể kiếm được 70.930 bahUnăm, cao hơn mức thu nhập trung bình đối với người dân làm nông nghiệp trong vùng này Một rai (0,16 ha) dừa nước cho được 3.773 — 4.955 lit nước dịch trong một mùa [53]

Theo kết quả nghiên cứu của Napporat (2001), người dân ở nhiều tỉnh của Thái Lan sử dụng lá dừa làm tắm lợp nhà Một số ít người biết dùng quả

dừa nước làm ra đường và rượu đem lại thu nhập cao Một ha dừa nước (chưa

dùng phân bón) cho ra tới 6.480 lít ethanol, nhiều hơn các loại cây trồng khác

như mía 4.550 lít, sắn 2.070 lít, ngô 3.200 lít Một rai dừa nước cho trung bình 165 kg đường/năm, lên men thành 2.074 lít ethanol [43]

Theo Le Thi Thu Ha (2004), tại lưu vực sông Pak Phannang, một rai (0,16ha) dừa nước thu được 2.147 lít dịch Việc trồng dừa nước mang lại 70%

tổng thu nhập cho người dân địa phương Một hộ gia đình có thể kiếm được 15.475 bahtrai/năm (400 USD) 48% dân số sống gần bờ biển và bờ sông đã khai thác giá trị trực tiếp và gián tiếp từ dừa nước Một rai dừa nước mang lại

Trang 20

Tại một số nước thuộc khu vuc Déng Nam A, viéc khai thac nguén loi

dừa nước đã đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân G Phillipines, 93%

cồn và rượu được sản xuất từ dừa nước Đường dừa nước có mùi vị thơm

ngon là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị ở Malaysia [43]

Tại Indonesia, gần 50% dân làng ở Cot Darat của huyện Samatiga sở

hữu và làm việc trong các rừng dừa nước Họ sản xuất lá áo bọc thuốc lá, mái

lợp và các sản phẩm từ dừa nước Trung bình ở quy mô công nghiệp nhỏ, thu

hoạch 1 ha lá dừa nước có thê kiếm được 220 USD Đây là nguồn thu nhập

đáng kể cho người dân địa phương Bình thường, người dân chỉ kiếm được ít

hơn 3 USD/ ngày từ đánh bắt cá và làm nông Bên cạnh đó, việc sử dụng lá

dừa nước quấn thuốc lá cũng là nguồn thu nhập chính thứ hai cho nhiều hộ

gia đình [52]

Tại Bangladesh, hoạt động khai thác lá và dịch dừa nước của các hộ có diện tích dừa nước từ 0,14 - 0,76 ha đã đem lại thu nhập khoảng 80 - 450 USD/năm [56]

Hệ sinh thái dừa nước được coi là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất

cao, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản Theo Ronnback (1999), mỗi năm Iha rừng dừa nước có thể tạo ra 13-756 kg tôm thuộc họ Tôm he có giá trị 91-5.292 đô

la Mỹ (USD), 13-64 kg cua bể với số tiền tương ứng là 39-352 USD, 257-

900kg cá qui ra tiền là 475-713 USD, 500-979 kg ốc, sò với giá trị tương ứng là 140-274 USD [15]

Theo Talbot và Wilkenson (2001) với 40.000ha rừng dừa nước được quản lý tốt ở phía tây Malaysia đã hỗ trợ cho ngành thuỷ sản 100 triệu USD, mỗi hecta thu 2.500 USD/năm Cứ 1km dải rừng dừa nước là đường viễn bờ

biển ở vịnh Panama cũng thu hoạch được 85.000 USD từ đánh bắt tôm, cá và

các giáp xác khác Còn ở Thái Lan, mỗi năm Iha rừng dừa nước cho thu

Trang 21

Sản lượng tôm đánh bắt được trong vùng dừa nước ở Australia vào năm

1979 — 1980 là 22.000 tần tươi (Bant, 1987) Ở miền Tây Australia, người ta

đánh giá là 67% toàn bộ các loài thủy sản có giá trị thương mại đánh bắt được đều phụ thuộc vào rừng dừa nước ở cửa sông [25]

Như vậy, bản thân rừng dừa nước là một hệ thống nuôi trồng hải sản tự nhiên, cung cấp vật liệu làm nhà, làm dụng cụ đánh bắt trong nghề cá, đồng

thời cung cấp nguyên vật liệu xây dựng làm nơi ở cho làng đánh cá Có thể nói rừng dừa nước đã cung cấp những cơ sở tối thiểu cho ngành đánh cá ở vùng ven biên [15]

Tại Việt Nam, nông dân thường sử dụng trái dừa nước để ăn Người

dân vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu khai thác trái dừa nước đề lấy nước uống, cơm dừa (cùi dừa) bán với giá 40.000 đồng/kg Cơm dừa dùng để

ăn hoặc làm mứt dẻo dừa [67] Ngoài ra, khai thác lá để lợp nhà hay làm củi,

chưa biết đến kỹ thuật rút nhựa dừa nước từ cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cắt cồn và một số loại sản phẩm có giá trị khác

Trong khi đó, những sản phẩm làm ra từ dừa nước này mới là nguồn thu nhập

có hiệu quả nhất của dừa nước Sản lượng đường của dừa nước trung bình đạt

mức 20,3 tắn/ha cao hơn so với đường mía chỉ đạt khoảng từ 5-15 tắn/ha [43]

Ở huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh, mỗi hộ chỉ kiếm được 3-4 triệu

đồng/năm từ việc bán lá dừa nước và mái lợp Thu nhập này ít hơn 8-10 lần

so với người Thái Lan trong cùng diện tích và các điều kiện tự nhiên như nhau Ngoài lợi ích từ lá và thân cây dừa nước, người dân còn đánh bắt cá, tôm, cua, các loài hai mãnh vỏ trong rừng dừa nước Ước tính thu nhập bình quân từ khai thác thủy sản trong rừng dừa cho mỗi hộ gia đình khoảng 1,9

Trang 22

còn 0,56 ha/hộ do khai thác quá mức và không có thời gian cho dừa nước

phục hồi [53]

Như vậy, dừa nước có vai trò rất lớn đối với sinh kế người dân, đã đem lại nguồn thu nhập cho nhiều người dân ở các nhiệt đới Bên cạnh đó, hệ sinh

thái đừa nước còn mang lại nguồn thu nhập từ việc đánh bắt thủy sản và đã làm giảm thiểu thiệt hại kinh tế do thiên nhiên gây ra

b Vai trò của dừa nước trong giảm nhẹ thiên tai và thích ứng biến

doi khí hậu

Nhiều nhà khoa học đã ví các dải rừng ngập mặn như những bức tường

xanh bảo vệ bờ biển cửa sông Từ xa xưa ông cha ta đã biết giữ các dải rừng,

tự nhiên và trồng thêm rừng trên các bãi bồi ven biên, cửa sông đề hạn chế tác

hại của gió [14] Trong đó, dừa nước là cây có vai trò quan trọng bảo vệ các

bờ kênh rạch, chống xói mòn, sạt lở đất do sóng mạnh đánh vào bờ Nó cũng, có tác dụng giữ đất bồi ven kênh rạch [14] Ở bờ các đầm nuôi tôm nước lợ,

trồng dừa nước doc theo mương, vừa có tác dụng giữ đất, vừa che bóng cho đầm, giữ nước mát làm chỗ trú cho tôm lúc nắng nóng [13], [21] Tại

Bangladesh, nhiều diện tích dừa nước bị chặt phá để làm ao nuôi tôm đã làm

cho tình trạng xói lở diễn ra trầm trọng hơn [43]

Prabal Barua (2010) cho rằng dừa nước có khả năng làm giảm năng

lượng của sóng, hấp thụ CO; và tích lũy C trong đất nhiều hơn các loài thực

vật phù du ở biển Rừng dừa nước hấp thụ khí CO; thải ra trong sinh hoạt,

trong công nghiệp và thải ra khí O; trong quá trình quang hợp làm cho không khí trong lành [14]

Tai Indonesia, khi nước biển xâm nhập vào trong nội địa gây ngập mặn làm cho dừa nước tử vong cao vì loài này rất nhạy cảm với độ mặn cao Nhờ

có mưa lớn đã làm giảm độ mặn của đất nên một số cây dừa nước bị tổn

Trang 23

sóng thần, giảm xói mòn Vì thế, dừa nước đã được trồng kết hợp với một số

cây ngập mặn khác và vị trí trồng dừa nước nằm cách xa bờ biển nhất so với

các cây ngập mặn khác [58]

Tại Philippines, rừng dừa nước có vai trò quan trọng trong việc chống

xói mòn, ngăn gió bão, bảo vệ cộng đồng và làm sạch nguồn nước trước khi

đồ ra biển Dừa nước còn làm giảm quá trình xâm nhập mặn vào các thủy vực

nước ngọt và các cánh đồng vùng duyên hải [49]

Ngoài ra, rừng dừa nước có thể giảm thiểu các thiệt hại do bão và triều

cường gây ra bằng cách hoạt động như những lá chắn cơ học giúp làm giảm chiều cao cũng như tốc độ của nước Thảm dừa nước vùng đầm lầy có thể liên kết các vùng bờ biển lại với nhau và làm giảm xói mòn do bão và triều cường, gây ra Đồng thời nó hoạt động như những lá chắn ở tiền phương chống lại sức tàn phá tiềm tàng từ bão gió Hệ thống rễ của thảm dừa nước trong đất

ngập nước kết nối các dải bờ biển lại với nhau, chống lại quá trình xói mon do

gió và sóng biển, đồng thời cung cấp những rào cản vật lý giúp làm giảm sức

mạnh của bão và thuỷ triều, do đó làm giảm độ cao và sức tàn phá của chúng

Bên cạnh đó, hệ rễ của dừa nước có vai trò kiểm soát lũ lụt giúp giảm cả tốc

độ và lượng nước của các dòng chảy Điều này dẫn đến việc lượng nước ở

phía dưới hạ nguồn sẽ tăng chậm, do đó tính mạng của con người cũng như sinh kế của họ sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những cơn lũ có tính tàn phá lớn [1],

[17], [21], [29]

Bên cạnh đó, dừa nước còn giúp gia tăng kết chặt trầm tích và lưu giữ dinh dưỡng Loài thực vật này hấp thụ và lưu trữ các chất dinh dưỡng từ đất

và nước Các chất dinh dưỡng hoặc lại thải trở lại vào môi trường khi cây

trồng chết, hoặc bị loại bỏ, lấy đi khi cây trồng được thu hoạch [21]

Trang 24

âm không khí Do đó, cũng làm tăng lượng mưa ở địa phương Các trạm quan

trắc của trạm khí tượng Cà Mau cho thấy: sau khi các vùng biển Gia Rai tỉnh Bac Liêu bị tàn phá, lượng mưa hằng năm của Ghềnh Hào giảm rõ rệt [14]

Hiện nay, dừa nước không những đang chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý của con người mà còn chịu ảnh hưởng của

biến đôi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng Mực nước biển dâng là mối đe dọa lớn đối với rừng dừa nước Ở châu thé Sunderbans của Ấn Độ có tỷ lệ mực nước biển dâng tương đối cao Vì vậy ở đây, dừa nước không xâm lần vào phía trong đất liền nên diện tích và sự phát tán của dừa nước cũng giảm xuống [47]

Ngoài ra, diện tích dừa nước đang giảm xuống trên quy mơ tồn cầu do

các mối đe dọa của địa phương Mối đe dọa chính là sự thu hẹp nơi ở và làm

mắt đi nhiều khu rừng Nguyên nhân là do: phá rừng để làm các ao nuôi trồng,

thủy sản, sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, các ruộng muối, dành cho

phát triển các đô thị và khu công nghiệp, xây dựng đường xá, các đồn điền

dừa, cảng, sân bay, các khu nghĩ dưỡng du lịch Bên cạnh đó còn có các mối đe dọa nghiêm trọng khác như: do ô nhiễm môi trường từ nước thải, chất thải

rắn, bùn lắng, ô nhiễm dầu, chất thải đô thị và nông nghiệp [47]

Biến đổi khí hậu cũng là mối đe dọa lớn đối với rừng dừa nước Khi

mực nước biển dâng, dừa nước sẽ xâm lắn dần vào vùng đầm lầy nước ngọt vì

khả năng chịu đựng độ muối của chúng đạt đến độ bão hòa Ngoài ra, mực

nước biển dâng cũng ảnh hưởng các dòng nước gần bờ: làm thay đổi quá trình

di cư của các loài thủy sản từ biển vào rừng ngập mặn và ngược lại [47]

Như vậy, mặc dù dừa nước có khả năng làm giảm nhẹ thiên tai, nhưng

Trang 25

1.3 TINH HINH KHAI THAC, SU DUNG VA QUAN LY, PHUC HOI

DỪA NƯỚC TREN THE GIOI VA 6 VIET NAM

1.3.1 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi dừa nước trên thế

giới và Việt Nam

a Tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi dừa nước trên thế giới Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân các nước có dừa trên thế giới Nhiều dân tộc biết sử dụng, các phương thức khai thác, chế biến khác nhau đề tạo ra sản phẩm đa dạng và

có giá trị từ dừa nước

Trên bán đảo Mã Lai, chằm tắm lợp bằng lá dừa nước luôn là một

ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống quan trọng của dân làng ven biển

(Chan, 1986; Chan va Salleh, 1987) Tắm lợp dùng trên mái nhà và dừng vách

cho trại gia cầm, trại heo và lò than Quy trình làm tắm lợp như sau: Lá dừa nước được lấy từ các tàu lá trưởng thành khoảng 12 tháng tuổi bằng cách

dùng dao chặt ở độ cao cách mặt đất 0,6-1,0m, giữ lại cặp lá non đầu tiên để cho bụi lá phục hồi Lá được thu hoạch 6 tháng/lần Chỉ có phần giữa tàu lá có

những phiến lá dài nhất mới được sử dụng làm nguyên liệu để chằm Nhiều

phiến được buộc lại thành bó Tàu lá dừa nước được cắt ra dài 1,5 m, chẻ ra

thành 5-6 thép và được sử dụng làm cây hom Sau đó, dùng 2-3 phiến lá được

gấp lại ở khoảng giữa, kẹp qua cây hom và khâu vào vị trí bằng một cọng lạt lấy ra từ cuống lá Chằm một tắm lợp cần 3-4 phút, một người phụ nữ có thể làm được 50-60 tam/ngay Tam lợp sau khi chằm được xếp thành hàng phơi nắng khoảng một tuần [25]

Ngoài ra, lá non của cây dừa nước dùng đề sản xuất giấy cuộn thuốc lá,

Trang 26

ra, sau đó phiến lá được phứt ra khỏi bẹ bằng dao Có thể lấy được khoảng, 60-80 phiến lá trong mỗi cây cà bắp, tương đương với 300g nguyên liệu khô Các phiến lá non ở phần đỉnh của cây cà bắp thường bị loại bỏ vì có kích

thước nhỏ và mỏng Phiến lá sau đó được cột thành bó Quá trình tiếp theo là

tước lớp biểu bì của phiến lá, sau đó phơi khô trong một ngày Các nguyên liệu phơi khô được chuyển đến Teluk Intan ở Perak, trung tâm của ngành

công nghiệp giấy cuộn thuốc lá (Chan, 1986; Chan và Salleh, 1987) Ở đây,

các bó lá được tẩy trắng bằng sulfur đioxide trong các buồng gỗ đót diêm sinh có thiết kế đặc biệt Quá trình này mắt 2-3 giờ cho mỗi mẻ, các phiến lá sẽ trở nên mềm dẻo hơn và cuộn đễ dàng hơn khi hút thuốc lá [25]

Ở Tây Aceh, Indonesia, lá dừa nước non được thu hoạch đề làm giấy

quấn thuốc lá điều (Joshi và đồng sự, 2006) Đây là một nghề phụ quan trọng, đối với nhiều hộ gia đình [25]

Ngoài ra ở nhiều nước châu Á, dung dịch ngọt lấy từ cuống cụm hoa quả dừa nước được dùng để chế thành đường, nước giải khát, rượu hay dam

ăn [12] Các nước như Indonesia, Malaysia và Philippin sử dụng dung dịch

cụm hoa đừa nước lên men nhẹ đề tạo ra một loại nước uống như bia của địa

phương [50], [66]

Ở Philippines, giấm dừa nước được sản xuất thương mại tại thị trấn Paombong, huyén Bulacan (Sanchez, 2008) Giắm này có màu trắng mây, mùi thơm đặc biệt Ở Paombong có 47 doanh nghiệp làm giám dừa nước Mật

nhựa dừa nước được đỗ vào lu bằng dat rat lớn Sau khi hoàn tắt quá trình lên

men một tháng, giấm được kiểm tra tính acid (Lim-Castillo, 2006) Khi hàm

lượng acetic acid đạt 4%, giấm có thẻ được đóng chai dé bán [25] Ngoài ra,

tại Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong

năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911) Sản lượng

Trang 27

khoảng từ 5 - 15 tắn/ha (Khieu, 1995) Hamilton và Murphy (1988) đã nhắn

mạnh rằng dừa nước là nguồn cung cấp năng lượng thực vật tốt nhất, xét cả

về mặt sản lượng và quản trị khai thác [46], [49]

Tại Thái Lan, dừa nước được khai thác để sản xuất đường và rượu Lá

non đừa nước cũng dùng làm áo thuốc lá, tàu lá được khai thác làm tắm lợp

Tại huyện Pak Phanang, tỉnh Nakhon Sĩ Thammarat ở miền nam Thái Lan nơi có rừng dừa nước tự nhiên có diện tích 3.200 ha [25] Khoảng 90% số hộ gia

đình trong huyện tạo sinh kế từ khai thác mật nhựa dừa nước đề sản xuất đồ

uống và đường [52] Ở vùng quê Dawei Township (Thái Lan), người dân đã áp dụng quy trình chế tạo đường từ dịch dừa nước Trước tiên cuống buồng dừa nước sẽ được cắt, sau đó dùng ống tre hứng phía dưới cuống buồng quả qua 1 đêm dé lấy nước nhựa từ cuống chảy ra Sáng hôm sau Ống tre sẽ đầy

nước dừa và được thu hoạch Nước quả này sẽ được lọc rồi đun sôi trong chảo rộng Khi sôi, sẽ vớt bọt để nước đường sạch hơn Sau khi dun sôi 3 giờ, nước

dừa sẽ keo lại, để nguội và thu được đường từ dừa nước Cuối cùng, các ống,

tre sẽ được rửa sạch và được xông khói để dùng cho việc thu thập nước quả dừa nước vào ngày mai, và cứ lặp lại như vậy [52]

Đường đừa nước rất ngọt được dùng để làm nhiều thứ trong các bữa ăn ở địa phương Nước quả dừa nước dùng để uống vào buôi sáng, nhưng vào buổi chiều chúng sẽ lên men thành vị đắng, có thể làm say Nước đắng của dừa nước bây giờ rất giống với rượu, được dân địa phương uống và gọi là “Pa

Ohn Ye” sau 2 ngày chứa trong hủ, bình Nó cũng còn được sử dụng để làm

giấm Người dân còn biết làm mứt hoa dừa nước Khi dừa nước trỗ hoa, sẽ

được cắt và nấu với đường chế tạo từ dừa nước Mứt sẽ được ăn tráng miệng,

với trà xanh, sử dụng rất truyền thống ở địa phương [48], [49]

Trang 28

được sử dụng làm vật liệu đề lợp mái và ngăn vách nhà Sản xuất tắm lợp rat

phổ biến ở các huyén Khulna, Bagerhat va Sarkhira (Khan, 1994) [25], [55]

Ở Indonesia, lá dừa nước được sử dụng dan ré ra Thu hoạch dịch nước

để làm đường trước khi nở hoa Cánh hoa dừa nước được ngâm để sản xuất

nước hoa Quả dừa chưa chín, có màu đục, sén sét được làm món tráng miệng trong tháng ăn chay Ramadhan Ở đảo Roti và Savu (Indonesia), dịch nước

được dùng cho lợn trong suốt mùa khô khi cỏ khan hiếm Các chất bả sau khi

sản xuất đường được dùng làm thức ăn cho lợn [58]

Tại Singapore, dừa nước còn được sử dụng làm chiếu, chổi, mũ, ô che mưa nắng, rõ rá, túi xách, áo cuộn thuốc lá, dây thừng và làm chất đốt Ngoài ra, một số bộ phận của cây dừa như chổi non, thân mục, rễ và lá được đốt

cháy để dùng làm thuốc chữa bệnh đau đầu, đau răng và bệnh mụn giộp [59] Như vậy, mỗi quốc gia đều có các hướng quản lý, khai thác sử dụng

nguồn lợi dừa nước khác nhau Các bộ phận từ cây dừa nước được người dân

các nước trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á khai

thác làm vật dụng gia đình, chế biến đường, rượu, giấm, đem lại hiệu quả

kinh tế cao

b Tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi dừa nước ở Việt Nam

Từ xa xưa người dân Việt Nam đã biết khai thác, sử dụng nguồn lợi

dừa nước phục vụ cho nhu cầu cuộc sống Khi khai quật các di chỉ văn hóa Óc

Eo tại chân núi Ba Thê (An Giang), người ta phát hiện cách đây 1.000 năm, cư dân vùng này đã biết sử dụng cây dừa nước làm nhà ở và các dụng cụ phục vụ đời sống con người Cách đây hơn 300 năm, người Việt, người Hoa vào

khẩn hoang Nam Bộ lập tức kế thừa kinh nghiệm sử dụng cây dừa nước Chính quyền thời khẩn hoang đã coi trọng vị trí của cây dừa nước [67]

Ngoài việc trồng để sử dụng lá, bẹ lá để làm nhà, người dân ở các tỉnh

Trang 29

các chợ miền Tây Nam Bộ, loại đường đen làm từ dịch dừa nước được bán

khá phổ biến [13]

Người dân ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long và nhiều vùng duyên hải khác chủ yếu khai thác lá dừa để làm mái nhà, làm phên vì chúng bền chắc trong nhiều năm Dừa nước không chỉ cung cấp các giá trị sử dụng trực tiếp như lá và chất lỏng trong cây, mà nó còn có chức năng chống xói mòn, cung cấp nguồn lợi thủy sản và những tài sản văn hóa xã hội khác Tuy nhiên,

việc sử dụng giá trị sinh thái của dừa nước chưa thật bền vững Trong 20 năm

trở lại đây, diện tích dừa nước ở các tỉnh này cũng giảm xuống do phá dừa để làm ao nuôi trồng thủy sản và người dân ít có nhu cầu làm nhà lá nên hoạt động trồng dừa không phô biến

Tại Bạc Liêu, dừa nước chủ yếu khai thác lấy thịt quả với giá khoảng

20.000 đồng/kg Tại đây, dừa nước ít được khai thác để làm tắm lợp và hiện

trạng dừa nước bị bỏ hoang hoặc phá làm hỗ nuôi tôm rất phô biến [67]

Tại tỉnh Bến Tre, người dân huyện Bình Đại có kinh nghiệm rất hay là

dùng bẹ lá dừa nước già đóng khít vào nhau làm đáy cống các đầm tôm thay

gỗ, ván, sau 5-6 năm mới hỏng Gần đây Phân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ đã thực hiện thành công ván ép từ bẹ lá dừa nước [14]

Tại tỉnh Trà Vinh, dừa nước được sử dụng để lợp nhà Nhưng hiện nay, diện tích dừa nước đã giảm mạnh so với trước đây, nên sản lượng lá cũng giảm [53]

Ngoài ra, dừa nước còn được dùng làm thuốc chữa nhức đầu, đau răng

Một số nơi dùng cùi dừa nước khi già rất cứng để thử chế biến các hang my nghệ nhưng đã thất bại vì nó đễ bị nắm và côn trùng phá hại [14]

Theo Nguyễn Hữu Đại (2007), tại xã Cẩm Thanh, Hội An có khoảng

Trang 30

nhà hàng, khu resort, bãi biển trong va ngoài tỉnh Lang nghề dừa nước nơi

đây đã tồn tại được vào chục năm và hiện tại thu nhập của các thợ lành nghề

khá ôn định (100.000-120.000 đồng/ ngày) [34] Tuy nhiên, hàng chục ha dừa

nước mắt đi và thay vào đó là các ao hỗ nuôi trồng thủy sản [10]

Theo Nguyễn Gia Thạnh (2011), nguồn lợi dừa nước tại xã Câm

Thanh, Hội An được khai thác để làm các công trình nhà ở, ô dù cho các khu nghỉ mát, nhà hàng, khách sạn, cho mục đích ẩm thực và phục vụ cho du lịch

sinh thái Hiệu quả kinh tế từ những nguồn lợi này khá cao, tuy nhiên phương,

thức và cách quản lý khai thác chưa hiệu quả [34]

Như vậy ở nước ta, nông dân ngày nay mới chỉ sử dụng trái để ăn và lá

để lợp nhà hay làm củi, không mấy ai biết đến kỹ thuật rút nhựa dừa nước từ

cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một loạt sản phẩm có giá trị khác

So với các nước trên thế giới, việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi dừa nước ở Việt Nam còn rất hạn chế Các sản phẩm từ cây dừa nước chưa được chú trọng khai thác, đầu ra của sản phẩm chưa tiếp cận được thị trường,

tiêu thụ Vì vậy, việc khai thác nguồn lợi dừa nước chưa đem lại hiệu quả

kinh tế cao Ngoài ra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầm lầy dừa

nước sang nuôi trồng thủy sản ở hầu hết các tỉnh đã làm mắt đi nhiều diện tích dừa nước, đồng nghĩa với việc mất đi nhiều nguồn lợi thủy sản có trong rừng,

dừa và các vai trò của dừa nước trong việc giảm nhẹ thiên tai

1.3.2 Tình hình quản lý, phục hồi dừa nước trên thế giới và ở Việt Nam

a Tình hình quản lý, phục hồi dừa nước trên thế giới

Dừa nước có vai trò quan trọng đối với sinh kế của người dân nhiều

nước trên thế giới Tuy nhiên, diện tích dừa nước đang có xu hướng suy giảm

Trang 31

tích nuôi trồng thủy sản Vì vậy, công tác quản lý, trồng phục hồi dừa nước đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm

Ở Indonesia dừa nước là loài thực vật các sức sống mãnh liệt Tuy

nhiên, sau đợt sóng thần 12/ 2004 ở Samatiga thì có khoảng 100 ha dừa bị phá

hủy nên cần có sự hỗ trợ dọn đẹp các cây chết, gieo trồng các cây giống mới

thì sinh kế của người dân mới dần được phục hồi Vì thế, Tổ chức phi chính

phủ Meulaboh Crisis Center (MCC) đã giúp đỡ người dân dọn dẹp rác rưởi từ

rừng dừa và đề xuất hoạt động khai thác từ rừng dừa Việc khai thác và sử dụng dừa nước hiện nay bị hạn chế dọc theo bờ biển phía Tây Aceh,

Indonesia [58]

Ở Samatiga, các hộ gia đình có dừa nước mất đi 73 USD/tháng/ha sau sóng thần Phần lớn liên quan đến gia đình sản xuất lá áo thuốc lá từ lá non

dừa nước Chính phủ đã triển khai chương trình GERHAN phục hồi các khu

rừng dọc bờ biên Aceh bằng cách trồng lại 2.550 ha rừng ngập mặn, nhưng lại

bỏ qua một loài cây vừa mang lại thu nhập cho người dân vừa bảo vệ môi

trường đó là cây dừa nước Nguyên nhân là do chính quyền tại đây thiếu

thông tin kỹ thuật cho việc phục hồi và quản lý dừa nước [51]

Thái Lan đã triển khai trồng phục hồi dừa nước trên diện tích đất nuôi

trồng thủy sản bị bỏ hoang Tiến hành trồng thực nghiệm dừa nước tại trang,

trại nuôi tôm có diện tích 2 rai (1 rai = 1.600 m?) bị bỏ hoang tại huyện Pak Phannang Thái Lan thu được trung bình tới 1.000 bath/ngày khi lấy nhựa và

dùng quả dừa nước chế biến thành ethanol [43]

Tại Niger, ở gần các khu vực dầu mỏ CNM rất nghèo nàn đó là điều kiện tốt để dừa nước xâm chiếm rất nhanh và thay thế chỗ vĩnh cửu cho các

loài CNM khác Mật độ dừa nước quá dày ở châu thổ Niger gây ảnh hưởng

Trang 32

tỉa thưa, khai thác dừa nước, dạy cho người dân làm đồ trang sức từ dừa nước

Ý tưởng này đã làm suy giảm sự sinh trưởng phát triển của dừa nước Tuy

nhiên dự án này cũng chưa được thành công, do thị trường đầu ra của dừa nước chưa được nghiên cứu kỹ Một phương án khác có tinh kha thi hon 1 dạy cho người dân khai thác rượu từ dừa nước Đến năm 2002, Bộ Môi

trường Nigeria đã triển khai thực hiện chương trình khắc phục sự xâm lấn của

dừa nước bằng cách dạy cho người dân khai thác hợp lý dừa nước như lấy lá lợp nhà, bẻ bớt hoa của chúng và day cho người dân nấu rượu, vì nếu không, khai thác đừa nước phát triển mạnh quá sẽ đe dọa đến hệ sinh thái [57]

Tại Malaysia, trong điều kiện trồng dừa nước đúng quy cách, đất tốt đã

thu hoach 20,3t4n đường/ha/năm, còn trồng đại trà năng suất bình quân từ 5-7

tắn/ha/năm mà chỉ cần sử dụng 5- 6 công lao động/ha Trước đó, các cánh

rừng dừa nước phải được tỉa mỏng, chỉ giữ lại 500 bụi thay vì trên 2.500

bụi/ha, bằng việc loại bỏ các thân ngầm cạnh tranh dưỡng chất bởi đâm mọc thêm nhiều chỗi non (Hamilton, 1988) Ở đồn điền Sumatra, cứ mỗi 10 ha cần

đến 3§ người lao động: 30 cho việc lấy nhựa, 5 cho việc tỉa gốc và xử lý cơ

học cuống hoa, 2 cho việc chuyên chở và 1 người cai quản Sản lượng đường

đều đặn tại đó vào khoảng 22.4 tắn/ha/năm [61]

Như vậy công tác quản lý, phục hồi diện tích dừa nước đang được quan

tâm của nhiều nước trên thế giới nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân và gia

tăng khả năng ứng phó với thiên tai, bảo vệ môi trường b Tình hình quản lý, phục hồi dừa nước ở Việt Nam

Phục hồi rừng dừa nước ở nước ta nhằm duy trì cân bằng sinh thái và

bảo tồn đa dạng sinh học là việc làm cần thiết Việc này chỉ có thể làm được khi đặt cây dừa nước thành đối tượng khai thác kinh tế có hiệu quả, đồng thời

Trang 33

Sự thành công của chương trình phục hồi bảo tồn rừng dừa nước ở Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào việc hình thành cơ chế cân bằng giữa các mục

tiêu bảo tồn và phát triển Vì vai trò của rừng dừa nước đã được thừa nhận

‘an về quản lý có thể sẽ rộng rãi trong nhiều thập niên trước, các cách tiếp

được sử dụng một cách độc lập hay là một phần trong chiến lược quan ly tng thê đã được đưa ra để bảo tồn và phục hồi rừng dừa nước trong khi vẫn duy trì

các hoạt động phát triển kinh , tao thu nhập

V6i quyét tim phuc hdi RNM bi tan pha trong chiến tranh và tái tạo “lá phôi xanh”, từ nam 1978 dén nay, huyện Cần Giờ thành phó Hồ Chí Minh đã trồng phục hồi lại một phần diện tích dừa nước trong tông số hơn 22.000 ha

diện tích RNM, và bảo vệ tốt rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên

Tại Cà Mau, dừa nước trước năm 1975 có tổng diện tích trên 15.000 ha,

trải dài khắp 10.000 con sông rạch Sau này diện tích dừa nước mỗi năm đều

giảm, ước tính hiện nay chỉ còn vài chục ha Trong thời gian gần đây có hàng

trăm hộ dân sinh sống ven sông của tỉnh Cà Mau tô chức trồng cây dừa nước nhằm chống sạt lở Nơi người dân trồng dừa nước nhiều nhất là huyện Phú

Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời Như vậy, trong vòng 2 năm trở lại đây đã có hàng chục hecta dừa nước được trồng mới, có khả năng bảo vệ trên 10.000 m đê sông không bị sạt lở [68]

Năm 2007, Bến Tre tiến hành trồng phục hồi tăng diện tích dừa nước lên

khoảng 1.500 ha Dừa nước mọc dày đặc hai bên bờ sông ở Bình Đại, Thạnh

Phú, Ba Tri, Mỏ cày, Giồng Trôm Dừa nước phát triển tốt có lá dài 7-8m,

góp phần hạn chế sạt lỡ bờ sông và có định trầm tích đang được hình thành

Ngoài ra, dừa nước làm tăng thêm vẻ đẹp nỗi trội trong du lịch sinh thái miệt vườn [7]

Tại tỉnh Kiên Giang, khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Kiên Lương nằm

Trang 34

gồm các trảng c6, cdc ving tram gié tai sinh va dam dita nuée Nypa fruticans Hệ thực vật đầm lay wu thé béi Dita nue (Nypa fruticans) phan bố ở những,

vùng nước lợ

Hoang Céng Dang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã nghiên cứu trồng

thử nghiệm thành công cây dừa nước từ huyện Đại Bình, tỉnh Bến Tre đem về

trồng tại tỉnh Quảng Ninh [8]

Rừng dừa nước Cẩm Thanh có đầy đủ các điều kiện đặc trưng của RNM,

là nơi hội tụ của ba con sông lớn: Thu Bổn, Trường Giang va Dé Vong Day

còn là vùng đệm quan trọng của khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, có tác

dụng ngăn chặn quá trình sạt lở bờ biển, nguồn sinh kế dồi dào cho dân dia

phương Theo Phạm Viết Tích và cộng sự (2008) thời kỳ hưng thịnh nhất của thảm Dừa nước (Wypa /iuiieans) những năm 1980 với diện tích phân bố hàng

trăm ha Sau thập niên 80, do việc phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng thủy sản, làm muối và các hoạt động KTXH thì diện tích phân bố đã bị thu hẹp

dần, đến nay chỉ còn gần khoảng 70 ha Năm 2009, xã Cảm Thanh đã quy hoạch trồng mới rừng dừa nước nhằm phục vụ du lịch, nghề thủ công mỹ

nghệ, song diện tích cũng chỉ được 10ha [69] Hiện nay, địa phương đang

thực hiện dự án “Trồng và phục hồi rừng dừa nước ven biển Cẩm Thanh

nhằm tái tạo, phục hồi và phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng” được đầu tư bằng nguồn vốn chương

trình ứng phó biển đổi khí hậu (SP-RCC), giai đoạn 2015-2017 do sở

NN&PTNT Quảng Nam làm chủ đầu tư với kinh phí 28 ty đồng và vốn ngân

sách địa phương [69]

Quảng Nam có diện tích đất ngập nước khá lớn, đa dạng với nhiều HST ven biển đặc thù, quan trọng nhất là khu vực hạ lưu sông Thu Bồn (Cửa Đại,

Trang 35

suy giảm, vì vậy việc hoạch định một sách lược lâu dài để phục hồi, bảo vệ

các HST này là rất cần thiết

Hiện tại, đang tồn tại không ít khó khăn trong công tác bảo tồn và tái

tạo lại rừng dừa ở xã Tam Nghĩa nói riêng và hạ lưu sông Thu Bồn nói chung

Những người dân sống dựa vào rừng dừa nước chủ yếu là những hộ sống bằng nghề làm mái và tường nhà bằng dừa nước và đặc biệt là những hộ phá rừng dừa để chuyể đất rừng thành diện tích nuôi trồng thuỷ sản Bởi vậy, cần phải có sự nghiên cứu chỉ tiết hơn trong hiện trạng phân bố cũng như các nhân tố sinh thái học của loài tại khu vực phân bó nhằm góp phan quan trong trong công tác bảo tồn và phát triển quần thể dừa nước tại địa phương

Nhìn chung, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho dừa nước sinh

trưởng Nếu ta biết bảo vệ và thường xuyên gây trồng rừng thì rừng dừa nước

sẽ phát triển, duy trì nguồn lợi lâu dài về hải sản, hạn chế tác hại của thiên tai,

phục vụ có hiệu quả đời sống nhân dân vùng ven biển

1⁄4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ TAM NGHĨA, HUYỆN NÚI THÀNH [4], [23], [27], [40], [41], [65]

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Xã Tam Nghĩa là một xã phía Nam thuộc huyện Núi Thành có tọa độ

Vĩ độ 15°24 28 Bắc, kinh độ 108°44 36 Đông Diện tích tự nhiên: 51,71 kmỶ

Dân số hiện nay 10943 người trong đó nam chiếm khoảng 60% Mật độ dân số 212 ngudi/ km”

Phía Đông Bắc giáp với xã Tam Giang và Tam Quang

Phía Bắc giáp với thị trần Núi Thành

Phía Tây giáp với xã Tam Mỹ Đông

Trang 36

SƠ ĐƠ VỊ TRÍ XÃ TAM NGHĨA TRONG HUYỆN NÚI THÀNH

Tam Giang / “Ê Tam Quang (<< TÍNH QUANG NGAI

Hinh 1: Ban đồ vị trí xã Tam Nghĩa

Toàn bộ xã Tam Nghĩa có 9 thôn bao gồm: Long Bình, Thanh Trà, Tịch Tây, Định Phước, Long Phú, An Thiện, Hòa Mỹ, Đông Yên, Hòa Vân b Địa hình Địa hình có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia làm 3 dạng như sau: - Dạng địa hình trung du và miền núi: một phần xã Tam Nghĩa cũng nằm ở dạng địa hình này - Dạng địa hình đồng bằng: một phần xã Tam Nghĩa cùng nằm ở dang địa hình này

- Dạng địa hình ven biên: một phần xã Tam Nghĩa cũng nằm ở dạng địa

hình này Vùng này địa hình bằng và thấp, có nhiều cồn cát ôn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá

Trang 37

hằng năm thường bị ảnh hưởng bởi những trận bão lớn kết hợp với lũ lụt gây

xói lở, đất đai bị bào mòn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân cư sống trên

dia ban

e Khí hậu

Quảng Nam nói chung và huyện Núi Thành, xã Tam Nghĩa nói riêng

nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía Nam đèo Hải Vân đều có tính chất

và đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa Tuy nhiên, khí hậu huyện Núi Thành

cũng có những đặc thù riêng Điều này là do bị ảnh hưởng bởi đặc điểm địa

hình của Huyện

Huyện Núi Thành có 16 xã thì có đến 8 xã giáp biển nên chịu ảnh hưởng

của khí hậu biển và lục địa Theo tài liệu trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam thì khí hậu huyện Núi Thành có những đặc điểm sau:

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực khoảng 27,6°C, cao nhất là tháng VII với nhiệt độ trung bình tháng lên đến 31,6°C và thấp nhất là tháng XII,

nhiệt độ trung bình tháng chỉ 22,8°C Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV và kết

thúc vào tháng VIIL Vào những ngày có gió Tây Nam khô nóng (VI đến tháng VIID, nhiệt độ không khí tăng cao Mùa lạnh kéo dài từ cuối tháng XII

năm trước đến tháng III năm sau Biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào mùa nóng,

và nhỏ nhất vào mùa lạnh Trị số biên độ nhiệt ngày lớn nhất vào tháng IV, có

khi toi 10°C

- SỐ giờ nắng

Tổng số giờ nắng trong năm là 2203 giờ, tập trung từ tháng II đến tháng VIII hang năm Tháng có nắng ít nhất là tháng X, XI, XII va tháng có nhiều

nắng nhất là tháng V, VI, VII, XIII Thang có độ âm cao nhất là tháng XII (độ

Trang 38

Tổng lượt bốc hơi trung bình năm là 1.361 mm Các tháng có lượng bốc

hơi cao nhất là tháng V, VI, VII, VII; tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là thang

XI XI,L

- Chế độ mưa

Mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, tháng X có lượng mưa cao

nhất (720 mm) Tổng lượng mưa trung bình năm 2531,5 mm Số ngày mưa trung bình trong năm là 140 ngày, lượng mưa tháng X và tháng XI chiếm đếm

50,4% lượng mưa cả năm Trong một năm trung bình có 140 - 145 ngày mưa,

tháng có số ngày mưa nhiều nhất là tháng X, XI và XII, mỗi tháng có từ 20 - 21 ngày mưa Tháng có số ngày mưa ít nhất là các tháng III, IV, mỗi tháng có

5 - 6 ngày mưa

Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII, lượng mưa thấp nhất là vào tháng III (trung bình 3§ mm) Tổng lượng mưa vào mùa khô chỉ chiếm 30 -

35% lượng mưa năm Trong mùa khô vào các tháng V, tháng VI thường có

những đợt mưa tiêu mãn, bỗ sung lượng nước đáng kể cho mùa khô

Bang 1.2 Cac yếu tố đặc trưng chế độ khí hậu ở huyện Núi Thành

Số giờ | Nhiệt độ | Nhiệt độ | Nhiệt độ [ Lượng | Độ ẩm

Trang 39

VII 233 31,55 338 252 95 77 Ix 191 29,35 314 24 290 85 x 154 27,25 288 32 720 88 XI 109 253 267 219 600 88 XI 83 228 2 198 360 90 TB 1836 | 27,6 298 ng 2133 | 83,2 Năm (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tinh Quang Nam) - Chế độ gió

Chế độ gió ở huyện Núi Thành phân thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa gió Tây Nam: Hoạt động từ tháng III đến tháng VII, có năm mùa

gió Tây Nam bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn bình thường Hướng gió

thịnh hành là Tây, Tây Nam

Mùa gió Đông Bắc: Hoạt động từ tháng X đến tháng II năm sau, có khi kéo đài đến tháng III nhưng ồn định nhất là từ tháng XII dén tháng II năm sau Hướng gió thịnh hành là Bắc và Tây Bắc

Ngoài ra, xen giữa hai hướng gió thịnh hành trên là gió Đông, Đông

Nam Còn tùy theo địa hình mà gió phân bố thêm một số hướng khác nhưng tần suất không lớn Tốc độ gió trung bình năm ở trung bình từ 1,6 — 2,0 m/s, gió lớn thường xuắt hiện trong bão, áp thấp nhiệt đới hoặc khi có gió lốc

Ngoài ra, trong năm còn có gió Tây Nam hoạt động gây khô nóng trong

khu vực Trong ngày đêm cũng có sự thay đổi hướng gió do quá trình hấp thụ

và bức xạ tạo nên chênh lệch áp suất ở khu vực đồng bằng và ven biển - Thời tiết đặc biệt

Đông: Dông xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng III, muộn nhất vào cuối

Trang 40

khi lên đến cấp 10 cấp 11) và mưa dữ đội Hàng năm có khoảng 75 - 80 ngày

có dông

Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng IX đến tháng XII, xuất hiện nhiều

nhất vào tháng X và tháng XI thường kèm theo mưa lớn gây ra hiện tượng lũ

lụt Trung bình hằng năm thường xuất hiện 1 - 2 cơn bão đỗ bộ trực tiếp và 2 -

3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực

d4 Thủy văn

Hệ thống sông ngòi chảy qua xã Tam Nghĩa gồm sông Bến Đình, Sông Trầu Các con sông này đều bắt nguồn từ khe núi phía Tây, Tây Bắc chảy về phía Đông đỗ ra sông An Tân và chảy ra biển qua cửa An Hòa Các sông đều

có lưu vực nhỏ từ 50 -100 km, độ dốc lớn, chiều dài từ 20 - 40 km, lưu lượng

nước thay đổi theo mùa Hiện nay, trên sông Trầu được ngăn lại ở khu vực

thượng nguồn đề xây dựng hồ chứa nước Thái Xuân Có hai hồ chứa lớn là Hồ Mây và Hóc Cỏ, một đập dâng nằm trong khu vực Sân Bay Chu Lai và một đập ngăn mặn phục vụ tưới tiêu cho gần 450 ha đất sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn xã

Do đặc điểm của khí hậu khu vực nên lượng nước của các sông thay đổi

theo mùa và được ngăn lại ở thượng nguồn làm cho lượng nước ở hạ lưu bị hạ

thấp, đồng thời chịu tác động của thủy triều gây nhiễm mặn ở vùng cửa sông Các sông trong xã nói với nhau và đô ra biển Vì vậy các sông này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều, hàng năm triều ảnh hưởng rất sâu vào các sông mang theo một lượng muối rất lớn đã tạo cho các sông đi qua xã có độ mặn tương đối thích hợp cho phát triển RNM và nuôi trồng thủy sản

nước lợ

Chế độ thủy triều ở xã Tam Nghĩa, Núi Thành là bán nhật triều không

Ngày đăng: 31/08/2022, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN