Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu hiện trạng và trồng thử nghiệm cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại một số huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam là xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về hiện trạng cây mật nhân trong tự nhiên và khả năng dinh trưởng của cây mật nhân được trồng tại một số huyện miềm núi của Quảng Nam
Trang 1
A RÁT ĐỨC
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TRÒNG THU NGHIEM CAY MAT NHAN (EURYCOMA
LONGIFOLIA JACK) TAI MOT SO HUYEN
MIEN NUI CUA TINH QUANG NAM
LUAN VAN THAC SY KHOA HOC
Da Ning - Nam 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ARAT DUC
NGHIEN CUU HIEN TRANG VA TRONG THU NGHIEM CAY MAT NHAN (EURYCOMA
LONGIFOLIA JACK) TAI MOT SO HUYEN
MIEN NUI CUA TINH QUANG NAM
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số : 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ THÍNH
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả
Các số liệu và kết quả tính toán đưa ra trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4MO DAU 1 Tính cap thiệt của đê tài —.- se 2 Mục tiêu
3 Nội dung nghiên cứu
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 3 3 5 Các đóng góp mới của đề tà 6 Bố cục của đề — 4
CHUONG 1: TONG QUAN TAI Mi Liệu -5
1.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
TINH QUANG NAM
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU
1.2.1 Sơ lược về tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới 15
1.2.2 Sơ lược về tình hình cây được liệu ở Việt Nam 8
1.3 TÌNH HÌNH GÂY TRÔNG CÁC LOẠI DƯỢC LIỆU
1.4 SƠ LƯỢC VE CAY MAT NHÂN 1.4.1 Đặc điểm sinh học 1.4.2 Công dụng của cây mật nhân
1.4.3 Nhu cầu khai thác và sử dụng cây mật nhân
Trang 5
2.3.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi khí hậu 35 2.3.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mật nhân 35 2.3.6 Phương pháp gây trồng cây mật nhân tại ba huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam 4, 5, 9, 12 " 2.3.7 Đánh giá khả năng sinh trưởng và tỉ lệ sống sót của mật nhân gây trồng thử nghiệm 222127217.2-77.1 -re -
CHƯƠNG 3: KẾT, QUA VA BAN LUAN 39
3.1 KHAO SAT TINH HÌNH PHAN BO CAY MAT NHAN 6 QUANG NAM THONG QUA DIEU TRA, PHONG VAN 39
3.1.1 Khảo sát tình hình phân bố cây mật nhân tại các huyện miễn nú¡39 3.1.2 Khảo sát tình hình phân bố cây mật nhân tại các huyện trung du miền núi 40
3.2 KHAO SAT HIEN TRANG PHAN BÓC CÂY MẬT NHÂN NGOÀI TỰ
3.2.1 Sự phân bố của cây mật nhân theo độ cao tại các vùng nghiên cứu 42 3.2.2 Sự phân cây mật nhân theo các sinh cảnh khác nhau tại vùng nghiên cứu 2.22222222222222 "¬ ) 56 3.2.3 Sự phân bố cây mật nhân theo các kiêu địa hìn|
3.2.4 Sự phân bố cây mật nhân theo các loại đất khác nhau 61
3.3 TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY MẬT NHÂN TẠI
QUANG NAM 10 —
Trang 6QUẢNG NAM 75 3.4.1 Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mật nhân tại huyện 16 Déng Giang-Quang Nam 3.4.2 Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mật nhân tại huyện Nam Giang-Quảng Nam 2-.222.zzsrcrceg 77
3.4.3 Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mật nhân tại huyện
Phước Sơn-Quảng Nam 22122.1.ttrrrrrrrererere.7Đ
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 81
1 Kết luận 22222222222221 rri.8D
2 Kiến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 7
BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp va phát triển nông thôn CHDCND _ : Cộng hòa dân chủ nhân dân
Trang 83, _ | Tình hình phân bố cây mật nhân tại các huyện miện núi | tỉnh Quảng Nam
3ã Tình hình phân bộ cây mật nhân tại các huyện trung du | miễn núi tỉnh Quảng Nam
3.3 | Sư phân cây mật nhân theo độ cao tại huyện Đông Giang |_ 42 3.4 _ | SH Phân bố cây mật nhân theo độ cao tại huyện Nam|
Giang
3.5 _| S¥ Phin bé cy mat nhin theo 49 cao tai huyén Phude | Son
3.6 _ | St Phin bé cây mật nhân theo các kiêu sinh ean rime | tại huyện Đông Giang
3.7 _ | St Phin bé cây mật nhân theo các kiêu sinh cảnh rừng |, tại huyện Nam Giang
ạg — | Phân bỗ cây mật nhân theo kiểu sinh cảnh rừng tai [ „ huyện Phước Sơn
39 _ | Ÿ Phân bố cây mật nhân theo địa hình tại huyện Đông | Giang
3.19 _ | Phân bỗ cây mật nhân theo địa hình tại huyện Nam | Giang
vị |S¥ Phân bố cây mật nhân theo các kiệu địa hình tạ| huyện Phước Sơn
Cây mật nhân phân bỗ tại huyện Đông Giang theo các
3.12 loại đất 62
Trang 93.14 y p y 66 Sơn 3¿¡2_ | Tình hình khai thác cây một nhân tại một số huyện của|_„ Quảng Nam
3.16 _ | Tình hình sử dụng cây mật nhân tại Quảng Nam B
Khả năng sông sót và sinh trưởng của cây mật nhân
3.17 | Khả năng sống g iy ma 16
trồng tại huyện Đông Giang
zag | Rh măng sống sốt và sinh trưởng của cây mật nhân| —_„
| trồng tại huyện Nam Giang
Khả năng sông sót và sinh trưởng của cây mật nhân
3.19 trồng tại huyện Phước Sơn 7 ° : a 79
Trang 10
22 |Đo chiều rộng đất đề trồng cây Mật Nhân tại Nam Giang |_ 37
3.1 | Cây Mật nhân tại Đông Giang ở độ cao 650m 43
3.2 _ | Cây Mật nhân tại Nam Giang ở độ cao 715m 45
3.3 | Cây Mật nhân tại Phước Sơn ở độ cao 600m 47
3.4 | Cây Mật nhân tại rừng tre Đông Giang 31
3.5 | Cây Mật nhân rừng gỗ tại huyện Nam Giang 53
3.6 | Cay Mật nhân tại rừng hỗn giao gỗ và tre nứa Phước Sơn |_ 55 3.7 | Cây Mật nhân tại sườn đôi Đông Giang 37
3.8 Cây Mật nhân tại sườn đôi Nam Giang 58 3.9 Cây Mật nhân tại đỉnh đôi Phước Sơn 60
3.10 | Cây Mật nhân tại đất đỏ vàng Đông Giang 6 3.11 [ Cây Mật nhân tại đất đỏ vàng (Fs) Nam Giang 65
3.12 | Cây Mật nhan tai dat do vàng (Fs) Phước Sơn 67
3.13 [Cây mật nhân bị khai thác mới tái sinh tai Nam Giang 7I
3.14 | Cây Mật nhân đào gốc tại Phước Sơn 72
3.15 [Rễ cây cây mật nhân tại huyện Phước Sơn 73
3.16 | Diém ban cy mat nhân tại huyện Phước Sơn-Quảng Nam | 74
3.17 _ | Điểm bán cây mật nhân tại huyện Đại Lộc — Quảng Nam |_ 75
3.18 | Cây Mật nhân trông tại Đông Giang 71
3.19 | Cây Mật nhân trồng tại huyện Nam Giang 78
3.20 | Cây Mật nhân trông tại Phước Sơn 80
Trang 11
được 3948 loài thực vật và nắm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật, 75 loại khống vật có cơng dụng làm thuốc Trong tông số các loài cây thuốc,
gần 90% là các cây mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các quần xã rừng; chỉ
có khoảng 10% cây thuốc được trồng Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm ở
Việt Nam tiêu thụ từ 30 - 50 tấn được liệu khác nhau dùng trong y học cô
truyền hoặc làm nguyên liệu cho công nghiệp dược và xuất khẩu Trong đó, trên 2/3 được khai thác từ cây tự nhiên hoặc cây trồng
Theo số liệu điều tra về tài nguyên dược liệu năm 2003, Quảng Nam đã
phát hiện 832 loài thực vật và 142 loài động vật có giá trị làm thuốc (Nguyễn Bá Hoạt, Viện Dược liệu Việt Nam) Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu
tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng, cây dược liệu trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát
mất cân đối Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ
quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự khai thác bất hợp pháp, trình độ nhận
thức bảo tồn tài nguyên cây thuốc của con người còn nhiều hạn chế, nhất là vùng miễn núi
Khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và cây thuốc nói riêng là vấn đề cấp bách, đang nhận được sự quan tim
lớn của các nhà quản lý và khoa học Bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta
đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường,
Trang 12
Cây mật nhân (Ewrycoma Longifolia Jack) là một trong những loại cây
thuốc quý, nó mọc hoang ở các vùng núi, rừng miền Trung, Tây Nguyên Ở
Quảng Nam, cây mật nhân cũng được sử dụng để chữa nhiều bệnh cho con
người, vì vậy người dân địa phương và dân từ nơi khác đến khai thác, mua bán khắp nơi trong tỉnh Trước tình trạng khai thác quá mức, không có các
giải pháp quản lý, tái sinh hợp lý như hiện nay thì nguy cơ suy giảm nhanh
chóng về số lượng và tuyệt chủng nguồn dược liệu quý là khó tránh khỏi Do đó, việc khảo sát đánh giá một cách có hệ thông về hiện trạng phân bố cũng như nghiên cứu các biện pháp gây trồng cây mật nhân, nhằm góp phần bảo tồn, phát triển và khai thác bền vững loài cây thuốc quý này là rất cần thiết
Xuất phát từ các cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiền cứu hiện
trạng và trồng thử nghiệm cây mật nhân tại một số huyện miễn núi của tỉnh Quang Nam”
2 Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về hiện trạng cây mật nhân trong tự nhiên và khả năng sinh trưởng của cây mật nhân được trồng tại một số huyện
miền núi của Quảng Nam 2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định đặc điểm phân bó, trữ lượng, đặc điểm sinh thái đặc trưng của
cây mật nhân tại một số vùng miễn núi của tỉnh Quảng Nam
Trang 13mật nhân
~ Đánh giá hiện trạng thông qua việc xác định sự phân bó, trữ lượng, các
đặc điểm sinh thái đặc trưng cây mật nhân trong các vùng nghiên cứu được
lựa chọn
- Xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố cây mật nhân tại một số huyện
miễn núi tỉnh Quảng Nam
~ Trồng thử nghiệm và đánh giá khả năng sinh trưởng của cây mật nhân
tại một số huyện miễn núi của tỉnh Quảng Nam
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dữ liệu khoa học có hệ thống về hiện trạng của cây mật nhân
trong tự nhiên và đặc điểm sinh trưởng của cây mật nhân được trồng tại một
số huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam 42 Ý thực tiễn
Đề tài cung cấp cơ sở khoa học tốt phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn
và phát triển bền vững nguồn thuốc quý; góp phan đáp ứng ôn định nguồn
được liệu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
5 Các đóng góp mới của đề tài
- Cung cấp dữ liệu khoa học mới về hiện trạng phân bó, các đặc điểm sinh
thái, sinh học của cây mật nhân tại một số huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
- Thiết lập được bản đồ hiện trạng phân bố cây mật nhân tại một số
Trang 14Nội dung của đề tài có tổng §5 trang, trong đó phần Mở đầu: 4 trang; Tổng quan tài liệu: 24 trang; Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp
nghiên cứu: § trang; Kết quả và thảo luận: 42 trang; Kết luận và kiến nghị: 3
trang Đề tài đã tham khảo tài liệu, trong đó có: 33 tài liệu tiếng Việt và 6 tài
Trang 151.1 SO LUQC VE DIEU KIEN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý tỉnh Quảng Nam: Tinh Quang Nam có tọa độ địa lý: Từ 14957'10'' đến 16°03'50” vĩ độ bắc và từ 107°1240” đến 108944'20” kinh độ đông
- Phía bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng
~ Phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi
- Phía tây giáp nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum
- Phía đông giáp biển Đông
+ VỊ trí địa lý huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn
- Phía bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Da Nẵng
- Phía nam giáp với huyện Nam Trà My và Bắc Trà My
- Phía tây giáp nước CHDCND Lào, huyện Tây Giang và tỉnh Kon
Tum
- Phía đông giáp với huyện Đại Lộc, huyện Hiệp Đức và huyện Nông Sơn
Huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn nằm ở phía tây Quảng
Trang 16+ Diện tích:
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam: 1.043.836,96 ha Diện tích
tự nhiên tại ba huyện:
- Nam Giang: 184.288,66 ha, - Phusée Sơn: 114.479,31 ha, - Dong Giang: 81.263,23 ha
+ Địa hình — Thổ nhưỡng:
- Địa hình: Tỉnh Quảng Nam có địa hình nghiêng dần từ Tây sang
Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía
Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển Vùng đồi núi chiếm
72% diện tích Các huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn nằm
đọc dãy trường sơn với 65% là đồi núi Rừng có nhiều thổ sản, đất đai
thích hợp với cây mật nhân phát triển Tại ba huyện có nhiều ngọn núi cao
trên 1.500 m như núi Lum Heo cao 2.045 m, núi Tion cao 2.032 m, núi Gole — Lang cao 1.855m ở huyện Phước Sơn
- Thổ nhưỡng: Cho tới nay, đã có nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của Đacutraep (1879), một nhà thổ nhưỡng học người Nga
được thừa nhận rộng rãi nhất Theo tác giả này thì "Đất là vật thể tự
nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động tổng
hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian Đây là
Trang 17ất cơ bản sau:
Giang, Đông Giang và Phước Sơn gồm có các loại
Đất phù sa sông suối (Pj) phân bổ doc theo các sông suối Do bồi tụ các con sông, nằm ở khu vực sông suối bằng phẳng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lương thực và thực phẩm
Dat nâu vàng trên phù sa cỗ (Fp) phân bố ở vùng thấp và ở các thị
trấn Thạnh Mỹ, Prao và Khâm Đức.Đắt có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tốt
cho việc trồng lạc, mía
Đất nâu tím trên đá paranai (Fe) phân bổ ở địa hình núi cao
Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) phân bố hầu hết các xã trong ba huyện Đất thịt pha cát với đá, kết cấu kém bền vững, thích hop phát triển cây công nghiệp lâu năm, dược liệu quý và phát triển nông lâm kết hợp Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk) phân bố ở các xã vùng trung Dat vàng đỏ trên đá macma axit (Fa) phân bố đều ở các xã trong ba huyện
Dat min đỏ trên đá paranai (Hs) phân bố ở các xã Phước Kim,
Phước Thành (Phước Sơn), TàBhing, Chà Val, Đăk Pre, Dak Pring (Nam Giang)
Trang 18Đất dốc tụ (D) phân bố ở các xã vùng thấp và thung lũng Khâm
Đức (Phước Sơn), Càdy (Nam Giang), Xã Ba, xã Tư (Đông Giang), + Khí hậu — Thúy Văn:
- Khí hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miễn Bắc huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn có khí hậu nhiệt đới
và gió mùa Thời tiết chia làm hai mùa: mùa nắng và mùa mưa
Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch Mùa nắng: Từ thượng tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch Ngoài ra tại huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn còn được chia thành bốn tiết:
Tiết xuân: vào khoảng tháng giêng âm lịch đến tháng 3 âm lịch Khí
hậu mát mẻ, thỉnh thoảng có mưa phùn nhưng không mang hơi lạnh như
sương mù cao nguyên
Tiết hạ: Từ tháng 4 âm lịch đến cuối tháng 6 âm lịch, mát mẻ, nắng
gắt có những trận mưa dong lớn Thường sau những cơn mưa dong khí
hậu dễ chịu hơn
Trang 19Tiết đông: Từ tháng 10 âm lịch đến tháng 12 âm lịch với những cơn mưa dầm kéo dài suốt tháng, gió bắc lạnh se đa, tuy nhiên thường sau 23
tháng 10 âm lịch không còn những trận lũ lụt lớn
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 25,4°C, nhiệt độ cao nhất 41°C, nhiệt độ thấp nhất 10°C, Tổng nhiệt độ năm 90 - 9§°C Mùa đông
nhiệt độ tại ngọn núi cao có thể xuống dưới 10°C Độ ẩm trung bình trong
không khí đạt 84,5% Tăng cao từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau và giảm
thấp từ tháng 5 đến tháng § Lượng bốc hơi bình quân năm 935mm/năm
Tỷ lệ giữa bốc hơi và lượng mưa hàng năm từ 30 ~ 40% Trong mùa khô
lương bốc hơi có thể gấp 4 - 8 lần lượng mưa, nhưng trong mùa mưa
lượng bốc hơi chiếm 10 — 20% lượng mưa
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình 2000-2500mm, nhưng phần bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hon dong bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm
Một số thời tiết đặc biệt: Bão và áp thấp nhiệt đới, dông thường
Xuyên xảy ra
- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa: Gió mùa hè có
ảnh hưởng từ Đông đến Nam, trong mùa hè thường xuất hiện hội tụ nhiệt
đới tạo nên các cơn mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 5 Gió mùa đông có hướng chủ yếu từ Tây Bắc đến Bắc, trong mùa đông thường xuất hiện
phon cực đới tạo thành các đới gió mùa đông bắc vào tháng 12 va thang 1
Trang 20- Chế độ bức xạ: Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất tham gia trực tiếp vào quá tình quang hợp và có vai trò quyết định đến quá trình quang hợp Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp vừa phụ thuộc cường độ ánh sáng vừa phụ thuộc chất lượng ánh sáng Hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất vào khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng
5, lần thứ hai vào trung tuần thang 8 Lượng bức xạ tông cộng thực tế
phổ biến từ 129 - 152 kcal/cm /năm, lượng bức xạ tổng cộng phân bố không đồng đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đồng đều trong các mùa, lượng bức xạ tổng cộng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7) chiếm đến 70 — 76%, mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) chỉ chiếm 25 - 30% Lượng bức xạ tông cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, còn
lại vụ hè thu chiếm 59%
- Thủy văn: Tại ba huyện có các con lớn như Sông Bung, Sông A
Vương, sông Vu Gia, sông Vàng, sông Kôn, và các hệ thống khe, suối chẳng chịt, hầu hết ở các xã, thôn của ba huyện đồng bằng và thung
lũng rất ít, nhỏ hẹp Rừng núi có nhiều thô sản, đất đai thích hợp với cây
mật nhân phát triển
Ba huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn nằm trong khu
vực địa hình núi cao chia cắt mạnh và có lượng mưa lớn, nên mạng lưới
sông suối khá phong phú Hiện nay các hệ thống sông đã và đang xây dựng các thủy điện cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả
nước
+ Tài nguyên sinh vật:
- Động vật: Về khu hệ động vật có xương sống trên cạn rất đa dạng
và phong phú: Theo tài liệu khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh có 53
Trang 21nhiều động vật không xương sống Trong hệ động vật có 23 loài thú, 12
loài chim 16 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư có tên trong danh sách đỏ Việt
Nam Có nhiều loại động vật quí hiếm và hoang dã: hỗ, voi, nai, gấu,
voọc, công, trĩ, trăn, rắn, rùa
- Thực vật: Theo tài liệu điều tra của WWE - Đông Dương và Viện
Điều tra Qui hoạch Rừng Việt Nam thực hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên
sông Thanh có 831 loài thực vật bậc cao (thuộc 494 chi, 135 họ) đã được
ghi nhận qua các đợt khảo sát năm 1997 và 1999 Trong số đó có 23 loài hữu dụng, 38 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam Rừng có nhiều loại gỗ qui
dầu rái, mây và các loại cây dược liệu quí có giá trị kinh tế cao
im, gõ, dỗi, chò, sến, sao đen, pơmu ; lâm sản khác: trầm hương,
Theo Điều 7 về phân loại rừng theo loài cây tại Thông tư Số:
34/2009/TT BNN&PTNT, ngày 10 tháng 06 năm 2009 của bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại
rừng, thì rừng tại ba huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn được chia thành:
* Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ
- Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây
+ Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm;
+ Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên;
+ Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến
Trang 22- Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây
- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao
theo số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%
* Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa
như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vằu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v
* Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che; - Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội + Dân số:
Tại ba huyện Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn chủ yếu là dân tộc
Cotu, Ve, Ta riềng, M°Nông, Kinh, Tày, Nùng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng bắp, hái lượm, chăn nuôi các loại gia súc, gai cầm trước
kia các dân tộc tại ba huyện có tinh thần sống đoàn kết, hiền hoà, cần cù
nhẫn nại, có nhiều giá trị văn hóa cô truyền đặc sắc
Huyện Đông Giang dân số toàn huyện là: 23.157 người, phần lớn là
người dân tộc cơ tu 16.957 người, chiếm 73,23% dân số toàn huyện, dân
tộc kinh 6.200 người chiếm 26,77%
Huyện Phước Sơn dân số toàn huyện là: 21.687 người, trong đó dân
Trang 23Huyện Nam Giang dân số toàn huyện là: 24.732 người, ngoài dân
tộc Cơtu còn có dân tộc Ve, Ta riềng sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng
+ Tình hình sản xuất các ngành kinh tế:
- Sản xuất nông nghiệp:
Nam Giang: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 5.263,05 ha
Đông Giang: Tổng diện tích đất nông nghiép 7.456,88 ha Phước Sơn: Tổng diện tích đất Nông nghiệp (ha): 4.784,94 - Sản xuất lâm nghiệp
Nam Giang: Tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp (ha): 74.287,34
Đông Giang: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 70.456,88 ha
Phước Sơn: Tổng diện tích đất lâm nghiệp (ha): 74.287,34
- Kinh tế trang trại: Theo UBND tỉnh Quảng Nam, hiện toàn tỉnh có 407 trang trại làm ăn hiệu quả, nhưng tại ba huyện Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn kinh tế trang trại chưa được chú trọng Chủ yếu trang
trí hộ gia đình nhỏ lẻ
- Cở sở hạ tầng
Giao thông : Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn từ nhiều năm
trước đường từ miền xuôi lên các huyện đã có, nhưng chỉ là đường đất,
hiện nay một số xã của ba huyện vẫn có đường đất nhựa, việc đi lại còn
gặp nhiều Các đường giao thông quan trọng
Đường 14B điểm đầu tại km 32 và ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng
tỉnh Quảng Nam thuộc địa phận huyện Hoà Vang và huyện Đại Lộc Điểm
Trang 24tổng chiều dài toàn tuyến 42 km tiêu chuẩn cắp IV với bề rộng nền đường
9m, mặt đường 8 m kết cấu mặt bê tông
Đường 14D điểm đầu km 0 tại Bến Giằng nối với đường Hồ Chí
Minh, điểm cuối tại km74.4 tại cửa khâu Đắc Ốc huyện Nam Giang, ranh
giới giữa tỉnh Quảng Nam — Việt Nam với tỉnh xê Kông - Lào, tổng chiều đài toàn tuyến 74,4 km tiêu chuẩn đường cấp V với bê tông nền rộng 6,5 m, mặt đường 3,4 m kết cấu đá dặm láng nhựa
Đường 14E điểm đầu km 0 tại ngã ba cây cốc (huyện Thăng Bình) giao với quốc lộ 1A, điểm cuối lý trình km 78 + 432 giao với đường Hồ
Chí Minh tại thị trắn Khâm Đức (huyện Phước Sơn) Đặc biệt tại ba huyện có đường Hồ Chí Minh đi ngang qua ba huyện thuận lợi cho việc
đi lại
Tại huyện Nam Giang có đường thuỷ trên sông Vu Gia đài 52km
điểm đầu là ngã ba Quảng Quế, điểm cuối là Bến Giằng do địa phương quản lý Là hợp lưu của sông thu Bồn đạt tiêu chuẩn sông cấp VI, tuyến
sông này chảy trên địa bàn huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc Đây là
tuyến sông có vai trò quan trọng trong vận tải hàng hoá và vận hành
khách đường sông của tỉnh Quảng Nam
Hệ thống công trình thủy lợi: Có 7® hồ chứa các loại với tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa khoảng 0,5 tỉ mỶ, trong đó gần 30 hồ chứa có
dung tích từ 0.5 triệu m` trở lên, các hệ thống kênh mương, 348 đập dâng
kiên cố, 154 trạm bơm và ống lưới được xây dựng do người dân địa
phương quản lý phục vụ cho nông nghiệp sông Bung, A Vương, Đăk MiI,
Trang 251.2 TINH HINH NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU
1.2.1 Sơ lược về tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới
Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy
trì sức khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên khắp thế giới
Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên
cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc
gia Từ đó, mỗi châu lục mỗi dân tộc hình thành nên nền dược thảo mang
nét đặc trưng riêng
a Nguồn gốc, phân bố của một số loài cây thuốc
Cây bồ bồ (4đenosma indiana (Lour.) Merr), theo một số tài liệu
của Trung Quốc bồ bồ phân bó khắp vùng nhiệt đới từ Ấn Độ, Srilanca
đến Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc và một
số đảo lớn (Borne, Java) của Inđônêxia, bồ bồ là cây ưa sáng và có thể
chịu hạn, không chịu được úng Độ cao từ 100 - 800m so với mực nước biển Nhiệt độ thích hợp 25 - 35°C, độ ẩm 80 - 85% Cây Kim Tiền Thảo
(Desmodium styracifolium) phân bố ở khu vực Đông Nam A va Hoa
Nam, mọc ở các đồi vùng núi có độ cao dưới 1.000 m Cây Noafodytes
foctida — nguồn gốc ở Sri Lanka, được dùng làm thuốc chống ung thư
Cây Mộc hương Sausurea Lappe - nguồn gốc ở Ấn Độ, được dùng trị các bệnh ngoài da Cây Kim Ngân (Pachia aquaiica), có nguồn gốc Mexico, Brazil, Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ Cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa) moc ở Lào và miền nam Trung Quốc Cây Bạch Đồng Nữ (Cieroden fragrans Vent) Phan b6 6 nhiéu tỉnh miền nam
Trang 26b Giá trị của cây dược liệu
Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới Các loại thuốc tân
dược thường có hiệu quả nhanh nhưng có tác dựng phụ không mong
; ngược lại các loại thuốc thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít muối
độc hại và ít tác dụng phụ
Theo một nghiên cứu của nhà thực vật học người Anh Alan
Hamilton, thành viên của Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên Nhiên (viết tắt là
'WWE), trên quy mơ tồn cầu, doanh số mua bán cây thuốc hàng năm ước
tính lên tới 16 tỷ Euro Tại Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2,4 tỷ USD/năm, Nhật Bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước châu Á khác khoảng 3 tỷ /USD năm
Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm Triều Tiên, Đương quy, Lơ hội, ma hồng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng, Các thị trường tiêu thụ dược liệu lớn như: Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuy Sy, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Án Độ, Nhật Bản
Một trong những nước xuất khâu nhiều được liệu gồm Trung Quốc: 2 tỷ
USD/năm, Thái Lan: 47 triệu USD/năm
e Vai trò và nhu cầu về cây dược liệu
Trang 27
cả về số lượng và chất lượng Đây đang là một thách thức lớn đối với các
nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế giới năm 1999, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng
chục tỷ đô la Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm
của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh
học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh Sự kết
hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn
cho việc chữa bệnh bằng y học cô truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới [8]
Hiện nay, phong trào dùng cây thuốc để phòng và chữa bệnh trên thế giới đã đặt ra một vấn đề cần lưu tâm: 2⁄3 trong số 50.000 loài cây thuốc được sử dụng, khai thác từ các cây hoang dại sẵn có nhưng không được
trồng lại để bô xung Theo một nghiên cứu của nhà thực vật học người
Anh Alan Hamilton, thành viên của Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên Nhiên
(WWEF), có tới 4.000 ~ 10.000 loài cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị
tiệt chủng Nguyên nhân khơng phải hồn tồn do sự phát triển của Y học
cỗ truyền mà theo tác giả là do thị trường dược thảo ở Châu Âu và Bắc
Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm trong vòng 10 năm nay
Hiện nay, với các hoạt động mưu cầu cuộc sống của con người đã và
Trang 28loài cây thuốc quý hiếm đã bị khai thác bừa bãi nên đang đứng trước nguy
cơ bị tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng [18]
1.2.2 Sơ lược về tình hình cây được liệu ở Việt Nam
Việt Nam có nền y học cỗ truyền giàu truyền thống, phong phú về
các cây thuốc, bài thuốc, vị thuốc Cùng 4000 năm dựng nước và giữ
nước, người Việt Nam đã phải đấu tranh với thiên nhiên, bệnh tật và chiến tranh, đã dần dần tích luỹ được kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây thuốc
(Đỗ Tắt Lợi, 2003) Nền Y học cô truyền qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất lớn của y học cô truyền Trung Quốc
Năm 1960, Phạm Hoàng Độ và Nguyễn Văn Dương đã cho xuất bản
bộ “Cây cỏ Việt Nam” Tuy chưa giới thiệu được hệ thực vật Việt Nam,
nhưng phần nào cũng đưa ra được công dụng làm thuốc của nhiều loài
thực vật Liên quan đến vấn đề cây thuốc, tập thể các nhà khoa học Viện
Dược liệu đã xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong những năm qua Viện dược
liệu, Bộ y tế cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở 2795 xã, phường, thuộc 35 huyện, đã có những đóng góp đáng kể trong công
tác điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc trong y học cỗ truyền dân
gian Trần khắc Bảo (1994) “Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà
Giang” đã đề cập đến các vấn đề về chế biến bảo quản và phát triển cây
thuốc ở địa bàn nghiên cứu
Năm 1973, có bốn cán bộ của khu Y tế Trung trung bộ đi điều tra
phát hiện cây sâm Ngọc Linh tại huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam đó là Đào Kim Long làm trưởng đoàn, Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Châu Giang, Trần Thanh Dân Năm 2003 Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu Việt Nam)
Trang 29a Tình hình phân bố cây dược liệu
Căn cứ vào các điều kiện về khí hậu, đất đai và thực tiễn về phân bố
cây dược liệu trong tự nhiên Việt Nam xác định có 8 vùng sinh thái cây
được liệu gồm: Vùng núi Đông Bắc Bộ, vùng Việt Bắc — Hoàng Liên Son,
Vùng Tây Bắc, Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng
Đông Trường Sơn và Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
và đồng bằng Sông Cửu Long Các loại dược liệu bao gồm dược liệu tự
nhiên và được liệu trồng [2, 3]
Do đặc điểm của hầu hết các loại được liệu là được liệu được thu hái
một cách tự nhiên nên việc duy trì, bảo vệ, phát triển nguồn dược liệu phụ
thuộc chủ yếu vào công tác khoanh, nuôi rừng tự nhiên của lâm nghiệp
Mặt khác việc trồng trọt, phát triển dược liệu lại có tính chất như hoạt
động nông nghiệp nên còn có những chồng chéo trong việc quản lý làm
cho ngành dược gặp nhiều khó khăn để phát triển đúng tiềm năng của
mình Tuy nhiên, cho đến nay đã hình thành được 5 vùng dược liệu tập
trung gồm vùng dược liệu Sapa, vùng được liệu Da Lat, vùng dược liệu vùng núi phía Bắc, vùng dược liệu đồng bằng sông Hồng và vùng dược liệu đồng bằng sông Cửu Long Đây là nguồn cung cấp dược liệu chính
của cả nước [7, 17]
Hiện nay, các loại dược liệu phần lớn được lấy trong tự nhiên chỉ có
10% cây được liệu được trồng, tắt cả dược liệu trong tự nhiên phân bố chủ
yếu ở các khu rừng của các tỉnh miền núi trong cả nước như sâm Ngọc
Linh, được tìm thấy tại núi Ngọc Linh nằm giữa địa phận của huyện Đăk
Tô - KonTum và huyện Trà My - Quảng Nam, ngoài ra còn phân bố ở núi Lum Heo xã Phước Lộc huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam Cây Ba Kích
Trang 30tại các huyện miền núi và trung du các tỉnh phía như Quảng Ninh, Lang
Sơn, Thái Nguyên , ngoài ra còn phân bố ở miền núi huyện Tây Giang
của tỉnh Quảng Nam [1, 18]
Cây trình nữ hoàng cung (Crium L.) phân bố ở vùng nhiệt đới, có
nguồn gốc từ Án Độ Cây đỉnh lăng (Polyscias fruticosa) có nguồn gốc từ
các đảo Thái Bình Dương Cây Hoàng Đẳng (Ƒiðraurea recisa) ở Việt
Nam phân bố ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng (Bảo Lộc) Cây Kim Ngân (Lonicera japonica) phân bỗ gần như khắp thế giới, phổ biến ở khu vực ôn đới Bắc bán cầu, với trung tâm đa dạng nằm ở miền đông Bắc Mỹ
và miền đông châu Á, không có mặt ở khu vực châu Phi nhiệt đới và miền
nam của châu lục này Kim Tién Thao (Desmodium siyraeifolium) mọc ở các đồi vùng núi có độ cao dưới 1.000m, tại Việt Nam thường gặp ở những chỗ sáng trên đất pha cát, vùng trung du Hà Tây, Lạng Sơn, Ninh Bình, Hải Phòng
Thanh thiên quy (Nervilia fordii (Hance) Schultze), né ua mọc ở
kẽ núi đá, nơi thấp và ẩm ướt, dưới bóng cây to hoặc dưới đám cỏ dày
đặc; phân bố chủ yếu ở Tràng Định, Văn Uyên, Cao Lộc, Đỗng mỏ,
Hữu Lũng (Lạng sơn), Trùng Khánh, Quảng Uyên (Cao Bằng) Cây bồ
bd (Adenosma indiana (Lour.) Merr) thường mọc hoang ở vùng đồi, những ruộng vùng trung du miền Bắc như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc
Giang, Bắc Ninh Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể chịu hạn, không chịu
được úng Độ cao từ 100 - 800m so với mực nước biển Nhiệt độ thích
hợp 25 - 35°C, độ 4m 80 - 85% Cây Bùi béo (Gomphandra tonkinessis
Gagnep) thường mọc hoang đại ở những nơi mát vùng núi ở các tỉnh Hà
Trang 31b Giá trị của cây dược liệu
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra, đánh giá tại một số vùng, nuôi
trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bắt kỳ cây lương thực,
thực phẩm nào (có thể thu nhập trên 100 triệu đồng/ha) Ở Sapa (Lào
Cai), việc thực hiện trồng cây Artiso giúp đem lại doanh thu khi trồng đến
khi thu hoạch đạt khoảng 115 triệu đồng/vụ/năm Ở Việt Yên (Bắc Giang), mô hình trồng cây Kim Tiền Thảo là hướng mới trong chuyển đổi
cơ cấu cây trồng ở tỉnh và đã thực sự góp phần giảm nghèo cho người dân
nơi đây [14]
Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện
Dược Liệu - Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc
chiếm khoảng 36% số thực vật có mặt ở Việt Nam Trong dự án “Quy
hoạch tổng thể đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2010 “
với nội dung quy hoạch, sản xuất dược liệu và xây dựng các vùng dược
liệu chuyên canh nhằm đạt các mục tiêu chính sau:
- Đáp ứng nhu cầu 20.000 - 30.000 tấn dược liệu/năm từ cây thuốc
cho Y học cỗ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn được liệu cho công nghiệp
chế biến thuốc đông dược
- San xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho
cộng đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng (hiện
mới đạt 20 - 30%)
- Tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ được liệu trong nước, mục tiêu xuất khẩu 30.000 tắn/năm, đạt giá trị khoảng 100 triệu
Trang 32Theo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược
liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu
năm 2010) Trong số 20 loại dược liệu có nhu cầu dùng cho sản xuất
thuốc lớn nhất năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ
lên tới 2000 tắn/năm, tiếp theo là Dinh lăng với hơn 900 tắn/năm Như vậy, có thể nói cây thuốc chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua [3]
€ Vai trò và nhu cầu sử dụng cây dược liệu
Nguồn cây cỏ phong phú và trí thức về cách sử dụng chúng để làm
thuốc là hai mặt của vấn đề tài nguyên cây thuốc Việt Nam cũng là một trong những nước có nền Y học cô truyền rất phát triển Ngồi y học cơ truyền chính thống với nhiều tên tuổi đã đi vào lịch sử ngành thuốc Việt
Nam chúng ta còn phải kể đến Y học cổ truyền bản địa của các dân tộc
thiểu số Vùng núi Việt Nam chiếm tới 3⁄4 diện tích lãnh thỏ, là nơi cư trú của 54 dân tộc mà các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở các vùng núi có phong tục tập quán khác nhau Chính sự đa dạng về sắc tộc cùng sự khác
biệt về tập quán, về văn hoá trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự
đa dạng trong kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử
dụng nguyên liệu làm thuốc bản địa Cùng một cây thuốc nhưng họ lại có
cách dùng khác nhau thậm chí có những cách pha chế độc đáo mà chúng
ta chưa từng biết đến Đây thực sự là một kho tàng tri thức sử dụng cậy
thuốc phong phú mà chúng ta cần tìm hiểu, khai thác, bảo vệ và sử dụng
Trang 33Theo y học cỗ truyền, cây quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, vào hai
kinh Can, Thậi
đau lưng mỗi Quế có tác dụng bỗ Mệnh môn hỏa, trị tay chân co quắp, ói, các chứng thủy thủng, đi tiêu lỏng, kinh bế do han, các
chứng viêm thận mãn tính, suy nhược sinh dục do Tỳ, Thận Dương
hư Ngoài ra, cành nhỏ của quế thường gọi là qué chi con được dùng để phát tán phong hàn hoặc trị đau nhức ở chân tay Đối với Tây y, quế hoặc tỉnh dầu quế có tác dụng kích thích tiêu hố, kích thích hơ hấp và cả tuần hoàn huyết Quế còn làm co mạch, làm tăng sự bài tiết và tăng nhu động ruột Tỉnh dầu quế còn có tính sát trùng Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học phương Tây đang quan tâm đến giá trị hữu ích của quế trong việc điều trị những hội chứng về chuyển hoá Cây Bùi béo là vị thuốc bổ dùng trong dân gian Người ta cho rằng vị bổ béo vừa ngọt, vừa hơi đắng có tác dụng bồi dưỡng, kích thích ăn ngon, nhuận tràng, lợi tiểu [18]
4 Tình hình khai thác cây được liệu
Dược liệu được khai thác, sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp đông dược y học cô truyền, công nghiệp tân dược hiện đại và công nghiệp được - mỹ phẩm hương liệu [27] Ngoài việc tự túc một
phần dược liệu cho tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu cho các cơ sở
sản xuất thuốc, ngành được đã xuất khẩu được nhiều dược liệu và tỉnh
dầu với số lượng đáng kể đem lại nguồn ngoại tệ đạt hàng chục triệu
USD/năm
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, một tiềm năng lớn về tài nguyên cây được liệu nói riêng và tài nguyên được (thực vật,
động vật, khoáng) nói chung, vùng phân bó rộng khắp cả nước, có nhiều
Trang 34(Panax vietnamensis), Tam thất hoang (Panax pseudoginseng), Bách hợp
(fleur-de-lis), Thong d6 (Taxus wallichiana ), Vang đắng (Coscinium usitatum), Hoang lign 6 16 (Mahonia bealei), Hoang lién gai (Berberis juliane), Thanh thién quy (Nervilia fordii (Hance) Schultze), Ba gac Vinh
Phi (Rawvolfia verticillata (Lour) Baill) [2]
Tiềm năng to lớn là vậy, song công cuộc bảo tồn va phát triển dược
liệu ở nước ta cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là
các vấn liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và
phát triển nguồn gen dược liệu, việc chuẩn hoá dược liệu, cũng như việc
hiện đại hoá sản xuất thuốc từ được liệu [15]
Tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn
tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ồn định, giá cả
biến động Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái
tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng
khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài
cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt [13]
1.3 TÌNH HÌNH GÂY TRÒNG CÁC LOẠI DƯỢC LIỆU
Trước nhu cầu sử dụng cây dược ngày càng tăng, việc khai thác cây
dược trong tự nhiên ngày càng nhiều, một số cây dược liệu đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng để đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguồn
dược liệu chữa bệnh của con người, vì vậy trên thế giới và chính phủ Việt
Trang 35sự can thiệp kịp thời của các cấp, các ngành liên quan để bảo tồn nguồn gen bằng cách nhân giống, gây trồng [4, 5]
Trong danh mục 100 loài cây thuốc có thế mạnh dự kiến tập trung khai thác, phát triển tạo sản phẩm hàng hoá 1996 - 2010 của Tổng Công ty Dược Việt Nam, có 73 loài được đưa vào trồng (trong số đó có 28 loài
nhập nội), chỉ còn 27 loài là thu hái ngoài tự nhiên Trong số các loài
nhập nội, Viện Dược Liệu đã di thực và trồng thành công tại Trạm nghiên
cứu trồng cây thuốc Sa Pa 24 loài [14, 29]
Viện Dược Liệu đã nghiên cứu trồng khảo nghiệm một số vùng
nguyên liệu ở phía bắc như: Đương quy ở Hà Giang, Lão quan thảo, Actiso ở SaPa, và đang có xu hướng khai thác tiềm năng dược liệu ở Cao
Bằng Hiện nay đã nhân giống và gây trồng rất nhiều cây dược liệu như
cây sâm Ngọc Linh (Panaxviernamensis) tại trại Dược liệu Trà Linh
huyện Trà My tỉnh Quảng Nam, được tiến hành trồng một cách có tổ chức, quản lý đảm bảo, thực hiện trồng đúng quy trình bằng cách lai hữu
tính và vô tính, với diện tích 3 ha với hơn 270.000 cá thể Cây Dinh Lang
(Polyscias fruticosa), ngudi ta trong ở các vườn thuốc bằng cách giâm cành Cây trinh nữ hoàng cung (Criưm iafjfolium.) được trồng khắp cả nước, chủ yếu từ Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào và trồng một số tỉnh phía
Bac, Kim Tién Thao (Desmodium styracifolium) đã được trồng thu dược
liệu hàng hoá ở nhiều vùng trong cả nước như Lào Cai, Bắc Giang, Hai Dương, Quảng Ngãi nguồn giống chủ yếu là hạt, ngoài ra có thể trồng bằng hom hoặc cành Cây Ba Kích (Morinda officinalis How) chủ yếu tạo cây giống bằng hai cách tạo gieo ươm từ hạt và tạo cây con từ hom thân
Giống cây Ba Kích đã được phát triển mạnh, chẳng hạn mô hình nhân
Trang 36Quảng Nam cũng được phát động gây trồng với diện tích tại thôn pơrning
5 ha Ngoài ra nhiều địa phương tiến hành trồng các loại dược liệu khác
như Tam thất (Panax pseudoginseng), Bách hop, Théng do (Taxus wallichiana ), Vang ding (Coscinium usitarm), Hoàng liên ô rô (Mahonia bealei), Hoàng liên gai (Berberis juliane), Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii (Hance) Schultze), Ba gac (Rauvolfia verticillata (Lour) Baill) [12, 17]
1.4 SO LUQC VE CAY MAT NHAN
1.4.1 Đặc điểm sinh học
Cây mật nhân có tên khoa học la Eurycoma longifolia Jack, con goi là cây bách bệnh, mật nhân, bá bệnh hay hậu phác nam Là loại cây mộc,
được biết đến là một vị thuốc dùng trong Đông y Tên Mã Lai của cây này
là "tongkat ali" và tên Indonesia là "pasak bumi" Tiếng Anh còn gọi cây
này là "longjack" Ở Lào còn được gọi là *Thonan” và ở Campuchia còn
gọi là “Antongsar” [18]
Cây mật nhân là loại cây nhỡ, cao 2 - 8 m, có lông ở nhiều bộ phận
Lá kép lông chim, lẻ, gồm 10 — 36 đôi lá chét, hầu như không có cuống, mọc đối Hình trứng, dài, dày, nhẫn hoặc có lông ở mặt dưới Cuống lá
màu nâu đỏ Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn, cuốn có lông màu gi sắt Hoa màu nâu đỏ, hoa và bao hoa phủ đầy lông Đài hoa chia 5 thuỳ hình tam giác, có tuyến ở lưng Tràng hoa 5 cánh hình thoi cũng có tuyến, nhị có 5 lông dày và 2 vảy ở gốc, bầu có § noãn hơi dính
nhau ở gốc, đầu nhuy rời
Quả hạch, màu xanh, khi chín chuyển dần sang mau dé sim, nhin, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, có hình elip hoặc hình trứng 10 - 20 x 5 —
Trang 37có nhiều lông ngắn Toàn cây (trừ quả chín) có vị đắng Cây non cần
nhiều ánh sáng để sinh trưởng Cây có dạng rễ chùm, lan rộng bám chặt
vào đất [12]
1.4.2 Công dụng của cây mật nhân
Công dụng của cây mật nhân từ lâu đã được biết đến và được lưu
truyền qua một số bài thuốc trong dân gian Ở những vùng núi tại Quảng
Nam, người Xêđăng, CoTu, Kadong, giẻ - Triêng đã sử dụng rễ, thân
cây ngâm rượu hoặc nấu nước uống để tăng cường sức khoẻ, tây giun cho trẻ em, cho phụ nữ sau khi sinh uống để phục hhồi sức khoẻ, ngoài ra người dân còn lấy lá nấu nước sôi để trị ghẻ lở Bên cạnh đó cây mật nhân cũng là một trong những thành phần trong thang thuốc tăng cường sinh lực đàn ông nỗi tiếng của Tây Nguyên [ó6, 31]
Cây mật nhân từ lâu được biết đến như là nhân sâm của Maylasia,
cũng như tại nhiều nước Đông Nam Á với tác dụng giúp nam giới tăng
cường chức năng sinh lý và sức khỏe tình dục, bổ sung năng lượng cho cơ
thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u
và chống lão hóa Tuy nhiên, tác dụng nỗi bật nhất của cây mật nhân là
khả năng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên, chính là
chia khóa duy trì sự hưng phấn và phong độ tình dục ở nam giới có dấu hiệu suy giảm khi bước vào tuổi trung niên [18], Cac bd phận gồm lá,
vỏ, quả, rễ của cây mật nhân đều có tác dụng trị bệnh Mật nhân có vị
đắng, tính mát, khi đi vào kinh, can, thận có tác dụng bổ dưỡng cho người
Trang 38dinh dưỡng ở ruột Mật nhân có khả năng chữa trị bệnh sốt rét, kiết ly, chất đông máu giảm khả năng mắt máu do chan thương, chống sưng phù, tăng huyết áp, viêm loét [7, 34, 37] Ngoài ra, mật nhân còn sử dụng dé
chữa trị bệnh loãng xương, hay các bệnh về tìm mạch do thiếu androgen,
testosterone [35, 36]
1.4.3 Nhu cầu khai thác và sử dụng cây mật nhân
Trước tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, việc thải ra các chất
ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều dẫn đến dịch bệnh tại nhiều nơi càng phô biến Cây thuốc nói chung và cây mật nhân nói riêng nhu cầu sử dụng
cây thuốc trong tự nhiên ngày càng tăng, việc khai thác các dược liệu
trong tự nhiên, buôn bán dược liệu xảy ra nhiều nơi trên thế giới
Theo báo cáo tại hội nghị ISIR Châu Á - Thái Bình Dương, có
khoảng 190 triệu nam giới tại khu vực này gặp trục trặc về khả năng tình
dục, và chỉ khoảng 10 % đến gõ cửa bác sĩ để thừa nhận mình có vấn dé bat ôn “nơi ấy” Nam giới thường ít khi đề ý đến sức khoẻ tình dục, dù đó
là yếu tố cho biết trạng thái sức khỏe cơ thể Khi cơ thể khỏe mạnh, tỉnh
than phn chấn, tất nhiên khi ấy khả năng tình dục cũng cao hon Vì thế,
giải pháp thông minh nhất giúp nam giới lấy lại phong độ một cách oanh
liệt trong mắt nàng chính là một cơ thé mạnh khỏe, cường tráng, và khả
năng tác chiến tuyệt vời ở chốn phòng the [39]
Một số các quốc gia hồi giáo như Indonesia và Malaysia, đàn ông được lấy và chung sống cùng lúc 4 người vợ, có khá nhiều giai thoại đã kể rằng: để cho cô vợ nào cũng yên tâm là được chồng yêu nhất, đàn ông nơi ấy đã phải cần tới sự trợ giúp đắc lực của Tongkat ali, giúp cường dương tráng khí Hay tại các cuộc thi đấu thé thao ding cấp quốc gia ở Đông
Trang 39này như dạng doping thiên nhiên giúp tăng cường sức bền và thể lực,
nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu
Tại Việt Nam, Bá bệnh cũng là vị thuốc chính trong bài thuốc “Ông uống bà khen” danh bất hư truyền của các Vua Voi huyền thoại vùng Tây nguyên bấy lâu nay Có thể nói, việc tìm thấy cây Mật nhân (Bá bệnh) tại
Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với
triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức
khoẻ Đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng
Trang 40CHƯƠNG 2
ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là cây mật nhân (Ewyeoma Longi/olia) tại tỉnh Quảng Nam