‘Đọc’ triệu chứngsốtởtrẻ để dùngthuốcđúng
Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ, có thể nghi ngờ nhiễm virus cảm cúm thông thường, 4-5
ngày sẽ khỏi. Bé sốt rất cao trên 38,5-39 độ kèm đau họng, nghi ngờ có thể bị
nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A.
Thần kinh trung ương có “trung tâm điều nhiệt”. Khi có tác nhân lạ (vi khuẩn,
virus, ký sinh trùng…) gọi là kháng nguyên xâm nhập thì hệ thống miễn dịch của
cơ thể lập tức hoạt động, sinh ra kháng thể để chống lại. Quá trình đó sẽ sinh ra
nhiều năng lượng làm cho nhiệt độ cơ thể lên cao. Trung tâm điều nhiệt phải chỉ
huy, buộc cơ thể đề kháng lại bằng phản ứng sốt làm cho nhiệt thoát ra bên ngoài.
Vậy sốt là một phản ứng đề kháng có lợi. Lợi thứ nhất là làm cho thân nhiệt hạ
hạ xuống. Nếu không sốt, nhiệt không thoát ra bên ngoài được, cơ thể tiếp tục bị
hâm nóng, sẽ có hại. Lợi thứ hai là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh. Căn cứ vào
nhiệt độ lúc sốt và cách sốt có thể hiểu một phần nguyên nhân.
Lợi thứ ba là cho biết dấu hiệu sinh tồn. Trẻ còn sốt và sốt cao chứng tỏ là trẻ còn
sống, còn sức đề kháng. Kinh nghiệm lâu đời làm cho bà mẹ có phản ứng tự nhiên
là lúc ngủ với con bị bệnh thường sờ xem con còn nóng (sống) hay lạnh ngắt
(chết).
Sốt cũng có mặt hại. Thứ nhất sốt cao và/hoặc kéo dài sẽ mệt nhọc, kém ăn, mất
ngủ, suy nhược. Thứ hai sốt cao và/hoặc kéo dài gây mất nước, muối. Mất nước,
muối sẽ làm cho máu bị cô đặc lại, huyết áp hạ xuống, máu khó đi đến các cơ
phận, tim đập nhanh lên để bù song đập nhanh quá sẽ bị loạn và suy. Sự mất muối
và nước làm mất cân bằng điện giải, gây nhiều hệ lụy khác ở tế bào, ở các tổ chức.
Sốt trong bệnh sốt xuất huyết là điển hình cho tác hại kiểu này.
Thứ ba sốt cao sẽ gây cơn co giật. Co giật nặng sẽ để lại di chứng não có khi là di
chứng rất nặng nề.
Bà mẹ cần có thái độ và cách làm đúng khi con sốt. Cần dùng nhưng không nên
loay hoay mãi chỉ với thuốcsốt mà không hiểu vì sao dùng mãi không hết sốt. Khi
vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… chưa bị loại ra khỏi cơ thể thì quá trình chống lại
chúng vẫn tiếp tục, thân nhiệt vẫn còn tăng và trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động,
nên không thể nào hết sốt. Hãy đưa con đến cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ tìm và cho
thuốc chữa nguyên nhân. Thuốc chữa nguyên nhân mới chính là thuốc cắt sốt, còn
thuốc sốt chỉ là thuốc phụ trợ, có tác dụng ức chế một phần trung tâm điều nhiệt
làm giảm sốt, chứ không cắt được sốt.
Cần dùng sớm nhằm giảm tác hại do sốt cao gây ra song không nên muốn hết
nhanh hết sốt ngày dùng nhiều loại và liều cao thuốc sốt. Dùngthuốcsốt mạnh
liều cao, trẻ có thể sẽ bị ngộ độc.
Những trường hợp sốt thông thường và cách giải quyết
Trẻ có thể bị sốt rất nhẹ, hâm hấp nóng (dưới 380C). Thường hay xảy ra vào mùa
đông xuân. Có thể nghi ngờ trẻ bị nhiễm virus gây cảm cúm thông thường. Nếu trẻ
khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, trong khoảng 4-5 ngày virus tự thoái lui, không nhất
thiết phải dùngthuốc sốt, nếu có thì cũng chỉ dùng loại thông thường bao gồm các
thảo dược.
Trẻ có thể lúc đầu sốt nhẹ, ngay sau đó sốt cao (khoảng 38,5oC). Có thể nghi trẻ bị
nhiễm một loại vi khuẩn nào đó. Cần dùngthuốcsốt sớm, nếu dùng muộn, trên
đường đến viện bé có thể sốt cao hơn rồi co giật. Thầy thuốc sẽ dựa vào lâm sàng
và xét nghiệm, xác định nhiễm khuẩn gì, cho dùng kháng sinh thích hợp. Bà mẹ
không nên tự ý chọn kháng sinh cho trẻ.
Trẻ có thể bị sốt rất cao (trên 38,5-39oC) rất đột ngột kèm theo đau họng. Trường
hợp này nghi ngờ có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A (S. hemoliticque
group A). Phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, nếu đúng thì phải dùng kháng sinh đặc
hiệu (tiêm penicilin, liều cao). Theo phác đồ điều trị, từ khi nhiễm liên cầu khuẩn
tán huyết đến khi dùng kháng sinh diều trị ở phải trong vòng 10 ngày.
. ‘Đọc’ triệu chứng sốt ở trẻ để dùng thuốc đúng
Trẻ sốt nhẹ dưới 38 độ, có thể nghi ngờ nhiễm virus cảm cúm thông thường, 4-5
ngày sẽ khỏi. Bé sốt. hết sốt. Hãy đưa con đến cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ tìm và cho
thuốc chữa nguyên nhân. Thuốc chữa nguyên nhân mới chính là thuốc cắt sốt, còn
thuốc sốt