Sốt vi-rút ở trẻ dễ bị lây nhiễm doc

7 368 0
Sốt vi-rút ở trẻ dễ bị lây nhiễm doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sốt vi-rút ở trẻ dễ bị lây nhiễm Chị Hải Liên (khu đô thị Văn Quán) lo sốt vó vì con chị mới vừa khỏi được sốt vi rút được mấy tuần thì nay dãy tầng 7 nhà chị đang có tới 5 đứa trẻ đang sốt, phát ban, mũi sụt sùi… Dễ lây chéo Thấy con nhà hàng xóm nổi ban trên đầu, nóng sốt hầm hập, chị “cấm cửa” không cho ôsin bế con ra ngoài, nhằm hạn chế tiếp xúc để tránh lây lan bệnh. Nhưng bọn trẻ hiếm khi chịu ngồi yên, con chị cũng không ngoại lệ. Thấy các bạn được đẩy xe dọc hàng lang, thằng nhóc mới hơn 1 tuổi cũng đập cửa ầm ầm, khóc đòi ra chơi bằng được. Đến ngày thứ 2, con chị cũng trở thành “thành viên” của nhóm trẻ đang bị sốt vi rút tại khu chung cư. Bé sốt cao quấy khóc, chị lại đành ôm con đi bác sĩ, được kê thuốc hạ sốt và uống vitamin C bổ sung cùng thuốc Fenegan. Chị Thuỷ ngõ 6, đường Chiến Thắng, Văn Mỗ, Hà Đông mấy ngày nay cũng mỏi người, tức ngực rồi sốt cao. Đang nuôi con nhỏ, chị cố gắng hạn chế tiếp xúc với con. Thậm chí, khi cho con bú, chị còn đeo khẩu trang nhưng cậu nhóc nghịch ngợm, vừa “ti”, vừa lôi khẩu trang của mẹ. Sự tiếp xúc gần gũi khiến cậu bé cũng bị lây. “Trời thì oi bức, quạt không dám bật to, nhà lại chẳng có điều hoà, hai mẹ con đều nóng hầm hập mà cứ phải ôm nhau, như hai nồi xôi hấp, bé càng nóng, càng khóc tợn. Lắm lúc chẳng biết sao để dỗ con, cả hai mẹ con cùng khóc. Cũng may, bé chỉ quấy khóc một đêm, một ngày rồi cũng ổn. Nghĩ đến cảnh con sốt mà vẫn ớn", chị Thủy than thở. Chị cho biết, khi con bị sốt, chị cũng phải nghỉ làm không dám đưa con tới lớp vì sợ lây cho các bạn. Chị được cô giáo cho biết, ở lớp, mấy ngày nay cũng rất ít bạn tới học, vì nhiều trẻ cũng đang ở tình trạng như con chị, bị sốt vi rút, phát ban. Theo số liệu của Bệnh viện Bạch Mai và Xanh Pôn, trong tuần qua, số bệnh nhân bị sốt vi rút có dấu hiệu tăng nhanh. Đáng nói, bệnh có xu hướng lây lan nhanh, nhất là ở các nhà trẻ, mẫu giáo. Nếu bé bị bệnh mà vẫn đưa tới lớp sẽ dễ dàng lây bệnh cho các trẻ khác. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, nguyên nhân chính gây gia tăng bệnh nhân sốt vi rút là do thời tiết những ngày gần đây nóng - lạnh, mưa - nắng thất thường khiến vi rút gây bệnh phát triển. Nhất là trong mấy ngày này, trời vô cùng nóng nực, oi bức khiến cả người lớn, trẻ nhỏ ăn uống đều kém đi, sức đề kháng giảm dễ bị vi rút tấn công. Quan trọng nhất là hạ sốt và dinh dưỡng BS Dũng khẳng định, với bệnh nhân sốt vi rút, không có thuốc điều trị đặc hiệu, mà quan trọng nhất là hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ và chăm sóc tốt về dinh dưỡng. Sốt vi rút là thể bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, rất dễ lây qua đường hô hấp với những triệu chứng điển hình, đó là trẻ đột ngột sốt cao 39 - 40oC, đôi khi không có triệu chứng gì khác ngoài sốt. Khi bé sốt cao thì rất mệt mỏi, tuy nhiên khi hạ sốt bé lại trở nên linh hoạt. Bé có thể bị nổi một vài ban đỏ nhỏ, trẻ sẽ thấy mỏi, đau nhức người. Thường bị sổ mũi sau 2 - 3 ngày bị sốt, nước mũi trong “Cha mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu trên để nhận biết trẻ bị sốt vi rút, nhưng đặc điểm quan trọng nhất vẫn là sau cơn sốt, thể trạng của trẻ trở lại như bình thường. Còn nếu trẻ vẫn mệt li bì dù đã hạ sốt, cần đưa ngay đến bệnh viện vì lúc này, sốt có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác”, BS Dũng cảnh báo. Về điều trị, bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, hoặc dùng các loại thuốc cảm để chữa triệu chứng đau nhức, sổ mũi, ho Ngoài ra nên súc miệng nước muối và nhỏ mũi thường xuyên. Không nên dùng kháng sinh. Cần lưu ý, khi trẻ bị sốt, tránh để quạt điện thốc thẳng vào trẻ, vì khi bị sốt, lỗ chân lông luôn mở dễ bị gió lạnh đi vào gây cảm, rất nguy hiểm. Vì thế, cần đặt trẻ ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, quạt nhẹ cho trẻ. Ngoài hạ sốt, với điều trị sốt vi rút, quan trọng hơn cả là chế độ dinh dưỡng. Nên cho người bệnh ăn loãng như cháo, súp, uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả như cam, chanh…. Vì khi sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài. Sốt vi rút là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và công sở, nơi dùng điều hòa thông khí. Vi rút có trong dịch tiết mũi, họng, trong những giọt nước bọt li ti… bị bắn ra ngoài khi ho, nói cũng có thể là tác nhân khiến người khác mắt bệnh. Do đó, người bị sốt vi rút nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Tốt nhất khi bị sốt vi rút nên nghỉ làm, nghỉ học để tránh lây bệnh cho người khác. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C và bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt cần nhớ rửa tay bằng xà phòng một cách thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh. . Sốt vi-rút ở trẻ dễ bị lây nhiễm Chị Hải Liên (khu đô thị Văn Quán) lo sốt vó vì con chị mới vừa khỏi được sốt vi rút được mấy tuần thì nay dãy tầng 7 nhà chị đang có tới 5 đứa trẻ đang sốt, . sinh. Cần lưu ý, khi trẻ bị sốt, tránh để quạt điện thốc thẳng vào trẻ, vì khi bị sốt, lỗ chân lông luôn mở dễ bị gió lạnh đi vào gây cảm, rất nguy hiểm. Vì thế, cần đặt trẻ ở nơi thoáng mát,. hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ và chăm sóc tốt về dinh dưỡng. Sốt vi rút là thể bệnh gặp chủ yếu trong mùa hè ở trẻ, rất dễ lây qua đường hô hấp với những triệu chứng điển hình, đó là trẻ

Ngày đăng: 01/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan