đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn A.Chekhov những năm 1880 thông qua phân tích tác phẩm Anh béo anh gầyTrong nền văn học thế giới, văn học Nga có một vị trí vô cùng quan trọng. Dù trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, văn học Nga vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn đọc giả khắp thế giới. Nhắc đến nền văn học này, không thể không kể đến nhà văn Anton Pavlovich Chekhov một trong những nhà văn đại diện vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực phê phán văn học Nga. Ông được mệnh danh là bậc thầy viết truyện ngắn. Nhiều tác phẩm truyện ngắn của A.Chekhov xứng vào hàng kiệt tác của văn học thế giới bởi những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông. Nhà tiểu thuyết Th.Mann (người Đức) từng viết: Nghệ thuật tự sự của A.Chekhov không nghi ngờ gì nữa thuộc về những gì có sức mạnh nhất và tinh hoa nhất trong toàn bộ văn học châu Âu, câu nói đã khẳng định được tài năng nghệ thuật của A.Chekhov.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
Đề tài
Làm sáng tỏ đặc điểm nghệ thuật
truyện ngắn A.Chekhov những năm 1880
thông qua phân tích tác phẩm " Anh béo anh gầy"
Sinh viên thực hiện: LƯU THỊ MINH HUỆ
Lớp: K44A Sư phạm Ngữ văn
Năm 2021
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong nền văn học thế giới, văn học Nga có một vị trí vô cùng quan
trọng Dù trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, văn học Nga vẫn để lại dấu ấn
sâu đậm trong tâm hồn đọc giả khắp thế giới Nhắc đến nền văn học này,
không thể không kể đến nhà văn Anton Pavlovich Chekhov - một trong
những nhà văn đại diện vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực phê phán văn học Nga
Ông được mệnh danh là bậc thầy viết truyện ngắn Nhiều tác phẩm truyện
ngắn của A.Chekhov xứng vào hàng kiệt tác của văn học thế giới bởi những
sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông Nhà tiểu thuyết Th.Mann (người Đức)
từng viết: "Nghệ thuật tự sự của A.Chekhov không nghi ngờ gì nữa thuộc về
những gì có sức mạnh nhất và tinh hoa nhất trong toàn bộ văn học châu Âu",
câu nói đã khẳng định được tài năng nghệ thuật của A.Chekhov
Nhận thấy tài năng xuất sắc cũng như những đặc sắc trong truyện ngắn
của A.Chekhov, đồng thời nhận biết được sự quan trọng của việc tìm hiểu
nghệ thuật truyện ngắn Chekhov trong quá trình dạy - học Ngữ văn ở trường
phổ thông, chúng tôi lựa chọn đi sâu vào tìm hiểu đề tài "Đặc điểm nghệ thuật
truyện ngắn A.Chekhov những năm 1880 thông qua phân tích tác phẩm Anh
béo anh gầy".
NỘI DUNG
1 Vài nét về tác giả A.Chekhov và truyện ngắn "Anh béo anh gầy"
A.Chekhov là nhà văn sinh ra trong gia đình thương nhân có nguồn gốc
nông nô Cha ông là một chủ cửa tiệm nhỏ, thường gặp khó khăn về vấn đề
tiền bạc Mẹ ông rất thích kể những câu chuyện khi hai vợ chồng bà đi khắp
nước Nga buôn bán Gia đình có ảnh hưởng khá lớn đối với ông, ông từng kể:
"Bố trao tài năng cho chúng tôi, nhưng mẹ mới là người trao linh hồn" Ông
đã phải xa gia đình và tự bươn trải từ rất sớm Trong thời gian học Đại học Y,
ông đã làm thêm nghề viết lách để phụ kinh phí cùng gia đình Khi tốt nghiệp,
ông vừa hành nghề y, vừa làm nhà văn Nhưng sau này, ông bỏ hẳn y khoa và
theo viết lách Cùng với Edgar Allan Poe (Mỹ) và Guy de Maupassant (Pháp),
A.Chekhov được xem là một trong ba cây bút truyện ngắn bậc thầy của thế
giới với số lượng tác phẩm đồ sộ, khoảng 600 tác phẩm Mỗi sáng tác của ông
là một góc của hiện thực cuộc sống, là một trong những câu chuyện xảy ra
hàng ngày Bởi vậy, tác phẩm của ông không khám phá sâu vào những vấn đề
vĩ mô thuộc vận mệnh đất nước , tôn giáo, như Lev Nikolayevich Tolstoy
mà chúng tập trung vào những cuộc đời của "con người bình thường" Văn
chương của A.Chekov không cầu kì, hoa mĩ mà giản dị, sâu lắng Những áng
văn của ông đã phản ánh được cái nhìn đa chiều về đời sống nước Nga cuối
thế kỉ XIX, từ thân phận người nông dân, người trí thức đến giới giáo sĩ hay
trẻ em, Các tác phẩm đó của ông đều mang đậm tính nhân văn Chekhov mô
tả bi kịch của những "con người nhỏ bé" bị vùi dập bởi chức quyền bằng
Trang 3Một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác truyện
ngắn của Chekhov có thể kể đến tác phẩm "Anh béo anh gầy" Nó được sáng
tác năm 1883 Truyện lấy bối cảnh rất đơn giản Tại một sân ga, xảy ra cuộc
gặp gỡ bất ngờ giữa hai người bạn cũ Sau khi anh gầy nhận ra anh béo có
chức cao hơn mình thì đang từ hoan hỉ, tay bắt mặt mừng bỗng chuyển sang
thái độ dè chừng, khép nép Chỉ gói gọn trong một cuộc gặp gỡ, truyện ngắn
"Anh béo anh gầy" đã thể hiện rất rõ nghệ thuật truyện ngắn của A.Chekhov
những năm 1880
2 Biểu hiện đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn A.Chekhov những
năm 1880 qua truyện ngắn "Anh béo anh gầy"
Thời kỳ những năm 1880 là thời kì đầu trong sự nghiệp sáng tác của
Chekhov, giai đonạ này ông dùng nhiều bút danh và thương viết truyện ngắn
khôi hài nho nhỏ khoảng dưới 1000 chữ, giọng trần thuật mang tính chủ quan
Qua một số tác phẩm của Chekhov những năm 1880, ta có thể nhận thấy các
đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của ông giai đoạn này gồm: xây dựng truyện
theo hướng khái quát; kết cấu truyện giống hoạt cảnh, mang tính chất giống
giai thoại; cốt truyện đơn giản; miêu tả nhân vật tinh tế thông qua lời nói trực
tiếp của nhân vật hoặc lời của tác giả; thủ pháp đối lập tương phản; giọng điệu
trần thuật chủ quan, điểm nhìn toàn chi; không gian quen thuộc, thời gian
ngắn, lời nhân vật thể hiện khả năng châm biếm sâu sắc, giễu cợt sâu cay
Truyện ngắn "Anh béo anh gầy" thể hiện rất rõ điều này, có thể xem xét trên
các phương diện sau:
2.1 Nhan đề, kết cấu, cốt truyện
Trước hết, nhan đề "Anh béo anh gầy" đã cho thấy được nghệ thuật
khái quát và khả năng châm biếm, chế giễu sâu cay của Chekhov Trong nhan
đề, tác giả đặt một "anh béo" đứng cạnh một "anh gầy", hai người có sự đối
lập với nhau về ngoại hình đã tạo nên một bức tranh châm biếm hài hước
Qua đó, người đọc cũng có thể dự báo về số phận của nhân vật trong tác
phẩm Thông thường, anh béo sẽ có cuộc sống no đủ, đầy đủ hơn anh gầy
Đồng thời, "Anh béo anh gầy" thể hiện được sự khái quát của tác phẩm Tác
giả không chỉ đích danh tên một ai, mà chỉ lấy đại diện hai nhân vật có sự đối
lập tương phản với nhau để phản ánh vấn đề Đây không phải là câu chuyện
của riêng ai, mà là câu chuyện của tất cả mọi người Ngay từ nhan đề đã tạo
được sự kích thích, tò mò của người đọc
Nghệ thuật truyện ngắn của A.Chekhov những năm 1880 thể hiện qua
"Anh béo anh gầy" là xây dựng kết cấu giống hoạt cảnh, có tính chất giống
giai thoại Ở truyện ngắn này, tác giả đặt nhân vật trong cảnh gặp mặt giữa hai
người bạn cũ ở sân ga Tiểu cảnh đầu tiên là anh béo và anh gầy nhận ra nhau
trên sân ga, lời thoại qua lại hớn hở, vui vẻ khi gạp bạn cũ Tiếp đến là đến
tiểu cảnh hai người bạn lâu ngày gặp lại hỏi han nhau về cuộc sống, về công
Trang 4việc bằng những cặp lời thoại hỏi đáp qua lại Cuối cùng họ được xây dựng
trong tiểu cảnh ngượng ngùng khi anh gầy nhận ra được mình có vai vế trong
công việc không bằng anh gầy Kết cấu này giống như một giai thoại có nghĩa
là nó có diễn biến bình thường nhưng kết thúc lại bất ngờ Cuộc gặp gỡ của
anh béo và anh gầy là cuộc gặp gỡ tình cờ, họ tình cờ nhận ra nhau và cùng
nán lại để hỏi thăm nhau Giống như lẽ thông thường, họ ôn lại kỉ niệm trước
kia, thăm hỏi những câu chuyện hàng ngày, hỏi han cuộc sống, công việc
Cuộc gặp gỡ ấy diễn biến tưởng chừng rất vui vẻ nhưng thật bất ngờ, khi chia
tay hai người lại ngượng ngịu, ngậm ngùi vì anh gầy thay đổi thái độ từ vui vẻ
sang kính cẩn, nhã nhặn với anh béo khi biết anh béo là viên chức bậc ba, có
chức quyền hơn mình Qua đây có thể thấy, cốt truyện của "Anh béo anh gầy"
rất đơn giản Truyện không có những kịch tính hay xung đột cần giải quyết
Đồng thời, cốt truyện đơn giản thể hiện ở việc tác giả sử dụng số lượng nhân
vật ít, chỉ có bốn người trong cả câu chuyện Đó là anh béo, anh gầy và vợ,
con anh gầy, trong đó vợ và con anh gầy chỉ xuất hiện qua hai, ba câu miêu tả
của tác giả chứ không có lời thoại Những yếu tố này cho thấy lối viết đơn
giản, gần gũi, không khoa trương, hoa mĩ hay lắt léo của Chekhov
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Miêu tả nhân vật vừa gián tiếp vừa trực tiếp thông qua lời của chính họ
và lời của người kể chuyện cũng là một trong những nghệ thuật truyện ngắn
A.Chekhov những năm 1880 được thể hiện qua "Anh béo anh gầy" Qua đó
khắc họa được ngoại hình và tâm trạng của các nhân vật một cách tinh tế và
chân thực Anh béo xuất hiện qua lời của tác giả: "Anh béo vừa ăn ở nhà ga
xong, môi láng nhẫy bơ như quả đào chín Người anh ta toát ra mùi rượu nho
loại nặng, mùi nước hoa cam" Qua lời giới thiệu ngắn gọn đã có thể thấy
cuộc sống đủ đầy của anh béo không chỉ thể hiện ở ngoại hình mà còn ở thói
quen ăn uống những món thơm ngậy, đắt đỏ có hương bơ khiến "môi láng
nhẫy bơ", rượu thưởng thức cũng là loại rượu "nho loại nặng" và sử dụng cả
nước hoa Những điều này chứng tỏ anh béo là người có điều kiện sống tốt,
cuộc sống thảnh thơi Anh béo còn được thể hiện qua lời nói trực tiếp của anh
gầy: "Ô, trông cậu vẫn đẹp trai như xưa, vẫn lịch thiệp, sang trọng như xưa!"
Chính anh gầy cũng nhận thấy được cuộc sống của bạn mình tốt đẹp, sung
túc, no đủ Tuy nhiên, anh béo không vì thế mà coi thường bạn mình Tâm
trạng anh béo được Chekhov miêu tả rất tinh tế Khi gặp lại người bạn thuở
nhỏ của mình, anh mừng rỡ reo lên: "Đúng là cậu ư? Ôi, ông bạn thân mến
của tôi!" Anh béo nhận ra bạn ngay khi thấy bóng dáng bạn mình để rồi cả
hai cùng ôm hôn nhau cảm động và đầy ngạc nhiên Anh "cau mặt" khi bạn
mình có thái độ kính trọng, dè chừng đối với mình Anh béo vẫn coi anh gầy
là người bạn thân thiết qua câu nói: "Sao cậu lại giở giọng thế? Mình với cậu
là bạn từ thuở nhỏ - việc gì cậu lại giở giọng quan cách thế" Nhưng tâm trạng
anh bị trùng xuống khi bạn mình thay đổi, từ hào hứng, vui vẻ trở nên "cảm
Trang 5thấy buồn nôn" và chán nản cuộc gặp gỡ này rồi "ngoảnh mặt đi và đưa tay từ
biệt anh gầy"
Đối lập với anh béo, anh gầy xuất hiện với vẻ ngoài nhom nhem "mới
xuống tàu, hai tay lỉnh kỉnh nào vali, nào hộp, nào túi Người anh ta toát ra
mùi thịt ướp, mùi bã cà phê" Anh đi mang theo nhiều đồ đạc tay nọ, tay kia
và người tỏa ra mùi "thịt ướp" và "bã cà phê" - mùi không lẫn vào đâu được
của những người bươn trải vì cuộc sống nghèo Trong khi anh béo thảnh thơi
thì anh gầy có nhiều gánh nặng vừa là đồ đạc lỉnh kỉnh, vừa vợ con, "sau lưng
anh ta là một người đàn bà gầy gò, cằm dài - đó là vợ anh ta, và một cậu học
sinh cao lêu nghêu mắt nhíu lại - đó là con trai anh ta" Tâm trạng của anh gầy
được tác giả quan sát và miêu tả một cách tinh tế Sau màn chào hỏi tay bắt
mặt mừng, thăm hỏi vui vẻ, anh gầy bỗng "tái mét mặt, ngây như phỗng đá"
vì nhận ra địa vị của bạn cao hơn mình Đây chính là dấu mốc đánh dấu nước
ngoặt của buổi gặp mặt giữa hai người bạn Tuy sự chuyển đổi này chỉ xảy ra
trong vòng tích tắc và bất ngờ bởi ngay sau đó anh gầy "toét miệng cười, mặt
mày nhăn nhúm, dường như mắt anh ta sáng hẳn lên" nhưng Chekhov đã thể
hiện sự nhạy cảm, lối quan sát tinh tế của mình Thông tin anh béo đã là viên
chức bậc ba khiến nội tâm của anh gầy cuống quýt, e dè và mẫu thuẫn với
chính mình trước đó Trước đó, anh gọi bạn mình thân mật là "bạn từ thuở
nhỏ của tôi" và còn khẳng định chắc nịch, đầy tự hào với con: "bác đây là bạn
hồi nhỏ của bố đấy! Cùng học phổ thông với nhau đây" Để rồi lúc sau lại trở
nên xa cách với chính cách gọi ấy "bạn nghĩa là bạn từ thuở nhỏ" Anh gầy
còn xưng hô phân cấp với anh béo, trước dạ sau vâng: "Dạ, bẩm quan trên"
"Dạ bẩm quan Quan lớn dạy gì kia ạ " Khi trước những lời chào hỏi, trò
chuyện giản dị, tự nhiên bao nhiêu thì lúc này dè chừng, hoa mĩ bấy nhiêu
Nét hớn hở, cười nói của anh gầy chỉ là sự nguỵ tạo cho sự sợ hãi, khúm núm
trước quyền lực Lời của nhân vật anh gầy tạo sựu châm biếm, mải mai cho
tác phẩm Trượt dài trên sự hèn mọn đó khiến anh gầy trở thành kẻ xu nịnh,
xum xoe trước quyền lực khiến anh béo cũng phải khó chịu, buồn nôn Anh
gầy - đại diện cho những người lao động nghèo tự mình biến bản thân thành
nô lệ của chức quyền một cách tự nguyện, không ai bắt ép
Hai nhân vật còn lại là người vợ và người con của anh gầy Hai nhân
vật này chỉ được tác giả miêu tả qua hai, ba câu những cũng đủ để nhận ra
tâm lí hèn mọn của họ Cả gia đình anh gầy đều có vẻ ngoài gầy gò, dường
như khắc khổ, gương mặt dài, dáng lêu nghêu Vợ anh gầy cũng đeo mặt nạ
giống chồng khi biết người trước mặt có chức cao, "chiếc cằm dài của bà vợ
như dài thêm ra" tựa như tâm trạng trĩu nặng hơn khi đối diện với quyền lực
Một nhân vật đáng chú ý thể hiện căn bệnh sợ quyền lực này nữa là
Naphanain - con trai anh gầy Hình ảnh nó được Chekhov nhắc bốn lần trong
tác phẩm, nhưng ông chỉ miêu tả những hành động rụt rè của nó mà không có
bất kì một lời đối thoại nào Dù vậy, Naphanain cũng được hiện lên rất rõ với
Trang 6sự nhút nhát, vô hồn Nó lúc sẽ "bỏ chiếc mũ mềm xuống", khi lại ''buôn
thõng chiếc mũ xuống", rồi chỉ "suy nghĩ một lát" để "nép vào sau lưng bố",
lúc lại "rụt chân vào" rồi sau đó "kéo chân lại" Là mầm non tương lai của
đất nước nhưng lại luôn sợ sệt, e dè, ẩn núp sau bóng người khác Điều này
cho thấy căn bệnh nguy hiểm này đã, đang và sẽ bao trùm cả xã hội, nó đang
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Thông qua khắc họa nhân vật,
Chekhov đã thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Truyện ngắn "Anh
béo anh gầy" hướng về những "con người nhỏ bé" - nhỏ bé về tâm lí Họ là
những người có tâm lí nô lệ trước quyền lực, sợ hãi, dè chừng và xu nịnh
những người cấp trên Qua đó, tác giả gửi lời cảnh tỉnh đối với những người
dân Nga về sự nguy hiểm của lối sống "nô lệ chức quyền"
2.3 Không gian, thời gian
Không gian trong tác phẩm nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới
nghệ thuật Truyện ngắn Chekhov thường quen thuộc, cụ thể, thời gian diễn ra
câu chuyện không quá ngắn "Anh béo anh gầy" là truyện ngắn được lấy bối
cảnh ở "trên sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai" Không gian trong truyện
ngắn của Chekhov không rộng lớn như phong cảnh của Turghênhep, nó được
vẽ ra chỉ bằng vài đường nét Ông chống khuôn sáo và mong ước sau khi đọc,
bạn đọc nhắm mắt lại vẫn hình dung được không gian đó Không gian trong
tác phẩm không được miêu tả nhiều nhưng không gian "sân ga" cũng đã xuất
hiện khá nhiều trong truyện ngắn của Chekhov Không gian này góp phần tạo
nên thủ pháp quen thuộc của tác giả: Ông mô tả những gì gần gũi, quen thuộc
nhất của cuộc sống Nó cũng góp phần tạo sự tự nhiên cho câu chuyện, bối
cảnh hai người bạn cũ gặp nhau hợp lí Đồng thời "sân ga" là nơi đông đúc,
có nhiều người qua lại, tạo sự đối lập với sự tĩnh lặng lúc chia tay của hai
người Trong không gian sân ga náo nhiệt, khoảnh khắc chia tay chỉ bằng cái
ngoanh mặt và vẫy tay, trong mỗi người mang một nỗi niềm riêng Anh béo
thì ngán ngẩm vẻ xu nịnh, e dè của anh gầy, định nói mà lại không nói Anh
gầy thì trong lòng vẫn còn niềm ái ngại trước quyền lực Và cũng có thể trong
ttama trí anh lúc này đang theo đuổi một suy nghĩ mới, bạn mình là cấp cao
sau này có thể dựa vào Thời gian trong truyện ngắn, đơn giản Câu chuyện
diễn ra trong một thời gian ngắn, không đến một buổi, chỉ trong một lúc gặp
mặt Thời gian không xác định, chỉ sự tình cờ, tự nhiên của câu chuyệ, không
sắp xếp cầu kì Thời gian và không gian đều đơn giản giống như lối viết
truyện của Chekhov: tinh tế, giản dị mà sâu sắc
2.4 Thủ pháp đối lập tương phản, các chi tiết mang tính biểu tượng
Nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn "Anh béo anh gầy" không thể
không nhắc đến thủ pháp tương phản đối lập Chekhov dùng nó xuyên suốt từ
đầu đến cuối tác phẩm Như đã phân tích, ngay từ nhan đề tác giả đã đặt sự
đối lập về ngoại hình của hai nhân vật "Anh béo anh gầy", nó khiến người đọc
Trang 7lập tương phản được dùng ngay từ nhan đề đã tạo được sự kích thích, tò mò
của người đọc Ngoài ra, thủ pháp đối lập tương phản còn được thể hiện qua
việc miêu tả sự xuất hiện và ngoại hình của hai nhân vật anh béo, anh gầy
Qua đó, hé lộ số phận, cuộc sống của cả hai người: một anh béo với cuộc
sống no đủ, không gánh nặng, một anh gầy với sự đèo bồng, gánh nặng đầy
mình Đây cũng là sự tương phản mà tác giả khéo léo đưa vào Người to béo,
khỏe mạnh lại nhẹ về mối lo toan, tinh thần nhẹ nhàng Người gầy guộc, ốm
yếu lại phải gánh số gánh nặng tỉ lệ nghịch với bản thân Không chỉ tương
phản đối lập về ngoại hình, cuộc sống mà còn về nội tâm của hai nhân vật
Trước hết là tương phản trong chính thái độ của nhân vật anh gầy trước và sau
khi biết anh béo là viên chức cao cấp hơn mình.Sự tương phản nằm chính
trong con người anh: lúc trước thì vô tư, vô lo, niềm nở, nhiệt tình, khi sau lại
e dè, quan ngại, nịnh bợ Qua sự đối lập này, tác giả đã chỉ ra được căn bệnh
"nô lệ quyền lực" một cách rõ nét Ông tái hiện được một lát cắt chân thực
của cuộc sống, cho thấy được sự khủng khiếp của xã hội ngụp lặn trong tù
đọng, trì trệ, sợ hãi khiến nhân cách con người trở nên nhăn nhúm, méo mó
Ngoài ra, biện pháp tương phản đối lập còn được sử dụng để chỉ thái độ sống
của hai nhân vật khi biết về công việc của bạn mình Dù có chức vụ cao hơn
anh gầy nhưng anh béo vẫn tôn trọng, hòa nhã với bạn Anh không coi chức
quyền là điều quan trọng, anh ghê sợ những điều mà anh gầy coi trọng Anh
gầy thì cho rằng chức quyền là vấn đề đáng để tâm, anh xum xoe lấy lòng anh
béo Qua đó có thể thấy, anh gầy đang tự đẩy mình vào sự tha hóa về nhân
cách, bản chất con người dần bị biến dạng Những "nô lệ" của quyền chức
đang tự phơi bày vẻ mặt rẻ rúng, bi ai của bản thân mình, họ đã bị quyền lực
nuốt chủng và bao bọc khiến họ trở nên "nhỏ bé" Không khí khi mới gặp mặt
sôi nổi, lúc chia tay lại trùng xuống, nó tựa như nốt trầm để nhà văn đánh thức
con người Ông mong muốn "gột sạch dòng máu nô lệ đang chảy trong huyết
mạch con người Nga"
Để tư tưởng, chủ đề của tác phẩm được hiện lên một cách chân thực rõ
nét, Chekhov sử dụng một số chi tiết tượng trưng hết sức đặc sắc Trước hết,
chi tiết "mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó" là
chi tiết đầy sức gợi Nó gợi tả xã hội Nga bị bao trùm bởi nỗi sợ, sự e dè
quyền lực Bóng tối ấy không chỉ xuất hiện ở con người, từ thế hệ lớn tuổi
đến thế hệ mầm non mà ngay cả cảnh vật cũng bị nhuốm màu Dường như, cả
đất nước đang bị ngập chìm trong đó, không có ánh sáng của sự chân thành,
tự tin và bản lĩnh Hay chúng ta có thể nhắc đến chi tiết "Anh gầy bỗng dưng
tái mét mặt, ngây ra như phỗng đá" Gương mặt có sắc thái như anh gầy đã
xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của Chekhov Đó là gương mặt "bối
rối", lòng "lo âu", giọng điệu "lắp bắp" của Tcherviakov trong "Cái chết của
một viên chức" khi biết mình hắt hơi vào quan chức cao cấp ở Tổng cục
đường sắt Hay vẻ "mặt đỏ bừng", "mắt đỏ ngầu và ngân ngấn nước mắt, cằm
cô run lên bần bật", "lấm tấm mồ hôi" của Iulia Vasilevna khi bị chủ lí luận
Trang 8trừ lương mà không dám nói trong truyện ngắn "Nhu nhược" Đó không phải
là một hình ảnh ngẫu nhiên mà là hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong tác
phẩm của Chekhov, nó có giá trị biểu tượng vô cùng sâu sắc Trong "Anh béo
anh gầy", hình ảnh đó là tín hiệu báo trước sự thay đổi thái dộ của anh gầy
trước anh béo Đồng thời, nó là dấu hiệu đầu tiên thể hiện sự e dè, sợ hãi chức
quyền của anh gầy Ngay sau giây phút tái mặt ấy, anh gầy đã nhanh chóng
đeo lên cho mình trước mặt nạ gượng ghịu, cười nhăn nheo để nói chuyện với
anh béo Ben cạnh đó, chi tiết tiếng cười của anh gầy trong bài cũng là chi tiết
đáng chú ý, nó khắc họa tinh tế tâm trạng của anh gầy Đó là những điệu cười
giàu sức gợi Khi mới gặp tay bắt mặt mừng, lúc ôn lại chuyện cũ thì cười vui
vẻ tự nhiên "hô hô " Bất ngờ biết bạn mình là viên chức bậc ba thì "toét
miệng cười mặt mày nhăn nhúm", điệu cười này đánh dấu sự méo mó về nhân
cách của anh gầy Rồi từ đó, anh ta chỉ có điệu cười "hì hì hì" Điệu cười này
đủ để biến anh gầy thành một chú tễu, một tên hề ngô nghê, không có cá tính,
đánh mất phẩm giá của bản thân Như vậy có thể thấy, điệu cười chính là biểu
tượng cho sự mục nát, giả dối của tâm hồn con người trước quyền lực Đây
cũng chính là một thủ pháp gây cười của A.Chekhov Tác giả sử dụng những
chi tiết giàu tính hình tượng khiến truyện ngắn của ông tuy giản dị, đơn giản
nhưng lại sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa và sức gợi
2.5 Giọng điệu, điểm nhìn
Giọng điệu trần thuật chủ quan, điểm nhìn toàn tri cũng là một trong số
những nghệ thuật truyện ngắn Chekhov giai đoạn những năm 1880 "Anh béo
anh gầy" là truyện ngắn mang đầy tính chủ quan Trước khi miêu tả, người kể
chuyện cũng đưa ra cái nhìn chủ quan của mình về hai nhân vật chính "trên
sân ga của tuyến đường sắt Nikôlai có hai người bạn cũ gặp nhau: một người
béo, một người gầy" Sau đó, bằng cái nhìn chủ quan của mình, ông miêu tả
lại cảnh sau khi anh gầy biết anh béo là viên chức bậc ba: "Anh gầy [ ]
dường như mắt anh ta sáng hẳn lên [ ] Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta
như cũng co rúm lại, nhăn nhó Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra "
Tác giả sử dụng các từ ngữ mang tính suy đoán, chủ quan "dường như",
"như" Ông nhìn được xã hội đang mắc căn bệnh "e sợ quyền lực", cái nhìn
chủ quan này của ông đã được mang vào tác phẩm Cái nhìn ấy không chỉ thể
hiện qua miêu tả nhân vật mà nó còn vương lẫn vào đồ vật, "mấy thứ vali,
hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhăn nhó"
Hơn nữa, truyện ngắn "Anh béo anh gầy" được tự sự bằng ngôi kể thứ
ba với điểm nhìn toàn tri Người kể đã khéo léo dịch chuyển điểm nhìn linh
hoạt, quan sát ở nhiều góc khác nhau Nói cách khác, ở điểm nhìn này người
kể chuyện giống như "biết tuốt", hiểu rõ được mọi vấn đề xảy ra xung quanh
câu chuyện, cả tình huống bên ngoài lẫn nội tâm bên trong nhân vật Qua đó,
nhân vật không chỉ được hiện lên với vóc dáng bên ngoài mà nội tâm của họ
cũng được khắc họa một cách rõ nét, sinh động Trong "Anh béo anh gầy", từ
Trang 9ngoại hình đến tâm trạng của nhân vật đều được nhìn qua rất nhiều khía cạnh
và được miêu tả một cách tinh tế Có thể lấy ví dụ khi miêu tả ngoại hình anh
béo, tác giả không chỉ miêu tả bằng điểm nhìn của mình khi mà còn qua điểm
nhìn của anh gầy Đối với tác giả, anh béo từ nhà ga bước ra đã tỏa ra mùi
rượu, mùi nước hoa của những người có điều kiện, trong mắt anh gầy, anh
béo vẫn luôn bảnh bao, đẹp trai và phong độ Đặc biệt, tâm lí nhân vật được
miêu tả một cách rất chân thực và cụ thể Khi anh gầy nhận ra bạn mình là
người có địa vị hơn mình, thái độ đã tahy đổi một cách đột ngột Không còn
cảnh vô tư, thân mật như ban đầu mà thay vào đó là sự ngượng ngùng, khép
nép và xu nịnh Chỉ một nét mặt "tái mét" nhanh chóng lướt qua cũng được
tác giả miêu tả đầy đủ Dù nét mặt ấy xảy ra vừa bất ngờ vừa nhanh chóng
nhưng Chekhov vẫn bắt chụp được và mang vào tác phẩm nhờ điểm nhìn toàn
tri Ông hiểu tâm lí con người là sợ hãi quyền chức, là "nô lệ của quyền lực",
không chỉ là người quan sát thông thường mà ông còn đặt mình vào chính
những nhân vật đó để miêu tả Qua đó, người đọc sẽ có được cảm nhận đa
chiều, không tập trung phiến diện ở một góc độ nào, việc tiếp nhận tác phẩm
được dễ dàng và cụ thể hơn
KẾT LUẬN
Văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX đã để lại nhiều giá trị to lớn, cống
hiến những kiệt tác sống mãi với thời gian A.Chekhov là một trong những cá
nhân tạo nên phần thành công đó Tuyên ngôn nghệ thuật "sự thật và cái đẹp
định hướng cho con người" của ông cũng được thể hiện rât rõ qua truyện ngắn
"Anh béo anh gầy" Qua việc ghi lại những sự thật của cuộc sống một cách
chân thực bằng những nghệ thuật sáng tạo, điêu luyện, Chekhov đã tái hiện
hoàn cảnh ảm đạm của nước Nga trong "thời buổi đau ốm" - cuộc sống nghẹt
thở, nặng nề Trong cuộc sống đó, con người tự phơi bày những tính xấu về
thói nô lệ của mình Trong tác phẩm "Anh béo anh gầy", tác giả đã tái hiện
được một cách sinh độn những "con người nhỏ bé" về tâm lí, nhân cách bị
nhăn nhúm, méo mó trước quyền lực Qua đó, ông cũng rung lên hồi chuông
cảnh tỉnh đối với nhân dân Nga, ông nêu lên cái sự thực để đánh thức, định
hướng cho con người trở lại những giá trị tốt đẹp Tài năng của Chekhov
được nhà văn M.Gorky khẳng định: "Trong truyện ngắn Tchekhov, không có
gì là không xảy ra trong đời sống Sức mạnh của tài năng ông, chính là ở chỗ
ông không bao giờ bịa đặt ra một điều gì, không mô tả những gì không có trên
đời này, những cái gì có thể là tốt đẹp, có thể là đang mong ước Ông không
nói thêm điều gì mới, nhưng điều ông nói được diễn đạt một cách giản dị, thật
hùng hồn sáng rõ, giản dị đến mức đáng kinh ngạc chân xác đến không thể
nào phủ nhận được Xét về mặt bút pháp viết văn, Chekhov là người khó ai
vượt qua được " Chính bởi vậy mà tác phẩm của ông có giá trị sâu sắc và có
sức sống vượt thời gian