ĐÁP ÁNBÀI TƯỜNG TRÌNH "THẨM THẤU" TRONG THỰC TẬP
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1
Thí nghiệm 1: xác định nồng dộ dung dịch đẳng trương dựa trên sự biến đổi kích
thước mô (3 điểm)
• Xác định nồng độ dung dịch đẳng trương so với dung dịch nội bào khoai tây:
CaCl2 0.08M (1đ)
• Kết quả là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại ở mỗi nồng độ muối (0.5đ)
• Biện luận và giải thích sự thay đổi kích thước mẫu so với ban đầu để suy ra nồng
độ CaCl2 nào là nồng độ ưu trương (0.5đ), nhược trương (0.5đ), đẳng trương
(0.5đ).
Thí nghiệm 2: quan sát hiện tượng co nguyên sinh và hồi nguyên sinh ở tế bào lá lẻ
bạn (4 điểm)
• Vẽ, chú thích và mô tả tế bào lá lẻ bạn ở trạng thái bình thường: 1đ
Vẽ: hình ảnh hợp lý (giao của các tế bào không có ngã tư, tế bào không bao giờ bị tế bào
lân cận làm cho lõm vào trong, ): 0.2
Chú thích: vách (0.2), màng tế bào (0.2), màng của không bào trung tâm/ không bào
trung tâm chứa sắc tố tím (0.2)
Mô tả: vách tế bào, màng tế bào và màng không bào trung tâm chứa sắc tố tím nằm sát
vào nhau, không phân biệt được (0.2)
• Vẽ, chú thích và mô tả tế bào lá lẻ bạn ở trạng thái co nguyên sinh: 1.5đ
Vẽ: hình ảnh hợp lý (giao của các tế bào không có ngã tư, tế bào không bao giờ bị tế bào
lân cận làm cho lõm vào trong, ) (0.2), khối sắc tố tím lõm về 1 phía (0.2)
Chú thích: vách (0.2), màng tế bào (0.2), màng của không bào trung tâm (0.1), không
bào trung tâm chứa sắc tố tím (0.2)
Mô tả: màng tế bào tách khỏi vách tế bào (0.2), màng không bào trung tâm chứa sắc tố
tím tách khỏi màng tế bào và ôm theo khối sắc tố tím (0.2)
• Vẽ, chú thích và mô tả tế bào lá lẻ bạn ở trạng thái hồi co nguyên sinh: 1.5đ
Vẽ: hình ảnh hợp lý (giao của các tế bào không có ngã tư, tế bào không bao giờ bị tế bào
lân cận làm cho lõm vào trong, ) (0.2), khối sắc tố tím lồi ra thành hình tròn đều (không
lõm nữa) nhưng vẫn chưa tràn đầy khoang bào như lúc ban đầu (0.2)
Chú thích: vách (0.2), màng tế bào (0.2), màng của không bào trung tâm (0.1), không
bào trung tâm chứa sắc tố tím (0.2)
Mô tả: màng tế bào bắt đầu khó phân biệt với vách tế bào (0.2), màng không bào trung
tâm chứa sắc tố tím tiến dần về phía màng tế bào (0.2)
Thí nghiệm 3: sự vận chuyển nước qua tế bào hồng cầu (3 điểm)
Kết quả dựa trên thể tích lắng của tế bào hồng cầu (thể tích đục) và giải thích làm sao
cho thấy được:
• Nồng độ 0.9 là nồng độ đẳng trương: tế bào không thay đổi kích thước và số
lượng => V lắng đục là V vốn có của lượng sinh khối tế bào hồng cầu (0.5đ)
• > 0.9: dung dịch ưu trương hơn, nước di chuyển từ trong tế bào ra ngoài => tế
bào co lại, V lắng đục giảm hơn so với trong dung dịch đẳng trương => càng ưu
trương, càng co nhiều, V lắng đục càng giảm (0.75đ)
• <0.9: dung dịch nhược trương hơn, nước di chuyển từ ngoài vào trong tế bào =>
càng nhược trương, nước vào càng nhiều, V lắng đục tăng hơn so với trong dung
dịch đẳng trương=> tế bào càng tăng kích thước, V lắng đục càng tăng (0.75đ).
Tuy nhiên, màng tế bào hồng cầu không có vách bảo vệ, nên nếu nước vào tế bào
quá nhiều vượt qua sức chịu đựng của màng, tế bào sẽ vỡ đi phóng thích
Hemoglobin tan hoàn toàn vào dung dịch => tế bào vỡ càng nhiều, V lắng đục
càng giảm. Rõ rệt nhưng là ở dung dịch nước, kết quả gần như trong suốt (0.75).
• Tùy vào kết quả thực tế của thí nghiệm, chẳng hạn có thể V lắng đục của dd ưu
trương hơn > V lắng đục của dung dịch đẳng trương. Lúc này, SV vẫn giải thích
trên nguyên tắc trên nhưng lý giải cho sự mâu thuẫn là do số lượng tế bào hồng
cầu cho vào các nồng độ không bằng nhau (0.25đ).
. Đ P ÁN BÀI TƯỜNG TRÌNH "THẨM THẤU" TRONG THỰC T P
SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG 1
Thí nghiệm 1: xác định nồng. sát
vào nhau, không phân biệt được (0.2)
• Vẽ, chú thích và mô tả tế bào lá lẻ bạn ở trạng thái co nguyên sinh: 1.5đ
Vẽ: hình ảnh h p lý (giao của các tế