nghệ thuật ứng xử
Nghệ thuật ứng xử 50 điều lãng mạn Lãng mạn khiến cuộc sống nhẹ nhàng, đầy ý nghĩa hơn. Lãng mạn cho tình yêu tươi đẹp, bền chặt hơn. Lãng mạn lại luôn đòi hỏi xuất phát và biểu hiện từ hai phía. Về bản thân mình, hãy thử xem, bạn đã thực hiện được bao nhiêu điều dưới đây. Cùng nhau ngắm hoàng hôn. Nói thì thầm vào tai nhau. Nấu ăn cho nhau. Đi dưới mưa. Ngồi đối diện, đan tay nhau. Mua quà cho nhau. Không quên những bông hồng. Tìm ra mùi nước hoa người ấy yêu thích và dùng nó mỗi khi bên nhau. Đi dạo trên bãi biển đêm. Làm thơ tặng nhau. Ôm nhau. Nói "em yêu anh" khi cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa của nó và chắc chắn người ấy biết điều đó. Tặng những món quà nhỏ nhưng đặc biệt (hoa, kẹo, thơ ). Hãy nói: Anh là người đàn ông em mong muốn. Đừng nói dối! Trân trọng từng phút ở bên nhau. Nhìn vào mắt nhau. Hôn vào cằm chàng và nói rằng bạn yêu chàng. Khi ở chốn công cộng, chỉ để ý đến nhau, trao nhau cái nhìn âu yếm. Đặt vào túi anh ấy mẩu giấy chứa những câu nói yêu thương khi anh không để ý. Mua nhẫn cho cô ấy. Hát cho nhau nghe. Luôn choàng tay qua hông nàng. Đưa nhau đi ăn tối hay nấu bữa tối cho hai người. Cùng xem phim tình cảm nhẹ nhàng, nghe một bản nhạc êm dịu. Nắm tay nàng, nhìn vào mắt nàng, hôn lên tay nàng và đặt nó lên chỗ trái tim mình. Khiêu vũ với nhau. Yêu thích hình ảnh của nàng ngay sau khi nàng ngủ dậy với đầu gối lên tay mình. Viết câu em yêu anh ngay trên tấm gương soi bằng son môi. Lấy cớ dễ thương để gọi điện thoại cho nhau thường xuyên. Thậm chí dù đang thực sự bận rộn hãy tìm cách nói anh yêu em. Gọi từ chỗ nghỉ mát của công ty để nói rằng mình đang nghĩ về chàng. Nhớ đến những giấc mơ của mình và kể cho nàng nghe. Rửa xe cho nàng. Kể cho nhau nghe nỗi sợ hãi hay điều bí mật nhất. Trở thành chàng hoàng tử đáng yêu trước cha mẹ nàng. Chải tóc cho nàng. Dành thời gian cho bạn của nàng, cả nam và nữ. Đi chùa, nhà thờ, cùng nhau cầu nguyện những điều mang lại hạnh phúc. Đưa nàng đi xem một bộ phim lãng mạn và nhớ phần nào nàng thích. Học hỏi lẫn nhau và không mắc một lỗi hai lần. Mô tả niềm vui mình có khi bên chàng với niềm phấn khích. Hy sinh cái tôi cho nhau. Đừng đến với nhau nếu không thực sự yêu. Hãy cho nàng biết đã có một khoảng khắc trong ngày mình nhớ nàng như thế nào. Tự yêu mình trước khi yêu người khác. Nhớ, yêu thật lòng! Học cách nói những điều ngọt ngào bằng ngoại ngữ. Tặng những bài hát từ radio. Cùng "ngủ gật" bên điện thoại. Bảo vệ nàng khi có ai đó nói điều nhảm nhí xúc phạm nàng. Không bao giờ quên nụ hôn chia tay và thường xuyên nói với nhau "Có những giấc mơ ngọt ngào nhé". Nghệ thuật ứng xử với đồng nghiệp Ứng xử với "lão làng" nơi công sở Chuyện gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày bạn phải đối diện với những đồng nghiệp lớn tuổi nhưng không mấy thân thiện? Cư xử thế nào cho đúng? Làm việc trong môi trường có nhiều người lớn tuổi không phải chuyện dễ. Bạn có thể được họ cưng chiều hoặc bị "khủng bố" đến điêu đứng. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào cách ứng xử của bạn với các bậc tiền bối. "Nắn gân" đồng nghiệp lớn tuổi Sự chênh lệch về tuổi tác kéo theo những khác biệt về suy nghĩ, cách làm việc. Đó chính là những bất lợi thường gặp khi bạn làm việc chung với họ. Tuy nhiên, hiểu rõ tính tình của các tiền bối là một phần quan trọng, giúp bạn dễ dàng dung hòa với họ hơn. Dễ bị tổn thương: Chỉ cần một lời nói vô tình của bạn, các đồng nghiệp lớn tuổi cũng có thể bị tổn thương. Cảm giác đó không dễ chịu chút nào. Do đó, bạn cần cẩn thận hơn trong lời ăn, tiếng nói của mình. Kỹ tính: Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi vì tính tỉ mỉ đến vụn vặt trong tác phong làm việc của họ. Có bao giờ bạn nghĩ rằng sự thận trọng này là một đức tính đáng học hỏi? Nó giúp bạn giảm thiểu sai sót trong công việc và ngày càng hoàn thiện mình hơn. Ngán ngẩm công nghệ mới: Máy móc vi tính hiện đại của công ty sẽ khiến những đồng nghiệp thuộc hàng U-50 cảm thấy chật vật để thích ứng. Vì thế, bạn đừng ngạc nhiên khi họ từ chối sử dụng những tiện ích do công nghệ mới đem lại. Hãy tận tình hướng dẫn họ, bạn sẽ được đền ơn. Không chịu thừa nhận sai sót: Khó chịu nhất là người lớn tuổi ít khi chịu thừa nhận sai sót của mình. Điều này góp phần cản trở tiến trình công việc. Vì thế, bạn hãy bình tĩnh để có thời gian tìm căn nguyên rõ ràng. Bệnh hay quên: Lắm lúc bạn phải bực mình vì sự đãng trí của các đồng nghiệp này. Đôi khi, họ khiến bạn phải làm lại rất nhiều lần cùng một công việc. Học cách sống chung với "gừng cay" Cách tốt nhất để dung hòa hai thế hệ già, trẻ trong công ty là tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái, hòa đồng. "Dĩ hòa vi quý" sẽ trở thành kim chỉ nam cho bạn khi làm việc cùng với các bậc cô, chú. Bạn và các đồng nghiệp trẻ khác không nên tạo khoảng cách giữa hai thế hệ. Hãy hạn chế gọi đồng nghiệp lớn tuổi một cách thiếu tôn trọng như: "Bà già ơi!" hay "Bố già ơi!". Một khi quan tâm tận tình đến họ, bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui bất ngờ. Đó chính là những kinh nghiệm sống đầy bổ ích mà các bậc lão tướng sẵn să Theo Tiếp thị & Gia đình Một nhân viên chuẩn mực Làm sao để là một nhân viên mẫu mực, làm sao để đẹp hoàn hảo trong mắt cấp trên và đồng nghiệp, thử tham khảo 6 gạch đầu dòng dưới đây xem. 1. Không nên gió chiều nào che chiều ấy Hãy học cách nói lời nói của chính mình. Sếp luôn trọng dụng những nhân viên có đầu óc, có suy nghĩ riêng. Bạn muốn mình nổi bật hay hòa lẫn với đám đông? Bạn thích là kẻ ba phải à? Bạn muốn bị lãng quên hay sao? Tất nhiên là không rồi. Vậy thì hãy dũng cảm nói lên suy nghĩ của riêng mình. 2. Nói năng điềm đạm và bình tĩnh Tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện. Sống hòa bình, gần gũi với mọi người trong cơ quan, nói năng nhẹ nhàng, có trên dưới rõ ràng, không nói theo kiểu ra lệnh, đó là những yêu cầu cần thiết khi giao tiếp nơi công sở. Bạn có thể bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận, nhưng đừng thêm quá nhiều "lửa" và "ớt", biến chính mình thành một chiến binh hung hăng và hiếu chiến. Hãy kiên nhẫn giải thích và bảo vệ ý kiến của mình, đồng thời tiếp thu ý kiến đúng của người khác. Không ba phải nhưng cũng đừng bảo thủ. Đôi khi bạn cũng sai chứ. 3. Ăn nói có nghệ thuật. Từ thái độ đến từ ngữ, hành vi, động tác, cơ mặt, giọng nói, tất cả toát lên vẻ lịch lãm và cuốn hút. Các đồng nghiệp, thậm chí cả sếp sẽ không hiểu bạn ăn nói kiểu gì mà hấp dẫn thế! Điều này cũng coi là một phạm trù nghệ thuật đấy. Nếu chưa có thì phải học. Tất nhiên, trước khi đạt được điều này, bạn cần sở hữu sự tự tin đã. Càng tự tin, lời nói của bạn càng hấp dẫn. 4. Đừng khoe khoang. Dù bạn là người rất giỏi chuyên môn, dù bạn được sếp trọng dụng nhưng các đồng nghiệp cũng không thích bạn suốt ngày lôi điều đó ra để chải chuốt, khoe mẽ. Giản dị và khiêm tốn giúp bạn đẹp hơn trong mắt mọi người. Nếu bạn thích khoe khoang thành tích đôi chút thì chỉ nên chọn sếp là người nghe thôi, vì các ông sếp luôn thích những nhân viên giỏi. 5. Chớ tâm sự ở cơ quan, đấy là nơi làm việc cơ mà. Tâm sự khiến mọi người xích lại gần nhau hơn, hẳn rồi, vậy thì bạn có thể chọn thời điểm sau giờ làm hoặc giờ nghỉ trưa, khi đó, buổi tâm sự của các bạn chẳng ảnh hưởng đến ai cả. Còn nữa, đừng nói xấu cấp trên và đồng nghiệp nhé. Chẳng ai biết giữ bí mật đâu. 6. Tập trung cho công việc. Trên tất cả, một nhân viên mẫu mực vẫn là một người giỏi chuyên môn nhất, biết hết mình vì công việc mà không đòi hỏi gì nhiều. Ở công sở, bạn không thể hoàn hảo trong mắt mọi người nếu bạn không ưu tú trong chuyên môn. Theo Jobvn/Gia Đình Than phiền đúng cách Thông thường nhân viên rất ngại than phiền vì nhiều lý do: sợ đồng nghiệp đưa chuyện, sợ sếp "trù", nói chung là sợ mang họa vào thân. Tâm lý này khiến nhiều nhân viên trở nên vô cảm với trách nhiệm và quyền lợi của mình. Rõ ràng, cam chịu không phải là một cách hay. Càng cố nhịn không phàn nàn thì càng cảm thấy bức xúc, chán nản, nhụt chí phấn đấu. Hậu quả là đã có nhiều người bỏ việc vì những ấm ức không thể nói ra. Than phiền cũng giống như một cách chia sẻ, trút bỏ gánh nặng tâm lý. Khi có chuyện gì thắc mắc, bạn cứ than phiền đi, miễn là phải chọn đúng đối tượng nghe và nói đúng cách. Trước hết, đừng bắt đầu bằng những lời tiêu cực, đừng vội nghĩ đến hậu quả mà hãy nói đến nguyên nhân, từ đó tìm ra cách khắc phục. Chẳng hạn, thay vì nói "Sếp mình tận dụng nhân viên triệt để lắm. Giao rõ lắm việc, mà lương thì có thấy tăng đâu", bạn hãy mở đầu: "Dạo này công ty mình mới nhận thêm hợp đồng thì phải, nhiều việc quá. Cứ đà này có khi phải tuyển thêm người". Rõ ràng, câu nói sau vẫn giúp bạn trút lời than phiền nhiều việc nhưng không gây cho người nghe cảm giác khó chịu của một lời phàn nàn, nói xấu. Nếu sếp có nghe thấy câu này cũng nghĩ rằng bạn đang lo lắng cho công ty mà thôi. Trường hợp bạn muốn than phiền về sự bê trễ của một đồng nghiệp, có thể bắt đầu bằng lời phán đoán về hoàn cảnh hiện tại của người đó. "Hình như dạo này gia đình chị V. có việc bận " là một cách mở màn không tệ. Nên nhớ, trước khi nói với người thứ ba, hãy "phàn nàn" trực tiếp với chính đồng nghiệp đó đã. Than phiền ở đây giống như cảm thông chia sẻ, người đồng nghiệp kia chắc chắn sẽ cảm ơn vì bạn đã nói thẳng, thật. Cảm thấy lương không xứng với sức lao động, bạn có thể "dò dẫm": "Công ty làm ăn có được không nhỉ, mà đời sống nhân viên không thấy cải thiện gì?" Bạn vẫn than thở được nhưng lại có vẻ khách quan, và luôn biết nghĩ cho người khác (công ty) trước khi nghĩ đến mình. Nên nhớ, trước khi định than phiền điều gì, hãy nghĩ thật kỹ xem mình đã đúng chưa, chuyện đó có đáng để phàn nàn không. Nếu vẫn cảm thấy bức xúc, hãy chọn người để phàn nàn. Đó chắc chắn phải là một đồng nghiệp tốt, thân thiết với bạn. Đó cũng có thể chính là người bạn định chê trách hoặc là sếp. Đừng chọn một cô nàng hay đưa chuyện nhất công ty để trút bầu tâm sự. Tuyệt đối không dùng điện thoại và e-mail của công ty để than phiền chuyện công việc với bạn bè. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý nếu những lời than thở của bạn được cân nhắc, biết đâu sếp sẽ tổ chức hẳn một cuộc họp và có khi bạn phải giải trình công khai. Vì vậy, dù chỉ là một lời phàn nàn cũng đừng chứa đựng điều khuất tất. Nghệ thuật ứng xử Trang 4 Nghệ thuật nói "không" với đồng nghiệp Thật khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là khi người nhờ bạn lại là một đồng nghiệp hay một vị sếp. Bạn đang bận nhưng lại không biết nên từ chối thế nào để người kia không phật lòng, mà cũng để mình khỏi áy náy. Càng khó từ chối hơn khi bạn là người "cả nể". Không giúp có thể mang tiếng xấu, nhưng dễ tính quá thì có thể bị coi thường hoặc bị lợi dụng. Bạn cần biết đánh giá việc gì nên làm giúp đồng nghiệp, việc gì không. Nếu từ chối cũng phải khéo léo và tế nhị. 1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối. Cần lưu ý mức độ thân thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy mà bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, công việc, ). 2. Biết rõ việc được nhờ. Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết "lượng" sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối "thẳng thừng" thì lại kém tế nhị. Hãy "hoãn binh" một lúc để "chọn" từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai. Ngoài ra, trước khi đưa ra câu trả lời, hãy hỏi rõ xem công việc người đó định nhờ là gì. Nếu quá sức hoặc không đúng chuyên môn thì dù có rảnh rỗi cũng không nên giúp, kẻo lại mang họa vào thân. 3. Đánh giá yêu cầu. Khi được nhờ cậy, hãy đánh giá công việc rồi phân tích để giúp người kia hiểu rõ vì sao bạn đồng ý hoặc vì sao từ chối. Nếu có thể, bạn hãy đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia. 4. Xác định khả năng. Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. 5. Cảm thông và hiểu biết. Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đồng nghiệp. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì "lực bất tòng tâm". 6. Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn. Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị "tam sao thất bản". 7. Đừng trì hoãn khi đã quyết định. Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: "Một sự bất tín, vạn sự không tin". Đó cũng là chính mình hạ giá mình! 8. Đừng "thế thủ". Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách họ. Đừng nói những câu kiểu như "việc thế này mà cũng phải nhờ á?" hoặc chung chiêng "Chả biết mình có giúp được không nữa". 9. Đừng thất hứa: Dù biết không thể làm được nhưng bạn vẫn nhận lời, rồi hứa lên hứa xuống, làm người kia trông chờ và hy vọng. Có thể vì bạn quá cả nể và không nỡ từ chối, song đó là một cách hành xử sai lầm đấy. 10. Đừng nói "không" ngay khi họ vừa đề cập nhờ: Hãy bình tĩnh lắng nghe, dù ngay từ đầu bạn đã biết không thể giúp được. Không cần những lời sáo rỗng nhưng ý thức lắng nghe, chia sẻ của bạn khiến đồng nghiệp thấy vui, dù họ không được bạn giúp. Từ chối đồng nghiệp là một việc làm không dễ vì môi trường công sở đầy cạnh tranh rất dễ tạo ra sự hiểu lầm, đó kị. Vì vậy, hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nói "không" với ai đó. "Sếp nhỏ khệnh khạng" Đó là những giám sát viên luôn nhiếc móc nhân viên, là những trưởng nhóm luôn chia rẽ nội bộ, là vị trưởng phòng lúc nào cũng tưởng mình là "cái rốn của vũ trụ" Những "sếp nhỏ khệnh khạng" này không những không được lòng nhân viên mà còn khiến vị "sếp tổng" khó chịu. Họ làm cạn sức lực của mọi cá nhân trong tổ chức. Họ bị mất tín nhiệm vì nhỏ nhen, thích ồn ào khoa trương. Họ tự xem mình giỏi nhất và không cần để mắt đến ai. Tất cả những điều họ quan tâm chỉ là cái TÔI to đùng. Trên con đường để đạt đến mục tiêu, họ phớt lờ hoặc coi thường những người khác trong tổ chức. Họ có thể làm giảm sản lượng và tăng chi phí. Họ có thể hủy hoại mọi môi trường làm việc Nhận diện Nếu làm việc với nhau lâu, sẽ không khó để nhận ra những ông "trời con" này. Nhưng nếu bạn mới được được bổ nhiệm về đây là giám đốc, bạn phải biết cách "lật mặt" những nhân vật này, để làm trong sạch công ty. - Hãy nói chuyện với những người đi trước, với những người cũ, để ý cách họ đánh giá hay thái độ của họ khi nói về ai đó. - Hãy nhìn vào những con số. Để ý xem có nhóm nào có nhiều người bỏ việc hơn, nhóm nào mà các thành viên tỏ ra ngại giao tiếp với trưởng nhóm, nhóm nào thân tình, Từ đó có thể đánh giá được hình ảnh của trưởng nhóm. Khi đã phát hiện ra họ, bạn sẽ làm gì? Những trưởng nhóm, trưởng bộ phận hay những nhà quản lý dưới quyền này chắc chắn không có được vị trí hiện tại nếu họ không giỏi ở một lĩnh vực nào đó. Bạn cần so sánh giữa giá trị năng lực của họ với những tổn thất họ gây ra cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu doanh thu của nhóm này đã thấp, lại thêm nhiều người nghỉ việc, thêm chi phí đào tạo nhân lực mới, chi phí cho các trung tâm môi giới việc làm, chi phí cho nhân viên ốm, phí ngoài giờ cao, bạn sẽ phải cân nhắc lại người trưởng nhóm. Hoặc phòng kỹ thuật dạo này các nhân viên có vẻ chểnh mảng, thiếu đoàn kết, làm dự án thì bất đồng, không hiệu quả dù các thành viên đều rất tài năng. Nguyên nhân được xác định là do vị sếp của phòng quá "khệnh", chẳng chịu nghe ý kiến của ai cả, chẳng coi ai ra gì, điều đó khiến các nhân viên nhụt chí và chán nản. Hãy nghe này, cho dù anh trưởng phòng của bạn có tài ba đến mấy thì công ty của bạn cũng đang mất nhiều đấy. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy chắc chắn rằng "sếp nhỏ khệnh khạng" đó đang làm hại tổ chức. Nếu nhận thấy đó có thể chỉ là một tật xấu có thể sửa chữa thì hãy cho họ một cơ hội, kẻo không chính bạn cũng bị coi là "khệnh khạng" đấy. Theo Jobvn/Lãnh đạo Khi "lính mới" có mức lương cao hơn bạn (Dân trí) - Tình cờ bạn phát hiện ra lương của người đồng nghiệp mới vào lại cao hơn của bạn. Bạn không thể làm mặt giận với sếp được, vì biết đâu sếp thấy anh ta giỏi hơn bạn thì sao. Vậy làm sao để cải thiện tình hình? Phân tích Trước tiên, hãy bình tĩnh. Bạn ngồi đây mãi mà lương vẫn thế, "nó" mới vào lại có lương cao. Nhưng hãy nhìn lại mình đi, bạn có xứng đáng được hưởng lương cao hơn không? Người đồng nghiệp mới làm việc thế nào? Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định lên tiếng với sếp. Phân tích công việc giữa hai người, nếu việc như nhau, trách nhiệm bằng nhau, liệu bạn có lười hơn cậu ta không? Bạn đóng góp được gì cho công ty? Bạn có cố gắng học hỏi, bổ sung kiến thức không? Bạn có khát khao cống hiến và đam mê trong công việc không? Rất có thể chàng "lính mới" hơn bạn ở điểm này đấy. Nghệ thuật ứng xử Trang 6 Nghiên cứu Nghiên cứu kĩ thị trường xem mức lương của mình như vậy đã hợp lí chưa? So sánh với những người cùng vị trí nhưng khác công ty, nếu lương bạn thấp hơn thì lại so sánh với những người cùng công ty. Có thể công ty bạn chỉ trả với mức lương như vậy từ trước đến nay. Bàn bạc Sau khi đã suy nghĩ thật thấu đáo, cảm thấy mình thiệt thòi, bạn sẽ đi đến phần quan trọng nhất: yêu cầu tăng lương. Chú ý tới một số mẹo nhỏ để cuộc đàm phám hiệu quả: - Chỉ yêu cầu tăng lương khi bạn làm việc đạt kết quả, chẳng hạn như, bạn hoàn thành một dự án lớn, nhận nhiều trách nhiệm mới Đừng yêu cầu tăng lương khi doanh thu công ty đang giảm và công ty đang thực hiện chính sách cắt giảm chi phí. - Bạn nhấn mạnh vào những thành tựu mình đã đóng góp cho sự phát triển của công ty khi đàm phán. Hàng tuần lưu giữ một file ghi lại những đóng góp của bạn. Khi thời cơ đến, bạn có thể trình trước sếp của mình. - Giám đốc của bạn có thể không đồng ý mức lương bạn yêu cầu, hãy kiên nhẫn thuyết phục và tỏ rõ quan điểm, thậm chí có thể so sánh với mức lương của đồng nghiệp mới. Chứng tỏ cho sếp thấy bạn đang chịu thiệt. Cân nhắc sự lựa chọn của bạn Nếu bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không nhận được sự đồng thuận của sếp, hãy suy nghĩ xem bạn có đáng bị đối xử vậy không. Nếu cần, hãy tỏ quan điểm sẵn sàng đi tìm một công việc mới, ở một nơi bạn được đối xử công bằng hơn. Nếu sếp thật sự cần bạn, ông ấy sẽ suy nghĩ lại. Một điều quan trọng là khi thấy mức lương của mình không bằng đồng nghiệp mới, đừng coi đó là một "cú sốc". Thật ra, đó chính là cơ hội để bạn nhìn lại mình đấy. Ngọc Bích/Theo Careerbuilder Hãy để nhân viên lên tiếng Thông tin và giao tiếp nội bộ luôn được coi là yếu tố sống còn của bất kỳ công ty nào. Nếu nhân viên của bạn được quyền nói những gì họ nghĩ, họ cảm thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy thoải mái và hứng khởi hơn trong công việc. Mọi người cũng gần gũi nhau hơn. Ngược lại, khi các kênh giao tiếp và thông tin nội bộ bị "nghẽn mạch", nhân viên luôn cảm thấy họ dường như không được bỏ rơi, bị coi thường, bị đẩy ra ngoài dòng chảy của các hoạt động chung. Họ không còn cảm thấy hứng thú với công việc việc của mình kéo theo năng suất làm việc cũng suy giảm. Dần dần, họ sẽ đánh mất niềm tin vào doanh nghiệp, thậm chí, bạn có thể phải chuẩn bị đối phó với những cuộc bãi công, đình công của các nhân viên bất mãn. Là một ông sếp khôn ngoan, bạn nên biết tiếp thu ý tưởng và những lời phàn nàn từ phía nhân viên, khuyến khích nhân viên gặp gỡ, nói chuyện, chia sẻ khúc mắc hoặc tìm kiếm thông tin. Trước tiên, hãy tự hỏi rằng liệu nhân viên của bạn có cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn không? Cách tốt nhất để xác minh điều này là nhìn vào số người dừng lại ở cửa văn phòng của bạn. Họ là những nhân viên thuộc đủ mọi cấp bậc trong công ty? Họ đến văn phòng của bạn thường xuyên không? Nếu chỉ những nhân viên trụ cột hoặc các giám đốc dưới quyền mới "dám" xuất đầu lộ diện để nói chuyện với bạn thì có nghĩa là mối quan hệ với nhân viên của bạn đang có vấn đề. Ngoài ra, hãy để ý đến những thắc mắc từ phía nhân viên, tích cực, tiêu cực hay cả hai, loại nào nhiều hơn, Liệu những phản hồi của nhân viên có thật lòng không, họ có giấu diếm điều gì? Nghệ thuật ứng xử Trang 7 Nếu cảm thấy việc giao tiếp giữa mình với nhân viên đang bị hạn chế, bạn hãy mời ngẫu nhiên một nhóm người thuộc các phòng ban khác nhau và ở những cấp bậc khác nhau đến văn phòng của bạn, phòng họp hay một không gian rộng rãi nào đó. Bạn hoặc có thể tự đề ra những nội dung chính cho những buổi họp này và đề nghị những người được mời đóng góp thông tin. Bạn cũng có thể tổ chức các buổi họp mở để cho nhân viên thảo luận những chủ đề mà họ lựa chọn và đặt câu hỏi cho bạn. Hoặc bạn hãy hướng chủ đề chính của các buổi họp vào những vấn đề quen thuộc như tinh thần làm việc, lương bổng, năng suất, lợi ích, cơ hội nghề nghiệp và những điều tương tự như vậy. Cho dù với chủ đề nào và lối tiếp cận nào, bạn cũng đừng quên "tụ tập" nhân viên để ăn uống, vui chơi một bữa thật thân tình. Sự thân thiện giúp mọi người thành thật với nhau hơn. Để nhân viên hiểu rằng họ luôn được chào đón, và bạn thì luôn sẵn sàng lắng nghe. Một ý tưởng khác là tổ chức những buổi gặp mặt lớn hơn vào mỗi tháng hay mỗi quý và bạn hãy mời toàn bộ nhân viên trong công ty tham gia. Các câu hỏi được đặt trực tiếp hoặc viết ra giấy và gửi trước (dạng câu hỏi này có thể được ưu tiên khi nhân viên muốn giấu tên). Chỉ cần bỏ chút thời gian để thường xuyên gặp gỡ nhân viên, lắng nghe thắc mắc và đánh giá của họ, sau đó đáp lại với một sự trân trọng, bạn sẽ xây dựng được một không khí thân thiện mà bạn đang nỗ lực để tạo ra, một không khí mang thông điệp: "Tôi thích thú với những gì các bạn nói" và "Bạn có thể tin rằng tôi là một nhà quản lý luôn biết lắng nghe những mối bận tâm của các bạn và sẽ giải quyết chúng đến nơi đến chốn". Theo Bizpro Group / Bwportal/Entrepreneur Vài lời khuyên cho "ma mới" (Dân trí) - Đôi khi, bạn phải mất đến 14 tháng để có được công việc thích hợp nhưng lại bị mất việc chỉ sau 2 tháng vào làm. Một trong những nguyên nhân chính là vì bạn chưa thích nghi được với môi trường làm việc mới, hoặc bạn đã quá gồng mình để chứng tỏ là một nhân viên mẫu mực, nhưng kết quả lại cho câu trả lời ngược lại. Hãy làm theo những lời khuyên sau đây, để chắc chắn rằng bạn đang đi đúng hướng. Nghỉ ngơi nếu bạn thấy mệt Nghỉ ngơi khiến đầu óc bạn minh mẫn hơn và bạn có thể làm việc tốt hơn trong những ngày (giờ) tiếp theo. Bạn mới vào làm và chưa thể quen được phong thái làm việc mới, vậy thì đừng cố gồng mình quá, kẻo kết quả mang lại cũng chẳng tốt đâu. Đừng vội quên buổi phỏng vấn Buổi phỏng vấn đã thành công và bạn đã vào làm, nhưng đừng vội quên nó nhé. Chẳng hạn, bạn vào công ty và gặp lại người tuyển dụng, nhưng lại không thể nhớ tên ông ta là gì. Thật đáng trách! Tìm hiểu về công ty mới Hãy thu thập tất cả những bản báo cáo hàng năm, những bức thư giao dịch hay các ấn phẩm quảng cáo của công ty, tìm kiếm và tự định dạng trong đầu hình ảnh công ty mới của mình. Có thể tìm hiểu nó qua việc hỏi những đồng nghiệp đi trước, hoặc ở chính vị sếp của bạn. Các sếp sẽ chẳng bao giờ từ chối một nhân viên thích tìm hiểu đến thế. Bạn cũng nên tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của công ty để bạn có thể đưa ra những ý kiến, đóng góp đúng lúc. Làm việc thật chăm chỉ, hăng hái Hãy đến trước giờ làm 30 phút và chỉ về khi các đồng nghiệp của bạn đã ra về gần hết. Hãy chú ý đến thói quen làm việc cũng như lịch trình làm việc của mỗi người, điều này giúp bạn dễ dàng trong việc thiết lập mối quan hệ công việc với họ. Trong mọi việc, hãy tỏ ra năng nổ và nhiệt tình. Đừng có thái độ uể oải nhé. Chỉnh chu trong trang phục Là nhân viên mới nghĩa là bạn là trung tâm chú ý của mọi người. Hãy đến công ty với trang phục đẹp nhất, tất nhiên phải là một trang phục công sở. Luôn tự tin với vẻ bề ngoài của mình, điều đó giúp bạn không ngại khi giao tiếp với những "ma cũ". Luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ Giúp bạn ghi lại những quy định công ty, lịch làm việc, tên của những người lãnh đạo, số điện thoại, thậm chí tên đồng nghiệp cùng phòng, nếu bạn quá đãng trí. Nghe 80% - nói 20% Bạn sẽ được đánh giá cao hơn khi biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp hơn là chỉ chăm chăm trình bày những ý kiến của riêng mình. Hiểu rõ sếp của bạn Hãy chịu khó quan sát thói quen trong công việc cũng như sở thích cá nhân của sếp để có thể "liệu cơm gắp mắm" bạn nhé. [...]... nào, bạn cũng nên dành cho mình thời gian để phân tích văn hóa ứng xử ở nơi làm việc mới và nếu cần thiết thì cả thời gian để thay đổi những thói quen tương ứng nhằm hạn chế những căng thẳng đến mức tối thiểu Để đánh giá chính xác văn hóa công ty hay văn hóa nơi công sở bạn nên xem xét những vấn đề sau đây tại nơi bạn làm việc: Nghệ thuật ứng xử Trang 20 Cách giao tiếp Các thông tin trong công ty bạn có... ràng cố gắng làm việc một cách hòa hợp với sếp là biện pháp dễ hơn và khôn ngoan hơn Nghệ thuật ứng xử Trang 13 Bạn từng có những biện pháp rất tốt để điều chỉnh quan hệ với khách hàng Vậy tại sao không đối xử với sếp như cách bạn làm với khách hàng Sếp của bạn cũng có những mong đợi nhất định và bạn hãy cố gắng đáp ứng tốt những mong đợi này Hãy nhớ rằng quan hệ của bạn với sếp là mối quan hệ quan... bạn cũng khiến người khác coi thường Đối phó với hành động của họ Nghệ thuật ứng xử Trang 27 Nếu bạn không thể xoa dịu sự ghen ghét của đồng nghiệp thì bạn buộc phải phản ứng để cứu lấy danh tiếng của mình trong công ty Nhưng cũng cần có sự kiềm chế để không dẫn đến cãi vã Nếu một kẻ nào đó vu khống để bôi nhọ hình ảnh của bạn thì hãy chứng minh điều ngược lại bằng chính thành quả công việc của bạn Đừng... phải một đại gia đình hạnh phúc? Liệu việc bạn biết được chi tiết của cuộc phẫu thuật xương hông của người hàng xóm của mẹ của một đồng nghiệp của bạn có được coi là bình thường? Nói cách khác thì trong công ty bạn giữa các đồng nghiệp với nhau họ có sự cởi mở hay là khép kín những vấn đề cá nhân hay không? Nghệ thuật ứng xử Trang 21 Sau giờ làm việc bạn có cùng đi chơi, đi ăn trưa với các đồng nghiệp?... tin phổ biến và hữu ích nhất cho công việc Nghệ thuật ứng xử Trang 10 Thiếu tự tin khi giao tiếp Nhiều người thường dè dặt khi tiếp xúc với những người khác vì sợ gây ấn tượng xấu hoặc sợ họ nghĩ bạn nhờ họ giúp đỡ Nhưng thực tế, đa số mọi người đều cảm thấy vui vẻ khi làm việc cùng với những người khác Trong phỏng vấn tuyển dụng, hầu hết sai lầm của các ứng viên là họ không chuẩn bị đầy đủ "can đảm"... nảy mực" Tuy nhiên, mỗi khi một trong hai người bị phản đối ý kiến, họ cảm thấy suy sụp và bất cần Họ trở về với vẻ lầm lì và không nói chuyện với ai Họ tham vọng và như những con ngựa bất kham Nghệ thuật ứng xử Trang 15 Cái nôi của sức mạnh vô hình Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã đưa ra con số 71% viên chức tuổi 20-35 ở Mỹ làm việc cật lực là để cạnh tranh với một đồng nghiệp cùng công sở, hoặc cùng... trang bị một vốn hiểu biết về văn hóa ứng xử nơi làm việc thì bạn sẽ biết cách cư xử khôn ngoan, tránh những bất đồng và căng thẳng không cần thiết Theo Tầm Nhìn Làm gì khi giận dữ với đồng nghiệp? Các cuộc tranh luận nơi công sở, những bất đồng trong công việc, thái độ quá đáng của một đồng nghiệp nào đó đôi khi cũng khiến bạn "nổi cơn tam bành" Khi đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? Qua mỗi lần giận dữ, đồng... cảm xúc Họ biết trước hậu quả tệ hại nếu phản ứng tức thời nên tự rút lui Khôn ngoan hơn, họ đợi đến khi bản thân và đối phương cùng "hạ nhiệt" mới gợi lại chuyện Đây là người biết cách hành xử, bình tĩnh trước mọi tình huống và dễ đạt được những thành công lớn Dù đang rất giận bạn thì đồng nghiệp vẫn cảm thấy khâm phục cách cư xử của bạn Làm hoà Kiểu phản ứng này chỉ có ở những người điềm tĩnh, chín... phép tham gia ý kiến là một cách để khuyến khích động cơ làm việc của nhân viên Thế nhưng câu hỏi đặt ra là ai sẽ được phép tham gia vào vấn đề gì, mức độ tham gia thế nào là đủ và trong bao lâu? Nghệ thuật ứng xử Trang 24 Tổ chức thảo luận trưng cầu ý kiến để đảm bảo tính dân chủ và sự thống nhất về nội dung và ưu tiên công việc, nhưng người ra quyết định cuối cùng phải là bạn Để tránh xảy ra các cuộc... sếp thì không, càng không được nói mà không làm Làm mà không nói cũng chẳng phải cách hay Bạn cứ "tưng tửng" làm như thế mà không giải trình nửa lời thì rõ ràng là phong cách không chuyên nghiệp Nghệ thuật ứng xử Trang 9 Lãnh đạo phải luôn là người đầu tầu gương mẫu Khi gặp thất bại, họ phải biết phân tích rồi nhận ra lỗi của mình, trước khi đổ hết tội cho nhân viên Một câu nói "trong việc này có lỗi