1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học Vật lý 10 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính

103 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 16,26 MB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Nhiệt học Vật lý 10 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính nhằm đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính và vận dụng được các biện pháp đề xuất vào việc thiết kế một số bài học cụ thể trong phần Nhiệt học Vật lý 10 THPT.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

'TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAM THI KIM NGUYET

BOI DUONG NANG LUC TU HQC CHO HQC SINH TRONG DAY HOC “NHIET HQC” VAT LY 10 TRUNG HOC

PHO THONG VOI SU’ HO TRO CUA MAY VI TINH

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC MON VAT LY Mã số : 60 1401 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC

PGS.TS LÊ CONG TRIEM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiền cứu của riêng tơi, các số liệu và

ết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép

sử dụng và chưa từng được cơng bồ trong bắt kỳ một cơng trình nào khác

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

“ác giả xin chân (hành cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo sau đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cơ giáo khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Huế và

quý Thầy, Cơ giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập \ 'Đặc biệt, tác giả xin bay tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất dén thay

PGS.TS Lê Cơng Triêm đã tận tinh hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình thực

À —_ hiên luận văn

“Tác giả xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban giám hiệu và

quý thầy cơ trường THPT Trần Văn Dư, tỉnh Quảng Nam đã tạo mọi điều kiện tận lợi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm

“Tác giả cũng xin cảm ơn các anh chị học viên lớp LL&PPDH mơn Vật lý

đã giúp đỡ, đĩng gĩp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận

văn

Cuối củng, tác giả bảy tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, người thân và bạn bè

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHU BiA i LOICAM DOAN đ LỜI CẢM ƠN « ° « Hee li MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT Tar $

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU ĐỎ, Đơ THỊ VÀ HÌNH về 6 MO DAU 7 7 9 1 Lí do chọn đề tài .2 Lịch sử vấn để nghiên cứu 3 Mục tí

4, Giả thiết khoa học "

5 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài " .6 Đối tượng nghiên cứu 12 7 Phạm vì nghiên cứ co 12

8 Phuong pháp nghiên cứu 12

8.1 Phuong pháp nghiên cứu lý thuyết 12

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 12

8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2

8.4 Phuong phap théng ké toan hoc lẬ

9 Đĩng gĩp của đề tài " ¬— 13

10 Cấu trúc luận văn Keeeeerieiairrsrairarseroe T3Í

NỘI DỤNG 14

CHUONG 1:CO SG Li LUAN CUA VIEC BOL DUONG NANG LỰC TỰ HỌC

VAT LY CHO HOC SINH VOISY HO TRO CUA MAY VITINH 4

1.1 Năng lực 14

1.1.1 Khái niệm năng lực - - 14

1.1.2 Đặc điểm của năng lực oS

1.2 Nẵng lực tự học se arrrrrrsrrrsresroooooe TỔ

Trang 5

1.2.2 Các thuộc tính của năng lực tự học 19

1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động tự học 19

1.3.1 Ảnh hưởng của ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân 19

1.3.2 Ảnh hưởng của vốn tr thức hiện cĩ của bản thân : 19

1.3.3 Ảnh hưởng của năng lực trí tuệ về tư duy 20

1.3.4 Ảnh hưởng của phương pháp học tập cũa trị -c-cccccc 20

1.3.5 Ảnh hưởng của phương pháp dạy học của thầy 20

1.3.6 Nội dung, chương trình đảo tạo 21

1.3.7 Ảnh hưởng của SGK, tài liệu học tập và các điều kiện khác về cơ sở vật chất,

gia đình, xã hội 21

1.4 Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vĩ

tính TT” _— 21

1.4.1 Tao đơng cơ, hứng thú, tăng cường sự tham gia tích cực của HS vào quá trình

tự học với sự hỗ trợ của máy vi tính 2

1.42 Bồi dưỡng phương pháp nghe giảng hoặc ghỉ bài với sự hỗ trợ của MVT 24 1.4.3 Rèn luyện kĩ năng thu thập thơng tin cho học sinh thơng qua việc sử dụng

máy vi tính để hình thành năng lực nhận biết, tìm tịi, phát hiện vấn đẻ 25

1.4.4 Rèn luyện kĩ năng xử lí thơng tỉn với sự hỗ trợ của máy vi tính để hình thành

năng lực giải quyết vấn để 27

1.45 Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng trì thức vào thực tiễn với sự hỗ trợ

của máy vỉ tính ae “ sen D8

1.4.6 Rén luyén ki nang ty kiém tra, đánh giá và tự điều chỉnh với sự hỗ trợ của MVT 29 1.4.7 Phối hợp các phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng các phương tiện DH hiện đại 30 1.4.8 Giảm tỉ lệ thuyết trình của GV, tăng cường thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS - 31

1.4.9 Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy học 3

1.5 Quy trình thiết kế bài dạy theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học Vật lý 10 với

sự hỗ trợ của máy vỉ tính 37

Trang 6

1.6 Kết luận chương 1 40

CHUONG 2: THIET KE TIEN TRÌNH DẠY HOC THEO HUONG BOI DUONG NANG LUC TY HOC PHAN “NHIET HOC” VAT LY 10 THPT VỚI SỰ HỖ

‘TRO CUA MAY VI TINH - : 4

.2.1 Nghiên cứu cấu trúc nội dung kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lý 10 42

2.1.1 Đặc điểm cầu trúc nội dung kiến thức phần “Nhiệt họe” 42

2.1.2 Sơ đồ cấu trúc của chương 4

2.2 Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần “Nhiệt học” Vật lý

10 THPT với sự hỗ trợ của máy vỉ tính 4

2.2.1 Sử dụng máy vi tính bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong giai đoạn

cũng cổ kiến thức cũ và đặt vấn để mới 44

2.2.2 Sử dụng máy vi tính bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong quá trình

nghiên cứu kiến thức mới 45

2.2.3 Sử dụng máy vi tính bồi đưỡng năng lực tự học cho học sinh trong quá trình lên thức « « sss 46 ơn tập, củng cố 7 2.2.4, Sir dung máy vi tính bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh khi tự học ở nhà 4 2.3 Thiết kế bai day theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học phẳn “Nhiệt học” Vật lí

10 với sự hỗ trợ của máy vi tính 50

2.3.1 Tiến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự

hỗ trợ của máy vi tính „50

2.3.2 Thiết kế một đưỡng năng lực tự

giáo án phần “Nhiệt học” theo hướng

học với sự hỗ trợ của máy vi tính sĩ

2.4 Kết luận chương 2 T1

'CHƯƠNG 3: THỰC NGHIEM SƯ PHẠM T9

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 79

3.1.1 Mục đích thực nghiệm : T9

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 79

3.2 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm -2-‹:c-s- 9

Trang 7

3.2.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm 3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

3.3.2 Quan sắt giờ học

3.3.3 Các bài kiếm tra

3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm —

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT Viết tắt 'Viết đầy đủ MVT May vi tinh KNTH Kinaing tu hoe KN KiNăng TS Tộc sinh GV Giáo viên QTDH “Quá tình dạy học THPT ‘Trung học phố thơng NC Nẵng cao TNE "Thực nghiệm ĐC Đối chứng TNSP “Thực nghiệm sư phạm SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học

PIDH Phương tiện dạy hoe

QIDH 'Quá trình day học

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG, BIEU ĐỎ, ĐỎ THỊ VÀ HÌNH VẼ

Sơ đỏ 2.1: Cầu trúc của phần “Nhiệt học” 4

Hình 2.1 Sự nở L của đường ray và tháp epphen làm bằng thép 44 Hình 2.2 Trộn đường vào nước và hai thỏi chi tiếp xúc nhau khi mài nhẵn 45

Hình 2.3 Hình minh hoa về biến dạng cơ của vật rắn 46

Hình 2.4 Một số thí nghiệm tự tạo về hiện tượng mao dẫn 47 Sơ đồ 2.2 Hệ thống hĩa kiến thức xong bài “Phương trình trạng thái khí lý tưởng

Định luật Gay-luy-xác” và ba định luật trong chương "Chất khí” 48

So dé 2.3 Các bước dạy học theo hướng nỗi dưỡng năng lực tự học 50

Bảng 3.I.Số liệu HS các nhĩm TNg và ĐC 80

Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (X;) của bài kiểm tra 83)

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất 83

Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất tích luỹ 84

Bảng 3.5 Bảng phân loại theo học lực của HS —_ 84

Bảng 3.6 Các tham số thống kê 84

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bổ điểm của hai nhĩm TNg và ĐC 84

Đồ thị 3.1 Đỗ thị phân phối tần suất 85

Trang 10

MO DAU 1 Lido chon dé tai

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ trên thế giới đã và đang cĩ

những bước chuyển biến vĩ đại, khối lượng tri thức của nhân loại được phát minh ngày càng nhiều Nếu khơng cĩ phương pháp đúng đắn thì ta khơng thể nhận thức

đầy đủ cũng như áp dụng các trỉ thức của nhân loại vào thực tế cuộc sống Cùng với

sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế trong quá trình tồn cầu hĩa, nền kinh tế trị thức và xã hội tri thức được thiết lập và phát triển ở hầu hết các quốc gia với mục đích tạo ra những con người mới nhằm đáp ứng những yêu cầu cắp thiết của một thế giới

đang thay đổi Bên cạnh những thuận lợi của tiến trình tồn cầu mang lại, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khĩ khăn và thách thức trong cuộc sống hằng ngày nếu

chúng ta là những con người thụ động, kém sáng tạo Để thích ứng với xã hội hiện

đại, buộc mỗi người phải học khơng chỉ trong thời gian ở nhà trường mà học tiếp cả cuộc đời; học mọi lúc, mọi nơi, học tắt cả những gì mà họ cản để sống, để làm việc

và phát triển

“Chiến phát triển giáo duc 2001 — 2010, mục 5.2 ghi rõ: *Đổi mới và hiện dai

hĩa phương pháp giáo dục chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng,

trỏ ghỉ sang hưởng dẫn người học chủ động tư đuy trong quá trình tiếp cận tri thức;

day cho người người học phương pháp tự học, tự thụ nhận thơng tin một cách cĩ hệ

thơng và cĩ tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cho mỗi cá nhân; tăng

cường tính chủ động tính tự chủ của học sinh sinh viên trong quá trình học tập ”

[I6]

Chỉ thị 22/2005/(

pháp dạy và học; tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các hoạt động BGDDT, nêu rõ: "Tiếp đục đổi mới mạnh mẽ phương

của nhà trường nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập ” và chỉ thị số

3398/CT-BGDDT vé nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 cũng nêu rõ: "Tăng cưởng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và cơng tác quản lí giáo đục” [2], 3]

Trang 11

cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên [2S]

“Trong giai đoạn đổi mới PPDH, MVT là một phương tiện đa năng cĩ thể sử

dụng ở hầu hết các khâu của quá trình dạy học Qua quá trình thực tế cho thay, DH với sự hỗ trợ của MVT đã tạo ra một hướng đi mới trong quá đổi mới PPDH

Sử dụng máy vi tính MVT và các phẩn mềm hỗ trợ, các tư liệu hình ảnh, video

trong quá trình day học cĩ tác dụng giảm thiểu thời gian cho việc biểu diễn, thể hiện thơng tin Với khả năng lưu trữ thơng tn, các bảng hệ thống, các bảng biểu, sơ

được lưu trên các thiết bị nhớ của MVT cùng với các phần mềm được cài sẵn DH véi sự hỗ trợ của MVT đã tạo được động cơ, hứng thú học tập của HS MVT sẽ iúp HS khắc sâu những vấn để quan trọng của nội dung học, rút ra những kết lu:

những đánh giá khái quát GV cĩ thể làm cho bài giảng của họ sinh động hơn, lâm

cho HS hoạt động tích cực hơn, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm

lĩnh trì thức

lộc áp dụng phương pháp day học hướng,

dẫn học sinh tự học của giáo viên cịn gặp rất nhiều lúng túng và khĩ khăn Đa số

‘Thue té dạy học hiện nay cho thấy vi

giáo viên vẫn áp dụng máy mĩc lối dạy học “truyền thống” chủ yếu minh họa tái hiện, liệt kê theo SGK là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tỏi, tình huống cĩ vấn đẻ

coi nhẹ rên luyện thao tác tư duy, năng lục thực hành, ít tổ chức cho học sinh nghiên

cứu thảo luận trên cơ sở đĩ tìm ra kiến thức và con đường để chiếm lĩnh kiến thức

của học sinh Trong khi đĩ lượng kiến thức cảng ngày cảng nhiều và thời gian dành

cho việc học là khơng thay đổi, giáo viên khơng thể truyền thụ hết kiến thức cho học sinh Điều này đã làm cho học sinh khơng cịn thời gian tự học Vì thế, chúng, tơi cho rằng cần phải đổi mới phương pháp dạy và học cho GV và HS, sử dụng các

hình thức dạy học thơng qua việc giao nhiệm vụ cho HS dé bồi dưỡng rèn luyện

phương pháp, kĩ năng tự học, tự lĩnh hội kiến thức Muốn thực hiện điều này địi hỏi

trong dạy học ngày nay, phải dạy cho HS cách học trong đĩ chủ yếu là kỹ năng (KIN) hoc, để phát triển năng lực học tập cho HS; học khơng chỉ học trỉ thức của nhân loại mà học cả cách tìm ra trỉ thức và những KN cằn thiết để cĩ thé hoe một

Trang 12

cùng, mà qua kiến thức phải thúc đẩy được động cơ, hình thành được phương pháp,

'KN học hay nĩi cách khác là hình thành năng lực học mới là mục dich cuối cùng của dạy học

Kiến thức phần “Nhiệt học” cĩ những khái niệm, hiện tượng vật lý, các ứng

dụng khá quen thuộc và gần gũi với học sinh Các thiết bị thí nghiệm đều được

trang bị đầy đủ ở các trường phơ thơng nhưng do thĩi quen ngại sử dụng nên nhiều

giáo viên đã dạy chay Học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chấp nhận kết quả mà khơng được quan sát các hiện tượng thí nghiệm cụ thể nào dẫn đến

giờ học trở nên nhàm chán Do đĩ, dé giờ học trở nên sơi nỗi, học sinh hứng thú

trong học tập thì người giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự lực tìm tịi, phát

hiện và giải quyết vin đề, tự do trao đổi, đĩng gĩp ý kiến với giáo viên Tạo điều

kiện cho các em tự học, các em sẽ nhận thấy được cĩ nhiều hứng thú trong quá trình

tự tìm tồi nghiên cứu, vì vậy khả năng thích thú ham học hỏi của các em sẽ được phát huy

'GV cĩ vai trở quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS Ngày nay cơng nghệ thơng tin trong giáo dục và đảo tạo đã tạo ra bước chuyển biển cơ 2 day, học tập và quản lý giáo dục Việc dạy học bồi dưỡng năng lực tự học kết hợp với may vi bản trong quá trình đổi mới nội dung chương trình, phương pháp gi:

tính gĩp phần cải tiến và nâng cao tính tích cực và chất lượng đào tạo tồn diện Từ những lí do trên chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Bồi đường năng lực tự học cho

học sinh trong dạy học “Nhiệt học” Vật lý 10 trung học phổ thơng với sự hỗ trợ của ‘may vi tinh”

2 Lich sứ vấn đề nghiên cứu

Vấn đề tự học đã được nhiều người thực hiện từ rất sớm và là vấn để quan

tâm của nhà nghiên cứu, ngay từ khi GD chưa trở thành một nghành khoa học thực

sự Ở thời kỳ đĩ, người ta đã biết quan tâm đến việc làm sao cho người học chăm

chỉ, tích cực ghi nhớ được những giáo huần của thầy và hành động theo những điều hi nhớ đĩ Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ơng thầy để cho học trị tự

Trang 13

đăng trên tạp chí giáo dục của nhiều tác giả như: Lê Cơng Triêm, Nguyễn Cảnh

'Tồn, Thái Duy Tuyên, Lê Khánh Bằng, Trần Văn Hiểu, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo

[27], (23], [30], [24], [25], [II], [I9], đã xây dựng được cơ sở lý luận khá hồn

chinh và để xuất một n pháp khác nhau về việc rèn luyện kĩ năng tự học

'Đã cĩ một số luận văn nghiên cứu về vấn đẻ tự học của HS trong dạy học VL

ở trường phổ thơng như: Đề tài luận văn thạc sĩ “Hình thank năng lực tự học vật lí cho học sinh THPT thơng qua việc sử dụng SGK” của tác giả Võ Lê Phương Dung,

tác giả đã nêu hệ thống khá đầy đủ cơ sở lí luận về tự học và chỉ ra được một số

biện pháp tổ chức hoạt động tự học thơng qua việc sử dụng SGK cho HS ở trường, 'THPT, giúp cho học sinh cách học sách giáo khoa hiệu quả nhưng bên cạnh đĩ cũng

cĩ mặt hạn chế vì cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển nên chỉ học SGK là chưa đủ |8 “8ơi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong chương động học chất

điển vật lý 10 qua việc khai thác và sử dụng bài tập vật lý” của Võ Thị Cảm

'Quyên, tác giả trình bày đẩy đủ cơ sở li luận về tự học, khai thác hệ thống bài tập và

đưa ra các biện pháp bồi dưỡng NILTH cho HS trong giờ lên lớp, tự học ở nhà và thơng qua kiếm tra đánh Qua đĩ, cũng cĩ mặt hạn chế, tác giả chưa nêu được những lỗi hay mắc phải khi giải bài tập nĩi chung cho học sinh [17] Đề tài của Nguyễn Thị Tình “

phân “Nhiệt học” ật lý I0 nâng cao trung học phổ thơng ”, tắc giả trình về cơ sở lí

"hát triển năng lực giải quyết vấn dé cho học sinh trong day hoc luận về năng lực giải quyết vấn đẻ và đưa ra được các biện pháp phát triển năng lục

giải quyết vấn dé cho HS trong day học Vật lý Ngồi ra, cịn sử dụng bản đồ tư duy

dưỡng năng lực tự học cho HS với các đề

“Phát triển năng lực tự học của học sinh khi ơn tập chương “Dịng điện xoay

và phiếu học tập vào dạy học để

chiều ” vật lý 12 nâng cao với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy” của Cao Văn Thạnh

[20] và “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm theo hướng bơi dường năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Điện tích-Điện trường” và“ Dịng điện khơng đổi ”

của Nguyễn Tường Thao Uyén [31]

Về vấn đề ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học đã cĩ nhiều tác giả

Trang 14

Đề tài “Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức dạy học nhĩm phần Quang hình hoc, Vat lí L1 THIPT với sự hỗ trợ của máy vi tính " của Nguyễn Thị Mỹ Lợi [13]

tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng MVT trong việc

trợ để tạo ra các TN ảo và mơ phỏng từ đĩ thiết kế tiến trình dạy học cho một số

bài thuộc phần Quang học lớp 11; “Hệ théng héa kiến thức cho học sinh trong day học phần Dao động cơ Vật lí 12 THPT với sự hỗ trợ của mắy v tính” của Nguyễn Thị Minh Châu |5]: `Nghiên cứu tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong

đạy học phần Cơ học Vật lí I0 nâng cao với sự hỗ trợ của Mind Map và máy vỉ

tính” của tác giả Lê Thị Kiều Oanh; “Ẩn luyện ki năng tự học cho học sinh trong day học chương "Các định luật bảo tồn:

tli 10 trung học phổ thơng với sự trợ của máy ví tính ” của Lê Đình Hiếu [1S], [I0]

Những cơng trình nghiên cứu nĩi trên cho thấy việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS gĩp phần giải quyết được nhiệm vụ then chốt của QTDH theo hướng tích

cực hĩa hoạt động nhận thức cho HS Tuy nhiên, mặc đủ cĩ nhiều cơng trình nghiên cứu sử dụng máy vi tính đẻ hỗ trợ dạy học vật lý nhưng chưa cĩ tác giả nào nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính phần

“Nhiệt học” Vật lý 10 THPT

3 Mục tiêu của đề tài

Đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính và vận dụng được các biện pháp đề xuất vào việc thiết kế một số

bai day học cụ thể trong phần “Nhiệt học" Vật lý 10 THPT

4 Giả thiết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vi tính và vận dụng được các biện pháp đĩ vào dạy học phần “Nhiệt học” Vật lý 10 thì sẽ bồi dưỡng năng lục tự học cho học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động tự học với sự hỗ trợ của

máy vi tính

Trang 15

~ Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp trong việc bồi dưỡng năng lực tự

học cho HS trong day học Vật ý ở trường THPT với sự hỗ trợ của máy v tính

~ Thực nghiệm sư phạm để đánh giá mục

giả thì

khoa học của đề tải

6, Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy học phần “Nhiệt học” Vật lý 10 THPT trong việc bồi dưỡng

năng lực tự học cho HS ' Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động day học phẩn "Nhiệt học" Vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng, năng lực tự học của HS ở một số trường THIPT ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam $ Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

~ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chỉ thị của

Bộ Giáo dục và Đảo tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay ở nhà trường phỏ thơng

~ Nghiên cứu các tải liệu (sách, báo, tạp chí ) về vấn dé bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học nĩi chung và dạy học vật lý nĩi riêng,

~ Nghiên cứu những cơ sỡ lý luận của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh tong quá trình dạy học

~ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham

khảo phần “Nhiệt học” Vật lý 10 THPT

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

~ Tiến hành dự giờ quan sát các tiết dạy của các giáo viên tại một số trường

THPT tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam và trao đổi thực trang day học phần “Nhiệt học” Vật lý 10 THPT

~ Thiết kế một số giáo án cĩ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực tự

học cho HS,

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

“Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT trên địa huyện Phú

Trang 16

8.4 Phương pháp thống kê tốn học

Dựa vào số liệu thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê thơng dụng để

phân tích, sử lý

ết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập giữa hai nhĩm đổi chứng và thực nghiệm 9, Đĩng gĩp của đề tài ~ Đưa ra được một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong day học Vật lý ở trường THPT ~ Xây dựng được quy trình thiết kế dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, ~ Xây dựng được tiến trình dạy học một số bài cụ thể Phần “Nhiệt học” Vật lý 10 THPT 10, Cấu trúc luận văn MO DAU NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng năng lực tự học Vật lý cho học sinh với sự hỗ trợ của may vi tính

Chương 2: Thiết kế ti

phần "Nhiệt học” Vật lý 10 THPT với sự hỗ trợ của máy vi tinh

trình day học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 17

NỌI DUNG

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIEC BOI DUONG NANG LUC TỰ

HỌC VẬT LÝ CHO HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY VI TÍNH

1.1 Năng l

1.1.1 Khái niệm năng lực

Hiện nay cĩ nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực Trong từ điển Hán Việt

của tác giả Nguyễn Lân, năng lực được cho là "khá năng đảm nhận cơng việc và

thực hiện tốt cơng việc đĩ nhờ cĩ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên mơn [ 12]

‘Theo quan niệm của chương trình giáo dục phổ thơng của Quebec (Canada) thì “Năng lực là sự kết hợp một cách lĩnh hoạt và cĩ tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tinh cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu

phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [6] Với cách hiểu này thì việc

HS chỉ cĩ kiến thức, kĩ năng và thái độ khơng được xem như là cĩ năng lực mà cả

ba yếu tố này phải được người học vận dụng trong một tình huống nhất định thì mới

phát triển thành năng lực

“Theo tâm lí học, năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của mỗi cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người cĩ thể hồn thành một loại hoạt động nào đĩ với thành cơng cao Người cĩ năng lực về một mặt nào dé thi khơng phải nỗ lực nhiều

trong quá trình cơng tác mà vẫn khắc phục được những khĩ khăn nhanh chĩng và dễ dàng hơn những người khác hoặc cĩ thể vượt qua được những khĩ khăn

mới mà nhiễu người khác khơng vượt qua được ‘Weinert (2001) định nghĩa: “

hoặc sẵn cĩ của cả thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵm

lạ lực là những khả năng và kỹ xảo học được sàng về động cơ, xã hội và khá năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách cĩ trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”

“Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện

bồi cảnh cụ thể

thành cơng nhiệm vụ trong n

“Năng lực là các kĩ năng và khả năng nhận thức vốn cĩ ở cá nhân hay cĩ thể học

Trang 18

nĩ tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để cĩ thể sử dụng

thành cơng và cĩ trách nhiệm các giải pháp trong những tình huống thay Cĩ thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái ¡ quyết em “năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để

một tình huống cĩ thực trong cuộc sống

Năng lực chính là khả năng vận dụng kết hợp một cách linh hoạt và cĩ tổ chức các kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết

cĩ hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bồi cảnh nhất định

Việc hình thành và phat

cuộc sống hằng ngày của HS trung học phổ thơng Vì vị

năng lực cần cho việc học suốt đời, gắn với

, chương trình sau năm

2015 tập trung vào phát triển 7 loại năng lực chung, cốt lõi gồm: = Nang lực tư duy

~ Năng lực tự học = Nang lực hợp tác

= Nang lực tự đánh giá; tự chủ, tự quản lý và phát triển bản thân

~ Năng lực giao tiếp

~ Năng lực tìm kiếm, xử lý thơng tí

~ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Tơm lại, năng lực là khá năng đảm nhận cơng việc và thực hiện tắt cơng việc

được giao, cĩ khả năng sử dụng kiấn thúc, vên dạng kĩ năng và thơi độ dé git

quất vấn đề một cách hiệu quả và cĩ phẩm chất đạo đức

1.1.2 Đặc điểm của năng lực

Nang lực hoạt động của một con người là nhờ khả năng tự điều khiển, tự

quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo

dục của mỗi người Năng lực cịn được hiểu theo cách khác, năng lực và tính tâm

sinh lý của con người chỉ phối quá trình tiếp thu kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo tối

thiểu là cái mà người đĩ cĩ thể dùng trong sinh hoạt

Trang 19

Thứ nhất: Năng lực thể hiện đặc thù tâm lí, sinh lí khác biệt của cá nhân,

chịu ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh di truyền về mặt sinh học

Yếu tố duy truyền tạo ra những điều kiện ban đầu để con người cĩ thể hoạt động cĩ kết quả trong lĩnh vực nhất định Tuy nhiên, ố này khơng quy định

những giới hạn tiến bộ của năng lực mà chỉ tạo nên tiền để của sự phát triển năng

lực Yếu tổ này được phát triển hay hạn chế phụ thuộc vào mơi trường hoạt động, khác nhau

Thứ hai: Năng lực được hình thành, phát triển và được thể hiện thơng qua

các hoạt động cụ thể

'Khi nĩi đến năng lực là nĩi đến năng lực trong một hoạt động cụ thể của con

người Năng lực khơng cĩ sẵn trong con người mà bằng hoạt động và thơng qua

hoạt động con người tự chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của thể hệ đi trước biến thành năng lực của chính mình

Thực tế nhiều nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng “thiên tải, chín mươi

chín phần trăm là do lao động, chỉ cĩ một phân trăm là do bẩm sinh” Như vậy, hoạt động của chủ thể cĩ ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành và phát triển

năng lực,

1.2 Nang lực tự học

1.2.1 Khái niệm năng lực tự học

Hoạt động tự học muốn diễn ra thực sự thì yêu cầu cần thiết là phải hình

thành và phát triển ở người học NLTH Chỉ khi đã cĩ được NILTH trong bản thân mình, người học mới tự mình tiễn hành việc học tập một cách tự chủ, độc lập, sáng tạo như địi hỏi của giáo dục đảo tạo ngày nay

‘Theo Lê Cơng Triêm, năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tồi, nhận thức

và vn dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao Năng

lực tự học của người học bao gồm các nhĩm sau [9], [II]

~ Nhĩm năng lực nhận biết, tìm tịi và phát hiện vấn đê

Năng lực này địi hỏi người học phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tượng được tiếp xúc; suy xét từ nhiều gĩc đơ, cĩ hệ thống trên cơ

Trang 20

xung đột, các điểm chưa hồn chỉnh cần giải quyết, bổ sung, các bế tắc, nghịch lí cần phải khơi thơng, khám phá, làm sáng rõ Đây là bước khởi đầu của sự nhận

thức cĩ tính phê phán, đồi hỏi nỗ lực trí tuệ cao Việc thường xuyên rèn luyện năng, lực này tạo cho sinh viên thĩi quen hoạt động trí tuệ, luơn luơn tích cực khám phá,

tìm tịi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi trường hợp và với nhiều đối tượng khác nhau ~ Nhỏm năng lực giải quyết vin dé

Năng lực giải quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, tiếp „ kiến nghị các kết luận Kinh nghiệm

lượng thơng tin phong phú nhưng

nhận và xử lí thơng tin; đề xuất các giải phé

thực tế cho thấy nhiều HS thu thập được một

khơng biết hệ thống và xử lí như thế nào để làm “loé” ra con đường tiệm cận giả

thiết Điều này địi hỏi sự hướng dẫn cẩn thận và kiên trì của các GV trong việc dạy cho HS kĩ thuật giải quyết vấn dé Với kĩ thuật này, HS cĩ thể áp dụng vào rất nhiều

trường hợp trong học tập cũng như trong cuộc sống để lĩnh hội các trí thức cẳn thiết

cho mình Nên xem kĩ thuật giải quyết vấn đề vừa là cơng cụ nhận thức đồng thời là

mục tiêu của việc dạy cho người học phương pháp tự học

- Nhĩm năng lực xác định những kết luận đúng (kiễn thức, cách thúc, con

đường, giải pháp, biện pháp ) từ quá trình giải quyết vấn đề

'Đây là một năng lực quan trọng cần cho người học đạt đến những kết luận đúng của quá trình giải quyết vấn đề, hay nĩi cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau khi giải quyết vấn đề sẽ cĩ được một khi chính bản thân người học cĩ năng lực này Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết qua va dé xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết)

~ Nhĩm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiển (hoặc vào nhận thức kiến

thức mới)

Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là người học vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã cĩ, nghiên cứu, khám

phá, thu nhận thêm kiến thức mới Điều đĩ địi hỏi người học phải cĩ năng lực vận

Trang 21

~ Nhĩm năng lực đánh giá và tự đánh giá

“Trong day học tập trung vào người học địi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích người học đánh giá và tự đánh giá Cĩ như vậy thì người học mới

đám suy nghĩ, dám chịu trách nhiệm và luơn luơn tìm tịi sing tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lí, cái hiệu quả hơn Năng lực đánh giá và tự đánh giá giúp người học xác định chính xác điểm mạnh, yếu, cái đúng, sai của mình từ đĩ cĩ thể chủ đơng phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh những điểm yếu, vững bước trên con đường học tập của mình

Các nhĩm năng lực trên vừa đan xen, vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực tự học ở người học Việc hình thành, bồi dưỡng các năng lực tự học cho người học là

một quá trình lâu đài và được thực hiện từng bước theo mức độ từ thắp lên cao, tir

đơn giản đến phức tạp

Nang lục tự học, tự nghiên cứu tạo cho người học một sự sẵn sảng về tâm lí tiếp nhân Người học định hướng được nhu cẳu học tập của mình; ý thức được yếu cầu của xã hội, cộng đồng đối với việc học tập Người học sẽ phần đầu thộ mãn nhu cầu nhận thức bằng thái độ nghiêm túc học tập [ 14]

Năng lực tự học cũng là một khả năng, một phẩm chất tâm sinh lý của con

người, vừa như là cái tự nhiên bằm sinh “vốn cĩ”, vừa như là sản phẩm của lịch sử,

hơn nữa là sản phẩm của lịch sử phát triển xã hội Năng lực tự học là cái vốn cĩ của mỗi con người nhưng phải được đảo tạo, phải được rèn luyện trong hoạt động thực

tiễn mới trở nên một sức mạnh thật sự của người học

Dù diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều cĩ chung một nhận

định, năng lực gắn với khả năng thực hiện, nghĩa là phải biết làm chứ khơng chỉ

dừng lại ở hiểu Và hành động làm ở đây lại gắn với những yêu cầu cụ thể về kiến

thức, kĩ năng, thái độ và trách nhiệm để hồn thành tốt nhiệm vu dat ra

Tĩm lại, năng lực tự học là khả năng tự mình sử dụng các năng lực trí tưệ và

cĩ khi cả hành động cùng các động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thể giới quan đề

chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đĩ của nhân loại, biển lĩnh vực đĩ thành sở

Trang 22

1.2.2, Các thuộc tính của năng lực tự học

Năng lục tự học là thuộc tính riêng lẻ của mỗi cá nhân người học, nhờ được thuộc tinh này mã con người hồn thành tốt đẹp một hoạt động nao đĩ, mặc dù bỏ

ra ít sức lao động mà vẫn đạt hiệu quả cao

Năng lực tự học là khả năng mỗi cá nhân tự hồn thiện thơng qua rèn luyện,

trang bị, bổ sung kiến thức cho mình bằng nhiều hình thức phương tiên

Năng lực tự hoe mơn Vật lý của học sinh thể hiện ở chỗ bản thân mỗi học

sinh biết tự quan sát phân tích, biết dự đốn, kiểm chứng trên cơ sở đĩ rút ra kết luận, hình thành định luật vật lý Đồng thời tự hồn thiện kiến thức học tại lớp,vận

dụng để giải thích được hiện tượng vật lý trong thực tế, cũng như giải các bải tập theo yêu cầu của chương trình, bên cạnh đĩ cịn biết đề xuất những vấn để vướng

mắc trong học tập, cũng như một số hiện tượng vật lý thường gặp trong thực tế Năng lực tự học của học cịn thể hiện ở chỗ tự kiểm tra những kiến thức kĩ

năng của mình, thơng qua đĩ các em tự bỗ sung những kiến thức cịn thiếu

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học

1.3.1 Ảnh hưởng của ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân

Ý thức học tập và đơng cơ nhận thức cĩ ý nghĩa quyết định trong quá trình

hình thành và phát triển năng lực tự học Vì xét cho cùng chất lượng học tập phải là

kết quả trực tiếp của sự nỗ lực của chính bản thân người học Nếu người học khơng

xác định được vai trị quyết định của mình trong sự thành bai của sự học, thì khơng bao giờ tự học thành cơng Chỉ khi đã xác định được mục đích và động cơ học tập đúng đắn thì mới cĩ thé phát huy được “nội lực” trong học tập, từ đĩ kết hợp các yếu tố “ngoại lực” khác để tổ chức các hoạt động học tập diễn ra một cách hợp lý và

thu được kết quả cao

1.3.2 Ảnh hưởng của vốn trì thức hiện cĩ của bản thân

Để chiếm lĩnh các trì thức, người học cũng như người trèo thang khơng qua

nắc thang thấp thì khơng thể tiến lên nắc cao hơn Để tự học cĩ hiệu quả thì người học phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức tối thiểu để tự nghiên cứu vấn đề mình

Trang 23

1.3.3 Ảnh hưởng của năng lực trí tuệ về tư duy

"Năng lực trí tuệ: là yêu tỗ quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt trì thức khoa học nhanh hay chậm Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn, đơi khi là quyết định

khả năng học tập nĩi chung và năng lục tự học nĩi riêng Những người cĩ năng lực

trí tuệ tốt thường cĩ khả năng tự học rất cao, khi cĩ dù vốn trí thức tối thiểu nhiều

khi ho cĩ thể độc lập làm việc một mình mà khơng cần tới sự hướng dẫn của thấy

Phương pháp tư duy: Khả năng vận dụng các thao tác tư duy cũng là một

yếu tố cĩ ảnh hưởng đến khả năng tự học

'Trí thức là kết quả của tư duy, đồng thời lại là những điều kiện, phương tiện của tư duy Vì vậy, tăng cường khả năng tư duy là một yêu cầu để nâng cao chất

lượng học tập và tự học

1.3.4 Ảnh hưởng của phương pháp học tập của trị

“Trong quá trình dạy học người GV khơng nên ép buộc HS phải suy nghĩ theo

thĩi quen, suy nghĩ của mình Mặt khác cần chú ý bồi dưỡng phát triển các thĩi quen chưa cĩ cũng như cịn yếu của HS, từ đĩ cũng gĩp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp tự học của họ

Phương pháp tự học là cách hoạt động của người học trong quá trình lĩnh hội trí thức, hình thành kĩ năng, tìm ti trì thức mới Theo Rubakin “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm ra câu trả lời Đĩ chính là phương pháp tự học”

“Trong tự học, yếu tố quan trọng để đảm bảo thành cơng là phương pháp tự

học Nếu rèn luyện được thĩi quen, phương pháp, kĩ năng tự học thì sẽ tạo cho ho

lịng ham học, khơi đây tim năng vốn cĩ trong học tập của trị và phương pháp day học của thầy

1.3.5 Ảnh hưởng của phương pháp dạy học của thầy

Theo Nguyễn Bá Kim (rong cuốn "phương pháp dạy học mơn tốn”) “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu cia thiy gây nên những,

Trang 24

“Thơng qua người thầy, HS nắm vững trỉ thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành năng lực và thế giới quan

'Hoạt động kiểm tra, đánh giá của thầy ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra đánh

giá của trở Thật vậy, trong quá trình tự tìm ra

phẩm ban đầu, cĩ thể chưa chính xác, chưa khoa học Nhưng thơng qua trao đổi với

bạn bè và kiểm tra kết luận của thầy, người học tự kiểm tra để sữa chữa hoặc hồn thiện sản phẩm của mình Nếu quá trình diễn ra thường xuyên sẽ hình thành năng lực thức, người học tự tạo ra một sản

tự kiểm tra đánh giá của HS, làm cho năng lực tự học ngày cảng phát triển 1.3.6 Nội dung, chương trình đào tạo

Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cơng nghệ, k

ối lượng tri thức ngày

cảng lớn, trong khi đĩ, thời gian đảo tạo khơng tăng, chương trình đào tạo cịn đang, thay đổi và hồn thiện nên địi hỏi người học phải tăng cường tự học

1.3.7 Ảnh hưởng của SGK, tài liệu học tập và các điều kiện khác về cơ sở vật

chất, gia đình, xã hội

Khi đánh giá vai trị của SGK đối với quá trình tự học của l S, PGS.TS Bùi

Văn Nghị nhận xét: “Nếu người viết sách đặt mình vào vị trí người đọc, trình bảy nguồn gốc (từ thực tiễn hoặc nội bộ tốn học) cĩ hướng đích gợi

đơng cơ, gợi vấn đẻ, cĩ các hoạt đơng tương thích với nội dung và mục đích thì sách viết ra sẽ hắp dẫn người đọc Giúp người học ngồi việc học các trí thức khoa

học, cịn học được cách suy nghĩ, cách dặt vấn đề và giải quyết vấn đề vừa thu được

những tr thức sự việe, vừa thu được những trỉ thức phương pháp”

Trong quá tỉnh dạy học, HS cịn chịu ảnh hưởng của mơi trường xung quanh Đĩ là các yếu tổ về điều kiện dạy học, điều kiện văn hĩa xã hội các yếu tố

này cũng cĩ ảnh hưởng rất lớn, vì nĩ tác động khơng những đến người học mà cả

người dạy

1.4 Các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của máy vì tính

'Vật lý là mơn khoa học TNg, hầu hết kiến thức vật lý đều gắn với thực tế,

Trang 25

Để HS tự tìm ra cách tự học cho mình thì thực sự là vấn đề khĩ khăn Vì vậy người thay cĩ vai trị quan trong trong quá trình tự học của HS Muốn hoạt động

học tập hiệu quả nhất thiết HS phải cĩ tỉnh thần tự giác trong bắt cứ lúc nào cĩ thể bằng nội lực của bản thân Nội lực là nhân tố quyết định cho sự phát triển của HS

Người thầy

năng, thái độ cùng với phương pháp tự học cụ thể Nhờ đĩ, hoạt động tư học của HS mới đi vào chiều sâu thực chất

ới tư cách là ngoại lực trong việc trang bị cho HS những tỉ thức,

Quá trình DH khơng chỉ là quá trình tái tạo kiến thức đơn thuần mà nhiệm vụ

của quá trình DH là phải làm cho HS hình thành, phát triển được năng lực tự học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vạch ra các bước thích hợp để giải các bài tập

mới, cũng như nắm được những kĩ năng mới phù hợp với yêu cầu của thực tiển Do đĩ, GV cần cĩ biện pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động tự học cho HS với

sự hỗ trợ của MVT một cách hợp lý Do cĩ những tính năng mới và tu việt hơn các PTDH trước đĩ nên sử dụng MVT trong day học vật lý cĩ thể hỗ trợ cho quá trình tự học, nâng cao hiệu quả học tập của HS

Dựa trên cơ sở nhận định này cĩ thể đưa ra các biện pháp để bồi dưỡng năng lực tự học với sự hỗ trợ của MVT cho HS như sau:

1.4.1 Tạo động cơ, hứng thú, tăng cường sự tham gia tích cực của HS vào quá trình tự học với sự hỗ trợ của máy vi tính

Để tạo động cơ hứng thú tự học với sự hỗ trợ của MVT, GV cần định hướng

cho HS các bước sau:

- Xác định được thái độ học tập đúng đắn, cĩ động cơ học tập phủ hợp

'Với những phần mềm đã được xây dựng nhằm hỗ trợ cho quá trình tự học, ty

tìm tịi của HS, qua đĩ kích thích được tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo ở'

người học MVT được kết nối mạng Intemet cĩ thể đáp ứng được yêu cầu tự tìm tịi thơng tên vì đây là nguồn tải nguyên thơng tín vơ tận Từ những tính tu việt khi sử dụng MVT, tạo động cơ học tập tốt khiến cho người ta luơn tự giác say mê, học tập với những mục tiêu cụ thể rõ ràng với một niềm vui sáng tạo bắt tận

Trong khi đĩ, nếu GV biết cách khai thác hệ thống tư liệu thơng qua mạng

Trang 26

ảnh, hoạt hình, phim thí nghiệm, phim minh họa các quá trình vật lý Chúng làm

cho các định luật vật lý trở nên sống động hơn, các cấu trúc vi mơ, mơ hình vật lý trở nên gần gũi hơn Vì mang tính trực quan nên chúng cĩ thể kích thích sự ham mê, hứng thú học tập, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhận thức của HS

~ Xây dựng kế hoạch, thời gian biểu tự học tùy vào nhu cầu của Để việc học tập cĩ hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải chọn đúng trọng tâm cơng

việc, phải xác định học cái gì là chính, là quan trọng nhất, cĩ tác động trực tiếp

đến mục đích Bởi vì nội dung cần phải học thì nhiều, mà sức lực và thời gian

cĩ hạn, nếu việc học tập dàn trải, phân tán thì việc học sẽ khơng cĩ hiệu quả Do

đố, MVT hỗ trợ trong việc tĩm tắt kến thức đã học thơng qua các phần mềm

Mindmap,

Cĩ thể chia các động cơ học tập thành hai nhĩm lớn *ˆ Các động cơ hứng thú nhận thức

*ˆ Các động cơ trách nhiệm trong học tập

Điều cần chú ý là động cơ học tập khơng chỉ lả một quá trình tự phát, khơng, chỉ là một quá trình tự nhiên và phát sinh thẳm lặng Cần hình thành, phát triển, kích thích động cơ học tập của HS phù hợp với đặc điểm của từng em và điều quan

trọng là dạy các em tự kích thích động cơ học tập của mình

GV cĩ thể gợi ý cho HS một số phần mềm hỗ trợ cho sắp xếp thời gian học tập hợp lý như: Phần mềm Inclass, phần mềm Rescuetime

Phần mém Inclass như một thời khĩa biểu điện tử giúp bạn quản lý lịch học, \g thời tạo ghỉ chú bằng hình ảnh, ghỉ âm, đính kèm tập tin và tạo danh sách việc

cần làm cho từng mơn học ngay trên thời khĩa biểu đĩ Tồn bộ đều được sắp xếp

theo mức độ ưu tiên Ngồi ra, InClass cịn giúp bạn ghi lại thơng tỉn liên lạc của

thay cơ để tiện hỏi han bài vở

Với phần mềm Rescuetime cho phép bạn đặt ra mục tiêu sử dụng thời gian hợp lý, ghi lại số thời gian bạn dành cho các hoạt động như vậy, và cảnh báo mỗi

hi bạn dành quá nhiều thời gian chơi game trên facebook

Trang 27

đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phắn đấu để từng bước cải thiện kết quả học

tập Thơng qua việc xây dựng kế hoạch, HS sẽ phân chia sử dụng thời gian cho từng, cơng việc sao cho khoa học hợp lý,

iP HS làm chủ được quỹ thời gian và khơng

quên các việc sẽ phải làm, khơng bị động trước rất nhiều các tư liệu cần phải đọc và

các cơng việc phải hồn thành đúng hạn

1.4.2 Bồi dưỡng phương pháp nghe giảng hoặc ghi bài với sự hỗ trợ của MVT Dé ghi tốt, khi nghe giảng cần chú ý đến những điểm sau đây:

¥ Tap trung theo dai bai giảng, nĩi chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì

vì điều đĩ sẽ phá hoại lơgic của quá trình nghe giảng

Chú ý ghi đàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bải giảng ⁄_ Tập trung vào những cái chính, những điểm quan trọng nhất mà thầy giáo thường nhắn mạnh qua ngữ điệu, qua việc lặp đi lặp lại nhiều lần

⁄ Chú ý đến các bảng tĩm tắt, các sơ đồ, các hình vẽ, tranh và các tài liệu trực quan khác mà thầy giáo giới thiệu, vì đây là lúc thầy giáo hệ thống hố, so sánh, phân tích để khi đến kết luận vả rút ra cái mới

*⁄ Khi gặp chỗ khĩ, khơng hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu

những điều đĩ trong các phần sau, để quá trình nghe giảng khơng bị gián đoạn ` Khi bài giảng dừng lại, cĩ thể nêu câu hỏi để dao sâu kiến thức và làm rõ

những chỗ chưa hiểu

GV ob thể gợi ý một số phần mềm hỗ trợ cho việc nghe giảng hoặc ghỉ bài

một cách khoa học và dễ nhớ như: Phần mềm Evemote

'Phẩn mềm Evemote được sử dụng rộng rãi nhất Evernote cĩ cách dùng đơn

gián, dễ lưu trữ, phân loại, chưa kể những chức năng khác vượt xa cách ghi chép thơng thường Bạn cĩ thể ghỉ âm, tạo danh sách việc làm, hay đơn giản chụp lại bài

giảng của thầy giáo Sử dụng Evernote cùng Evernote Peak giúp bạn chuẩn bị bài kiểm tra trắc nghiệm tốt hơn

- Rèn luyện kỹ năng doc tai liệu cho HS Kỹ năng đọc cĩ vai trỏ quan trọng

trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tự học, là một hoạt động luơn gắn liền

Trang 28

để đạt hiệu quả cao nhất, người học cần phải chú ý đọc các ý chính, xác định từ

khĩa, liên tục thúc đẩy thức thách khả năng của bản thân

1.4.3 Rèn luyện kĩ năng thu thập thơng tin cho học sinh thơng qua việc sir

dụng máy vi tính để hình thành năng lực nhận biết, tìm tịi, phát hiện vấn đề

Một trong những ưu điểm của MVT là khả năng lặp đi lặp lại một cách tuỳ ý, phĩng to, thu nhỏ, làm nhanh châm các hiện tượng vật lý cần nghiên cứu, giúp cho HS cĩ thể nghe lại, xem lại thu thập thêm những thơng tửn cẳn thiết mà họ chưa kip

quan sát lần đầu để giải quyết nhiệm vụ học tập

Từ những thơng tin thu được, HS sẽ hình thành mối liên hệ giữa cái “đã biết”

với cái “chưa biết”, từ đĩ giải quyết được các yêu cầu đặt ra

Đặc biệt khi MVT được kết nối mạng internet cĩ thể đáp ứng được yêu cầu

tự tìm tơi thơng tin vì đây là nguồn tài nguyên thơng tin v6 tận GV cĩ thể tổ chức cho HS tìm kiểm, thu thập thơng tin từ internet bằng cách cung cấp địa chỉ các website dạy học vật lý hoặc xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học cho một phần

kiến thức nào đĩ Chương trình Microsoft Word và Powerpoint hỗ trợ rất tốt cho

việc lập bảng hệ thống, phần mềm Mindjet MindManager Pro (là sản phẩm số lấy ý'

tưởng từ MindMap kết hợp với phương pháp tư duy của Tony Buzan) và cịn rất

nhiều phẩn mềm khác nữa rất thích hợp cho hoạt động trong việc bồi dưỡng năng

lực tự học cho học sinh

Việc cung cắp cho HS địa chỉ của các website day học hoặc xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ sẽ giúp HS tiết kiệm được thời gian và tìm kiếm thơng tin edn thiết một cách nhanh chĩng, chính xác, hiệu quả Với thơng tin khai thác từ internet hoặc thư viện điện tử hỗ trợ kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa,

chức cho HS tự lực tham gia các hoạt đơng: tìm hiểu một nội dung kiến thức nào

cĩ thể tổ

đĩ, đưa ra các hình ảnh minh hoạ, vận dụng những phần mềm mơ phỏng hay minh

họa các hiện tượng, các quá trình vật lý Thơng qua việc dạy học trực tuyến, HS cĩ

thể trao đổi thơng tin với GV, với các bạn HS khác thơng qua MVT khi tự học ở nhà, HS dễ dàng nhận biết, so sánh và phân tích các hiện tượng Thơng qua việc dạy:

Trang 29

MVT khi tự học ở nhà Khi đĩ, mọi thơng tin về bài học, bài tập, bài kiểm tra

được gửi và nhận dưới đạng điện tử

Một số website hỗ trợ cho việc học tập mơn vật lí ở trường phổ thơng [29]:

inh anh,

~ http://www hkephy:org/resuores/images: website cung cắp nhiề

cho dạy học vật lí bao gồm sơ đồ, đỗ thị, hình ảnh mơ tả TN với chất lượng cao ~ huip://untne.upscale.vtoronto.ea: c nhiều hoạt ảnh mơ phỏng quá trình vật

li rat đẹp làm cho bài giảng đa dạng, phong phú hơn hỗ trợ cho HS trong hoạt động

nhận thức để hiểu rõ hơn bản chất của quá trình vật Ii

- hup://www.hk-phy.org/resuores/mak_video: website cung cấp hơn 50 video clip nĩi về TN vật lí thực

= hutp:/ipen.physik.unikl de/medien/MNvideos/dowload: website cung cấp

hon 30 video clip phim TN vẻ các lĩnh vực khác nhau của vật li cĩ thể khai thác và

sử dụng cho bài giảng

~ hitp:/thuvienvatly.com/Labiang/index php tray cap website khơng những tải được các video clip ma con cĩ cả giáo án, bải tập trắc nghiệm

~ hiip;/.bachkim.vn cung cấp nhiều tranh ảnh, TN mơ phỏng, video clip ~ hiup;//erocodile-elips.eom: cĩ thể download các phần mềm mơ phỏng ~ hutp:/iscienceshareware.com: cung cấp một số TN mơ phỏng cĩ thể sử

dụng cho bai ging,

- hup://www youtube.com: cung cp nhiéu video clip hé trợ dạy học

Ngồi ra cĩ thể sử dụng một số cơng cụ tìm kiếm nhu google.com,

search,yahoo.com, bing.com, vinaseek com cung cấp các tư liệu hỗ trợ cho dạy học Để giúp HS phát hiện ra vấn để một cách nhanh chĩng và dễ dàng GV cần

định hướng cho HS thực hiện theo các bước sau:

1 Tái hiện kiến thức cũ cĩ liên quan bằng cách cho HS xem các hình ảnh,

các đoạn phim vẺ các hiện tượng vật lý một cách trực quan, GV sử dụng MVT hỗ trợ trong việc tĩm tắt kến thức đã học từ các bài trước và yêu cầu HS giải thích các

hiện tượng đĩ

2 Để tạo hình huồng cĩ vấn để, GV cĩ thể sử dụng máy vỉ tính để giao

Trang 30

nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm định tính mơ tả hiện tượng vật lý trái với quan niệm

và giải pháp ban đầu của HS Khi HS xác định được mâu thuẫn từ tình huống cl

là HS đã phát hiện được vấn để cần nghiền cứu

'Việc phát hiện, làm rõ mâu thuẫn từ tình huồng cĩ vấn đề thì HS ý thức được

khĩ khăn, kích thích các em cĩ nhu cầu hiểu, giải hh tao điều kiện cho HS

tự học, tự nghiên cứu để giải quyết mâu thuẫn

“Trong giai đoạn này để làm bộc lộ những quan điểm ban đầu của học sinh,

GV cĩ thể sử dụng MVT để trình bày lại các TNg thực đã quay phim lại và những thí nghiệm ảo thực hiện trên các phần mềm vật lý Sau đĩ cho học sinh dự đốn

êu biết cĩ sẵn của mình

ết quả, hiện tượng xảy ra dựa vào các kiến thức và vốn

'Thơng thường thì những dự đốn, quan niệm học sinh là chưa đúng, từ đĩ xuất hiện

mâu thuẫn giữa các quan niệm sẵn cĩ của học sinh với kết quả của thí nghiệm mà GV trình bày, điều đĩ tạo cho học sinh hứng thú, tị mị với vấn đề đưa ra

1.4.4 Rèn luyện kĩ năng xử lí thơng tin với sự hỗ trợ của máy vi tính để hình

thành năng lực giải quyết vấn đề

MVT hỗ trợ GV tìm kiếm và tích lũy tài liệu chuẩn bị cho chủ để cần bồi

đường cho học sinh tự học như: phim thí nghiệm, phim học tập ; tao điều kiện thuận lợi cả v thời gian và khơng gian để GV cĩ nhiều cơ hỏi trao đổi với nhiều

người khác cĩ cùng hứng thú với chủ đề bồi dưỡng cho học sinh tự học

Khi HS đã ý (hức được vấn để, máy vĩ tính cĩ nhiệm vụ hỗ trợ việc dung nang lực tự học cho HS Từ những thơng tỉn thu thập được, để sử dụng được

và cĩ hiệu quả, người học cẳn phải biết xử lí các thơng tỉn đĩ Xử lí thơng tin sẽ giúp người học nâng cao sự hiểu biết về thơng tin, từ đĩ cĩ thể rút ra được các kết luận, qui luật Sau khi quan sát các quá trình, hiện tượng vật lí xảy ra, địi hỏi người học phải sử dụng một loạt các thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hố, mơ "hình hố, suy luận, diễn dịch đễ giải thích Từ đĩ, kĩ năng xử lí thơng tin cụ thể tương, ứng như kĩ năng phân tích, kĩ năng tổng hợp, kĩ năng so sánh, kĩ năng khái quát hố được hình thành và phát triển

Trang 31

dựng và kiểm tra các giả thuyết đã đưa ra Đối với những TN khĩ thực hiện hoặc khơng thực hiện được ở trên lớp thì MVT cĩ th hỗ trợ xây dựng, thiết kế các TN ảo, 'TN mơ phỏng cĩ vai trở quan trọng trong quá trình nhận thức của HS Khi quan sát HS hành động độc lập tự chủ, GV cĩ thể phát hiện những khĩ khăn, vướng mắc của HS rồi sử dụng MVT đưa ra những định hướng kịp thời giúp HS vượt qua khĩ khăn

Ví dụ: Khi day bài “Chất lịng Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng”, GV cho HS quan sát thí nghiệm mơ phỏng về mật độ phân tử của chất rắn, lỏng, khí

Nhận xét mật độ phân tử của chất rắn, lỏng, khí và từ đĩ HS so sánh cầu trúc trật tự gần của chất lịng với cấu trúc của chất rắn vơ định hình HS quan sát thí nghỉ

ấn đẻ

phân tích, suy luận để giải quyết

Nhu vay, MVT là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, bỗi dưỡng

năng lực tụ học ở học sinh

1.4.5 Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng trí thức vào thực tiễn với sự

hỗ trợ của máy vỉ tính

Sau khi thu nhận những kiến thức mới, bước tiếp theo là người học phải vận dụng những trí thức đĩ vào thực tiễn GV cĩ thể sử dụng MVT hỗ trợ ong việc

khắc sâu lại kiến thức cơ bản cho HS một cách nhanh chĩng, hiệu quả và MVT hỗ

trợ trình chiếu các đoạn video, clip, tranh ảnh về các hiện tượng, quá trình vật lý

liên quan đến bài học để cho HS vận dụng các kiến thức đã học

Vật lý là mơn học cĩ liên quan chặt chẽ với đời sống và kĩ thuật nên việc sử dụng MVT cĩ thể hình thành cho các em những năng lực vận dụng như:

- Năng lực giải thích những hiện tượng, quá trình ~ Năng lực sử dụng các cơng thức để tính tốn

~ Năng lực chế tạo, thiết kế những thiết bị đơn giản trong đời sống

- Năng lực tìm hiểu những vận dụng của vật Iítrong kĩ thuật và đời sống

~ Năng lực vận dụng những kiến thức đã biết đẻ phát hiện những vấn đề mới,

những qui luật mới

Trang 32

hệ thống hố kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành của HS

Như vậy, cĩ thể nĩi MVT là phương tiện quan trọng trong việc bồi dưỡng

năng lực tự học cho HS Trong QTDH, người GV cần cĩ những biện pháp phù hợp để thơng qua MVT giúp các em tự học một cách cĩ hiệu quả

1.4.6 Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh với sự hỗ trợ

cđa MVT

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng và là khâu quan trọng để đánh giá kết quả tự học của học sinh Để học sinh cĩ thể tự đánh giá năng lực tự học của mình và từ đĩ HS tự điều chỉnh cách học và tự đổi mới phương pháp học của mình đạt hiệu quả cao hơn

'Để thực hiện tốt việc tự kiểm tra, đánh giá, người học cần cĩ các kĩ năng sau:

~ Kĩ năng xây dựng và chọn lựa tiêu chí

“Xác định tiêu chí cần đánh giá

Việc xác định tiêu chí đánh giá cần căn cứ váo các yêu cẩu cụ thể sau Thứ nhất: Cĩ đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã để ra hay khơng; 'Thứ hai: Nếu thực hiện giải pháp đĩ thì cĩ làm nảy sinh vấn đề mới khơng; “Thứ ba: Cĩ thõa mãn các điều kiện thực tế khơng như về mặt thời gian, thiết

bị phương tiện hỗ trợ

Các tiêu chí đưa ra cĩ thể "định lượng” (tính tốn được, cho điểm được) hoặc định tính (đánh giá dựa theo cảm tính),

Sau khi đưa ra được các tiêu chí cằn xác định mức độ quan trọng của từng

tiêu chi để khi phân tích tu và nhược điểm của từng giải pháp dựa vào các tiêu chí nay ta sé dễ dàng lựa chọn giải pháp phủ hợp

~ Kĩ năng so sánh, đối chiếu sản phẩm của mình với chuẩn

'Kết quả đánh giá cần được so sánh dựa trên một chuẩn nhất định Xây dựng

chuẩn đánh giá cần phái rõ rằng, phủ hợp với các tiêu chí đánh giá - Kĩ năng phát hiện những sai sĩt

Trong trường hợp cịn tồn tại những những hạn chế hay thiểu sĩt cần được xem xét và đưa ra biện pháp khắc phục để tránh mắc phải trong những tính huống

Trang 33

~ Kĩ năng tự điều chỉnh

Sau khi tiến hành đánh giá HS cần đưa kết luận về mức độ thành cơng cũng như độ tin cậy của giải pháp và từ đĩ tự điều chinh lại phương pháp tự học

Đây là những kĩ năng khĩ đồ luyện dần trong quá trình học tập

Trong QTDH Vật lý, MVT được coi là phương tiện để rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra đánh giá cho người học Nhờ vào khả năng xử lý của máy tính, thơng qua

với HS vì thế cẳn phải được bồi dưỡng, rèn

các Website đành cho học tập trong đĩ cĩ hoạt động tự ơn tập, cũng cỗ kết hợp với

tự kiểm tra, HS cĩ thể tiến hành làm các bài kiểm tra và cĩ thể biết kết quả ngay sau ếu sĩt để cĩ những

đĩ Việc này cĩ thể giúp cho HS thấy được những sai lầm,

biện pháp điều chỉnh cho phủ hợp nhằm nâng cao được hiệu quả tự học

1.4.7 Phối hợp các phương pháp day học, tăng cường sử dụng các phương tiện DH hiện đại

Để cĩ thể phát huy tính tích cực của HS đồng thời nâng cao năng lực tự học của HS, khi lên lớp GVcần hạn chế sử dụng một phương pháp mà cần phải tăng cường sử dụng phối hợp nhiều nhĩm phương pháp như phương pháp thuyết trình,

phương pháp trực quan, phương pháp thực nghiệm Hiện nay, với sự phổ biến của

MVT, các phần mềm DH, phương tiện trình chiếu sẽ tăng kênh hình và kênh tiếng,

trong các hoạt động học tập của HS Nhờ cĩ các phương tiện hỗ trợ này, GV cĩ thể

trực quan hố các hiện tượng, quá trình giúp HS dễ dàng nhận ra bản chất của vấn để Trong đạy học Vật lý MVT sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực quan trọng như Sử dụng máy vi tinh trong mơ phỏng các đối tượng vật lý nghiên cứu của Vật lý

Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc xây dựng các mơ hình tốn học (đồ thị, biểu

thức, phương trình) của các hiện tượng, quá trình vật lý

Sử dụng máy vi tính hỗ trợ các thí nghiệm vật lý

Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc phân tích băng hình ghỉ quá trình vật lý thực

Trang 34

'Vì vậy việc sử dụng MVT trong dạy học là rất cần thiết Các vấn đẻ trừu tượng như chuyển động tên lửa, hiện tượng va chạm, súng giật lùi, sự lan truyền của sĩng cơ học, sự truyền nhiệt nếu cĩ sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại (MVT, phần mềm mơ phỏng) sẽ giúp HS dễ dàng nhận ra bản chất của vấn đẻ, điều này sẽ nâng

cao chất lượng của giờ học

1.4.8 Giảm tỉ lệ thuyết trình cũa GV, tăng cường thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS

M

thụ đồng nghe giảng mà địi hơi các em phải cĩ một trình độ phát triển cao hơn, cĩ

bởi dưỡng năng lực tự học cho HS, khi lên lớp GV cần tránh cho HS phương thức hoạt động trí tu phức tạp hơn thơng qua quá trình tự học, tự nghiên cứu MVT là phương tiện rèn luyện cho IS các kĩ năng: thu thập thơng tín, xử

thơng tin, vận dụng tri thức vào thực tiễn, kiểm tra, đánh giá và tự điều chỉnh HS từ: chỗ nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, suy xét từ nhiều gĩc độ cĩ hệ thống trên cơ: sở những lý luận hiểu biết đã cĩ của mình, phát hiện ra các khĩ khăn, mâu thuẫn

cần được giải quyết, bổ sung, làm sáng tỏ Sau đĩ trình bày giả thuyết, xác định

cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết Cuối cùng, để xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận, khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn để áp dụng, vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn Vì

GV tang cường sử dụng MVT trong việc day học vừa tiết kiệm được thời gian

vừa truyền đạt được nhiều tri thức cho HS, giúp cho việc dạy học cĩ hiệu quả cao

hơn

1.4.9 Kết hợp nhiều loại hình

Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá là [4]

tra, đánh gid trong day hoc

~ Cơng khai hĩa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, nhĩm

HS và tập thể lớp, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp HS nhân

ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên việc học tập

~ Giúp cho GV cĩ cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu

của mình, tự hồn thiện hoạt động dạy, phân đầu khơng ngừng nắng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

Trang 35

Nhu vay, đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trang và định

hướng, điều chinh hoạt động của trị mà cịn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra

thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

* Những biểu hiện của học sinh trong quá trình tự học

Kiểm tra đánh giá học sinh trong mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học nên tơi đã chọn kiểm tra đánh giá quá trình tự học của học sinh trong giờ học

Các tiêu chí đánh giá cho điểm là đánh giá học sinh trong từng ti

là phương pháp đánh giá lấy kết quả tích cực trong quá trình tự học của HS dựa trên

day Day tiêu chỉ cụ thé lim điểm thưởng đánh giá mức độ tự giác và thái độ học tập của HS Điểm số nay sẽ được cơng vào điểm trung bình cộng của các bài kiểm tra trong tồn bộ quá trình học tập do GV bộ mơn quản lý Phương pháp này nhằm động viên tỉnh

thần tự học và phát huy tính tích cực của HS [4]

Các tiêu chí tương ứng với các biểu hiện của học sinh trong quá trình học tập được chỉa như sau:

+ Quy ước:

~ Ở mức 1 điểm: Học sinh cĩ tỉnh thần tự giác cao, tích cực trong quá trình

học tập Biểu hiện rõ năng lực của các em trong quá trình tự học, cĩ chuẩn bị bải ở nhà, cĩ tìm kiếm tài liệu và tư đuy trong quá trình học,

~ Ở mức 0.75 điểm: Học sinh tích cực trong quá trình tự học, hiểu bài nhưng

vẫn cịn chậm

- Ở mức 0,5 điểm: Cĩ cố gắng trong quá trình tự học, cĩ tỉnh thần trách

nhiệm nhưng vẫn cịn nhiều mặt hạn chế

~ Ở mức 0.25 điểm: Cĩ thực hiện yêu cầu của giáo viên trên lớp nhưng chưa tự giác, cịn mang tính đối phĩ

- Ở mức 0 điểm: Khơng cĩ tinh thần, trích nhiệm trong học tập hoặc học

Trang 36

chí 10 078 05 025 0

Cơthũđộ | Cơse6 | CoS ging | Chưathực | Khơng `Ý thức, thái độ, trong tíchcue.tư | gắng nốlưc nhưngchưa | sưtiehcue | tíchewc cquá trình tự học với sự j lưcưong | tongquả bie HORE | Vand Ive | tone qui

hỗ trợ của MVT — | quảuinhtự | tình tưhọc | kha ning, | tong qui | inh we học với sự hỗ | với sựhỗtrợ | việes j tình | họcvới trợcủa MVT | củaMVT | dụngMVT | học chưa | shỗượ

vatimkiém | biếtcách | của MVT tàiliệu vẫn | van dụng

cơn hạn chế |_MVT vào bài học

tấp được | Thực hiênkế | Thue hiệnkế CơThực | Cơthực | Cõcố

“kế hoạch we | hoạch một | hoạch được | hiện nhưng | biện nhưng |_ gắng Biểu hiện | hoc vd diéw | céch nhanh | nhưngeịn char | khơngcĩ | nhúng

ning ye | chinh, tive | ching, chinh | chim ring, ewthé | tinh thin tr | chua thye

twhge | hiinké | xác ĐỀm giác, mang | hiện được

trong mơn , đoạcheĩ | được các tinh ép

Vatly | figw qué | phươngpháp bude nén

tối ưu ccịn sơ sài

TimMẩm | Timuiểm | Timliểm | Coed ging Cơũm | Khơng thing un vé | thong tủn một |_ thơngủa | tim kiém | kiémnbung | tim kiém

neuéntic | cach nhanh | được nhưng | nhung cha | khong | thong tin du go, | chong, chinh | cồnchầm | ring, con | chinh xtc | hay tim

đoại động | xác nhằm lẫn kiếm si

của các ứng các thơng

dụng Mĩ tin

thật

Đánh giá | Chinh xác, Cưthựe | Khơng

Trang 37

thơng tin thơng tin

Dat dige | Đưaradượ | Đưarndượe Cơdưara | Coed ging | Khơng sấu hỏi vẻ | các cânhồi | cânhơirồ nhưng | dated ‘ign unomg | miecich cụ | sing,cuthé | nhungcdn | King dua | hối

sưwật | thérOrang | nhung vin | chung | rađược câu quanh a | cáchiện | conchim | chưngchưa | hoi

tượng thực tế cụ thể rõ

trong cuộc: ring,

sing

Témdt | Xicdinh | Tơmtinội | Chuaxde | Cơthực | Khơng

được nội được nội dung chưa địnhđược ¡ hiệnnhưng | tom tit

dung vat | dụng chỉnh | dugethy | nbidung khơnghồn| được nội trọng tâm | mộtcách rõ | gọn, vẫn cịn | chínhcủa | thành tiến | dung bài

của văn bản | _ ràng, hiểu lùng củng, bài chưa ( hành chậm học "ải, giải cịn nhằm sáp xếp _ chạp khơng

được các bài | lẫn giữa kiến | được trình | đảm bảo tậprong bài | thúcHọng tvbàihọc | yêucằu

học Phân | tim va kin biệtđược | thie eo bin kiến thức trọng tâm và kiến thức cơ bản sắp xếp được trình tự kiến thức bài học

Tảm iit | Cơsingtạo, | Đượcnhưng Biếcách | Cưeỗging | Khơng thing im | shanh ching, | céch difn dat vachý | những | thyc hign bring sodé | cuthé,r | shiguch3 | nhumgvin | chưathực | được

edu, bin | ràng đảm | khơngcần | cịnnhiễu | ign ding để ái | hảodiễn đại | thếtchobài | hạnchế | yêucầu kiệm bảng | duoc diy di | hạc

Trang 38

Teđãrcâr | Đưaradwœ | Đăađược | Tiểnhành | Cécb ging | Khơng Hỏi và thất | các cânhỏi | cảuhi - | thínghiệm | nhưngchưa | thựchiện Á tốn hành | xà thực hành | sing qui | ob saisst, | chinhxde | được lược phương | thínghiệm | tihúển | vige wa loi | vớimue

Gnthi | mậtcách | hànhdí | cảmhỏïeồn | tiêmtiển

nghiệm để chính xác, | nghiệm cịn bị vấp "hành trả lời cho xác định chậm nghiệm

các câu hỏi |_ được mạc No

hành tí nghiệm

"Khả năng vận dụng "Vận dụng Vândụng ' Biểtcách ¡ Cĩ cố gắng | Chưa vận những kỹ năng học _ linh hoạt, được trong vândụng | nhưngvẫn dụng

được nhanh chồng | cáccác bài | nhưngkết | cịnmắe | được vàcơhi | toảnanh | quảđạt | nhều si

quả trong các | huỗngkhác , đượccịn | sit bài toếntình | nhưng cịn nig han huống khác | - châm chế Điễm thường ở mỗi tt (buỗi học) bằng ổn điểm thường ở cức tiêu chỉ chi cho số chỉ Didi (buổi học) thưởng cuỗi cũng bằng tổng điểm thưởng ở các tết (buổi học) chỉa cho số tiết

‘Cudi mỗi buổi học GV dành 3-5 phút cho việc bình xét, đánh giá HS, Cách đánh giá này được ghỉ chép hằng ngày trong mỗi buỗi học Lúc bắt đầu mơn học 'GV nên photo các tiêu chí đánh giá cho mỗi HS trong lớp để HS làm quen với cách học này Việc đánh giá này được thực hiện theo nhĩm (vì nĩ mang tính khách quan, HS sẽ học hỏi lẫn nhau, cạnh tranh nhau trong quá trình học tập, nên việc học sẽ

hiệu quả hơn) và kết hợp với đánh giá của GV Thường thì trong một buổi học HS

bình bầu một, vải thành viên xuất sắc đạt điểm thưởng tối đa (trừ trường hợp nhĩm hồn thành nhiệm vụ khơng tốt hoặc khơng hồn thành) Ngồi ra, GV phải người

Trang 39

theo đõi, quan sát ghi chép hàng ngày và thơng thuờng cứ một tháng GV tổng kết một lần để đảm bảo cơng bằng cho HS

Việc đánh giá này sẽ giúp GV theo dõi, đánh giá kết quả học tập của HI

giúp HS cĩ tỉnh thần tự học với sự hỗ trợ của MVT, nhưng hình thức kiểm tra này khá mắt thời gian Địi hỏi GV phải kiên trì

chức dạy học

Điều kiện để thực hiện các biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho HS

với sự hỗ trợ của MVT trong dạy học Vật lý

Để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS véi su hỗ trợ của MVT một cách tồn

cĩ lịng nhiệt huyết trong việc tổ

diện hơn, cần phải cĩ những điều kiện sau *Đắt với giáo viên:

- Tự bồi dưỡng năng lục chuyên mơn, năng lực nhận thức của bản thân để cĩ kinh nghiệm thực tiễn trong việc hướng dẫn HS cách tự học, luơn là tắm gương sáng cho HS noi theo

~ Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp của GV, dành thời gian thích đáng cho HS

, semina, thao luận, giải đáp thắc mắc

tự học, tự nghiên cí

- Tăng cường biên soạn giáo án theo hướng phát triển năng lực tự lực nhận thức

cho HS, đáp ứng yêu cầu về tả liệu tham khảo và trang bị đầy đủ các PTDH cần thiết “Tổ chức phong trảo thiết kế, xây dựng các loại bài tập trong tổ chuyên mơn

- Tăng cường tìm kiếm và xây dựng các dạng bài tập, các hình thức ơn tập va tw ơn tập kiến thức qua các kênh thơng tin

- Đồi mới PPDH theo hướng tích cực hố hoạt động nhận thức của HS - Tăng cường sử dụng PTDH, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học

nhằm tăng hiệu quả giờ học

* Đấi với học sinh:

~ Cần xác định thái độ học tập đúng đán

~ Bồi dưỡng cho HS phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu với sự hỗ

trợ của MVT

- Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học và nghiêm túc thực hiện kế hoạch, thời gian biểu với sự hỗ trợ của MVT

Trang 40

~ Bồi dưỡng phương pháp đọc sách, phương pháp nghe bài giảng hoặc chỉ chép với sự hỗ trợ của MVT = Ren luyện cho HS khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập với sự hỗ trợ của MVT, ~ Hướng dẫn HS tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo, tìm kiểm các trang Web phục vụ cho quá tình học tập

“Trên đây là những điều kiện mà chúng tơi đưa ra với mong muốn gĩp phần

bồi dưỡng năng lực tự học cho HS với sự hỗ trợ của MVT Những biện pháp trên

chỉ thật sự cĩ hiệu quả khi nào cĩ sự nỗ lực đồng thời của cả người dạy và người học

1.5 Quy trình thiết kế bài dạy theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học Vật lý 10

với sự hỗ trợ của máy vỉ tính

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài day học

“Xác định mục tiêu của bài học vẻ kiến thức, kĩ năng, thái độ, sách giáo khoa, các tải liệu tham khảo nhằm tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục Việc xác định mục tiêu DH là rất cần thiết và quan trọng, vì qua

đĩ mới xác định được phương hướng, phương pháp, phương tiện DHI cho phủ hợp

Bước

Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học

Kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm của bài học được lựa chọn sao cho phi

hợp với yêu cầu của chương trình, với năng lực tiếp nhận của HS, với thời gian của

tiết học Khi chon lựa kiến thức cơ bản, cần tham khảo phẳn tĩm tắt kiến thức của

từng chương, từng bài và hệ thống câu hỏi, bai tập cuối mỗi bài Để xác định đúng,

kiến thức cơ bản của bài day học thì cĩ thể tuân theo các bước sau

~ Xác định mục tiêu của bài dạy học và của từng phần trong bài

~ Xác định các nội dung chủ yếu của bài, của từng phần trong bài (hay cịn

soi là "khoanh vùng” kiến thức cơ bản)

= Chon lọc trong các nội dung chủ yếu (tong phạm vi đã *khoanh vùng”)

những khái niệm, định luật, thuyết các mối liên hệ,

c sự vật, hiện tượng vật lý tiêu biểu Điểm cần chú ý là các kiến thức cơ bản tuy phân bổ vào từng phản, từng mục cụ thể của bải, nhưng chúng cĩ quan hệ với nhau trong một thể thống nhất của

Ngày đăng: 27/08/2022, 13:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w