1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số tác động của thủy điện đến thành phần loài và phân bố của cá ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

80 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 17,71 MB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá được sự biến động thành phần loài và sự phân bố của cá do tác động của thủy điện ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, luận văn Nghiên cứu một số tác động của thủy điện đến thành phần loài và phân bố của cá ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, quy hoạch, phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học nguồn cá.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SÓ TÁC ĐỘNG

CỦA THỦY ĐIỆN ĐÉN THÀNH PHÀN LOÀI

VÀ PHÂN BÓ CỦA CÁ Ở SÔNG TRANH,

HUYỆN BÁC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỒ VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SÓ TÁC ĐỘNG

CUA THUY DIEN DEN THANH PHAN LOAI

VA PHAN BO CUA CA O SONG TRANH,

HUYEN BAC TRA MY, TINH QUANG NAM

Chuyên ngành _ : Sinh thái học

Mã số : 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH

Đà Nẵng, năm 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả

Các số liệu và kết quả tính toán đưa ra trong luận văn là trung thực

và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

MỞ ĐÀU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Nội dung nghiên cứu

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5 Cấu trúc của luận văn

CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 NHUNG TAC DONG CUA NHA MAY THUY DIEN 1.1.1 Tác động tích cực 1.1.2 Tác động tiêu cực 1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM VÀ QUẢNG NAM 7

1.2.1 Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam cớ wT 1.2.2 Tình hình nghiên cứu cá ở tỉnh Quảng Nam 13

13 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 14 1.3.1 Điều kiện tự nhiên - ¬

1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội Xe CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIÊM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU -s-sszseeeerreereeee 24

2.3 ĐỊA ĐIÊM NGHIÊN CỨU “

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU s sses-ec 2,

2.4.1 Phương pháp kế thừa

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 26 2.4.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Trang 5

3.1 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

„30 3.1.1 Hiện trạng hoạt động thủy điện Sông Tranh 2 30 3.1.2 Những sự cố của thủy điện Sông Tranh 2 „31 3.2 THÀNH PHÂN LOÀI VÀ PHÂN BÓ CỦA CÁ Ở SÔNG TRANH.32 3.2.1 Đa dạng thành phần lồi Ư32 3.2.2 Các loài cá quý hiếm

3.2.3 Các loài cá kinh tế trên sông Tranh

3.2.4 Mối quan hệ giữa thành phần loài cá ở khu hệ sông Tranh với

khu hệ khác se 42

3.2.5 Đặc điểm phân bố của các loài cá khu vực sông Tranh

3.3 TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN ĐỀN THÀNH PHÀN LOÀI VÀ PHAN BÓ CỦA CÁ Ở SÔNG TRANH .46 3.3.1 Những tác động liên quan -2.+-seerere-eee 46) 3.3.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng - 66

3.3.3 So sánh biến động thành phần loài khu hệ cá sông Tranh và

sông Đà ở địa phận Hòa Bình „77

3.4 NHỮNG GIẢI PHÁP KHẢ THỊ PHỤC HỎI LẠI HỆ SINH THÁI VÀ

BAO VE NGUON LOI CA 0

3.4.1 Xay dap phu 80

3.4.2 Giữ dòng sông nguyên vẹn .80

3.4.3 Trồng phủ cây xanh ở hai khu vực trên và dưới đập 81

3.4.4 Tạo sinh kế cho người dân 81 3.4.5 Quản lý tông hợp -22222222rreecc 82 3.4.6 Nâng cao nhận thức cộng đồng 82

Trang 6

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) PHỤ LỤC

Trang 8

hecta sông ngòi, 394 nghìn hecta hồ chứa, 85 nghìn hecta đầm phá ven

biển, 580 nghìn hecta ruộng lúa nước Vì vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở

'Việt Nam rất phong phú Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được

1027 loài cá nước ngọt thuộc 22 bộ, 97 họ và 427 giống phân bố ở Việt Nam [6] Tuy nhiên, việc đánh bắt, khai thác cá quá mức, sự ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp đã làm cho trữ lượng cá ngày một giảm mạnh, nhiều loài cá bị tuyệt chủng, nguy cơ tuyệt chủng được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam

Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên 823,05 km’, là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam,

Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng cung cấp nước cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và một số sông suối ở cánh Bắc tỉnh Quảng Ngãi Đoạn

chảy qua huyện Tiên Phước và Hiệp Đức gọi là sông Tranh và xã Trà Dơn

là địa phận thượng nguồn của sông Tranh ở Bắc Trà My Sông Tranh là đoạn thượng lưu và trung lưu của sông Thu Bồn, nhánh phải của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh ở độ cao 2.598m

Sông Tranh chảy qua các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Giác

Ở các sông suối đa dạng nhiều loài thủy sinh vật đặc biệt là cá

Tuy nhiên, trong thời gian qua việc đánh bắt ngày càng gia tăng,

không có quy hoạch, cộng với những tác động của tự nhiên và hình thức

đánh bắt mang tính chất hủy diệt của con người Đặc biệt, các hình thức sử dụng thuốc nỗ và hóa chất độc đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản trên sông, mắt cân bằng sinh thái, suy thoái đa dạng sinh học và ô nhiễm

Trang 9

nhìn chung ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực kinh tế Vì vậy, để phát triển kinh tế thủy sản thì không thể không quan tâm đến việc sử dụng và phát triển 'bền vững nguồn lợi thủy sản

Hơn nữa, với các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành chưa có một nghiên cứu đánh giá tác động nào được thực hiện để đánh giá hiệu quả và những vấn đề môi trường phát sinh bởi các nhà máy thủy điện Ngoài ra việc

phát triển thủy điện và động đất xuất hiện ở khu vực cũng làm ảnh hưởng đến

dòng chảy và suy giảm chất lượng nước sẽ làm hạn chế khả năng kiếm môi

của cá, mất chỗ sinh sản hoặc làm chết cá con và trứng của một số loài cá Từ

đó ảnh hưởng đến sự đa dạng và phân bố của các loài cá nơi đây

Trong thời gian qua cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào về nguồn

lợi cá ở sông Tranh Vì vậy, muốn khai thác hợp lý và sử dụng lâu dài

nguồn lợi, nhất thiết phải có những nghiên cứu cơ bản và những hiểu biết

nhất định về nguồn lợi thủy sản này

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu

một số tác động của thủy điện đến thành phần loài và phân bồ của cá ở

sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam” nhằm góp phần giúp

cho lãnh đạo địa phương và các nhà quản lí cộng đồng các xã ven sông Tranh tham khảo làm cơ sở cho việc xây dựng phương án khai thác hợp lý,

bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tỗng quát

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá được sự biến động thành phần loài và

sự phân bố của cá do tác động của thủy điện ở sông Tranh, huyện Bắc Trà

Mỹ, tỉnh Quảng Nam làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, quy hoạch,

Trang 10

quý hiếm hiện có ở sông này

~ Xác định được khu vực phân bố của các loài cá, đặc điểm phân bố, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố cá ở sông Tranh, tỉnh Quang Nam

~ Xác định, đánh giá được các tác động của thủy điện trong đó có

ảnh hưởng đến nguồn lợi cá trên sông Tranh

- Đề xuất một số giải pháp khả thi phục hồi hệ sinh thái do tác động

của nhà máy thủy điện trên sông Tranh 3 Nội dung nghiên cứu

* Hiện trạng hoạt động nhà máy thủy điện Sông Tranh 2

~ Khái quát hiện trạng hoạt động của nhà máy thủy điện Sông Tranh 2

và các sự có xảy ra trong thời gian nhà máy đi vào hoạt động * Nghiên cứu về thành phần loài

- Thu mẫu cá tại 11 khu vực nghiên cứu, tiền hành định loại để xác định

cấu trúc thành phần loài cá, lập danh mục thành phần lồi cá ở sơng Tranh

- Đặc điểm cấu trúc, tính đặc trưng về đa dạng sinh học của thành

phân lồi cá ở sơng Tranh

* Nghiên cứu về đặc điểm phân bố

~ Phân tích đặc điểm phân bồ theo lưu vực, theo sinh cảnh của các loài cá thuộc khu vực nghiên cứu

~ §o sánh thành phần loài cá sông Tranh với một số sông khác trong

nước và lân cận làm cơ sở cho công tác bảo vệ và quản lý cá ở sông Tranh

* Tác động của thủy điện đến thành phần loài và phân bố của cá ~ Một số tác động của thủy điện lên môi trường và kinh tế - xã hội ảnh

Trang 11

- Đánh giá về phân bố của cá trên đập và dưới đập nhà máy thủy điện

~ So sánh sự biến động thành phần loài với khu hệ cá sông có tác động của nhà máy thủy điện

* Một số giải pháp khả thi phục hồi lại hệ sinh thái và nguồn lợi cá ~ Đề xuất một số giải pháp khả thi phục hồi lại hệ sinh thái và nguồn

lợi cá do tác động của thủy điện

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu khu hệ cá ở sông Tranh là

những dẫn liệu khoa học về đa dạng sinh học, về thành phân loài góp phần làm cơ sở đánh giá tác đông, ảnh hưởng của việc xây dựng thủy

đến nguồn lợi cá, quy hoạch phát triển bền vững và góp phần cung

cấp tài liệu về động vật chí Việt Nam

- Y nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn là những dẫn liệu quan trọng giúp chính quyền địa phương, các nhà quản lý cộng đồng các xã

ven sông Tranh tham khảo làm cơ sở cho việc xây dựng phương án khai

thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá trong phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương

§ Cấu trúc của luận văn

Luận văn có 3 chương

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN TAI LIEU

CHƯƠNG 2: ĐỒI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIÊM VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 12

1.1 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

1.1.1 Tác động tích cực

Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là giá thành nhiên liệu, đây là một

nguồn năng lượng tái tạo được tính bền vững Do không sử dụng nhiên

liệu hóa thạch, các nhà máy thủy điện không phát thải ra các chất khí, chất rắn gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ ôxygen, không phát sinh nhiệt, không thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính Do đó, có thể coi đây là dạng năng lượng sạch Những hồ chứa dung tích lớn được xây dựng cùng với các nhà máy thuỷ điện sẽ tích nước vào các tháng mùa mưa để có

thể dùng để phát điện trong mùa khô Như vậy, thủy điện giúp đồng bằng

hạ du chống lũ về mùa mưa và hạn hán vào mùa khô; cải thiện dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn [52]

1.1.2 Tác động tiêu cực

Việc xây dựng các hồ chứa làm mit đi một diện tích lớn đất đai và thông thường có cả đất rừng Theo tính toán, để có I MW điện phải mắt ít nhất 7,5 - 10 ha rừng Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể làm thay đổi dòng chảy về cả số lượng và chất lượng, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh Thứ nhất, các nghiên cứu đã cho thấy rằng đập sẽ ngăn cản những con đường di cư của loài cá, biến những đoạn sông nước chảy xiết thành những cái ao tù dong và gây nguy hiểm cho các khu vực cá đẻ và ấp trứng Điển hình các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc

Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược dòng

Trang 13

Kuronnuma (1961) đã tổng hợp một danh lục cá ở Việt Nam gồm 139 loài;

Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972) đã đưa ra một danh sách

các loài cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long gồm 93 loài [48]

Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, cơng tác nghiên cứu cá

được đây mạnh về phía Nam Trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước ta coi

trọng việc nghiên cứu và phát triển tiềm năng của các thủy vực nội địa Các nghiên cứu không chỉ tập trung vào thành phần loài mà còn đánh giá sự đa dạng, thích nghỉ của các môi trường thủy vực khác nhau

Năm 1978, Mai Đình Yên đã công bố “Định loại cá nước ngọt ở các

tỉnh miền Bắc Việt Nam”, thống kê danh mục, mô tả chỉ tiết, lập khóa định

loại đặc điểm phân bó và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá ở miền Bắc nước ta [41] Đến năm 1992, Mai Đình Yên cùng với các cộng sự céng bé “Dinh

mô tả, định loại 25S loài cá ở Nam bộ

Việt Nam [43] Năm 1993, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương đã

loại các loài cá nước ngọt Nam b;

cơng bồ “Định lồi cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long” với 173

loài [18] Đây là các công trình tổng hợp đầy đủ nhất về hai khu hệ cá miền Bac và miền Nam nước ta trong thời kỳ này

Từ năm 1981 đến năm 1994, một số kết quả nghiên cứu về khu hệ cá đã được công bố, tiêu biểu là Nguyễn Hữu Dực (1982): “Thành phần lồi

cá sơng Hương”, đã thống kê được 58 loài; Nguyễn Thái Tự (1983): Khu hệ cá sông Lam, đã thống kê được 157 loài; Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu

Duc (1991): Thành phần các lồi cá sơng Thu Bồn gồm 5§ lồi, sơng Trà

Trang 14

Năm 1994, Vũ Trung Tạng đã tiến hành đánh giá thành phần loài cá

các cửa sông Việt Nam “Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam” với S80 loài

thuộc 110 họ và 26 bộ Đồng thời, ông chia làm 4 nhóm sinh thái có nguồn

gốc khác nhau: cá biển, cá cửa sông, cá nước ngọt và cá di cư [37]

'Về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động vật của cá nước ngọt Việt

Nam có các tác giả Mai Đình Yên (1973), Nguyễn Thái Tự (1983), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991), Nguyễn Văn Hảo (1993, 1998) và Nguyễn Hữu Dực (1995) Các tác giả cho rằng khu hệ cá nước ngọt Việt

Nam có thể xếp vào vùng Đông Dương với 2 vùng phụ cận và 11 khu địa

lý như sau [18]:

~ Vùng phụ Nam Trung Hoa có 5 khu thuộc Việt Nam là Cao Lạng,

Việt Bắc, Tây Bắc, miền núi Bắc Trung bộ, đồng bằng Bắc bộ và Bắc

Trung bộ

~ Vùng phụ Đông Dương có 4 khu thuộc Việt Nam là Tây Nguyên, hạ

lưu sông Mêkông, đồng bằng Nam bộ và đảo Phú Quốc

- Ngoài ra, còn hai khu mang tính chất chuyển tiếp giữa hai vùng phụ cận trên là khu thứ 10: Trung và Nam Trung bộ mang tính chất chuyển tiếp theo hướng Bắc Nam và khu thứ 11: Điện Biên Phủ mang tính chất chuyển

tiếp theo hướng Tây Bắc

Nhìn chung, những nghiên cứu toàn diện về cá trong giai đoạn này được đẩy mạnh và có những bước tiến vững chắc Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu về cá chỉ tập trung ở hệ sinh thái của các thủy vực nội địa phía Bắc và phía Nam, nơi gần những trung tâm nghiên cứu Quốc

gia về thủy sản Các vùng biển và các thủy vực nội địa ở miền Trung vẫn

chưa được chú trọng nghiên cứu

Từ 1995 đến 2000, nghiên cứu cá được quan tâm và chú trọng Bên

Trang 15

Tây Nguyên cũng được tập trung nghiên cứu, tiêu biểu trong giai đoạn

này là: Võ Văn Phú (1995) “Thành phần loài của khu hệ cá đầm phá

Thừa Thiên Huế” với 163 loài cá thuộc 95 giống, 60 họ và 17 bộ, trong đó có 23 loài cá kinh tế [25]; Vũ Trung Tạng, Nguyễn Thị Thu Hè

(1997) “Dẫn liệu bước đầu về thành phần cá ở sông Krông Ana (Đắk

Lắk) [38]; Nguyễn Trường Khoa, Võ Văn Phú (2002) “Dẫn liệu bước

đầu về thành phần lồi cá ở sơng Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” với 83 loài

thuộc 56 giống, 36 họ và 12 bộ [22]

Ở miền Trung công tác nghiên cứu phát triển mạnh mẽ từ năm 2001

đến nay, công tác nghiên cứu được tập trung chú trọng Các công trình

nghiên cứu tiêu biểu: '“Thành phần loài cá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa

Thiên Huế sau trận lũ lịch sử 1999” của Võ Văn Phú (2001) với 171 loài

[26]; “Đa dạng về thành phần lồi cá Đầm Ơ Loan, tỉnh Phú Yên” của Võ

Văn Phú, Nguyễn Thị Phi Loan và Hồ Thị Hồng (2003) [27]; “Dẫn liệu

bước đầu về cá sông Chu thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Hữu

Dực, Dương Quang Ngọc (2004) với 94 loài, 68 giống, 24 họ và 9 bộ [14]

Từ năm 2001 - 2005, Nguyễn Văn Hảo đã xuất bản cuốn sách “Cá nước ngọt Việt Nam” gồm 3 tập, mô tả các loài nước ngọt điển hình và

một số đại điện cá có nguồn gốc biển thích ứng với điều kiện nước lợ

của vùng cửa sông, đầm phá ven biển Theo công bố này, tác giả đã

thống kê được 1.027 loài và phân loài cá thuộc 427 giống, 98 họ và 22

bộ Đây được xem là bộ sách phân loại cá nước ngọt đầy đủ và chỉ tiết

nhất Việt Nam hiện nay [18]

Nam 2005, Võ Văn Phú và cộng sự đã công bố danh lục thành phần

Trang 16

mà còn nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái, sinh lý khác nhau Ngoài

ra, việc nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường đến đa dạng và phân

bố của cá cũng được đây mạnh trước thực trạng môi trường ngày càng ô

nhiễm như hiện nay

1.2.2 Tình hình nghiên cứu cá ở tỉnh Quảng Nam

Nhìn chung, những nghiên cứu cá ở Việt Nam đang được đây mạnh

trong những năm qua Tuy nhiên, ở Quảng Nam những nghiên cứu về cá chỉ mới tập trung chủ yếu ở các sông suối lớn của một số nhà khoa học tiêu

biểu như Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực đã tiến hành nghiên cứu các

loài cá nước ngọt ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ vào năm 1991 [42]

Trong đó sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam là một trong số 7 vực nước

được điều tra nghiên cứu về thành phần loài, sinh thái học, các loài cá kinh

tế và nghề cá Đến năm 1991, Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực tiếp tục cơng bố thành phần lồi cá sông Thu Bồn có tổng số 58 loài và họ cho rằng thành phần loài cá có sự giao lưu của hai phức hệ cá phía Bắc và phía Nam

Năm 2004, Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú công bó thành phần loài

cá ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam gồm 71 loài nằm trong 49 giống, thuộc

19 họ của 9 bộ khác nhau [1]

Năm 2005, Võ Văn Phú, Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Ngọc Hồng

Tân đã cơng bó thành phần loài cá ở sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với 83

loài nằm trong 59 giống, 34 họ, thuộc 10 bộ khác nhau, trong đó bộ cá

'Vược (Percifomes) chiếm ưu thế về mặt họ, giống và loài [28]

Năm 2008, Nguyễn Kim Sơn, Hồ Thanh Hải (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) công bố

Trang 17

của hệ thống Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn lợi cá đã giảm 50%

so với 10 - 15 năm về trước [35]

Gần đây nhất có công trình nghiên cứu của Vũ Thị Phương Anh,

Trần Thị Thanh Thu (2014), đã công bố thành phần loài cá ở sông Đầm,

thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với 91 loài, thuộc 66 giống nằm

trong 32 họ của 13 bộ [4]

Đây là các công trình nghiên cứu về cá ở Quảng Nam mà chúng tôi biết được từ trước đến nay Có thể nói, nghiên cứu về đa dạng sinh học

nói chung, về cá nói riêng ở các hệ thống sông tỉnh Quảng Nam còn ít

và chưa có hệ thống Đặc biệt các nghiên cứu về biến động thành phần

loài cá do xây dựng hồ chứa hay do tác động môi trường, hoạt động

đánh bắt chưa được chú trọng

1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

a Vj tri dja lý

Huyện Bắc Trà My có diện tích tự nhién 1a: 823,05km’, là một

trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, nằm ở

1591713 đến 18°1800' vi dé Bac, 108°0916' dén 108”1758 kinh độ

Đông Cách thành phố Tam Kỳ 50km về hướng Tây Nam; phía Bắc giáp

huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Nam giáp huyện Nam Tra My, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Phước Sơn

Huyện Bắc Trà My có ba dạng địa hình cơ bản, gồm địa hình núi cao,

địa hình đồi thấp, địa hình thung lũng và suối Núi cao nhất của huyện là

Trang 18

Hình 1.1 Bản đồ vị trí huyện Bắc Trà My b Địa chất thổ nhưỡng

Theo tài liệu Niên giám thống kê huyện Bắc Trà My (2014) [11], đất

của Bắc Trà My gồm nhiều nhóm bao gồm: nhóm đất mùn, đất vàng đỏ và

đất phù sa

- Nhóm đất mùn phân bố chủ yếu trên vùng núi cao thuộc xã Trà

Giang, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Giác, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ

khác nhau, với diện tích không lớn có vị trí gần các nguồn nước khe suối,

nhân dân đã san phẳng làm ruộng bậc thang lúa nước

~ Nhóm đất vàng đỏ được phát sinh từ các loại đá phiến sa thạch,

phiến thạch sét, phiến mica, gơnai , tầng đất dày trên 1,5m lớp đất mặt

khá tơi xốp, hàm lượng mùn khá, phân bố hầu hết các xã huyện Bắc Trà My

~ Nhóm đất phù sa hình thành do lắng đọng phù sa sông, nhưng do các

sông ở Bắc Trà My đều có vận tốc dòng chảy lớn, nên lắng đọng được các

sản phẩm thô, vì vậy đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện

Trang 19

tương đối đồng nhất về thành phần cơ giới và màu sắc Nhóm đắt phù sa phân bố tập trung ở các xã Trà Núi, Trà Kót, Trà Giác và Trà Đốc

e Nhiệt độ và lượng mưa

Khí hậu huyện Bắc Trà Mỹ nói riêng và khí hậu tỉnh Quảng Nam nói

chung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Chế độ gió mùa cùng với

đặc điểm địa lý, địa hình, đặc biệt sự tồn tại của dãy Trường Sơn đã quyết

định đến loại hình và bản chất khí hậu toàn năm và cho mỗi mùa riêng biệt

Có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ

tháng 9 đến tháng 1 năm sau

- Nhiệt độ là một trong những điều kiện sinh thái cần thiết cho đời

sống sinh vật Sự phân bố của nhiệt độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là

yếu tố không gian (địa hình, vị trí địa lý) và thời gian (mùa, tháng)

Nhiệt độ không khí trung bình năm trên khu vực nghiên cứu thay đổi trong khoảng (19 - 28)°C và phụ thuộc vào độ cao địa hình Tại Trà My nhiệt độ không khí trung bình là 24,5°C Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2

năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình xuống

dưới 21C; nhiệt độ thấp nhất đo vào tháng 1 năm 2014 là 19,4°C Mùa hè

Trang 20

——Năm 2012 ——Năm 2013 —+—Năm 2014

Hình 1.4 Biểu đồ mô tả độ âm trung bình các tháng trong năm

Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc, nên

có nhiệt độ tháp và độ âm cao Độ ẩm trung bình năm đạt 90%, từ tháng 6

đến tháng 8 là mùa khô, độ ẩm thấp, độ âm cao nhất đo được vào tháng 1

năm 2012 là 96% e Thủy văn

Sông ngòi là một thành phần khá đặc biệt của môi trường tự nhiên,

đóng vai trò quan trọng trong việc tuần hoàn và trao đổi vật chất, năng

lượng của khu vực

Hầu hết các sông suối xuất phát từ các vùng núi cao, có sườn dốc

tốt, nên về mùa mưa

đứng và được bao phủ bởi một lớp thảm thực vị

chúng chuyên tiếp vào một lượng lớn nước ngọt và theo một lượng chất

hữu cơ màu mỡ Đây chính là nguồn thức ăn dôi đào cho các loài cá sống ở

sông

Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu

Bồn và một số sông ở cánh Bắc của tỉnh Quảng Nam Do địa hình bị phân

Trang 21

Trong mùa mưa, lũ thường xảy ra trong các tháng 9, 10 và 11 với

cường suất lớn, gây sạt lở đất ở nhiều nơi Hiện tượng lũ ống, lũ quét (xã Trà Bui, Trà Giác) thường xuyên xuất hiện gây nguy hiểm tính

mạng và tài sản nhân dân

Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Trong mùa kiệt, lưu vực sông suối còn rất ít, mực nước sông xuống thấp gây khó khăn cho việc tưới tiêu đồng ruộng Việc chặn dòng và xây dựng thủy điện sông Tranh 2 đã giải quyết lượng nước tưới cho 27.000ha đắt nông nghiệp Nhưng hiện nay

có hiện tượng động đắt liên tục gây nhiều lo ngại cho người dân

1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội * Dan sé

Tổng dân số trong toàn huyện có 40.097 người, trong đó dân tộc

Kinh 20.198 (50%), dân tộc Ca Dong 14.016 (34,12%), dân tộc Cor 4.403 (10,95%), dân tộc Mơ Nông 712 (1,7%), dân tộc Xê Đăng 116

(0,25%), còn lại các dân tộc thiểu số khác Mỗi dân tộc hình thành các

nhóm địa phương có ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa, kĩ thuật canh tác

riêng Hiện nay ở nhiều xã lối canh tác truyền thống của người dân ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái

Huyện Bắc Trà My có 12 xã và 1 thị trấn Mật độ dân số là 48,28

người/kmẺ, cao nhất là ở thị tran Trà My, xã Trà Dương, xã Trà Đông, thấp

nhất thuộc các xã Trà Kót và xã Trà Giác

Số người trong độ tuôi lao động là 21.533 người, chiếm 52,4% Tỷ lệ

tăng dân số là 14,35% Tỷ lệ sinh 19,1%, tỷ lệ chết 4,74% Toàn huyện có 9.239 hộ gia đình, trung bình 710 hộ/xã Số nhân khẩu bình quân 4,7

Trang 22

Bảng 1.4 Diện tích và mật độ dân số huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

bon vi Diện tích | Dân số Mật k)

tự nhiên (km”) |_ trung bình dân số Thị trấn Trà My 20,45 7.668 374,94 Tra Son 43,15 2.996 69,43 Tra Giang 37,69 2.882 76.47 Trả Dương 3136 3.622 115,5 Trà Đông 27,08 3.134 115,73 Tra Na 35,24 1.295 24,44 Tra Kot 87,91 1248 1420 Tra Tan 27,05 1.906 70,44 Tra Đốc 53,24 2.274 4271 Tra Bui 173,48 5.237 30,19 Trà Giác 150,42 2.324 15,45 Trả Giáp 64,69 2713 4193 Trả Ka 53,68 1714 3193 (Niên giám thông kê huyện Bắc Trà My năm 2014) * Đời sống kinh tế

Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam là huyện miền núi cao, nhìn

chung đời sống kinh tế, văn hóa xã hội trong vùng còn thấp, đặc biệt là

bà con dân tộc ít người

Theo Niên giám thống kê huyện Bắc Trà My, 2014 [11] cơ cấu kinh tế của huyện gồm các ngành nghề: trồng trọt, chăn nuôi, thương mại dịch vụ, khai thác lâm sản, đánh bắt nuôi trồng thủy sản Tông diện tích đất canh tác

toàn huyện khoảng 4.281ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt là

2 447ha Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 7.419 tắn/năm Tổng đàn gia

Trang 23

sản 32,5ha, chủ yếu lòng hỗ thủy điện Sông Tranh 2

Nhu cầu trồng rừng của địa phương khá phát triển, nhiều hộ đã tập trung khai hoang, phát triển kinh tế rừng theo mô hình nông lâm kết hợp,

hàng năm trên địa bàn huyện trồng khoảng 31 lha

Trang 24

Hình 2.2 Các chỉ số đo trong phân loại trên mẫu cá Ghi chú:

AG | Chiêu đài toàn thân Cd | Chiêu cao cán đuôi

AH | Chieu dai Smith a’g | Chieu dai goc vay lưng

AE | Chiêu dài thân Hi Chiêu dài gôc vây hậu môn AB | Chiêu dài mm KI Chiêu dài vây ngực

AD | Chiêu dai dau Mn | Chiêu dài vây bụng,

BC | Đường kính mắt Ef | Chiêu dài xương hàm trên EG _ | Chiêu dài vây đuôi OO | Khoảng cách giữa 2 6 mat DF | Chiêu dài cán đuôi Ab_ | Chiêu cao thân

CD | Chiêu dài sau 6 mat (P) | Trọng lượng cá

Ngồi các thơng số trên, trong nghiên cứu xác định hình thái cá còn

dựa vào các chỉ tiêu: hình dạng, màu sắc cơ thể, số đôi râu hàm, cấu tạo

vây lưng, vây ngực, vây hậu môn và dạng miệng

b, Giám định tên khoa học của loài

Trang 25

- Mỗi loài cá được nêu tên khoa học và tên Việt Nam Trình tự các

bộ, họ, giống, loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của FAO (1998)

[47] va Eschmeyer (1998) [46]

2.4.4 Sử dụng công thức trong tính toán

Đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa các khu hệ theo công thức tính hệ số gần gũi của Sorencen (1948)

2C

A+B

S: Hệ số gần gũi giữa hai khu hệ A: Số loài riêng của khu hệ A

B: Số loài riêng của khu hệ B

C: Số loài chung của hai khu hệ

Hệ số gần gũi biến đổi từ 0 đến 1 Giá trị S càng gần 1, mối quan hệ giữa hai khu hệ càng lớn, thành phần loài trong 2 khu hệ càng giống nhau

Ngược lại, S càng gần 0, mối quan hệ giữa 2 khu hệ càng ít, thành phần

loài trong 2 khu hệ càng khác nhau

2.4.5 Xử lí số liệu

Các số liệu được tính toán, xử lý và được thể hiện qua bảng biểu, sơ

đồ, đồ thị biểu diễn số lượng và tỷ lệ Sử dụng phần mềm Microsoft Office

Trang 26

CHƯƠNG 3

KET QUA VA BAN LUAN

3.1 HIEN TRANG HOAT DONG CUA THUY DIEN SONG TRANH 2 3.1.1 Hiện trạng hoạt động thủy điện Sông Tranh 2

Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 được đặt tại huyện Bắc Trà My, tỉnh

Quảng Nam, trên sông Tranh thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn Nhà

máy thủy điện Sông Tranh 2 được khởi công xây dựng vào tháng 3/2006

và được hoàn thiện giữa năm 2011 Công suất thiết kế của hồ chứa cho nhà

máy thủy điện là hơn 730 triệu m` nước, đây là một trong những hồ chứa

lớn nhất tại khu vực Miền Trung Việt Nam Nhà máy có hai tuabin chính

với tông công suất lắp đặt là 190MW Tiềm năng sản lượng điện hàng năm lên tới 680 triệu kWh [9]

Dung tích toàn bộ hồ chứa là 733,4 triệu mỶ, trong đó dung tích chết là

212,3 triệu mỶ, dung tích hữu ích là 521,1 triệu mÌ Mực nước dâng bình

thường là 175m, mực nước chết là 140m Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2

được xây dụng với đường ống dẫn áp riêng, không nằm trên đập chính

Nước từ hồ chứa sẽ qua cửa nhận nước vào đường hằm tới nhà máy phát

điện Hồ chứa được làm việc với chế độ điều tiết năm, lưu lượng nước trung

bình của nhà máy là 110,SmŸ⁄s, còn lúc hoạt động hết công suất thì lưu

lượng đạt 245,52mŸ/s Với chế độ thủy văn của lưu vực 4 tháng mùa lũ, 9

tháng mùa kiệt, chế độ vận hành của nhà máy hiện tại như sau:

~ Mùa lũ: Từ ngày 01/9 - 15/12 khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước hồ không được vượt quá 172m Khi tham gia giảm lũ

cho hạ du, mực nước hồ được nâng lên 175m và công suất hoạt động lưu

lượng xả bằng lưu lượng nước về nhà máy để vừa giảm lũ cho hạ du nhưng, cũng vừa đảm bảo an toàn đập

Trang 27

Phân bố TT 'Tên khoa học Tên Việt Nam LTyenT Dưối đập | đập 30 _| Osteochilus hasselti (Valenciennes, 1842) | Cá Mè lúi + Osteochilus ; " + 31 eochilus salsburyi (Nichols & Pope, | Gs git 1972) 32 _| Osteochilus prosemion (Fowler, 1934) | Ca Litt + + Oweochili + 33 eochilus vittiatus (Valenciennes, | 61; oe + 1842)

34 _| Onychostoma gerlachi(Peters, 1881) | Cá Sinh +

Onychostoma latceps (Gũnther,| „ +

35 | 106) Cá Sinh gai

36 | Omehostoma fusiforme Kottelat, | +] + 1998

37 | Garra orientalis (Nichols, 1925) Cá Sứt môi + | + 38 _| Opsariichthys bidens (Ganther, 1873) | Cá Choạc +

39 _| Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) | Cá Bỗng + 40 | Spinibarbus caldwelli (Nichols, 1925) | Cé Chay dat +

41_| Rhodeus ocellatus (Kner, 1866) Cá Bướm châm | + [ +

Hypophihalmichthys molitrix oe +

42 (Cuvier et Valenciennes, 1844) : ' Ca Me tri mm

43 _| Aristichthys nobilis (Richarson, 1845) | Cá Mè hoa +

44 | CAPoee- semfieciolams (GũNher,| ¿mà dong | * | * 1868)

45 | Toxabramis swinhonis Gunther, 1873 | Cá Dâu hỗ + ác | Me8alolrama siolitovi Dybowsy, | và, +

1872

dạ | Hampata macrofepidota Van Hassel [Cà Nga | Ê | * 1823

48_| Puntioplites falcifer (Smith, 1929) _ | CA Danh + | + Systomus binotatus (Valeneiennes | „ „ + | +

49 | 1542) Cá Trắng

(4) | Cobitidae Họ cá Chạch

Trang 28

Phân bố TT 'Tên khoa học 'Tên Việt Nam [TreT Dưối đập | đập i 5 50 Misgurnus —_anguillicaudatus (Cantor, Cá Chạch bùn + 1842) Cá Chạch bùn| + 51 | Misgurnus mizolepis Gunther, 1888 núi “een

32 _| Cobiis sinensis Sauvage et Dabry, 1874 |CáChạhhoa | + | + Chach hoa | + 53 | Cobitis arenae (Linnaeus, 1934) Cá Chạch hoa chấm Cũ Chạch đôm| + 54 | Cobitis taenia Linnaeus, 1758 tròn 4 Chạch dam (5) | Balitoridae Hạ cá bằng

35 | Sewellia elongata Robert, 1998 Ca Bam da + [+ 5 | Senellia Tineolata (Valsneiemmes| Vạn | + | + 16) 'é Dép thường Œ Vay bing) + | + 57 | Annamia normani Hora, 1931 thường ,

vs | SMS fascolar Nichols & PB a, | * | + 1927) BO CÁ ’ | CHARACIFORMES ` HONG NHUNG Họ cá Hồ (6) | Characidae nhung nis Ci Chim ting) + 59 | Colossoma brachypomum (Cuvier, 1818) | * nước ngọt s V_|SILURIFOMES BO CÁ NHEO @_|Siluridae Ho ca Nheo

60 | Wallago aitu( Bloch & Schneider, 1801) [Ca Leo + | Pteroerypiis cochinchinensis (Cuvier | +

& Valenciennens, 1840)

62 _| Silurus asoms (Linnaeus, 1758) Cá Nheo +

Trang 29

Phân bố TT 'Tên khoa học 'Tên Việt Nam [TreT Dưối đập | đập (8) | Cranoglanididae Họ cá Ngạnh 3 | Crmoslans lowEas ican] vn +] + 1846) (@) | Clda Ho ca Tré

©4_| Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) [Ca Tretring | + 65 _| Clarias fuscus (Lacépéde, 1803) Cá Trề đen + do | CRrlas — macrocephalus (Gunher,| vụ s60) i Tré vàng + (10) | Sisoridae Họ cá Chiên Cá Chiên suối + 67 | Ghptothorax macromaculatus Li, 1984 dimion ae BỘ CÁ BẠC VI | CYPRINODONTIFORMES ĐẦU ° (11) | Aplochelidae Hộ cá bạc đầu

68 _| Aplocheilus panchax (Hamilton, 1822) | Ca Bac dau ++ vil_| SYNBRANCHIFORMES BỘ CÁ MANG LIÊN

(12) | Synbranchidae liền Họ cá Mang

69 | Monopterus albus (Zouiew, 1793) |Lươn + T0 | Ophiwenonbengalese(MeCklland,I844)|CáLihđồng | +

(13) | Mastacembelidae Họ cá Chạch

sông

71_| Mastacembelus amatus (Hora, 1924) [CáChạchsông | + | + 72 | Macrognaihus aculeanus (Bloch, 1786) [Ca Chach litre | + | +

VIH | PERCIFORMES VƯỢC BO cả

(14) | Centropomidae Họ cá Chẽm

73_|Lates calcarifer (Bloch, 1790) Ca Chem z +] +

(15) | Eleotridae den Ho ci Bong

Trang 30

Phân bố TT Tên khoa học Tên Việt Nam LTyenT Dugi đập | đập 74 _| Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852) [Ci Bong tugng | + | + 2s |EEomis œ9eephahes (Temmike &|Cá Bổng đẹn| + | +

Cchrgen, 1845) nhỏ "¬

(16) | Gobiidae trăng 7

76 | Rhimogobius giurinus (Rutter, 1897) | Cá Bông đá + | + 77_| Rhinogobius ocellatus (Fowler, 1937) |CaBongmit | + | + Cá Bồng đái + | + 78 | Ctenogobius leavelli Herre, 1935 |S (7) | Anabantidae Ho ca RO 79 | Anabas testudineus (Bloch, 1792) | Cá Rô đồng +] + (18) | Belonti Ho ca Sic

80 | Macropodus opercularis Linnaeus, 1758 | Cá Đuôi cờ + +

81 _| Trichogaster iichopierus (Pallas, 1770) |CáS&bướm | + | +

§2 | Trichogaster pertoralis (Regan, 1910) | Ca Sac rin +

Trichogaster +

g3_ | Mchiogaser microlepis (Gunther, | 64 sae gigp 1861)

84 _| Betta taeniaia Regan, 1910 Ca Thia ta + | + 85 _| Betta Splendens Regan, 1910 CáThaxiêm | + | + (19) | Cichlidae Ho cá Ro phi 86 | Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) | Cá Rô phi + | † Oreochi i t+) > g7_ | Oreochromis miedas (Linnaeus, 65 6 phi vin 1758) 88 _| Oreochromis sp CaDicuhing | + (20) | Channidae Họ cá Quả

Trang 31

1,69% 1,69% m Osteoglossiformes 1m Anguiliformes 1m Cypriniformes mCharaciformes 678% mSiuriformes 169% 1 Cyprinodontiformes 1,69% 1 Synbranchiformes Perciformes

Hình 3.2 Đa dạng về cấu trúc bậc giống theo bộ

Về bậc giống, ưu thế nhất là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 34

giống chiếm 57,64% đến bộ cá Vược (Perciformes)1$ giống chiếm

18,65%, bộ cá Nhẹo (Siluriformes) 6 giống chiếm 10,17%, bộ Mang liền

(Synbranchiformres) 4 giống chiếm 6,78%, bộ cá Chinh

(Anguilliformes), bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Hồng nhung

Trang 32

Về bậc loài ưu thế nhất bộ cá Chép (Cypriniformes) với 55 loài chiếm 61,11%, tiếp đến bộ cá Vược (Pereiformes)18 loài chiếm 20,00%, bộ cá Nheo (Siluriformes) 8 loài chiếm 8,89%, bộ cá Mang liền

(Synbranchiformres) 4 loài chiếm 4,45%, bộ cá Chình (Anguilliformes) 2

loài chiếm 2,22% và bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Hồng

nhung (Characiformes) và bộ cá Bạc đầu (Cyprinodontiformes) có 1 loài 1,11% (Hình 3.3),

3.2.2 Các loài cá quý hiếm

Trong 90 loài cá thu được ở khu vực sông Tranh, có 4 loài cá quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007, chiếm 4,44% tổng số loài cá thu được ở khu vực Các loài cá nằm trong bậc VU (Vulnerable) - Sẽ nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng) là những taxon sắp bị đe đọa tuyệt chủng

trong tương lai gần nếu các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn Bang 3.3 Các loài cá quý hiếm ở sông Tranh Tên Tình TT Tên khoa học Việt Nam | trang Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1 ee Quoy Cá Chình hoa |_ VU 1824 Cá Chình 2| Anguilla bieolor (Mc Clelland, 1844) VU mun Elobichthys bambusa (Richardson, 1845) Cá Măng VU 4 | Onychostoma lariceps(Gunther,1896) [CáSinhgai | VU

Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến sự đe dọa các loài cá là do việc

hủy hoại môi trường sống và con đường sinh sản của chúng Việc xây

dựng đập thủy điện đã làm thay đổi môi trường sống của những loại cá

Trang 33

xây đập còn làm cản trở con đường di cư sinh sản của giống cá Chình

(Anguilla), những loài cá này có tập tính di cư ra biển đẻ vì vậy đập là

rào cản cho việc sinh sản của các loài cá này, làm suy giảm cũng như

nguy cơ biến mắt của loài cá này

Ngoài ra hiện tượng động đất làm sạt lở, hủy hoại môi trường sống

cùng với việc đánh bắt quá mức, công cụ đánh bắt mang tính hủy diệt

cũng làm giảm thành phần loài cá trên sông và đặc biệt đến các loài quý

hiếm Vì vậy, cần có biện pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi

sinh học này, duy trì sự đa dạng các loài sinh vật đặc biệt các loài cá trên các thủy vực, bởi sự có mặt của chúng ngoài việc mang lợi ích kinh tế

còn có ý nghĩa về mặt khoa học, trong đánh giá nguồn gen và đa dang

sinh học

3.2.3 Các loài cá kinh tế trên sông Tranh

Qua điều tra thực tế bằng các phương pháp: đánh bắt trực tiếp, quan

sát ở chợ, điều tra qua ngư dân và phỏng vấn cán bộ phụ trách nguồn lợi

thủy sản ở địa phương, chúng tôi đưa ra danh sách các loài cá kinh tế ở lưu

vực sông Tranh (Bảng 3.4) Trong tơng số 90 lồi cá ở sông Tranh, chúng

tôi đã thống kê được 15 loài cá kinh tế thuộc 14 giống, nằm trong 12 họ

của 6 bộ khác nhau Trong đó họ cá Chép chiếm số lượng loài kinh tế nhiều

nhất với 5 loài (33,3%) Các loài cá kinh tế tập trung chủ yếu ở vùng hồ,

Trang 34

Bảng 3.4 Các loài cá kinh tế ở sông Tranh Tên Việt |, Trọng TT Tên khoa học Nam _ | lương khải thác (kg)

| |Notopterus notopterus (Pallas,1769) Ca That lát 02-04

2 [Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1894) |CáChìnhhoa| 03-35 3 | Carassius auratus (Linnaeus, 1758) (Cá Diếc 01-03 4 [Oprinws carpio (Linnaeus, 1758) (Cá Chép, 03-20 5 [Cimhữms molrorela(Valeneemes 184) — [Cá Trôi 02-05

© |Onychostoma gerlachi (Peters, 1880) (Ca Sinh 02-10

7 |Onychosoma laiceps Gùnther,1896 — |CáSinhgai | 02-1,0

8 |Monopterus albus (Zouiew, 1793) Lươn 01-04

9 |Wallago atta (Bloch & Schneider, 1801) [Ca Leo 0.104 10 |Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852) Ca Bong "¬

tượng

TI |Anabas testudineus (Bloch, 1792) (Cá Rôđồng | 0,05-0,1 12 |Clarias fuscus (Lacépede, 1803) Catreden | 02-10 T3 |Mawacemiehs amams (Hora, 194) |C&Chach |) 45 gy

sông

14 | Oreochromis mossambicus (Peters, 152) |CáRôphi | 02-10, TS [Channa striata (Bloch, 1797) Ca Qua 02-10

3.2.4 Mối quan hệ giữa thành phần loài cá ở khu hệ sông Tranh

với khu hệ khác

Đa dạng sinh học được xác định đa dạng về gen, về loài và về sinh

thái tương ứng ba cấp độ của tô chức sinh học Đa dạng sinh học có ý nghĩa bao trùm vì sự đa dạng về di truyền cũng như đa dạng về sinh thái có xu

hướng quan hệ thuận chiều với đa dạng loài Bởi vậy sự đa dạng loài được coi là trọng tâm của đa dạng sinh học

Để tìm mối quan hệ ở các khu vực, giúp cho việc xác định khu phân

bố địa động vật cá ở sông Tranh, chúng tôi tiến hành so sánh thành phần

loài cá ở sông Tranh với một số thủy vực khác của Việt Nam

Trang 35

Nam Điều này chứng tỏ nó mang tính chất chung giữa hai miễn, nơi giao thoa của hai luồng cá phía Bắc và phía Nam

3.2.5 Đặc điểm phân bố của các lồi cá khu vực sơng Tranh

Huyện Bắc Trà My là huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, địa hình đồi núi cao nên hệ thống sông ngòi ở đây cũng mang tính chất của vùng núi

dòng chảy mạnh nhiều thác ghềnh Không có kiểu sông ở vùng đồng bằng

hay cửa sông ven biển nên các loài cá ở đây phân bố đặc trưng cho kiểu

thủy vực nước chảy và thủy vực nước đứng

* Nhóm cá phân bồ chủ yếu thủy vực nước chảy

Các loài cá phân bố ở các khe suối thường là các lồi thích nghỉ với

mơi trường có độ ôxy hòa tan cao, điều đó liên quan đến độ dốc của khe

lưu tốc và độ trong của nước Các sông suối miền núi có độ dốc lớn,

nước chảy mạnh làm bào mòn tầng đá chưa phong hóa của vùng núi đá nên

thực vật thủy sinh phát làm tăng lượng ôxy hòa tan trong nước Do những đặc điểm như vậy nên những nhóm cá này là không có cơ quan hơ hấp phụ Ngồi ra các lồi cá sơng suối còn có những đặc điểm thích nghỉ

về cấu tạo cũng như lối sống

Các loài cá nhỏ kém thích nghỉ với dòng nước mạnh thường sống vùng nước sâu, xoáy hoặc có các chướng ngại vật ngăn dòng chảy Đại diện của

kiểu sinh thái phân bố này là họ cá Chạch suối (Cobitidae) và họ cá Chạch

vây bằng (Balitoridae) như cá Chach hoa (Cobitis sinensis), cd Chach đá

(Schistura fasiolata)

Những loài cá sống đáy thường hình thành các cơ quan dé bám vào

nền đáy đá, có hai kiểu: kiểu giác miệng như cá Sứt môi (Garra orienralis) và kiểu giác vây bụng như ca Bam da (Sewellia elongata)

Các loài cá bơi giỏi vượt được dòng chảy mạnh thường có cấu tạo cơ thể

dạng thủy lôi, rắn hay dạng mũi tên như cá Chình hoa (Anguilla marmora14),

Trang 36

s* Nhóm cá phân bố thủy vực nước đứng

Trong các sông ngòi miền núi ngoài các loài cá đặc thù phân bố môi

trường nước chảy còn có các lồi cá thích nghỉ mơi trường nước đứng cũng

phát triển tốt Các loài cá này thường phân bố ở vùng nước đứng như ở hồ, nước ít chảy để kiếm môi Chúng có thể sống nơi có điều kiện ôxy hòa tan

thấp do ôxy hóa các chất hữu cơ nhiều, các nhóm cá này thường có cơ quan

hô hấp phu: cé Qua (Chana striata), cé R6 đồng (Anabas festudineus), cá

Tré đen (Clarias fiseus) hoặc ăn các sinh vật phù du như cá Chép (Gprinus carpio)

Theo kết quả điều tra của chúng tôi, sự phân bố của 90 loài cá ở sông

Tranh có 51 loài phân bố chủ yếu thủy vực nước đứng chiếm 56,67% , có 39

loài chủ yếu phân bố ở vùng sông suối miền núi nước chảy chiếm 43,33% (Hình 3.5)

.8 Nước đứng t8 Nước chảy

Hình 3.5 Phân bố cá theo thủy vực

3.3 TAC DONG CUA THUY DIEN DEN THANH PHAN LOAI VA

PHAN BO CUA CA G SONG TRANH 3.3.1 Những tác động liên quan

Trang 37

dân trong vùng chúng tôi xác định những tác động của thủy điện Sông

Tranh 2 ảnh hưởng đến nguồn lợi cá thông qua việc thay đổi môi trường sống thủy sinh sau đây:

a Ngan can su di cw cia ca

Đập thủy điện Sông Tranh đã phá vỡ kết nói chiều dọc sông, đã tạo

nên rào cản di cư của các loài thủy sinh vật dọc theo dòng sông Sự kết

nối theo chiều dọc sông là thực sự cần thiết vì cá và các lồi động vật

khơng xương thường di chuyển dọc theo chiều dài sông để đẻ trứng và nuôi dưỡng con, vùng nước sâu là nơi ẩn náu khi mực nước sông hạ thấp, thêm nữa di cư là một phần trong lịch sử vòng đời của nhiều loài (Kottelat & Whitten, 1996)

Đặc biệt là đối với những loài cá có yêu cầu về không gian di cư

rộng, trải dọc chiều dài sông hoặc giữa vùng biển và vùng thượng lưu

Khu vực tác động của thủy điện Sông Tranh 2 có một số loài di cư như cá Lăng (Hembgrus elongates), cá Măng (Elobichthys bambusa), cá Chinh hoa (Anguilla marmorata)

Đập tạo thành rào cản làm hạn chế đến việc kiếm thức ăn của các loài

di cư hay cản trở việc di cư cho sinh sản Trong những loài di cư có cá Lang (Hembgrus elongates) va ci Mang (Elobichthys bambusa) thì di cư

trong sinh san, cả tìm kiếm thức ăn nhưng trong phạm vị hẹp giữa các lưu vực sông Trong khi đó loài ca Chinh hoa (Anguilla marmorata) vé miia

sinh sản di cư ra biển đẻ Loài cá này phân bố chủ yếu phía trên đập, vì

vậy đập là rào cản đường di cư đi sinh sản của chúng nên đã làm giảm số lượng loài này

Qua điều tra ngư dân cho biết cá Chình hoa (Anguilla marmorata)

Trang 38

những loài sống ở những vùng chịu tác động này như ca Bam da (Swellia elongata), cá Sứt môi (Garra oriemtalis) và các loại cá chạch như Chạch đá

(Schistura fasciolata)

Hé sinh thai sông chuyển thành hệ sinh thái hô chứa

Mức nước hồ chứa đo được về mùa kiệt là 145m, mùa mưa mực

nước lên 175m so với trước chưa có đập thủy điện mực nước trong hồ

cao nhất cũng chỉ trên 80m Nhu vay biên độ dao động mực nước hồ

trong năm ở đập chính so với mực nước sông Tranh từ 30m Các tháng

mùa kiệt dao động mực nước hỗ còn lớn hơn rất nhiều so với mực nước

sông tự nhiên

Xuất hiện bậc thang thủy điện đã làm thay đổi chế độ thủy văn từ chế

độ thủy văn sông ngòi sang chế độ thủy văn hồ chứa

Qua điều tra ngư dân, với 31 loài cá phổ biến, kích thước lớn có trong

vùng hồ mà người dân thường khai thác thấy có 13 loài sản lượng giảm

chiếm 41,94%, đều sống môi trường nước chảy; 14 loài có sản lượng ting

chiếm 45,16%, sống môi trường nước đứng; 4 loài sống đáy bùn chiếm

12,9% không còn xuất hiện trong hồ là Lươn (Monopterus albus), cá Chạch

bin (Misgurnus anguillicaudatus), ci Tré vang (Clarias macrocephalus), cá Lịch đồng (Ophistenon bengalense) so với trước đây Số lượng, 14 12 10

Loài tăng sản _ Lồi giảm sản _ Lồi khơngxuất lượng lượng hiện

Trang 39

Với kết quả này cho thấy, những lồi cá sống mơi trường nước đứng thích nghĩ tốt hơn lồi sống mơi trường nước chảy và sống đáy

Sông Tranh là một sông lớn với nhiều thác ghềnh, có độ sâu khác nhau

theo từng lưu vực, khi nước không lưu thông đã chuyển thành hồ lớn, nước tĩnh, các loài cá thích ứng được với hệ sinh thái hồ xác định được trong vùng

nhu ca Chép (Cyprinuscarpio), ca Bing (Spinibarbus demiculatus), cá

Muong (Hemiculter leucisculus), cá Ngạnh (Cranoglanis bonderius) phát

triển mạnh do có hàm lượng mùn bã hữu cơ trong hồ tăng là nguồn thức ăn

dồi dào

Hồ trữ nước làm thay đổi môi trường sống ven sông hàng kilômét (dung

tích hồ chứa lên đến 733,4 triệu m`), đã làm cho môi trường ở đây không thuận lợi với một số loài cá (Kottelat M, 1996) Môi trường sống, nơi ở, các bãi đẻ

trứng của một số loài cá trong vùng nghiên cứu đều chìm sâu dưới đáy hồ như

các loài: cá Bám đá (Sisellia elongata), cá Leo (Wallago atu), cac loai thuộc họ

Balitoridae như các loài Chạch suối: (Sehistza fasciolata), cá Chiên suối đốm lớn (Glyptothorax macromaculatus) vì vậy, các loài cá này giảm nhanh về số

lượng cá thé

Khu hệ thủy sinh vật ở hồ chứa có các nhóm sinh vật chỉ thị cho hồ

chứa Nam Việt Nam nhu tao lam Microcystis, téo silic Melosira (thực vật nổi), Bosmina, Diaphanasoma (giáp xác râu ngành), Mongolodiaptomus, Vietodiaptomus, Microcyclops, Mesocyclops, Thermocyclops (giáp xác

chân chèo), giáp xác chân lá Conchostraca xuất hiện với mật độ số lượng

ưu thể trong hồ

Tham thực vật theo lưu vực sông chảy về ngập sâu trong hồ, xảy ra quá

trình phân hủy làm giảm lượng ôxy hòa tan trong môi trường nước làm môi

trường sống của các loài cá trong hồ bị suy giảm chất lượng nước Quá trình

phú dường trong hồ xảy ra do liên quan đến chuỗi thức ăn trong môi trường

nước Với điều kiện tự nhiên nhiệt đới ở vùng Bắc Trà My có nền nhiệt cao

Trang 40

nỗ Lượng dinh dưỡng cung cấp cho hồ (nguồn nitơ và photpho) từ hai nguồn chính là: các dòng chính đồ vào; do phân hủy chất hữu cơ ngay trong hồ Hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước trong hỗ đã tác động xấu đến đời sống thủy sinh trong hồ Nó cũng làm thay đổi chất lượng nước vùng hạ lưu dẫn đến ảnh hưởng các loài thủy sinh vật sống ở hạ lưu (lượng ôxy hào tan trong hồ đo được chỉ trên 5mg/1 thấp hơn so với trước xây đập là 6,I Img/1

Sự lắng đọng của các chất trằm tích làm cho nền đáy của hồ chứa bị vô cơ

hóa Tổng lượng phù sa hàng năm của sông Tranh đo được là 833.000m` theo tính toán thì lượng phù sa sẽ bồi lắng ở lòng hỗ là 562.000mỶ [9], từ đó thấy

di lắng phù sa diễn ra mạnh làm những loài sống đáy bùn có trong hồ, mà chúng tôi

rằng quá trình ất môi trường sống của

u tra được ở vùng như Luon (Monopterus albus), cá Chạch bùn (Äisgurruus anguillicaudafus), cá Trề vàng (Clarias macrocephalus)

Việc tích nước làm cho mực nước hồ trở nên sâu hơn, xóa bỏ các thảm thực vật, các loài cá sẽ khó khăn trong việc tìm nơi ẩn náu và tìm kiếm thức ăn (Kottelat, 1996) Các loài tảo nhìn chung còn tồn tại nhưng các loài tảo bám, thức ăn của một số loài cá như: cá Sinh gai (Oayehostoma laticeps),cá

Sinh (Onyehostoma geriaehi) ở trong hồ không còn do nền đá chìm sâu dưới hỗ và các loài cá này mất dần môi trường sống

á sống chảy bị mắt đi do bồi lắng trầm

Môi trường sống của các loà

tích nền đáy, nơi ở và đẻ trứng bị ngập sâu dưới hồ nên những loài cá thích nghi với môi trường sống nước chảy trong hồ suy giảm số lượng

% Tạo khúc sông chết từ đập đến ngã ba sông Tranh và sông Trường Công trình thủy điện Sông Tranh 2, để tạo đầu nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện đã dùng kênh dẫn hay đường ống áp lực dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thủy điện, nên đoạn sông từ sau đập đến nhà máy không

có nước sẽ trở thành một đoạn sông chết Đoạn sông này ở sông Tranh đo

Ngày đăng: 26/08/2022, 13:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w