MỤc tiêu của đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam ;à nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, tình hình quản lý, khai thác và sử dụng các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Hòn Lao, xã Đảo Cù Lao Chàm, Tp Hội An, Tỉnh Quảng Nam, tạo cơ sở cho các giải pháp để bảo tồn và phát triển, góp phần tạo sinh kế cho người dân và tăng lớp phủ thực vật bảo vệ cho hệ sinh thái trên đảo.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN THI KIM YEN
NGHIEN CUU MOT SO DAC DIEM SINH THAI VA
DE XUAT BIEN PHAP BAO TON, PHAT TRIEN CAC
LOAI RAU DAI AN DUQC CO GIA TRI TAI DAO CU LAO CHAM, TP HOI AN, TINH QUANG NAM
LUAN VAN THAC SI KHOA HQC
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN THI KIM YEN
NGHIEN CUU MOT SO DAC DIEM SINH THAI VA DE XUAT BIEN PHAP BAO TON, PHAT TRIEN CAC LOAI RAU DAI AN DUQC CO GIA TRI TAI DAO CU
LAO CHAM, TP HOI AN, TINH QUANG NAM
Chuyén nganh: SINH THAI HQC Mã sô: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ KIM THOA
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồi trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trang 41, CAC KY HIEU
A Abundance (Độ phong phú)
H Shannon Index (Chỉ số đa dang Shannon)
cả Coneentration of Dominance (Chi số mức độ chiếm ưu thế)
F Frequency (Tan xuat xuất hiện) 2 CÁC CHỮ VIẾT TÁT BDKH Biến đổi khí hậu BQL Ban quan ly BQLR Ban qua lý rừng CLC Củ Lao Chàm DTSQ Dự trữ sinh quyền ĐDSH Đa dạng sinh học LSNG Lâm sản ngồi gỗ
orc Ơ tiêu chuẩn
UWP Useful wild plants (Thue vat hoang đại hữu ich)
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 5Tên bảng Trang bảng
ll ‘Théng ké cac loai rau rimg phé bién 6 khu vue nhiét di Chau A} 12 2 Kết quả phân tích thành phần dinh đường một số loài thực vật 4
hoang đã ăn được ở một số quốc gia
13 Nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất tháng, tại Cù Lao Chàm | 25
14 | Hiện trạng rừng Củ Lao Chàm 27
2.1 | Tọa độ khu vực nghiên cứu (Tọa độ UTM Indian Thái Việt.) 34 3.1 | Danh lục các loài rau dại ăn được tại Cù Lao Chàm, Tp Hội An, | 41
Tinh Quang Nam
3.2 | his da dang loài H và chỉ số mức độ chiếm ưu thể Củ của 2 các loài rau dại ăn được tại đáo Củ Lao Chàm, Quảng Nam
33 Chi sé da dang H (Shannon Index) qua các sinh cảnh 49
34 | Ret aut dang phân bỗ Không gian AIF et ede Todi rau dai im [> được
3s — | Tấn suất mua, sử đụng và thu hoạch rau đại ấn được của ss người dân địa phương
3.6 | Thái độ người hỏi đối với các loài rau dai ăn được 37 3.7 | Danh mục các loài rau đại được sử dụng thường xuyên 59
38 Sự phân bố rau đại trong các môi trường sống 6l 3.9 Sự phân bố các loài rau đại theo độ cao 62
3.10 | Phân bố rau Sứng ở các ÔTC trong khu vực nghiên cứu 67
3.11 Phân bố rau Xâng ở các ÔTC trong khu vực nghiên cứu 70
vụa | Tổngkếtcác đặc điểm sinh thái của một số loài ru đại ăn được | „„ có giá trị
3.13 | Thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức theo ma tran SWOT 85
Trang 6
Số hiệu hình Tên hình Trang
7 Vi trí Đảo Hòn Lao, Xã Tân Hiệp, Thành phố Hội An, Tỉnh 2 Quang Nam
22 Vi trí ÔTC và các tuyến điều tra 35
41 Đa dang vé dang sống các loài rau dại ăn được tại Cù Lao P
Chàm, Tp Hội An, Tỉnh Quảng Nam
" Phân tích sự biến động thành phân loài và số lượng cá thê :
trong khu vực nghiên cứu
33 'Kết quả phân tích chỉ số H trên khu vực nghiên cứu 49
34 Rau Sting (Strophioblachia fimbricalyx Boerl) 63
as Khu vực khai thác rau Sứng chủ yếu của người dân địa 6s
phuong
3.6 Rau Xang (Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC 68
37 Rau Lạc tiên (Passiflora foetida L.) 7
38 Rau Dén (Diplazium esculentum (Retz.) Sw) 74
39 Diễn biến tình hình du khách đến Cù Lao Chàm qua các năm 82
3io Biểu diễn phân bố số người tham gia lao động theo thời gian 8 kinh nghiệm ở các nhóm nghề lao động khác nhau
3.11 Phan bố các khu vực có thê khai thác rau dại ăn được 88
Trang 7MO DAU 1 Tính cấp iêt của đê tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Cấu trúc của luận văn ca
CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN TÀI LIỆU _ -
1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VA GIA TRI CUA CAC LOÀI RAU DẠI ĂN ĐƯỢC 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Phân loại rau Bw wn ARE 1.1.3 Giá trị của các loài rau dại ăn được “
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RAU DẠI ĂN ĐƯỢC
1.2.1 Tình hình nghiên cứu rau dại ăn được trên thế giới I0
1.2.2 Tình hình nghiên cứu rau dại ăn được trong nước
1.2.3 Tình hình nghiên cứu rau đại ăn được tại Cù Lao Chàm, TP Hội An,
Tinh Quảng Nam
1.3 DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE, XA HOI DAO CU LAO CHAM,
TINH QUANG NAM
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 2222222c2cc2cce2 "`
1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội Cù Lao Chàm
CHƯƠNG 2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỀM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIÊM NGHIÊN CỨU . .- - 3
2.1.1 Thời gian nghiên cứu 2222 stress 32
Trang 8
2.2.1 Phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh từ google Earth để kiểm tra các trạng thái
rừng, để xác định vị trí, tuyến điều tra và tọa độ các ô tiêu chuẩn 33
2.2.2 Điều tra khảo sát thực địa 33
2.2.3 Phương pháp Quadrat (Ô tiêu chuẩn) - sec 33 2.2.4 Phương pháp nghiên cứu đánh giá định lượng tài nguyên đa dạng “" 225 Phương pháp đ đánh giá nhanh nông thôn PRA „37 2.2.6 Phương pháp phân loại thực vật -.st+.ssrrereex 3 39
2.2.8 Phuong pháp thống kê, xử lý 6 Vu eee BD
CHUONG 3 KET QUA VA BIEN LUAN 40
3.1 HIEN TRANG CAC LOAI RAU DAI AN BUGC TAI DAO CU LAO CHAM, TP HOI AN, TINH QUANG NAM
3.1.1 Số họ, l
3.1.2 Đa dạng về dạng sống
3.1.3 Xác định chỉ số đa dạng loài H (Shannon Index)
2.2.7 Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu è ực vật trong khu vực nghiên cứu 3.1.4 Xác định chỉ số mức độ chiếm ưu thế Cd (Coneentration of Dominance) Hy He
3.1.5 Xác định dạng phân bố không gian A/F
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DUNG NGUON RAU DẠI ĂN ĐƯỢC TẠI ĐẢO CÙ LAO CHÀM, TP HỘI AN, m:190/9°6/ 01
3.2.1 Thực trạng quản lý, khai thác rau dại ăn được tại Đảo Cù Lao Chàm
Trang 9TINH QUANG NAM
3.3.1 Mơi trường sống các lồi rau dại ăn được .« ốŸ
3.3.2 Phân bố rau theo mùa
3.3.3 Phân bồ rau theo độ cao
3.3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái các loài rau đại ăn được có giá
_—.ƯƠ ƠƠƠ.Ơ
3.4 DE XUAT GIAI PHAP BAO TON, PHAT TRIEN MOT SO LOAI RAU
DAI AN DUGC CÓ GIÁ TRỊ, 22
3.4.1 Các yếu tố tác động đến sự phát triển một số loài rau dại ăn được 81 3.4.2 Biện pháp bảo tổn 2222222222 RẾ
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 92
TAL LIEU THAM KHAO oot OS
Trang 101 Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức Qũy thiên nhiên toàn thế giới (WWF) đã ước tính: trên thế giới
có khoảng 35.000 - 70.000 loài trong tổng số 250.000 - 270.000 loài thực vật
được sử dụng vào mục đích làm thực phẩm và chữa bệnh Kho tàng nguồn tài nguyên thực vật này đã và đang được các cộng đồng khác nhau trên thế giới
khai thác và sử dụng [53]
Việt Nam với khoảng 3.800 loài cây hoang dại hữu ích (Useful wild
plants -UWP) đã được phát hiện, trong đó có 365 loài cây dùng làm thực
phẩm cho con người [2] Riêng với các loài cây hoang dại dùng làm rau ăn
thống kê ở Việt Nam theo các nguồn tài liệu khác nhau có xu thế giảm từ 128
loài giảm xuống 113 loài, một trong những nguyên nhân là do môi trường tự nhiên của rau rừng có nhiều thay đối, khu phân bố bị thu hẹp, khai thác q mức,
nhiều lồi khơng cịn tìm thấy trong môi trường tự nhiên [1], [8]
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm là một cụm đảo gồm 8 đảo, lớn nhất là đảo Hòn Lao với diện tích 1.317 ha, cách bờ cửa biển cửa đại 15km, cách trung tâm thành phố Hội An 19 km theo đường chim bay, thuộc xã đảo Tân Hiệp, Tp Hội An, tỉnh Quảng Nam Diện tích đất nông nghiệp ít (chiếm khoảng 10-15%), chủ yếu là đất cát và cát pha, cùng với thời tiết thất thường
iên cả, rất khó khăn cho việc canh tác Lương thực, thực phẩm chủ yếu
của
như gạo, rau xanh phần lớn được vận chuyển từ trong đắt liền ra Những
ngày thời tiết không thuận lợi, gặp khó khăn trong việc cung cấp, nhất là vấn
đề rau xanh [16]
Trang 11nguyên thực vật quan trọng, phát triển bền vững nguồn tài nguyên này là vô
cùng cần thiết, nhu cầu về rau dại ăn được ngày một gia tăng, do đó việc
nghiên cứu, phát triển sản phẩm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là ở
những vùng còn khó khăn, hơn thế nữa việc nghiên cứu rau dại ăn được cần
phải dựa vào và bắt đầu từ những tri thức bản địa [16]
Các nghiên cứu trước đây đã được công bố của Nguyễn Viết Lương về các loài rau dại ăn được tại đảo Cù Lao Chàm như: điều tra và trồng thử một
số loài rau đại ăn được tại đảo Cù Lao Chàm, kết quả dừng lại ở việc định loại
1 số loài rau dại ăn được tại đảo và trồng thử nghiệm hai loại rau là: rau Mặt
trời (Emilia sonchifolia (L) DC.) và rau Chua lè (Emilia gaudichaudii
Gagn.), tuy nhiên cũng chưa có một nghiên cứu nào về đặc điểm sinh thái của
các loài rau, tình hình khai thác, sử dụng, cũng như định hướng bảo tồn và
phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Trước thực tế đó chúng, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện
pháp bảo tôn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại Cù Lao
Chàm, Tp Hội An, Tinh Quảng Nam” tạo cơ sở cho việc khai thác, sử dụng
và phát triển loài rau đại ăn được trên đảo một cách hợp lý 2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, tình hình quản lý, khai thác và sử dụng các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Hòn Lao, xã Đảo Cù Lao Chàm, Tp Hội An, Tỉnh Quảng Nam, tạo cơ sở cho các giải pháp để bảo tồn
và phát triển, góp phần tạo sinh kế cho người dân và tăng lớp phủ thực vật
bảo vệ cho hé sinh thai trên đảo
3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 12rau ăn: là những thực vật không phải canh tác, cũng không thuần, có sẵn trong
tự nhiên được sử dụng như nguồn thức ăn [30]
Cây rau được xác định: là thực vật mà con người dùng làm thức ăn như là
món chính hoặc đồ phụ gia dùng dé nấu hoặc ăn sống, ăn lẫn với com chứ
không thay cơm như các hoa màu phụ như: Ngô, khoai, đậu, sắn [14] 4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
~ Phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh từ google Earth để kiểm tra các trạng
thái rừng, để xác định vị trí, tuyến điều tra và tọa độ các ô tiêu chuẩn
~_ Điều tra khảo sát thực địa
- Phuong pháp Quadrat (Ô tiêu chuẩn)
~ _ Phương pháp nghiên cứu đánh giá định lượng tài nguyên đa dạng sinh hoc
- _ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)
- Phuong phdp phân loại thực vật
~ Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài ~ _ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn có 98 trang, bao gồm 3 chương với bố cục như sau: Mở đầu: Gồm 3 trang, từ trang 1 đến trang 3
Chương 1: Tông quan tài liệu gồm 27 trang, từ trang 4 đến trang 31
Chương 2: Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu gồm 7
trang, từ trang 32 đến trang 39
Chương 3: Kết quả và thảo luận gồm 56 trang, từ trang 40 đến trang 95
Trang 13
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 KHAI NIEM, PHAN LOAI VA GIA TRI CUA CAC LOAI RAU
DẠI ĂN ĐƯỢC 1.1.1 Khái niệm
Cây rau được xác
: là thực vật mà con người dùng làm thức ăn như
là món chính hoặc đồ phụ gia dùng để nấu hoặc ăn sống, ăn lẫn với cơm chứ
không thay cơm như các hoa màu phụ như: Ngô, khoai, đậu, sắn [14]
Rau dại ăn được hay thực vật hoang đã dùng làm rau ăn: Đó là các loài
thực vật bậc cao phân bố trong môi trường tự nhiên được sử dụng làm rau ăn
Cụ thể là những thực vật không phải canh tác, cũng không thuần, có sẵn trong, tự nhiên được sử dụng như nguồn thức ăn [30]
Rau rừng cũng là loại rau đại ăn được, tuy nhiên nó được hiểu thông
thường là những loại rau đại phát triển ở rừng Rau rừng cũng được xếp là
một loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG) [33]
1.1.2 Phân loại rau
Có thể phân loại dựa vào các yếu tố sau:
-_ Dựa trên phân loại thực vật học: Để phân loại rau người ta sử dụng
hệ thống phân loại học thực vật đề định danh, phân loại một cách chính xác
Một số họ có nhiều các loại rau ăn như: Họ cà (Solanaceae), Họ bầu bí
(Cucurbitaceae)
- Phân loại theo vòng đời: Có các loại rau 1 nam (annual): Dén, Bi do
Trang 14cải xanh - Phân loại theo nguồn gốc: Cây du nhập (exotic veg), Cây bản xứ (indigenous veg) - Phan loai theo thanh phan sit dung: Day 1a cach phan loai duge sir dụng chủ yếu trong thực phẩm, gồm:
+ Rau ăn lá: Phần sử dụng là lá, chứa nhiều muối khoáng và vitamin
như các loại rau Cải thìa, Cải thảo, Cải bó xôi, Rau ngét
+ Rau ăn thân: Phần được sử dụng chính là thân như như Bạc hà,
Ming
+ Rau ăn hoa: Hoa chuối, Hoa thiên lý, Hoa điên điển, Bông súng đều có thê dùng làm rau
+ Rau ăn quả: Rau ăn quả thuộc họ Bầu bí như Bầu, Bí đao Các loại
quả khác khá phổ biến như: Mướp, Dưa leo, Khô qua (Mướp ding), Ca tim,
Đậu bắp Ngoài ra Du đủ xanh, Xoài xanh, Mít xanh cũng được dùng chế
biến như một loại rau trong âm thực Việt Nam
+ Rau ăn rễ củ: Rau ăn rễ như ngó Sen, rau ăn củ có thể gồm: Củ cải,
Cà rốt, Củ dền
+ Rau ăn hạu Đậu Hà lan, các loại đậu như: Đậu xanh, Đậu nành [14]
1.1.3 Giá trị của các loài rau dại ăn được
a Giá trị về dinh dưỡng
Từ thực tế sử dụng rau rừng của bộ đội và nhân dân trong 2 cuộc chiến
tranh chống pháp và chống Mỹ và qua phân tích hóa học tại Viện nghiên cứu
quân đội trong những năm 1969-1980 cho thấy: Quá nửa số rau rừng được phân tích có từ 30-50mg% vitamin C (thậm chí có loại cao hơn như rau Muối
Trang 153.9% tương đương hoặc cao hơn lượng protein trong rau Muống [7]
Ưu thế rau hoang dại là giàu vitamin, khoáng chất và protein, thích nghỉ với đất khô hạn, bạc màu, kháng sâu bệnh tốt, nên hạn chế được việc sử dụng hóa chất, và có thể trồng theo cả phương thức quảng canh và thâm canh Hầu hết các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng các
loại thực phẩm từ thực vật tốt cho sức khoẻ con người, đặc biệt là các loại rau Trong đó, các loại rau tự nhiên có nhiều dinh dưỡng hơn những loại rau cùng
loài được trồng trong vườn nhà Chúng thường có tỷ lệ các axit béo omega-3
cao hơn rất nhiều so với các loại rau trồng [41] Những loại rau này có khả
năng tự bảo vệ trước sâu bệnh mà không cần bắt cứ sự trợ giúp nào của con
người nên chúng là rau sạch, rau an toàn [II]
Tây nguyên là khu vực có sự đa dạng về các loài rau rừng, có thể kể
các loài cây rau rừng được bà con dân tộc ở Lâm Đồng thu hái như: Rau bép; Đọt mây, Ta bres, Rau tai voi, Cà đắng, hoa Chuối rừng còn rất nhiều loài rau rừng được đồng bào sử dụng mà chúng ta chưa nghiên cứu Theo nghiên
cứu của Nguyễn Thành Đạt về “Đánh giá tiểm năng làm rau ăn của cây lá bép ở Lâm Đẳng” cây lá Bép được phân tích về thành phần dinh dưỡng, với
kết quả: Đường khử = 0.88%, Protein = 2.1%, axit amin = 2.6%, Chat xo =
3.6%, Tro = 1.2%, đặc biệt trong 16 axit amin có 8 axit amin không thay thể xuất hiện trong cây lá Bép Kết quả phân tích đã khẳng định được giá trị dinh
dưỡng rất cao của cây lá Bép, đề tài cũng mở ra hướng nhân giống sinh dường
cây lá Bép phục vụ cho trồng thâm canh đối tượng này [6]
Nghiên cứu khác về Dây bò khai (Eryhropalum seandens) (tên khác:
Dây hương, rau Hiến, Khau hương, Phắc hiến (Tày), Lòng châu sói (Dao), có
Trang 16miền núi tỉnh Cao Bằng, mỗi năm một gia đình ở đây bình quân thu hái 5 - 10
kg dây Bò khai để làm thức ăn, hiện nay dây bò khai được bán nhiều ở các
chợ thị xã Lạng Sơn và Cao Bằng, trở thành món ăn đặc sản được nhiều
người ưa thích [12]
Như vậy, có thể thấy thành phần dinh dưỡng của rau dại ăn được phần
lớn không thua kém, thậm chí ở một số loài, một số chỉ tiêu còn vượt trội các
loài rau truyền thống trong bữa ăn hằng ngày [7]
b, Giá trị sử dung
Đối với đa số người Việt Nam, rau bản địa đã được người dân ở nông
thôn khai thác sử dụng từ lâu đời Trong cuộc sống thường nhật, rau bản địa
có thể được sử dụng bằng nhiều cách như ăn sống, luộc, nấu canh, chiên hoặc
trộn xalat Chúng cũng có thể được muối chua hay đóng hộp Rất nhiều loài
hoang dại được sử dụng làm rau “dân da’, rau dae san, rau gia vi va còn là
những vị thuốc [11]
Nhiều loại rau ăn rất ngon như rau Sắn Chùa Hương, Bù khai, Bép, Mí
mắt, Chẵn có vị ngọt tự nhiên khi chế biến nên được gọi là rau “mì chính”
Nhiều loại rau chi cin chan qua nước sôi rồi đem xào với tỏi cũng đã trở
Dớn, Bầu đất, Tàu bay, Dây hương Trộn dấm và gia vị như: Cải xoong, Càng cua Món nộm có qua Va,
thành món ngon khó quên như: rau Lủi
Mit nai non, hoa Chuối rừng ; Ăn sống hay ghém: lộc non, các loài Sau sau,
Nhội, Lộc vừng, Thành ngạnh, Sung, Bí bái, lá Mơ lông, Mùi tau, Ngd, Diép
cá ; Dùng làm gia vị có: hạt Giổi, Mác mật, Tiêu rừng, Hồi, Thảo quả, Sa nhân, Thiên niên kiện, Xuyên tiêu, Màng tang ; lên men các loại thực phẩm
như lá Đơn nem, lá Ôi rừng, củ Ring, tro lá Mắm ; làm bún (lá Bún), gói
Trang 17
Chua me đất, Me suối, lá Giang, Bứa, Dọc, Sấu, Dâu gia đất dùng nấu canh
chua hay món lâu hải sản, lâu gà điều rất được yêu thích [7]
lên
Các loài cây cung cấp nhiều chất bột, nấu ăn trực tiếp hoặc chế
thành tỉnh bột như cây Búng bán, củ Mài có giá trị không kém tỉnh bột sắn
Đây cũng là nguồn lương thực quan trọng của nhiều tộc người tiểu số sống,
dọc dải Trường Sơn như Rục, Arem, Chứt
Nhiều loài rau rừng có tác dụng chữa bệnh hoặc là những vị thuốc được
nhân dân ưa dùng như: Ngãi cứu, Mã Đề, Diếp cá, Tía tô, Kinh giới, rau
Đắng, rau Sam, rau Ngót, rau Khúc, lá Vông, lá Lối
.Những loại rau ăn trong
mùa hè có tác dụng giải nhiệt như rau Má, Chua me đất, Lá giang [7] e Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị sử dụng tại chỗ kiểu tự cung tự cấp thì các loài rau dại đặc
biệt là rau rừng cũng đã trở thành hàng hóa Tuy nhiên hình thức mua bán vẫn là tự phát, nhỏ lẻ và chưa trở thành một ngành kinh doanh thực sự [7]
Cùng với nhu cầu sử dụng rau rừng ngày càng tăng, đặc biệt là các đô
thị, các điểm tham quan du lịch, số lượng và chủng loại rau rừng tham gia thị
trường ngày càng nhiều hơn Rau rừng đã có mặt trong nhiều siêu thị, nhà
hàng xong nguồn cung chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của thị
trường trong nước
Công ty Sannamfood (Hà Nội) là một trong những công ty của Việt Nam kinh doanh sản phẩm rau rừng, hiện tại công ty đã xây dựng mô hình trồng rau rừng, rau an toàn tại Hòa Bình với diện tích 300ha, thông qua hình thức phân phối khá hiện đại là phát hành thẻ khách hàng kết hợp với thương
Trang 18với giá đao động từ 30.000 ~ 70.000d/kg [5] 4 Giá trị văn hóa và xã hội
Rau bản địa không chỉ có giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, giá trị kinh
tế cho người trồng mà còn có giá trị văn hóa
Rau rừng tham gia tạo ra nét văn hóa về âm thực cho từng địa phương, vùng, miền Rau Sắn gắn với lễ hội Chùa Hương Thịt trâu lá Lồm, canh gà — Măng đắng của miền Tây Bắc Đến với Tây nguyên có thể bắt gặp biểu tượng của rau Dớn trên nhà Rông hay nhà mò, chốn linh thiêng của từng buôn làng,
họ tộc Thưởng thức món canh ống thụt của người M'nông, người Mạ nấu
bằng lá Bép, đọt Mây, và củ rừng nhỏi trong ống lồ ô Người Cơtu lại có món
Zăn với nguyên liệu từ măng rừng, dọc Mùng, đọt Mây được hái từ rừng
Trường Sơn Đồng bào Hre, Kro, Cadong ở miền tây Quảng Ngãi lại có món
canh rau Ranh - ốc đá vị ngọt tự nhiên đậm đà, đãi mời khách quý Miền
trung còn có món canh Mít non - lá Trơn xứ Huế Về miền Nam với nhiều
món canh, lâu, xào nấu từ bông Điên điển, Súng, Năn Vùng ngập mặn còn có rau Choại, rau Bui hoang dại đãi khách Ra Phú Quốc có món cá Trích ăn
kèm với lộc non của 8 loại cây rừng [7] e Giá trị bảo tần đa dạng sinh học
Các loại rau rừng tham gia tạo ra sự đa dạng về
¡ nguyên sinh vật
Khá nhiều loài trong số rau rừng có giá trị bảo tồn cao, có tên trong sách Đỏ
như các loài rau Sắng, rau Bù Khai, rau Bép Rau rừng còn là nguồn thức ăn
chủ yếu của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như Vượn, Vọc, Tê giác,
Trang 19động tích cực nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương và đất nước [7] £ Giá trị trong bỗi cảnh biến đổi khí hậu
Sử dụng rau bản địa trong bồi cảnh biến đổi khí hậu: Những tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đã được các nhà khoa học trong
nước và quốc tế dự đoán và cảnh báo Do đó, một số giải pháp đồng bộ phù
n thất
hợp đã được đề xuất để hạn chế sản xuất nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu Trong đó giải pháp sử dụng tài nguyên sinh học tại chỗ,
hướng đến việc chọn lọc và sử dụng đa dạng các loài, giống cây chịu hạn,
chịu úng ngập, chịu mặn tại các vùng có điều kiện khắc nghiệt rất được quan
tâm Rau bản địa đáp ứng được yêu cầu đó vì chúng là các loài thực vật có
sức sống mãnh liệt, có tính thích nghi cao với điều kiện môi trường khắc nghiệt, biế địa sẽ góp phần duy trì phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trong lôi Và vì thế đánh giá và sử dụng hiệu quả nguồn gen rau bản
cuộc đối đầu với những thách thức của biến đồi khí hậu [11]
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RAU ĐẠI ĂN ĐƯỢC
1.2.1 Tình hình nghiên cứu rau dại ăn được trên thế giới
Cây hoang dã ăn được (WEPs) là những loài không phải canh tác cũng
không thuần, nhưng có sẵn từ môi trường tự nhiên và được sử dụng như là nguồn thức ăn Mặc dù sự phụ thuộc chính của nền nông nghiệp hiện đại là
các loại cây trồng chủ lực, tuy nhiên truyền thống sử dụng các san phim
'WEPs vẫn tiếp tục được duy trì đến ngày nay [30]
Ngoài vai trò trong việc thu hẹp khoảng cách thực phẩm trong thời kỳ
hạn hán, giáp hạt, WEPs còn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì
an ninh sinh kế cho người dân ở nhiều nước [27] Về tiềm năng đóng góp cho
an ninh lương thực, khi so sánh với các nguồn thức ăn từ thực vật thuần hóa,
thì nguồn rau từ thực vật hoang đã có xu hướng bị bỏ qua Tuy thế WEPs vẫn
Trang 20tỷ người trên thế giới sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên (chủ yếu là từ các
loài thực vật) Hơn 300 triệu người có thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ (LSNG) từ rừng tự nhiên [26], [31]
Điều tra về thực vật học với WEPs cho thấy hơn 7.000 loài đã được sử
dụng cho mục đích thực phẩm trong lịch sử nhân loại Ở các nước như Trung
Quốc, Án Độ, Thái Lan và Bangladesh hàng trăm loài WEPs vẫn được tiêu
thụ cùng với các loài thuần Riêng ở Án Độ là khoảng 600 loài WEPs [37], 140]
Tugba Bayrak Ozbucak và cộng sự đã nghiên cứu phân bố các loài cây ăn được ở vùng biển đen Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các loài cây ăn được rất phổ biến và được dân cư vùng này sử dụng thường xuyên, thống kê được có 52
loài cây ăn được thuộc trong 26 họ Họ có số loài nhiều nhất là họ Lamiaceae
(10 loài), tiếp theo là các họ Asteraceae (Sloài), Apiaceae và Boraginaceae (4 loài), Liliaceae (3 loai), Orchidaceae va Polygonaceae (2 loài) [51]
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), cay lương thực, thực phẩm hoang đã là một nguồn lâm sản ngoài gỗ quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đồng thời cũng là nguồn
dự trữ lương thực, thực phẩm cho loài người trong tương lai Nhóm cây lương
thực, thực phẩm hoang dã trong đó có rau rừng là một nguồn lâm sản ngoài gỗ quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia
Những loài rau dại ăn được được thống kê ở trên là những loài được khai thác chủ yếu trong môi trường tự nhiên, được sử dụng phổ biến ở mỗi
Trang 21Băng 1.1: Thống kê các loài rau rừng phổ biến ở khu vực nhiệt đới Châu Á
TT Quốc gia Số loài rau rừng phỗ biến
(Không kế nắm ăn được) 1 Bangladesh 14 2 Bhutan 16 3 Campuchia 10 4 Trung Quốc 150 3 Ấn độ 30 6 Indonesia 12 7 Lao 4 § Malaysia 16 9 Myanma 16 10 Nepal 1 11 Pa-pua Niu Ghi-né 20 12 Philippines 10 13 Sri Lanka 8 14 Thai Lan 15 15 Việt Nam 18
(Nguôn: Non-Wood Forest Produets in 15 Countries Of Tropical Asia, 2002, FAO)
Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong nghiên cứu rau
đại ăn được trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã tạo bước đệm cho sự thành
công việc thương mại hóa rau dại thành thương phẩm như: Nghiên cứu tài
nguyên rau hoang dại và đánh giá thị trường ở Xishuangbanna Tây Nam
Trung Quốc, báo cáo đã trình bày kết quả cuộc khảo sát thị trường về đặc
Trang 22Xishuang-Banna, Tay Nam Trung Quốc Tổng cộng có 284 loài rau hoang dã
được ba cộng đồng dân tộc bản địa ở đây sử dụng Các loại rau hoang dã
chiếm khoản 6.1 % tổng số loài thực vật có mạch, đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống và nguồn thu nhập của các dân tộc ở khu vực này
[55]
Trong việc thuần hóa và phát triển gây trồng rau dại thành rau thương, phẩm Mỗi năm Trung Quốc xuất khẩu 2000 tấn cây Rang dai (Pteridium
aquilinum) v6i giá 10.000 đô la/tắn, đây là một loài thuộc ngành Duong xi (Polypodioplyta) ở Việt Nam cũng được thu hái làm rau ăn, có tên thường gọi là Rau đớn [36]
Sau Trung Quốc, Theo kết quả của một thống kê thực vật hoang dã ăn được hiệ
có tại Nhật Bản được ước tính là hơn 1000 loài Trong một nghiên
cứu tại bán đảo Noto, Ishikawa, Nhật Bản cho thấy sự phong phú nguồn tài
nguyên thực vật hoang dã ăn được tại đây, với hơn 200 loài thực vật hoang dã
ăn được, được sử dụng thường xuyên trong các gia đình, và trở thành một nét văn hóa bản địa đặc sắc [33]
Thái Lan cũng là quốc gia có rất nhiều cây lương thực, thực phẩm
hoang đã được buôn bán trên thị trường trong nước, có hơn 500 loài thực vật
rừng, trong đó có 1Š loài rau rừng được buôn bán ở các khu chợ của Thái Lan
136]
Tonga Noweg và cộng sự nghiên cứu những loài cây làm rau lấy từ rừng của các cộng đồng trong khu vực Vườn quốc gia Crocker Range, Sabah,
Malaysia cho thấy có đến 70,6% cộng đồng dân cư có lấy các loài rau từ rừng, 82% phụ nữ tham gia lấy các loại rau rừng phục vụ cho gia đình 18%
vừa lấy để dùng vừa đem bán ở các chợ địa phương [S0]
Trong bối cảnh những kiến thức truyền thống, văn hóa của người dân
Trang 23thảm thực vật tự nhiên bị tàn phá, khai thác quá mức và sử dụng một cách
lãng phí Tri thức về khai thác, sử dụng và bảo tồn các loài cây hữu ích bản địa bị mai một do khơng được tư liệu hố, thế hệ trẻ ở nhiều cộng đồng ít quan tâm đến học tập kinh nghiệm của thế hệ trước Ngày nay, nhiều cây hoang dại hữu ích đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng lại có rất ít
nỗ lực bảo tồn Trong khi đó các nỗ lực lại tập trung quá nhiều vào việc khám
phá các loài có ích mới chính điều này đã thúc đây nghiên cứu về cây lương
thực hoang dã trên phạm vi toàn cầu [9], [29], [35]
Các giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của WEPs cũng được quan
tâm qua một số các nghiên cứu trên thế giới, hầu hết các kết quả điều có khẳng định rằng WEPs đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp một nguồn dinh dưỡng và vi chất Kết quả nghiên cứu phân tích sơ bộ chế độ ăn uống nhiều WEPs ,cung cấp thông tin đầy hứa hẹn (Bảng 1.3) [27], [34]
Bang 1.2 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng một số loài thực vật
hoang dã ăn được ở một số quốc gia TT Tên bài Tên Họ Giá trị tịnh Phân bố | Nguồn WEPs dưỡng
1 Abrus Fabaceae | Protein, Ca, Fe, | Cameroun | Glew et precatorius L K,Na, Mg, Mn, al.,
Zn 2010
2 Burnatia | Alismataceae | Protein, Ca, Fe, enneandra K, Na, Mg,
Micheli Mn, Zn 3 Cadaba — | Capparidaceae | Protein, fat, Ca,
farinosa Fe, K, Na, Mg, Mn, Zn
Trang 24
4 Agave Agavaceae Protein Mexico | Lopez-
Trang 25oleifera Lam 16 | Leptadenia | Aselepiadaceae | Protein, fat, Ca, hastate P Decne
17 Borassus Arecaceae Protein, zn Sahel Glew et
aethiopum Region al.,
Mart 2005
18 | Tamarindus Fabaceae | Carbohydrate,
indica L protein va fat
19 Portulaca Portulacaceae | Protein va fat | India, Iran | Aberou oleracea L mand &
20 | Asparagus | Asparagaceae | Protein va fat Deokul
officinalis L e,
2009
(Nguon Ermias Lulekal, Zemede Asfaw, 2011)
Nhìn chung, việc nghiên cứu về phân loại, sinh thái, tầm quan trọng cũng như đánh giá các mô hình gây trồng và phát triển các loài thực vật hoang
dại hữu ích trên thế giới đã có nhiều kết quả Các kết quả đều khẳng định việc
gây trồng, phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững thì những loài hoang dại
hữu ích này sẽ có vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho người dân miền
núi, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh lương
thực, ôn định xã hội đồng thời đóng góp rất lớn trong quá trình bảo vệ và phát
triển rừng [9]
1.2.2 Tình hình nghiên cứu rau dại ăn được trong nước
Trang 26tiến hành rất sớm, đặc biệt là những công trình về cây thuốc và vị thuốc của các danh y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14), Hải Thượng Lan Ông Lê Hữu Trac (thé
kỷ 18)
Đến đầu thế kỷ 20 việc nghiên cứu về tài nguyên thực vật rừng, đặc
biệt là tài nguyên cây rau rừng mới rõ nét, trước tiên phải kể đến các nghiên
cứu của các tác giả người Pháp: M.H Lecomte, A Chevalier, H Guibier
Trong các công trình này, song song với việc nghiên cứu, mô tả các kiểu thảm thực vật, các kiểu rừng, các loài cây thì các tác
cũng ghỉ nhận giá trị sử
dụng của chúng thông qua kinh nghiệm của người đồng bào, trong đó có rất nhiều tri thức về cây rừng làm rau ăn Ví dụ: Trong cuốn “Flore générale de
L indo-chine” (Thực vật đại cương Đông dương), tập 5, do M.H Lecomte chủ
biên (1910) có mô tả cây Lá bép (Gnerm gnemon) với giá trị sử dụng là rau
ăn Điều này cho thấy, việc nghiên cứu cây rau rừng phải dựa vào và bắt đầu
từ những trí thức dân gian Kết quả nghiên cứu của các tác giả người Pháp đã
đặt nền móng cho những nghiên cứu về thực vật, về cây rau rimg [5]
Các nhà khoa học người Việt Nam tiếp tục nghiên cứu về hệ thực vật
Việt Nam, có thể nói rằng, ấn phẩm “Sổ /ay rau rừng” của Từ Giấy, Vũ Văn
Cân ấn hành lần đầu vào năm 1963 là công trình đầu tiên về rau rừng ở Việt
Nam Công trình đã thống kê được 620 loại rau (128 loài rau hoang dại); 433
loại củ, quả, hạt; 144 loại nắm, rong có thể ăn được Kết quả nghiên cứu có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, giúp bộ đội và thanh niên xung phong thu hái được
một nguồn rau xanh, dược liệu lớn, phục vụ cho chiến đấu, kết quả nghiên
cứu cũng là tiền đề quan trọng cho các công trình nghiên cứu về rau rừng sau
này [8]
Theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Chỉ vào năm 1976 , có 145 loài
dùng để làm rau ăn thuộc 61 họ thực vật, trong đó có 10 họ có số cây dùng
Trang 27Ráy và họ Dền Trong một nghiên cứu khác khi thống kê về các loài cây có ích ở Việt Nam năm 1993, tác giả Trần Đình Lý đã chỉ ra, trong tơng số 1900
lồi cây có ích có 226 loài cây ăn được và trong số đó có 47 loài là cây rau ăn mọc hoang đại [4], [17]
Đến năm 1994, một công trình nữa về rau rừng đã được ấn hành, đó là
cuốn “Một số rau dai Gn được ở Uiệt Nam ” của tác giả Nguyễn Tiến Ban, Bùi
Minh Đức Trong ấn phẩm này, có 113 loài rau ăn được nghiên cứu, có những
cây rau rừng nồi tiếng, mang tính đại diện cho vùng miễn, ví dụ: Bò khai, rau
Hiến (vùng Đông Bắc); rau Sắng ( vùng Bắc bộ) ; rau Bép (Trường Sơn, Tây Nguyên), Bông điên điển (Tây Nam bộ) ., cũng trong ấn phẩm này, có 15 loài cây rau độc đối với con người được mô tả Do đó, để rau rừng có thẻ thị
trường hóa được thì vấn đề nhận biết rau rừng, phân tích thành phần hóa học và xây dựng mô hình thâm canh là rất cần thiết [1]
Các loài rau rừng được dé cập ở trong các công trình trên cũng đều
thông qua kinh nghiệm sử dụng của người dân bản địa và vẫn thu hái ngoài tự
nhiên, chưa có mô hình thâm canh, cũng như chưa có nhiều kết quả phân tích
về giá trị dinh dưỡng
Công trình nghiên cứu về rau rừng một cách tông thể còn rất ít, mặc dù
trí thức bản địa về rau rừng là rất lớn, hệ thực vật Việt nam rất phong phú
Trong công trình đồ sộ về hệ thực vật Việt Nam: Cây cỏ Việt Nam, của tác giả
Pham Hoàng Hộ, có 169 loài rau ăn hoang đại được mô tả, mặc dù không có
các kết quả về phân tích dinh dưỡng nhưng đây là nguồn tài liệu quan trọng
để nhận biết, xác định danh pháp các loài rau rừng [10]
Vai trò LSNG đối với sự phát triển kinh tế đã được khẳng định, điều
này được thể hiện khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua đề
án: Bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn (2006 - 2020), trong khuôn khổ dự
Trang 28
thực phẩm được thống kê, trong đó có 18 loài rau rừng phổ biến Trong công
trình này, các loài rau rừng được mô tả kỹ về hình thái, phân bố, đặc điểm
sinh học, công dụng, kỹ thuật nhân giống gây trồng, khai thác, chế biến bảo
quản và giá trị kinh tế, khoa học bảo tồn, nhiều loài có giá trị dinh dưỡng cao,
ở mức độ quý hiếm được đề cập [12]
Trong nghiên cứu về thực vật hoang dại ăn được của Việt Nam (Edible
wild plants of Viet Nam) do 2 tác giả Youshitaka tanaka và Nguyễn Văn kế
biên soạn, đây là kết quả của dự án điều tra những loài thực vật bản địa sử
dụng làm rau quả, thảo dược, gia vị và thuốc trong một số cộng đồng dân tộc
thiểu số tại Việt Nam, thực hiện trong những năm 1998 — 2003 Công trình đã
thống kê với 130 loài thuộc 59 họ thực vật bậc cao, nghiên cứu tập trung chủ
yếu vào 4 tiêu chí : Đặc điểm thực vật, phân bố, thành phần, và cách sử dụng
[56]
“Trong số hơn 800 loài cây trồng đang được sử dụng, có khoảng 94 loài
rau đang được sản xuất theo mùa vụ và hàng trăm loài rau hoang đại được các
cộng đồng dân cư ở vùng sâu vùng xa sử dụng làm thức ăn Ở Việt Nam việc canh tác các loài rau truyền thống, khai thác rau hoang dại chủ yếu do các hộ
nông dân nhỏ lẻ thực hiện và chưa được định hướng thương mại trong thời gian qua Tuy nhiên hiện nay, nhiều loài rau bản địa đã và đang trở thành các
đặc sản và có triển vọng thương mại thu lợi nhuận cao, như rau Sắng
(Melientha suavis L.), rau Bo khai (Erythropalum scandens Blume), rau Cải méo (Brassica juncera L.), rau Bang (Ficus callosa Willd.), rau Chùm ngây (Moringa oleifera L), rau Rit (Neptunia oleracea Lour.), Dưa mông
(Cucumis sativus L) Rau ban dia giau dinh dưỡng, dễ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt và thích nghỉ cao với điều kiện sinh thái khắc nghiệt Vì vậy, chúng
có thể trở thành các nguồn gen quý cho việc cải thiện gen của các giống rau
Trang 29khí hậu Tại các vùng nông thôn, đặc biệt miền núi, các địa phương hay bị bão
lụt ở miền Trung, các giống rau truyền thống và rau hoang dại có giá trị
không chỉ làm thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày mà còn là cây dược liệu
quí bảo vệ sức khỏe, cung cấp chủ động, trực tiếp cho các địa phương kinh tế
xã hội còn khó khăn Mặc dù có giá trị như vậy nhưng tính đa dạng và độ
phong phú của các loài rau này đang bị giảm sút bởi các tác động của môi khí hậu Chính vì vậy, nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng bảo tồn và sử dụng rau bản địa ở nước
trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và biến
ta, từ đó xác định được một số thách thức chính và đưa ra các khuyến nghị
nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại là rất cần thiết và hữu ích đối các tổ chức
và cá nhân đang nỗ lực quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này vì sức khỏe và sinh kế của con người trong bối cảnh môi trường thay đồi [11]
Tai khu vực miền trung, khi nghiên cứu về tính đa dạng tài nguyên rau rừng ở khu vực Trung trung bộ đã cho thấy: Về thành phần loài rau rừng khu
vực trung trung bộ có 110 loài thuộc 94 chi và 58 họ, tập trung ở những họ như họ Cúc, họ Rau dền, Thầu dầu, Bim bìm, Dâu tằm và các chỉ phô biến đó
la Amaranthus, Ficus, Gynura, Medinilla, Oaxlis, Paederia, Canarium [7]
'Về dạng sống: Các dạng sống của rau rừng là dạng đây leo, cỏ, cây bụi
nhỏ, cây bụi nhỡ có củ dưới đắt, cây thân gỗ Trong các dạng sống đó thì dạng
cỏ chiếm nhiều nhất (46,367%), tiếp đến là thân gỗ (26.36%), dây leo
(13.64%), cây bụi nhỏ (10.92%), ít nhất là cây bụi nhỏ và có củ dưới đất (2.73%)
Về tính đa dạng của rau rừng còn thể hiện theo nhóm sử dụng như là nhóm làm rau, nhóm là rau gia vị, nhóm rau chua Trong đó nhóm làm rau chiếm đa số (66.36%), tiết
nhóm rau chua (16.37%).Mặt khác sự đa dạng của rau rừng còn thể hiện qua
n là nhóm làm rau gia vị (17.27%), cuối cùng là
Trang 30thương mại Trong các công dụng đó thì rau rừng có công dụng làm thuốc
chiếm ưu thế (67.27%), tiếp theo là công dụng dùng làm thực phẩm thuần túy
(45.45%), và thấp nhất là số loại rau thương mai (28.18%)
'Về bộ phận sử dụng: các bộ phận sử dụng của rau rừng rất khác nhau
Có loài chỉ lấy lá và ngọn non, có loài lấy cuống lá và có loài thì lấy cả cây Trong đó thì các loài chủ yếu lấy lá và ngọn non chiếm tỷ lệ cao nhất
(70.91%), tiếp theo là dùng quả và hạt (14.54%), dùng cả cây (8.18%), dùng
cuống lá (dọc) hay thân non, măng (3.64%) và cuối cùng là dùng hoa (2.73%)
Phân bố theo nơi sống: các loài rau phân bố ở gần rừng, ở rừng, ven
rừng chiếm nhiều nhất (52.73%),tiếp theo là ở ven sông, suối, thôn bản, bãi
bằng, đất ngập nước (39.09%), phân bố ở vùng đồi và núi thấp (23.64%)
Các loài rau rừng mà người dân ưa thích và sử dụng nhiều có 35 loài
thuộc 23 họ và 19 chỉ chiếm 58.33% số loài, 65.71% số họ và 35.85% số chỉ
Tập trung chủ yếu ở các họ như họ cà phê, hoa tán, rau dền và các chỉ như
Amaranthus, Oxalis, paederia [7]
Song song với những nghiên cứu về các loại rau rừng thì trong những năm gần đây cũng đã có các hoạt động bảo tồn và phát triển chúng Ví dụ Mô hình bảo tồn và phát triển rau Sắng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, mô hình xây
dựng cơ sở chuyên canh rau rừng thương phẩm công ty Sannamfood (Hà Nội)
Tuy đây cũng là 1 lĩnh vực mới, kết quả còn nhiều hạn chế, song tiềm
năng phát triển còn rất nhiều
1.2.3 Tình hình nghiên cứu rau đại ăn được tại Cù Lao Chàm, TP Hội An, Tỉnh Quảng Nam
Rau rừng được người dân sử dụng từ rất lâu trên đảo, những năm gan
đây, khi du lịch phát triển thì rau rừng đã trở thành một món ăn “đặc sản”
được nhiều du khách yêu thích Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Lương về
Trang 31thống kê được 36 loài rau dại ăn được thuộc 23 họ, và bước đầu tiến hành
trồng thử nghiệm hai loại rau là: rau Mat trai (Emilia sonchifolia (L.) DC.) và rau Chua lè (Emilia gaudichaudii Gagn.) tại vườn thực nghiệm kinh tế sinh thái trên đảo [16] Tuy nhiên cũng chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về đặc
định hướng bảo tồn và phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo
1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ĐẢO CU LAO CHAM,
TĨNH QUẢNG NAM
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
a Vj tri dja lý
Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Cù Lao Cham với 8 hòn đảo, lớn nhất
là đảo Hòn Lao với diện tích 1317 ha, các đảo còn lại có tổng diện tích là 327 ha;
m sinh thái của các loài rau, tình hình khai thác, sử dụng, cũng như
Toad6dialy: 108°23*10”' kinh độ Đông
15”15'20°” đến 1515'15'' vĩ độ Bắc
Cù Lao Chàm cách bờ biển Cửa Đại 15km, cách trung tâm khu phó cổ
Hội An 19km về hướng Đông Đông Bắc
'Về mặt hành chính, Cù lao Chàm thuộc địa bàn hành chính xã đảo Tân
Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
b Địa hình - địa thế
Cụm đảo Cù Lao Chàm chủ yếu là vùng đồi núi thấp,
có dạng hình chóp cụt Độ cao lớn nhất so với mực nước biển dao động từ 70
m đến 200 m Đặc điểm nổi bật của địa hình Cù Lao Chàm là tinh bat
xứng, hướng Tây Bắc - Đông Nam với sườn Đông Bắc hẹp và dốc đứng,
sườn Tây Nam rộng và thoải hơn Đảo lớn nhất là Hòn Lao (Cù Lao Chàm)
có một dải núi chính xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
Trang 32đá tảng bao quanh chân núi rất hiểm trở, bờ biển sườn Đông Bắc tạo bởi các
đoạn bờ thắng hoặc hơi cong, trùng với đứt gãy và khe nứt là các vách đứng,
trơ đá gốc, cao đến 100 m hoặc hơn, đang chịu sự công phá mãnh liệt với quá
trình đổ lở khối tảng lớn; sườn Tây dốc thoải, ít đá tảng, nhiều bãi bồi ven biển độ cao dao động từ 187 m (Đinh Tục Cả) đến 517 m (Đỉnh Hòn ),
bờ biển Tây Nam của đảo lại tạo bởi các đoạn bờ cong lõm xen với các mõm
nhô tạo thành các dạng như vũng, vịnh nhỏ [25]
¢ Địa chất-địa mạo
Cù Lao Chàm là phần kéo đài về phía đông Nam của khối núi đá granit
(đá hoa cương) Bạch Mã — Hai Vân ~ Sơn Trà, hay còn gọi là “phức hệ Hải
'Vân” được hình thành cách đây 230 triệu năm Chúng được lộ lên trên bề mặt
Trái Đất và tạo địa hình núi trên đảo bởi quá trình vận động nâng lên cửa vỏ
Trái Đất đọc các đứt gãy kiến tạo phương Tây Bắc - Đông Nam với sườn Đông Bắc hẹp và dốc đứng, sườn Tây Nam rộng và thoải hơn Bờ biển sườn Đông Bắc với các vách đứng, trơ đá gốc còn bờ biển Tây Nam tạo thành các
dang vịnh nhỏ, với tích tụ cát lắp đầy các cong lõm
Khối đá granit với độ sằn lớn là điều kiện thuận lợi cho sự neo bám của đàn chim Yến Cù Lao Chàm - tắm gương phản chiếu rõ ràng các hoạt
động kiến tạo khe nứt, đứt gãy, chuyển động khối tảng
Trải qua lịch sử kiến tạo trên 300 triệu năm với những pha kiến tạo
thăng trầm của vỏ trái đất, khối granit Cù Lao Chàm đã bị chia cắt mạnh mẽ
bởi các đứt gãy và khe nứt kiến tạo Hệ thống đứt gãy và khe nứt trong các
thành tạo địa chất của vùng phát triển theo 3 phương chính là Tây Bắc - Đông
Nam, Đông Bắc - Tây Nam và á kinh tuyến
Quá trình ngoại sinh với chỉ phối của nguồn năng lượng mặt trời đã góp
phan đáng kể tạo nên sự đa dạng của cảnh quan của đảo đá granit, đó là sản
Trang 33vẫn thể hiện tính phân bậc khá rõ, nhất là trên sườn Tây Nam của đảo, với các bậc < 10 m; 10 — 20 m; 40 ~ 60 m; 80 — 120 m; 180 — 220 m và trên 350 m, các bậc thấp có nguồn gốc mài mòn do biển và các bậc cao là di tích của các bề mặt san bằng [25] d Thỗ nhưỡng Nền địa chính toàn bộ của đảo thuộc niên kỷ tiền Cambbri hình thành trên 2 tỷ năm, loại đá mẹ phổ biến là đá măcma acid và đá biến chất Thổ nhưỡng có nhóm đắt chính: ~ Nhóm đá Feralit vàng đỏ phát triểi trên đá măcma, chiếm tỉ lệ 48%,
Phân bố chủ yếu ở độ cao trên 200m và nơi có rừng tự nhỉ:
- Nhóm đá Feralit vàng nâu, phát triển trên đá biến chất chiếm tỷ lệ
40%, phân bồ chủ yếu dưới 200m độ dốc phổ biến từ 15” - 20”, tầng mùn hầu
như không còn, đất xốp và sâu, phần lớn mắt rừng, cây bụi dây leo phát triển
Dit thích hợp trồng rừng và lập vườn rừng theo kiểu nông lâm kết hợp
- Nhóm đất đốc tụ, phân bó tập trung ở thung lũng hẹp chân núi, sản phẩm rửa trôi bồi tụ Đất có màu nâu xám, tầng mùn khá
~ Nhóm đất cát bồi tụ ven biế
, chiếm tỷ lệ còn lại, đất có kết cấu hạt
thô, màu trắng xám, hình thành các bãi bồi hẹp và cũng là nơi có điều kiện
định cư [25] ø Khí hậu
~ Nhiệt độ: Khu vực Củ Lao Chàm, Hội An nằm trong đới khí hậu nhiệt
đới gió mùa có nền nhiệt độ cao, mùa đông ít lạnh [24]
+ Nhiệt độ thấp nhất: 18,9°C
+ Nhiệt độ cao nhất: 40,7%
+ Nhiệt độ trung bình: 26,1°C
Trang 34Bảng1.3: Nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất tháng, tại Cù Lao Chàm Đặc trưng | 1 |2 |3| 4 |5s|6|7| 5 | 9 |10|11| 12 |Năm NDTB_ | 22,1 | 24,1 |22,9| 26,3 |29.2| 30,6 |29,1] 29,6 | 28,2 | 25.9 | 25,1| 22,7 | 26,3 NDCN |} 31,1 | 32,4]31,7] 35,5 ]37,4] 37,7 |37,5] 38,0 | 34,5] 31,0 | 33,4] 29,5] 38,0 NDTN |16,8 | 18,9|14.7| 20,8 |24.9|25,6 |24.9| 24.1 |24.4| 22.3 |21,2| 17.2 | 14.7 (Nguôn Trạm Khí tượng Thúy văn Hội An, 2010)
- Biên độ nhiệt ngày đêm: Biến đổi tuần hoàn ngày của nhiệt độ là hệ
quả trực tiếp của hấp thụ bức xạ mặt trời Biên độ trung bình ngày đêm của nhiệt độ 6,1 (thang 4), 3,5 (tháng 10) ~ Số giờ nắng trung bình năm: 2200 giờ - Độ ẩm trung bình: 82% Tháng có độ âm lớn nhất là tháng 10, tháng 1 - Độ muối: 32 ~ 34 “Yo
~ Lượng bốc hơi bình quân là 1030 mm, chiếm 50% so với lượng mưa trung bình cả năm Tháng có lượng bóc hơi lớn nhất là tháng 6, tháng 7
- Mưa: Chế độ mưa khu bảo tồn Cù Lao Chàm về cơ bản không khác
biệt nhiều do điều kiện địa lý, địa hình khá đồng nhất và phạm vi diện tích
nhỏ Chế độ mưa mang những đặc điểm chung cơ bản của vùng đồng bing
ven biển Trung bộ [24]
+ Lượng mưa trung bình/năm: 2045 mm
+ Lượng mưa của tháng cao nhất (10):606 mm + Lượng mưa của tháng thấp nhất (6): 20 mm
+ Số ngày mưa trung bình/năm: 145 ngày
Mùa mưa bắt đầu từ tháng § đến tháng 11 chiếm §0% tổng lượng mưa
năm Từ tháng 2 đến tháng 7 thường có mưa giông - Gió:
Trang 35độ gió phân thành 2 mùa rõ rệt:
+ Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, với tốc độ 15 - 20 ms
+ Gió mùa hè thường theo hướng Đông và Đông Nam với những trận bão và áp thấp nhiệt đới nên tốc độ gió rất cao 40 m/s
- Mùa mưa bão hàng năm vào tháng 9, thang 10 va thang 11
~ Thủy triều và sóng: khu vực Cù Lao Chàm chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều, buôi chiều có sóng lớn Phụ thuộc vào chế độ gió, chế độ sóng
vùng cửa biển Hội An - Củ Lao Chàm cũng bao gồm 2 hệ thống:
+ Sóng mùa Đông có hướng Đông Bắc và Đông, cao từ 1,5 — 3m ngoai khơi và 1,5m ven bờ
+ Sóng mùa hè nhỏ, có hướng Tây Nam (ngoài khơi) và Đông Nam (ven bờ) [24], [25]
# Thực trạng rừng của khu DTSQ Cù Lao Chàm
Theo Quyết định số 98/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Nam, thì khu rừng Củ Lao Chàm thuộc loại rừng đặc
dụng, với hiện trạng rừng như sau:
- Rừng Cù Lao Chàm nằm trên Hòn Lao thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành
phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Tổng diện tích tự nhiên: 1.549 ha, chia ra:
+ Diện tích đất lâm nghiệp: 1.490 ha, trong đó:
* Đất có rừng: 536 ha (gồm rừng tự nhiên 532 ha, rừng trồng 04 ha),
tương đương với độ che phủ khoảng 33%
* Đất chưa có rừng: 954 ha
Trang 36Bảng 1.4 Hiện trạng rừng Cù Lao Chàm Don vi tinh: Ha Tổng Đất quy hoạch cho lâm nghiệp Cá ae „ | diện Đất có rừng ĐẤt chưa có rừng Đơn | Tiểu | tich DT đất Rừng loại vị | khu lim | Rừng| _ đất tự nghiệp Tổng| tự | , |Tổng|IA| IB | IC trồng khác nhiên nhiên Tan | 213 | 982 | 928 [377] 373 | 4 | 55I [8S|125|341I| 54 Higp| 214 | 567 | 562 | 159] 159 | 0 | 403] 0] 0 [403] 5 Tong 1.549| 1.490 | 536 | 532 4 | 954 | 85|125| 744} 59 (Nguồn: Quyết định số 98/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007, UBND tinh Quảng Nam)
Ngoài ra, từ năm 1986 theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của
Hội đồng Bộ trưởng, khu rừng Cù Lao Chàm đã được Nhà nước công nhận là rừng đặc dụng thuộc loại bảo tồn thiên nhiên loài - sinh cảnh Tuy nhiên cho
đến nay, rừng đặc dụng vẫn chưa có Ban Quản lý để quản lý theo quy chế
rừng đặc dụng hiện hành của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 Hiện nay, UBND xã Tân Hiệp là cơ quan quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, bên cạnh sự tham mưu,
giúp đỡ của Kiểm lâm địa bàn cấp xã
ø Các loại sinh cảnh rừng Khu DTSQ Cù Lao Chàm
Tai khu DTSQ Cù Lao Chàm có 4 kiểu sinh cảnh rừng: sinh cảnh rừng kín thường xanh cây gỗ lớn (SC1), sinh cảnh rừng kín trung bình thường xanh (SC2), sinh cảnh rừng cây gỗ thưa rải rác (SC3) và sinh cảnh rừng cây bụi trảng cỏ (SC4) [25]
- Sinh cảnh rừng kín thường xanh cây gỗ lớn
Trang 37trên 50 đến 500 m, thường ở những nơi có độ dốc lớn từ 20° - 25” rải rác
thành 2 dãy chạy dọc sườn núi Sinh cảnh này tập trung chủ yếu các cây gỗ có độ cao từ 8 đến 25 m thuộc các loại cây thuộc họ: Trôm (Sterculiaceae), Dâu
tim (Moraceae), Thau Dau (Euphorbiaceae), Dau (Dipterocarpaceae) bao
gdm cac loi nhu: Chd nau (Retusus Blume), Cho den (Parashorea stellata), Mit nai (Atocarpus melinoxyla), Huynh (Tarrictia javanica), Gy lau (Sindora tonkinensis), Lim vang (Peltophorum dasyrrhachis)
- Sinh canh rimg kin trung bình thường xanh
Thường nằm tiếp giáp với sinh cảnh rừng kín thường xanh và nằm rải
rác tại các đồi núi có độ cao thấp hơn so với sinh cảnh rừng kín thường xanh,
có độ dốc nhỏ từ 15” -20” Bao gồm các loài cây thuộc họ: Dâu tằm
(Moraceae), Xoài (Anacardiaceae), Xoan (Meliaceae) gồm các loài như: Mit (4rtocarpus heterophyllus Lamk.), Mit nai (Atocarpus melinoxyla), S6p (Ficus annulata), Son rimg (Toxicodendron succedenea (L.) Mold.), Lon bon (Lansium domesticum)
- Sinh cảnh rừng cây gỗ thưa rai rác
Bao gồm rừng trồng và rừng nghèo, tập trung chủ yếu các cây gỗ thấp,
dây leo Ở đây không có các cây gỗ lớn, chủ yếu các cây gỗ có độ cao từ 1 đến 8 m Rừng có độ dốc thấp, kéo dài xuống sát bờ biển Bao gồm các loài
cây thuộc họ: Bứa (Guttiferae), Loc Vimg (Lecythidaceae), Mua (Melastomataceae), Dâu tầm (Moraceae), Sim (Myrtaceae), bao gdm các loài như: Sộp (Fiews annuiara), Keo gỗ (Acacia harmandiana), Bứa (Guiwiferae oblonggifolia), Mua (Melastoma normale), Sung 1a rng (Ficus stricta), Tuế (Cycas revoluta), Ding dinh (Caryota mitis), Loc vimg
(Barringtonia acutangula (L.) Gaernt)
- Sinh cảnh rừng cây bụi trảng cỏ
Trang 38của đảo Bao gồm các cây ho Cé (Poaceae), Céi (Cyperaceae), Bim Bim (Concolbulaceae), Cúc (Astaraceae), Sim — (Myrtaceae), Mua
(Melastomataceae) bao gồm các loai nhu: Oi (Psidium guazava L.), Mua
(Melastoma normale), Bim Bim (Jpomea eberhardii) [25] h Giá trị tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên biển
Khu biển Cù Lao Chàm bao gồm S175 ha mặt nước, với khoảng 16Sha
rạn san hô, 50ha thảm cỏ biển với nhiều loại hải sản có giá trị San hô: tập
trung chủ yếu ở phía Tây nam đảo cù lao chàm và hầu hết các đảo nhỏ khác
Tổng diện tích các rạn san hô được ước tính khoảng 20ha Một số bãi ngầm
có độ sâu lớn phía tây đảo Cù Lao Chàm với phân bố các thảm san hô cứng thuộc nhóm san hô không rạn, tạo nên những cảnh quan hấp đẫn ở độ sâu 20-
35m Rong biển: Tổng số rong biển được phát hiện là 76 loài thuộc 4 ngành
rong, trong đó có 29 loài được bổ sung cho khu hệ rong biển trong khu bảo
tồn biển Cù Lao Cham Co bi
: được ghi nhận tại 6 khu vực chủ yếu là phía
: Bãi Bắc, Bai Ong, Bai Chồng, Bãi
Bim, Bai Huong va Bãi Nân), chiếm diện tích phân bố là 50ha, chủ yếu tập Tây và Tây Nam Cù Lao Chàm (gỗi
trung tại Bãi Ông (20ha) Thân mềm: có 66 loài thân mềm sống phụ thuộc vào
các loại san hô, thuộc 43 giống và 28 họ đã được ghỉ nhận Tôm hùm: có 4 loại tôm hùm Da gai có 16 loài thuộc 9 giống và 8 họ da gai Cá rạn san hơ: có 270 lồi thuộc 105 giống và 40 họ cá rên các rạn san hô trong vùng nước
của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm [25]
- Tai nguyên rừng
Rừng Cù Lao Chàm vẫn được đánh giá là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen
đông, thực vật quý hiếm Ngoài kiểu rừng kín thường xanh, tại sườn phía
Trang 39sến đất, huyết giác và cỏ cứng Tại sườn Tây Bắc đặc trưng nhất là thảm phong lan với loài Huyết Nhung tía gần như thuần loại Theo thống kê cho
thấy hệ thực vật cù lao chàm có 499 loài thuộc 352 chỉ, 115 họ của 5 ngành
thực vật bậc cao có mạch Trong đó có 342 loài có ích, trên 60% tổng số loài
có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau Nhóm cây làm thuốc có sự
tập trung nhiều nhất, có 116 loài (chiếm 22,8% số loài thống kê được) Trong
nhóm cây làm thuôc đáng chú ý có Hoàng Nhan, cỏ Xước, Bạch Lộ, Lạc
Tiên, Mã Đề và một số loài trong họ Gừng Nhóm cây cảnh đáng chú ý nhất là Tuế và cây xanh, phong lan
Hệ động vật cũng khá phong phú với 12 loài thú, 13 loài chim, và 5 loài
ếch nhái Trong đó đáng chú ý có khi đuôi dài và chim yến là 2 loài được đưa
vào sách đỏ động vật Việt Nam [25]
1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội Cù Lao Chàm
a Dan sé, dân tộc và lao động
- Tổng số dân toàn xã Tân Hiệp theo thống kê từ Ủy ban nhân dân xã Tân Hiệp năm 2010 là khoảng 3000 người, bao gồm 528 hộ sống chủ yếu ở Bãi Làng và Bãi Hương - Dân cư chủ yếu sống bằng nghề khai thác thủy sản Cơ cấu lao động theo ngành nghề như sau: + 75% hộ ngư dân (gồm mành, câu và lưới chài) + 15% hộ nông nhiệp + 10% hộ thương nghiệp buôn bán nhỏ b Kinh tế - xã hội ~ VỀ sản xuất:
Sản xuất trên đảo vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, mang tính chất tự cung
tự cấp Cư dân trên đảo chủ yếu sống bằng các nghề như đánh bắt thủy sản và
Trang 40
chưa thuận tiện nên nông nghiệp trên đảo chỉ mang tính chất ước lệ chứ
không đủ cho như cầu tại chỗ cho nhân dân trên đảo Phần còn lại chủ yếu
dựa vào nghề cá nhưng quy mô đánh bắt còn thấp vì dân cư không có đủ khả năng đầu tư vào các đội tàu thuyền chuyên dùng phục vụ cho đánh bắt xa bờ, sản lượng hàng năm chỉ đạt 1000 tắn
Chính vì vậy nếu như kinh tế chỉ dựa vào sản xuất là nguồn thu nhập
chính thì đời sống cư dân rất khó được cải thiện, nếu đầu tư vốn để tạo ra đội
tàu đủ mạnh thì mức vốn quá lớn Hơn nữa, cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá
hầu như chưa có gì, còn nếu đánh bắt gần bờ và khai thác san hô sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và môi trường thiên nhiên tại đảo, gây
thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế của địa phương
~ Về thương mại:
Thương mại trên đảo Cù Lao Chàm còn khá nhỏ lẻ do các hộ tư nhân, cá thê thực hiện Toàn bộ hoạt động thương mại đều diễn ra tại một chợ mới
được xây dựng ở Bãi Làng (186 m°) việc trao đổi diễn ra chủ yếu dưới hình
thức tự phát Các tiêu thương trên đảo theo tàu về đắt liền mua hàng hóa rồi chuyển ra bán lại cho nhân dân trên đảo, đồng thời thu mua một số hàng đặc