1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nghiên cứu văn hóa quan họ làng Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

151 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 36,66 MB

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu văn hóa quan họ làng Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã trình bày tổng quan về làng và văn hóa quan họ làng Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; đề cập đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân ca quan họ ở đây.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH 'TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

NGUYÊN HÀ NINH

NGHIÊN CỨU VĂN HOÁ QUAN HỌ LÀNG

BO SON, PHUONG VO CUONG, THÀNH

PHO BAC NINH, TINH BAC NINH

Trang 2

LOI CAM ON

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS

Nguyễn Chí Bên là người thầy tâm huyết đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ

tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy lớp cao

học 2009-2011; các thầy, cô khoa Sau đại học trường Đại học Văn hóa Hà Nị lãnh đạo và các đồng nghiệp tại nơi tôi công tác là Phòng Văn hóa và Thông tin

thành phố Bắc Ninh, đặc biệt là các anh chị ở Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tinh, các nghệ nhân Quan họ Bồ Sơn đã cung cấp tư liệu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong

quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù đã có rất nhiều có gắng nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn cũng

như những hạn chế của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những khiếm

khuyết nhất định Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày _ tháng - năm 2011

Trang 3

MUC LUC CHUONG 1: TONG QUAN VE LANG BO SOI trí địa lý và đơn vị hành chính lành phần dân cư ời sống kinh tế hồng tổ chức chính trị - xã hội 1.5 Truyền thống lịch sử - văn hóa 1.5.1 Bồ Sơn - một làng cổ, có lịch sử hàng nghìn năm 16 1.5.2 Truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước 17

1.5.3 Truyền thống lao động cần cù, năng động và sáng tạo 24

1.5.4 Phong tục tập quán xưa 21

1.5.5 Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo 29

1.5.6 Đời sống văn hoá hiện nay 33

.36

1.6.1 Đình Bồ Sơn 36

1.6.2 Chùa Bồ Sơn 38

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA QUAN HỌ LÀNG BÒ SƠN

Trang 4

2.3.1 Về mối quan hé cha anh, chạ em và kết bạn Quan họ giữa Bồ Sơn và Khả Lễ 57 2.3.2 Về mối quan hệ chạ anh, chạ em và kết bạn Quan họ giữa Bồ Son va Y Na 5T

2.4 Tổ chức và sinh hoạt Quan họ ở Bồ Sơn

2.5 Các nghệ nhân Quan họ làng Bồ Sơn

2.5.1 Các tiêu chí xác định nghệ nhân Quan họ 62

2.5.2 Các nghệ nhân Quan họ Bồ Sơn 78

CHƯƠNG 3: BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOA TRUYEN

'THÓNG DÂN CA QUAN HỌ LÀNG BÒ SƠN

lâu dài

3.2 Thực trạng sinh hoạt Quan họ ở Bồ Sơn hiện nay 3.3 Bảo tồn di sản văn hoá Quan họ làng Bồ Sơn

3.3.1 Quan điểm bảo tồn 99

Trang 5

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Bắc Ninh - Kinh Bắc, miền Quan họ ngàn năm văn hiến, nơi đây có

dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ, có núi Hồng Vân, có chùa Phật Tích, có những

người con giai, con gái cần cù lao động, thiết tha yêu đời Những liền chị Cầu Lim, những liền anh Khúc Toại đẹp nét, đẹp người, đẹp cả nhời ăn tiếng nói Quan họ

trọng nhau vì nết, mến nhau vì tình, say nhau giọng hát dân ca Mùa xuân về họ rủ

nhau cùng trảy hội cầu vui Trong những ngày hội các làng Quan họ gốc trải suốt

rộng dài Giêng Hai ấy, tiếng ca Quan họ vừa say đắm hoà quyện cùng tiết xuân đầm ấm ở không gian trung tâm hội, lại vừa thiết tha trong các cuộc hát canh thâu

đêm suốt sáng, kỳ cho “mãn võ tàn canh” mới thôi ở “nhà chứa” từng ngõ xóm

Không khí tràn ngập niềm vui rạo rực ấy đã ra đời cách ngày nay nhiều trăm

năm Ví sáng tạo của người Quan họ, quá trình tồn tại của Dân ca quan họ Bắc

Ninh là một quá trình liên tục sàng lọc cái cũ, phát triển cái mới, từ không gian, bài

bản tới các hình thức diễn xướng cho phù hợp với con người và cuộc sống của từng

thời kỳ mà Quan họ tồn tại Chính vì vậy, mãi đến tận hôm nay, Dân ca Quan họ Bắc

Ninh vẫn đang ngày mỗi ngày nở hoa kết trái, đã trở thành một tài sản phi vật thể đặc biệt quý giá với những đặc trưng tiêu biểu mà ta khó có thể tìm thấy ở những loại hình

dân ca, nhạc cổ truyền khác

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình có thiết chế văn hố hồn chỉnh và ơn

định Thiết chế ấy là sự hợp thành của cả 3 yếu tố: Tổ chức (bọn Quan họ), cơ sở

vật chất (nhà chứa) và phương thức hoạt động (giao lưu của các bọn Quan họ kết

Trang 6

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình ca đối giọng, có nhiều làn điệu (xưa gọi là giọng) Cho tới nay các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được 213 giọng (làn

điệu) khác nhau, mỗi giọng lại có bài ra, bài đối và dị bản

Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật thi ca Mỗi giọng là một ca khúc hoàn chỉnh, nhạc và lời gắn bó hữu cơ với nhau Có thể nói, Dân ca Quan họ là sự kế thừa và sáng tạo từ các loại hình dân ca,

nhạc cô vốn có của vùng Quan họ và nhiều vùng của đất nước

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình có nhiều hình thức diễn xướng Cho tới giữa thể kỷ trước, Quan họ có 4 hình thức diễn xướng là hát chúc mừng, hát thờ, hát hội, hát canh Mỗi hình thức có địa điểm riêng, thời gian riêng và tuân thủ

theo lễ lối riêng rất qui chỉnh

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là biểu hiện tình cảm của những người Quan họ,

tình cảm trong sáng, thuỷ chung, trân trọng, quý trọng và đề cao lẫn nhau chứ

không riêng là tình yêu nam nữ như các loại hình dân ca giao duyên khác Đặc

biệt, đỉnh cao của tình cảm ấy là sự bình đăng, toàn diện giữa nam và nữ (cụ thể là

các liền anh, liền chị)

Sự hoà quyện thống nhất của tất cả những nét đặc trưng tiêu biểu trên đã tạo

cho Dân ca Quan họ Bắc Ninh có sức lan toả và thu hút sự mến mộ của không những người trong nước mà cả bạn bè, du khách quốc tế Chính vì vậy, ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại thủ đô Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, ƯNESCO đã công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là “Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”

Đó là niềm vinh dự và tự hào vô hạn của nhân dân vùng Quan họ, tỉnh Bắc Ninh và cả nước, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao trong việc bảo tồn, phát

Trang 7

1.2 Làng Bồ Sơn nằm ở phía Tây Nam thành phó Bắc Ninh, có đường quốc

lộ 38 chạy qua và gần đường cao tốc 1A mới (Hà Nội - Lạng Sơn) nên rất thuận

tiện cho giao thương kinh tế và văn hoá - xã hội Theo sự biển

ng của lịch sử,

làng Bồ Sơn có nhiều thay đổi về địa giới hành chính Làng Bồ Sơn như tên gọi của nó ở vào địa thế đẹp vừa có ruộng đồng bằng phăng màu mỡ, lại có núi đồi ao hồ rộng, nhiều cây cổ thụ xanh tươi Làng Bồ Sơn có truyền thống văn hoá lâu đời

sắn liền với các hoạt động văn hoá Quan họ Các nghệ nhân Quan họ làng Bồ Sơn

có nhiều tâm huyết trong việc giữ gìn và truyền dạy Quan họ cho các thế hệ sau 1.3 Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước, Dân ca Quan họ Bắc Ninh cần được bảo tồn và phát huy ngày càng trở nên

có ý nghĩa và thiết thực hơn Đặc biệt hơn trong thời kỳ tồn cầu hố hiện nay, khi

đất nước ta đã hội nhập với thế giới thì việc bảo tồn những yếu tố văn hoá truyền

thống ngày càng trở nên cắp thiết hơn bao giờ hết dé đảm bảo “hồ nhập mà khơng

hồ tan” trong việ

giao lưu văn hoá với các nước khác trên thế giới Chính vì vay,

một trong những vấn đề cấp bách trong sự nhiệp xây dựng nền văn hoá ở nước ta đã được Đảng ta xác định tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trương ương Đảng khóa VIII: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là

cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hoá truyền thống

(bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thẻ và văn hoá

phi vật thể”

Nghiên cứu Dân ca Quan họ Bắc Ninh ở làng Bồ Sơn nhằm góp phần tìm hiểu những giá trị văn hoá dân gian truyền thống tiềm ẩn trong cách hát, lối hát,

giong điệu, hình thức diễn xướng và trang phục, giúp chúng ta bảo tồn và phát huy hình thức dân gian này trong cuộc sống hiện nay Ngoài ra việc nghiên cứu này

còn góp phần tìm hiểu, lý giải nguồn gốc, các tiêu chí xác định làng Quan họ gốc,

Trang 8

một hoạt động cần thiết giúp chúng ta trong việc “bảo tồn và phát huy các giá

văn hoá phi vật thé”

Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên phương diện thực tiễn và lý luận trong việc sưu tầm, nghiên cứu dân ca nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hoá truyền thống, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu văn hoá Quan họ làng Bồ Sơn -

Phường Võ Cường - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp cao học Văn hoá học - Đại học Văn hoá Hà Nội

2 Tình hình nghiên cứu

Từ lâu đề tài về dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được rất nhiều người quan tâm

và tìm hiểu, nghiên cứu dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau phản ánh khá

rõ về các nét đặc sắc của văn hoá Quan họ Nhưng để nghiên cứu cụ thể về từng

làng quan họ gốc thì chưa nhiều Một số tài liệu có liên quan đến hướng nghiên

cứu của đề tài:

2.1 Các công trình nghiên cứu về quan họ Bắc Ninh

Đăng Văn Lung, Quan họ - Nguằn gốc và quá trình phát triển, Luận án PTS Van hoc, 1980, 2001

Hoàng Tiêu, Sơ bộ khảo sát về dân ca quan ho Bắc Ninh, Luận văn cử nhân

khoa học lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp, 1966, 140tr

Nguyễn Đình Bưu, Bàn thêm về quan họ, Văn hoá dân gian, 1985

Nguyễn Thị Vân Anh, Hội hát quan họ vùng Kinh Bắc, Luận văn cử nhân khoa học, Đại học Văn hoá, 1998, 73 tr

Trang 9

Hoàng Thị Mai Hương, Sinh hoạt văn hoá Quan họ ở một số làng Quan họ thuộc tính Bắc Ninh, 2008

2.3 Các công trình nghiên cứu về các làng quan họ gốc khác

Đỗ Thị Thuỷ, Văn hoá truyén thống làng Viêm Xá, Luận văn Thạc sỹ Văn

hoá học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2003, 127 tr

Nguyễn Thị Hường, Viêm Xá - Một làng quan họ cổ, Luận văn cử nhân khoa học, Đại học Văn hoá, 2004, 72 tr

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Làng Bồ Sơn là 1 trong 31 làng Quan họ gốc trên địa bàn thành phố Bắc

Ninh Luận văn tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu về tục lệ, lễ hội, sinh hoạt quan họ

của các liền anh, liền chị làng Bồ Sơn Để có thêm những tư liệu so sánh đánh giá,

đề tài mở rộng nghiên cứu thêm một số làng Quan họ gốc khác như: Làng Viêm

Xá hay còn gọi là làng Diềm (xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), làng Y Na (phường Kinh Bắc, thành phó Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), làng Khả Lễ (phường Võ Cường, thành phó Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

3.2.1 Về không gian

Tập trung chủ yếu nghiên cứu khơng gian văn hố tổ chức hát quan họ tại

làng Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Ngoài ra chúng tôi cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu đến một số không gian văn hoá khác

như: làng Viêm Xá (xã Hoà Long), làng Y Na (phường Kinh Bắc), làng Khả Lễ

Trang 10

Luận văn xác định nghiên cứu quá trình hình thành và tổn tại cho đến ngày nay của dân ca Quan họ làng Bồ Sơn Đồng thời nghiên cứu sự quan tâm cũng như

cách truyền dạy và bảo lưu những nét đẹp của văn hoá Quan họ ngày nay tại làng

Bồ Sơn để từ đó góp phần vào việc bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ Bắc Ninh

nói chung

4 Mục đích nghiên cứu

- Tim hiểu những nét tổng quan về làng Bồ Sơn trên các mặt: Vị trí địa lý,

lịch sử làng, đặc điểm dân cư, đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội

~ Nghiên cứu nội dung và hình thức hát dân ca Quan họ ở làng Bồ Sơn xưa và nay trên một số nét cơ bản như: địa điểm hát, thời gian hát, những tục lệ, lễ hội

và sinh hoạt Quan họ Đồng thời tìm ra những mặt tích cực, mặt hạn chế, tồn tại

trong công tác quản lý nhà nước về Dân ca Quan họ Bắc Ninh - di sản văn hoá phi

vật thể đại diện của nhân loại, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất cho việc bảo tồn

và phát huy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong điều kiện hiện nay

- Tìm hiểu dân ca Quan họ làng Bồ Sơn trong mối quan hệ với các làng

Quan họ gốc khác như: làng Viêm Xá (xã Hoà Long), làng Y Na (phường Kinh

Bắc), làng Khả Lễ (phường Võ Cường)

5 Phương pháp nghiên cứu

~ Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn hóa học: sử học, văn hóa học dân gian, dân tộc học, văn hóa, xã hội học

- Sử dụng các phương pháp khảo sát điền đã thực địa tại địa phương, quan sát, tham dự, miêu ta, ghi chép, ghi hình, ghi âm phỏng vấn nhân dân và các nghệ

Trang 11

Trên cơ sở những nguồn tài liệu có được, người viết tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa dé phân tích, đánh giá, đối chỉ

, so sánh để làm nỗi bật vấn đề nghiên cứu 6 Những đóng góp của luận văn

~ Nghiên cứu phân tích những giá trị văn hóa của Dân ca Quan họ làng Bồ Sơn như một loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và tiêu biểu trong các hình thức

diễn xướng dân gian của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, góp phần vào việc bảo

tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

- Tìm hiểu Dân ca Quan họ làng Bồ Sơn trong mối quan hệ với các làng Quan họ gốc khác như: làng Viêm Xá (xã Hoà Long), làng Y Na (phường Kinh

Bắc), làng Khả Lễ (phường Võ Cường)

~ Phân tích những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước

về Dân ca Quan họ, bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy Dân ca

Quan họ làng Bồ Sơn nói riêng và Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói chung trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về làng Bồ Sơn Chương 2: Văn hóa quan họ làng Bồ Sơn

Trang 12

CHUONG 1: TONG QUAN VE LANG BO

SON

1.1 Vị trí địa

ý và đơn vị hành chính

Làng Bồ Sơn (còn gọi là Bò Sơn hay làng Bò), nay là khu Bồ Sơn, thuộc

phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Bồ Sơn nằm ở trung tâm

phường Võ Cường, phía Đông giáp thôn Thượng (xã Khắc Niệm) và khu 5 (phường Đại Phúc), phía Tây giáp khu Hòa Đình (phường Võ Cường), phía Tây

Nam giáp khu Khả Lễ (phường Võ Cường), phía Bắc và Đông Bắc giáp khu Đọ

Xá (phường Ninh Xá) và khu 10 (phường Đại Phúc)

Trải trường kỳ lịch sử của quê hương và dân tộc, Bồ Sơn đã nhiều lần thay

đổi đơn vị hành chính

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, nơi đây thuộc bộ Vũ Ninh của quốc

gia Văn Lang - Âu Lạc

Thời Bắc thuộc, từ thế kỷ I đến thế kỷ IX sau Công nguyên, vùng Bồ Sơn thuộc huyện Long Biên của quận Giao Chỉ, sau là Giao Châu

Thời phong kiến độc lập tự chủ, Bồ Sơn thuộc châu Cổ Pháp (Bắc Giang)

vào thời Tiền Lê Sang thời Lý thuộc phủ Thiên Đức, đạo Bắc Giang Đến thời Trần, Bồ Sơn thuộc huyện Tiên Du Thời thuộc Minh thuộc châu Vũ Ninh Thời

Hậu Lê, Bồ Sơn thuộc tổng Khắc Niệm, huyện Tiên Du, phi Tir Son, tran Kinh

Bắc Tổng Khắc Niệm bao gồm 8 xã là: xã Khắc Niệm Thượng (bao gồm 2 thôn:

Sơn, Trung, thường gọi là làng Ném Thượng), xã Khắc Niệm Hạ (bao gồm 3 thôn:

thôn Đoài - tức làng Ném Hạ, thôn Đông, thôn Tiền), xã Hiên Ngang (gồm 3 thôn:

Trang 13

Sẻ), xã Xn Ơ (gồm 2 thơn: Đống Trà và Úng Xá), xã Dương Ô (thường gọi là

Đống Cao), xã Vân Khám, xã Hòa Đình (tức Lỗi Đình hay làng Nhỏi)

Thời thuộc Pháp (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), tổng Khắc Niệm trong đó có xã Bồ Sơn được chuyền về huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc

Ninh

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, xã Bồ Sơn vẫn được giữ

nguyên gồm 2 thôn Bồ Sơn và Khả Lễ, thuộc huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh

Năm 1948, xã Võ Cường được thành lập bao gồm các thôn (làng) Hòa Đình, Khả Lễ, Bồ Sơn và Xuân Ó, thuộc huyện Võ Giảng, tỉnh Bắc Ninh

Cuối năm 1949, thị xã Bắc Ninh được tái lập Xã Võ Cường thuộc thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Tháng 10 năm 1957, xã Võ Cường lại được chuyển về huyện Võ Giảng, tỉnh Bắc Ninh Đến tháng 5 năm 1961, xã Võ Cường được

chuyển về huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc Năm 1963, hai huyện Tiên Du và Từ

Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn Xã Võ Cường thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh

Hà Bắc

Tháng 6 năm 1985, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, xã Võ

Cường được tách khỏi huyện Tiên Sơn, chuyển về thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà

Bắc

Ngày 6 tháng I1 năm 1997, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, xã Võ Cường thuộc thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Ngày 25 tháng 01 năm 2006, Thủ tướng chính phủ ra Nghị định số

Trang 14

Ngày 09 tháng 4 năm 2007, Thủ tướng chính phủ ra Nghị định nâng cấp xã 'Võ Cường thành phường Võ Cường Từ đó làng (thôn) Bồ Sơn thành khu Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Qua nhiều thay đổi tên gọi và đơn vị hành chính thuộc các thời kỳ lịch sử

của quê hương và đất nước, từ tên gọi nôm na làng Bò, rồi làng Bồ Sơn, và từ tên

làng trở thành tên xã: xã Bồ Sơn, thuộc các huyện Tiên Du, Võ Giàng, rồi trở thành

một đơn vị của xã Võ Cường từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay với nhiều thay đổi, khi thuộc huyện Võ Giảng, lúc thuộc huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, rồi thuộc huyện Tiên Sơn tỉnh Hà Bắc Và khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Bồ Sơn -

'Võ Cường lại trở về thuộc thị xã và nay là thành phó Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Dẫu

nhiều biến động, đổi thay nhưng Bồ Sơn vẫn trường tồn và phát triển cùng quê hương đất nước, xây dựng và phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp

dựng nước và giữ nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh

Khu Bồ Sơn hiện có diện tích 195 ha, trong đó đất canh tác nông nghiệp chỉ

còn 35 ha, đất cư trú 75 ha và 85 ha giành cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ

1.2 Thành phần dân cư

Dân số Bồ Sơn năm 2009 là 4795 người, 1375 hộ trong đó khoảng 500 hộ là

nhập cư từ nơi khác về, được phân thành 5 cụm dân cư (từ cụm 1 đến cụm 5) Làng xưa có tới 21 dòng họ trong đó có những họ lớn như họ Tạ, họ Nguyễn Văn,

Nguyễn Bá, Nguyễn Hữu, Nguyễn Khắc, Nguyễn Đăng, Lê, Đặng, Vương

Trong công cuộc đổi mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dưới sự

lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, Bồ Sơn từ một làng thuần nông đã nhanh chóng chuyển thành một khu của đô thị Bắc Ninh, dân cư chủ yếu sống

bằng các hoạt động dịch vụ và sản xuất công nghiệp Diện tích canh tác còn lại

Trang 15

hoạt động dịch vụ lương thực, thực phẩm và các hàng tạp hóa, phục vụ công nhân các khu công nghiệp, hoặc làm thợ nẻ, thợ mộc

1.3 Đời sống kinh tế

Bồ Sơn nói riêng và Võ Cường nói chung có vị trí thuận lợi cho phát triển

kinh tế Đây vốn là vùng đất tiếp giáp 3 huyện Võ Giàng, Tiên Du và Yên Phong

xưa, nay thuộc thành phố Bắc Ninh - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội

của tỉnh Bắc Ninh Đất đai có ruộng đồng màu mỡ, lác đác đồi gò rừng cây và xưa

có dòng sông cô Tiêu Tương, Tao Khê chảy qua Nơi đây, các tuyến giao thông

quốc gia đều chạy qua: đường sắt, đường quốc lộ 1A, quốc lộ 38, quốc 16 18,

đường cao tốc 1B, nối Bồ Sơn với Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng,

Quang Ninh và thông thương với mọi vùng miễn trong nước Những lợi thế đó tạo

điều kiện thuận lợi cho Bồ Sơn, Võ Cường phát triển kinh tế, văn hóa

Nhờ chuyển dịch các hoạt động kinh tế và

ch vụ theo hướng phục vụ nhu

cầu của đô thị Bắc Ninh, đời sống của nhân dân Bồ Sơn đã thay đổi và nâng cao

nhanh chóng Đến nay không còn hộ đói, số hộ nghẻo còn rất ít (25 hộ), còn lại là

hộ giàu (50%), hộ khá và hộ trung bình, 100% số hộ có nhà cao tầng hoặc nhà ngói, không còn nhà cấp 4 Các gia đình đều có những đồ dùng, phương tiện sinh

hoạt hiện đại: xe máy, điện thoại, máy thu hình, máy lạnh, giường tủ bằng gỗ đắt tiền Hệ thống điện, đường được xây dựng hiện đại khắc phục tình trạng tối tăm,

ẩm thấp và lầy lội trước đây Hệ thống nước sạch, các công trình vệ sinh được xây

dựng hiện đại, tình trạng ô nhiễm môi trường được ngăn chặn, làm làng Bồ Sơn

đại của đô thị Bắc Ninh

xưa nay đã trở thành khu dân cư văn minh,

1.4 Hệ thống tổ chức chính trị - xã hộ

Ở Bồ Sơn hệ thống tổ chức chính trị - xã hội được xây dựng và củng cố

Trang 16

nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng Bồ Sơn thành khu dân cư

văn hóa

Chỉ bộ Đảng Bồ Sơn có 135 đảng viên, giữ vai trò lãnh đạo trực tiếp và toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của khu Bồ Sơn Hiện chỉ bộ có một cán bộ đảng viên lão thành là cụ Nguyễn Văn Đạm, 91 tuổi, cũng là đảng viên duy nhất có 60 năm tuổi Đảng, có 5 đảng viên 50 năm tuổi Đảng, 15 đảng viên 40

năm tuổi Đảng

Các tổ chức đoàn thể xã hội có: chỉ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

gồm 332 đoàn viên, chỉ hội phụ nữ gồm 900 hội viên, hội cựu chiến binh gồm 175

hội viên, hội người cao tuôi gồm 360 hội viên, trong đó cao tuổi nhất là cụ Nguyễn Văn Trang 99 tuổi, cụ Nguyễn Thị Tuệ 98 tuổi Ngoài ra còn một loạt các tổ chức xã hội khác như hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội đồng học, các câu lạc bộ văn hóa, thể thao như câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ quan họ, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ cầu lông Tắt cả đều nhằm tập hợp các thành phần, lứa tuổi, giới tinh,

nghề nghiệp trong cộng đồng dân cư Bồ Sơn, không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội, thành phần nhằm đoàn kết toàn dân đẩy mạnh các hoạt động kinh tế xã hội, xây dựng đời sống vật chất tỉnh thần của mỗi người dân ngày càng no đủ, giàu có về vật chất, phong phú về tỉnh thần, cùng nhau phấn đấu xây dựng Bồ Sơn trở

thành khu dân cư văn hóa

1.5 Truyền thống lịch sử - văn hóa

1.5.1 Bồ Sơn - một làng cỗ, có lịch sử hàng nghìn năm

Địa hình, cảnh quan sinh thái vùng Bồ Sơn xưa khá phong phú, có những

cánh đồng trải rộng, lác đác có những đổi gò, núi thấp như núi Sẻ, núi Bồ (tên chữ

là núi Thiêm Sơn, núi Cổ Bồ ) và dòng sông Tiêu Tương chảy qua, nay vẫn còn

Trang 17

Tại Võ Cường, ở các địa điểm Chùa Lái, Thùng Lò (thuộc Xuân Ô), các nhà

khảo cổ đã phát hiện và khai quật các di chỉ cư trú của con người từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên Đó là những làng xóm cỗ bên bờ sông Tiêu Tương xưa, có niên đại hơn 2000 năm trước Công nguyên

Tại Bồ Sơn còn lưu truyền về việc cư dân Việt cổ về cư trú ở ba quả núi Thiêm Sơn, Sơn Xuyên, Cổ Bồ sau cùng tụ về núi Giữa - tức núi Cổ Bồ, lập nên làng Bồ Sơn; về nguồn gốc kết nghĩa chạ anh, chạ em giữa Bồ Sơn với Khả Lễ,

giữa Bồ Sơn với Y Na; hay việc thờ thần hoàng là các vị lạc tướng của Hùng

'Vương có công đánh giặc Ân của nhân dân Bồ Sơn, Y Na

Những chứng tích và các nguồn tài liệu đã xác nhận Bồ Sơn là một làng Việt

cổ, có lịch sử lâu đời và tồn tại phát triển cùng với lịch sử dân tộc và quê hương

Bắc Ninh - Kinh Bắc, từ hàng nghìn năm đến ngày nay

1.5.2 Truyền thống đoàn kết đầu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê

hương, đất nước

Là một làng quê có bề dày lịch sử lâu đời, nhân dân Bồ Sơn đã đoàn kết và anh dũng đấu tranh chống thiên tai và địch họa, bảo vệ quê hương, đất nước, xây

dựng và phát triển cuộc sống cộng đồng có trật tự kỷ cương, có tô chức xã hội và

đời sống văn hóa, tỉnh thần phát triển, xứng đáng là một quê hương văn hiến

Truyền thống tiêu biểu của nhân dân Bồ Sơn là lòng yêu quê hương, đất

nước, tỉnh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê

hương đất nước, đóng góp vào truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của quê hương Võ Cường - Bắc Ninh - Kinh Bắc

Từ xưa, nhân dân Bồ Sơn đã tôn thờ và nhớ ơn các lạc tướng của Vua Hùng

Trang 18

được nhân dân tơn thờ làm thần hồng, thể hiện sự tôn vinh những người có công

đánh giặc cứu nước

Thời Bắc thuộc, vùng Bồ Sơn - Võ Cường nằm trong sự cai trị kìm kẹp của

các thế lực xâm lược và thống trị phong kiến phương Bắc Những dấu tích của thời

Bắc thuộc vẫn còn lưu lại ở vùng này với những ngôi mộ gạch có niên đại Hán — Đường, chứng tỏ bọn thống trị đã có mặt ở khắp các làng xã để thực hiện âm mưu xâm lược và đồng hóa Nhưng mặt khác, đã chứng tỏ nhân dân các làng xã, trong

đó có Bồ Sơn đã đoàn kết bám trụ, đấu tranh kiên cường bảo vệ quê hương, bảo vệ

truyền thống văn hóa, tạo nên nguồi

nội lực mạnh mẽ để vùng lên đấu tranh giành

lại quyền độc lập dân tộc bằng các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, của Lý Bôn,

của họ Khúc và cuối cùng là chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm 938 của Ngô

Quyền, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm Bồ Sơn thực sự là một

pháo đài trong cuộc đấu tranh chống xâm lược và đồng hóa của phong kiến Trung Quốc ở những thế kỷ đầu Công nguyên

Thời phong kiến độc lập tự chủ, vùng Bồ Sơn - Võ Cường có vị trí quan

trọng Nơi đây nằm trên con đường thiên lý nối Thăng Long với biên ải Lạng Sơn,

là địa bàn diễn ra các cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống các cuộc xâm lược

của các thế lực phương Bắc Thời Lê, vùng này là trung tâm trấn Kinh Bắc với ly

sở ở vùng Thị Cầu, từng là nơi xảy ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại

của quê hương và dân tộc Tại Xuân Ó, vào thế kỷ XIII, bà Quý Minh đã triệu tập

nghĩa binh trong vùng, phối hợp với quân đội triều đình đánh đuổi giặc Nguyên —

Mông Vào thế kỷ XIX, nơi đây có ông Nguyễn Xuân Phương đã tham gia cuộc khởi nghĩa Cai Vàng, cùng nghĩa quân vây đánh quân nhà Nguyễn ở thành Bắc Ninh

Trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 19

tranh, góp phần vào thành tích của Đảng bộ và nhân dân Võ Cường trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc ta

Thời kỳ 1936-1939, thị xã Bắc Ninh là nơi sớm có tổ chức cơ sở cách mạng,

nơi đồng chí Hoàng Quốc Việt và nhiều vị lãnh đạo tiền bối của Đảng về hoạt

động, xây dựng cơ sở, trong đó có cơ sở ở Hòa Đình - Khả Lễ Chính nhờ vậy,

phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Bồ Sơn được phát động Tháng 5

năm 1945, nhân dân Bồ Sơn, Khả Lễ đã đấu tranh chống lại âm mưu của phát xít Nhật phá lúa trồng đay phục vụ chiến tranh đế quốc Các tổ chức Việt Minh ở địa

phương được xây dựng và phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng cách mạng

nòng cốt tham gia tông khởi nghĩa, cướp chính quyền ở thành phố Bắc Ninh trong

cách mạng tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Bồ Sơn đoàn kết hãng hái tham gia xây dựng chính quyền mới: ngày 06 tháng 01 năm 1946 tham

gia bầu cử Quốc hội, tháng 4 năm 1946 tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân xã,

thành lập Ủy ban hành chính xã Bồ Sơn (gồm 2 thôn: Bồ Sơn và Khả Lễ), do ông Tạ Đình Chính làm chủ tịch xã

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, nhân dân Bồ Sơn đã đoàn kết,

tích cực tham gia các phong trào cách mạng nhằm chống giặc đói, chống giặc dốt,

chống giặc ngoại xâm, phát triển sản xuất, khắc phục hậu quả nặng nề của nạn đói

và lũ lụt năm 1945

Năm 1948, xã Võ Cường được thành lập gồm các thôn (làng) Bồ Sơn, Khả

Lễ, Hòa Đình, Xuân Ô Đồng thời chỉ bộ Đảng cũng được thành lập Dưới sự lãnh

đạo của Đảng và chính quyền, nhân dân Bồ Sơn đã đoàn kết và hăng hái tham gia

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngay trên quê hương mình Thực hiện

Trang 20

tự nguyện tham gia chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, phá dỡ đình, chùa, đảo hằm

hố, cắt đường giao thông nhằm ngăn cản các cuộc tắn công, càn quét của địch.Tổ

chức dân quân du kích địa phương được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự,

cùng với toàn dân xây dựng làng chiến đấu, phá hoại đường xe lửa, đường quốc lộ

1A, quốc lộ 38, tổ chức nuôi dầu, bảo vệ cán bộ, bộ đội, cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến Các cụ bà Bồ Sơn đã nhận đỡ đầu bộ đội huyện Võ Giàng Đặc biệt, lực lượng dân quân du kích đã cùng với nhân dân tô chức nhiều cuộc chiến đấu chống địch đổ bộ càn quét vào địa phương

Năm 1949, quân địch tổ chức nhiều cuộc càn quét và chiếm đóng Võ

Cường Chúng xây bốt, lập tề để kìm kẹp và tiêu diệt lực lượng kháng chiến của

địa phương Đây là thời kỳ khó khăn nhất trong cuộc kháng chiến của nhân dân Bồ Sơn nói riêng và nhân dân Võ Cường nói chung Nhưng dưới sự lãnh đạo của chỉ

bộ Đảng và chính quyền, nhân dân Bồ Sơn đã đoàn kết và anh dũng chiến đấu,

khắc phục mọi khó khăn, giữ vững thế và lực của cuộc kháng chiến Chỉ bộ Đảng đã tổ chức cho nhân dân tản cư lên Bắc Giang, Thái Nguyên Lực lượng ở lại được thành lập Trung đội du kích tập trung, thực hiện bám trụ, vừa sản xuất vừa chiến đấu, bảo vệ xóm làng, giữ vững đường dây liên lạc từ vùng địch hậu ra vùng tự do,

phục vụ cuộc kháng chiến

Cuối năm 1950, theo chủ trương của Đảng, nhân dân Bồ Sơn hồi cư về làng,

tiếp tục vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ kháng chiến Tổ chức Đảng và chính

quyền được củng cố Võ Cường trở thành căn cứ quan trọng của bộ đội thị xã Bắc Ninh Cuối năm 1950, đầu năm 1951 bọn địch tổ chức nhiều cuộc càn quét đánh phá và tiến hành đóng bốt, lập t ở các làng trong xã, trong đó có Bồ Sơn Mặc dù trong

Trang 21

đạo nhân dân tiến hành hàng loạt các cuộc đấu tranh quân sự, chính trị, binh

làm thất bại âm mưu đuổi dân, bắt phu, bắt lính, cướp bóc của cải, giết chóc dân

lành của thực dân Pháp Ngoài ra còn đảm bảo liên lạc, phục vụ lương thực, thực

phẩm và nhân lực cho cuộc kháng chiến

Với lòng yêu nước, tỉnh thần đoàn kết và quả cảm trong công cuộc chiến đấu

chống giặc, bảo vệ làng xóm quê hương và phục vụ tích cực cho cuộc kháng chiến, nhân dân Bồ Sơn nói riêng và nhân dân Võ Cường nói chung đã góp phần xứng

đáng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp thắng

lợi, lập lại hòa bình ở miền Bắc, tạo điều kiện cho cuộc cách mạng giải phóng dân

tộc tiến lên và giành thắng lợi hoàn toàn

Năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhằm

ngăn chặn sự chỉ viện của miền Bắc cho cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân

miễn Nam Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch “Chống Mỹ cứu nước là nghĩa

vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam”, với tinh thần “Tắt cả cho tiền tuyến,

tắt cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc”, nhân dân Bồ Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền xã Võ Cường, đã

cùng nhân dân cả nước tham gia tích cực vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với

lòng quả cảm và tỉnh thần đoàn kết, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh góp phần vào

chiến thắng vĩ đại của dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Hồ Chủ

Tịch

Là địa phương ở vị trí đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng

của quốc gia (đường quốc lộ 1A, đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn, quốc lộ 38,

quốc lộ 1B, lại sát kề thị xã Bắc Ninh và cầu Đáp Cầu, Võ Cường - Bồ Sơn nằm

trong vùng trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ nhằm ngăn chặn sự chỉ viện

Trang 22

Nhận thức được vị trí hiểm yếu đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính

quyền xã Võ Cường, nhân dân Bồ Sơn cùng nhân dân các làng trong xã đã nhanh

chóng triển khai chủ trương của Tỉnh ủy về “động viên thời chiến”, “phòng không

sơ tán, sẵn sàng chiến đấu”, thực hiện tốt các nhiệm vụ vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu, xây dựng hậu phương vững mạnh, chỉ viện kịp thời và có hiệu qua cho

chiến trường miền Nam

Để đảm bảo tính mạng, tài sản và giữ vững sản xuất, toàn dân đã đào hang

nghìn hồ phòng không tại các gia đình, ở nơi sản xuất, phòng tránh thiệt hại trong

các cuộc đánh phá của địch Võ Cường là một địa bàn bị địch bắn phá nhiều nhất,

sây nên nhiều thiệt hại về người và của, nhưng vẫn duy trì được sản xuất phục vụ

đời sống và chiến đấu

Tổ chức Đảng, đoàn thể được củng cố và phát triển, làm nòng cốt để phát

động các phong trào thi đua “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” trong thanh niên và phụ nữ nhằm xây dựng hậu phương vững mạnh Hàng trăm thanh niên đã tự nguyện lên

đường nhập ngũ, tham gia lực lượng thanh niên xung phong, trực tiếp chiến đấu và

phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường Các “tổ trung hậu”, “hội mẹ chiến

sĩ” được thành lập, thu hút các bà, các mẹ, các chị làm công tác động viên thanh niên nhập ngũ, thăm hỏi động viên, giúp đỡ những gia đình có con em nhập ngũ, gia đình thương binh, liệt sĩ

Trung đội dân quân tự vệ Bồ Sơn được thành lập và huấn luyện quân sự,

đảm nhận vai trò nòng cốt trong việc sẵn sàng chiến đấu, phối hợp và giúp đỡ các đơn vị phòng không chiến đấu chống địch bắn phá, giải quyết hậu quả sau mỗi trận chiến ở địa phương, đồng thời bảo vệ các kho tàng, cơ quan nhà nước sơ tán ở địa

phương

Nhiệm vụ sản xuất giữ vững đời sống và chỉ viện các nguồn lực cho chiến

Trang 23

xuất nông nghiệp được duy trì và phát triển, vừa đảm bảo đời sống của nhân dân,

vừa đóng góp nghĩa vụ lương thực, thực phẩm cho nhà nước Chỉ tiêu hàng năm

nhân dân Bồ Sơn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch

“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Bồ Sơn đã dũng cảm vừa sản xuất vừa chiến đấu, đóng góp xứng đáng vào những thành tích của Đảng

bộ và nhân dân Võ Cường: toàn xã có trên 300 thanh niên nhập ngữ, hàng trăm thanh niên tham gia lực lượng thanh niên xung phong, đóng góp nghĩa vụ với nhà

nước 5840 tấn thóc, 815.898 lợn hơi, 800 tắn thuốc lá thái, 440 tấn thuốc lá sấy, 45 tin thuốc lào, hàng chục tắn đậu xanh, lạc, hoa màu các loại 60 chiến sĩ của Võ

Cường đã anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 30 người là thương

bình

Tóm lại, phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ

quê hương, nhân dân Bồ Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đóng góp công sức, tiền của và xương máu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội

chủ nghĩa, 39 người con của Bồ Sơn đã hi sinh anh dũng, 19 người là thương binh và 6 người là bệnh binh Các thế hệ nhân dân Bồ Sơn mãi mãi nhớ ơn những người

con của quê hương đã ngã xuống vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc

Các thế hệ nhân dân Bồ Sơn mãi mãi tự hào và biết ơn các mẹ, các chi da hi sinh chồng, con, em cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, Mỹ, tiêu biểu là mẹ Nguyễn Thị Sóng được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu cao quý “Mẹ Việt Nam anh hùng” Nhân dân Bồ Sơn rất vinh dự tự hào về sự cống hiến của các cán bộ, đảng viên, thanh niên, trong đó có nhiều đảng viên vinh dự được tặng huy hiệu 60 năm, 50 năm, 40 năm tuổi Đảng,

Trang 24

huy hiệu 60 năm tuổi Đảng Hai đảng viên được truy tặng huy hiệu Đảng là Tạ

Đình Bạch và Nguyễn Văn Ánh

Nhân dân Bồ Sơn cùng với Đảng bộ và nhân dân Võ Cường đã góp phần

xứng đáng vào thành tích sản xuất và chiến đấu của nhân dân và Đảng bộ thành

phố Bắc Ninh, được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

1.5.3 Truyền thống lao động cần cù, năng động và sáng tạo

Bồ Sơn là vùng đất cao, mầu mỡ, cảnh quan sinh thái phong phú: có đồi gò

rải rác, sông Tiêu Tương là nguồn nước dồi dào và đường giao thông thuận lợi Vị trí địa lý và cảnh quan sinh thái đó đã khiến con người về đây cư trú lập làng, làm ăn từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, tham gia vào sự nghiệp dựng nước và giữ

nước dưới triều các vua Hùng Vương - An Dương Vương Từ thủa xa xưa đó, Bồ

Sơn đã là một làng nông nghiệp, cư dân chuyên sống bằng nghề làm ruộng, cấy

lúa, trồng rau màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm Ngoài ra còn sống bằng

nghề đánh bắt cá Câu ca xưa còn lưu truyền “Cờ Nác, bạc Nưa, say sưa Đỗ Xá,

kiếm cá Bồ Sơn”, cho hay từ xa xưa cư dân Bồ Sơn có nghề chài cá trên sông Tiêu “Tương và những đầm hồ ở quanh vùng

Nhiều thế kỷ trước cho tới ngày nay, ngoài làm ruộng cấy lúa, trồng rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm, người dân Bồ Sơn còn trồng và chế biến thuốc lào - một cây đặc sản và nghề truyền thống của địa phương Hầu như gia đình nào cũng

trồng và chế biến thuốc lào, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ở nhiều

tỉnh thành, nhất là đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Nghề trồng và chế biến

thuốc lào đã tăng nguồn thu nhập cho mỗi gia đình, đồng thời đã thể hiện đức tính lao động cần cù, vượt mọi khó khăn của người dân Bồ Sơn trong lao động sản

Trang 25

Bước vào thời kỳ lịch sử cận hiện đại, nhất là khi thị xã Bac Ninh trở thành đô thị - một trung tâm thương mại lớn của tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh châu thổ Bắc

ộ, làng Bồ Sơn đã từng bước đô thị hóa Ngồi làm nơng nghiệp, người dân bắt đầu tiếp xúc với buôn bán, giao thương, một số hộ gia đình mạnh dạn mở các nghề

dịch vụ buôn bán, mặc dù vẫn giữ nông nghiệp làm chính Phó Bồ Sơn được hình

thành và dần dần phát triển dọc quốc lộ 38, đoạn chạy qua khu vực làng Bồ Sơn Lợi thế của một làng ven đô, lại có các tuyến giao thông quốc gia chạy qua (quốc lộ 1A, đường xe lửa Hà Nội - Lạng Sơn, đường 38, đường 18 ) được người dân Bồ Sơn phát huy trong sản xuất nông nghiệp cũng như giao thương buôn bán và

dịch vụ, vừa thiết thực nâng cao đời sống của mỗi gia đình, vừa góp phần vào sự

nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt

Nam

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Bồ Sơn đã góp sức người, sức của cho tiền tuyến, trong đó có 45 tấn thuốc lào cùng nhiều sản phẩm

nông nghiệp

“Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Bồ Sơn đã đoàn kết tự

nguyện vào hợp tác xã nông nghiệp, cùng hợp tác xã nông nghiệp xây dựng cuộc

sống ngày càng phát triển, đồng thời hoàn thành xuất sắc các nghĩa vụ đóng góp

cho nhà nước về lương thực, thực phẩm

Trong cong cud công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là

từ khi tỉnh Bắc Ninh được tái lập năm 1997 và thị xã Bắc Ninh nâng cấp trở thành

đổi mới, thực hiện

Thành phố trực thuộc tỉnh, nhân dân Bồ Sơn đã tiến hành nhanh chóng và mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu của công cuộc đô thị hóa Từ một

làng kinh tế thuần nông, trước yêu cầu chuyển đổi đất nông nghiệp sang phục vụ

các khu công nghiệp và xây dựng đô thị Bắc Ninh, nhân dân Bồ Sơn đã tích cực

Trang 26

hàng hóa, phục vụ nhu cầu của đô thị Bắc Ninh và xuất khẩu Cây thuốc lào đã

được thay thế bằng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao như cả chua, súp lơ, hành

tỏi, cà rốt, ớt, khoai tây Bên cạnh trồng lúa, người dân còn phát triển chăn nuôi gà,

lợn, chim cút, cá Đặc biệt phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ và kinh doanh buôn bán Hiện có tới 180 hộ ở Bồ Sơn làm nghề kinh doanh dịch vụ trên nhiều

lĩnh vực: ăn uống, lương thực, thực phẩm, tạp hóa, xăng dầu, thuốc chữa bệnh,

dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi Phố chợ Bồ Sơn trở thành địa điểm kinh doanh

khá sầm uất của thành phó Bắc Ninh

Chính nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ và giao thương buôn bán, đã không những tăng nguồn thu nhập cho mỗi người dân

nâng cao đời sống vật chất cho mỗi gia đình, mà còn tạo điều kiện để nhân dân Bồ

Sơn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng Đến nay, 100% số hộ Bồ Sơn đã có

nhà ngói hoặc nhà cao tầng với nhiều trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt hiện đại

Đường làng, ngõ xóm được lát gạch hoặc đồ bê tông, khắc phục cảnh lầy lội, tạo điều

kiện cho sinh hoạt và phát triển kinh tế

Các công trình trường học, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, phục vụ nhu cầu học tập của con em và sinh hoạt văn hóa của nhân dân Khu vui chơi, sân vận động được quy hoạch và xây dựng rộng rãi phục vụ nhu cẩu sinh hoạt văn hóa, lễ hội và hoạt động thể thao của các lứa tuổi Đình, chùa được tồn dân góp cơng

sức, tiền của tu dựng lại, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân

dân

Phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động và sáng tạo trong lao động sản xuất, từ một làng nông nghiệp với đời sống thiếu đói, cơ sở vật chất

nghèo nàn, nhân dân Bồ Sơn đã xây dựng và phát triển làng quê mình thành một

địa phương của đô thị Bắc Ninh, với các hoạt động kinh tế phong phú, đa dạng

Trang 27

đổi cơ bản bộ mặt của Bồ Sơn xưa Đó là hiệu quả to lớn của công cuộc đổi mới,

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương Bồ Sơn, tạo điều kiện

thuận lợi để nhân dân Bồ Sơn xây dựng đời sống văn hóa, phát huy truyền thống

văn hiến của một làng Quan họ gốc

1.5.4 Phong tực tập quán xưa 1.5.4.1 Trai định nhập đình chung

Khi mới sinh ra, cha mẹ phải sửa cơi trầu (24 khẩu) xin nhập số làng Đến năm 11, 12 tuổi để được công nhận là giai làng (tục gọi là lên giai) phải nộp cho làng một đôi chiếu Đến năm 18 tuổi phải ra gách vác việc làng

'Tủy theo lứa tuổi, làng phân trai đỉnh thành các bàn: bàn cả, bàn nhì, bàn tư,

bàn năm Bàn cả điều hành giai đỉnh ở trong giáp dưới sự điều hành của Hội đồng hương chính và tiên chỉ

Lo tổ chức sự lệ đình đám của làng: Đây là công việc của ông quan đám và các hàng quan viên (gồm phó, lý trưởng, chánh, phó hội, chân nhiêu, khám thủ ) Khi làng tô chức sự lệ đình đám, công việc được phân công cắt cử cho từng vị

quan viên và các bàn như sau: quan đám là chủ tế, bốn quan viên làm bồi tế có

nhiệm vụ xem xét lễ nghỉ, đối nội, đối ngoại Bàn cả phân công bốn ông vào các

ban tư sĩ, có nhiệm vụ tiếp khách, đón lễ, kiểm soát các công việc của các bàn

dưới Bàn nhì có nhiệm vụ mua sắm các đồ cúng lễ và đồ làm cỗ Bàn ba, bàn tư

làm cỗ Bàn năm (bao gồm thanh niên) lo dọn dẹp Từ bàn cả trở xuống thì người đóng góp gạo tiền làm cỗ xôi, gà, rượu cúng thánh Dưới 18 tuổi vào ban đồng văn đánh trống (2 thanh la, 4 trống bản, 2 trống khẩu) Từ 18 tuổi trở xuống, trai đỉnh

Trang 28

1.5.4.2 Lệ nộp cheo

Trai làng lấy vợ thiên hạ phải nộp cheo cho làng 300 viên gạch, gái làng lấy

chồng thiên hạ phải nộp cheo cho làng 500 viên gạch và hai mâm thau Giai tế làng (tức người thiên hạ lấy vợ người Bồ Sơn) và những người nơi khác xin đất để mồ

mả ở Bồ Sơn, hàng năm đến ngày sự lệ đình đám của làng phải có lễ làm lễ thánh ở

đình

1.5.4.3 Tục lệ kiêng ky

Dân làng đều tránh, không ai được đặt tên hoặc gọi tên thần hoàng làng, mà phải đọc chệch đi: Quý gọi là quế, Minh gọi là miêng, Đống là bọn, Bính là biêng, Vị là mùi, Nương là the (ao nương gọi là ao the)

Những người trong năm có tang và đàn bà con gái không được tham dự vào các công việc sự lệ đình đám của làng (ngoại trừ một số được chọn làm nữ đồng chỉnh tham gia rước kiệu trong ngày lễ hội thì được làng cho ăn một bữa cỗ ngày tham gia rước)

Từ ngày 25 tháng chạp đến ngày 15 tháng giêng, các đám ma không được đi qua cửa đình Ngày thường được đi qua nhưng phải ngừng kèn trống, hạ tay đòn và gia tang không được kêu khóc

1.5.4.4 Tục kết chạ anh, cha em

Từ xa xưa, làng Bồ Sơn đã kết nghĩa chạ anh, chạ em với làng Khả Lễ và

làng Y Na Đó đều là những làng Quan họ gốc

'Về nguyên nhân kết nghĩa chạ anh, chạ em với các làng trên được nhân dân

địa phương cho biết:

- Với làng Khả Lễ: Truyền rằng khi xưa, cư dân Bồ Son ở rải rác trên các

Trang 29

phân tán không thuận lợi cho việc làm ăn và sinh sống, họ liền về cư trú ở núi

Giữa, tức núi Cổ Bồ và gọi là núi Bồ Sơn Sau đó dân cư ngày càng đông đúc, liền

sẻ một phần di sang cư trú ở khu vực làng Khả Lễ ngày nay, sau tách làm hai Vì vậy dân hai làng coi nhau như anh em một nhà và trai gái đôi bên không được lấy

nhau Sau cách mang tháng Tám, Bồ Sơn và Khả Lễ là một xã, mang tên xã Bồ

Sơn (nhất xã nhị thôn)

- Với làng Na: Theo truyền thuyết và thần tích các vị thần hoàng làng Y

Na cho biết, làng Y Na vốn thờ 5 vị thần hoàng được cùng sinh ra trong một bọc

của một bà mẫu quê ở làng Y Na Năm vị thần đã có công giúp vua Hùng đánh

giặc Ân, sau khi hóa được nhân dân Y Na nhớ ơn lập đình thờ làm thần hoàng

làng Sau Y Na chỉ làm 2 làng Làng anh giữ tên Y Na, được thờ bà mẫu và ba anh đầu, làng em lấy tên là Bồ Sơn và được thờ hai anh sau Từ đó hai làng kết chạ, coi

nhau như anh em ruột, trai gái hai làng không được lầy nhau

Ngày nay mối quan hệ chạ anh chạ em giữa Bồ Sơn và các làng trên vẫn

được duy trì, nhất là mối quan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ giữa Bồ Sơn và Y Na

1.5.5 Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Như mọi làng quê của Bắc Ninh và của Việt Nam, trong phạm vi gia đình

tộc họ, người Bồ Sơn từ xưa đến nay theo tín ngưỡng thờ ông bà, cha mẹ, tổ tiên

dòng họ, với nghỉ thức cúng giỗ ngày các ngày ky nhật, tức ngày ông bà, cha mẹ, tổ tiên qua đời Trong ngày này, việc cúng cha mẹ, ông bà được tổ chức ở trong phạm vi gia đình, thường là tại nhà người trưởng nam Các con cháu họp mặt, sửa lễ vật dâng cúng ông bà, cha mẹ bày tỏ niềm thành kính nhớ ơn, sau đó cùng tổ

Trang 30

Trong phạm vi tộc họ, vào ngày ky nhật nếu không nhớ, thường cúng vào ngày đông chí, các trai đỉnh họp mặt tại nhà trưởng họ, đóng góp lo sửa lễ vậ dâng cúng tổ tiên, sau tổ chức ăn uống vui vẻ và bàn bạc những việc chung của dòng họ

Trong cộng đồng thôn (làng), người Bồ Sơn có tín ngưỡng thờ thần hoàng làng, thờ thần mẫu mà trung tâm thờ tự là miếu Ông và miếu Bà Trong kháng

chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), các công trình tờ tự ở Bồ Sơn đã bị phá

hủy cùng với các tài liệu văn tự cổ Nhưng theo truyền thống tín ngưỡng và các tài

liệu về các vị thần ở Bồ Sơn hiện lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán ~ Nôm (Hà Nội)

cho biế

về các vị thần hoàng và thân mẫu được thờ ở Bồ Sơn như sau:

“Thần hoàng làng là Đống Bính và thân mẫu là Vy Nương Đây là hai anh em

sinh trong cùng một bọc mẹ vào ngày 10 tháng giêng, được nhà vua đặt tên là

Đống Bính và Vy Nương và nhận làm quốc tử, được nuôi dưỡng tại Kinh đô

Lớn lên, người anh tài cao, tướng giỏi, giúp vua đánh giặc ngoại xâm, lập công lớn, được vua phong làm Đô thống nguyên soái

Người em gái nổi tiếng xinh đẹp, thông minh, tài giỏi, hiền hòa, đức độ nhưng

giữ lòng tiết hạnh, xin vua về quê nhà Bồ Sơn nương thân ở chùa Bồ Sơn Sau khi bà

hóa, đã âm phù giúp vua Lý Nam Đề đánh thắng giặc ngoại xâm

Để ghi nhớ công lao của Đống Bính và Vy Nương, nhà vua đã truyền cho

dân Bồ Sơn lập miếu thờ tại nơi các vị Đống Bính và Vy Nương đã hóa Miếu thờ Vy Nương gọi là miếu Bà vốn ở phía sau đình làng, miếu thờ Đống Bính gọi là miéu Ong (dân còn gọi là mả vua núi Ngò), nay vẫn ở phía Bắc làng Bồ Sơn

Ngoài hai vị trên, người dân Bồ Sơn còn thờ thần Quý Minh Theo tài liệu

“Thần tích, thần sắc làng Bồ Sơn” lưu tại Viện Thông tin khoa học xã hội (Hà

Nội), đức Quý Minh có công giúp vua Hùng đánh giặc Ân, diệt trừ yêu quái, được

Trang 31

'Vua các triều đều ban sắc và gia phong cho các vi thần được thờ ở Bồ Sơn:

- Vy Nương được gia phong Cảm ứng đoan trang thực thiết Diệu Vỹ Tiên

Dung Vy Nương tối linh công chúa tôn thần

~ Đống Bính được gia phong Đô Thống Thượng đẳng đại vương tôn thần ~ Quý Minh được gia phong Thượng đẳng thần

Theo các tài liệu lưu giữ ở Viện Hán - Nôm (Hà Nội), vua các triều Quang

Trung, Duy Tân, Khải Định, Thành Thái đều ban sắc cho Bồ Sơn thờ các vị thần

hoàng

Tuy nhiên, theo truyền thuyết và thần tích các vị thần được thờ ở làng Y Na

- một làng kết nghĩa chạ anh, chạ em với Bồ Sơn, thì các vị

Sơn lại có những nội dung khác

Truyền rằng, ngày xưa ở Y Na có một người đàn bà ăn ở phúc đức, chuyên

chữa bệnh cho dân Bà coi nặng chữ nghĩa tình, xem tiền bạc như ánh phù vân, vậy

nên ai cũng mến phục

Một hôm có một cái cầu vồng ngũ sắc hiện trên bầu trời, rồi nhằm thắng vào

người bà sà xuống Bà thấy cảm động, sau đó tự dưng mang thai, đẻ ra một cái bọc, nở thành năm người con trai Khi đàn con lên 12 tuổi thì bà mẹ qua đời

Anh em càng lớn càng cường tráng, khí phách hùng kiệt nồi tiếng khắp vùng Bỗng giặc Ân tiến đánh đất nước Vua Hùng cho sứ giả đi cầu người cứu nước Năm ông đến yết kiến vua Hùng nguyện tới chốn xa trường diệt giặc Thấy

năm ông cao to lực lưỡng, võ nghệ siêu thủ, vua phong làm tướng, giao cho tuyển mộ trai trẻ thôn hương, ngày đêm luyện tập võ nghệ Trước buổi xuất trận, dân

Trang 32

tiến đánh giặc Ân, song bởi địch nhiều như châu chấu ngày mùa nên đánh mãi mà không thắng nổi đành phải rút quân về tìm phương kế khác

Một thời gian sau, được tin có ông Gióng phù Hùng đuổi giặc Ân, năm ông

lập tức kéo đến nhập với quân ông Gióng ở gần núi Trâu, giặc Ân bị đánh tơi bời,

tháo chạy toán loạn Năm ông cùng ông Gióng truy kích, diệt tan quân giặc Từ

đấy khắp chốn thôn quê, nhà nhà được yên vui, người người đều phắn khởi vui thú điền viên Vua Hùng cho năm ông giữ đất Vũ Ninh, lấy làng Y Na làm doanh cư

Khi đoàn quân chiến thắng trở về, các bô lão và dân làng lại mở tiệc khao

quân mừng tướng Giữa lúc mọi người đang vui vẻ nhộn nhịp, bỗng cầu vồng tê sắc lại hiện ra, sà xuống đưa năm ông bay lên trời và biến mắt Từ đấy, không ai còn thấy họ đâu nữa Người ta bàn luận với nhau rằng “Năm

ông chính là thần tiên đầu thai để đánh giặc cứu nước, giặc tan, thần tiên lại

về với cõi thượng giới của mình

Dân làng Y Na luyến tiếc khôn nguôi những người có công, có đức mới lập đền thờ bà mẹ và năm viên tướng làm thần hoàng làng

Sau Y Na chia làm hai làng Làng anh vẫn giữ tên Y Na, thờ mẫu và ba ông

đầu Làng em lấy tên là Bồ Sơn và thờ hai ông sau Cũng từ đó hai làng kết

cha Trai gai hai làng thân thiết đi lại như anh em và không lấy nhau [36,tr

232]

Các vị thần (thần hoàng, thân mẫu) được thờ an vị ở miếu Ông, miếu Bà

Trung tâm tổ chức tế lễ trong các ngày sự lệ đình đám là đình làng Đình cũng chính là nơi thờ đức Thượng đẳng Quý Minh

Truyền rằng, đình Bồ Sơn có kiến trúc to lớn, được lập từ thời hậu Lê, và đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo Trước khi bị phá vào năm 1949, đình Bồ Sơn được

Trang 33

con Dinh lớn là nơi tổ chức sự lệ đình đám, tế lễ, lễ hội Đình con là nơi thờ an vị

các vị thánh và các đồ thờ tự

Từ xưa đến nay, người dân Bồ Sơn tin sing Phat giáo Chùa Đại Giác (tức

chùa Bồ Sơn) là một danh lam cổ tự nỗi tiếng từ lâu đời, đồng thời là một trung

tâm Phật giáo lớn của vùng Kinh Bắc - nơi lưu giữ nhiều bộ sách Phật quý giá, nơi

trụ trì tu hành truyền đạo của nhiều bậc cao tăng Nơi đây là trung tâm sinh hoạt

Phật giáo của các tín đồ phật tử Bồ Sơn và các vùng xung quanh Chùa Bồ Sơn và đình làng cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh cộng đồng của nhân dân Bồ

Sơn, tập trung là ngày lễ hội

1.5.6 Đời sống văn hoá hiện nay

Đời sống văn hoá của Bồ Sơn ngày nay đã có bước phát triển vượt bậc với những kết quả và thành tựu đáng ghỉ nhận

Tất cả con em đến tuổi đều được đến lớp học (mẫu giáo, tiểu học ) Trường

Tiểu học Bồ Sơn được xây dựng khang trang hiện đại, từ năm 2003 đã đạt trường

chuẩn quốc gia

Trước đây dân cư cơ bản thất học, mù chữ, đến nay không chỉ mọi người

đều biết chữ mà trình độ dân trí ngày càng phát triển Toàn khu đã có tới gần 100

người có trình độ đại học và sau đại học, trong đó có 3 tiến sỹ là Nguyễn Văn

Nguyễn Khắc Mạn, Nguyễn Văn Tuấn Con em Bồ Sơn tham gia học tập, công tác

ở nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh và ngoài tỉnh, trong đó có người đảm nhiệm

những trọng trách quan trọng trong các cơ quan nhà nước như: ơng Nguyễn Văn

Hồ - Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Văn Tư từng giữ

Trang 34

Đời sống văn hoá của nhân dân Bồ Sơn đã được xây dựng, phát triển và

nâng cao theo đúng định hướng “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, quy ước xây dựng khu văn hoá Bồ Sơn đã được soạn thảo, tồn dân thơng qua và các cấp có

thấm quyền phê duyệt

Quy ước là căn cứ để toàn dân Bồ Son phan đấu thực hiện xây dựng gia đình

văn hoá, khu dân cư văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc

tang và lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bảo tồn và phát huy những di

sản văn hoá tốt đẹp của làng Quan họ gốc Để bảo tồn những công trình tín ngưỡng

tôn giáo (đình, chùa) cùng các hoạt động tâm linh và lễ hội truyền thống, từ năm

2000 Bồ Sơn còn xây dựng một bản quy ước riêng về những nội dung trên

Cùng với việc phát động toàn dân đăng ký và phấn đấu thực hiện xây dựng

gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, cấp uỷ đảng và chính quyền Bồ Sơn còn đầu

tư kinh tế và vận động toàn dân đóng góp, xây dựng các cơ sở vật chất cho hoạt

động văn hoá, thể thao Khu trung tâm văn hoá thể thao của Bồ Sơn được quy hoạch đất đai, xây dựng sân bãi phục vụ cho các hoạt động thể thao (cầu long, bóng chuyển, bóng đá ) và biểu diễn nghệ thuật Nhà văn hoá được xây dựng khang trang, hiện đại với nguồn kinh phí khoảng 4 tỷ đồng Môi trường cảnh quan

cho hoạt động văn hoá, thể thao được cải tạo và xây dựng như trồng cây xanh, hồ

nước trước cửa đình được xây bờ bảo vệ

Đặc biệt hai công trình tín ngưỡng, tôn giáo là đình và chùa được nhân dân tu dựng lại Đình làng đã tu dựng và khánh thành vào năm 2002 theo kiêu thức và

kết cấu truyền thống gồm 5 gian có mái và đao cong mềm mại Đây là công trình

tín ngưỡng có quy mô lớn, là trung tâm thờ phụng thần hoàng làng và là nơi diễn ra

lễ hội truyền thống hàng năm vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch Ngôi miều thờ

Trang 35

tin dé phật tử đang phục dung lại chùa Đại Giác xưa với nguồn kinh phí lớn

khoảng 11 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân

Các hoạt động văn hoá, thể thao diễn ra thường xuyên, sôi động, thu hút mọi

người tham gia trong các tổ chức câu lạc bộ: cầu lông, bóng chuyển, bóng đá,

dưỡng sinh, Quan họ Trung tâm văn hoá thể thao của Bồ Sơn thường xuyên sôi động với nhiều chương trình hoạt động phong phú: thi đấu, giao lưu thể thao, giao

lưu văn nghệ, ca hát Quan họ, sinh hoạt hội họp, gặp gỡ giao lưu thơ

Quan hệ chạ anh, chạ em với các làng, nhất là với làng Y Na được duy trì và

ngày càng gắn bố chặt chẽ với nhiều hoạt động phong phú nhân các ngày lễ hội, sự

lệ đình đám Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thé hai làng thường xuyên qua lại

thăm hỏi, giao lưu, trợ giúp lẫn nhau, nhất là các cuộc giao lưu ca hát Quan họ

Lễ hội truyền thống Bồ Sơn vào ngày mùng 9 tháng giêng vẫn được duy trì

và ngày nay trở thành lễ hội lớn của vùng Quan họ Đây là dịp nhân dân Bồ Sơn thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần hoàng, đối với đức Phật thông qua các hoạt động tế lễ, rước sách ở đình, dâng hương cúng Phật ở chùa, tổ chức nhiều trò vui dân gian, nhiều hoạt động văn hoá thể thao hắp dẫn Đặc biệt ngày lễ hội là dịp nhân dân Bồ Sơn, các cụ nghệ nhân và câu lạc bộ Quan họ Bồ Sơn đón tiếp các chạ anh, các câu lạc bộ Quan họ về dự hội ca hát giao lưu, đón tiếp quý khách thập phương về dự hội và thưởng thức ca hát Quan họ Các sinh hoạt Quan họ truyền thống ở Bồ Sơn vẫn được duy trì và thu hút đông đảo quý khách thập phương: hát

thờ thần ở đình, hát Quan họ trên thuyền ở hồ của làng, các bọn Quan họ hát giao

lưu ở chùa và các cuộc hát canh được tổ chức ở các gia đình nghệ nhân

Trong xu thế đơ thị hố, cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bối cảnh hội

nhập kinh tế văn hoá với khu vực và thế giới, làng Quan họ gốc Bồ Sơn đã trở

thành khu dân cư của đô thị Bắc Ninh văn minh và hiện đại, nhưng những giá trị

Trang 36

này khiến Bồ Sơn trở thành đối tượng cần được tìm hiểu, nghiên cứu để rút ra

những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn trong việc bảo tồn và phát huy Quan

họ trong xã hội đương đại, góp phần vào việc bảo tồn và tôn vinh những giá trị tỉnh

hoa của Dân ca Quan họ vừa được UNESCO công nhận và vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại điện của nhân loại

1.6 Các di tích lịch sử văn hóa

1.6.1 Đình Bồ Sơn

Đình làng Bồ Sơn trước đây thuộc xã Bồ Sơn, tổng Khắc Niệm, huyện Vỡ

Giàng, tỉnh Bắc Ninh Nay thuộc làng Bồ Sơn, phường Võ Cường, thành phó Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Xưa đình làng Bồ Sơn là công trình đẹp và tiêu biểu của nhân

dân địa phương, được khởi dựng vào thời Lê, tôn thờ 3 vị thành hoàng là Quý

Minh, Đống Bính và Vy Nương Đây là những vị thần có công với dân với nước

được nhân dân địa phương tôn thờ là thần hồng làng Cơng trình được khởi dựng vào khoảng thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn đình được dựng có quy mô to lớn với

hai công trình kiến trúc là đình lớn và đình con

Đình lớn gồm: Đại đình 5 gian 2 dĩ 4 mái đao cong, kiến trúc vì theo kiểu kẻ

truyền giá chiêng, con chồng, khung gỗ lim, gian giữa là lòng đình, các gian bên

được lát sản gỗ cao cách mặt đất khoảng 60cm - 80cm, phía trước gian giữa là hệ thống cửa kiểu thượng song hạ bản, các gian bên là hệ thống cửa chắn song, lợp

ngói mũi Phía trước Đại đình là 3 gian Tiền tế, 2 bên Đông, Tây mỗi bên là 3 gian

giao lương, trước cửa Tiền tế là khoảng sân rộng và cổng đình theo kiểu cột đồng

trụ

Đình con nằm ở phía bên trái đình lớn gồm: 5 gian Đại đình và I gian Hậu cung khung gỗ lim, là nơi thờ thánh và cũng là nơi để các đồ thờ như: kiệu rước,

Trang 37

đình đã bị đỡ bỏ do tiêu thổ kháng chiến Nhưng đến nay đình làng Bồ Sơn đã

được nhân dân quan tâm khôi phục lại trên nền đất cũ của đình xưa, vị trí ở giữa

làng với quy mô to lớn và bề thế, theo kết cấu kiến trúc kiểu chữ Đinh, quay theo hướng Đông Nam

Đình gồm 5 gian 2 chái 4 mái đao cong, kích thước dài 22m, rộng 13,5m, hệ

thống khung bằng nguyên vật liệu hiện đại chắc khoẻ, vì theo kiểu con chồng, giá

chiêng, bước cột gian giữa là 3,9m, bước cột các gian bên là 3m, cột cái cao 6,25m, cột quân cao 4,75m, không gian của đình rất rộng và thoáng đãng Tắt cả các cột trong đình gồm ngang 8 hàng cột, dọc 6 hàng cột Gian giữa là nơi tôn nghiêm

được trang trí bức cửa võng sơn son thếp vàng rực rỡ, chạm nổi nhiều ô với đề tài

tứ linh, tứ quý, ở giữa bức cửa võng có 3 chữ "Tuyên trùng quan", phía dưới 2 bên là đôi hạc gỗ chầu cao 3m và bộ bát bửu, ở giữa là hương án trên được bài trí các

đồ thờ như đỉnh đồng, nến đồng, bát hương, song bình Phía trước hương án là bộ

chấp kích Các cột gian giữa và gian bên treo bức hoành phi: "Lịch thiên cổ thường tân Mân bắc Hoan nam chung tú khí

Dữ nhị nghỉ đồng tại Hùng tiền Lê Hậu trứ linh quang"

Và:

" Chủ bộ thiên triều vận cơ trừ quái viêm Bang vạn cổ linh thanh trước 'Thần trú tiên muội khước địch phù Lê phúc địa thiên thu huệ trạch gia" Gian bên đông treo bức hoành phi: "Âm hà tư nguyên"

Gian bên tây treo bức hoành phi: "Vạn cổ anh linh"

Ngoài ra ở đầu hồi bên đông đình còn có một ban thờ thờ vị hậu thần họ

Nguyễn Đăng có công lao đóng góp tiền của để xây dựng tu sửa đình vào thời

Trang 38

Phía sau Đại đình là Hậu cung được ngăn cách bởi hệ thống cửa thượng song hạ bản Hậu cung gồm 3 gian, rộng 7,1m, sâu 5m, bên trong Hậu cung được bài trí 3 ngai thờ đặt trên bệ gạch, phía trước là mâm bồng, giá kiếm, đẳng tế, bát

hương Tất cả các hiện vật này đều mới được bổ sung

Phía trước đại đình là sân đình, có kích thước rộng rãi được lát bằng gạch,

phía ngoài là hệ thống cửa tam quan được xây dựng bằng các cột trụ lồng đèn, bên

ngoài và bên trong được trang trí các con vật linh khá đẹp, tạo cho không gian đình

thêm uy nghỉ và bề thế

Các hiện vật trong di tích: 3 chiếc ngai thờ, 3 chiếc đăng tế, 2 chiếc kiếm, 1 đôi hạc đồng, 1 đôi hạc gỗ, 2 chiếc đỉnh đồng, 15 chiếc đài đồng, I đôi ngựa, 3 chiếc hương án, I bộ kiệu, 1 bộ long đình, 13 đạo sắc phong Thần tích một quyền

được sưu tầm ở Viện Thông tin khoa học xã hội Hà Nội do Lý trưởng, Chánh hội kê khai năm 1938 Ngoài ra còn một số tài liệu, hiện vật mới được bổ sung khác

Đình làng Bồ Sơn được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

1.6.2 Chùa Bồ Sơn

Chùa Bồ Sơn (tên chữ là Đại giác tự) là trung tâm thờ Phật và hành lễ của những tín đồ phật tử trong làng và trong vùng Chùa được xây dựng từ lâu đời ở trên đỉnh đồi cao, gần đình làng tạo thành quản thê kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo và trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng Chùa Bồ Sơn là ngôi chùa lớn và nồi

tiếng là danh lam cổ tự của vùng Kinh Bắc, được ghi vào mục “Chùa quán” trong

sách Địa chí về tỉnh Bắc Ninh thời Nguyễn Đó là sách Đại Nam nhất thống chí,

phần tỉnh Bắc Ninh, cho hay chùa rộng vài mươi gian, có hơn 10 mẫu ruộng, sau được quan tỉnh Nguyễn Đăng Giai đứng ra hưng công tu bổ, mở rộng tới 100 gian vào năm 1841 (triều vua Minh Mạng năm thứ 17) Nguyễn Đăng Giai là một ông

Trang 39

Đời Minh Mạng ông làm quan Tuần phủ

lý cho Tổng đốc Ninh Thái (Bắc Ninh

và Thái Nguyên) Khi ở Ninh Thái ông rất sốt sắng việc xây chùa và in kinh Khi Phúc Điền hoà thượng giải âm xong cuốn "Khoá hư lục", Nguyễn Đăng Giai có

viết lời tựa cho cuốn sách này

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, chùa Bồ Sơn và chùa Liên Mái (Hà Nội) là hai ngôi chùa lớn, được lưu giữ và phát hành kinh phật

Theo sách “Khóa hư lục” do học giả Đào Duy Anh khảo cứu và biên dich,

cho biết tác phẩm Phật học có giá trị này được giữ tại chùa Đại Giác (tức chùa Bồ

Sơn), cùng hàng loạt kinh Phật có giá trị như: Kinh Kim Cương, Kinh Di Đà,

Thiền Lâm bảo huấn (4 quyền), Đại Đường từ ân xuất ra châm (1 thiên), Di Sơn

đại dư pháp nguyện (1 bài), Vân thê phát nguyện, Trúc song, Hộ Pháp luân, Thái căn đảm, Tam giáp nhất nguyện, Nhân sanh nhất đán Sách này cũng cho biết Phúc Điển hòa thượng - người chủ trì chùa Đại Giác là người giải âm và dịch nghĩa các bộ sách Phật kể trên

Quá trình biến đổi, đến đầu thế kỷ 20, chùa Bồ Sơn còn lại 50 gian Khu

chính 42 gian hoàn toàn bằng gỗ lim: bố trí hình vuông, nhà nọ nối vần nhà kia, chính

iữa là Tam bảo Chùa có toà phật cổ kính uy nghiêm, kể cả bộ thập bát La

hán, có gác chuông cao và cổng tam quan to đẹp Khu phụ 8 gian là nhà tạo soạn

Chùa có trên 10 mẫu ruộng, có vườn chùa rộng rãi, cây cối xum xuê Chùa luôn có

sư có vãi, khung cảnh lễ bái luôn diễn ra tắp nập đông vui

Cuối năm 1949, giặc Pháp đã huy động phản động đến tháo dỡ và lấy đi toàn bộ, kể cả các bản in và kho sách Hồi cư trở về, dân làng tu sửa lợp rơm máy gian để

thờ Phật Chùa chỉ còn lại 7 ngọn tháp cũ, 1 tắm bia đá nguyên vẹn lưu lại những

Trang 40

Nam 1990 được sự hỗ trợ của chính quyền và công đức của phật tử, dân làng và Hội người cao tuổi của làng làm được 7 gian trên nền nhà thờ tổ cũ để thờ phật

và dãy nhà ăn, nhà bếp với công trình phụ

Cũng những năm đó, phật tử Hà Nội công đức làm toà tượng phật mới, tượng đá, phật bà và chuông đồng

Nam 2001 chùa được xây dựng thêm 7 gian nhà thờ tổ rộng rãi, khang trang

Ngày đăng: 21/08/2022, 13:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w