1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Việc phụng thờ Bà Đế ở Đồ Sơn, Hải Phòng

129 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 22,23 MB

Nội dung

Luận văn Việc phụng thờ Bà Đế ở Đồ Sơn, Hải Phòng đã giới thiệu không gian văn hóa vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, di tích và lễ hội đền Bà Đế; phân tích những vấn đề liên quan tới việc phụng thờ Bà Đê trong đời sống của cư dân địa phương này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _ BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL

TRAN XUAN HANG

VIỆC PHUNG THO BA DE 0 D6 SON, HAl PHONG

Chuyên ngành: Văn hoá học

Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Lý

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

"Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức và cá nhân Xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:

-GS.TS Lê Hồng Lý

~Các thầy giáo, cô giáo của Phòng Đào tạo sau Đại học - trường Đại

học Văn hóa Hà Nội

-Lãnh đạo các cơ quan Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng, Phòng Du lịch, Văn hóa - Thông tin quận Đỗ Sơn, Uỷ ban nhân dân phường, Ngọc Hải

~ Ban quản lý di tích đền Bà Đề cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện

cho việc học tập nghiên cứu, khai thác tài liệu trong quá trình viết bài

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có

hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận

được sự chỉ dẫn và góp ý chân thành của các nhà nghiên cứu khoa học, các

thầy cô giáo và bạn bẻ

Trân trọng cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1: KHÔNG GIAN VĂN HÓA VÙNG ĐỎ SƠN, HẢI PHÒNG 11

1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của

thành phố Hải Phòng "

1.1.1 Đặc điểm địa lý, địa hình "

1.1.2 Lịch sử hình thành vùng dat va con người Hải Phòng 12

1.2 Khái quát về địa danh và con người Đồ Sơn 15

1.2.1 Đỗ Sơn xưa và nay l§

1.22 Cư dân Đồ Sơn 20

1.3 Không gian văn hóa vùng đất Đồ Sơn

1.4 Vị trí của sự phụng thờ Bà Đề trong không gian văn hóa vùng, Đồ Sơn, Chương 2: DI TÍCH VÀ LÊ HỌI ĐÈN BÀ ĐỀ 2.1 Di tích đền Bà Đề 2.1.1 Truyền thuyết dân gian về sự tích Ba Dé 35 2.1.2 Sự hình thành di tích dén Ba Dé 4 2.1.3 Khảo tả di tích 4 2.2 Lễ hội đền Bà Đề 2.2.1 Các nghỉ lễ trong năm của phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, Hải Phòng 55 2.2.2 Lễ hội thờ Bà Đề 37

2.2.3 Vai trò của tục thờ Bà Để trong quá khứ B Chương 3: VIỆC PHỤNG THỜ BÀ ĐỀ TRONG ĐỜI SÓNG CUA CU’

DAN DO SON HIEN NAY

3.1 Giá trị văn hóa trong sự phụng thờ Bà Đề

Trang 4

3.3 Sự linh thiêng của đền Bà Đề

Trang 5

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là nơi có nếp sống tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và

đa dạng Bên cạnh các tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào nước ta qua nhiễu

thời kỳ lịch sử khác nhau, nền văn hóa Việt nam có hệ tín ngưỡng dân gian phong phú tổn tại từ rất lâu đời Cho đến ngày nay, nó vẫn là một bộ phận

quan trọng của đời sống tinh thần và tâm linh, góp phần làm nên cấu trúc và

diện mạo văn hóa Việt Nam Trong đó có tín ngưỡng thờ nữ thần

Tín ngưỡng thờ nữ thần có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở nước ta Việc tôn thờ người phụ nữ là yếu tố chính của tín ngưỡng này trên cơ sở truyền thống coi trọng vai trò của người mẹ trong gia đình và xã hội của

người Việt Nam Cùng với tín ngưỡng thờ nữ thần, các công trình kiến trúc,

các hình thức lễ nghi thờ cúng, lễ hội và các dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác

có liên quan cũng được phát triển, góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa

Việt Nam Chính vì thế, nghiên cứu tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngường thờ nữ thần nói riêng trên tắt cả các mặt biểu hiện của nó, không chỉ

phác họa nên đời sống tín ngưỡng mà còn bổ sung tư liệu cho việc nhận thức

về bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh người Việt

Nằm trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng dân gian Hải

Phòng mà đặc biệt là tín ngưỡng thờ nữ thần phát triển mạnh mẽ ở đây, đã

ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần cư dân Hải Phòng, góp phần tạo

nên bản sắc văn hóa Hải Phòng

'Nhắc đến Hải Phòng, người ta nói về Đồ Sơn như một khu du lịch biển

ếng của cả nước Không những thế, Đồ Sơn còn là một vùng đất có nhiều giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc, trong đó có đền Bà Đề Ngôi đền có cửa

Trang 6

Ngọc Hải, quận Đổ Sơn, Hải Phòng Hàng năm, nhất là vào mùa xuân, du khách thập phương lại tấp nập về với đền Bà Đề với nhiều nỗi niềm nhân thế: người cầu tài, người cầu lộc, người xin được giải nỗi oan khuất mà bản thân

hoặc gia đình phải gánh chịu

Từ một truyền thuyết mang nhiều yếu tố liên quan đến người đi biển,

phủ hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ phụng dân gian của người Đồ Sơn nói

riêng và đất Hải Phòng nói chung, tín ngưỡng thờ Bà Đế chiếm vị trí quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Đồ Sơn

Trong những năm gần đây, các di tích, lễ hội, sinh hoạt văn hóa gắn kết linh thiêng với tín ngưỡng thờ nữ thần ở Hải Phòng ngày càng được nhân dân coi trọng, đặc biệt với đền Bà Đế Hơn nữa, với thực tế hiện nay, khi cả thế

giới đang bước vào thời kỳ giao lưu hội nhập, văn hóa càng được chú trọng

bởi nó được xem như là một nền tảng, động lực then chốt của sự phát triển 'Việc bảo tồn và phát huy giá trị của một di tích - một di sản văn hóa góp phần

giữ bản sắc dân tộc

Sự chuyển biến đó đặt ra nhiều vấn đề cho các cấp chính quyền chú

trọng, khôi phục và phát triển hơn các di tích thờ nữ thần tại nơi đây Chính vì

vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Việc phụng thờ Bà Đề ở Đồ Sơn, Hải Phòng”

làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Văn hóa học của mình

'Việc nghiên cứu tín ngưỡng sự phụng thờ Bà Đề ở vùng Đồ Sơn, Hải Phòng,

là sự cần thiết đề nhìn nhận, xem xét đến vai trò và ảnh hưởng của nó đối với

đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư tại đây, cái gì nên phát huy, cái gì nên loại trừ dé tín ngưỡng này có ý nghĩa hơn trong đời sống cư dân miền biển Hải Phòng

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 7

tài liệu tham khảo trong luận văn này, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở một số íL

Các công trình này đã đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu trong cả nước, ở nhiều

nơi và nhiều cấp độ cũng như các khía cạnh khác nhau Đó là những tài liệu mà bắt kể người nào quan tâm đến tín ngưỡng thờ nữ thần đều phải quan tâm đến Do khuôn khổ của luận văn, trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề này chúng tôi tập trung nhiều hơn vào hiện tượng phụng thờ Bà Đề ở Hải Phòng

Thời gian gần đây, những bài viết trên các tờ báo, tạp chí về đề tài tín ngưỡng dân gian Hải Phòng và tín ngưỡng thờ nữ thần ngày một nhiều Phổ biến nhất là trên các trang mạng tin tức, hay các diễn đàn bản luận những vấn

đề tôn giáo, tín ngường Trên website chính của Đạo Mẫu Việt Nam, tác giả

Ngô Đăng Lợi - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng có viết về

và lễ tục thờ nữ thần ở miền bê Hải Phòng Bài viết chính là sự phác thảo

thân

bước đầu của tác giả về tín ngưỡng thờ thần linh nói chung và đặc biệt là tín ngưỡng thờ nữ thần ở Hải Phòng nói riêng

'Về đền Bà Đế, theo tìm hiểu của người viết, từ trước tới nay chưa có một công trình khảo sát, nghiên cứu nào viết chỉ tiết, cụ thể về di tích này Thực sự

cho đến nay, đền Bà Đề vẫn chưa được công nhận là một di tích “Lịch sử - văn hóa” mà chỉ mang tính chất một di tích danh lam thắng cảnh được nhiều người

biết tới Với luận văn “Lăn hóa biển trong một số lễ hội dân gian vùng Đô Sơn ”,

tác giả Vũ Thị Thanh Hương chỉ khái quát một phần sơ lược về dĩ tích này, chủ

yếu chỉ đề cập đến trọng tâm yếu tố biển xuất hiện trong bài

Cũng như các câu chuyện viết về Bà Để lần lượt được các tác giả, các

nhà nghiên cứu quan tâm Phải kể đến các công trình đã viết về ngôi đền này như trong cuốn Non nước Đồ Sơn của PGS.TS Trịnh Cao Tưởng do nhà xuất

bản Văn hóa phát hành vào năm 1978 Cuốn sách hoàn toàn chỉ khai thác câu

chuyện truyền thuyết về Bà Đề được lưu truyền trong dân gian theo sưu tằm

Trang 8

cuộc sống của người Đỗ Sơn, hiện hữu trong bài viết của ông Tiếp theo là

sách Đồ Sơn thắng cảnh và du lịch do nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành vào năm 1997 của hai tác giả Đình Kính và Lưu Văn Khuê viết về ngôi đền linh

thiêng nằm trên vùng dat có ba con sông đổ ra biển này

'Vào năm 2003, tác giả Đỉnh Phú Ngà cho ra đời cuốn Đồ Sơn - lịch sứ

và lễ hội chọi trâu, mà theo ông Dương Trung Quốc - Tổng thư ký hội sử học 'Việt Nam thấy rằng: đây là một cuốn sách rất bổ ích và đáng xem Cuốn sách đề cập đến Bà Đề và câu chuyện về bà như một nhân vật được tôn vinh và thờ phụng lâu đời, rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Đồ Sơn Đến tháng 9 năm 2006, nhà xuất bản Hải Phòng cho ra mắt bạn đọc cuốn

Du lich văn hóa Hải Phòng của tác giả Trần Phương thuộc Hội văn nghệ dân

gian thành phố giới thiệu nhiều về các di tích thuộc khu vực

có đền Ba Dé

Sơn, đặc biệt

Trên đây là những công trình, những tư liệu mà trong quá trình nghiên

cứu luận văn, chúng tôi đã tham khảo và kế thừa mặc dù có thể khẳng định rằng các bài viết vẫn mang tính chất giới thiệu một điểm du lịch, chủ yếu

dừng lại ở dạng khảo tả sơ lược, chưa làm rõ được sự phụng thờ và các giá trị

phụng thờ Bà Đề Riêng ở chương trình nghiên cứu cao học thì chưa có để tài

nảo viết về việc phụng thờ Bà Đề ở ơn, Hải Phòng Với những chứa đựng nhiễu giá trị văn hóa đặc sắc, việc phụng thờ Bà Đề ở Đồ Sơn thể hiện đậm nét tín ngưỡng thờ nữ thần của cư dân miền biển Hải Phòng cần có sự

nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn về mọi mặt

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

~ Tìm hiễu, tập hợp các tư liệu thông tỉn về các thành tố văn hóa vùng

Trang 9

~ Qua điều tra, khảo sát thực trạng di tích và lễ hội đền Bà Đề hiện nay tìm hiểu được truyền thuyết sự tích cuộc đời Bà dẫn đến việc hình thành di

tích, cũng như việc cấu thành nên lễ hội Đồng thời, xem xét đến vai trò, ý

nghĩa của tục thờ Bà Đề trong quá khứ vả giá trị của sự phụng thờ đó trong

bối cảnh hiện nay Tìm hiểu sự biến đổi của việc thờ phụng đó trong xu thế đổi mới của đất nước, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về

việc bảo tồn, phát huy các giá trị của di tích và lễ hội trong đời sống hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đền Bà Đế Liên quan đến di

tích này chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu các truyền thuyết dân gian về nhân vật được thờ Từ đó dẫn đến việc hình thành di tích này và tín ngưỡng phụng

thờ bà như thể nào

~ Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào khu vực di tích thờ

phụng Bà Để tại phường Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tải này thuộc lĩnh vực nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn cho

nên được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: quan trọng nhất là

phương pháp nghiên cứu liên ngành: lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, văn hóa dân gian

.%.1 Phương pháp thụ thập và xử lý thong tin

Diy là phương pháp chủ yếu để thực hiện luận văn này, bao gồm tổng

hợp nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong quá trình tiến

hành, tác giả đã thu thập các thông tin qua sách báo, các nguồn tin trên mạng,

internet, các công trình nghiên cứu khác về hoạt động tín ngường tại di tích

thờ Bà Đề ở

$.2 Phương pháp khảo sát điền dã

Sơn, Hải Phòng làm cơ sở phân tích, đánh giá trong luận văn

Tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng cách thực hiện công

Trang 10

10

khách du lịch ngẫu nhiên khi họ đến tham quan di tích Đây là phương pháp

quan trọng để tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần cho kết qủa của luận văn

mang tính xác thực

$.3 Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp

Từ những tài

iệu đã thu thập được, kết hợp với kết quả khảo sát thực

địa và từ các thông tin của những người được phỏng vấn, tác giả tiền hành xử lí theo từng bước nhỏ, phân tích và đưa ra kết luận

6 Đóng góp của luận văn

~ Luận văn tập hợp một cách có hệ thống những tư liệu liên quan đến

di

ich và lễ hội đền Bà Đề tại phường Ngọc Hải, quận Đỗ Sơn, thành phố

Hai Phòng

~ Tìm hiểu sự phụng thờ Bà Để qua di tích và lễ hội từ trong quá khứ và

hiện tai dé thấy rõ giá trị việc thờ Bà Đề trong bối cảnh hiện nay

~ Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần bảo tồn và phát

huy giá trị của di

, lễ hội phục vụ đời sống văn hóa tâm linh tín ngưỡng,

của nhân dân địa phương cũng như của thành phố Hải Phòng

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được chia thành 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và

phần kết luận Ngoài ra còn có phụ lục và tài liệu tham khảo Phần nội dung được kết cấu gồm có 03 chương:

Chương 1: Không gian văn hóa vùng Đồ Sơn, Hải Phòng

Chương 2: Di tích và lễ hội đền Bà Đề

Chương 3: Việc phụng thờ Bà Đế trong đời sống của cư dân Đồ

Trang 11

"

Chương I

KHONG GIAN VAN HOA VUNG DO SON, HAI PHONG

1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố Hải Phòng

1.1.1 Đặc điểm địa lý, địa hình

Hai Phòng là thành phố ven biên, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc

Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1520,7 kmẺ (số

liệu thống kê năm 2006) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước bao gồm:

phần đồng bằng ven biển và phần biển - hải đảo Về ranh giới hành chính:

phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tinh Hai Dương và phía Đông giáp biển Đông Thành phố có toa độ địa lý: từ 20130139" - 21901'15" vĩ độ Bắc, từ 106°23'39" - 1070839" Kinh độ Đông Hai Phòng còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa vịnh Bắc Bộ, có tọa độ từ 2010735" - 200836" Vĩ độ Bắc và từ 1073220" - 1074415" Kinh độ Đông [7, tr 4]

'Vùng đất ven biển Hải Phòng bao gồm 7 quận huyện đó là các huyện

'Vĩnh Bảo, Tiên Lăng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải, Hải An và Đỗ Sơn

“Các quận, huyện này đều có địa hình thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá

trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp Đây là vùng chuyển tiếp giữa đồng

wg châu thổ sông Hồng và vùng núi ven bờ Đông Bắc, tạo nên một vị trí

thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội với điều kiện giao thông thuận lợi Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 -

0,8 km trên 1 km? Sông ngòi Hải Phòng đều là các chỉ lưu sông Thái Bình đỏ

ra vịnh Bắc Bộ Bởi sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn Ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc tỉnh Bắc Kạn, ví

Trang 12

12

khi đồ ra biển với độ dài 97 km và chuyển hướng theo Tây Bắc - Đông Nam “Từ hợp lưu đó, các dòng chỉ chảy trên độ dốc nhỏ dần và sông Thái Bình đã

tạo ra mạng lưới các cấp chỉ lưu như sông Kinh Môn, Kinh Thay, Van Úc,

Lach Tray, Đa Độ đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính

Hai Phòng có bờ biển đài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi, trải dài qua 7 quận huyện, tiếp giáp với Quảng Ninh phía Bắc và Thái Bình phía Nam, chiếm tỷ lệ 0,019 lần so với bờ biển Việt Nam Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ biên vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đồ ra Trên đoạn chính

giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo Đây là điểm mút của dải

4

đỉnh cao nhất đạt 125 m,, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng Tây Bắc - Đông

núi chạy từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Devon, Nam Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng

Dưới chân những đồi đá có bãi tắm, có nơi nghỉ mát và khu an dưỡng có giá

trị Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt

biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất có đảo Bạch Long Vỹ Biển, bờ biển và

hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải

Đây cũng là thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương

1.1.2 Lich sử hình thành vùng đắt và con người Hải Phòng

Hải Phòng là một trong những cảng biển quan trọng nhất của miền Bắc, một vùng đất cổ nổi tiếng trong lịch sử do nữ tướng Lê Chân khai phá vào

những năm 40 của thế kỷ Ï v:

lên gọi Hải tần phỏng thú Vùng đất này trong lịch sử đã từng nổi tiếng với nhiều chiến công oanh liệt gắn với sông Bạch

Đằng như trận thủy chiến vào năm 93§ của Ngô vương Quyền Tiếp đó là trận

Trang 13

19

Sơn là đất của bộ Thang Tuyển, một trong 15 bộ của nước Văn Lang Các sử gia nhà Nguyễn ghi chép: “Đời Tần thuộc lộ Hải Đông, đến thời Nguyễn

thuộc Minh là đất của phủ Tân An Đến thời Lê Quang Thận mới đặt vào phủ

Kinh Môn lộ, trấn Hải Dương” Thời Tây Sơn Nguyễn Huệ, đắt này được đổi

là tran Yên Quảng Năm 1802, triều Nguyễn đặt lại tên gọi của thời Lê Năm

1820, bốn huyện Nghỉ Dương, An Dương, Kim Thành và An Lão hợp thành

phủ Kiến Thụy Trong huyện Nghỉ Dương, thắng cảnh bậc nhất là vùng đất

phía Đông Nam 15 dặm, sát biển, đó là Dé Son [3, tr 11]

'Vùng đất quận Đồ Sơn hiện nay là các phần địa danh xưa: Tong DO Sơn gồm các xã Đỗ Sơn, Đỗ Hải, Ngọc Sơn (sau này được đổi là Ngọc Tuyển

rồi Ngọc Xuyên); các xã Bảng Động, Phụ Lỗi thuộc tổng Nãi Sơn, Tiểu Bằng, “Trung Lộc thuộc tổng Thiên Lộc (Bảng La - năm 1945), xã Đức Hậu, Nghĩa Phương, Tư Sinh thuộc tổng Tư Sinh và xã Quý Kim thuộc tổng Lão Phong, huyện Nghỉ Dương (từ năm 1945 thuộc xã Hợp Đức và nay là các phường, Hợp Đức, Minh Đức)

Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm vùng đất Ninh Hải Trước yêu cầu

của cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa, ngày 11/9/1887, tinh Hai Phong được

thành lập trên cơ sở các phủ, huyện An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Thủy

Nguyên, Tiên Lăng của tỉnh Hải Dương Tỉnh ly đặt tại Ninh Hai, Chi một

năm sau, với tốc độ đô thị hóa nhanh, ngày 19/7/1888, thành phố Hải Phòng

(nằm trong tinh Hai Phòng) được thành lập, được xếp là thành phố loại l ngang với Sài Gòn và Hà Nội Sau đó, triều đình Huế “nhượng” thành phố

Hải Phòng cho người Pháp Mười năm sau, ngày 31/1/1898, thành phố Hải Phòng tách khỏi tỉnh Hải Phòng (tỉnh ly tỉnh Hải Phòng chuyển sang Phủ

Liễn) Tông Đồ Sơn, huyện Nghỉ Dương, phủ Kiến Thụy thuộc tỉnh Hải

Trang 14

20

Thực dân Pháp xây dựng Hải Phòng thành cửa khẩu giao lưu quốc tế,

trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đầu cầu quân sự trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương Chúng xây dựng đèn biển Hòn Dấu (Đồ Sơn), Long Châu (1884) dẫn đường cho tàu biển ra vào cảng Hải Phòng Vùng đất Đồ Sơn được triều đình nhà Nguyễn nhượng cho thực dân Pháp Ngày 18/5/1909, chúng thành lập thị trắn (Centre Urbain) Đề Sơn gồm Đồ Sơn phố và Đồ Hải phố, còn Ngọc Xuyên chuyển thuộc tổng Nãi Sơn Từ đầu thế kỷ 20, với

những bãi cát dài phẳng mịn, vịnh nước êm đềm, phong cảnh biển biếc non

xanh hữu tình, Đề Sơn đã trở thành khu du lịch nỗi tiếng Các dinh thự, nhà

hàng, khách sạn được xây dựng làm nơi nghỉ mát cho các nhà tư sản, quan

chức trong chính quyền thực dân Khi dat nước được giải phóng, Đồ Sơn từng,

bước trở thành khu du lịch nỗi tiếng trong và ngoài nước [3]

1.2.2 Cư dân Đô Sơn

Đồ Sơn còn là một trong những địa phương có nền văn hóa tiêu biểu của cư dân ven biển, được hình thành sớm, gắn liền với quá trình hội tụ dân cư, hình thành cộng đồng làng xã và không ngừng được bỏi đắp, phát triển qua các thế hệ Cư dân Đồ Sơn trải qua hàng ngàn năm lịch sử có nhiều thay đổi, nhất là về mặt cơ học Địa bàn này là vùng tiền tiêu bảo vệ vùng Đông Bắc của Tổ quốc, người ta thường coi là yết hẳu Hầu hết các cuộc xâm lăng

của phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp, phát xít Nhật đều nhằm vị trí Đồ

Sơn Ngay cả các cuộc khởi nghĩa nông dân và bọn hải phi đều chiếm nơi đây

làm căn cứ địa Những trận sóng than, bão bể thiên tai kéo theo sau hàng ngàn

hậu quả gây hại như đất nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rồi dich tễ

Bởi vậy, dân ở đây thường phải sơ tán cho qua cơn hạn mới trở về quê

cũ Đó là những câu chuyện mà các cụ giả thường truyền lại di ngôn: về Mã

Viện sát phu dâm phụ, loạn Canh Thân, Tân Dậu (1740 - 1741), hay trận đại

Trang 15

2

Mặt khác, vùng này khí hậu trong lành, lại sẵn nước ngọt, nhiều người làm nghề biển không may trôi dạt về đây, lại thấy cư dân bản địa cởi mở nên

đã ở lại Mấy chục năm trước, khi đắp xong đê Điện Biên từ cống Họng đến Quan Mục, hoàn thành cống Họng thì dân ở nhiều nơi về Bàng La định cư

Khi Đồ Sơn trở thành khu du lịch lớn thì người tứ xứ, kể cả ngoại kiều đến

làm ăn đông đúc, số lượng áp đảo cả dân đến định cư trước [31, tr 18]

Cư dân Đồ Sơn không rõ móc thời gian có người định cư ở đây, nhưng

họ đều thống nhất thờ “Lục vị tiên công” - sáu vị đầu tiên đến khai sơn phá

thạch mặc cho khó khăn, gian khổ

đây lập miếu thờ, song, trải qua nhiều biến cổ lịch sử, miếu mạo đã không còn

đời nhớ đến công lao của họ, người ở

nên họ lập nghè thờ chung ở khu Vạn Hương Duệ hiệu của các ngài mang

đậm huyền tích nhưng các dòng họ ở Đỗ Sơn vẫn nhận là thủy tổ của mình:

~ _ Họ Phạm là di duệ của Cao Sơn Than Vương

~ _ Họ Lê Bá, Lê Đình là di duệ của Hải Bộ Thần Vương,

~ _ Họ Nguyễn Khắc là di duệ của Thanh Sam Thần Vương

= Ho Luong gồm 7 chỉ đều là di duệ của Nuôi Nường Thần Vương

= Họ Hoàng là di duệ của Đại Hùng (hay Dai Hoang) Than Vương

~ _ Họ Đinh là dĩ duệ của Chàng (hay Tràng) Ngọ Thần Vương

Ngoài ra còn một số dòng họ khác như Nguyễn, Ngô, Phạm, Cao, Bùi,

Trần một số họ chuyên làm muối thì cho rằng dòng họ gốc ở Đông Triều xuống lập làng khai thác thế mạnh của tài nguyên vùng ven biển Các họ đều

có gia phả, nhưng qua loạn lạc và cải cách ruộng đất đều đã mắt hết Mấy

năm nay, hầu hết các họ đều viết lại gia phả dựa theo ký ức hồi cố của các cụ

già, các chí phái [31, tr 19]

Trang 16

2

người Đản sống ở gò dưới biển, chuyên nghề bắt cá, giao địch với man dân

đối lấy thóc gạo Còn sách Quảng Đồng ân ngữ cho rằng đó là giống người

lấy thuyền làm nhà, rất giỏi bơi lặn, sống bằng nghề đánh cá họ còn được

sọi là “Đăm Man” hay “Long hộ” Ngư dân ở đây thuộc chủng tộc Đản tức

Mã lai cổ, họ dựa vào gió mậu dịch đẻ đi đánh cá, rồi định cư ở ngư trường mới Xuất phát từ câu ca “Dân Trà Cổ, tổ ở Đồ Sơn”; người ta cũng nghĩ dân

Trà Cổ ngày nay vốn là dân Đồ Sơn xưa chạy ra biên giới lánh nạn do triểu đình nhà Lê - Trịnh khủng bố sau thất bại phong trào nông dân khởi nghĩa của Quận He (Nguyễn Hữu Cầu) Có nhiều truyền thuyết về cư dân cô của vùng

biển Dé Sơn Người dân Đồ Sơn kể rằng họ Hoàng Gia là dòng họ đầu tiên,

vốn có từ Mộ Trạch, Hải Dương, theo lời kêu gọi lập ấp của nhà Lý, đến vùng,

đất này khai hoang lập nghiệp [7, tr 41] Một số khác lại cho rằng họ Phạm ở Ngọc Xuyên mới là những người đến đây khai phá vùng đất Có ý kiến khẳng, định, những ngư dân đầu tiên của Đồ Sơn là dân chài từ vùng Quảng Xương,

“Thanh Hóa bị bão trôi dạt đến đất này hoặc là dân trốn sưu dịch ở các nơi

khác dồn về vào thời kỳ Lê Trịnh [8, tr 35] Đại bộ phận cư dân ven biển Đỗ Sơn Hải Phòng đều sinh sống định cư trên đất liền thành các thôn làng, một

thức tô chức xã hội cơ bản như phân lớn cư dân nông nghiệp khác Làng

ven biển là điểm tụ cư của ngư dân ở ngay trên bãi cát sát biển hay lùi xa vào

phía trong bãi một chút Cư dân các làng này vẫn còn giữ lại hồi ức là họ từ

một nơi nào đó tới lập cư ở đây, từ biển vào, có lẽ từ Thanh Hóa theo đường, iz bằng khác đi ra [21, tr 211] Các sách địa chí cổ chép dân Đỗ Sơn xưa thường

biển vào Đề Sơn, có gia đình dòng họ lại từ Hải Dương hay các tỉnh

mạnh tợn, uống rượu khỏe Việc hội hè ma chay cưới xin rất xa xỉ Ở vùng đất

sóng ngọn gió, thường xuyên phải đối mặt với bọn cướp bẻ, rồi giặc

Trang 17

+

chuông chùa Vân Bản vẫn nguyên sắc, tiếng còn ngân vang, thể hiện tài năng,

sáng tạo của ông cha, là niém tự hào của người dân Đồ Sơn

Như trên đã nói, từ lâu đã có thuyết cho rằng Đồ Sơn là cửa ngõ của các tăng sĩ Án Độ vào Luy Lâu thành lập trung tâm Phật giáo Từ hướng Tây ‘Nam, noi thương thuyền Án Độ sang Giao Châu phải qua một trong các cửa

biển là Ba Lạt, cửa sông Thái Bình, cửa Văn Úc, cửa Đại Bàng, cửa Họng

Giang, cửa Lạch Tray, cửa Cắm, cửa Nam Triệu

“Trong tất cả các cửa biển trên chỉ có cửa Đại bàng, cửa Họng thuộc Đồ

Sơn là có các di tích chùa tháp của đạo Phật Đó chính là chùa Hang (Cốc tự),

'theo tương truyền từ thể kỷ thứ III trước Công nguyên đã có nhà sư Án Độ

đến trụ trì - được dân gian gọi là sư Ban, xây dựng vào khoảng năm 200 - 100

năm TCN

Bên cạnh sự tổn tại của tôn giáo du nhập thì nơi đây cũng như biết bao miền đất khác trên đất nước, còn tương truyền nhiều những tín ngưỡng địa phương, thờ nhân thần hiển linh Như là truyền thuyết liên quan đến đền thờ

Ba Dé va câu chuyện xúc động về cuộc đời bà, cuộc đời của một cô gái xinh

đẹp, hiển lành nhưng bất hạnh, bi ai Cái chết oan khuất của bà khiến cho biết

bao con người có tâm linh thành kính hàng năm luôn về đây xin bà giải trừ

mọi oan khuất Đó còn là đền Vừng, thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Dân trong

vùng kể rằng, sau một trận cuồng phong, có gốc cây vừng trôi mắc vào mom đá ở khu vực đền Vừng ngày nay, rồi đâm chéi nảy lộc xanh tươi Thỉnh thoảng, người ta lại thấy một người con gái hiển linh, tự xưng là công chúa

Liễu Hạnh Dân bèn lập đền thờ, cầu cúng rắt được ứng nghiệm Đó còn là

miếu Vạn Ngang, với câu chuyện tình đầy lãng mạn của một đôi trai gái Họ yêu nhau tha thiết đưới sự chứng kiến của biển khơi bao la Rồi người con trai phải ra nơi chiến trận Người con gái chung thủy ở nhà, thường ra mép biển

Trang 18

28

người yêu mình đã tử trận, cô nhảy xuống biển để trọn đời trình tiết với

chàng Khi trở về, chàng trai cũng đã quyên sinh để hai người mãi mãi được bên nhau Thương đôi lứa thủy chung, dân van chai da lập miều thờ họ

'Đặc biệt, cư dân cả vùng Đồ Sơn đều thờ chung một vị thành hoàng tại dén Nghè Thần Điểm Tước (thần Vết chân chim) đã trở thành thần bảo hộ

cho những người đi biển

dan Thanh Hóa đặt chân lên núi Tháp thuộc bán đảo Đồ Sơn Bão t ịch đây 18 thế ký, gió mùa Đông Nam đã đẩy ngư

nối tiếp diễn ra Những người này ngày đêm hướng lên trời cầu xin các vị thần gây ra thiên tai mà họ chưa từng biết tên Một đêm tháng Tám, dưới ánh

trăng bạc, một người nhìn thấy có cụ già tóc bạc, tay cầm gậy dài ngồi trên phiến đá Trước mặt cụ có hai con trâu trắng đang chọi nhau, trong chốc lát

hình ảnh này đã biến mắt và một trận mưa rào tốt lành đỗ xuống tưới mát đất

đai Những người đánh cá nghèo khổ hiểu rằng đã có một vị thần hiển linh

chốn này nghe được nguyện cầu của họ và đến che chở cho họ Họ liền tổ

chức chọi trâu để làm vui lòng thần cũng bởi câu chuyện trên Sau nhiều lần

tiến hành nghỉ lễ cầu cúng thành kính, để được biết tên vị thần tóc bạc, người

ta đặt một mâm gạo ở trong đền rồi đóng chặt cửa Sau vài ngày mở cửa đền

chỉ thấy trên mâm có dấu chân chim Xóa đi, hôm sau lại thấy y như dấu cũ

Người Đồ Sơn gọi đó là Điểm Tước Đại Vương (Grand Seigneur dc

*lempreynte du Moineau) [36] Cũng có chuyện rằng năm ấy, thủy quái hoành

hành dữ đội khiến không ai dám đi biển Sau khi dân làng cùng nhau làm lễ tế

thần linh, mong mỏi sự cứu trợ, diệt thủy quái thì vào một đêm Bỗng trời

nỗi cơn sắm sét, biển cuộn sóng dữ đội, bão tố cuồng phong cuộn ầm am Sáng ra, dân làng thấy xác các thủy quái chết đạt vào bờ, trên cổ có vết chân

chim Cho

có vị thần đã nghe được thỉnh cầu của dân làng, ra tay cứu

Trang 19

thành Thành Hoàng Vì lĩnh thiêng như vậy nên đền Nghè đã không chỉ là nơi

cầu cúng của dân đi biển mà còn của cư dân cả vùng Dé Son [16, tr 26],

Trong bản khai thần tích phố Đồ Sơn, phố

tổng Dé Sơn, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An năm 193§ có ghỉ: “Ba làng vẫn

thờ chung một vị tôn thần Điểm Tước Thần là đức thiên thần, tên hiệu

Ò Hải, xã Ngọc Xuyên,

Điểm Tước Đền thờ ngài đến bây giờ không thờ chung với ai cả thờ ngài

I) và đình Công (Đồ Sơn) cùng đỉnh

tte các xã, thôn (Đỏ Sơn ba đình, Đỗ Hải một đình, Ngọc Xuyên một đình),

ở Nghề, chân núi Tháp Sơn (Ngọc Xuyêi

chỉ có Nghè chính là chân núi rậm, còn các đình đều ở đồng bằng cá Chốn

Nghe chi dé thờ cúng mà thôi, còn các đình ngoài sự thờ phụng còn họp bàm công việc nữa " [9]

Sau này, cùng với thời gian, người ta còn đưa cả sáu vị tiên hiền đại diện cho 6 dòng họ có công khai sơn phá thạch vùng đất này vào thờ cúng ở đền Nghè

Cùng với công cuộc xây dựng quê hương, các thế hệ người Đồ Sơn còn

phát huy tỉnh thần yêu nước, cùng dân tộc đứng lên chống ngoại xâm và chế độ

phong kiến thối nát Khi đắt nước bị ngoại xâm, trai tráng lại tạm biệt quê hương

để cằm vũ khí đánh giặc Các triều đại phong kiến đã lập căn cứ hải quân ở Đỏ

Sơn Tiêu biểu là trận thủy chiến ác liệt diễn ra ở vùng Tháp Nhĩ Sơn (Đỗ Sơn) -

cửa Đại Bảng vào đầu năm 1288 Quân xâm lược Mông - Nguyên bị đánh tan

tác, hơn 200 chiến thuyền cùng binh lính bị chìm xuống đáy biển

Cùng với sự nghiệp chiến đấu giữ nước và giải phóng dân tộc, người

h ic

Đồ Sơn còn tích cực tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chống triều đì

phong kiến thối nát Dưới thời Lê - Trịnh xảy ra cuộc chiến tranh Nam -

ngót 200 năm, làm cho đân tình đói khổ, đất nước điêu tàn Năm 1741,

Trang 20

30

Nam 1739, khi Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ dựng cờ khởi nghĩa ở Ninh Xá,

ông đã hãng hái tham gia và lập được khá nhiều chiến công Khi cuộc khởi

nghĩa thất bại, Nguyễn Hữu Cầu tiếp nối sự nghiệp của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và trở thành lãnh tụ mới của nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Ơng tự xưng là “Đơng đạo Tổng quốc bảo dân đại tướng quân ” và chọn Đỗ Sơn làm căn cứ Khi xưng danh, ông làm lễ tế cờ trên gò đất cao ở cửa sông Lạch Tray Bỗng có một đàn cá he lớn từ biển khơi bơi vào, quân

sĩ và nhân dân cho là điểm lành, bèn tôn chủ soái là Quận He Ông chủ trương: Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, được nhân dân hưởng íng,

rất đông Nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Đồ Sơn, Kiến Thụy nhờ tài thao

lược của mình, ông đã chiến thắng nhiều trận oanh liệt, đánh bại các tướng,

triều đình như Trịnh Bảng, Hồng Cơng Kỳ, Hồng Ngũ Phúc, Trương

Khng, Định Văn Giai Thậm chí, Nguyễn Hữu Cầu còn bất ngờ đánh

chiếm Kinh Bắc, khiến cả Thăng Long phải một phen hoảng loạn, sau đó ông còn táo bạo đánh vào Bồ Đề ngay sát kinh thành khiến Trịnh Doanh phải tự mình làm tướng, cầm quân đối địch [14, tr 11] Cuộc khởi nghĩa kéo dài mười năm, làm nghiêng ngã triều đình phong kiến lúc bấy giờ Sang đầu thế

ky XIX, cuộc khởi nghĩa nông dân cho Phan Bá Vành lãnh đạo (1821 - 1827)

cũng làm chấn động một thời kỳ lịch sử Nghĩa quân đã chọn Đồ Sơn là một

trong những căn cứ kháng chiến Những trận đánh ở sông Họng, Cổ Trai còn

được ghi mãi vào sử sách

Tỉnh thần yêu nước của người dân Đồ Sơn được thể hiện sâu sắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Dé quốc Mỹ xâm lược Quân dân Đồ Sơn đã làm nên những chiến công vang dội: tập kích đảo Dấu, sân bay, kho xăng dầu và bắn rơi máy bay, bắn cháy tàu chiến Mỹ Ngày

13/5/1955, đội quân viễn chính Pháp rút khỏi Hải Phòng Người Đồ Sơn cũng,

thực sự bước vào một cuộc đôi mới Rồi khi Đề quốc Mỹ lại sang chiếm đóng

miền Nam, những người con ưu tú nối bước nhau lên đường đánh giặc, góp

Trang 21

34

Ba Dé xuất hiện trong hệ thống các di tích, đền phủ khi đến tham quan cúng bái ở Đề Sơn cũng là biểu tượng thờ nữ nhân thần, có điều sự phụng thờ Bà Để mang nhiều nét khác biệt với tắt cả các di tích khác

Từ những thống kê trên đây, ta có thể nhận thấy, đền Bà Đề chỉ được

xem như một di tích dam lam thắng cảnh, chưa được xếp hạng Nhưng đối với người dân Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và các vùng khác thì sau dịp

Tết Nguyên Đán, đền Bà Để lại là một địa chỉ tín ngưỡng không thể không

tới Dân làng ở đây thờ Bà Đề như một vị Thành Hoàng của vùng biển Đồ

Trang 22

35 Chương 2 "H VÀ LẺ HỘI ĐÈN BÀ ĐỀ DI 2.1 Ditich dén Ba Dé

3.1.1 Truyền thuyết dân gian về sự tích Bà Đề

Trên đất nước Việt Nam từng ngọn núi, con sông đều chứa đựng những

sự linh thiêng, huyển ảo Chúng được thể hiện sống động qua từng câu

chuyện, từng mẫu chuyện dân gian được truyền tụng về những sự việc và

nhân vật có liên quan đến lịch sử Truyền thuyết về Bà Đề đã được ghi chép

lại trong nhiều cuốn sách, bài viết trên báo, tạp chí và các báo mạng

‘Tu liệu thành văn đầu tiên nhắc đến đền và truyền thuyết Bà Để là bài thơ chữ Hán “Đông Sơn thừa lương” (Hóng mát ở múi Đông) của Miễn Trai

Hoàng Văn Hoàn (Gia phá họ Hoàng Xuân ở Đỗ Sơn có ghỉ tắm bài thơ vịnh

cảnh Đồ Sơn của Miễn Trai Hoàng Văn Hoàn, người họ này, sau di cư vẻ

làng Tri Yếu (nay thuộc xã Đặng Cương huyện An Hải) được vua Minh

"Mạng ban cho biển ngạch Hiếu Tử, do đó lấy làm tên hiệu Dân làng thường

goi là ông ấm Hiếu, vì ông được tập ẩm của cha, nhưng không ra làm quan,

chỉ ở ẩn dạy học, bắc thuắc) đỗ Hương Công cuối đời Cảnh Hưng, đầu đời

Minh Mạng, người quê Đồ Sơn

Bài thơ được khắc trong đền có những câu:

Để bà hương tỏa phương lân cận Trịnh chúa xa luân cựu tích truyền

Dịch

Hương khói đền Bà Đề thơm nức vùng xung quanh

Trang 23

36

Tương truyền, vào khoảng năm 1718, Đồ Son còn hoang vắng, biển

còn ăn lẹm vào chân núi, cư dân thưa thớt Ở phía đông nam vụng Ngọc - Đồ

Sơn, có đôi vợ chồng họ Đào hiếm muộn đã 20 năm Họ luôn một lòng cầu trời

khấn Phật rủ lòng thương cho họ một mụn con Nhờ tu tâm tích đức nên ông bà được thần linh báo mộng ban cho họ ân điển Tròn ngày, tròn tháng, người vợ

sinh hạ một cô bé đáng yêu, từ thân thể tỏa ra một mùi hương thơm ngát Vợ chồng họ Đào rất mừng, ta on dat trời và đặt tên con là Đào Thị Hương

Lớn lên, Hương không chỉ nổi tiếng khắp vùng về sắc đẹp, mà còn siêng năng, khéo tay hay làm Ngày ngày, nàng xuống vụng Ngọc chăn trâu cắt cỏ, vừa làm vừa hát Giọng hát của nàng thật hay Tiếng hát vút cao lên bầu trời xanh bao la, âm vang và rung như tiếng ngọc, ngân nga cả núi rừng

Người ta nói rằng mỗi lần nàng cất giọng, chim như thể ngừng hot, song ngừng vỗ và đất trời lặng phắc như muốn thẩm thấu hết tiếng hát của nàng

Cùng lúc ấy, vùng biển Đồ Sơn là cửa ngõ Đông Bắc rất quan trọng

của Đại Việt, thời kỳ chúa Trịnh Doanh trị vì Năm 1736, khi về kinh lý Đồ

Sơn, dạo cảnh bằng thuyền rồng trên biển vùng núi Độc, Chúa bỗng nghe thấy tiếng hát Giọng hát trong veo với những câu ca dân dã rung động lòng

người đã khiến Chúa mê mân, truyền chỉ lính hẳu đi tìm người ca

Diện kiến Chúa lúc ấy là một cô gái vùng quê nghèo, y phục tuềnh

toàng nhưng vẻ đẹp trong sáng, tình khiết toát lên cùng mùi hương lạ phảng

phat da khién người đắm đuối Chúa đem lòng yêu mến, quyến luyến không rời suốt cả tháng Đến ngày về kinh đô, ngài hẹn với nàng ngày trở lại thuyền hoa kiệu rước Rồi, nàng mang thai Trong lòng luôn lo lắng không yên, ngày

ngày nàng chờ đợi thuyền hoa phủ Chúa, nhưng càng ngóng trông thì càng vô

vọng Lời đồn, tiếng xấu ngày một lan xa khi cái thai trong bụng lớn dần lên

Hoang thai là cái tội lớn lắm! Đó là nỗi nhục, là tiếng xấu đề đời Bởi theo lệ

Trang 24

38

truyền Hàng Tổng cùng dân làng lập đền thờ dưới chân núi Độc giải oan cho

nàng Trong đền thờ, người ta để vào đó chiếc cối đá và đoạn dây thừng, chứng tích của tội ác Chiếc dây thừng đó, hàng năm, những ngư dân nhuộm lại cho bền chắc, cho khỏi mục ải, để nhắc nhở câu chuyện về cái chết bi thảm

của nàng không được mai một, không được lãng quên

Chúa Trịnh ân hận, phong nàng là Hậu Đế Từ đó, người ta tôn trọng

thờ nàng có tên là đền Bà Đề Sau này, đền Bà được

là là:

sọi nàng là Bà Đề,

vua Tự Đức về thăm ban sắc trọng ban cho

DONG NHAC DE BA - TRỊNH CHÚA PHU NHÂN [I8, tr 79-85]

Ngoài ra, điển tích Bà Để còn được Paul Munier, một công chức người Pháp đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, căn cứ vào lời nhân dân địa

phương kế và nội dung tắm bia đá ở đền biên soạn thành sách “La légende de

Ba De", nhà xuất bản IDEO, Hà Nội vào năm 1930 Dựa vào tải liệu của P.Munier, năm 1942, G.Specht soạn thành kịch bản phim và dựng thành phim

câm và thuê người đẹp là con gái ông Chánh Tính ở xã Đồ Hải đóng vai Ruột

tượng xanh hoa lý tay cằm liềm cắt cỏ ở bên bờ Suối Rồng để họ quay phim cùng với phim Cánh đồng Ma, Thúy Kiều Thời Pháp tạm chiếm Hải Phịng,

đồn Chng Vàng soạn ca kịch cải lương, gần đây cũng có kịch bản chèo về để tài này và đều đã công diễn

Nội dung câu chuyện có diễn biến khác khi kể về một cô thôn nữ tên là Đế, mang họ Ngô (có nơi lại nói cô họ Phạm), và vị chia ma nang gặp là

Trinh Giang, vị chúa nỗi tiếng dâm đăng, là anh trai của Trịnh Doanh

Theo nhà nghiên cứu Trịnh Cao Tưởng, ông có nêu thêm về huyền

thoại Bà Đề khi viết đến 2 câu chuyện khác biệt Câu chuyện thứ nhất là về

Trang 25

39

thứ hai được cho là cỗ hơn đo người Đồ Sơn kể lại có sự xuất hiện của một

thần linh - vua Thủy tẻ

Ngày xưa ở Đồ Sơn có một cô gái tên Đề xinh đẹp và hát rất hay Nàng

thường lên núi cắt cỏ và hát:

Tay cằm bán nguyệt xênh sang Muôn vàn cây có lai hàng tay ta

Một lần, nàng cắt giọng hát, thuyền của vua Thủy Tễ vô tình đi ngang

qua, ngồi dưới thuyền nghe tiếng hát, vua vội lên núi tìm người Thấy một cô

gái đẹp đang cắt cỏ, trên đầu có mây vàng che phủ, biết không phải là người

thường, Vua liền đón xuống thuyền Hai người ân ái với nhau suốt ngày hôm

đó, mãi đến tối mới chia tay hà, thời gian sau nàng sinh một con trai

Dân làng không biết cuộc tình duyên của Đề với vua Thủy Tẻ nên đã đuổi cô

khỏi làng Ngày ngày Đế phải đi mót thóc, kiếm khoai về nuôi con Nhưng

rồi một số kẻ độc ác muốn được ăn uống, bèn kiếm kế phạt vạ, rồi mang Đề

ra biển đìm Câu chuyện Đế bj dim chết cũng y hệt câu chuyện kể trên

Nhung khi chúng trói chặt Đế bằng dây thừng vào đá, rồi diy nang xuống biến, thì lạ thay Đế vẫn nổi người lên Thấy lạ, bọn sát nhân hoảng hốt bỏ

chạy Theo truyền thuyết Đế không chết, nhưng không bao giờ trở về quê

hương xứ sở nữa Nàng đã được vua Thủy Tễ - chồng nàng đón vẻ thủy cung Riêng ông Định Phú Ngà, một Đại tá an ninh về hưu ở Đồ Sơn, với cuốn sách “Đồ Sơn - lịch sử và lễ hội chọi trâu” lại kể Bà È truyền thuyết

với nhiều nét huyền ảo thêu dệt Một câu chuyện còn liên quan đến kiếp

trước, kiếp sau, sự đan xen khó lý giải đó tưởng chừng vô cùng khó ti,

nhưng lại khiến người đời sau thương cảm Tương truyền từ đời vua Lê Anh

Tông (1545 - 1569), Bà Để là nhỉ nữ của vua nhưng tài giỏi hơn người Bà

Trang 26

40

Bang vàng chói lọi cằm tay,

Lọng dù che ngựa đến ngay sân Rồng

Thấy Bà có nhan sắc tuyệt trần, lại có tài văn chương, Trịnh Kiểm đến

ép lấy làm vợ, nhưng bà không chịu Bà khinh con cháu họ Trịnh chỉ lo ăn

chơi, học hành không đạt, lại hay ÿ thế ức hiếp dân lành Chúa Trịnh uất giận, cậy thế cưỡng hiếp bà có mang Ở vào thế đường cùng, con vua không thể

hoang thai, Bà đành tự vẫn Trước khi chết, Bà nói với Vua cha:

“Cho con một tắm quan tài Vừa rộng, vừa đài, lại vừa cao

Né hoa, bac có bỏ vào cho con” Nghe Idi trăng trối, Lê Anh Tông đặn con: “Làm con vua tii phan thé, kiếp sau nếu được đầu thai, con cứ vào nhà dân cũng được, nhà dân có khi

còn cao quí hơn cung vua phú chúa, nhưng

nhỏ nhen, bạc bẽo vẫn thấy từ lẫi phải phòng xa với những thỏi

vàng gác tía tới lều tranh nhà cỏ Cha từ

bình dân bị ép làm vua nên cha rất thắm thía " Là vua, nhưng không có

thực quyền, người cha chỉ biết lặng lẽ đem con về khu vườn Cụ núi Ngọc

Long (Đồ Sơn) chôn Sau đó, vua Lê cho xây đình Ngọc Tuyển và hàng năm

ngự giá đến đây, tưởng nhớ con gái yêu

Nối tiếp là câu chuyện chưa đầy 200 năm sau, cũng tại vùng đất ấy,

những diễn tiến xảy ra tương tự như truyền thuyết thường được nhắc tới về Bà Đế Những nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu đôi khi họ tìm hiểu những câu chuyện từ dân gian truyền miệng rồi đem cả vào đó một chút tâm tư và tình

cảm, nhiều khi còn là sự huyễn hoặc bản thân

Trang 27

41

Hương phải chịu hình phạt trằm hà, có chuyện nói nàng phải chết thâm dưới

làn nước, cũng có chuyện nàng theo vua Thủy tÈ về thủy cung Những kẻ hãm hại nàng, thấy nàng nỗi lên ba lần tìm mọi cách để dìm chết bằng được, nhưng cũng có kẻ sợ hãi bỏ chạy Có chuyện chỉ để cập đến lời nguyện cầu trời đất

chứng giám cho người con gái chung thủy khổ hạnh, nhưng câu chuyện khác lại khắc họa nỗi hận sâu sắc “Nếu không nhà Trịnh hết đời, họ Đào tuyệt tự, bao giờ đây mục mới tha

Một dị bản khác hơn so với những câu chuyện được nhắc phía trên là

đề cập đến sự khinh miệt của chính cha mẹ cô gái, và dòng tộc họ Đào

Từ ngày nàng Hương mang thai giọt máu của Chúa, trong lòng rất

sợ hãi, ngày đêm mong ngóng bóng dáng thuyền rồng Cũng từ đó, nàng mắt đi cả giọng hát hồn nhiên Ba tháng sau, một hôm đội cỏ

về nhà, nàng bỗng thấy hoa mắt, trời đất như sụp đồ, ngã lịm trên

đường làng Bụng nàng cứ lớn dần, bà mẹ nghỉ ngờ tra hỏi, nàng

trần tình kể lại sự việc đã qua Bả mẹ biết chuyện không ngớt lời

chửi mắng, nguyễn rủa và đánh đập cô gái chửa hoang, rồi báo tin

xấu cho chồng hay Để tránh tiếng nhục nhã với làng nước và khỏi

phải phạt vạ, cả gia đình gồm ông bà nội, cha mẹ và cô chú, bà bác

họp lại để xử đứa con gái bắt hạnh Muốn ém nhẹm tiếng xấu cho

dòng họ, mọi người đồng tình bắt nàng thả trôi sông [39]

'Bởi thể nên việc nàng Hương oán hận, bắt tội cả dòng họ Đảo tuyệt tự

cũng do cơ sự oan nghiệt này

Nhu vay, tir những câu chuyện trên đây ta có thé thay, Ba Dé va sự tích

là đã được nhiều người biết đến và nổi danh khắp vùng Câu chuyện về

Bà được lưu truyền qua nhiều thế hệ con cháu đất Đồ Sơn và chiếm được

Trang 28

2

Đức Bà được nhân dân trong vùng tôn vinh và thờ phụng Người ta đến với

đền Bà Để cũng là để thể hiện lòng tôn kính của mình qua việc thắp hương, lễ lạ Họ thần tín sự thiêng liêng của Bà khi những chuyện cầu xin cúng bái

được linh ứng và càng ngày người tứ xứ đến làm lễ ngày một đông gần như

(quanh năm suốt tháng

3.1.2 Sự hình thành di tích đền Bà Dé

Đền Bà Dé được xây khoảng năm Bính Thìn (1736) đời vua Lê Than

“Tông dưới chân ngọn núi Độc, trên một ngọn đôi trông ra biến, ở phía đông,

Đồ Sơn (vì vậy núi Độc còn có tên là Đông Sơn) Khi ấy đền vẫn chỉ là một ngôi miếu nhỏ, do dân chúng miền duyên hải sợ hãi trước sự linh ứng của cô

gái thường hiển hiện trên sóng nước, hiển linh trong câu chuyện tinh day bi

thương giữa nàng Hương (tên cúng cơm của Bà Đề) và chúa Trịnh Doanh

Dân làng thường hay đồn rằng: Khi Chúa biết được nàng thác oan lién

cho lập đàn giải oan và truyền lệnh cho hàng Tổng lập đền thờ mà thực chất khi ấy chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dựng lên rất thô sơ Trong miễu chỉ có một gian thờ với một bát hương và có cối đá thủng, cây sảo cùng cuộn dây

'thừng mỗi năm phải nhuộm nước nâu một lần Đó là những chứng tích về cái

chết thương tâm của cô thôn nữ cắt cỏ xinh đẹp và cũng là dấu ấn của những,

hình phạt hà khắc dưới chế độ phong kiến Chúa hối lỗi phong cho nàng là

Hau Di

`, từ đó đền thờ ấy mang tên là đền Bà Đế Sự thiêng liêng của ngôi

đền làm cho bọn cướp biển không dám lần mò tới vùng biển ấy, lũ cường hào ác bá cũng chùng tay nhũng nhiễu dân lành Đền thờ Bà Đề, dân cả vùng đến lễ rất đông, thương người con gái kiên trinh, tiết liệt đến cả Trời Phật cũng

động lòng thương

Tắm lòng của nàng Hương với nhà chúa, truyền thuyết về nỗi oan khuất

Trang 29

đượm từng lời trong câu chuyện ấy Mãi về sau này, khi về thăm Đền, vua Tự Đức đã rơi nước mắt, cảm động về mối tình bi thương ấy mà ban sắc phong cho Để Bà là: “Đông nhạc Đề Bà - Trịnh chúa Phu nhân” Nhà vua cho trùng tu và bảo tồn ngôi đền, lấy đó làm gương sáng để giáo dục cho con cháu Còn người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng thủy chung của bà, nhiều quan lại có chữ nghĩa về thăm và để lại nhiều bút tích ca ngợi Bà trong đền như: “Đế

sơn hà - Mỹ tai linh” (địch nghĩa là: người đẹp quá nên gặp tai họa) Cảm động, nhất vẫn là việc nhiều danh nhân đã tìm hiểu, nghiên cứu để viết lại câu chuyện

ình thảm thương đó, có người còn đề thơ ca ngợi như: Lòng sạch như băng trời đất biết

Nỗi niềm thành kính quỷ thần hay

Để Bà hương lửa nghìn thu ấy

Để giải hồn oan cõi thé nay

Thời gian trôi qua, chiến tranh bom đạn khiến cho đền bị đỗ nát Năm 1952, một số người có tâm đã dựng đền thờ Bà Đề ở chân núi Tu Vè do bà Thông Ái làm thủ đền Đến năm 1958, người ta đưa đền trở lại phía Bắc chân đá lỗ, đoạn dây thừng và bát hương, ố cáo chế độ Lê - Trịnh núi Độc như ngày xưa Hang đá, cị

những vật chứng nói lên nỗi oan tình của Bà

cũng như những hủ tục độc ác đối với người phụ nữ hoang thai nay đã không

còn Cũng giống như những dấu tích có một không hai đối với các vị thần được thờ ở Việt Nam dẫn biến mắt, những vật chứng trên cũng cùng chung số phân Người ta đồn rằng, có lẽ Bà Đề báo thù đã thỏa nên khoảng 100 năm sau, tàn nhang rơi xuống đốt cháy sợi dây thừng oan nghiệt Phải chăng là nỗi oan tình của Bà đã được giải tỏa khi họ Trịnh mắt ngôi chúa (khi nhà Tây

Sơn diệt chúa Trịnh), có biết bao người dòng dõi cho Trịnh phải bỏ mạng nơi

Trang 30

44

Nhắc đến thời quá khứ, khi ngôi đền vẫn còn mang lại một chút dáng

vẻ huyền bí xưa kia thì một số vị cao niên sống trong làng Ngọc Tuyển (vụng Ngọc) ngậm ngùi cho biết: thời gian đã tàn phá ngôi đền do không được tu

sửa và dưới chính sach bai trừ mê tín dị đoan, các đình chủa miếu mạo trên

khắp cả nước đều bị đập phá, đỡ bỏ, cắm các hình thức cúng bái thì ngôi đền này cũng không phải ngoại lệ

Từ xa nhìn vào, đền và núi hòa lẫn cùng với đất trời tạo nên một bức

tranh mộc mạc, dung dị Ở chốn này, con người ta trở nên thân thuộc với thiên nhiên Nơi đây quanh năm gió thôi, gió mang theo hơi ấm nồng nàn và sự mặn mòi của biển Dưới chân đền là sóng, sóng rì rào ngày đêm, triển miên

không bao giờ dứt như kể với người đời về câu chuyện của người con gái

vùng quê ấy, câu chuyện về Bà Đề

Từ bấy đến nay, trải qua bao thăng trằm của lịch sử, sự tàn phá của

thiên nhiên, nhưng đền Bà Để luôn thu hút được du khách thập phương tấp

nập trấy hội Người ta đến để cầu tài, khắn lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi

nỗi oan khuất mà mình gặp phải Những năm gần đây, với chính sách tự do

tín ngường của Đảng, Nhà nước ta, khu du lịch Đồ Sơn ngày cảng phát triển,

nhiều lễ hội truyền thống được phục hồi, đền Bà Đề ngày càng có đông người

đến chiêm bái bởi nơi đây là địa danh thắng cảnh tuyệt đẹp của vùng biển núi

mênh mông Năm 1938, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc Hải đã cùng con

cháu phát tâm công đức và quyên góp xây dựng lại ngôi đền to hơn, chắc

chắn hơn Có lẽ, cũng do Đế Bà linh thiêng nên từ khi ngôi đền được xây

dựng lại, khách thập phương đến tham quan và thắp hương cầu an ngày cảng

đông Thủ hương Lưu Quế Hoa đã góp nhặt những đồng tiền công đức của du

khách để rồi mỗi năm một ít, bà cùng con cháu lấn biển xây thành chắn sóng

Đến hôm nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, đền Bà Đế đã trở thành

Trang 31

45

‘én Bà Đề ngày nay tuy vẫn có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và

trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la Ngôi đền được bao bọc bởi bức thành đá chắn sóng, bê tông sừng sững đây thách thức,

phía sau là dãy núi Độc chở che, tao nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình

3.1.3 Khảo tả di tích

Đền Bà Để thuộc địa bàn phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, thành phố

Hải Phòng, cách nội thành hơn 22 km về phía Nam Phường Ngọc Hai nằm ở

phía Đông Bắc quận Đồ Sơn, phía đông và phía bắc giáp biên, phía nam giáp

phường Vạn Sơn và phía tây giáp phường Ngọc Xuyên Với tổng diện tích 3.5

kmẺ, dân số khoảng 7.500 nhân khẩu/ 2150 hộ dân, chia làm 15 tổ dân phố, Ngọc Hải là phường có địa bàn hẹp và mật độ dân cư trung bình Nhân dân phường sinh sống chủ yếu bằng nghề truyền thống của địa phương là đánh

bắt, chế biến và buôn bán thủy hải sản; một số làm dịch vụ du lịch, kinh

doanh buôn bán nhỏ; còn lại là công nhân, viên chức lao động

Từ Nhà hát lớn trung tâm thành phố chỉ có một tuyến đường đi đến đền Bà Đế rất nhanh và thuận tiện Đó là tuyến dọc theo đường Cầu Đất, đi hết

đường Lach Tray qua vòng xuyến chia bốn ngã, hướng đến cầu Rào Tiếp đó

là xuyên suốt thăng tuyến 353, đường Pham Văn Đồng Nếu như muốn tiến vào trung tâm quận thì tới ngã ba Nguyễn Hữu Cầu, rẽ phải dọc theo đường

Lê Thánh Tông Nhưng để tới đền Bà Đề phải bám sát con đường 353 cho

Trang 32

46

của nàng Hương trôi dat vào, đó là cối đá, dây thừng và cái sào Theo thuyết phong thủy và các quan niệm triết lý phương Đông thì nơi xây đền là nơi tụ

linh, tụ phúc bởi mặt đền hướng ra biển, lưng tựa vảo núi Theo như tác giả

khảo sát thì đây là một công trình được gần như được xây mới hoàn toàn trên

diện tích gần $000 m tinh ca bai đá dus

xây dựng nhìn ra hướng Đông, trước mặt là bien

chân đền Tồn bộ cơng trình được

Từ cổng chính bước vào là sân phụ với hai bên là những gian hàng bán

đỗ lưu niệm, sát vách một bên là núi đá, một bên là kề mặt biển Tiếp đến là

khu vệ sinh ngay cạnh nhà sắp lễ đồ mái

ng, với nhiều cột trụ bê tông chắc nịch và màu sơn vàng sáng Vẫn ở trong khuôn viên sân nhỏ là tòa Phật điện, đối diện hơi chếch sang phải là cung thờ Mẫu Kế cận cung Mẫu, phần mặt tiền hơi nhô ra là chính cung thờ Bà Đế, cung Vua Thủy tề và lầu chúng sinh

Một khoảng sân chính bao quát cả ba công trình này rộng rãi và thoáng đăng

'Sân chính chia làm hai phần, phần trên diện tích vừa phải tiếp giáp với

cửa điện chính Bà Đề và cung vua Thủy Tễ, có đặt tháp chuông và lư hương,

và rất nhiều gốc cây cảnh trang trí làm nền cho cảnh đền Phần dưới của sân

khá rộng, phải bước xuống bậc tam cấp mới tiếp cận được nẻn sân Phần bậc

tam cấp được phân chia đều đặn bởi tay vịn hình thú linh được thếp vàng sáng,

bóng, mang dáng vẻ trườn mình vồ mỗi Sân dưới là không gian cho du khách có thể tiếp cận gần với mặt biển, được che chắn bởi hàng rào bằng đá, chắn

ngang ngực một người lớn, đó là kè đá vững chai để chắn sóng biển đánh dạt vào bờ Mặt sân này được bao quát bởi tượng Phật bà Nam Hải Bồ tát uy nghĩ, khuôn diện hướng vào đền, lưng hướng ra biển và đưới chân Phật bà là tùy tùng rồng vàng đang phun nước, đem lại sinh mệnh và sự cứu rỗi linh hồn

cho loài người Toàn bộ mặt sân được lát gạch vỗ, cỡ 30x30 cm, màu đỏ man

Trang 33

4

Chính điện cung thờ Bà không nhìn thẳng chính đông, mà là chếch một

óc nhỏ, khiến ánh sáng không thể rọi thẳng gay gắt vào cửa cung Chính

cung không lớn, kiểu cách đơn giản nhưng cái thế rất uy linh, huyền bí Bốn

tàu mái lợp ngói vấy rồng với bốn góc là các đầu đao cong vút chia làm hai tầng Đầu bờ nóc tỏa ra tứ phía là đuôi con ngạc uốn cong hình dấu hỏi, lùi vào giữa là bức tự đắp nỗi hình rồng gầm Phần ngang kè tượng rồng vàng cưỡi mây hướng về bức tự “ĐÔNG NHẠC LINH TỪ” Tiền diện cung chỉ có một cửa bằng gỗ mộc khá nhỏ Hai bên cửa chính là tượng hộ pháp Thiện - Ác đấp nỗi, đứng uy linh trên trụ mây xám bằng đá vân xanh bán nguyệt

Cùng với đó là bốn cột trụ đắp nỗi đôi câu đối hiển hiện sự uy linh của bà: “Nhất tâm đính bái thông tam giới - Như tự kính thành thấu cửa thiên

Tử phương ngưỡng đức như sơn trọng - Vạn th nông ân tự hải thm”

(Tam dich:M6t lang bái lạy ba cõi ~ Lòng thành kính thấu đến trời xanh

Bốn phương ngường mộ tài đức nặng như núi - Một vạn kiếp biết ơn nông

tựa biển sâu)

Điện chính cung còn trổ cửa hai bên ngách Đứng trong điện nhìn sang

phải là ngách cửa thông tường với cung thờ vua Thủy Tẻ đơn sơ với lối lên

tam cấp Còn cửa bên trái bước ra sân được xem như cửa chính với ba gian

cửa theo lối “thượng song, hạ bản” Đây cũng được gọi là cửa phía Tây của đền với phần mái mũi hài, các đầu chóp khắc phượng, đôi rồng chầu nhật khá sắc sảo, điêu luyện với bức đại tự “HIỆU NGUYỆT TRÙNG BA” và hàng câu đối được phiên âm ra như sau:

Trang 34

48

Bên trong tòa Tiền đường, những cột trụ bê tông vững chai gop site

cùng cột gỗ chống đỡ phẩn trần đơn giản không trang trí họa tiết Bởi thế, thay vì những chạm khắc cầu kỳ thì tọa trong gian thờ này có nhiều tắm bảng và bia ký lại ghỉ công đức của người dân từ những ngày đền mới được tu sửa lại cho đến những năm có những sự kiện sang sửa lớn Tòa Tiền

đường chia làm ba gian, hai bên là các ban thờ, bên trái là ban thờ “Cô bế” và “12 tiên cô nàng”, bên phải là ban thờ “Cậu bé” và “Thần tải" Gian giữa là sập thờ với bát hương lớn cùng hoa quả, bánh trái luôn được bảy biện đẹp

mắt, nhìn từ sập thờ lên chính giữa là tượng thờ Bà Để ở hậu cung Toàn bộ

tượng thờ được đặt ở gian ngoài này đều được lồng trong khung kính, mỗi

khám thờ đầy đủ các đồ thờ tự như đỉnh đồng, lọ hoa sứ, bộ đài chén, cây đèn, cây nến, Ống hương

'Hậu cung của đền là tòa nhà ba gian tương ứng với Tiền đường Đây là nơi đặt tượng thờ của Bà Đề và song thân Gian thờ này vẫn giữ nguyên được

đáng vẻ cổ kính từ nhiều năm trước, phần nền lát gạch đá hoa bằng với nền

tòa Tiền đường, bậc ngường chăn lối bằng gỗ cao khoảng mười lãm phân

Toàn bộ khung nhà của tòa hậu cung được làm bằng gỗ, bộ vì kèo được làm

theo kiểu "chồng rường giá chiêng” tạo nên sự ấm cúng trong chính điện cùng

với hệ thống đèn thờ rực rỡ Các xà lòng, xà nách đều được trạm trổ hoa lá

cách điệu, kỹ thuật công phu Các cột gỗ lớn được đánh bóng vécni màu hỗ

phách, ốp những đại tự đắp nôi chữ Hán là những hàng câu đối màu đen trên nên vàng vân chữ Vạn xếp chéo

Tượng Ba Đề đặt trong khám thờ sơn son thếp vàng, trạm trổ vân hoa

hình rồng phượng uốn lượn vờn mây gió cầu kỳ sống động nhiều tằng nhiều lớp Trên nóc là lưỡng long chầu nguyệt, nỗi bật bởi ánh sáng hồng hắt ra tir

đền thờ phía trong khám là tượng Bà Để với dung mao tinh anh, khuôn diện

Trang 35

49

cao khoảng 60 phân, tư thế uy nghỉ ngồi trên ngai, lòng ban tay ngửa đặt trên

gối nhưng toàn bộ thân tượng đều được phủ kín bởi lớp áo trắng vân kim

tuyến, mũ và khăn đều màu trắng thể hiện sự hiện diện của Thủy phủ Bà là

người con gái vùng biển, lại phải chịu hình phat dìm chết, hình tượng của bà

gắn liền với nước, cũng chính lẽ đó bà được diện một màu trắng tinh khiết,

sắc màu của cõi Thoai

“Trước tượng thờ là hương án được chạm khắc đề tả

ứ linh kết hợp tứ quý có đặt đồ thờ tự đều được thếp vàng, khay đài, song bình cắm hoa, cầy đèn cỡ đại, các đài quả và đỉnh hương bằng đồng và nến Trên những trụ gỗ có treo những nón trắng, rất giống với hình mẫu trong tứ phủ, hai bên là đôi lục bình bằng gốm cao bằng thân người chạm vân hoa nỗi màu sắc tạo nên nét hài hòa sinh động nhưng được sắp liền kể với khám thờ song thân Bà Đề ở hai gian còn lại Mỗi lục bình đều bày một chiếc thuyền rồng thếp vàng, có kiệu và ba cánh buồm lớn, hình tượng của thuyền rồng kiệu rước lọng che Chúa về đón Bà Tượng song thân Bà Đề được đặt hai bên, đôi tượng có chiều

cao khoảng 30 phân đặt trong khám thờ to nhưng không lộng lẫy như khám

Trang 36

s0

Trong gian thờ này, có nhiều đại tự, những cuốn phong thư chỉ ra tài

sắc của Bà Thêm vào đó, có nhiều đôi câu đối ca ngợi đức uy linh của Bà,

nội dung được phiên âm ra như sau:

~ “Nhất phiến băng tâm thiên địa bạch Kính thành nhĩ tự quỷ) thân trí

Để Bà phương hỏa thiên thu tại

Trịnh Chita xe loan Kiệ

tích truyền

)É SƠN HÀ - MỸ TẠI LINH” (Tạm dịch: Người đẹp quá nên gặp tai họa) 'ONG TAT NGUYEN - ỨNG TẤT CẤU" (Tạm dịch: Một lòng cầu nguyện

nhất định sẽ linh ứng)

~ "THANH - THIÊN - TĨNH - VÂN” (Tạm dịch: Trời xanh mây trong lành)

“Cao sơn ngật ngật hữu tiên tăng mĩ phương dank

Tần hải dao dao ngưỡng chúa hiền cầu hạnh phúc ”

(Tam dịch: Núi cao trùng trùng có thân tiên danh thơm khắp chốn Biển xanh

xa xăm gặp được chúa hiển thì cầu được ước thầy)

lắm sinh quốc sắc thiên hương tiên nữ uy dung chân thể phách

Cố hữu băng cơ ngọc cốt Đề Bà nghỉ biểu hạo tỉnh anh ”

(Tam dịch: Từ khi sinh ra than thé da mang bóng dáng đích thực của tiên nữ

xinh đẹp Hình dạng yêu điệu ngọc ngà của Bà Đề biểu lộ sự tài hoa)

Ngoài cung chính thờ Bà Đ, thủ hương Lưu Quế Hoa còn cho đặt

thêm cung vua Thủy Tề, cung thờ Mẫu và cửa Phật Cung thờ Mẫu đã bắt đầu dựng từ năm 1990 nhưng khi ấy mới chỉ lập thành ban nhỏ, thờ phụng củng

với Bà Đế Nhưng nay đã tách biệt tÌ

cao, thống và kiến trúc trang hoàng bằng cột gạch xây chia làm ba gian hoàn Ih một cung thờ lớn với tòa ống mái

hảo không sử dụng các tắm chắn gỗ hoặc xây các ô cửa chắn

Cung vua Thủy Tề và cửa Phật khởi công gần như đồng thời vào

khoảng những năm 2004 cho đến 2006, xây đắp tu sửa từng chút một cho đến

Trang 37

sl

'bằng lối cửa ngách lên bậc tam cấp hướng về phía Bắc Nơi đây mới được xây

dựng nên không gian vẫn rất mới mẻ, hầu như toàn bộ đồ thờ tự, các khám

thờ đều được tôn tạo lại sau đợt tu sửa đầu năm Quý Tị (2013) Các khám thờ

đều được xây đắp công phu, trỗ các họa tiết đề tài rong thiêng thể hiện sự uy

nghỉ Đặc biệt, ở gian thờ này, hướng lên trần không phải mái bằng, mà là

một không gian hộp rộng rãi, bốn mặt chia làm hai phần, phần trên để trong,

phần đưới xây đắp thành những bức tranh nôi với nhiều đề tài khác nhau

nhưng vẫn nổi bật theo đề tải chủ đạo như bức “Long vân khánh hội”

Tuy được gọi là cung vua Thủy Tề nhưng trong gian thờ này lại có sự

xuất hiện của hai nhân vật miền rừng núi đó là “Quan sơn thẳn” và “Chúa sơn lâm” Điều này thể hiện sự kết hợp giữa hai vùng khác biệt, chính là nói lên mong ước của nhân dân đến một thế giới thần linh hòa hợp, cùng phù hộ cho dân chúng muôn nơi cả trên rừng và dưới biển 'VUA THUY TE QUAN SƠN CHÚA SƠN THAN LAM

“THÁI TỪ MAU THAM

LONG CUNG CUNG

Sơ đồ 2.2: Điện thờ vua Thủy Te

Cung thờ Mẫu được xây dựng lại to và đẹp hơn trước kia rất nhiều, với

nhiều đồ thờ tự được bố trí khắp các ban, chủ yếu là khu vực thờ Mẫu tam

phủ có Đại tự, cuốn thư, hương án, câu đối, sập thờ, Tam sự, chấp kích Từ

trong ra ngoài, Mẫu được thờ ở tòa hậu cung dưới dạng Tam phủ nhưng được

Trang 38

2

Mẫu Thượng Thiên hóa thân thành chúa Liễu ngồi ở trung tâm, bên trái là

Mẫu đệ nhị - Thượng Ngàn phủ (rừng núi), bên phải là Mẫu đệ tam - Thoải

phủ (nước) Trong tư thế ngồi, các tượng thờ mang nét dịu dàng, mặt hoa da

phắn tượng trưng cho cốt cách tỉnh thần của người phụ nữ Việt nam Trên mỗi

u luyện, bởi

mỗi bông sen đều là những thanh thép thếp vàng được uốn cầu kỳ cùng những khám thờ đều sắp lọ cắm sen vàng, đó là nét thủ công mĩ nghệ đi ia lá to tạo thành một ình sen lộng lẫy Riêng pho áo đỏ, biểu thị nữ thần

bắt từ Liễu Hạnh được bày biện hai bình sen ở hai bên, còn hai pho tả hữu chỉ bày một bình Bên dưới là các ơng Hồng và các Thánh cô, Thánh cậu trong, điện thờ Tam phủ, Tứ phủ Tòa Sơn Trang với ba ngọn núi và sơn động cũng

được bày biện đẹp mắt cầu kỳ trong không gian rộng rãi của toàn bộ cung thờ Mẫu Đúng như lời đôi câu đối chữ Hán đề ngay trong cung thờ này:

Trang 39

3

Ghi chú:

1 Mẫu Thoải 8 Ong Hoang Mười

2 Mau Thiên 9 Chúa sơn Trang, 3 Mẫu Ngàn 10 Cô Bơ thoải phủ

4 Ơng Hồng Bay 11 Cô bé thoải phủ

5 Ơng Hồng Cả 12 Đức ông

6 Quan lớn đệ Tam 13 Đệ nhất thánh hiền

7 Ông Hoang Bo 14 Đức địa mẫu

Cuối cùng là cửa Phật vẫn đang xây dựng và tôn tạo từng ngày, hiện nay hệ thống tượng Phật đặt trong điện vẫn còn khá khiêm tốn, người ta mới

chỉ đặt vào 3 pho tượng thờ Phật, bức tượng chính là Đức Phật tổ Trong tòa Phật điện, bà Lưu Qué Hoa cho bài trí tượng Đức Đại Vương uy nghỉ và lông lẫy hẳn một gian bên trái Đức Đại Vương áo bảo vàng, tay trái úp trên gối, lòng bàn tay phải đặt ngửa, gương mặt nghiêm nghị, nét ngài thanh tú, oai vệ

ngồi trên ngai Tắt cả các tượng thờ cùng những khám thờ và đồ thờ tự trong đền Bà Đề đều là những tác phẩm có tính nghệ thuật, được các nghệ nhân thể hiện thành công khiến vẻ tôn nghiêm của đền càng được nâng cao Tắt cả

khiến cho lòng ngưỡng mộ của khách thập phương càng lớn lao hơn đối với

các nhân vật được thờ, mà đặc biệt là Bà Đề

Ngoài ra tại vị trí sân đền hoàn toàn được lát gạch vôi đỏ, ta còn thấy

sự xuất hiện của pho tượng Phật bà Nam Hải Bồ Tát, khởi cơng ngày

16/10/1996 và hồn thành vào ngày 19/09/1997 Pho tượng đá với vẻ đẹp thần

'thánh trong tư thế diệu ấn lưng đối diện biển, dưới chân bà là hình tượng con

rồng đang phun nước xuống hồ sen Được bố trí ở hướng phía Tây nhìn từ

Trang 40

s4

sát vách đá chắn sóng kề mặt biển để du khách đốt đồ mã tập trung vào một

điểm tạo nên sự văn minh cho thắng cảnh Cũng kể sát với bức tường đá điểm xuyét hai pho rùa vàng, rùa nhỏ nằm trên mu rùa lớn cùng hướng về phía đền

Trước điện chính thờ Bà Đề, người ta cho đặt một lư hương lớn và tháp

chuông sừng sững, đây là những đồ vật được tiến cúng của du khách thập

phương vào đền Năm 2010 vừa qua, những người thợ đã tích cực xây dựng

xong công trình nhà sắp lễ và nghi môn (công đền) dưới sự chỉ đạo của nhà đền và cơ quan chính quyền, hoàn thành nên một khuôn viên kiến trúc rộng

lớn, một công trình với diện tích khoảng 5000 mỶ tính cả bãi đá tự nhiên ở

dưới chân đền Trên cổng nghỉ môn của đền còn đề bốn chữ và đôi câu đối hai 'bên công đền để tôn vinh Đức Bà:

“HAI - THƯỢNG - THÂN - THIÊN"

(Tạm dịch: Vị thân tối cao của biển)

“Sơn chỉ cao hai chi tham” - “Ý nghỉ thành tâm nghỉ thính”

(Tạm dịch: Núi thì cao, biển thì sâu

nguyện thành tâm thánh thần sẽ nghe được)

'Như thể có thể thấy cho đến ngày nay, đền Bà Đề không còn lưu giữ lại dáng vẻ thô sơ, dung dị theo những dấu tích xưa mà đã trở thành một di tích thắng cảnh bề thế, có sức hút không nhỏ đối với người dân khắp nơi Có thể nói, đền Bà Đề được coi như một di tích có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống người dân vùng Đồ Sơn và du khách khắp nơi Đó cũng là hình ảnh biểu trưng cho nghệ thuật kiến trúc và tâm kinh, là nơi mà con người có thể gửi

mọi ước nguyện của mình tới vị thánh mà họ tôn thờ Chẳng thé mà ngày

cảng có nhiều du khách thập phương tới viếng thăm đẻn, nhiều trong số đó có

những người là văn sĩ, đem lòng cảm thông với tình cảnh của Bà mà để tựa

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN