Luận văn Việc phụng thờ thánh Bạch Hạc Tam Giang tại đền Đuông (xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã trình bày khái quát về thánh Bạch Hạc trong không gian văn hóa làng Bồ Sao, thực trạng của việc thờ thánh tại nơi này; qua đó nêu lên bản chất, ý nghĩa của việc phụng thờ ngài trong đời sống tâm linh của cư dân làng Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trang 1' BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THẺ THAO VÀDL LỊCH ‘TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI 399111441936 LƯU NGỌC THÀNH VIỆC PHỤNG THỜ THÁNH BẠCH HẠC TAM
GIANG TẠI ĐÈN ĐUÔNG
Trang 2MỤC LỤC
ĐANH MỤC BẰNG CHỮ VIỆT TÁT MỠ ĐẦU
Chương!
THANH BACH HAC TRONG KHONG GIAN LANG BO SAO, TRUYEN THUYET, THAN Ti
HOA
1.1 Không gian văn hóa làng Bồ Sao
1.2 Thánh Bạch Hạc qua truyền thuyết, thần tích Chương 2
'VIỆC PHỤNG THO THANH BACH HAC TẠI DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐÈN ĐUÔNG 2.1 Di tích đền Đuông
3.2 Lễ hội đền Đuông,
Chương 3
BẤN CHẤT CỦA VIỆC PHỤNG THỜ THÁNH BẠCH HẠC, Ý NGHĨA CUA VIỆC PHỤNG THỜ NGÀI TRONG ĐỜI SÓNG CỘNG ĐÔNG 3.1 Bản chất của việc phụng thờ thánh Bạch Hạc 3.2 Các di tích và lễ hội tại một số làng cùng thờ thánh Bạch Hạc 3.3 Việc phụng thờ thánh Bạch Hạc trong mối quan hệ với các tín ngưỡng khác
Trang 33 DANH MỤC BẰNG CHỮ VIẾT TÁT CHU VIET TAT CHU VIET DAY DU @)) Am lich CTQG Chính trị Quốc gia CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa Xã hội
ĐH QGHN Dai học Quốc gia Hà Nội
ĐHVH HN Dai học Văn hóa Hà Nội
HV CTQG HCM: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh KHKT Khoa học kỹ thuật KHXH Khoa học xã hội NCVHDG Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nxb Nhà xuất bản SCN Sau Céng nguyén TCN “Trước Công nguyên THCS Trung học Cơ sở THĐT Tổng hợp Đồng Tháp Tp HCM Thành phố Hồ Chi Minh
UBND Ủy ban Nhân dân
VHDG Van hóa dân gian
VHDT 'Văn hóa dân tộc
VHNT 'Văn hóa Nghệ thuật
VHTT Van hóa thông tin
VHTTCS 'Văn hóa Thông tin co sở
Trang 4MO DAU 1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam với chiều đài lịch sử vài nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó, những nhân vật huyển thoại đã lập lên những công trạng để các thế hệ mai sau luôn luôn nhớ tới Bạch Hạc - người anh
hùng huyển thoại, là một vị tướng tài ba và đã lập rất nhiều công trạng dưới
thời đại các vua Hùng Ngài là người có công trị nạn hồng thủy tại khu vực ngã ba sông Đáy để cứu giúp cư dân trong vùng và mở mang phát triển bờ cõi Đức thánh đã trở thành một biểu tượng cao đẹp cho tỉnh thần kiên cường, bắt khuất anh dũng trong quá trình đấu tranh chống lại thiên tai và tạo nên một dấu ấn quan trọng trong câu chuyện lịch sử ở các địa phương, vùng đất Tổ Thánh Bạch Hạc đã đi vào lịch sử vùng đất này như một huyền thoại, đồng thời được người dân dọc vùng sông Hồng, qua nhiều thế
hệ ngưỡng mộ và phụng thờ Qua khảo sát và thống kê bước đầu cho thấy,
thánh Bạch Hạc được thờ tại nhiễu làng, tập trung chủ yếu trên địa bản tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc Trong đó, ở di tích đền với tư cách ngài là một vị thánh gồm có: đền Đuông (huyện Vĩnh Tường), đền Đông Cao (huyện Mê Linh) ; ở di tích đình với tư cách ngài là vị thành hoàng gồm: đình làng Diệm Xuân, đình làng Lang Đài (huyện Vĩnh Tường), miếu cây Sanh (xã
'Văn Khê, huyện Mê Linh)
Xuất phát từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
cùng với triết lý cao cả “sinh vi danh tướng, tử vi thần” (lúc còn sống thì làm
tướng giỏi, lúc mắt đĩ hiển thần linh) người dân Việt Nam từ bao đời nay luôn tôn thờ những người anh hùng có công với dân, với nước bằng lòng thành kính
ngưỡng mộ và sự biết ơn sâu sắc Nhân dân ta đã huyền thoại hóa, lich sử hóa,
Trang 55
một hình thức sinh hoạt văn hóa tỉnh thần đặc sắc: Tín ngưỡng thờ các vị thánh
thần trong các khu vực, vùng, miền ở đất nước ta, tín ngưỡng thờ các vị thánh
'thần có công với cộng đồng các làng xã vẫn luôn chiếm vị trí thiêng liêng trong
đời sống tỉnh thần của con người và mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc
“Trong các vùng quê cùng thờ thánh Bạch Hạc, việc phụng thờ ngài ở đền Đuông, xã BỒ Sao (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) có ý nghĩa khá đặc
biệt Bởi nơi đây có ngôi đền Đuông gắn với việc thờ cúng và tưởng niệm đức thánh cũng như câu chuyện dân gian kể về công trạng của ngài Đặc biệt, lễ hội
đền Đuông làng Bồ Sao chính là nơi thể hiện một cách tập trung nhất về thái
độ, tinh cảm, lòng ngưỡng mộ của nhân dân dành cho vị thần của cộng đồng cư
dân Việt cổ
Nằm trong dòng văn hóa phụng thờ những người có công với dân, với nước, việc phụng thờ đức thánh Bạch Hạc là một minh chứng tiêu biểu cho
truyền thống và đạo lý nhớ về cuội nguồn của dân tộc Vì vậy, tìm hiểu việc
phụng thờ đức thánh Bạch Hạc ở đền Đuông làng Bồ Sao không chỉ giúp chúng ta hiểu kỹ hơn đời sống tín ngưỡng ở một vùng đất, đồng thời còn góp
phần vào việc tìm hiểu những biễu hiện đa dạng va phong phú của các giá trị
văn hóa ẩn chứa trong dòng chảy văn hóa tín ngưỡng của hệ thống các làng xã
cổ truyền của người Việt - một hướng nghiên cứu đã và đang được đặt ra
trong những năm gần đây 2 Lịch sử vấn đề
'Những tập hợp và thông kê bước đầu cho thấy, có một số công trình nghiên
cứu ở nước ta từ trước đến nay đã đề cập về đức thánh Bạch Hạc, cụ thể như: 2.1 Các sách đề cập đến vị thần Bạch Hạc
~ “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam” khu vực phía Bắc của
Trang 6mục “Thần nước” (trang 69), tác giả đã đề cập đến các địa điểm thờ các
nhân vật là vị thần nước đã được gọi khác đi, trang trọng hơn như: Thủy Bá đại vương hay Bạch Hạc Tam giang Tác giả đã kết luận, đó chính là các
vị thần nước
~ "Thân và người đắt Việt" của Tạ Chí Đại Trường, tại chương II, mục
“Nhiên thần” (trang 33) có viết: khi nhắc đến ở đinh vùng lưu vực sông Hồng
thời kỳ Bắc thuộc, cuốn sách có đưa ra những câu chuyện “Thổ lênh trưởng”
(quan niệm Hán) phải thì đua với người khác mới được là phúc thin vùng Bạch
'Hạc ngã ba sông, đó là các vị than nước, thần núi, thần cây
- “Linh than Việt Nam” của hai tác giả Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh
“Thảo đã giới thiệu một cách khái quát nhất về hệ thống các vị thần linh được thờ
ở hầu hết các di ích trong các làng xã ở nước ta Tuy không đề cập đến địa điểm
di tích đền Đuông có thờ vị thánh này, nhưng ở trang 6Š của cuốn sách, các tác
giả đã giới thiệu tên các vị thần, trong đó có nói đến tên vị thánh Bạch Hạc được
phối thờ cùng với Tá Bộ, Cin Tuy, Ngọc Trì đại vương hiện được thờ ở xã “Trung Hậu, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Có thể néi day la vi thin được thờ ở
nhiều di tích trên địa bàn của tỉnh Phú Thọ
- Thống kê lễ hội Việt Nam, tập 2, Bộ VH, TT & DL - Cục VHTTCS
thực hiện năm 2008 cho thấy: trong thống kê về các lễ hội tỉnh Phú Thọ
(tr.133 - 156) có 07 di tích tổ chức lễ hội tưởng niệm thánh Bạch Hạc; tại tỉnh
Vĩnh Phúc có 06 di tích tổ chức lễ hội, đặc biệt trong đó có ghi: lễ hội đền
Đuông được tổ chức vào ngày 12 âm lịch (không ghi rõ tháng) Ngoài ra, tại thủ đô Hà Nội có khoảng 15 di tích tổ chức lễ hội tượng niệm ngài
- "Địa chí văn hóa dân gian Vĩnh Phú" do Hội Văn nghệ dân gian tỉnh
Vĩnh Phú chủ biên, tại mục viết về các vị thần linh, cuốn sách đã có giới thiệu
gan 02 trang về lai lịch, nguồn gốc, công trạng của đức thánh Bạch Hạc và khẳng định đức thánh có tên mỹ tục là Thạch Khanh, đó là một vị thần nước đã
Trang 77
~ “Việt Nam, cái nhìn địa - văn hóa” của tác giả Trần Quốc Vượng, khi
giới thiệu về vùng đất Vĩnh Phú địa - chính trị và bản sắc địa - văn hóa, tuy
tác giả không giải thích về vị thánh Bạc Hạc tam giang, nhưng 6 trang 31, 50, 51, tác giả đã nói đến cụm từ “Bạch Hạc” chính là một trong những cái tên hành chính của vùng đắt Tổ, cụ thể như sau: trong bài Tày đăm Tày khao
(viết chung với Cằm Trọng, Hoàng Luong, Tir Chi), tác giả đã viết: ngã ba
Hac là huyền thoại sau được ghi lại muộn màng trong Lĩnh Nam chích quái (chuyện Mộc tỉnh) về cây đại thụ vũ trụ, cao hơn ngàn nhận, cảnh lá xum xuế,
không biết che rợp tới mấy ngàn dặm, lại có chim “Hạc trắng” đến đậu nên đất chỗ đó gọi là Bạch Hạc” - “Dia chí Vĩnh Phúc" do UBND tỉnh Vĩnh Phúc chủ biê trong mục
các địa danh văn hóa thuộc vùng đất Tổ xưa, các tác giả đã giải tích khá rõ về
‘cum từ “ngã ba Bạch Hạc” tức là ngã ba hợp lưu của hai con sông, nơi có cồn
đất, lại có chim Hạc trắng về làm tổ Vì lẽ đó mà vùng đất này được đặt tên như vậy Ở vùng đất này có thờ một vị thần nước và qua thời gian thần được
soi với cái tên là Bạch Hạc
3.2 Các tài liệu khác có liên quan đến đề tài
~ Khóa luận tốt nghiệp “Di tích đình - miếu ling Bam” của Nguyễn Ngoc Nam thực hiện năm 2002, tại khoa Bảo tầng Trường đại học Văn hóa Hà 'Nội Trong khóa luận, tác giả đã miêu thuật chỉ tiết về dĩ tích đình - miều, về lễ hội Ling Dam Đặc biệt, trong mục 1.2.3 (từ trang 24 đến trang 28 ở chương 1), tác giả đã ghỉ chép một cách chỉ tiết về tiểu sử, cuộc đời và những công trang,
hành trạng của vị thần Bạc Hạc Tam giang, tác giả cho biết đức thánh chính là
vị thần có tên Thổ Lệnh - vị tướng tài đưới thời Hùng Duệ vương, ngài đã có
công đánh giặc và trị thủy trên sông Hồng để cứu giúp dân chúng
~ Hồ sơ Lý lịch khoa học di tích đền Đuông do Bảo tàng tổng hợp - Sở 'Văn hóa Th
Trang 8
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” Qua nghiên cứu thần tích, truyền thuyết, điện
thờ, nghỉ lễ, đồng thời mở rộng đến các đối tượng khác cùng thờ đức thánh như: cđền, đình trong không gian văn hóa phụ cân đền Đuông để làm tư liệu so sánh
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi vẫn đề nghiên cứu: Nghiên cứu ở đây là tin ngưỡng, vì
vậy khuôn vấn đề ở các nội dung: Về nhân vật được phụng thờ; Điện thờ,
nghỉ thức nghỉ lễ, nghiên cứu mở rộng ra một số nơi thờ ở địa phương khác Đặt việc phụng thờ đức thánh Bạch Hạc trong diện mạo sinh hoạt văn hóa tín ngường ở một số vùng lân cận (làng Lang Đài, làng Diệm Xuân ) để so
sánh, đối chiếu nhằm tìm ra những nét chung nhất và tìm ra cái riêng trong
hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưởng liên quan đến vị thánh này Từ đó thấy được ý nghĩa của việc phụng thờ ngài ở khu vực Vĩnh Phúc nói chung và
làng Bồ Sao nói riêng
3.2.2 Phạm vi không gian nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu việc phụng thờ đức thánh Bạch Hạc ở một
không gian văn hóa cụ thể là đền Đuông, xã Bồ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh
'Vĩnh Phúc
~ Ngoài ra còn mở ra một cái nhìn rộng hơn vẻ việc phụng thờ ngài ở' phạm vi rộng lớn dọc sông Hồng, đồng thời trên cơ sở đó có thể so sánh, đối
chiếu với các khu vực lân cận như: việc phụng thờ thánh Trương Hồng, Truong Hat doc ven sông Cầu; việc phụng thờ hai Ba Trưng và các bộ tướng
ven sông Hồng
3.2.3 Pham vi thời gian nghiên cứu
~ Nghiên cứu điện thờ - quá trình hình thành đến nay
~ Nghiên cứu nghỉ lễ: lễ hội hiện nay và có so sánh với lễ hội xưa để nhận ra sự
Trang 910
.4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu không gian văn hóa xã Bồ Sao và văn hóa tín ngưỡng phụng thờ đức thánh Bạch Hạc Tam giang tại di tích đền Đuông
42 Nhiệm vụ nghiên cứu:
~ Tập hợp và phân tích các tư liệu đã viết trước đây về thánh Bạch Hạc
~ Nghiên cứu đặc điểm không gian văn hóa xã Bồ Sao
~ Tìm hiểu và miêu thuật về nguồn gốc truyền thuyết, thần tích, điện
thờ, nghĩ lễ trong việc phụng thờ đức thánh Bạch Hạc
~ Mỡ rộng nghiên cứu đến một số nơi thờ khác để so sánh và tìm ra
những đặc điểm của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này
5 Phương pháp nghiên cứu
~ Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học như: sử liệu học, mỹ thuật học, văn hóa học, bảo tầng học, văn hóa dân gian, xã hội học
- Sử dụng phương pháp khảo sát, điền dã: quan sát, miêu tả, đo vẽ,
chụp ảnh, tham dự, ghi âm, phỏng vấn
~ Tập hợp, hệ thống hóa những tư liệu liên quan đến đề tài để phân tích,
đánh giá, so sánh và đối chiếu
6 Những đóng góp của luận văn
~ Trong phạm vi của luận văn, với sự kế thừa bước đầu đã hệ thống hóa
tư liệu về việc phụng thờ đức thánh Bạch Hạc từ truyền thuyết, thần tích, thần
điện đến lễ hội và những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan tới đức thánh
Bach Hac ở một di tích, một không gian văn hóa cụ thể là đền Đuông, xã Bồ
Trang 10- Tìm hiểu việc phụng thờ đức thánh Bạch Hạc ở xã Bồ Sao không chỉ giúp chúng ta hiểu kỹ hơn đời sống tín ngưỡng ở một vùng đất mà còn góp
phần vào việc tìm hiểu những biểu hiện đa dạng và phong phú của các giá trị văn
"hóa vat chit dn chứa trong “Tin ngường và văn hóa tín ngưỡng của người Liệt” ~
một hướng nghiên cứu mới đã và đang được đặt ra trong những năm gần đây
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (06 trang), Tài liệu tham khảo (05 trang), Phụ lục (34 trang), luận văn được chia làm 03 chương như sau: Chương 1: Thánh Bạch Hạc trong không gian văn hóa làng Bồ Sao, truyền
thuyết, thần tích (27 trang)
Chương 2: Việc phụng thờ thánh Bạch Hạc tại di tích và lễ hội đền Đuông
(8 trang)
Chương 3: Bản chất của việc phụng thờ thánh Bạch Hạc, ý nghĩa của việc
Trang 1118
dụng làm văn phòng Ngày nay, kinh phí để tổ chức các việc của làng như tết
nhất, hội hè đều dựa vào các dòng họ trong làng đóng góp
Hiện nay, theo báo cáo của UBND xã Bồ Sao cho biết, làng Bồ Sao có
trên 300 hộ dân với khoảng 1.000 nhân khâu Cư dân sinh sống chủ yếu ở đây là người bản địa (sống từ 5 - 7 đời trở lên) và nhiều người từ nơi khác đến
nhập cư, xây dựng cuộc sống ở nơi đây Họ cùng nhau chung sống, góp phần
tạo dựng thành một làng trù phú với số lượng dân cư đông đúc cùng nhiều
ngành nghề kinh tế khác nhau
1.1.4 Đời sống kinh tế
Bồ Sao là một xã thuần nông, có diện tích nông nghiệp khoảng trên
100ha Địa hình tuy cao, song tương đối bằng phẳng, xen kẽ là các ao hồ, đầm
nước lớn Từ xưa đến nay, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ
cấu kinh tế của địa phương, trong đó chủ yếu lả trồng lúa nước, hoa màu và chăn nuôi một số gia súc, gia cằm Theo cụ Nguyễn Hữu Bỏ, 92 tuổi, người làng Bồ Sao cho biết: Trước năm 1945, ở làng canh tác cây lúa 02 vụ/năm, song năng xuất chưa cao, vào vụ Đông có trồng rau, dưa, đậu, mía Công
việc đồng áng của dân thường làm theo mùa vụ, điển hình như mùa Hạ, tháng
Chap gieo mạ, tháng Giêng cấy lúa, đến tháng Tư, Năm thì thu hoạch Sản
xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, sản xuất manh mún mang tính thủ công, phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên việc canh tác mắt rất nhiều công sức và tiền của Vào thời kỳ này, để cải thiện cuộc sống, một bộ phận dân cư nhờ đường thuỷ thuận lợi nên họ đi lên các vùng Lào Cai, Yên Bai,
Phú Thọ mang các sản vật xuống vùng xuôi trao đổi buôn bán
'Trước cách mạng tháng Tám, cuộc sống của người dân nơi đây bị nhiều
tầng áp bức bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến Với tô thuế nặng nề nên mặc dù quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đắt, bán lưng cho trời” nhưng,
cuộc sống của người nông dân vẫn cùng cực, đói rách, có đến trên 90% dân số
Trang 12Sau cách mạng tháng Tám, cuộc sống của người nông dân nơi đây có
nhiều đổi thay lớn lao, người dân đều phấn chắn tin va đi theo cách mạng Sau
bao nhiêu năm sống trong chế độ phong kiến hà khắc, cuộc sống lâm vào tình
cảnh túng quấn, cùng cực, đến nay họ được tự do sống trong một chế độ xã
hội mới, được học hành, cuộc sóng được cải thiện dần và có những thay
dang ké so với trước
Năm 1954, khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng CNXH, sản xuất nông nghiệp đã bước đầu ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất tập
trung quy mô lớn, thuỷ lợi phát triển nên nhiều diện tích đất bỏ hoang trước day da được đưa vào canh tác 2 vụ lúa/năm Nhờ những diều kiện trên dã làm cho năng suất lúa tăng lên Ngoài sản xuất lúa, nhân dân còn tận dụng các ao
ho, dim nude dé cai thiện sinh hoạt
Ngày nay, trong sự nghiệp CHN-HĐH đất nước, nhờ điện khí hoá nền
kinh tế, áp dụng các thành tựu KHKT, công tác khuyến nông của địa phương
được bảo đảm Vì vậy, năng suất lao động được nâng cao, canh tác lúa có thể
tiến hành 2 vụ/năm, với năng suất lúa có thể đạt từ 2 tạ - 2,5 tạ/Isào Bắc Bộ
Cơ cấu cây trồng cũng được thay đổi cho thích ứng với nhu cầu của thị trường, canh tác các loại cây hoa màu cũng mang lại thu nhập khá cho người
lao động [58, r5]
Ngồi sản xuất nơng nghiệp, các ngành nghề công nghiệp cơ khí, dịch vụ
đã từng bước phát triển đem lại nhiều việc làm và thu nhập khá cho người
dân Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, nhà cửa khang trang, tỷ
lệ những ngôi nhà ngói còn ít mà thay thế bằng các nhà cao tầng, nhất là ở
khu vực mặt đường quốc lộ 2 (khoảng trên 100 gia đình có nhà từ 3 tằng trở
lên) Bên cạnh đó, cơ sở hạ tằng như: điện, đường, trường, trạm đều được
đảm bảo, đường làng ngõ xóm đã được bê tông hoá, nhiều cửa hàng, cửa hiệu
Trang 1320
mở ra ở hai bên đường quốc lộ 2 Đến nay, 100% gia đình đều mua sắm các
đỗ dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: xe máy, tivi, nude sach ;
xã đã phổ cập xong cấp THCS Ngày nay, diện mạo quê hương Bồ Sao có
nhiều khởi sắc, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền và nhân
dân xã Bồ Sao đang cô gắng vươn lên xây dựng và phát triển quê hương giàu
mạnh trong thời gian tới
1.1.5 Đời sống văn hóa xã hội
* Phong tục tập quản
~ Lệ làng: Trước năm 1945, ở làng Bồ Sao còn giữ được nhiều tập tục cô
truyền như: Lệ vào làng, lệ mua nhiêu và tư văn, lệ khao vọng Những tập
quán này đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng của một làng quê có bề dày về
truyền thống lịch sử
+ Lệ vào thủ tục "
việc mà làng giao cho Những gia đình có trai đỉnh theo lệ vào giáp phải
iáp: đối với người con trai khi bước sang tuổi 13 thì phải làm
vào giáp", đó là việc đóng góp theo nghĩa vụ và gánh vác các công
chuẩn bị lễ vật gồm: một con lợn 30kg, tréu cau, hoa quả mang ra đình để lễ thành hoàng làng và làm thủ tục trình với làng xã
+ Lệ mua Nhiêu và Tư văn: Con trai từ 18 tuổi trở lên thì được mua Nhiêu
Người đã mua Nhiêu thì được chính quyền phong kiến miễn cho các việc như: phu phen, tap dịch, lính tráng Người từ 25 tuổi trở lên khi đã mua Nhiêu thì có thể mua Tư văn Người mua Tư văn được vào hội Tư văn, được đi tế, được ra đình dự các tuần tiết, nghỉ thức nghỉ lễ và được quyền tham gia việc làng giá của một lần mua Nhiêu là 10 quan tiền, mua Tư văn là 15 quan tiền Theo lệ làng, khi một người mua cả hai chức nói trên thì phải tổ chức cỗ bàn để khao các quan viên hàng tổng và khao làng trong thời gian 1 ngày
+ Lệ khao vọng: Cũng giống như các làng quê khác ở huyện Vĩnh Tường
Trang 14chùa được làm theo kiểu chữ đỉnh và được tu bổ, tôn tạo lại vào năm 2008 Tuy là công trình kiến trúc mới được xây dựng lại, song ngôi chùa đã có
vài trảm năm, điều này căn cứ vào các tư liệu thành văn còn lưu giữ tại ngôi chùa
ch sử hàng này Hiện nay, tong chùa hiện còn bảo lưu được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị như: hệ thống tượng Phật cùng các đồ thờ tự khác có niên đại vào cuối thời Nguyễn (đầu the ky XX) Vẻ giá trị phi vật thể, chùa Bồ Sao chính là không gian thiêng để cộng đồng cư dân trong làng thực hành các nghỉ thức, nghỉ lễ của đạo Phật, Điều này được biểu hiện qua các hoạt động như:
~ Vào ngày 01 Tết Nguyên đán, các cụ cao niên trong làng ra chùa thắp
hương, xin lộc cầu phúc cho một năm mới Sau đó, mỗi người công đức một
ít tiền cho chùa để làm lễ đầu năm Từ ngày 15 tháng Giêng trở ra, cứ vài ba
hộ lại chung nhau xin một lá sớ giải hạn ở chùa rồi cùng dâng hương cầu mát,
làm lễ cầu yên cho gia đình trong năm mới
~ Vào ngày mồng một và ngày rằm nhân dân trong làng đều ra chùa thắp
hương cầu Phật Trong năm, đặc biệt là ngày rằm, mồng một, các sư tăng
i hip
hương cầu Phật, sau đó hạ lễ và ban lộc cho con em các gia đình sinh sống
trong chia thu hái hoa quả chín trong vườn chùa, mùa nào thức ấy
quanh ngôi chùa
~ Vào ngày lễ Vu Lan Rằm thang Bảy (dân gian còn gọi là ngày xá tội
vong nhân), nhà chùa cũng làm lễ cúng cháo bố thí cho các oan hồn, ma đói
về ăn mày cửa Phật Các sư trong chùa và con quy (người phụ nữ đến tuổi 49 ~ 50 tuổi phải đi quy cửa Phật ) đọc kinh niệm Phật cầu mong cho các oan hồn
được siêu thoát
Trong làng, các bả, các mẹ từ 45 - 50 tuổi trở lên đều ra quy tại chùa Hàng tháng vào tuần Rằm, mồng Một phải ra chùa dọn dẹp, thắp hương niệm Phật Để được đi quy phải xin điệp ở chùa, hàng ngày sống giản dị, tiết kiệm,
Trang 152s
những người đi quy có nghĩa vụ mỗi năm một hoặc hai lần khi nhà chủa giáo
hoá thì phải đi cày, cấy, gặt hái cho nhà chùa Ngày nay, nhà chùa không còn ruông đất nên một số quy định nói trên không còn được thực hiện 2/Nhà thờ công giáo: Như chúng tôi đã nói ở trên, đến thế kỷ XX, Bồ Sao có thêm một họ thánh Vĩnh Phúc , nhà thờ được xây dựng Nhà thờ Thiên chúa giáo nằm ở vị o Những năm 1930 - 1931 được sự giúp đỡ của Toà
trí xóm đình giữa làng, nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1934, trải qua một thời gian dài, đến năm 2004, kiến trúc của nhà thờ mới được tu sửa lại Nhà thờ có diện tích khoảng 250m”, được xây theo chiều dọc với 5 gian
lớn, phía trước có gác chuông cao khoảng 25m VỀ không gian cảnh quan,
nhà thờ được xây trên một gò đất cao, xung quanh trồng các cây xanh lâu niên tạo ra sự hài hòa trong không gian và môi trường của nhà thờ Về kiến trúc
nhà thờ, đây là ngôi nhà được làm với quy mơ lớn, phía ngồi trang trí các
hoa văn khá cầu kỳ vừa mang yếu tố nội sinh truyền thống lại vừa mang yếu
tố ngoại nhập Phía trong nhà thờ được chia thành hai không gian: không gian thiêng - thánh đường được bài trí trang trọng, đó là nơi đặt tượng thờ và cây thánh giá - biểu tượng của đạo Công giáo; không gian dành để các giáo dân đọc kinh, hát thánh ca và xưng tội trước đức Chúa Trên các bức tường trong không gian nhà thờ có treo và vẽ các bức tranh theo một chủ đề dign tả cuộc
đời sinh ra, lớn lên và đi truyền giáo của Chúa Giesu
'Về nguồn gốc của việc truyền đạo vào làng Bồ Sao, theo vị linh mục
Nguyễn Khánh Đạo trụ trì nhà thờ cho từ năm 1920, ở Bồ Sao bắt đầu có
người đi theo đạo Công giáo, con đường truyền đạo được tiến hành qua việc
hôn thú giữa người Công giáo với người không theo đạo Điều này được đánh
dấu bằng việc, vào năm 1920, có một người họ Nguyễn ở làng lấy vợ là người Cong giáo ở Việt Xuân Sau đó, cùng với quá trình truyền đạo, ở Bồ Sao đã
Trang 16lý do người con trai họ Đỗ lấy vợ họ Nguyễn nên đạo Công giáo đã bước đầu
được họ Đỗ chấp thuận
Nhà thờ Bồ Sao do Ban hành giáo, ông trùm và các vị chức sắc họ đạo
trông nom Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo, nơi thực hiện các nghỉ lễ tôn giáo
của một bộ phân người dân của làng theo đạo Thiên chúa
Hiện nay, tại làng Bồ Sao có khoảng 30 hộ gia đình trong làng theo đạo
Thiên chúa giáo Toàn bộ các hộ gia đình này sống tập trung tại xóm Đình
của làng Vào những ngày cuối tuần, lễ thành hôn và nhất là dịp lễ Giáng sinh, các gia đình theo đạo Công giáo lại đến nha thé dé rita tội, đọc kinh, tâm niệm những điều răn của đức Chúa để sống “tốt đời đẹp đạo”
+ Tín ngưỡng
Tin ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Cũng như các làng quê truyền thống của
người Việt, người đân Bồ Sao (trong đó người theo đạo Công giáo) đều thờ
cúng tổ tiên Đối với dai bộ phận người dân Bồ Sao (trừ người theo đạo Công
giáo) còn tôn thờ các vị thần linh có công với làng với dân với nước
“Trong lịch sử của dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng dân gian có lịch sử lâu đời, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Việc lập bàn thờ tổ tiên mang một ý nghĩa nhân văn và thể hiện đạo lý cao đẹp của người Việt “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay quan niệm con người có tổ tông, dòng giống Tục thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau đối với thế hệ trước,
của con cái với cha mẹ, cháu chắt với ông bà tô tiên, những người đã có công
sinh thành và đưỡng dục
Trong tâm thức của người Việt cho rằng, có một thế giới bên kia (cõi
âm) dành cho những người đã khuất núi, khác với thế giới hiện thực mà con
người đang sống (cõi trằn) Dân gian vẫn thường có câu “trần sao âm vậy”, vì
Trang 17+
Trong mỗi gia đình, bản thờ được đặt ở vị trí trung tâm của gian chính giữa,
đối với những ngôi nha cao tang, thì bàn thờ được đặt ở tầng cao nhất Nơi đặt
bản thờ phải gọn gàng, sạch sẽ nếu không các bậc tổ tiên sẽ quở trách và trừng phạt con cháu Vì trong quan niệm của người dân tỉn rằng, hàng ngày
ông bà tô tiên của họ vẫn ngự trên đó, đang theo dõi và che chở cho con cháu
của mình Vào những ngày tết Nguyên đán, giỗ chạp, mồng một hoặc ngày rằm, những ngày lễ quan trọng của gia đình như việc hiếu, hy bao giờ người
chủ trong gia đình cũng sắm lễ, thường là hoa và quả, bánh kẹo, cùng mâm cỗ
mặn, thấp nén nhang tỏ lòng thành kính và biết ơn đến ông bà tô tiên chứng
an, ăn lên làm ra Đối với
giám và phủ hộ độ trì cho con cháu được
người theo đạo Công giáo ở Bồ Sao trước đây không được phép thờ cúng tổ tiên, nhưng từ khi giáo hội Vatican II đã đồng ý cho giáo dân ở các nước được phép thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống bản địa Lúc này, các giáo dân ở Bồ Sao bắt đầu lập bàn thờ tưởng nhớ tới cha mẹ, ông bà của mình
Song việc thưc hành nghỉ thức, nghỉ lễ có những điểm khác biệt như: Không,
dùng lễ mặn dâng cúng ông bà tổ tiên, tổ chức hát thánh ca chúc phúc và ca
ngợi ân đức sinh thành của ông bà cha mẹ Đó chính là nét dep trong văn
hóa tín ngưỡng của người theo đạo Công giáo kính hiểu với tổ tiên của mình
'Có thể nói, tín ngưỡng thờ tô tiên là một nét văn hoá đặc sắc của người Việt, cùng với lễ giỗ quốc tổ Vua Hùng, phong tục văn hoá này đã trở thành
một di sản văn hoá tinh thần quý báu, có giá trị giáo dục đạo lý đối với mỗi cá
nhân trong gia đình tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên và đó cũng là đạo lý “uống
nước nhớ nguồn” dân tộc ta từ ngàn đời nay Điều nảy góp phần tăng cường
tỉnh thần đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và xa hơn là
làng xã và dân tộc
Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay có sự tác động của nền kinh tế thị trường và nhận thức lệch lạc
ý nghĩa thiêng liêng của tập tục này, cộng
Trang 18Truyén thuyết về vị thành được ghi chép lại theo lời kẻ của cụ Lê Văn Thuyết, 75 tuổi, thôn Bồ Sao, xã Bỏ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
như sau: .thánh Đông Hải (tức Bạch Hạc đại vương), tương truyền là
con thứ 25 của Lạc Long Quân, làm vương ở vùng đất Phong Châu Ngai cing vi Định Giang quan đã có công trị nạn Hồng thủy trên vùng
sông Đáy, mà Bồ Sao, Lang Đài, Diễm (Diệm) Xuân là khu vực trung tâm Lúc này ngài đã lấy vợ là Hoàng bà và đã sinh hạ được một công,
chúa đặt trên là Thục Trinh Cả gia đình ở trên đồi Đuông (đồi Long - chính là đền thờ hiện nay) Sau khi trị xong nạn Hồng thủy, ngài cùng vợ
đã có công huy động dân làng san lấp thủng vũng tạo thành các thửa
ruộng lớn, dạy dân trồng lúa nước và đánh bắt cá trên sông Đáy Sau một thời gian đài, nạn Hồng thủy không còn xuất hiện, nhân dân có cuộc sống yên bình; ngài và Định Giang quan cùng hóa trong một cơn giông
bão lớn; ít lâu sau vợ và con của đức thánh cùng hóa theo Để tưởng nhớ
công lao của ngài, các triều đại đều ban tăng sắc phong để nhân dân Bỏ
Sao phụng thờ
Truyền thuyết vẻ vị thánh được ghi lại theo lời kế của cụ Nguyễn Van
Hoc, 70 tuổi, thôn Bỏ Sao, xã Bỏ Sao, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc như sau: Vào thời quốc gia Văn Lang, vùng đất Phong Châu có nạn Hồng thủy rất lớn, lúc này triều đình đã cử một vị vương hẳu có tên là Đông Hải, hay Bạch Hạc tôn thần đem quân đi trị thủy tại vùng trung tâm gồm các làng: Bồ Sao, Lang Đài, Diệm Xuân Thánh Bạch Hạc lấy Hoàng bà và
sinh hạ được một người con gái đặt tên là Thục Trinh (hay còn gọi là Mục
Sinh), Thánh cùng gia đình sinh sống ở đổi Long, khi nạn Hồng thủy
không còn, ngài còn kêu gọi người dân ba làng mở rộng đắt đai và dạy dân
Trang 1930
Hải Đông trị thủy và hiện nay ở đó vẫn còn đền thờ Ngài cùng vợ, con đã hóa vào hai ngày khác nhau ở xứ đồi Long (tức đền Đuông ngày nay) Dân
ba làng Bồ Sao, Diễm Xuân, Lang Đài cùng nhau xây dựng ngôi đèn (đền 'Đuông) thờ phụng và được các triều đại ban tặng sắc phong
Truyền thuyết về vị thánh được ghỉ lại theo lời kê của cụ Nguyễn
[ăn Nghiêm, 87 mồi, làng Diệm Xuân, phường Bạch Hạc, T.p Việt Tri, tính Phú Thọ như sau: Đình làng tôi là nơi thờ vọng thánh Bạch Hạc,
còn nơi thờ chính là ở đền Đuông thuộc làng Bồ Sao Tôi được các cụ truyền lại câu chuyện về lai lịch của vị thánh được thờ ở đình làng
mình, đó là đức thánh Bạch Hạc hay còn gọi là Đông Hải Long thần, là
người sống ở thời đại sơ khai ở nước Việt Ngài là con thứ 25 của Lạc
Long Quân và Âu Cơ được phong vương, giao cho cai quản khu vực từ
Quảng Đông đến Phong Châu (theo cụ cho biết, đó là một địa phân lớn
của nước Xích Quỷ xưa) Thánh lấy vợ là Hoàng bà rồi sinh hạ được
công chúa Thục Trinh Vào năm quốc gia gặp nạn đại Hồng thủy, triều
đình đã cửa ngài cùng với người em là Định Giang vương đi trị thủy ở vùng đất của ba làng: Bồ Sao, Diễm Xuân và Lang Đài hiện nay Khi đến đây, ngài cho quân lính đóng doanh trại ở trên đồi Đuông (đồi
Long), cùng nhân dân địa phương ra sức đắp đất trị thủy (tôi cho rằng
đó là các doi đất cao để sau này có thể đắp được đê chắn sóng) Ngài
còn dạy dân trồng lúa và hiện nay làng vẫn còn giữ được nghỉ lễ Tịch
điền để kỷ niệm sự kiện đó Sau đó, thánh Bạch Hạc còn đi trị thủy ở
vùng Hải Đông (Hải Dương sau này) Khi đắt nước thái bình, thánh trở
về xứ đồi Long và cùng gia đình hóa tại đây trong một cơn mưa giông bão tố rất lớn Nhân dân làng Bồ Sao đã lấy gỗ tại đồi Long lập ngôi
Trang 20Truyền thuyết về vị thánh được ghỉ lại theo lời ké của cụ Trịnh Xuân Hiện, 89 tuổi, thôn Lang Đài, huyện Vĩnh Tường, tỉnh lĩnh Phúc như sau: Làng tôi và làng Bỗ Sao cùng thờ chung vị thánh Bạch Hạc tôn thần, hay còn gọi là Đông Hải long vương Ngài được phong vương và
sống ở thời đại sơ khai của nước ta, khi vùng đất Phong Châu có nạn
Hồng thủy, triều đình đã sai thánh Bạch Hạc đem quân về đóng ở đồi
Long dé tri nan Hồng thủy Ở đây, ngài cùng quân lính và nhân dân tìm
mọi cách ngăn đòng nước lớn vây quanh vùng ngã ba sông Khi đó, đức
thánh lấy Hoàng bà và sinh hạ được một người con gái và đặt tên là Thục
Trinh Về sau, đức thánh còn được cử xuống trị thủy ở vùng Hải Đông (nh Hải Dương và một phần tỉnh Hưng Yên hiện nay) Sau khi xong
việc, ngài trở về xứ đồi Long đoàn tụ cùng gia đình rồi mắt trong một cơn giông bão lớn tại nơi cũ (xứ đổi Long) Nhân dân đã lập đền thờ phụng từ
đó đến nay và được các triều đại phong kiến ban tặng các đạo sắc phong * Nhận xét chung
Một số truyền thuyết lưu truyền trong dân gian được tác giả luận văn ghỉ lại chủ yếu dựa theo trí nhớ của các cụ cao tuổi trong ba làng Bồ Sao Lang Đài, Diễm Xuân Đó chỉ là những mẫu chuyện nhỏ với những sự ki
lịch sử
không rõ ràng, đôi khi được sắp xếp chưa theo một trình tự, có thể là những mảnh vụn trong thần tích, với lời kể mộc mạc, nội dung có phần sơ lược hóa
đi nhiều so với bản thần tích đã được dịch Điều này chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được, bởi lẽ thời gian và tuổi tác đã khiến họ không còn nhớ một
cách chỉ tiết, đầy đủ và chính xác những sự kiện lịch sử diễn ra theo trình tự
không gian và thời gian như trong thần tích đã ghi chép hoặc do trong quá trình lưu truyền đã xảy ra hiện tượng “tam sao thất bản”, khiến giữa các câu
Trang 2132
những yếu tố thần kỳ, cuộc đời và hành trạng của thánh Bạch Hạc gắn liền
với địa danh của các địa phương (đó là quá trình địa phương hóa) Vì vậy, đức
thánh rất gần gũi và gắn bó với những người dân nơi đây Điều nảy chứng tỏ
rằng: trong tâm trí của người dân ở các làng ven sông Đáy, sông Hồng nói
chung và cư dân làng Bồ Sao nói riêng luôn lưu giữ hình ảnh tốt đẹp về vị
thánhthần Bạch Hạc Bạch Hạc đã trở thành biểu tượng văn hóa của quê
hương gắn với công lao trị thủy thời khai thiên lập quốc, một người có tài có đức “sinh thần kỳ, chết thần kỳ” có khả năng sai khiến được long thần Với
tình cảm kính trọng, ngưỡng vọng người anh hùng văn hóa/biểu tượng văn
hóa của mình, nhân dân đã thêu dệt thêm những câu chuyện giả lịch sử (gắn
nhân vật được thờ với các sự kiện của lịch sử) khiến cho vị thánh trở thành
một hình tượng đẹp, kỳ vĩ trong lòng dân chúng, bất tử với non sông đất
nước Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét
Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch
sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và miệng, chip đôi cánh của trí tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích [17, tr38|]|
1.2.2 Thần tích
Trong quá trình điền dã tại địa phương, tác giả luận văn đã sưu tầm
được 03 bản thần tích được lưu giữ tại 03 di tích đền Đuông làng Bồ Sao,
đình làng Diễm Xuân và đình làng Lang Đài Sau khi dịch và hiệu đính lại 03
bản thần tích, tác giả luận văn nhận thấy rằng, phần nội dung chính nói về
thánh Đông Hải đại vương tức Bạch Hạc tôn thần là giống nhau, còn phần mở
ối của các bản thân tích có sự khác nhau Cụ thể, ở phần mở đầu và phần cuối của bản thần tích ở đền Đuông được viết khá kỹ với các nội
dung: phần mở đầu giới thiệu từ thời đại Kinh Nam vương nước Xích Quỷ,
Trang 22quan va Định Giang, hai vị hoàng tử khâm mệnh vua cha đem quân lên thuyền xuống hăn sông Đáy lên bờ quan sát địa giới (Tức địa giới Bồ Sao,
Sắc Xuân, Lương Đài), Đông Hải quan ngay lập tức truyền cho quân sĩ và
nhân dân địa phương xây dựng cung tả để hai vị ở
'Ngài xây dựng cung sở cho đóng quân tại xứ đồi Leng, xã Bồ Sao, còn
Định Công thì xây cung thấy đóng đồn tại xứ Đồi Leng bên sông xã Sắc
"Xuân Quân sỹ sẵn sàng cùng với nhân dân bản địa và nhân dân ven sông Bồi
Trúc trấn trị cửa sông
Một hôm vào lúc đêm tối, hai ông ngự giá đi tuần hai bên sông
bỗng thấy có 3 bè gỗ lớn trên cắm cờ đen đi từ núi Tam Đảo ra sông Đáy
Hai ông cho quân sỹ bắt lại đưa bè vào bãi phía Đông nhưng không tài
nảo đi được, trên bẻ có rắn, thuồng luồng tự lăn xuống nước Chốc lát
thấy thuyền rồng nổi lên mặt nước Trong thuyền có tiếng người nói “Vang mệnh của long quân thuỷ quái quốc kiến lập long cung Do vậy nên
sức tiểu thân đến Tam Đảo chọn lấy gỗ tốt đem vẻ, vả lại Thánh để dương
đài và Long quân thuỷ quốc là cùng huyết mạch (mẹ của Lạc Long Quân
cũng là con gái của của Thuỷ quốc long vương), có lẽ nào lại dám bắt lại” Hai ông mắng rằng: “Thuỷ quốc và Dương Đài (nước trên mặt đắt)
tuy âm dương khác biệt, nhưng huyệt mạch tương đồng Nay việc cai trị
của vua ta trên dương thế cũng giống như thuỷ đế Tam Dao vốn là long
vị bên tả chằu về Nghĩa Lĩnh đề cùng trời đất đã an bài đề làm quốc mach
trường tôn, nên thuỷ quốc lại làm thông thuỷ đạo, phá hoại địa mạch tả long, phá hoại mùa màng, làm hại nhân dân Thế chẳng phải phạm sao? Tuy vậy Dương thế và Thuỷ quốc tốt hơn hết là sửa sai lầm ấy mà bôi đắp địa mạch chu toàn như xưa, nếu không nghe thì sau đừng có hồi hận”
Hai ông nói xong, bè gỗ liền chìm xuống nước Các ông ra lệnh cho binh
sĩ và nhân dân địa phương đều nghỉ không được bồi trúc gì nữa Trong
chốc lát nước tự rút đi, bồi đắp trả lại cho đê điều, đồng ruộng, đôi gò như
Trang 2336
Hai ông trị thuỷ mọi việc bình an, xa giá trở về triều kiến vua cha, các
ông hứa sẽ trở về ở các cung của địa phương (tức trong địa phận Bồ Sao, Ngụ Lộc án ngữ bên sông giữa đất tả thanh long - đất Tam Đảo) để để phòng thuỷ đạo trị đầu nguồn sông Đà Đông Hải Quan và Định Giang Quan trở về Tiền
'am Đảo (tức là hai ông bảo vệ cả một vùng sông Đáy, Bồ Sao, Tam Đảo) Nhà vua phong cho Đông Hải Quan làm Bạch Hạc Long thin đại vương, Định Giang Quan làm An Giang vùng đất Thanh Long Lại nói Đông Hải
Quan ở đất này (tam vị thánh chính cung, xứ Long (đồi Bồ Sao) duge may
Sa và ở lại đây đi tuần sông, án ngữ địa giới ni
Khước Địch đại vương, ngự
tháng thì hoàng phi chính cung có thai, ngày 15 tháng 5 năm Giáp Tuất sinh được một người con gái xinh đẹp như hoa, đặt tên là Thục Nương, sau đổi tên là Mục Lại nói hai ông ở đắt này được ba năm thì vùng đất Hải Đông lại bị nước phá hoại, vua sức điều các ông đi nhiệm chức ở Hải Đông đồng trị thuỷ Sau khi nhiệm chức được mấy năm thì không thấy có thuỷ tai nữa, hai mẹ con
Hoàng phi lúc này vẫn ở Cựu Sở (cung Bồ Sao)
'Bấy giờ Hùng Hiển Vương (Lạc Long Quân) ở ngôi đã 269 năm thọ 506
tuổi, ngày 15 tháng 5 năm Bính Thìn, sinh Lạc tướng, ngày mồng 9 tháng Giêng
cquy hãi làm thủ tỉnh Động Đình long quân dé vương Sau thái tử Hùng Vương Lên ngơi Ơng Đơng Hải Công lại về triều làm việc được một năm đến ngày 20 tháng 3 thì trăm vương đều hố (Đơng Hải, An Giang cũng là một trong các 'vương sinh ra trong bọc có trăm trứng) Bấy giờ quốc vương nhớ lại công ơn các tiên thánh vương, chia nước phân đất lập các bộ, Thuỷ Tỉnh, Son Tinh, Bách vương sau thành ho chia nhau ra ở núi rừng sông biễn trùng cửu một phương
Năm mươi vị trấn trị trên núi rừng đều gọi chung là Duệ Thân tôn phò
„ năm mươi vị thần trị sông biển đều gọi chung là Thuỷ Vương Linh “Thân, bảo hộ nhân dân, phò xã tắ
Lại nói Hoàng phi phu nhân và Thục Nương công chúa sống ở cung Bồ
hương hoả đến vô cùng vậy
Trang 24
'Bồ Sao) Hôm ấy, vào ngày 12 tháng 9 tiết thu, Hoàng phi phu nhân ngôi trên
gác bỗng thấy nước sông sóng nổi cuồn cuộn, nhưng lại trong xanh dồn đến tiền điện, gió nỗi lên mây kéo đến, mưa đổ ằm am, sam chớp rền vang, nhân dân địa phương đều kinh sợ trốn cả, bỗng thấy thuyền rồng hai chiếc song
song tiến đến cung sở, thấy Đông Hải Công cùng binh lính lên bờ vào cung sở
rước Hoàng cung phi phu nhân và Hồng phi cơng chúa trở về phủ quốc Cả
gia nhân và quan thị hầu đều theo cả Nhân dân đều chứng kiến sự việc này, họ bang hoàng làm lễ, khi làm lễ xong bỗng thấy hai ông đưa Hoàng phi và Thục Nương xuống thuyền Tự nhiên thấy tắt cả chìm xuống nước biến mắt,
trong khoảng cách họ đi cả xuống thuỷ đạo phong vũ, lôi vân cũng tạnh hẳn,
bốn bề trong xanh Quốc vương sức cho xứ thần đến tận cung sở xem xét,
nhân dân địa phương cũng tÈ tựu đầy đủ (nhân dân của Bồ Sao đều đến) chỉ thấy 10 con rắn ngũ sắc ở cửa cung Xứ thần và nhân dân không dám vào mà
trở về điện Phong Châu tâu xin quốc vương ngay ngày hôm đó Quốc vương
(ngày 12 tháng 9) sức cho quan hầu đến cung điện làm lễ tế, khi đang tiến hành tế lễ thì thấy mây gió nôi lên Trời đất tối sằm, mưa gió âm ầm, đến lễ
xong trời quang mây tạnh Vua thấy hiển linh như thế bẻn lập tức gia phong
mỹ tự, truyền cho dân sở tại phải phụng thờ các
vào các dịp Xuân - Thu nhị kỳ sai quan đến tế, hương hoả lưu truyền mãi Quốc vương lại gia phong
cho Đông Hải là Bạch Hạc Long Vương, Hiển Ứng đại vương Một đạo,
phong cho Cung phi Hoàng hậu là Hồng Bà cơng chúa, ba nơi của Bồ Sao
phải phụng thờ
Lại nói nơi vương đã qua là trong Diễm Xuân lại được phong mỹ tự,
cho trong này lập đền thờ phụng còn cung điện nơi ở trước đây của Đại vương
cho Diễm Xuân phụng th Bay giờ quốc vương đã lên ngôi 221 năm Hùng Hoa Thai tử kế tự, Họ Hùng lại kế ếp trị vì trải 18 đời thánh quân được thờ ở
cổ miễu (miều Đông Quan) cũng hiển ứng, hương hoả phụng thờ mãi mãi
Trang 2538
đăng suốt ngày (cứ mỗi năm có đến chục người ở đó để trông nom hương khói
ngôi đền) Lễ nhạc hội hè vui vẻ, linh ứng rõ ràng, nhân dân địa phương không
bị bệnh dịch, các thanh đồng trình nữ đã giúp đỡ dân địa phương tỏ rõ linh
nghiệm cầu mưa cầu gió biến hoá vô cùng, quốc đảo dân cầu đều được linh
ứng, xuất nhập biến hố vơ cùng v.v
Nhìn chung, phần nội dung trên của 03 bản thần tích lưu giữ tại 03 di tích nêu trên đã kể lại một cách khá đầy đủ và chỉ tiết về cuộc đời, công trạng
và hành trạng của thánh Bạch Hạc trong buổi đầu dựng nước Từ khi thánh
sinh ra với tài năng và khí phách phi thường cho đến công trạng trị thủy cứu
dân và cái chết thần kỳ Điều chúng ta dễ nhận thấy là trong các bản kê về: cuộc đời và hành trạng của thánh Bạch Hạc đều gắn liền với các địa danh cổ quanh vùng đất Bồ Sao như: Cửa Ngò, Bến Đuông, núi con Voi Có thể nói,
quá trình địa phương hóa đã đưa thánh Bạch Hạc trở thành một biểu tượng,
của vùng đất có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa Và làng Bồ Sao từ
Trang 26tô theo đường quốc lộ 2 đến chợ Bồ Sao rẽ vào; hoặc có thể đi đường thuỷ,
đường sắt từ Việt Trì Xuống (cách khoảng gần 3 km)
'Về không gian cảnh quan, mặt bằng tổng thể cũng như quy mô kiến
trúc: Cốt lõi của tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một lực
lượng siêu nhiên nảo đó bảo trợ cho cuộc sóng của họ, đó là niềm tin thẻ hiện
sự ngưỡng vọng vào một thế giới thần linh huyền bí so với thể giới tran tục
'Việc xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, đặc biệt là kiến
trúc các ngôi đình, đền, chùa cũng bị chỉ phối bởi niềm tin thiêng liêng ấy Không nằm ngoài quy luật đó, trong kiến trúc cỗ và dân gian Việt
Nam: Kinh đô của một triều đại phong kiến, chùa chiền nhà Phật, lăng mô
của người đã chết, những ngôi nhà ở dân gian của người đang sống và đặc biệt là những kiến trúc của các ngôi đền thờ cha ông chúng ta đã biết tìm và lựa chọn vị trí, thế đất để công trình kiến trúc dựng lên vừa thoả mãn nhu
cầu sử dụng của đời sống, lại vừa có giá trị thẩm mỹ nhất định tuỳ theo từng
loại hình Những di tích điển hình như: đình Tây Đẳng, đình Thuy Phiêu, đình Thanh Lũng, đình Ngọc Than, đình Xuân Dục,
Bac Ng
trình kiến trúc tọa lạc có thể phóng xa tầm mắt ngắm nhìn non xanh, nước
Hùng, Kiếp
cái đẹp bản thân của kiến trúc còn có cái đẹp từ vị trí, nơi công
biếc, cây cỏ tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên sẵn có để công trình kiến trúc dựa vào góp phần tôn thêm vẻ đẹp, tô điểm cho bức tranh phong cảnh thêm phần hoa mỹ; còn có những cây cổ thụ xum xuê, hồ nước trong xanh với bóng mái đền cổ kính đã làm cho mối
tương quan giữa kiến trúc với cảnh quan và môi trường thiên nhiên càng
thêm gắn bó và có sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Tương truyền,
Trang 274
là Trung phương, đại điện cho một trong ngũ phương, đó là: Phúc (phương
Đông) - Lộc (phương Nam) - Thọ (phương Tây) - Khang (Phương Bắc) -
Ninh (Trung phương), điều này đã tạo ra sự cân đối trong quy luật âm dương
theo từng cặp Ngày nay, đền Đuông đặt theo hướng Tây Bắc; di tích này
nằm trên một khu đắt cao ráo, rộng rãi
thoáng mát có phong cảnh đẹp,
toa lạc giữa không gian của các thôn xã xung quanh như: Thôn Đồi, thôn Chùa, thôn Máy Gạch, bãi tha ma, thôn Cao Đại và xã Hoàng Loan
Ngoài ra, khi nói đến không gian của mỗi di tích, người xưa rất quan tâm đến hệ thống cây cỏ thực vật tồn tại ở trong không gian di tích Đối với
di tích đền Đuông, cây cỏ thực vật chiếm phần quan trọng không chỉ về
diện tích không gian mà còn bao hàm cả ý nghĩa về cảnh quan di tích
Trong không gian của đền Đuông có một số cây cổ thụ rêu phong mang dấu ấn của thời gian như: cây đa, cây sanh, cây muỗm Những tán cây
xum xué vươn rộng che mát cho các đơn nguyên công trình, trước hết là
đơn nguyên cổng đền ngoại (cổng phía ngoài) Những tán lá cùng với
những làn gió xào xạc trong một không gian tĩnh tại đã đi vào lòng người
những hoài niệm được thả hồn vào thể giới thần linh Đồng thời, việc trồng
nhiều cây xanh còn làm cho môi trường trong sạch, hạn chế bụi, ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm, làm giảm bức xạ nhiệt, ngăn cản luồng gió, che chắn tích Một di tích sẽ không có giá trị mỹ thuật, nghệ thuật đặc
nắng mưa cho
sắc khi nó đặt riêng lẻ, tách rời cảnh quan thiên nhiên, ngoại cảnh bao giờ cũng chiếm một phần nhất định trong sự phân bố, bố trí các đơn nguyên kiến
trúc và bố cục không gian cảnh quan của di tích
bô cục mặt bằng tổng thẻ
Hiện nay, di tích đền Đuông nằm trên một diện tích khá rộng (trên 10.000m’), di tích này có bố cục mặt bằng chính theo kiểu “Tién chit Khdu,
Trang 28hình chữ Cơng), phía ngồi có hai Tả - Hữu mạc, công đền (công Nội và
công Ngoại) Với bố cục như vậy, đền Đuông là một công trình có quy mô
lớn và tạo ra sự hòa hợp với môi trường tự nhiên và xã hội của vùng dit
2.1.1.2 Các đơn nguyên kiến trúc
* Cổng ngoại [Ảnh 4, Phụ lục 4]: Đơn nguyên này của đền được đặt ở
phía bên phải và làm theo kiểu đáng tứ trụ dang tam quan, gồm có một cổng,
chính và hai công phụ được xây bằng gạch vữa trong những năm gan day
Cổng được chia làm ba phần: phần đinh hai cột cái liên kết với nhau tạo thành
hai hệ mái chồng diêm với mỗi hệ gồm 4 mái, phía trên đỉnh mái có đắp hai con rồng chầu mặt nhật có tạo ra các đao lửa Ngăn cách giữa hai tầng mái
là cỗ diên có tắm biển để tên di tích “Đển Đuông xã Bỏ Sao”, phía dưới có
đắp hình hỗ phù đang khuỳnh hai chân cười mây Hai đỉnh cửa phụ được liên k
vào thân hai cột cái và tạo thành mái có đao cong Toàn bộ thân của bốn cột được soi gờ kẻ chỉ đắp phảo, riêng thân hai cột cái có đắp câu đối chữ Hán Để cột đắp thành dạng trái dành to nhỏ khác nhau nối liền với
cổng đẻn là hệ thống tường bao quanh và khép kín di tích
* Cổng nội [Ảnh 7, Phụ lục 4]: Qua lối đường dẫn vào khoảng sân rộng,
là đến công nội của đẻn Cũng giống như công ngoại phía ngồi, cơng nội này
cũng được làm theo kiểu tứ trụ của đình làng song lại không tạo thành nghỉ môn, cổng được làm bằng chất liệu gach vữa, có đắp vẽ soi gờ kẻ chỉ đắp phào
Công gồm có 04 trụ, 02 trụ cái và 02 tru quân, các trụ cột này cũng được chia
làm ba phần rõ rệt, phần đỉnh trụ có đắp 04 con Nghê mang dáng hình của
Long Mã đang ngồi trên tán cột và chầu vào phía trung tâm, với ý nghĩa là kiểm soát tâm hồn của những người hành hương vào lễ đền, phía dưới có tạo
thành một hình hộp chữ nhật dạng lồng đèn và bốn mặt có đắp hình tứ linh:
long, ly, quy, phượng; phần thân cột tạo thành hình hộp vuông chữ nhật dap gir
chỉ và riêng hai cột cái có đắp câu đối chữ Hán; phần để cột cũng được tạo
Trang 29B
* Đơn nguyên Tả - Hữu mạc [Ảnh 8, 10, Phụ lục 4]
Bước qua công nội là đến một khoảng sân rộng, ở hai bên phải và trái
là hai dãy nhà tả - hữu mạc, phía trước nữa là toà nhà Tiên tế Hai toà tả -
hữu mạc này được dựng lên với chức năng là các công trình phụ kiện để
làm nơi sinh hoạt vào những ngày làng có việc lớn Về kết cấu nền của hai
đơn nguyên được tôn cao hơn mặt sân khoảng 0,33m, phía trước kè gạch
do, phía trong lát gạch vuông sẫm màu Về kết cấu vì kèo, công trình được
xây dựng khá đơn giản chỉ là các bộ vì gỗ nhỏ kết cấu theo kiểu kèo kẻ, trụ
chống quá giang kết hợp với hệ thống tường gạch bao xung quanh mang chức năng bao che và khép kín cho toàn bộ đơn nguyên kiến trúc Vẻ kết cầu hệ mái, tuy kiến trúc được làm khá đơn giản song hệ mái này cũng đảm
bảo yêu ân thiết của đơn nguyên kiến trúc Với hai lớp ngói: lớp ngói
lợp và lớp ngói dải cùng với hệ thống hoành, rui, ván dong đã tạo nên bộ
mái vừa có chức năng bao che mưa nắng, vừa tạo ra độ mát và tính thẩm
mỹ cho công trình này
* Tiên tế [Ảnh 12, Phụ lục 4]
'Có thể nhận thấy, đây là công trình có quy mô lớn nhất trong các đơn
nguyên của di tích đền Đuông VỀ không gian, đơn nguyên gồm có 05 gian
rộng với chiều dai 14,5m, chiều rộng 4,50m và được dựng theo kiểu thức
tường hồi bít đốc Công trình có một cửa chính làm theo kiểu mái vòm với
bốn cánh “7hượng song hạ bản” và hai cửa phụ đặt ở hai gian bên Về kết
cấu nền được tôn cao hơn so với mặt sân khoảng 0,60m, phía ngoài được
bó via nghiêng bằng gạch lục, trong nền được lát gạch đỏ khổ 30x30cm
G toa nhà này có kết cấu bộ khung chịu lực bằng chất liệu gỗ và
gạch, với kiểu vì nóc “Giá chiêng kẻ chuyển” làm bằng gỗ không thể hiện
các đề tài trang trí được đặt lên các cột gạch và hệ thống tường gạch bao
Trang 30các xà ngang dọc ăn mộng khít vào nhau tạo ra độ thông thoáng và tính thẩm mỹ cho kết cấu của công trình Toàn bộ nền đơn nguyên kiến trúc được lát
bằng gạch sẫm màu theo như nguyên bản * Hai dãy hành lang
Hai dãy nhà này gồm có 5 gian nằm song song với nhau thông qua Lau
trống, chúng có nhiệm vụ khép kín để tạo thành bố cục mặt bằng hình chữ
cau nén, do la noi để các cụ cao niên nị
“Khẩu” (F1) Về ôi dự hội làng,
xem thực hành các nghỉ thức, nghỉ lễ và các việc có liên quan của lảng nên
nền hai đơn nguyên này được làm khá cao (khoảng 45cm so với nền Lầu
trống) và giống như một dạng sàn trong kiến trúc tôn giáo truyền thống VỀ
kết cấu bộ vì, do là hai đơn nguyên phụ nên các bộ vì kèo được làm khá đơn
giản, chỉ là các vì “kèo kẻ" có kích thước nhỏ được đặt trên hệ thống các trụ ‘gach vudng và tường bao che phía sau Hệ mái có kích thước nhỏ và được lợp
bằng ngói mũi hài, phía dưới có dải lớp ngói lót dập hình chữ thọ * Dén chink
Bước qua Lầu trống và hai dãy hành lang một không gian nhỏ hẹp sẽ dẫn ta vào một đơn nguyên kiến trúc lớn có bố cục hình chữ công, đó là một không gian của thế giới tâm linh, thâm nghiêm, đầy huyền bí, nơi ngự trị của
đức thánh Bạch Hạc Tam giang Đại vương
Từ phía đầu hồi toà Tiền tế có thể quan sát được toàn bộ công trình đền cục hình chữ “Cóng” khép kín, bao gồm ba đơn kiến trúc đơn
nguyên nhỏ gắn kết với nhau Trong công trình này, được chia làm ba đơn nguyên
chính với
nhỏ với hai đây nhà nằm song song và được liên kết với nhau bởi một đơn nguyên
tiếp dẫn có chức năng nói hai đơn nguyên nảy lại với nhau
Đơn nguyên phía trước của đền chính là dãy nhà gồm có 3 gian, kết cấu bộ khung gồm 02 hàng chân cột với kiểu thức bộ vì “Giá chiêng kẻ truyền” được
Trang 3146
hình thuyền, đấu này tỳ trực tiếp lên con rường bụng lợn, hai đầu con rường
này đỡ đơi hồnh thứ nhất và chồng lên hai trụ trốn thông qua hai đấu vuông thốt đáy Thành rường và hai trụ trốn liên kết với nhau tạo thành giá chiêng và tỳ lực lên câu đầu, câu đầu này lại tỳ lên đầu hai cột cái thông qua mộng ngoàm, phía dưới bụng câu đầu và đầu hai cột ¡ đầu dư Từ gáy câu đâu có một kẻ än mộng rối chạy xuống phía dưới, truyền qua cột quân và "vươn ra đỡ hệ mái Liên kết giữa cột cái và cột quân là xà nách cùng vấn dong
là
có nhiệm vụ dải và đỡ các khoảng hoành Các bộ vì kèo trong đơn nguyên được liên kết với nhau thông qua các xà thượng và xà trung
Đơn nguyên thứ hai gồm có 3 gian có kích thước ngắn vé chiều dài và rộng về chiều ngang, đơn nguyên này có chức năng nối dãy nhà trước với cung thánh, mà trong kiến trúc đình làng được gọi là đơn nguyên ống muống Về kết cấu nền, nên của đơn nguyên này cao hơn so với nền của đơn nguyên phía trước khoảng 0,1m và được lát gạch đỏ vuông khổ 25cm x 25cm Vẻ kết cấu bộ vì kèo làm theo kiểu "Giá chiêng kẻ truyền” để trơn Không trang trí họa tiết hoa văn Các bộ vì này gồm 2 hàng chân, trong đó có hàng cột cái bằng gỗ và hàng cột quân được thay thế bằng hệ thống trụ đặt trên tường bao che của đơn nguyên kiến trúc Vẻ hệ mái, do làm nhiệm vụ
gắn kết hai đơn nguyên trước và sau lại với nhau nên mái của đơn nguyên nối liền với mái của tòa nhà trước và cung thánh Kết cấu hệ mái, ngoài
các bộ phận trên bộ vì kiến trúc,
òn có vật liệu ngói ta được lợp thành hai
lớp: ngói lót và ngói dai có chức năng che mưa nắng và góp phần vào việc tạo ra độ bên cho công trình kiến trúc
Đơn nguyên thứ ba là một dãy nhà gồm 03 gian nhỏ nằm song song với đơn nguyên thứ nhất và cũng là công trình cuối cùng trong tổng thể các công trình kiến trúc của đến Đuông Vẻ kết cấu nên, đơn nguyên này là công trình
Trang 32
này, nên được lát bảng gạch đỏ khổ 25cm x 25cm Về kết cấu bộ vì, do vị trí dat ở trong cùng của bố cục chữ “Công” khép kín và là nơi ngự trị của thánh Bạch Hạc và vợ con nên các bộ vì kèo có kích thước nhỏ, được làm khá đơn giản, chủ yếu là bào trơn đóng bén mà thôi Hai bộ vì kèo gian giữa được làm theo kiểu "Giá chiếng kẻ truyền”, hai bộ vì kèo đấu đốc làm theo kiểu “Thuong rường, hạ kẻ” Các bộ vì này gồm có hai hàng chân, hai hàng cột cái có nhiệm vụ đỡ lực của vì nóc, hai hàng cột quân được thay thế bằng các trụ
gạch trong hệ thống tường bao che cho toàn bộ đơn nguyên kiến trúc Về kết cấu mái, cũng giống như đơn nguyên thứ nhất trong bố cục chữ “Công”, đơn nguyên này cũng được làm theo kiểu bốn mái có đầu đao uốn cong ở các góc, trên hệ mái cũng được lợp bằng loại ngói ta với lớp ngói lót dải phía dưới và lớp ngói lợp phủ lên phía trên Về không gian kiến trúc của đơn nguyên, day là ngôi nhà tuy nhỏ về mặt diện tích, song lạ
là nơi trang trọng, thâm nghiêm
nhất trong tổng thể các đơn nguyên kiến trúc nơi đây là chỗ đặt tượng thờ, long ngai bài vị - Vật biểu trưng đại diện cho các bậc thần linh, đó là thánh
Bạch Hạc và gia đình cùng các tùy tướng của mình
Trên thực tế, có thể nhận định rằng, bố cục mặt bằng chữ "Công" là công trình xuất hiện đầu tiên với quy mô nhỏ, là yếu tố nguyên gốc trong kiến
trúc hiện nay của đền Đuông Sau này do sự phát triển về mọi mặt, cư dân
đông đúc, nhu cầu mở rộng cơ sở thờ tự nên các đơn nguyên kiến trúc như: Lầu trống, tiền tế, hành lang, tả - hữu vu được xây dựng thêm vào để tạo nên
bố cục mặt bằng kiến trúc tổng thể như hiện nay
2.1.1.3 Nghệ thuật chạm khắc trên kiến trác
Kiến trúc và trang trí là hai bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra sự hồn hảo cho cơng trình kiến trúc và đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật thẩm mỹ kiến trúc Đối với di tích đến Duong, vige trang trí trên kiến trúc không được chứ trọng nhiều; điều này nằm trong một xu thế phát triển chung
của nghệ thuật trang trí kiến trúc tại các ngôi đên có niên đại muộn ở nước ta
Trang 334
hiện các để tài trang trí ít được quan tâm) Song một số để tài trang trí ở các đơn nguyên kiến trúc của ngôi đền đã phần nào phản ánh giá trị thẩm mỹ của
tổng thể công trình kiến trúc tôn gi:
~ Trang trí trên mái LÂ trống
Hệ mái của Lâu trống được lợp theo "Chồng
Bộ mái của đơn nguyên này có kích thước cao nhất trong tổng thể công trình kiến trúc với bốn mái dưới xòe rộng, bốn mái trên có kích thước nhỏ, buông xuống và uốn cong thành các đầu đao ở bốn góc Chính giữa bờ nóc của tầng
liêm hai tầng tám mái”
mái trên được đắp cao bằng xi mang và trang trí hình ảnh rồng chấu mặt nhật, hai đầu bờ nóc trang trí hình hai con kìm, trên bờ giải và các đầu đao có trang
trí các mô tuýp rồng, hoa văn vân xoắn, sóng nước Ở tầng mai dưới, tại các
đầu đao có đấp các hình rồng với tư thế thân uốn cong, đầu nghềnh cao và nhìn vào phía trung tâm của công trình
~ Trang trí kiến trúc ở hai vì giữa
Trang trí trên kiến trúc ở di tích này được tập trung chủ yếu trên các cấu kiện của 4 bộ vì nóc của Lầu trống với các mô típ để tài trang trí giống nhau Cụ thể là trên các đấu vuông thót đáy đều chạm nổi hình các lá lật với bản lá rộng nổi rõ các đường gân, uốn lượn thành nhiều nếp, cuộn tròn cách điệu dang van xoán Tiếp đến là các bức chạm trên hai đầu bẩy ở gian giữa đơn nguyên thứ nhất của đền chính, để tài thể hiện rồng cách điệu lá lạt dạng đạo mác Ngoài ra, trên các bẩy ở hai dãy hành lang cũng chạm lộng để tài lá lật cách điệu rồng Đặc biệt, trong quá trình khảo sát, tác giả luận văn đã phát hiện ra dấu vết trang trí trên kiến trúc mang phong cách thời Hậu Lê tại hai kẻ sau trên hai bộ vì gian giữa cung thánh Tuy chỉ là các họa tiết hoa van dao mắc thẳng dạng đao lửa được chạm lộng trên thân kể chuyển ở phía tiếp giáp tường hậu và giáp cột cái, song chúng đã cho biết thông tin vẻ sự tồn tại của ngôi đến Đuông vào thời Hậu Lê Do nằm ở vị trí khuất và tối nên cho đến
Trang 34
gối vuông góc với lưng, đầu đội mũ triều phục có gắn hình tượng lưỡng long
chẩu nhật, mặt nhìn thăng về phía trước, sắc diện hồng hào, nguyệt my uốn cong, tai chảy đài, mũi thẳng, miệng đỏ tươi, râu đen và dài Trên thân khoác bộ áo quan văn, áo thung dai tay, trên áo có tạo các hoa văn dải mây dày đặc, trước bụng có tắm khiên che và có đai áo cuốn quanh, hai cánh tay làm theo
dạng ống tơ được đặt trên hai đầu gối, hai bản tay thon nhỏ, bàn tay bên phải
cầm bút, tay bên trái cằm cuốn sách và để ngửa Nhìn vào chất liệu và phong cách thể hiện cho thấy, đây là pho tượng mang phong cách nghệ thuật thời
Nguyễn (thế kỷ XIX)
* Tượng Cung phi nhân Hoàng bà [Ảnh 23, Phụ lục 4]: Pho tượng này u cao 2,7m, đường kính thân 2,3m Phong,
cách đắp tượng cũng được thể hiện giống như tượng đức thánh Bạch Hạc, song
được đặt ở vị trí trung tâm có cỉ
có một số điểm khác biệt như sau: Tượng đội mũ kim tòng, trên mũ trang trí
hoa van hoa cúc mãn khai, dái tai tượng đeo khuyên, trên áo thê hiện hoa văn là những bông cúc mãn khai và lá lật Về tư thế tay của tượng, hai bàn tay luồn vào hai bên ống áo và đưa ngang trước ngực giống như tư thế phủ phục Tượng
di thé ky XIX)
mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (Ct
* Tượng Mục Sinh nhân Công chúa (con gái của thánh Bạch Hạc và Củng phi Hoàng bà) [Ảnh 24, Phụ lục 4], pho tượng được đặt ở bên trái của
cung thánh, có chiều cao 2,3m, đường kính thân 1,9m Về phong cách thể hiện,
pho tượng này cũng được làm khá giống so với pho tượng đặt ở trung tâm, có
điểm khác biệt là trên áo tượng được thể hiện hoa văn vân mây hình dải lụa,
hình khánh và cụm mây nhỏ Tượng có mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX)
Từ cách bài trí ba pho tượng 'bước đầu có thể rút ra nhận định: Chết
độ mẫu quyền được đề cao với việc Hoàng bà được thờ ở trung tâm của cung
thánh, song chế độ phụ quyền vẫn được thể hiện theo ngôi thứ và quy mô của
Trang 35sĩ
* Tượng quan hằu [Ảnh 35, Phụ lục 4]: Đây là hai pho tượng được làm
đắp bằng chất liệu đất, gồm có 04 pho tượng, mỗi bên có 02 pho, 01 quan van và một quan võ Các pho tượng này được tạc trong tư thế đứng, mặt nhìn sang phía đối điện, tượng võ quan đầu đội mũ triều phục, mặt hồng, thân khoác áo
võ quan màu đen có khiên giáp màu đỏ dun đeo quanh vai, tay giơ trước ngực Tượng quan văn, tóc búi tó củ hành bằng dải lụa dé thõng (một đặc
điểm của tượng thời Hậu Lê), mặt trắng, thân khoác áo màu đỏ tươi đẻ lộ yếm trước ngực, hai tay luồn ống áo để trước ngực trong tư thế phủ phục Bốn pho
tượng trên được làm theo phong cách nghệ thuật khoảng thời Hậu Lê
* Tượng hai vị quan hẳu [Ảnh 36, Phụ lục 4]: Cũng giống như các pho tượng đã nêu ở trên, đây cũng là hai pho tượng được làm đắp bằng đắt Tượng
làm trong tư thế đứng, đầu đội mũ thiết trụ hình dạng quả hỗ lô của người võ
binh, mặt nhìn nghiêng về phía trước, có điểm khác là: pho tượng bên trái có
gương mặt đỏ, râu dai dáng tượng bệ vệ thể hiện tư thế của bậc lão tướng uy nghỉ Còn pho tượng bên phải với gương mặt trắng để ria mép con kiến, với gương mặt trẻ, dáng đứng mảnh mai thanh thoát Hai pho tượng đều
khoác trên mình bộ áo võ quan, tuy được thể hiện bằng cách thức trang trí hoạ
tiết khác nhau song đều là cùng một thời điểm lịch sử Hai tay tượng giơ
chếch ngang ngực, lòng bàn tay cằm binh khí giơ về bên vai phải (tượng bên trái) va vai trái (tượng bên phải), ngang bụng có thất đai, phía dưới là các nếp áo chảy dài xuống ngang đầu gối Chân tượng đi đôi giày dạng hia có cổ cao
màu đen Nhìn chung, căn cứ vào cách thức tạc và kiểu đáng tượng có thể
thấy, đây là pho tượng được làm mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn
3.1.2.2 Các di vật
* Ngai va bai vị thờ
Trang 36chạm trỗ và hoa văn trang trí cho thấy, bài vị được làm vào thời Hậu Lê còn
ngai thờ được làm lại vào thời Nguyễn Trên bài vị có ghi vị hiệu của đức thánh bằng một dòng mỹ tự: Đông Hải Long vương húy Bạch Hạc tôn thần,
Linh Ứng, Tế Thế, Phổ Trạch, Nghiêm Túc, Trang Mục Đại vương thân vị
+ Ngai va bài vị thờ của Hoàng bà là vợ của đức thánh Đông Hải Long vương [Ảnh 26, Phụ lục 4] Nhìn vào hoa văn trang trí và cách thức tạo tác cho thấy, ngai thờ và bài vị không cùng niên đại, ngai thờ có niên đại thời Nguyễn, bài vị có niên đại thời Hậu Lê Trên bài vị này có ghỉ vị hiệu của
Hoàng bà bằng một dòng mỹ tự: ñrinh Thục, Thuần Nhất, Gia Trạch, Đoan
Trang, Lệnh Dực, Điềm Tĩnh, Quắc Ái, Khuê Tú Hoàng hậu thần vị
+ Ngai và bài vị thờ của Mục Sinh nhân công chủ, là con gái của đức thánh [Ảnh 27, Phụ lục 4] Dựa vào phong cách và hoa văn trang trí cho thấy, đây là hiện nật được làm muộn hơn so với hai hiện vật trước Ngai thờ được làm vào thời Nguyễn, nhưng bải vị thờ được làm vào thời Tây Sơn, vì hoa văn rồng đã có sự chuyển đổi sang thời đại Tây Sơn Trên bài vị này có ghỉ vị
hiệu của Công chúa bằng một dòng mỹ tự: Trinh Khiết, Phương Dung, Cin
Tiế, Từ Hoà, Huệ Hoà, Từ Thục, Lệnh Đức, Đoan Tiết, Gia Hành Công
chủ thân vị
* Nhang án thờ [Ảnh 28, Phụ lục 4]: Nhìn vào kiểu dáng, kích thước cùng hoa văn trang trí có thể khẳng định rằng, đây là một hiện vật khá điển hình của di tích có niên đại vào thời Hậu Lê Nhang án được trang trí mặt phía
trước, ba mặt còn lại để trồng, 4 chân nhang án liên kết với nhau bằng những
thanh gỗ nhỏ ăn mộng vào các thân chân Nhang án được chia làm 03 phần,
phần tán của nhang án là một mặt phẳng được ghép bằng gỗ, bốn góc xung
quanh có tạo điểm trang trí, đó là các hình vây dạng chắn song con tiện tròn
Phía dưới là một đường diềm hoa văn hoa chanh cách điệu - Một đặc điểm
Trang 373
vả hình chữ nhật, trung tâm là hình các con rồng chầu mặt nhật, rồng cuốn,
rồng trườn, đầu rồng, lân chầu được chạm khắc mang đậm phong cách thời Hậu Lê, xen kế vào đó là các hoa văn hình dao lửa, ở hai chân phía trước của
nhang án có chạm hai hình rồng trườn từ trên xuống, phía dưới cùng của thân
nhang án có tạo thành hình bức cửa võng chia làm ba ô với ba hình mặt trời
dạng hoa cúc và có rồng chầu; Chân ngai là một đoạn gỗ được nối liền với
thân ngai để trơn không trang trí hoa văn
* Nghê chầu [Ảnh 30, Phụ lục 4]: Hiện nay tại di tích có một đôi nghê
chầu bằng gỗ sơn son, được làm vào khoảng đầu thời Nguyễn Sở dĩ tác giả luận văn có thể đưa ra kết luận như vậy là vì căn cứ vào kích thước, hoa văn trang trí trên thân nghê là các lá lật và đao lửa thô cứng Nghê trong tư thế ngồi
chẳu, mặt nghiêng nhìn ra ngoài, đầu mang hình dạng sư tử, mắt to và
bẻ, miệng rộng, cổ lô ra các các đao lửa, trên ngực có đeo các quả lắc, chân phải chống phía trước, chân trái tỳ lên người con nghê con màu xanh, hai chân
sau chum lai để làm điểm tựa cho chỗ ngồi; đuôi nghệ tạo thành hình cong cuốn tròn về phía sau
* Bat hương gạch nung [Ảnh 31, Phụ lục 4]: Đây là một hiện vật phổ
biến trong các di tích hiện nay, bát hương này được làm vào đầu thời Nguyễn,
với kiểu đáng hoa văn trang trí như sau: Thân bát hương là một hình trụ vuông,
thót đáy có đắp hình đầu rồng, hai tai bát hương được thay thế bằng hình hai
con rồng uốn khúc trườn từ dưới lên với đuôi rồng xoắn ổ tò vò Đỡ lấy thân là hình vuông bên trong có hoa văn hình hoa chanh hộp rỗng và đỡ lấy toàn bộ bát hương một cái để khá lớn mà xung quanh được đắp bằng hoa văn hình sóng nước, lá lật, đao lửa để tạo thành hình
* Bát hương gỗ [Ảnh 32, Phụ lục 4]: Tuy được làm khá đơn giản nhưng,
Trang 38dụng nên miệng và một phần thân bát hương đã bị cháy mắt Trên hiện vật
này còn lại các hoa văn hình rồng cuốn xung quanh thân và tai bát hương,
nhưng rồng đã bị mất đầu được tạo tác vào thời Hậu Lê, phía thân dưới bát
hương là hình hoa chanh lớn Khác với bát hương trên, chân bát hương này
được tạo thành dạng chân quỳ mập mạp Qua đó có thể khẳng định rằng đây
là hiện vật còn lưu giữ được tại di tích có phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê * Bia đá [Ảnh 9, Phụ lục 4]: Tại di tích đền Đuông hiện còn lưu giữ được tắm bia đá có niên đại thời Hậu Lê, cụ thể như sau: Trên trán bia có ghỉ dòng chữ: Hậu thần bỉ ky (gh chép lại trên bia đá về việc bằu Hậu) Nội dung
tắm bia này nói về việc có một người trong tư gia họ Nguyễn làm quan lớn trong triều đình nhà Hậu Lê lúc trung tuôi đã đem quyên góp ruộng, tiền cùng với nhân dân trong làng tu sửa lại đền thờ cho to đẹp và xin được gửi giỗ vào
đây sau khi qua đời Trên bia có ghỉ rõ dòng lạc khoản: Phúc Thái lục niên thập nguyệt thập bát nhật quán chủ Nguyễn Văn Phú phụng soạn (văn bia do người đứng đầu là Nguyễn Văn Phú soạn ngày 18 tháng Mười niên hiệu Phúc Thái thứ 6 - 1648) Hiện nay, hiện vật này được đặt ở bên phải cổng nội của
đền Đuông và có làm mái che bảo vệ
* Cột đá [Ảnh 34, Phụ lục 4]: Hiện nay trong đơn nguyên hữu mạc của
di tích còn hai cột đá có khắc chữ hán, song không có dòng niên đại ghi về thời
gian khắc văn tự và dựng cột đá Cột đá phía ngoài có tên là: Hội chủ hưng
công diễm phúc vạn thế (nghĩa là: Người đứng đầu trăm họ phát tâm công đức
để tạo điều phúc cho muôn đời) Với dòng lạc khoản: Tuế thứ Át Hợi niên
mạnh xuân nguyệt cát nhật (nghĩa là: cột đá dựng vào ngày tốt tháng giêng năm Ất Hợi), Với địa danh: Tam Đái (Đới) phủ, Bạch Hạc huyện, Bồ Sao tổng (Can cứ vào tên địa danh nêu trên đã có từ thời Hậu Lê và đối chiếu vào năm
trên dòng lạc khoản có thể khẳng định rằng, bia đá được dựng vào năm: Ngày
Trang 3935
với tên địa danh Quốc Oai phủ, Từ Liêm huyện, Cổ Nhuế xã Căn cứ vào tên
địa danh đã đối chiếu trong cuốn địa danh làng xã Việt Nam cho thấy tên cấp
xã chỉ mới xuất hiện vào thời Nguyễn, do đó có thể đây là cột đá được dựng
vào thời Nguyễn sau này
Qua vige xem các chữ Hán còn lại trên hiện vật cho biết, nội dung chữ
viết trên hai cột đá này nói về việc các gia đình có chức tước giàu có về điền
sản, tiền của đã phát tâm công đức đẻ cúng vào cửa đẻn với việc tích tâm tích
đức và mong muốn được gửi giỗ vào đây để muôn đời các thế hệ sau tướng nhớ tới công lao của họ
* Đinh, hac và đôi cây đèn thờ [Ảnh 33, Phụ lục 4]: Đây là các hiện vật làm
bằng chất liệu đồng, có niên đại vào thời Nguyễn, có trọng lượng khoảng 50kg
Hiện vật được tạo tác khá tỉnh xảo: Đỉnh hương được chia là ba phần, nắp có hình sar tir hy cầu phía dưới là hình chữ Thọ cách điệu; thân đỉnh là hình trụ tròn có chạm hình chữ thọ nỗi, hai bên thân là hai quai tai được dip theo dạng hoa văn
hình sóng nước; đề đỉnh được làm bằng ba chân quỳ dạ cá đặt tại ba góc cân xứng
với nhau, phía dưới đỡ lấy chân đỉnh là một để hình tròn, có chạm thủng hoa văn hình kỹ hà Đôi hạc đồng miệng ngậm hoa sen đứng trên lưng con rùa vừa mang ý
nghĩa thanh cao lại vừa trường tồn vĩnh cửu cùng thời gian Đôi cây đèn được làm
theo dạng hình con tiện gồm có miệng, thân và chân đền, giữa thân đèn có tán
mỏng hình tròn, để đè loe rộng tạo thành hình chiếc bát úp ngược
* Đồ thờ Lỗ bộ [Ảnh 36, Phụ lục 4]: Đây là các vật làm bằng chất liệu sổ, là vật thờ thiêng của Đạo giáo được thờ tại các di tích hiện nay như: Đao, mác, truỳ, phủ việt, quạt, tỳ bà, sao, hỗ lô Cùng với hai tắm biển là Tĩnh túc
và Hồi ty (yên tĩnh nghiên trang và quay về nơi cũ) Có thể nói dựa vào cách làm, đây là những đồ thờ có niên đại vào thời Nguyễn sau này
* Sắc phong và thần phả: Hiện nay, tại di tích đền Đuông còn lưu giữ
Trang 40phong phú và sâu sắc Hội làng có tác dụng có kết cộng đồng, biểu dương những
giá trị tiêu biểu của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa nói chung
2.2.1 Thời gian và lịch hội đền Đuông
Trong khi tìm
một cách cụ thể về nội dung và hình thức biểu đạt
của các hội dân gian ở miền Bắc nước ta, các nhà nghiên cứu đã có một số
nhận định về thời gian tổ chức hội ở các công trình kiến trúc gắn với tôn giáo, tín ngưỡng thường lấy việc tổ chức hội vào ngày sinh hoặc ngày hóa của các
vị thánh/thần Tuy nhiên, thực tế còn có một số trường hợp ngoại lệ như: việc
tổ chức lễ hội vào ngày Thần thắng trận trở về, vào ngày đăng quang làm vua, ngày hai vị thần làm lễ kết nghĩa anh em Đối với làng Bồ Sao, theo quy định từ xưa, đại đám được tổ chức năm 3 đến Š năm một lần vào những năm
chẵn, những năm công việc làm ăn thuận lợi Hội làng hàng năm diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Nam (4.1) Hội đền diễn ra nhằm tưởng niệm ngày
thánh Bạch Hạc và phu nhân Hoàng bà sinh hạ ra Thục Trinh cơng chúa Ngồi ra, trong ngày này, không chỉ làng Bồ Sao mở hội mà các làng bên cũng tổ chức hội như: làng Diệm Xuân, Lang Đài và xã hơn nữa là các làng như: Đông Cao, làng Khê Ngoại, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Điều
này cho thấy, hội đền Đuông cũng như những hội của các làng lân cận đều
diễn ra cùng một thời điểm vào tháng Năm (4.1) Có thẻ coi hội đền Đuông là
nghỉ lễ nông nghiệp được tổ chức với mục đích cầu viện thánhthần bảo trợ
)
Đồng thời, hội đền Đuông cũng là một lễ hội mang yếu tố phổn thực (tục
cho mùa màng của cư dân được sinh sôi nảy nở, vạn vật tươi tốt (lễ Hạ
cướp Gươm bồng trong ngày hội) Có thể chứng minh điều này qua việc chọn
ngày tô chức lễ hội, đó là ngày sinh ra công chúa Thục Trinh, điều này phản
ánh tính phồn thực cửa sự kết hợp giữa người cha với người mẹ dé sinh ra
người con, triết lý cao hơn cả là việc kết hợp giữa âm và dương để tạo ra vạn
vật của trời đất