1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Sự phụng thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

112 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 28,12 MB

Nội dung

Luận văn Sự phụng thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa qua sự phụng thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn của người dân Lập Thạc nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Trang 1

TRUONG DAI HQC VAN HÓA HÀ NỘI

Trang 2

TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL

NGUYEN DAI DUONG

SỰ PHUNG THO TA TUONG QUOC

TRAN NGUYEN HAN O HUYEN LAP THACH,

TINH VINH PHUC

Chuyên ngành : Văn hóa học

Mã số : 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Nguyễn Xuân Kính

Trang 3

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của GS TS Nguyễn Xuân Kính Các kết quả

nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bắt kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo

đúng quy định

Tác giả luận văn

Trang 4

Chương 1: TONG QUAN VỀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP TẢ TƯỚNG QUOC TRAN

NGUYÊN HÃN VÀ KHÁI QUÁT HUYỆN LẬP THẠCH, TÍNH VĨNH PHÚC 14 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn 14

1.1.1 Dòng dõi, gia đình, cuộc đời và sự nghiệp "¬ 4 1.1.2 Vai trò của Trần Nguyên Hãn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 20

1.1.3 Di dug Trin Nguyén Han ¬

1.2 Khái quát huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 26 1.2.1 Huyện Lập Thạch trong lịch sử vùng đắt Vĩnh Phúc 26

1.2.3 Đời sống kinh tế 33

1.2.4 Huyện Lập Thạch - Không gian văn hóa 37 Chương 2: SỰ PHỤNG THỜ TẢ TƯỚNG QUỐC TRAN NGUYEN HAN QUA DI

TICH, LẺ HỘI VÀ PHONG TỤC 44

2.1 Hệ thống di tích phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn ở

huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 44

2.1.1 Không gian, cảnh quan dĩ tích 44

2.1.2 Niên đại khởi dựng, quá trình tồn tại các di tích liên quan đến

phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn 47

2.1.3 Bố cục mặt bằng, kết cấu kiến trúc seo ÔU)

2.1.4 Bài trí thờ tự và di vật, hiện vật có trong di tích 63

2.2 Lễ hội và phong tục thờ cúng Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn 66

2.2.1 Lễ hội tại các di tích thờ Trần Nguyên Hãn 67

2.2.2 Những kiêng ky 12

2.2.3 Các nghỉ thức tế lễ và lễ vật dâng cúng seve TT

2.2.4 Văn cúng 83

Chương 3: BẢN CHÁT, Ý NGHĨA VÀ BIẾN ĐÔI TRONG SỰ PHỤNG THỜ TẢ

TUONG QUOC TRAN NGUYEN HAN TRONG DOI SONG NHAN DAN

Trang 5

3.1.1 Thờ Thành hoàng làng 86 3.1.2 Thờ nhân thần, phúc thần 87 3.1.3 Thờ anh hùng dân tộc §8 3.1.4 Thờ thần nông nghiệp 89

3.2 Ý nghĩa của sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyen Han trong

đời sống văn hóa, xã hi - „90

3.2.1 Ý nghĩa đạo lý uống nước nhớ nguồn 90 3.2.2 Ý nghĩa cố kết cộng đồng 91

3.2.3 Ý nghĩa cân bằng đời sống tâm linh 94

3.2.4 Ý nghĩa sáng tạo và hướng thụ các giá trị văn hóa 9

3.2.5 Ý nghĩa bảo tổn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống cộng đồng 95

3.3 Biến đổi sự phụng thờ thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn trên địa

bàn huyện Lập Thạch hiện nay 9%

3.3.1 Biến đổi tại các di tích, lễ hội và phong tục thờ cúng Tả Tướng

quốc Trần Nguyên Hãn soot 96

3.3.2 Thực trạng quản lý di tích evn 99

3.3.3 Thực trang việc phát huy giá trị tại các di tích OL 3.4 Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa trong sự

phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hin 102

3.4.1 Nhóm giải pháp bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa trong sự phụng thờ

Tả Tướng quốc Trằn Nguyên Hãn sen : 102

3.4.2 Các biện pháp phát huy giá trị lịch sử văn hóa trong sự phụng thờ

Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn "5 108

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Trang 6

Từ viết tắt Nghĩa của từ DSVH Di sản văn hóa DILS-VH Di tích lịch sử - Văn hóa [as Giáo sự GTSX Giá trị sản xuất KHXH Khoa học xã hội NN&PTNT Nong nghiệp và phát triển nông thôn Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục THPT Trung học phô thông tư Trang TS Tign st TT Thị trấn

TT&TT Thông tin và Tuyên truyền

TT-TS Thin tich - thin sắc

UBND Uy ban nhân dân

VH.TT&DL 'Văn hóa, Thê thao và Du lịch VH-TT-TT 'Văn hóa - Thông tin - Thé thao

Trang 7

1 Lý đo chọn đề tài

1.1 Tín ngưỡng là một hiện tượng văn hóa - xã hội mang tính lịch sử

Tin ngường được hiểu là niềm tin, sự ngưỡng mộ, tôn kính, sùng bái của con

người với thế lực siêu nhiên, những điều thiêng liêng, những sức mạnh huyền

bí mà đôi khi con người chỉ cảm nhận được mà khó giải thích cặn kẽ, rõ ràng theo khoa học Tín ngưỡng đặc biệt là tín ngưỡng dân gian, là tấm gương

phản chiếu rõ nét nhất những đặc trưng của văn hóa dân tộc, thắm đượm đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", củng cố và tăng cường ý thức công đồng Tín ngưỡng còn là môi trường nảy sinh, tích hợp, bảo tổn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc Một trong những hình thức phổ biến của tín

ngưỡng dân gian là tín ngưỡng thờ cúng các danh nhân, các anh hùng dân tộc

~ những con người có thật trong lịch sử Các vị ấy khi sống đã là những người con ưu việt của đất nước, khi mất họ được hậu thế nhớ ơn, tin tưởng và đặc

biệt được linh thiêng hóa, tôn là thần là thánh và thành tâm thực hành sự thờ

phụng Không chỉ thờ cúng tô tiên, thần linh, người Việt còn thờ cúng những người có công trong quá trình dựng nước và giữ nước Mỗi vùng đất nơi có dấu ấn vó ngựa, gót giày của các vị tướng lĩnh đều được nhân dân ghi nhận,

ngợi ca, được thánh hóa và thờ phụng,

1.2 Sự thờ phụng các nhân vật lịch sử có công với dân, với nước đã trở

thành một nét văn hoá đặc sắc nhưng cũng rất quen thuộc của người Việt Suốt theo chiều dài của đải dat hình chữ S, đến bắt kỳ vùng miền hay làng xã

nào, ta cũng thấy những công trình kiến trúc được dựng lên để thờ phụng

những nhân vật ấy với tư cách là thần linh của cộng đồng

Trang 8

sinh ra ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, là nhân vật lịch sử

vốn xuất thân dòng đõi vương tộc nhà Tran, tu dé Trần Nguyên Đán Ông là

một vị tướng tai dite song toàn, có công lớn giúp Lê Lợi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài hơn 10 năm Tên tuổi của ông gắn với những chiến thắng vang đội mang tên Tân Bình - Thuận Hóa, Đông Bộ Đầu, Xương Giang, Chỉ Lăng Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, mở đầu triều đại Lê sơ, Trần Nguyên Hãn được ban quốc

tính và được phong chức Tả Tướng quốc Một thời gian sau, ông xin về an trí

ở Sơn Đông, Lập Thạch Do gian thần ghen ghét, ông bị nhà vua nghỉ ngờ

phải trằm mình xuống sông tự tử Hai mươi sáu năm sau, dưới triều vua Lê

Nhân Tông (1455), Trần Nguyên Hãn được minh oan và phong hiệu "Khai quốc nguyên huân"; đến nhà Mạc được tăng phong "Tả Tướng quốc trung liệt Đại vương" Sau khi Trần Nguyên Hãn mắt trong nỗi oan khuất, ông trở nên

linh hiền, dân làng Sơn Đông và nhiễu làng, các vùng xung quanh thương tiếc

và nhớ công ơn của ông, lập đền thờ và tôn ông làm Thành Hoàng, nhưng “chính tie” (noi thờ tự chính, được công nhận và ghi vio "ne điền”) là đền Tả

Tướng Đền này được xây ngay trên nền ngôi nhà cũ của Trần Nguyên Hãn

Ngôi đền đã có bề dày lịch sử từ thời vua Lê Nhân Tông (1443-1459), di tích

này gắn liền với thân thế và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Trần

Nguyên Hãn Đối với người dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, Trần Nguyên Hãn được coi là một vị thánh có nhiều công lao và được thờ

Trang 9

dựng vào thời Hậu Lê cách đây trên 200 năm, là đền thờ chính thờ Trần Nguyên Hãn, tương truyền là được xây dựng ngay trên nền nhà cũ của ngài

Năm 1984, đền thờ Trần Nguyên Han được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền được nhân dân xã Sơn Đông nói riêng và người dân

huyện Lập Thạch bao năm qua quan tâm, gìn giữ với một lòng thành kính Các di tích liên quan như ruộng Tả Tướng, ao Tó, rừng Thần, đá mài gươm,

cống Khâu, bến Đông Hồ cùng các di tích khác trong khu vực như đình Bác

Cổ, đền thờ thầy giáo Đỗ Khắc Chung, chùa Am cũng được chỉnh trang Có

thể khẳng định, khu di tích đã trở thành một trung tâm văn hóa của cả vùng,

một công trình kiến trúc không chỉ đẹp về quy mô mà còn mang nhiều ý nghĩa Lễ hội cùng với khu đền thờ tạo nên sự giao hòa giữa các công trình cổ

xưa và hiện đại, nó thực sự xứng đáng với tầm vóc của danh tướng Trần Nguyên Han Qua đó cho ta thấy một cái nhìn thành kính của hậu thế dành cho Tả Tướng quốc Trần Nguyên Han - một con người mà tằm vóc và anh

hưởng của ông vượt qua mọi thời đại Ngoài ra còn có một số nơi thờ khác

liên quan đến sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn trên địa bàn

huyện Lập Thạch như đình Bác Cổ (thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch)

nơi thờ bài vị Trần Nguyên Han va thầy giáo Đỗ Khắc Chung; đền Đức Lễ

(thuộc xã Văn Quán, huyện Lập Thạch), tương truyền là nơi Trần Nguyên Hãn tập luyện binh sĩ chuẩn bị trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn Để

tưởng nhớ công lao to lớn của ông, trên suốt chiều dài đất nước tên Trần

Nguyên Hãn còn được đặt cho nhiều đường ph, nhiều trường học tại Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và Sài Gòn Ngay tại huyện Lập Thạch cũng có một ngôi trường mang tên ông (Trường THPT

Trang 10

Dương, Trần Nguyên Hãn được thờ trong cụm di tích đền thờ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi Trần Nguyên Hãn tụ linh khí ba đời huyết thống hiền tài

anh hùng lừng lẫy, sáng bừng nguyên khí quốc gia Tại Chỉ Lăng, nhân dân tinh Lang Son lap Bao tàng Trần Nguyên Hãn

Tuy nhiên cho đến nay, sự nghiên cứu vẻ sự phụng thờ Tả Tướng quốc

Trần Nguyên Hãn qua các tư liệu chính sử cũng như qua tâm thức dân gian,

một cách hệ thống, toàn diện và hệ thống các di tích có liên quan đến ông trong phạm vi huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó nhận biết tín ngưỡng và những nét đặc sắc trong sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần

Nguyên Hãn vẫn còn là một khoảng trồng

Xuất phát từ nhận thức trên, tôi mạnh dạn chọn đề tai:

Tả Tướng quắc Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch, tĩnh Vĩnh Phúc”

làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Văn hóa học của mình, với "Sự phụng thờ mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các

giá trị văn hóa qua sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn của người

dân huyện Lập Thạch nói riêng và ở Việt Nam nói chung,

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

‘Than thé, cuộc đời và sự nghiệp va đặc biệt là những cuộc khởi nghĩa mà Trần Nguyên Hãn lãnh đạo đã được tìm hiểu, nghiên cứu trong suốt một thời gian dai va có một số công trình nghiên cứu giới thiệu về di tích và con

người Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn Những di tích liên quan đến sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn cũng đã trở thành những địa

điểm thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái và là một trong

Trang 11

quan đến Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch để từ đó nhận biết tín ngưỡng

thờ Trần Nguyên Hãn và nhận ra những nét đặc sắc trong sự phụng thờ đó vẫn chưa có một công trình cụ thể nào Dưới đây là tập hợp và thống kê bước đầu về tình hình nghiên cứu vẻ cuộc đời, sự nghiệp, truyền thuyết, thần tích, di tích, lễ hội và phong tục trong sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trằn Nguyên Hãn:

Thế kỉ 18, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) viết sách Đại Việt

thông sử (bản A-1389 Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội), viết về thân thế sự nghiệp của Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn [I I]

Mue "Dén miếu" trong sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán

triều Nguyễn chép “Để thân Tá Tướng họ Trân ở xã Sơn Đông huyện Lập

Thạch Thân họ Trần húy là Nguyên Hãn, người xã này" [29, tr.228]

Phan Huy Lê, Phan Dai Doan, trong: Lam Sơn Khởi nghĩa và phong

trào đấu tranh giải phóng đân tộc đâu thế kỷ XV (1965) [25] đã đề cập một

cách sơ lược những chiến công của Trần Nguyên Hãn trong khởi nghĩa Lam

Sơn và cũng đi đến nhận định: "?zẩn Nguyên Hãn là một trong những khai quốc công thần triều Lê, có công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đâu thể kỷ XI"

Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Kim Thuyên trong cuốn sách: ?rẩn Nguyên

Han (1998) cing da trinh bày những nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và di duệ của Trần Nguyên Hãn [36]

Trang 12

quốc Trần Nguyên Hãn"”, kết luận: "Ông Trần Nguyên Hãn là một nhà yêu

nước nồng nàn, sáng suốt, thức thời, biết gắn quyền lợi của tông tộc với

quyền lợi của dân tộc trong thời đại mà đất nước lâm nguy trước nạn ngoại xâm Lòng yêu nước, đức nhân ái, vị tha, sự nghiệp quân sự tài ba xuất sắc, nghệ thuật quân sự tài tình đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, góp phan quyết định của cuộc giải phóng dân tộc, khôi phục giang sơn Tất cả

những cái đó đã qui định nên danh hiệu anh hùng dân tộc của ông mà nhân dân tôn thờ, Tổ quốc ghi công" Hội thảo một lần nữa tôn vinh: "Trần Nguyên Hãn, thế kỷ XV - một anh hùng dân tộc”, trong đó có rất nhiều bài viết về thân thế sự nghiệp Tả Tướng quốc Trằn Nguyên Hãn; cùng năm Sở Văn hóa

Thông tin Vĩnh Phú cho xuất bản quần sách về kỷ yếu Trần Nguyên Hãn Một số bài viết như của tác giả Trần Nhật Độ đăng trên báo Văn hóa số sau tết

Binh Ti (1996) có tiêu đề "Aột cụm di Lịch sử - Văn hóa và cách mạng cần

được xếp hạng và bảo vệ", sau đó là báo Nhân Dân cuối tuần số 29 (389) ra ngày 14-7-1996 trong mục Đất nước - Con người viết về "Đỏng đổi Trần Nguyên Hăn" và nhiều bài viết khác của các nhà nghiên cứu sử học, một số

sách giới thiệu di tích danh thắng do Sở VH,TT&DL hay Ban Quản lý Di tích và danh thắng các tỉnh biên soạn, các bài viết trên mang Intemet những thông tin đa chiều được nêu ra ở đây vẫn mang tính khái quát, chủ yếu là

miêu tả về thân thế sự nghiệp và giới thiệu cơ bản về đền thờ, phong tục lễ hội

Trang 13

4.2 Phạm vị nghiên cứu

- Về không gian: Các làng phụng thờ Trần Nguyên Hãn trên địa bàn

huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, khảo sát và miêu tả một cách tỉ mi, cũng như xem xét và bóc tách các lớp văn hóa có trong các hiện tượng văn hóa của nghỉ lễ phụng thờ Trần Nguyên Hãn Luận văn sẽ tìm hiểu phạm vi ảnh

hưởng cũng như so sánh sự thờ phụng, lễ hội tại các nơi có tín ngưỡng và di

tích thờ Trần Nguyên Hãn với nơi thờ tự chính

~ Về thời gian: Nghiên cứu nghỉ lễ về di tích, lễ hội sự phụng thờ Trần

Nguyên Hãn truyền thống và hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phuong pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học: sử học, dân tộc học, văn hóa dân gian

~ Phương pháp khảo sát điền dã: quan sát, đo vẽ, chụp ảnh, miêu tả,

phỏng vấn, thống kê tại các di tích

- Phuong pháp thống kê, tổng hợp tư liệu, tìm hiểu các vấn đề đã được xác định trên cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập được cũng như các giá trị văn hóa vật thé va phi vật thể còn lại trong sự phụng thờ Trần Nguyén Han dé so sánh, phân tích, đối chiếu

~ Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó

có liên quan đến đẻ tài để làm rõ giá trị của di tích và sự gắn kết của di tích

với văn hóa địa phương

6 Đồng góp của đề tài

Hệ thống hóa một cách tương đối hoàn chỉnh những tài liệu nghiên cứu

về Trần Nguyên Hãn và những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn với nhân vật

Trang 14

Luận văn cũng là công trình nghiên cứu một cách hệ thống từ nhân vật,

di tích đến các lễ hội có liên quan đến Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch, tinh Vĩnh Phúc Kết quả nghiêu cứu của luận văn góp phan bé sung vào hệ thống tư liệu nghiên cứu về Trần Nguyên Hãn - một anh hùng Dân tộc

Trên cơ sở tìm hiểu bản chất của sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn, chúng tôi thấy được những ý nghĩa về văn hóa - xã hội của sự phụng thờ để có thái độ và những hành động đúng đắn góp phần giữ gìn và phát huy một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc

T Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm ba chương:

Chương l: Tổng quan về cuộc đời, sự nghiệp Tả Tướng quốc Trin

Nguyên Hãn và khái quát huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 2: Phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn qua Di tích, LỄ hội và phong tực

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN VE CUQC DOI, SU NGHIEP TA TUGNG QUOC

‘TRAN NGUYEN HÃN VÀ KHÁI QUÁT HUYỆN LẬP THẠCH,

TINH VINH PHUC

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp Tả Tướng quéc Tran Nguyén Hin

1.1.1 Đồng dõi, gia đình, cuộc đời và sự nghiệp

‘Tran Nguyên Hãn (1390-1429) sinh ra ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tinh Vĩnh Phúc, là nhân vật lịch sử vốn xuất thân dòng dõi vương tộc

nhà Trần, một võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn Ông là một vị tướng tài

đức song toàn, có công lớn giúp Lê Lợi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo đài hơn 10 năm và lập

thành nhà Hậu Lê Tên tuổi của ông gắn với những chiến thắng vang dội

mang tên Tân Bình - Thuận Hóa, Đông Bộ Đầu, Xương Giang, Chỉ Lăng

Ông cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm nhất ở

triều vua Lê Thái Tổ [38, tr33]

Ông theo Lê Thái Tô (Lê Lợi) khởi nghĩa, có công lớn trong sự nghiệp đánh quân Minh, được phong hàm "Đại Tư đồ, chức Tả Tướng quốc" (Đại Nam nhất thống chí) Trần Nguyên Hãn sinh ngày 01 tháng 02 năm Canh Ngọ

1390 (vào đời vua Trần Thuận Tông), tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch,

tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, ông là con của cụ ông Trần Án (Trần Thuần Đức)

và cụ bà Lê Thị Hoàn

Trước hoàn cảnh đất nước các đời vua cuối của triều đại nhà Trần ngày

một suy yếu, nhu nhược, cả tin và mắt cảnh giác, triều đình rồi ren, các thế

chính,

lực mưu phản nhất là Hồ Quý Ly ngày một lộng hành, lũng đoạn trí

Trang 16

ép lấn át quyền lực và đây nhà vua vào thế hồn tồn bị cơ lập, bắt lực, buộc

lòng phải chấp nhận làm theo những ý đồ phản loạn của chúng cụ Thuần Đức phải bỏ kinh thành, mới đầu về ở nhờ nhà ông Nguyễn Trãi con trai của bà Trần Thị Thái, sau thấy không ôn phải thay đổi tên la "Zrdn An" chạy lên sống ở vùng Gốm thuộc xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh

Phúc và sinh hạ Trần Nguyên Hãn tại đó

“Tháng hai năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly truất phế vua Trần Thiếu

Đế, vị vua đời thứ 12 của triều đại nhà Trần, rồi tự xưng vua và lập nên triều đại nhà Hồ, đôi tên nước Đại Việt ra thành nước Đại Ngu, đồng thời tiếp tục

truy bức, hăm hại các tôn thất nhà Trần Năm 1407, quân nhà Minh kéo sang

xâm lược nước ta, triều đình nhà Hồ tan rã và cha con Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc Từ đó đất nước Đại Việt lại phải chịu sự thống trị của ngoại bang

Năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá Trần Nguyên Hãn là một trong những người sục sôi ý chí cứu nước, cứu dân Với nghĩa nước thù nhà, ông thức thời và dũng cảm đứng lên, biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia tộc, đặt lợi ích nhân dân lên trên

lợi ích hoàng gia, ông đã cùng với Nguyễn Trãi lặn lội vượt đường xa đã đến tụ nghĩa ở Lam Sơn ngay trong những ngày chuẩn bị đầu tiên đầy gian khổ Từ đó trở đi, Trần Nguyên Hãn được Lê Lợi trọng dụng Đáp lại, Trần Nguyên Hãn cũng hết lòng phò tá vị anh hùng dân tộc đất Lam Sơn Sử cũ

viếc "Vua (tức Lê Lợi) cũng biết được tài thao lược của ông (Trần Nguyên

Hãn), cho nên đã đãi ngộ rất hậu, cho ông được dự bàn mưu kín, ban cho ông, chức tư đồ Ông theo vua đánh giặc, lập được rất nhiều công lao" (Đại Việt

Trang 17

Sau khi đánh thắng giặc Minh đóng ở Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội), Trần Nguyên Hãn được Lê Lợi gia phong chức thái uý Sau mười năm

chiến đấu và chiến thắng hoàn toàn giặc nhà Minh xâm lược, giải phóng hoàn

toàn đất nước, ông Trần Nguyên Hãn được Lê Lợi - vua Lê Thái Tổ phong làm Tả Tướng quốc [38, tr.151]

“Trần Nguyên Hãn đi cùng với Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong suốt cuộc

trường chinh đánh đuổi quân Minh xâm lược Ông là một võ tướng cao cấp có

biệt tài cầm quân Tên tuổi, sự nghiệp của Trần Nguyên Hãn gắn liền với 4 sự

kiện lớn mà sách Danh tướng Việt Nam tập 2 của Nguyễn Khắc Thuần - Nhà

xuất bản Giáo dục - 2007 [40, tr63] và cũng như tại cuộc Hội thảo về thân

thế sự nghiệp của Tô Trần Nguyên Hãn tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

năm 1988, Giáo sư sử học Văn Tạo đã kết luận: Ông Trằn Nguyên Hãn một người tài giỏi, nên được vua Lê Lợi giao cho nhiệm vụ chỉ huy đánh những trận quan trọng và đều đã giành được chiến thắng một cách xuất sắc:

* Sự kiện thứ nhất diễn ra vào năm Giáp Thìn (1424) tại khu vực tương

ứng với vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay Bấy giờ trận tắn công vào

Nghệ An của quân Lam Sơn đang trong hồi quyét ligt Trin Nguyén Han

được vua sai cùng một số tướng khác đem hơn một ngàn quân cùng một thớt

voi,

mật vòng xuống đánh vào Bố Chính tiêu diệt được đạo quân của

tướng nhà Minh là Nhậm Năng, giải phóng hai thành Tân Bình và Thuận Hoá

Quân dân hai xứ ấy đều quy thuận va ông đã thu nạp mấy vạn quân tỉnh nhuệ bổ 'Chư thẳn truyện")

sung cho lực lượng của ta (trích Đại Việt thông

* Sự kiện thứ hai diễn ra vào cuối năm 1426 (năm Bính Ngọ), chiến

dịch vây thành Đông Quan, với 100 chiếc thuyền xuất phát theo dòng sông

Hát (Quảng Oai - Sơn Tây), đêm 23-10, ông tiến quân về Đông Bộ Đầu, đánh

Trang 18

diệt đạo quân giữ thành của tướng nhà Minh là Vương Thông Sau trận này, ông được Lê Lợi gia phong thái uý, đứng hàng đầu các tướng lĩnh

* Sự kiện thứ ba diễn ra vào cuối năm 1427 (Dinh Mùi) Bấy giờ, Lê Lợi chủ trương dốc phần lớn lực lượng tỉnh nhuệ nhất vào trận quyết chiến chiến

lược đánh viện binh của quân nhà Minh Một trong những phần việc chuẩn bị

quan trọng cho trận đánh lịch sử này là phải hạ thành Xương Giang (một điểm nằm dọc trên đường quốc lộ từ Hà Nội đi Lạng Sơn ngày nay) Giặc Minh có 10 ngàn quân, do 5 tướng chỉ huy việc canh giữ, chúng lại bắt nhiều din quanh vùng về ở làm bia che đỡ cho chúng Ông Trần Nguyên Hãn có vinh dự được cử cùng với Lê Sát chỉ huy trận đánh này Sử cũ chép lại rằng: Ông đến nơi, sai quân đào đường hằm xuyên qua thành và dùng câu liêm, cùng các thứ giáo mác, nỏ cứng, hoả pháo bốn mặt cùng đánh vào, không đầy một canh giờ (tương ứng với hai tiếng đồng hồ ngày nay) đã hạ được thành Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân giặc giữ thành, chém đầu tướng Thôi Tụ, bắt sống tướng Hoàng Phúc, các tướng lĩnh khác phải nhảy xuống thành tự tử như tướng Lý Nhậm và tướng Kim Dận (Đại Việt thông sử - "Chư thần truyện") Sau khi đã hạ được thành Xương Giang, ông Trần Nguyên Hãn được lệnh đem

quân đi đánh chặn quân tiếp lương của giặc

* Sự kiện thứ tư cũng diễn ra cuối năm 1427 Sau trận đại bại thảm hại

của lực lượng viện bình ở Xương Giang, Vương Thông buộc phải đầu hàng én

Tại hội thể Đông Quan, ông Trần Nguyên Hãn là một trong những đại

Trang 19

Đền thờ Trần Nguyên Hãn được nhân dân làng Sơn Đông xây dựng

năm 1454, được xây dựng lại lớn hơn vào năm 1490 thời triều đại vua Lê Thánh Tông và đã trùng tu nhiều lan, sửa chữa lại như ngày nay Trong đền có bài vị thờ: "Đức vua, Tả Tướng quốc Phủ quân tôn thin" va hai bản đại tự: Tối Linh Đại Vương và Khai Quốc Nguyên Huân, cùng với lá cờ Trần từ thời Lê, 13 đạo sắc từ thời Vĩnh Thịnh

1.12 Vai trò của Trần Nguyên Hãn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi

quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành

lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía Nam (1424-1425) và giải phóng Đông

Quan (1426-1427) Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất

nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh,

mặc dù vẫn có những trận quân ta đánh thắng quân Minh và quân ta cũng, từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424 Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng, lợi, tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiền đánh thành Đông Quan

và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện bình của đối phương trong trận Chỉ

Lang - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng Họ thu

được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh

Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước

Trang 20

Khoi nghia Lam Son thé ki XV(1418-1427) li mot sw kign quan trọng trong lich sử đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc ta Trong cuộc khởi nghĩa đó, dưới vị lãnh tụ tối cao là Lê Lợi, bên cạnh Nguyễn Trãi, còn có những nhà quân sự có tải như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Lê

'Văn Linh Mỗi người đều có những cống hiến xứng đáng Riêng Trần Nguyên

Hãn, một viên tướng có tài, có nhiều đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Vai trd muru lege

Trong các công thần khai quốc của vua Lê Lợi thì Trần Nguyên Hãn là

người có "Công lao và danh vọng thật cao tuột" (sử Cương mục), ông là người được "bàn mưu khởi binh" cũng tức là ông đã có đóng góp vào mục đích chính trị của cuộc khởi nghĩa

Mục đích chính trị ấy, ông đã "ấp ủ" ròng suốt 11 năm chờ thời ở

Sơn Đông từ năm 1407-1417 Sau khi nhà Minh đặt được ách cai trị nước Đại Việt, trên thực tế có hai sự kiện chính trị sôi động lúc bấy giờ [38, tr.116-117]

Một là: Việc tìm lập con cháu nhà Trần Năm1400, Hồ Quý Ly chiếm đoạt ngôi báu nhà Trần Năm 1406, Minh Thành Tổ đã khôn khéo lợi dụng chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" chiếm được nước Nam

nhanh chóng Việc tìm lập con cháu nhà Trần là âm mưu chính trị

lắt léo của nhà Minh qua từng thời kì, với những âm mưu hết sức

thực dụng và thay đổi nhanh chóng Để đánh vào lòng người, cô lập

cha con Hồ Quý Ly, Minh Thành tô nêu vấn đề "tìm lập con cháu nhà Trần" Đó là việc năm 1406, họ đưa tên Việt gian Trần Thiêm

Trang 21

Khi Lê Lợi khởi nghĩa, nhà Minh Iai thd ra chiêu bài "tìm lập

con cháu nhà Trần" Chiêu bài này, lắt léo, khi ấn khi hiện khiến

vua Lê Lợi, phải ứng phó linh hoạt cho đến suốt thời kì ngồi ở cương vị hoàng để (1428-1433) [38, tr.117]

Tran Nguyên Hãn do vậy, cũng phải có cách ứng phó rất mưu lược trước chính cuộc phức tạp đó Ông "ung dung" ở Sơn Đông,

rồi đứng vững vàng trong bộ chỉ huy của nghĩa quân Lam Sơn, làm đến chức Tướng quốc

Hai là: Những cuộc khởi nghĩa của tôn thất nhà Trần nỗ ra chấn

động cả nước nhà: Tháng 10 năm Đinh Hợi (1407) Giản Định

Vương Ngỗi, con thứ của vua Trần Nghệ Tông khởi nghĩa ở Tràng

An tự xưng là Giản Định hoàng để, đặt niên hiệu là Hưng Khánh

Hai bên tả hữu có Đặng Tắt, Nguyễn Cảnh Chân và Trần Triệu Cơ

đem dân chúng theo, làm thành cuộc kháng chiến chống quân Minh

rộng lớn Trần Nguyệt Hồ nỗi lên ở Bình Than tháng 10 năm ấy,

xưng làm chúa, tự gọi là "Quân Trung Nghĩa" Tháng 3 năm Kỷ

Sửu (1409) Trần Quý Khoáng, con Mẫn Vương Ngạc, cháu của vua

Trần Nghệ Tông được Đặng Dung (con Đặng

Dị (con Nguyễn Cảnh Chân) lập làm hoàng để ở Chỉ La (La Son,

it) va Nguyễn Cảnh

Hà Tĩnh) đôi niên hiệu là Trùng Quang Đến tháng 12 năm Quý Ty (1413) cuộc khởi nghĩa mới bị đập tắt Mặc dù, trong thời gian quân

Minh không thật được yên ổn, mọi gương mặt cứu nước đều không

Trang 22

Các chức quan cao cấp của từng thời kì mà Lê Lợi trao cho ông là biểu hiện của sự trọng dụng đối với Trần Nguyên Hãn Đó là: Quan Tư Đồ ngày mồng 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), Quan Thái

uý ngày 13 tháng 6 năm Đinh Mùi (1427), Tả Tướng quốc ngày 6 tháng 3 năm Mậu Dần (1428) Trong 10 năm theo vua Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn luôn cho thấy ông thực sự là tướng quân giỏi, tài mưu lược [38, tr.117]

Vai tro quân sự

Trần Nguyên Hãn là người không những chỉ ngồi bàn mưu ở nơi màn

tướng, ông còn là người thực hiện ngay cả những điều minh da ban Ong thực

sự tham gia chiến trận "Nam chỉnh, Bắc chiến", chỉ huy các trận đánh cùng

với quân sĩ xông pha nơi hòn tên mũi đạn [38, tr 18]

Chiến dịch Tân Bình, Thuận Hố ơng ngầm phục quân ở chỗ hiểm Hà

Khương

Trận tiến vây Đông Quan ông chỉ huy hơn 100 chiến thuyền trong một

đêm, đêm 23 tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) đánh vào bắc thành Đông Quan

Ông hạ thành Xương Giang đêm mông 8 tháng 9 năm Đinh mùi 1427 trong vòng một giờ (tức 2 tiếng đồng hồ ngày nay)

'Ông tham gia chiến dịch Chỉ Lăng - Xương Giang diệt đoàn tải lương, của Liễu Thăng sau trận Chỉ Lăng năm Định Mùi

Vi vay vai trò quân sự của Trần Nguyên Hãn rất đáng khâm phục "theo

đi trận mạc, đến đâu cũng lập được chiến công ở đấy”

Thơ xưa ở đền Thượng có câu: “Đãn giao Bắc lỗ tàm vô địa" (Đánh

Trang 23

Phó Đáy Địa hình bị chia cắt đa dang, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đắt

xen kẽ những dãy đồi thấp

nhiề Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng: ộ cao phổ biến từ 11 - 30 m là huyện thuộc vùng ni thd ng sud

~ Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trắn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ,

Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện Địa hình tiểu vùng này thường bị

chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cắp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m Tiểu vùng này đất đai có đô phì khá, khả năng phát triển

từng còn khá lớn Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc

- Tiéu ving tring ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đơng, Triệu Đẻ, Đồng Ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1

vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy

lúa vừa nuôi trồng thủy sản

- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Từ Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen

lẫn với đồng ruộng, độ đốc cấp II đến cấp III Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu, do vậy đây là vùng,

chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa đề phục vụ

Trang 24

* Khí hậu, thời tiết

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình

tir 22°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng

mưa trung bình 1.500-1.800 mm/nam, độ ẩm trung bình khoảng 84% Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu, Đông Mưa nhiều vào mùa hạ gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam

Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả

đường liên huyện, liên xã gây ngập lụt một số cụm dân cư tại các xã Mùa

thu khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa

bàn huyện [44, tró]

* Tài nguyên nước, sông ngòi

Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn Ngoài ra,

huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt

trên địa bàn Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô

chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy Nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm Về mùa mưa vẫn

có thời điểm thiếu nước [44, tr.6]

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có nhiều loại tài nguyên khoáng sản có thể khai

thác để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa huyện trở thành một huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như:

Than bùn ở Văn Quán đã được khai thác làm phân bón và chất đốt; barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện có trên địa bàn Cát sỏi lòng sông Phó Đáy

it; cát sỏi bậc

thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn; đá xây dựng ở

Quang Son, Hai Luu [44, tr.7]

Trang 25

* Tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên

~ Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2010 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển kinh tế vườn

do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển [44, tr.7]

~ Cảnh quan thiên nhiên: Lập Thạch là nơi nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triỂn du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng có thể kể đến: Cụm du lịch Sơn Đông - Đình Chu - Văn Quán - Xuân Lôi: Cụm di tích này

gắn liền với đền thờ Tả Tướng quốc Tran Nguyên Han, dén tho thay giéo Đỗ

Khắc Chung, làng tiến sĩ, chùa Am xã Sơn Đông gắn với làng văn hóa Đình -

Van Quan có đình Ngõa, rừng Thể là nơi tụ nghĩa của Trần Nguyên Hãn - Xuân Lôi (Kẻ Lối) gắn liền với truyền thuyết Trần Nguyên Hãn với người con gái Xuân Lôi (bà Chúa Lối, đền thờ Tam Thánh (Trằn Hưng Đạo), chùa

Giã Khách ở Xuân Lôi Cụm du lịch Bản Giản - Triệu Đề - Vân Trục Ngoài ra trén dia ban huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng

hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh, mặt hỗ nước tự nhiên rộng lớn [44, tr.7]

* Tài nguyên đất đai

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

Trang 26

hưởng ứng, nhiều hủ tục lạc hậu được ngăn chặn Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành

và nhân dân trong toàn huyện [44, tr40]

Là một vùng đắt cô, Lập Thạch đã mang trong mình nó nhiều giá trị lịch sử văn hóa, là kết tỉnh của quá trình lịch sử mà thể hiện đậm đặc nhất là ở các di tích, tín ngưỡng, lễ hội Đó cũng chính là những giá trị được kết tỉnh

từ trí tuệ, tài năng sáng tạo nghệ thuật của cha ông Vì vậy mà những di sản văn hóa vật thể và phi vật thé nơi đây đã góp phẩn bồi dưỡng "lòng tự hào dân

tộc", tỉnh thân "uống nước nhớ nguồn" và nó là điểm tựa để mọi người vươn

tới những điều tốt đẹp hơn

1.2.4.2 Phong tục, tập quản, tín ngưỡng

ám sét, nước, lửa, đá

Ngàn xưa, trước những hiện tượng thiên nhiên:

sập, rừng cháy tác đông "khủng khiếp" đến đời sống của mình, người

nguyên thủy không giải thích nổi và chưa chế ngự được nên thường thờ cúng

thân đá, thần cây, thần sông, thần núi Nơi thờ cúng có thể là tại chỗ, có thé

, đình Tín ngưỡng đó ra đời

là một am nhỏ, sau phát triển thành miễu,

trước tất cả các tôn giáo khác

Không ở đâu trong tỉnh Vĩnh Phúc lại có nhiều di tích tín ngưỡng

nguyên thủy bằng Lập Thạch, có ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi, thần sông như: Làng Bạch Lưu Hạ thờ 3 vị thiên thần: Khám Sơn, Uy Linh Son, Thi Sơn; làng Hữu Phúc thờ 6 vị than núi: Dương Sơn, Lan Sơn, Ngô Sơn, Ngọc

Sơn; làng Quang Viễn thờ 3 vị thần núi: Ẩm Sơn, Pho Son, Ngân

Sơn, Liễu Sơn, Nga Sơn, và 1 thần sông: Giang khẩu Hộ sát; thôn Gia Hội,

tổng Đạo Kỷ thờ 3 vị thần biên: Đệ nhất Đông Hải Hiển Hựu, Đệ nhị Đông,

Trang 27

Cùng với việc thờ cúng các thần thiên nhiên, ở một vài nơi còn có tín 6 Dién hình như xã Đức Bác xưa thờ một vị thần nữ, trước thờ trong một ngôi đền ngưỡng thờ cúng các vật tính giao, một loại hình tín ngưỡng cũng rất

nhỏ dựng trên gò Ám Ảnh, sau được thay thế bằng một ngôi đình lớn Đêm

mông 1 tháng 2 âm lịch, sau khi tế thánh có tục "cầu tế nõ nường" (còn gọi là

tục múa âm dương hòa hợp) gồm 8 nam, 8 nữ chưa vợ chưa chồng, ăn mặc

chỉnh tề, đứng hai bên hương án Chủ tế đứng giữa điều khiển nghỉ lễ và mật

khân xong, bên nam cầm sinh thực khí nam bằng gỗ vuông, bên nữ cầm hình sinh thực khí nữ bằng mo cau

Tế lễ xong, có lệ tắt đèn nến, trai gái được tự do "đi lại" với nhau! Vì

sao có lệ ấy? Mục đích là cầu cho vạn sự sinh sôi nảy nở, kể cả con người

cũng như con của, để bộ tộc, bộ lạc phát triển con đàn cháu đống, công xã

ngày càng thịnh vượng

Nghỉ lễ cầu đỉnh này về sau phát triển ở các nơi khác với nhiều biểu

hiện và tên gọi khác nhau, như: Múa mo, múa bông-gươm, cướp bông-gươm,

cướp kén cướp con, cướp dải cầu đỉnh, tung bỏng-cướp dò

Cũng với ý nghĩa cầu định cho "dân khang, vật thịnh”, người ta khong

làm lễ mật trong hậu cung đình mà tổ chức thành trò diễn công khai ở sân

đình, dưới "thanh thiên bạch nhật", trước mắt "bàn dân thiên hạ" cùng xem Làng Thạc Trục (nay thuộc thị trấn Xuân Hòa) từ xa xưa đã có tục "leo cầu", "bat chach trong chum" diễn ra hàng năm vào ngày hội làng, mồng 10 tháng giêng âm lịch Các bô lão trong làng kể rằng tục này có từ lâu đời lắm, nếu bỏ đi thì làng sé bat ổn

Những thông tin kế trên cho ta thấy rằng nền văn hóa thời tiền sử và sơ

Trang 28

Người Lập Thạch đa

Phật giáo ở đây ít phát triển hơn nhưng vẫn có những ảnh hưởng khá rộng

hông theo tôn giáo So với các nơi khác thì

ngôi chùa cỗ bị hoang phế nhờ sự giúp đỡ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Vĩnh Phúc cũng như công đức của du khách thập phương nay đã được sửa sang hay khôi phục lại thành những ngôi chùa lớn như: chùa Am, Thiển viện Trúc Lâm Tuệ Đức, chùa Sùng

Khánh, chùa Đông Lai, tháp Bình Sơn v.v Các cơ sở thờ tự này hằng năm

èu du khách về hành hương đất Phật Người theo đạo Phật ở

thu hat được nÌ

Lập Thạch thì nhiều nhưng không sâu, hầu hết không đi tu, không ăn chay, không niệm phật hàng ngày mà chủ yếu tu tại tâm, làm việc thiện, một số thờ

tượng Phật, bàn thờ Phật tại gia Phật giáo không ăn sâu vào đời sống tâm linh lịa bàn một thời gian dài

có lẽ vì thế mà các chùa chiền, cơ sở Phật giáo trên

bị lui tan, hoang phế Chùa ở Lập Thạch từ lâu tổn tại như một cơ sở tín

ngường độc lập riêng từng thôn xã Không có nhiều chùa lớn và không có các

sử sai try tri, chia thường do một người thủ từ do dân làng cử ra để chăm sóc

việc tín ngưỡng Hoạt động tín ngường chủ yếu của người dân Lập Thạch là

đi lễ ở đền, miếu, chùa Họ đi lễ không thành ngày nhất định mà dường như quanh năm, khi cin 1a di, nhưng tập trung đông nhất là vào các dịp Tết, ngày

rằm, ngày tiệc, ngày lễ hội của các hội đền, đình, chùa Một trong những nơi

đó là đền thờ Trằn Nguyên Hãn, chùa Am, chùa

lền thờ Mẫu Tây Thiên, Thiền viện được người dân đi lễ nÌ

Sùng Khánh, đền Đức Lễ, đình Tây Hạ,

Trúc Lâm Tuệ Đức, chùa Sùng Khánh

Một mảng tín ngưỡng có tính dân gian của huyện Lập Thạch được lưu

Trang 29

có thật trong lịch sử, như Trần Nguyên Hãn Những đền miếu ấy lập ra khắp

các thôn, làng, xã Có thể xem đây là hình thức tín ngường dân gian tự

phát, sau đó được nhà nước phong kiến công nhận, phong sắc thần

Người Lập Thạch ngoài thờ Phật, thờ thần thánh thì vẫn chú trọng thờ cúng tô tiên Hầu như tắt cả các hộ gia đình đều có bàn thờ tô tiên Những

ngày lễ tết, ngày rằm, đầu tháng thường thấp hương cúng bái tri ân tổ tiên Trong hơn nửa thế kỷ (1945-2000) việc thờ cúng đơn sơ, chỉ thực hiện vào

những ngày giỗ quan trọng Ngày nay, các ngày lễ tết, nhiều dòng họ nổi

trống tế rất to để hành lễ Một số dòng họ lập quỹ khuyến học để tuyên

dương, khen thưởng các con em có thành tích học tập tốt vào các ngày rim tháng Bảy, rằm tháng Giêng Các hoạt đông họ tộc đã góp phần tích cực trong việc giáo dục con em tôn vinh các giá trị truyền thống văn hóa của quê hương

Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng rất được quan tâm nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân

cũng như công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các cấp chính

nh Vĩnh phúc, đời

sống vật chất của người dân trong những năm qua đã được nâng cao một cách

quyền trong tình hình mới Đối với huyện Lập Thạc]

đáng kể Cùng với sự tăng nhanh về đời sống vật chat thi nhu cầu về đời sống,

tỉnh thần của người dân, trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ

Tiểu kết chương 1

Lập Thạch là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời Truyền thống lịch sử ấy được kết tỉnh trong những giá trị văn hóa vật thé va van hóa phi vật thể

Trang 30

Lam Sơn tướng nghiệp tồn linh địa

Lô thủy thần tâm đối nghĩa thiên

Đây là đôi câu đối hay nhất có trong đền, cả ý về sự nghiệp và kết cục

của Tả tướng, nghĩa là:

"Sự nghiệp làm tướng đắt Lam Sơn còn mãi với đắt thiêng này Lòng trung quân của người bầy tôi trên dòng sông Lô là có trời biết"

Tòa tiền tế có năm gian hai dĩ kiểu kiến trúc "tứ trụ lòng thuyền", "chồng rường" gồm 32 chiếc cột là một kiểu kiến trúc bé thế và vững chắc Bốn góc nhà đều có chạy đao xối Nhang án thờ chính vị đặt chính giữa nhà tiền tế, bên trên đặt bát hương công đồng bằng gốm Thô Hà, hai bên có đồ "lỗ bộ" xếp theo hình "chữ môn" Bên trên treo bức hoành bốn chữ "Khai quốc nguyên huân" nghĩa là cóng đẩu mở nước khó nhọc Nội dung bức hoành và đôi câu đối trên thâu gọn cả cuộc đời và sự nghiệp làm tướng của Trần Nguyên Hãn và cũng là gói trọn cả tâm linh thờ tự về ông [38, tr 177]

Tat cả công trình kiến trúc to đẹp như vậy đều là công sức của nhân dân làng Quan Tử xây dựng nên Bản TT-TS của xã Quan Tử kê khai là: "Vị Trần Nguyên Hãn, thời sau khi ngài hóa hiển thánh, làng chúng tôi mới dựng đình thờ ngài" [1, tr.1197]

Cũng do ngôi đền được khởi dựng từ thời Lê sơ, trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử trùng tu nhiều lần vào đời Nguyễn nên hầu hết các cấu

Trang 31

không đồng bộ về vật liệu nhằm phục hỗi nguyên trạng di tích Ha giải toàn

ô công trình, đánh giá chất lượng các cấu kiện Tổng hợp, thống kê, đánh giá

hiện trạng toàn bộ đồ thờ tự - nội thất đền thờ chính Tu bổ lại các hiện vật

còn tốt, có khả năng tái sử dụng, bô sung các đồ thờ tự mới trên nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và tuân thủ các quy tắc bố cục nội thất thờ tự truyền thống Nâng công trình lên 40cm so với sân và tạo tam cấp mới bằng đá Ninh Bình Loại bỏ gạch lát cũ, gạch hoa, lát lại toàn bộ nền bằng gạch bát truyền thống kích thước là 30x30x4cm Hệ cột sau khi hạ giải và đánh mã số sẽ được kiểm tra, đánh giá mức độ hư hỏng đề thay thế, hay xử lý bằng các giải pháp kỹ thuật Các chỉ tiết của phần mái cần phải thay thế: Toàn bộ vì, ngói lợp và ngói lót; 60% xà dọc, 70% hoành mái; 80% tàu mái Phục chế lại con giống, hoa tranh gốm trên mái, đắp vẽ lại bờ nóc, bờ chảy Hệ cửa thượng song hạ

bản được trùng tu, làm mới lại Vật liệu chủ yếu sử dụng cho đền thờ chính

bằng gỗ lim từ Lào bổ sung vào phần thiếu hụt của lần tôn tạo này được sơn

màu cánh gián phủ PU bóng mờ và một lớp sơn chống mối Riêng khu đỗ thờ tự chính được sơn son, các cấu kiện được đục chạm hoa văn, thếp bạc phủ hoàn kim Diện tích xây dựng công trình là 250m2 và thời gian dự kiến hoàn thành

khoảng 02 năm với nguồn vốn của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp do chủ đầu tư huy động Tu bô, tôn tạo Đền thờ chính di tích đền thờ Tran Nguyên Hãn là đáp ứng nguyện vọng của người dân, thể hiện giá trị tâm linh và văn hoá nơi làng quê nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục

truyền thống yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện

Lập Thạch, xây dựng thành nơi sinh hoạt văn hố cơng đồng, điểm du lịch thu

hút khách trong và ngoài nước Kiểu thức vẫn giữ theo nguyên vẹn kiến trúc

Trang 32

Năm 2012, công trình được tiếp tục xây lát sân đền và mở rộng dựng mới thêm hai nhà "tả mạc", "hữu mạc”, làm hoàn tắt nhà tam quan, tu chỉnh

lăng đặt hòn đá mài gươm tương truyền là kỉ vật từ thời còn mài gươm nuôi chí lớn bên trong cây đa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trồng khi về thăm, thành một tổng thê công trình kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tất cả đều bằng chất liệu gỗ lim kiên cố:

Gian bên trái lập ban thờ thần long thổ địa bài trí trang trọng Trên ban thờ treo bức hoành bốn chữ lớn "thần long phé trach", tức vị thần thổ địa long thần, vi thin đắt coi sóc ở khu đền Gian bên phải cũng lập một ban thờ, là để thờ 42 vị "gia thần nội thủ" của Tả Tướng Bên trên treo bức hoành bốn chữ lớn "báo quốc công thần"

(người bể tôi có công báo quốc)

Phần ngoại thất trước đền cải tạo và xây hồ "bán nguyệt" ở khu đất trước cửa đền bắt đầu từ nơi đặt "hòn đá mài gươm" và cây lộc vừng thọ gần 600 tuổi, tạo thành cảnh quan phục vụ các dự án du lịch lịch sử - sinh thái trong tương lai Và trước hết là phục vụ tuần

lễ văn hóa du lịch do tỉnh tổ chức [38, tr 175-176]

Hiện nay, toàn bộ khu di tích này rộng 1 mẫu, xung quanh có tường bao bọc Đền nằm hướng Đông Nam, có cấu trúc chữ "Đinh" Bên ngoài xây

tường tạo thành viền chữ "Điền" vuông vấn

“Trước cửa tam quan có lăng thờ đá mài gươm Tả Tướng quốc Đây là một hòn đá lớn, dạng đá mài, nổi lên bề mặt ao Tó trước của đền Tương

truyền, thời kỳ "nuôi chí cứu đời giúp dân", Trần Nguyên Han vẫn đem kiếm thần mài ở đây Vì vậy mới có tên "đá mài gươm" Các cụ trên 60 tuôi trong làng thủa nhỏ đi chăn trâu, cắt cỏ vẫn hay ngồi chơi và mài dao ỏ hòn đá này

Trang 33

trong vang mat trời, trong đồ án lưỡng long châu nhật hoặc trang trí lưỡng long

châu nguyệt/nhật Đầu mái cong tạo nên sự thanh thoát, nhẹ nhàng cho tồn bộ

cơng trình Ngói lợp đền, đình thường là ngói mũi hài Có một số công trình trải qua nhiều đợt trùng tu lớn có kết cấu hai mái và tường hồi bít đốc

2.1.4 Bài trí thờ tự và di vật, hiện vật có trong di tích

3.1.4.1 Bài trí thờ tự tại tiền đình

Toàn bộ hệ thống hoành phi, cửa võng, câu đối được treo cân đối, hài

hỏa tại gian chính Tại gian này thường đặt một hương án, bên trên là các đồ

thờ tự gồm bát hương, lọ hoa, chân đèn Hai bên hương án bố trí các bộ chấp

kích, bát bửu, tắm biển "Tĩnh túc” (trật tự, nghiêm chỉnh), biên "Hồi ty" (tránh

xa), hạc đứng trên lưng quy, tàn, lọng, quán tẩy

Cửa võng: thường đặt trên cao, gần chạm nóc đẻn, đình, ngự nơi chính điện, nơi uy nghỉ nhất, gây ấn tượng mạnh từ giữa nhìn lên Cửa võng được ghép khéo léo và chạm trỗ tứ linh, tứ quý, kỳ thú, hầu hết thếp vàng

Hương án chính là "cầu nối" giữa con người với thần linh thông qua đó

con người thể hiện những mong muốn, ước vọng của mình

Bát bửu là tám báu vật thể hiện sự ảnh hưởng của đạo Lão, là tám đồ báu của tám vị tiên Trong các nghỉ trượng, người ta muốn thông qua đồ bát bửu để gợi ý hoặc ước vọng, cầu xin thần linh những điều tốt lành Chúng được sử dụng trong các lễ rước làm uy nghỉ việc thờ thần Bộ chấp kích là bộ Nếu bát bửu

tám binh khí, có kiểu dáng gần như bát bửu, được cắm trên gi:

được cắm thẳng thì chấp kính được cắm mở rộng xòe ra hai bên như hình giẻ quạt Chấp kích là bộ binh khí thường được bày ờ gian chính nơi thờ Thánh,

thê hiện nhân vật được thờ là một võ tướng và thê hiện uy lực của người được

Trang 34

Do các bộ đồ trên thường được sử dụng trong đám rước của lễ hội, dễ hư hỏng và được thay mới nhiều lần nên niên đại khó xác định

Một số nơi như đền thờ Tả Tướng, đình Bác Cổ, đền Đức Lễ còn lưu giữ những quán tẩy có niên đại thé ky XIX - XX Quan tẩy bằng chất liệu gỗ được chạm trổ rất kỹ dưới dạng bong, kênh, lộng phủ sơn đen Thông thường

cao khoảng Im Đề tài trang trí trung tâm là con rồng trúc chạy từ trên xuống, rồi ngóc đầu lên như nhả nước vào một chiếc đĩa Trên thân trúc là các linh

vật như con phượng ở trên cùng, rồi lân, rùa Chính các hình tượng đó như

một sự đảm bảo cho sự tỉnh khiết và thiêng liêng của nước, đề chủ tế/bồi tế

rửa mặt và tay (lâm phép) trước khi hành lễ

Ngoài ra, các nơi thờ phụng Trần Nguyên Hãn còn có những, hiện vật

cổ tiêu biểu như sắc phong, thần tích, thần sắc, đồ thờ tự Một trong những sắc phong cô nhất cho Trần Nguyên Hãn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tìm

được ở đền thờ Tả Tướng có niên đại Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) Đa phần các

sắc phong Trần Nguyên Hãn còn lại trên địa bàn huyện Lập Thạch ngày nay

chủ yếu từ thời Nguyễn với 13 sắc phong Hầu hết các sắc phong đều có kích thước như nhau (rộng 60cm x dài 120cm) Nội dung của các sắc phong xác nhận công trạng của Trằn Nguyên Hãn, ghỉ nơi địa phương thờ cúng thần; gia phong mỹ hiệu, tước hiệu cho Trin Nguyên Hãn; giao nhiệm vụ cho nhân dân

địa phương tiếp tục thờ cúng chu đáo và giao nhiệm vụ cho Trần Nguyên Hãn phải phù hộ cho dân Đáng chú ý, các sắc phong tại di tích đền Tả Tướng đều ghi rõ sắc cho Tả Tướng quốc Tran Nguyên Hãn

2.1.4.2 Bai trí thờ tự tại hậu cung

Trong hậu cung đền Tả Tướng có long ngai, bài vị và áo mũ, đai, kiếm

Tuy nhiên cỗ long ngai và bài vị hiện nay hiện đang thờ được đặt gọn trong

Trang 35

Thin, Sau khi miéu thờ không còn, mới đưa về đặt ở đình Ngöa làng Lai Châu được đem về thờ phụng từ đó đến nay Thành ra trên điện có hai cỗ long

ngai lồng vào nhau và chỉ có một bài vi

Ở các di tích khác như đình Bác Cổ, đền Đức Lễ trong hậu cung không,

có tượng, chỉ có ngai thờ và bài vị thờ Trần Nguyên Hãn Ngai thờ ở các di

tích thờ Trần Nguyên Hãn đều có kiểu dáng giống nhau, chỉ khác nhau về kích thước

Ngai tho là một chiếc ghế tạo tác với rất nhiều hoa văn, trên đó thường để bài vị Trên cùng là một tay ngai chạy vòng cung ôm lấy lưng rồi chạy ra

hai bên về phía trước Đầu hai tay ngai là hai đầu rồng Đỡ tay ngai là những,

trụ gỗ tròn hình con tiện Lưng ngai là một ván gỗ hơi cong ra phía sau, trên

đó trang trí hình rồng và các linh vật cùng các hoa văn khác Phần chân ngai chia thành nhiều cấp nhô ra thụt vào với nhiều đường diềm Bài vị thường được đặt trên ngai thờ Bố cục bài vị thường gồm ba phần: trên cùng là một mặt tròn có viền mép răng cưa kiểu vây rồng Mặt ở chính giữa thường là một

khối cầu, xung quanh là hoa văn bao bọc Thân bài vị gồm nhiều lớp hoa văn theo chiều dọc cân xứng hai bên và ôm lấy một mặt phẳng hình chữ nhật

đứng ở chính giữa Mặt phẳng này thường để ghi các dòng chữ Hán về tên

người được thờ Dưới cùng thường là để bài vị [13, tr.58-59]

Căn cứ vào đường nét hoa văn hiện vật cũng như màu sắc sơn son thếp vàng có thể đoán định những di vật này mang phong cách điêu khắc khoảng thé ky XIX,

Tại các làng xã thờ phụng Trần Nguyên Hãn huyện Lập Thạch, có nơi

thờ ngài là vị thần độc tôn, có nơi phối thờ với nhiều thần, thánh khác, tạo nên

những không gian thiêng khác nhau trong từng làng xã Việc phối thờ với các

Trang 36

di tích trở nên đa dạng Vị trí trong phối thờ cũng cho phép hiểu được vai trò tâm linh của các thần trong đời sống văn hóa cộng đồng và sự biến đổi về

nhân vật được thờ của các di tích theo thời gian và không gian tồn tại Những biểu hiện này cũng giúp tìm các lớp văn hóa bồi tụ trong tín ngưỡng thờ Trần

Nguyên Hãn của người dân huyện Lập Thạch nói riêng và nhiều nơi trong các

tinh châu thổ Bắc Bộ nói chung

Tuy có sự phối thờ do những nguyên nhân khác nhau như đã nêu nhưng,

có thể thấy Trần Nguyên Hãn luôn được tôn kính và phụng thờ ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất trong thần điện, là linh hồn của di tích

Thực tế trên cũng cho thấy tín ngưỡng thành hoàng ở nước ta có nội dung lịch sử và xã hội khá sâu sắc Đó là tỉnh thần yêu nước, lòng biết ơn người có công được linh thiêng hóa, tâm linh hóa Điều này cắt nghĩa tại sao lòng yêu nước và ý thức lịch sử luôn sâu đậm, hằng tồn trong mỗi con người

Việt Nam, mỗi tâm hỗn của con dân đất Việt và các hình thức tín ngưỡng,

chứa đựng nội dung lịch sử này cũng tổn tại lâu bền

Về phương diện không gian, Lập Thạch là một huyện tiếp giáp giữa vùng trung du miễn núi và vùng đồng bằng (đặc biệt là Kinh Bắc xưa), vì vậy

chịu ảnh hưởng của hai luồng văn hóa trung du miền núi và đồng bằng Sự phối thờ đó do sự ảnh hưởng của các yếu tố "địa - văn hóa”, "địa - lịch sử" được hình thành trong lịch sử mà không chỉ một địa phương cụ thể, mà có khi cả một vùng đều thờ một vài nhân vật ven sông Lô thuộc hai tỉnh Phú Thọ và

Vĩnh Phúc có nhiều di tích thờ thành hoàng làng là thánh Sự phối thờ đó

cũng phản ánh tín ngưỡng đa thần trong dân gian

Trang 37

mắt mũi thẳng, không vẹo vọ, không toét, răng còn đủ không sứt mẻ, vo

chỗng song toàn, con cái có đủ cả trai lẫn gái

Mỗi giáp cử 14 người khiêng kiệu, vác cờ Những người này trong thời

gian từ mùng năm tháng mười cho đến hết ngày mùng mười tháng mười

không được làm việc gì nhơ bản, không sát sinh, không được sinh hoạt vợ

chồng, không được đến những nơi ô uế, bản thiu

Hai người tiêu từ thường trực thắp hương coi cỗ trong đền phải là trai

chưa vợ, ăn bát đũa riêng,

Khi vào buôi tế, người làm chủ tế bao giờ cũng là vị tiên chỉ của làng

Áo quần, mũ đội của vị chủ tế khác với của quan viên hậu chủ Trên mũ của

chủ tế có thêu rồng chầu mặt nguyệt Người đọc văn tế phải là người có chức sắc trong làng, ông đông xướng phải là người có chất giọng tốt, trí nhớ tốt và

phải thông thạo Hán văn Lệ làng quy định: ai có phẩm hàm thì vào mệnh bái, nếu không ai có phẩm hàm thì cử người ở giáp Thanh Trai - Đại Trai (giáp phe cả) một người có chức dịch và tỉnh sạch làm mệnh bái Những người đang chịu tang không được ra đền, đình tế lễ

Ngày nay chủ tế được chọn là người đã có tuôi, vợ chồng song toàn, gia đình hòa thuận yên ấm, có uy tín trong làng Những người làm trợ tế, bồi tế cũng là những người từ trung niên trở lên, nắm được lễ nghỉ và tâm huyết với công việc của làng Thành phần lực lượng tham gia rước kiệu, cờ chủ yếu là

thanh niên, học sinh trừ những người có tang [39]

Dan ba, con gái của làng luôn ý thức sự kiêng ky của mình trong những ngày nhất định hằng tháng Họ không dám tới khu vực thiêng này dù chỉ để

tham gia những công việc giúp đỡ lao động chân tay phục vụ nhà đẻn

Trang 38

phải khăn mặc áo tế thụng màu lam, hay nâu huyền, đi giày cũng được Việc

tế chủ phải chọn người có chức sắc, lúc đọc văn đến chữ húy phải đọc thẳm, lúc nói không được phạm đến tên thần; việc thủ từ phải chọn người có tuổi

tinh sáng, không tỷ tích, khong tang cl

giai thanh tân chứ không chọn gái tân là những quy định chặt chẽ iệc phủ giá khiêng kiệu phải chọn

Người nào phải lỗi thì làng bắt vạ, phải sửa trầu cau và rượu lễ tạ thần

trước, sau có lời tạ dân tổng lý và ông chủ tế được quyền thủ xướng bắt vạ, bắt vạ ngay lúc làm ra điều lỗi hẹn trong hai tiếng đồng hồ thi phải nộp vạ,

nộp cho tổng lý hay chủ tế hàng xã, lượng xét các quan đầu hạt có quyền nghĩ

xử những người phải vạ ương bướng, không chịu nộp, để làng phải đi thưa,

nếu người nào hết lỗi nộp vạ ngay thì các quan không phải can thiệp đến, người có lỗi nộp vạ ngay không mắt quyền lợi gì cả

Đàn bà con gái không được vào hậu cung, không được quỳ giữa gian

tế để cầu khấn mà phải quỳ ở hai gian bên cạnh Ngày có kinh nguyệt không được bước chân tới di tích Gia đình có tang, những người ăn mặc lò logt, hở hang cũng kiêng không được vào đình e ô ué, e phạm tội với thánh

Tại các di tích thờ phụng Trần Nguyên Hãn, thông thường, người dân có điều eì muốn cầu xin, thường biện lễ lên đền, đình Ông từ mặc trang phục lễ

(khăn đóng, áo the đen) vào hậu cung và các ban thắp hương, thỉnh chuông

cho gia đình làm lễ hoặc nhờ ông khấn hộ Nếu gia chủ tự khấn thì không vấn

đề

mặc trang phục lễ, không tùy tiện mặc quần áo bình thường ì, còn nếu trường hợp gia chủ nhờ ông từ khắn hộ, dứt khốt ơng phải

Chúng tơi nhận thấy rằng, trong thực hành các nghỉ thức thờ phụng Trần Nguyên Hãn, việc kiêng ky được diễn ra liên tục và nối tiếp nhau nhiều

đời tạo thành nét văn hóa hẳn sâu trong ứng xử của người dân trong các làng,

xã của huyện Lập Thạch Đó là yếu tố cốt yếu của thờ cúng thành hoàng ở

Trang 39

2.3.3 Các nghĩ thức tế lễ và lễ vật dâng cúng,

2.2.3.1 Các nghỉ thức tế lỄ

~ Nghĩ thức tế lễ: tễ được quy định rat nghiêm ngặt, đòi hỏi tổ chức chặt

chẽ, huy động nhiều người cùng phối hợp thực hiện Trước nhất là chủ tế, hai bồi tế; đông xướng, tây xướng, các chấp sự (là người phục vụ cho chủ tế việc dâng hương, rượu trong khi tế) Những người trong ban tế ăn mặc theo quy

cách riêng: chủ tế mặc áo dài đỏ, những người còn lại trong ban tế mặc áo đài

xanh, mũ có dải, đi giày vải hoặc nhung Những năm gần đây phô biến đội tế nữ quan, ăn mặc áo dài vàng hay hồng, quản trắng, thắt đai đỏ, đội khăn dây đỏ quấn trên đầu Các bồi tế đứng sau chủ tế, các chấp sự chia làm hai nhóm

đứng bên phải và trái chủ tế Đông xướng và tây xướng đứng hai bên mặt

hướng vào chủ tế Mọi hành động của người hành lễ phải nhất nhất tuân theo lời của đông xướng hô to và tây xướng lặp lại Trong cuộc tế, nhạc tế chủ yếu chỉ dùng trống và chiêng Trong khi tế, những lúc dâng rượu, đốt văn tế,

đều phải cử nhạc Chúc văn sau khi đọc phải đốt ngay trước ban thờ Người

đọc chúc văn châm lửa, khi chúc văn cháy hết bỏ vào chiếc chậu đồng do một

vị khác đứng bên cằm, sau đó lui ra Người dân các làng quan niệm rằng như

vậy, thánh đã thấu hiểu được lời, ý thể

xong thì dân làng và khách thập phương vào lễ thánh [39],

iện qua bản chúc văn đó Sau khi tế

Các bát hương, thần vị hoặc sắc phong được thờ qua đêm tại đình Sáng hôm sau làm /é tế giã Sau đó rước phụng giá hoàn cung: rước bát

hương, thần vị hoặc sắc phong từ đình về nghè hoặc ngược lại

Lễ hội tưởng niệm Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch về cơ bản

giống với lễ hội truyền thống của người Việt, hình thức tế được quy định rất

nghiêm ngặt, đòi hỏi tổ chức chặt chẽ, huy đông nhiều người cùng phối hợp

thực hiện

Trang 40

Trong mỗi làng lại có cách hành văn khác nhau Tuy nhiên, nội dung chính là cầu cho quốc thái đân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu

thần phù hộ độ trì cho dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Ngoài ra, trong văn tế còn xuất hiện các duệ hiệu, mỹ tự nhà vua phong cho Trần Nguyên

Hãn nhằm ca ngợi công đức của ông, tủy từng địa phương và từng người vii

văn tế có thể được viết cả bằng chữ Hán, nhưng hiện nay chủ yếu là văn tế bằng chữ quốc ngữ Lời văn tế trang trọng, thành kính xen lẫn những lời cầu khân mộc mạc khiến cho văn tế Trần Nguyên Hãn có những nét riêng biệt

Tiễu kết chương 2

Gắn liền với truyền thuyết, thần tích là các di tích thờ phụng Trần Nguyên Hãn Dù được thờ riêng hay phối thờ, dù trực tiếp lập công từ thời nhà Hậu Lê hay vẫn tiếp tục "âm phù" cho các cuộc chinh chiến của dân tộc sau này, Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn vẫn luôn là bậc thánh thành hoàng của nhiều làng xã thuộc Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Các làng xã thuần nông trồng lúa nước, đều chung tâm thức thờ phụng Trần Nguyên Hãn - thành hoàng

phù trì, che trở, bảo vệ cuộc sống cho họ một cách an bình và chắc chắn

Lễ hội và phong tục thờ Trần Nguyên Hãn ở mỗi làng, mỗi vùng tuy có

một số cách biểu hiện, tổ chức khác nhau nhưng đều là cách thức thể hiện sự để thành hoàng làng Trần Nguyên Hãn bậc tướng tài trong chiến tranh bảo vệ đất nước, tiếp tục làm nhiệm vụ "bảo ngã lê dài ngưỡng vọng lên thánh thần, cũng là đem lại cuộc sống no ấm và hạnh phúc cho từng cộng đồng nhỏ bé với

những ước mong cụ thể, giản dị trong một năm lao động và sản xuất

'Qua hệ thống di tích, lễ hội và phong tục tín ngưỡng về Trần Nguyên Han tại huyện Lập Thạch, chúng ta nhận thức một diện mạo chung về những

sinh hoạt văn hóa thuần khiết, thể hiện sự thống nhất trong đa dạng đối với

Ngày đăng: 17/08/2022, 13:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN