“Khôngaimạnhbằngtấtcảchúngta
hợp lại!”
Hẳn một câu nói quen thuộc mà ai trong chúngta cũng thuộc nằm lòng. Đó là
câu “Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Biết thì biết
vậy, nhưng để làm được thì cần có sự cố gắng, am hiểu, và đồng cam cộng khổ
lắm mới chụm lại nên hòn núi cao đấy các bạn ạ.
Team là sự kết hợp thú vị của các từ tiếng Anh mà bạn có thể đoán ra được là: T=
Together, E= Everyone, A= Achieve, M= More. Được dịch ví von là “nhiều người
cùng làm việc và mang lại nhiều thành tựu hơn” cho tổ chức cũng như cho các cá
nhân.
Vậy như thế nào được gọi là một đội (team)? Một đội là tập hợp các thành viên có
cùng một hành động, các cá nhân hoạt động tích cực, năng nổ trong công việc để
cùng tiến đến một mục đích chung. Trong một đội, các các cá nhân có mỗi quan
hệ tương hỗ với nhau nghĩa là hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng làm việc. Trong một
đội, các thành viên sẽ giao tiếp trung thực với nhau, có cùng mục đích và nhiệm
vụ, cư xử với nhau cở mở và tin tưởng lẫn nhau.
Nguyên tắc để đảm bảo một đội làm việc hòa thuận và đoàn kết với nhau đó
là: Làm việc - Mở rộng - Tôn trọng - và Kiên nhẫn.
- Làm việc cùng một mục đích chính là động lực chính thúc đẩy các thành viên
tích cực làm nhiệm vụ của cả đội. Công việc được các thành viên xác định rõ ràng,
định ra hướng đi phù hợp.
- Các thành viên phải có tính cách năng động và luôn cởi mở, sẵn sàng lắng nghe,
học hỏi để mở rộng được tư duy cho bản thân, góp phần đưa ra các ý kiến, sáng
kiến cho đội. Mở rộng tấm lòng để chan hòa và hiểu đồng đội của mình.
- Tôn trọng là yếu tố cần thiết để thắt chặt tinh thần đoàn kết cũng như giúp các
thành viên hăng hái trong khi tham gia hoạt động của đội. Tôn trọng là vô cùng
cần thiết để đảm bảo tính kỷ luật của đội. Không ai có thể làm việc trong một đội
mà có những người cứ muốn nói xấu, bốc đồng với đồng đội của mình phải không
các bạn? Tôn trọng, nâng niu, và tế nhị khi góp ý với đồng đội sẽ giúp cho đội của
các bạn tồn tại theo thời gian và hoạt động hiệu quả hơn.
- Kiên trì là yếu tố quyết định sự thành công của một công việc mà đội được giao.
Không thể bỏ dỡ công việc được giao chỉ vì đội không hiểu được nhau, do bất
đồng quan điểm hoặc do đố kỵ giữa các thành viên trong đội gây ra. Kiên trì giải
quyết những bất đồng, tận tình trong việc tháo gỡ vướng mắc trong lòng đồng đội.
Nhiều gay go mà đội vẫn vượt qua, sẽ tốt hơn là một đội chỉ biết nuông chìu hoặc
luôn ủng hộ đội trưởng cho xong chuyện.Kiên trì để đạt đến cái móc mà công việc
giao phó.
Để đạt được hiệu quả cao trong khi làm việc đội, thì các thành viên phải làm việc
trên tinh thần “Một người vì mọi người, mọi người vị một người”. Không thể nào
vì sự không cố gắng của một người mà làm ảnh hưởng đến cả đội. Do đó, mọi
người phải tích cực làm tròn nhiệm vụ được giao. Trường hợp mọi người vì một,
thường là khi một thành viên chẳng may gặp ốm đau, bệnh tật hoặc cú vấp ngã
trong cuộc đời, thì các thành viên còn lại sẵn sàng vì bạn mình mà làm dùm công
việc giao cho thành viên đó, hoặc động viên thành viên đó vượt qua khó khăn
trong cuộc đời.
Xét về mặt tư duy, thì khi làm việc đội, chúngta dễ dàng nhận ra rằng “Một cái
đầu đã tốt - Hai cái đầu còn tốt hơn”. Bạn thấy đó, chính sự bùng nổ của khoa học
công nghệ và khoa học kỹ thuật, thông tin có thể truyền khắp hành tinh này chỉ
trong vòng vài giây, có khi còn ít hơn phần của giây. Tại sao mà con người có thể
đưa ra các phát minh vĩ đại? Đó chính là sự tích góp tư duy, kinh nghiệm, kiến
thức của rất nhiều những cái đầu. Những sáng kiến trước thế kỷ 17 thường do một
người nghĩ ra, còn thời đại ngày nay, đa số các phát kiến là do một tổ chức, một
đội hoạt động mà tạo ra. Đó chính là lý do lý giải vì sao “một cái đầu đã tốt, hai
cái đầu càng tốt hơn” đấy nhé các bạn ạ.
Xét về mặt hành động, thì câu cửa miệng của các thành viên trong một đội khi
chung tay góp sức với nhau và hô lên khẩu hiệu “Khôngaimạnhbằngtấtcả
chúng tahợp lại”. Bạn có đồng ý với khẩu hiệu trên không? Một người Nhật khi
làm việc thua hẳn một người Việt Nam, vậy mà hai anh chàng Việt Nam làm việc
thì thua hẳn hai anh chàng người Nhật. Nói như vậy, mình không có ý chê ai cả,
mà có lẽ là do tính kỷ luật, đoàn kết, chia sẻ và làm việc đội của chúngta còn hơi
kém thôi. Nếu chúngta khắc phục được nhược điểm này, mình tin chắc hai anh
chàng Việt Nam sẽ hơn hai anh chàng Nhật rất nhiều đấy.
Bạn có tự bao giờ đặt ra câu hỏi “vì sao một nước Nhật không có nhiều tài nguyên
mà lại giàu có đến thế không? Mà lại phát triển đến vậy không?”. Theo mình, họ
đạt được thành công đó là do tinh thần dân tộc của họ vượt lên những khó khăn
mà thiên nhiên đã không ưu ái cho đất nước của họ. Tinh thần đoàn kết và làm
việc đội của họ quá tuyệt vời. Chúngta cần học hỏi lắm đấy chứ. Cố lên các bạn
nhé, hãy thực tập làm việc đội càng sớm càng tốt nhé, những kỹ năng làm việc đội,
giao tiếp, thuyết trình…rất cần thiết cho các bạn đấy. Hãy thực hành, và cùng nhau
trao đổi các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống!
. “Không ai mạnh bằng tất cả chúng ta
hợp lại!”
Hẳn một câu nói quen thuộc mà ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng. Đó là. một đội khi
chung tay góp sức với nhau và hô lên khẩu hiệu “Không ai mạnh bằng tất cả
chúng ta hợp lại”. Bạn có đồng ý với khẩu hiệu trên không? Một người