Hămhở“rảithảm”
Bài toán "con gà, quả trứng"
Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, một chiến dịch tung hàng bao giờ cũng
được tiến hành gần như đồng thời giữa việc phủ hàng và các hoạt động quảng cáo,
truyền thông. Quảng cáo mà không phủ hàng thì người tiêu dùng biết mua ở đâu;
còn muốn phủ hàng mà không quảng cáo, khuyến mãi thì đâu có nhiều đại lý chịu
nhận hàng để bày bán. Hoặc là quảng cáo rầm rộ, tốn kém, nhưng hàng chưa phủ
kịp, dẫn đến doanh số thấp và DN bị “đuối”; hoặc là phủ hàng rộng khắp, nhưng
không kịp quảng cáo hỗ trợ nên không bán được, các đại lý trả ngược hàng về, và
DN phải “ôm sô”
Tuy nhiên, có vài dị biệt trong lĩnh vực thời trang. Các công ty thời trang đã kiên
trì áp dụng cách “rải thảm” từ nhiều năm nay để “phủ đầy và phủ dày” hàng, mà
chưa cần đến những đợt truyền thông ầm ĩ và tốn kém. Những Ninomaxx, N&M
âm thầm săn lùng những vị trí mặt tiền thuận lợi nhất để mở cửa hàng. Đối với các
công ty này, dường như một ngày chậm mở cửa hàng là một ngày mất đi cơ hội
phát triển. Phải chăng, thời trang là ngành kinh doanh “dễ ăn” đến nỗi các công ty
kinh doanh thời trang bất chấp rủi ro?
Sự thật không đơn giản như vậy. Cách “rải thảm” thoạt nhìn có vẻ dễ dàng, nhưng
ít ai biết được đằng sau những mặt bằng hoành tráng, đèn đuốc sáng trưng là nỗi lo
toan của lãnh đạo DN. Giá mặt bằng vừa đắt vừa mỗi năm một tăng. Nếu muốn
giữ nguyên giá trong nhiều năm thì bên thuê phải đặt cọc số tiền rất lớn và phải
chấp nhận mức giá rất cao ngay từ ban đầu. Hãy hình dung, số tiền đặt cọc cho
mấy chục, thậm chí mấy trăm cửa hàng, với mức bình quân hàng trăm triệu đồng
cho mỗi cửa hàng thì tổng vốn đầu tư của DN thật “khủng khiếp”. Và đây là khoản
tiền “chết” mà DN phải “gồng mình”, bất chấp tình hình lạm phát xuống hay lên.
Đó là chưa kể, các đầu tư ban đầu cho thiết kế, chỉnh trang, bài trí mặt bằng cũng
là một dạng chí phí “chìm”, đã bỏ vào là không bao giờ rút ra được.
Thời trang là mặt hàng kinh doanh theo mùa. Vòng đời của sản phẩm thời trang
nhiều khi chỉ kéo dài có vài tháng. Bị hết mốt là rủi ro thường xuyên có thể làm
các nhà kinh doanh thời trang điêu đứng. Nếu không bán kịp, hàng tồn kho sẽ chất
đống, buộc doanh nghiệp phải “xả” hàng theo kiểu vừa bán, vừa cho. Khi đó, lỗ là
điều khó tránh khỏi. Không ít lãnh đạo DN “lòng rối như tơ” khi vừa phải đối phó
với hàng tồn kho vừa phải lo đóng tiền thuê mặt bằng hằng tháng
Mục tiêu "Nhượng quyền thương hiệu"
Thế nhưng, cách “rải thảm” vẫn đang được nhiều công ty kinh doanh quần áo thời
trang theo đuổi. Tính toán gần thường là các khoản chi phí cố định và doanh thu
hòa vốn, tính toán xa hơn là mở đủ số lượng cửa hàng để nhà máy có thể sản xuất
ở quy mô lớn, nhằm tối ưu hóa giá thành. Nếu DN có quá ít điểm bán hàng thì
lượng hàng sản xuất cho mỗi mẫu mã sẽ giảm, từ đó giá thành sẽ bị “đội” lên. Đặc
biệt, hàng thời trang, mẫu mã rất đa dạng, nhiều kích cỡ, chất liệu, phụ liệu Số
lượng cửa hàng sẽ là ưu thế hàng đầu để DN cạnh tranh về giá thành và tạo ra sự
thuận tiện cho khách hàng khi đến mua sắm. Lâu dài là tập trung xây dựng hình
ảnh thương hiệu. Nhiều DN xem chi phí đầu tư cho cửa hàng là chi phí đầu tư cho
thương hiệu, vì nhờ hệ thống này mà độ nhận biết và hình ảnh thương hiệu được
nâng cao.
Xa nhất và quan trọng nhất, đi sau cách “rải thảm” là nhượng quyền thương hiệu.
Đây gần như là lựa chọn tất yếu của các DN kinh doanh hàng thời trang có thương
hiệu mạnh. Cách làm này sẽ là “đòn đánh” quyết định để đưa thương hiệu và DN
phát triển lên một đỉnh cao mới.
“Rải thảm” để tiến tới nhượng quyền là con đường rất triển vọng mà các DN kinh
doanh thời trang nên lựa chọn và theo đuổi. Vấn đề của DN bây giờ không phải là
lớn hay nhỏ mà là nhanh hay chậm. Và như thế, cuộc chạy đua giành vị trí đẹp mở
cửa hàng hoặc nhượng quyền giữa các công ty kinh doanh quần áo thời trang sẽ
vẫn rất hămhở
. Hăm hở “rải thảm ”
Bài toán "con gà, quả trứng"
Trong lĩnh vực hàng tiêu. trang. Các công ty thời trang đã kiên
trì áp dụng cách “rải thảm từ nhiều năm nay để “phủ đầy và phủ dày” hàng, mà
chưa cần đến những đợt truyền thông ầm