1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn bài phản ánh potx

10 751 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 762,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Ra đời trong những năm cuối thế kỷ 19, khi tờ Gia định báo được phát hành (1865) thể loại bài phán ánh được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt từ khi báo chí cách mạng Việt Nam ra đời, thể loại phản ánh trở thành một trong những thể loại quan trọng, có tính chiến đấu cao, góp phần to lớn trong công tác tuyên truyền, cổ động phong trào cách mạng. Đến nay, bài phản ánh trở thành một hệ thống trong các thể loại báo chí và là thể loại cung cấp thông tin thời sự, nóng hổi, cần thiết nhất được đông đảo công chúng tin tưởng, đón nhận. Sở dĩ bài phản ánh được đi vào lòng của độc giả bởi đề tài của bài viết phong phú, sinh động, cách thể hiện đa dạng, có ý nghĩa thực tiễn cao và gần gũi với công chúng, đã phản ánh trung thực những vấn đề nóng hổi, bức xúc trong dư luận xã hội, thoả mãng được nhu cầu, mong đợi của độc giả. Không những thế thể loại này xuất hiện ngày càng nhiều trên các báo và số lượng bài trên một tờ báo. Để sáng tạo một tác phẩm bài phản ánh hay, hấp dẫn phóng viên không chỉ nắm được đặc trưng của thể loại mà còn phải hiểu cụ thể, sâu sắc từng vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, có năng khiếu thẩm mỹ, có con mắt nghề nghiệp, có tâm hồn đạo đức trong sáng“vị dân sinh” đòi hỏi người phóng viên phải nghiên cứu, tư duy, trau dồi, tích luỹ, đam mê, yêu nghề trong quá trình tác nghiệp thì mới có khả năng hoàn thành tác phẩm như mong muốn và được đông đảo công chúng đón nhận. Bài phản ánh hay được thể hiện qua cách khai thác thông tin, sự kiện, vấn đề dựa trên những thực tế nảy sinh trong đời sống xã hội. Đối với bản thân, chỉ mới bước đầu tiếp cận môn học, thời lượng nghiên cứu và phạm vi có hạn; kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm tích tuỹ còn nhiều hạn chế, khả năng thâm nhập, sâu sát với thực tiễn chưa nhiều nên bài viết chỉ đáp ứng một phạm vi nhỏ của yêu cầu môn học, chất lượng bài viết chắc chắn sẽ chưa có chiều sâu và còn nhiều thiếu sót Kính mong Giảng viên và bạn đọc tận tình đóng góp ý kiến. Phần thứ nhất: SUY NGHĨ, ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT YẾU TỐ, VẤN DỀ BẤT KỲ CỦA BÀI PHẢN ÁNH HIỆN ĐẠI. Chủ đề: Kỹ năng khai thác thông tin, tư liệu của phóng viên trong tác phẩm bài phản ánh. Theo quan niệm hiện đại bài phản ánh là thể loại báo chí thuộc nhóm thông tấn, với phương thức mô tả, trình bày, phân tích, cung cấp cái nhìn toàn diện, chân thực về cuộc sống với quy mô, tính chất, khuynh hướng vận động, các mối quan hệ phong phú của sự kiện, hiện tượng, vấn đề nổi dậc trong đời sống xã hội. Đặc điểm thông tin trong bài phản ánh mang tính thời điểm, phản ánh tức thì, nóng hổi, tái hiện lại bức tranh chân thực, lát cát cuộc sống, kết hợp thông báo, thông tin, phân tích và khái quát sự kiện trên dòng chủ lưu được liên kết bởi đề tài nhất định nên bài phản ánh là một thể loại được sử dụng nhiều nhất trên báo chí và giữ vị trí quan trọng trong công tác tuyên truyền, cổ động. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, thì người viết bài phản ánh phải sở hữu một nguồn thông tin, tư liệu phong phú để phản ánh vấn đề, sự kiện một cách chân thực, giàu tính thuyết phục, có sức lan toả và thu hút đông đảo công chúng. Chính vì vậy, thông tin, tư liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi tác phẩm báo chí nói chung và bài phản ánh nói riêng. Thông tin (nguồn tin), tư liệu trong lĩnh vực báo chí được ví như nguyên vật liệu, chất liệu để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí nói chung, bài phản ánh nói riêng. Hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên có thể ví như việc tích góp những viên gạch (thông tin, chi tiết) để xây dựng nên ngôi nhà (tác phẩm). Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của phương tiện thông tin đại chúng, nguồn thông tin, tư liệu rất đa dạng, phong phú và đa chiều. Có thể thống kê một số nguồn thu thập chủ yếu từ các hãng thông tấn (trong nước và nước ngoài), báo chí, Internet; các văn bản… của Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể (chú ý những thông tin mật, không được đăng tải); thông qua mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên, các cuộc họp, họp báo, thư bạn đọc, dư luận quần chúng, từ các cuộc tiếp xúc hỏi chuyện, trao đổi với mọi người, nhân chứng, nhân vật có liên quan, quan sát, trải nghiệm, thâm nhập thực tế của phóng viên Trước một sự kiện diễn ra, phóng viên phải biết mình cần thu thập những thông tin, tư liệu gì? Ở đâu? Từ ai? Tuỳ thuộc vào điều kiện thời gian, hoàn cảnh, qui mô, mức độ quan trọng của sự kiện, hình thức thông tin… mà tiến hành khai thác thông tin phù hợp. Khi tiến hành thu thập thông tin, tư liệu cần phải kiểm chứng thông tin, tư liệu từ bởi chúng xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, biết lựa chọn tư liệu điển hình, phục vụ đắc lực cho chủ đề tác phẩm. Để đáp ứng được điều đó đòi hỏi phóng viên phải được trang bị đầy đủ các kỹ năng, phương pháp trong quá trình tác nghiệp như: nghiên cứu tài liệu, tư liệu liên quan đến đề tài; thâm nhập thực tế nắm bắt, quan sát hiện tượng; phỏng vấn, chất vấn những người có liên quan sự kiện, hiện tượng, tình huống nảy sinh. Trong hoạt động báo chí, việc nghiên cứu thông tin, tư liệu góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác có sức thuyết phục cao. Thông tin thu được qua phương pháp nghiên cứu tài liệu bao giờ cũng ổn định hơn và độ tin cậy cao hơn. Đây là một yêu cầu tất yếu không thể thiếu trong đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Trước khi định thâm nhập vào một lĩnh vực nào đó để viết, một người làm báo có kinh nghiệm thường cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu trước về lĩnh vực đó, tạo ra những kiến thức nền, làm tiền đề để thẩm định đúng đắn, đánh giá chính xác vấn đề, sự kiện, hiện tượng xảy ra. Việc khai thác tài liệu phục vụ cho tác phẩm báo chí bao giờ cũng có khả năng gợi mở cho hướng đi đúng đắn trong quá trình nhận thức thực tiễn của nhà báo. Tuy nhiên, trong khai thác tài liệu cần phải biết lựa chọn những thông tin mới, chắc lọc thông tin cũ. Ngoài việc nghiên cứu tư liệu nắm bắt thông tin, thì quan sát là một kỹ năng quan trọng trong quá trình tác nghiệp. Có thể kết hợp quan sát từ bộ phận đến toàn thể, từ gần đến xa, trong sự vận động, so sánh v.v…Người làm báo phải liên tục quan sát về toàn bộ những điều xảy ra trong cuộc sống xung quanh, ghi chép lại những gì tai nghe, mắt thấy, kết hợp với phân tích, đánh giá, qua đó rút ra những kết luận cần thiết, nhằm phát huy độ tin cậy, xác thực từ những điều đã trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên cần phải tránh việc sa vào những cái ngẫu nhiên, bất thường - không thể hiện đúng bản chất của sự vật, hiện tượng. Kết hợp với phỏng vấn dưới hình thức hỏi chuyện người khác để nắm bắt thông tin, để thu thập thông tin. Những thông tin thu thập được từ cách làm này có tình thực tiễn cao, giúp người viết nắm được những khía cạnh có liên quan đến con người, sự kiện, sự việc, vấn đề để có thể phản ánh chúng một cách toàn diện, chính xác, kịp thời trong các tác phẩm của mình. Ngoài ra nhà báo có thể kết hợp với một số hoạt động khác như thâm nhập thực tế cơ sở, dự họp báo và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện tác nghiệp vụ (máy ảnh, camera. Máy ghi âm, bút, sổ ghi chép ) trước khi đến hiện trường. Thực tế cho thấy, đã không ít trường hợp qua bạn đọc và ý kiến phản hồi có nhiều vấn đề tranh cãi, khiếu nại vì bài phản ánh thiếu thông tin, tư liệu, số liệu không đồng nhất hoặc không đúng sự thật Đó một phần bởi sự chủ quan của phóng viên, một phần do thiếu kiến thức thực tế. Chính vì thế, người viết bài phản ánh cần lưu ý khi thu thập thông tin phải biết kiểm chứng thông tin trong bất kỳ trường hợp nào, thông tin nào đúng, chưa đúng, do “tung hoả mù” để chắc lọc vấn đề cần thiết và xử lý hiệu quả. Vì thế nhà báo phải đến tận nơi, trực tiếp hoặc gián tiếp xác minh vấn đề và cần có nhân chứng xác nhận sự thật việc thật. Đó có thể là những người dân hoặc bất kỳ ai đó liên quan đến sự kiện vấn đề. Như vậy có thể khẳng định, để sáng tạo nên một bài phản ánh hay người phóng viên cần phải quy chuẩn theo rất nhiều tiêu chí, từ việc tìm kiếm, sáng tạo đề tài trong tác phẩm, đến việc chọn lọc những chi tiết “đắt”, thì cần phải có kỹ năng nghiên cứu, thu thập thông tin, tư liệu biết phối hợp các phương pháp nghiên cứu tư liệu một cách linh hoạt để phục vụ tốt cho bài viết. Độ tin cậy, chính xác của thông tin, tư liệu, sự kiện là tiêu chí hàng đầu trong mỗi bài phản ánh, đó là vấn đề cốt lõi, quyết định vận mệnh của một tờ báo thậm chí cả một cơ quan báo chí và cả uy tín của người làm báo. Chỉ một sơ xuất nhỏ có thể gây nguy hại đến nguồn tin và độc giả. Nhà báo “Phải luôn luôn đặt câu hỏi và luôn luôn kiểm chứng”. Ngoài ra, vấn đề viết đúng, viết trúng, viết đủ ở bất kỳ một bài viết nào cũng phải tuân thủ những tôn chỉ mục đích do tờ báo đề ra. Nó thể hiện được những nét tinh hoa và truyền thống văn hoá của một cơ quan báo chí. Đặc biệt là đối với bài phản ánh, vì những thông tin phản ánh xuất phát từ sự thật, từ thực tiễn được thực tiễn kiểm chứng (công chúng đón nhận và phản hồi), thông tin không thể bịa đặt, sai sự thật hoặc dư thừa gây nên sự nhiễu - loãn thông tin. Hệ quả của việc khai thác thông tin, tư liệu và nắm chắc nguồn tin dẫn đến cách dùng từ, câu của nhà báo trong bài viết trở nên đơn giản, việc sử dụng và xử lý số liệu trở nên linh hoạt, dễ hiểu hơn khắc phục được tình trạng “xơ cứng”, “rối mắt” bởi các con số trong bài viết Việc khai thác đầy đủ thông tin, tư liệu sẽ giúp nhà báo phản ánh sự kiện, vấn đề trong tác phẩm một cách chân thực, đúng đắn, sâu sắc, sử dụng các lời trích dẫn phù hợp, giàu tính thuyết phục và được đông đảo công chúng đón nhận. Phần thứ hai: THỰC HÀNH VIẾT MỘT BÀI PHẢN ÁNH KHOA CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT - TRƯỜNG QUÂN SỰ QUÂN KHU 5: Giữ vững thi đua từ việc nêu gương điển hình 6 tháng đầu năm 2012, tập thể Khoa đạt đơn vị dẫn đầu cụm thi đua khối 5 khoa giáo viên. Qua tổng kết năm vẫn tiếp tục giữ vững danh hiệu. Nhân tố mới: Khoa Chuyên môn-Kỹ thuật lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua đã giữ vững ngọn cờ trong phong trào thi đua của Trường Quân sự Quân khu 5. Với chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng là nhân viên chuyên môn kỹ thuật như y tá, quản lý viên, quân nhu, nhân viên nấu ăn, bảo quản viên, quân khí viên, sĩ quan dự bị từ hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang Quân khu. Trong thời gian qua, tập thể cán bộ nhân viên Khoa luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo Đại tá Trần Ngọc Trung, Chủ nhiệm khoa, thì mặt bằng trình độ giáo viên chủ yếu là trung cấp, 71,4% quân số là quân nhân chuyên nghiệp. Trong năm tập thể Khoa hạ quyết tâm, đồng tâm hiệp lực xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Với quyết tâm đó, trong 6 tháng đầu năm 2012 tập thể Khoa đạt đơn vị dẫn đầu cụm thi đua khối 5 khoa giáo viên. Qua tổng kết năm vẫn tiếp tục giữ vững danh hiệu. Nhân tố mới Khoa Chuyên môn-Kỹ thuật lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua đã giữ vững ngọn cờ trong phong trào thi đua quyết thắng của Trường Quân sự Quân khu 5 Để đạt được kết quả trên, năm qua Ban chủ nhiệm Khoa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đột phá vào nâng cao chất lượng chuyên môn, phấn đấu “dạy tốt, học tốt, chấp hành kỷ luật nghiêm” là nội dung hàng đầu được đề cập thường xuyên trong các cuộc họp chi bộ hằng tháng, các buổi giao ban hằng tuần. Với phương châm “nghề dạy nghề”, “Người trước truyền bí quyết cho người sau”, “Người giỏi kèm người chưa giỏi”, “Người đi trước dạy người đi sau”, cán bộ, nhân viên các tổ bộ môn phát huy vai trò chủ động sáng tạo, cùng nhau học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ việc sử dụng, soạn bài giảng bằng vi tính, sử dụng hiệu quả thư viện điện tử để cập nhật các nguồn thông tin thời sự phục vụ công tác chuyên môn; kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với hiện đại, vừa trình chiếu, vừa có mô hình học cụ trực quan Cho đến việc thông qua bài giảng được lãnh đạo, chỉ huy khoa tổ chức chặc chẽ và tranh thủ ý kiến đóng góp của mọi thành viên, từ đó bổ khuyết và làm giàu cho từng người về kỹ năng sư phạm, định hình phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học. 6 tháng đầu năm, tập thể khoa đã phối hợp với phòng đào tạo nhà trường chỉnh sửa 5 chương trình môn chuyên ngành, 2 chương trình môn hậu cần chung, ra 103 bộ đề thi trắc nghiệm và in hơn 20 cuốn tài liệu hỏi đáp bổ sung ngân hàng câu hỏi của Nhà trường, thiết kế 57 bảng kẻ, hoàn chỉnh 273 bài giáo án, thông qua 12 lượt bài giảng, làm mới 4 mô hình học cụ, củng cố vườn thực nghiệm cây dược liệu đưa vào giảng dạy, tổ chức cho 12 lượt học viên đi thực tập tại Bệnh viện Quân y 17 và kho K55 đạt chất lượng, an toàn, tiến hành coi và chấm thi nghiêm túc, không để xảy ra tiêu cực. đặc biệt trong Hội thi dạy giáo viên giỏi cấp trường vừa qua, tập thể khoa có 3 giáo viên đạt điểm chuyên ngành giỏi, trở thành đơn vị dẫn đầu trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Nhà trường. Trong đó, hầy giáo Nguyễn Văn Viện đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, khoa có 1 sáng kiến cải tiến mô hình học cụ đoạt giải A cấp trường. Giáo viên Khoa chuyên môn kỹ thuật kiểm tra bộ môn thực hành kỹ thuật sơ cứu trên thao trường. Thi đua đã tạo chuyển biến cả chiều sâu lẫn bề rộng, lãnh đạo, chỉ huy luôn đề cao công tác khuyến khích, động viên, tạo điều kiện về kinh phí, thời gian, cán bộ giáo viên trong khoa dồn tâm sức, nhiệt huyết vương lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong hội thi tìm hiểu ngày truyền thống Nhà trường đạt gải nhất tập thể, thi panô ảnh chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp đạt đạt giải Nhì. Duy trì đều đặn việc cộng tác tin bài cho chuyên mục truyền thanh nội bộ Nhà trường. Ngoài ra, Khoa còn đầu tư củng cố hệ thống biển bảng chính quy, hoàn chỉnh phần khánh tiết phòng làm việc đúng quy định; kiểm tra chính trị, điều lệnh luôn bảo đảm quân số, đạt đơn vị giỏi; tăng gia sản xuất đạt bình quân 20,9kg rau xanh/người/ tháng, cải tạo hồ đập nuôi cá trê phi, thu hoạch gần 500 kg vượt chỉ tiêu đề ra. Chia sẻ với chúng tôi, đống chí Đại tá Trần Ngọc Trung, Chủ nhiệm khoa cho biết, để có được thành như vậy chính là nhờ sự đồng tâm, hiệp lực của tập anh chị em của Khoa trong năm qua, xác định thi đua là phong trào trọng tâm nên ngay từ đầu Ban chủ nhiệm Khoa tập trung vào những nhiệm vụ chính trị là nâng cao chất lượng giảng dạy, đưa các nhiệm vụ trọng tâm vào Nghị quyết hàng tháng, trong quá trình lãnh đạo khoa đã tạo điều kiện hết sức để mọi cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt khoa luôn chú trọng công tác nêu gương điển hình trong mọi hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào thi đua. Đã trở thành nhân tố mới bứt phá trong thi đua, hy vọng rằng, Khoa sẽ lập nhiều thành tích hơn nữa, xứng đáng là ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua quyết thắng Trường quân sự Quân khu 5. Bài và ảnh: Quang Hùng KẾT LUẬN Có thể nói, với những ưu thế của mình, thể loại bài phản ánh được sử dụng khá phổ biến. Những bài phản ánh hay không dừng lại ở việc cung cấp phản ánh thông tin đơn thuần mà còn đem lại cách nhìn, cách nghĩ cho người đọc về vấn đề, sự kiện nảy sinh, nhằm phản ánh lại sự kiện, tạo độ tin cậy cao. Bài phản ánh được xem là thể loại được đông đảo công chúng đón nhận và tin tưởng. Xã hội ngày càng phát triển, những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước không ngừng được hoàn thiện, những vấn đề mới trong xã hội không ngừng này sinh, các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự ngày càng nhiều Thể loại bài phản ánh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công chúng, nhất là đáp ứng nhanh, kịp thời những tin tức thời sự nóng hổi Cùng với sự phát triển của thời đại và xu hướng cua báo chí hiện đại thì năng lực tư duy, sự hiểu biết kiến thức và bản lĩnh của phóng viên ngày càng nâng cao, cũng như sự phát triển của thể loại phỏng vấn ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình và được đông đảo công chúng đón nhận. . Quân khu 5. Bài và ảnh: Quang Hùng KẾT LUẬN Có thể nói, với những ưu thế của mình, thể loại bài phản ánh được sử dụng khá phổ biến. Những bài phản ánh hay. ÁNH GIÁ VỀ MỘT YẾU TỐ, VẤN DỀ BẤT KỲ CỦA BÀI PHẢN ÁNH HIỆN ĐẠI. Chủ đề: Kỹ năng khai thác thông tin, tư liệu của phóng viên trong tác phẩm bài phản ánh. Theo

Ngày đăng: 05/03/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w