1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bản sao của TTS RỪNG xà NU 2k3

33 81 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si [Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

“mãi mãi xanh bất tận oà chạy tít tắp đến chân trời”

*“Dẫu chưa đóng góp được gì nhiều thì cuộc đời mỗi chúng ta cũng là một giọt rước trong biển cả mênh mông 0à giọt rước không phải chỉ có chua tới chát mà cững có

nhiéu phan ngot, phan trong Va dén ngay nao đó chúng mình ra đi thì chúng mình cũng có thể nhẹ nhàng ra đi với ý nghĩa ấy”

(Nhà phê bình văn học Hồi Thanh)

I TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ

- Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc), tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê Quảng Nam

- Ông gắn bó nhiều với Tây Nguyên nên hiểu sâu sắc cảnh vật và con người nơi đây Lià người đầu tiên và là người đóng góp nhiều nhất trong việc đưa văn

chương hiện đại tìm đến Tây Nguyên và đem Tây Nguyên về với văn chương hiện đại

- Văn chương Nguyễn Ngọc - Nguyễn Trung Thành đạt với tầm vóc của những

khúc sử thi hào hùng và mang đến rất nhiều vẻ đẹp lãng mạn trữ tình

Trang 2

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

II TÌM HIỂU VỀ TÁC PHẨM

1 Hoàn cảnh sáng tác:

- Mùa hè năm 1965, đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta Trong hoàn cảnh ấy Nguyễn Trung Thành muốn viết một bản “Hịch tướng sĩ” thời đánh Mĩ -

Truyện ngắn “Rừng Xà Nư"” ra đời như một biểu tượng cho tỉnh thần bất khuất

kiên cường của nhân dân Tây Nguyên nói riêng và đồng bảo ta nói chung

- Truyện đăng lần đầu tiên trên tạp chí Quân giải phóng Trung Trung bộ (số

2/1965), sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”

2 Tóm tắt:

Truyện kể về cuộc đời của Tnú và sự nổi dậy , quyết tâm đánh giặc giữ làng của dân làng Xô Man trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất

Sau ba năm xa làng, tham gia bộ đội chủ lực miền - Tnú về thăm lại làng Xô Man

Đêm hôm đó, dân làng tụ họp mừng anh về và nghe cụ Mết kể lại trang sử bi hùng của làng, gắn bó chặt chẽ với cuộc đời của Tnú

Những năm ấy, giặc Mỹ và tay sai khủng bố dã man phong trào Cách mạng,

nhưng dân làng Xô Man vẫn bí mật nuôi dưỡng cán bộ - Người lớn bị bắt, bị giết,

trẻ em tiếp nối Tnú là đứa bé mồ côi, được dân làng Xô Man cưu mang Được cán

bộ Quyết dìu dắt, anh đi làm liên lạc, bị bắt, bị giam Thoát tù, anh trở về cùng

dân làng chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy Tin làng Xô Man mai giao, mai rua

đến tai bọn giặc, chúng vây làng quyết bắt cho được người cầm đầu dân làng là

Tnú - Cụ Mết Tnú cùng nhiều thanh niên thoát được ra rừng - bọn giặc liền bắt

Mai (vợ Tnú) và đứa con mới một tháng tuổi để tra tấn Núp trong rừng, chứng

kiến cảnh đó, Tnú không chịu đựng được, anh nhảy xô vào lũ giặc, nhưng không cứu được vợ con Giặc bắt trói anh, tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay anh

trước mặt dân làng để tiêu diệt cái mộng cầm giáo của họ Tội ác của kẻ thù đã

thúc đẩy lòng căm thù của dân làng Bọn ác ôn gục ngã dưới lưỡi giáo, mác của cụ Mết và dân làng Xô Man

Sáng hôm sau (đêm cụ Mết kể chuyện), Tnú lại lên đường mang theo niềm kiêu

hãnh của quê hương - làng Xô Man kiên cường, bất khuất như rừng xà nu không

bom đạn nào tiêu diệt được

Trang 3

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si [Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

Dé tài: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Tây Nguyên, của nhân dân miền Nam

Qua hình tượng rừng xà nu, tác giả phản ánh cuộc sống đau thương nhưng kiên

cường, bất diệt của thiên nhiên, con người Tây Nguyên Tác phẩm đã tái hiện và

ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ hào hùng của núi rừng và con người, truyền thống văn hoá Tây Nguyên

Qua hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh, tác phẩm đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự

sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng Đó là con đường đi tất yếu như một chân lí: “ Chúng nó đã

cầm súng, mình phải cầm giáo!”

Đến nay, thiên truyện vẫn còn nhắc nhở chúng ta hãy biết yêu cuộc sống và hãy

làm tất cả vì cuộc sống của đất nước, nhân dân, cũng là của chính mình

b Nghệ thuật - chất sử thi hùng tráng

Lời văn được trau chuốt, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, giọng điệu mang tính

chất sử thi, âm hưởng anh hùng ca Tây Nguyên

Tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người

và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên

Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang

những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu

Kết cấu song trùng, thủ pháp nhân hoá, tượng trưng

Truyện mang đậm bản sắc Tây Nguyên trong ngôn ngữ, cá tính nhân vật, phong

cảnh thiên nhiên,

Truyện kết hợp hài hòa giữa chất sử thi và chất trữ tình lãng mạn

Kết cấu: đầu cuối tương ứng - mở đầu và kết thúc Tp đều bằng hình ảnh rừng xà nu

Trang 4

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sach Si

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Trang 5

Chuyên trang ôn

Văn - Thưởng Thức Sách ŠZ

[Khóa học Văn Chuyên sâu] Tài liệu lưu hành nội bộ £ l id ử TP cháy giần giật”

trong mỗi bếp, trong đc

lứa nhà ưng

Khói xà nu: xông báng

nứa đê Mai và Tnú học chữ

Ngọn đuốc xà nu: dẫn đường

cho Mết và dân làng vào

rừng lẫy vũ khí nỗi dây

Giặc đốt hai bàn tay

Tnú băng gié tâm nhựa #<| Khi Tnú trớ về đơn vị, cụ Mết và = Dit tien đưa anh "ra đến rừng xà nu gần con nước lớn”, Đân làng nỗi dậy và “đẳng lửu xà lu lớn giữa nhà” soi rõ xác kẻ thù

Gắn bó mật thiết với cuộc

i sống của dân làng Xô Man

Tham dự vào những sự kiện

trọng đại của đân làng

chịu thương tích, chết Ham ánh sáng và khí trời Sức sống mãnh liệt

chóc bởi quân thù tàn bạo

k — Nó phóng lên rất nhanh đề tiếp m 6 7

Hàng vạn cây không cây nảo lấy ảnh nắng thứ ánh nắng w „ Trong rừng ít có loại cây sinh

không bị thương Irong rừng rọi từ trên cao xuông từng luông lớn thăng tắp, lông lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa

7 chỗ vắt thương nhựa ứửa ra

cây baw ra thơm mỡ màng

thơm ngào ngạt, long lanh nẵng hè gay gắt rồi dẫn dân bẩm lại

den và đặc quyện thành từng cục iu lim”

Ă—~

một sự sống trong tư thể đối điện với

cái chết, một sự sinh tồn đang đứng u

trước mỗi đe dọa của sự điệt vong

++

Bằng chứng tội ác -tượng trưng dân Như dân làng Xô Man khát

làng Xô Man bị chúng giết hại ( Anh vọng tự đo, trung thành và Xút, bà Nhan: mẹ con Mai) hoặc phải luôn hướng đến ánh sáng của

mang thương tật suốt đời như Tnú Đảng và Cách mạng ve

Sa séi nay nd khde như vậy Canh cây xà nu mới ngũ gục, đã cá nam cdy con moc lên,

ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi

tên lao thẳng lên bằu trời Dan đại bác không giết nỗi

chúng, những vết thương của

chủng cháng lành nÌự trên một thân thê cường tráng”

Gợi nghĩ đến sự tiếp nỗi cua nhiều thế hệ người dân Tây < Nguyên (cụ Afết, Thú, Mai, Dứ,

` Meng) đoàn kết bên nhau trong

Trang 6

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ 4.1 Cây xà nu - “nhân vật chính” trong tập thể con người Xô Man:

Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn mở đầu và kết thúc truyện bằng hình

ảnh rừng xà nu “nối tiếp tới chân trời” và có gần hai mươi lần nhắc đến “Rừng xà

nu”, “cây xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”, “nhựa xà nu” Điều đó cho thấy cây xà

nu gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của người dân Tây Nguyên nói chung, làng Xô Man nói riêng

Gắn bó với cuộc sống, những ngọn lửa xà nu cháy lên trong mỗi căn bếp ấm áp,

lửa xà xu sáng lên giữa nhà Ứng, nơi cụ Tết cùng dân làng ngồi bên nhau để lắng

nghe về lịch sử, về cuộc đời Tnú can đảm, kiên cường Ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết trên đường dân làng vào rừng để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, họ thức mài vũ khí dưới ánh sáng của đuốc, cũng là ánh sáng của niềm hy vọng lan tỏa Khói xà nu ám lên thân hình những đứa trẻ thành đen nhám, nhưng khói xà nu còn làm thành chiếc bảng đen để anh Quyết dạy Mai và Tnú học chữ cụ H6 Nhựa xà nu vướng trong kí ức của Tnú, trên đôi bàn tay từng bị giặc đốt bằng

nhựa xà nu Vì thế, hình ảnh rừng xà nu là hình ảnh nổi bật, xuyên suốt tác phẩm Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình

ảnh này

4.2 Rừng xà nu mang ý nghĩa tượng trưng cho cuộc sống đau thương, cho ý chí kiên cường bất khuất và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên anh hùng Rừng xà nu còn là thành lũy vững vàng để bảo vệ dân làng Xô Man

Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt của thiên nhiên, con người Tây Nguyên Rừng xà nu là biểu tượng cho con người Cây được miêu tả như một nhân vật có linh hồn, có tính cách, được khắc hoạ trong sự ứng chiếu với đời sống, số phận và phẩm chất của

con người- các thế hệ dân làng Xô Man đánh Mĩ:

Khao khát tự do: Xà nu là loại cây ham ánh sáng mặt trời như dân làng Xô Man yêu tự do, tìm đến ánh sáng của Đảng, của Cách mạng để được sống, được hạnh

phúc Người Tây Nguyên tự hào đã bảo vệ được cách mạng, bộ đội trong những

ngày địch khủng bố: “Trong năm năm, chưa có cán bộ nào bị bắt bị giết trong rừng này”

Trang 7

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Se

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ Kiên cường, bất diệt:

Những người dân này đều kiên cường bất khuất trước kẻ thù Ta không thể quên hình ảnh Tnú bị giặc quấn giẻ tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay để đốt, và

“mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”, nhưng Tnú không kêu van, trong mắt anh chỉ có hai cục lửa lớn của ngọn lửa căm thù Dít cũng vậy, tuy còn nhỏ,

nhưng khi bị giặc bắt, bắn, em vẫn kiên cường, đôi mắt không hề sợ hãi mà vẫn

“bình thản lạ lùng” nhìn bọn giặc

Hình ảnh rừng xà nu vươn lên, bất chấp bom đạn kẻ thù cũng như dân làng Xô Man bám đất, giữ làng, theo Cách mạng chống giặc qua nhiều thế hệ Rừng xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên anh hùng Hình ảnh rừng xà nu tượng trưng cho các thế hệ con con người kế tiếp nhau nhanh chóng trưởng thành trong khói lửa chiến tranh Thế hệ này già cả hoặc hi sinh, có ngay thế hệ sau tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc, bảo vệ quê hương Từ cụ Mết qua Tnú, Mai đến Dít rồi Heng đó là những thế hệ con người kế tiếp nhau nhanh chóng trưởng thành trong khói lửa chiến

tranh

Nhà văn đã viết thế này: “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng " Dù mỗi ngày giặc đều bắn đạn đại bác

vào làng, nhưng “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước

lớn” Chúng phải chịu những vết thương của bom đạn tàn phá, nhưng chúng vẫn kiên cường dang tay để che chở cho những con người đáng quý ở vùng đất Tây Nguyên này

Viết về những nỗi đau mà rừng xà nu phải gánh chịu, nhà văn như viết cho những

con người bằng xương bằng thịt Mọi nỗi đau đều rất thật, đều gây ám ảnh tận cùng Bằng bút pháp sử thi xen lẫn lãng mạn và nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ

tượng trưng, tác giả đã lột tả chân thực những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man, đồng thời lên án tố cáo tội ác man rợ của đế quốc Mĩ Mỗi cây xà nu ngã xuống như những người dân làng Xô Man đang ngã xuống, đó là hình ảnh của anh Xút, anh Quyết, bà Nhan, mẹ con Mai Những con người bất khuất đã ra đi

kiêu hùng như hình ảnh cả rừng xà nu đổ ào ào như một trận bão Trong cuộc

chiến tranh khốc liệt ấy, đã có biết bao con người ngã xuống, như Thanh Thảo từng viết;

“Ai đi gần ai đi xa

Trang 8

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ vùi trong trảng cỏ thời gian ”

Nhưng rừng xà nu dẫu đau thương vẫn không hề bi lụy Cây xà nu vẫn ưỡn minh

đón nắng sau những vết thương đau, vẫn sáng ngời vẻ đẹp của tự nhiên, sức sống với bao đường nét, màu sắc, hình khối, trong đau thương vẫn hiện hữu một hương thơm ngào ngạt của sự bền bỉ, kiên cường

Rừng xà nu là hình ảnh của một tập thể anh hùng

Nhiều chỗ miêu tả con người, nhà văn đã so sánh với cây xà nu Cụ Mết là cây xà nu cổ thụ của làng “Ngực căng như một cây xà nu lớn”, còn Tnú là cây xà nu đã trưởng thành, từng gánh chịu bao đau thương khốc liệt nhưng vẫn kiên cường Còn Dít, Heng là những cây xà nu đang trưởng thành và là thế hệ nối tiếp cha

anh

Hình ảnh nhân hóa " rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”

là hình ảnh ẩn dụ về những con người đang chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước

trong những năm chong Mi

=> Trong bom đạn kẻ thù, cây xà nu và người Xô Man vượt lên cái chết, phát triển

vững chắc

* Nhận xét về nghệ thuật:

- Két hop miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi

đặc tả cận cảnh một số cây Nhà văn xoay ống kính từ ngoài vào trong, từ nhìn

ngắm tổng quát đồi xà nu hàng vạn cây đến thâm nhập vào từng tế bào xà nu,

khám phá chất nhựa thơm ngào ngạt - cái mùi thơm của sự sống bất tử

- Phéi hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu

với vóc dáng đầy sức luc, tran tré mui nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng

- Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống

động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống Xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật

học với đặc tính dẻo dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống, đang

chịu những đau đớn về thể xác nhưng bất khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn

tàng một sức sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất thơ Hai cảm hứng: đau

thương và bất tử đan xen nhưng âm hưởng chủ đạo là bài ca bất tận về sự sống -_ Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng

Trang 9

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Se [Khoa hoc Van Chuyén sau] Tài liệu lưu hành nội bộ pháp lãng mạn, xây dựng rừng xà nu thành biểu tượng nghệ thuật độc đáo, là “linh mộc” của người Tây Nguyên, mang tinh thần, sức mạnh, vẻ đẹp Tây Nguyên - Ta con người trong quan hệ liên tưởng so sánh với xà nu: cụ Mết ngực căng như một cây xà nu lớn (rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn), Tnú bị chém ngang lưng, vết thương tím thẫm như nhựa xà nu (những vết thương đen, đặc quyện thành

cục máu lớn) Các thế hệ xà nu nối tiếp nhau- gợi sự liên tưởng các thế hệ dân

làng Xô man chống giặc bất khuất Sự chuyển hoá nhuần nhuyễn giữa hình tượng

thiên nhiên và con người, hướng về tư tưởng nghệ thuật chủ đạo: sự vùng lên và sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên trong đau thương

1.6 _ Kết luận: Cây xà nu tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống MI

- Được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn

- Kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây

Nguyên và nhất là thêm yêu quí, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ

Nhan đề mang tính hình tượng, vừa hiện thực, cụ thể (sức sống bất diệt của cây);

vừa biểu tượng, khái quát (tinh thần bất khuất của người), thâu tóm được chủ đề

tác phẩm (sức sống của dân tộc) và làm nên sức hấp dẫn riêng (không khí Tây

Nguyên) của tác phẩm

Trang 10

Ko học nhanh như

Mai, ra suối lấy đá đập

đầu để auvết tâm

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu] Tài liệu lưu hành nội bộ

có ý thức học chữ, Từ bé đã vào rừng Qua sông không nuốt lá thư vào bụng | Địch bắt tra tấn đã

lớn lên sẽ làm cán nuôi giấu cán bộ thích lội chỗ nước để giữ bí mật cho mạn nhưng anh chỉ

bộ thay anh Quyết cách mạng êm, cứ lựa chỗ thác cách mạng khibọn | vào bụng nói: Cách

lãnh đạo CM mạnh mà bơi ngang phục kích phát hiện mạng ở đây! có ý thức đi làm Muu tri diing cam Trung thanh tuyét

cach mang rat som es a : mg đối với cách mạng

Phẩm chất đáng quý: như cây xả nu cường tránh nhất của khu

rừng hay như 1 đùng sĩ trong sử thi Tây Nguyên

Tnú

~ người anh hùng

‘Tay Nonvin

| Rí kích của Tnú và chân lí của enâe chiến din chino ké thir |

Đau thương Đầu tranh Chân lý thời đại

Chúng nó cầm súng — Mình phải cầm giáo —>

Để truy tìm Tnú, bọn thẳng Dục Tnú "không cảm thấy lứa ở mười Muốn chiến thắng kẻ thù không

bat va tra tan đã man vợ con Thú đâu ngón tay”, mà “nghe lưa cháy còn cách nào khác là phải cảm vũ

bằng gây sắt trong lông ngực, cháy ở bụng khi đứng lên

Tnú "chồm đậy”, “hai con mắt là Tnú hét lên một tiêng, ko phải Cuộc đời vả

bai cục lửa lớn ZấXnú xông ra tiếng hét đau đớn mà là tiếng hét con đường

nhưng ko cú vợ con vỉ chỉ cảm hờn: "G/é/” Như một lời hiệu đầu tranh

có 2 bản tay triệu, niễm căm thù đã biến thành CM từ tự

hành động vùng lên giết kẻ thủ phật đến tư

Thú cũng chính mìn ệ được t, trồi giác của Thú tiêu biểu c

chặt bằng läc ầm dau số phận và

xà nu vào gi mười con đường

đầu ngón tay T cách mạng „

cháy “Mười đâu ngón tay thành của dong bao mướời ngọn đuộc” Tây Nguyên

Trang 11

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

- Điển hình cho tính cách Tây Nguyên

e Tnu- mét chàng trai trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí

Những phẩm chất tuyệt vời của Tnú đã được bộc lộ ngay khi còn nhỏ Mặc dù là một đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh nhưng Tnú không hẻ yếu đuối, sợ sệt mà ngược lại rất rắn rồi, gan dạ, cứng cồi trước cuộc đời Tnú được dân làng Xô Man cưu mang, nuôi dưỡng, trở thành đứa con của dân làng và được núi rừng Tây Nguyên chở che Vì thế, Tnú “thương núi, thương nước”, thương dân làng hết mực

Sự gan dạ, can đảm của Tnú được thể hiện trong việc Tnú đã cùng Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết Trước cái chết dã man của những người đi

nuôi cán bộ, Tnú vẫn không nao núng, thậm chí anh còn cùng Mai làm rất tốt để

dân làng Xô Man mãi tự hào "Năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc bị

giết ở trong rừng làng này"

Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng

thắng: Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi, thực

hiện lời hứa với anh Quyết, nếu không may anh Quyết bị hi sinh Nhưng Tnú học chữ hay quên Bởi vậy, khi học chữ thua Mai, Tnú giận mình quá "đập bể cái bảng nứa" rồi tự trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách "cầm hòn đá tự đập

vào đầu, chảy máu ròng ròng" Hành động này thể hiện một phần tính cách nóng

nảy của tuổi trẻ không khuất phục, nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắt đá của một con người có chí khí, vì không học được chữ nên tự trừng phạt mình cho đau cho nhớ mà cố gắng hơn Khi nghe những lời tâm sự của anh Quyết, Tnú bật khóc, hiểu ra mình cần phải cố gắng nhiều hơn để thay anh gánh vác trọng trách Tnú đã chủ động nhờ Mai dạy chữ tiếp tục và cố gắng bỏ qua những mặc cảm, ái ngại để làm quen với con chữ Đó chính là một nghị lực cao đẹp của người anh hùng của núi rừng Tây Nguyên

Tuy học cái chữ không mấy sáng dạ nhưng làm liên lạc chuyển thư cho anh Quyết, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng Vốn là con người nhanh trí, táo bạo: Tnú

"không bao giờ đi đường mòn", bị giặc vây các nẻo đường, "Tnú leo lên cây cao

nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi vượt qua tất cả vòng vây" Tnú không vượt qua suối những nơi nước cạn dễ đi mà thường băng qua những con thác hiểm như cưỡi lên lưng con cá kình Khi bị giặc bắt, Tnú gan dạ, vững vàng trước kẻ thù Tnú bị giặc bắt, biết bao đòn roi, thương tích đã đổ lên anh Máu của anh đã chảy, đã đông lại và quyện thành "từng cục máu lớn" như vết thương trên cây xà nu kết tụ bao nỗi đau thương và ý chí phản kháng Bọn chúng dẫn Tnú về làng Địch tra tấn hỏi: "Cộng sản ở đâu?" Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng và nói: "Õ đây này!" Câu nói này của Tnú là câu nói thể hiện lòng dũng cảm, gan da,

dam lam dám chịu, bất khuất hiên ngang trước kẻ thù

Trang 12

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ Khi lớn lên, trong mắt bọn thằng Dục, Tnú là "con cọp" của núi rừng Tây Nguyên Trong lòng nhân dân Xô Man, Tnú là linh hồn của cuộc kháng chiến Vì thế, bọn giặc đê hèn đã dùng chính những người thân yêu của Tnú để bắt Tnú phải ra đầu hàng, khuất phục Chúng bắt mẹ con Mai và một trận mưa gậy sắt đã lấy đi sinh mạng của những người mà Tnú yêu thương nhất Lúc bấy giờ, Tnú đã tay không xông vào toán lính, như con hổ thiêng lao vào với tất cả lòng căm giận Để uy

hiép tinh than Cách mạng của dân làng Xô Man và uy hiếp tỉnh thần của Tnú,

giặc dùng giề tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của anh Trong một đêm, Tnú đã phải chịu sự tra tấn kinh hoàng về tinh thần và nỗi đày đọa về thể xác Đó là bi kịch thương đau nhất mà một con người có thể phải trải qua Khi bị địch bắt

trói chuẩn bị tra tấn, anh vẫn nghĩ cho cách mạng Kẻ thù đốt mười đầu ngón tay,

ngọn lửa như thiêu đốt ruột gan nhưng Tnú quyết không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời anh quyết dạy “người cộng sản không kêu van”, lòng trung thành của Tnú giống như lòng trung thành của cụ Mết “Đảng còn núi nước này còn” Tnú có thừa lòng dũng cảm, tình yêu thương và sức mạnh thể chất nhưng anh không bảo vệ được hạnh phúc của mình vì chỉ có hai bàn tay trắng Nhưng có một sự cộng hưởng tuyệt vời trong Tnú : con người Tây Nguyên gan góc kiên cường như cây xà nu bất diệt và con người cộng sản kiên trung như thép Sự hội tụ đó không chi làm nên sức mạnh không gi quật ngã được mà còn có khả năng

thức tỉnh và dẫn đường Để rồi khi trở thành chiến sĩ, Tnú đã trở thành một chiến

sĩ dũng mãnh, đôi bàn tay cụt đối trở thành đôi bàn tay báo thù, đã tiêu diệt biết bao tên giặc, bao tên chỉ huy với tất cả lòng căm hờn và trái tim quả cảm Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc Ngọn đuốc của nỗi đau, ngọn đuốc của trái tim sôi sục căm hờn, ngọn đuốc của ý chí kiên cường và lòng quả cảm vô song O một góc độ nào đó, hình ảnh của Tnú với mười ngọn đuốc trên mười đầu ngón tay cùng tiếng thét dữ dội khiến chúng ta liên tưởng đến vâng ngực bị xé toang và trái tim cháy sáng như vắng thái dương của chàng Đankô (Trái tim Đankô - Macxim Gorki) từng dẫn đoàn người vượt qua khu rừng tăm tối đến thảo nguyên bao la, chói lòa ánh nắng Cuộc đời Tnú đã trở thành ngọn đuốc sáng hội tụ cùng muôn ngọn đuốc khác thắp sáng cả buôn làng Xô Man, thắp sáng cả núi rừng Tây Nguyên đưa họ từ chết chóc, hủy diệt đến một trang đời mới, tự do và no ấm Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, hơn một lần cụ Mết nhắc đi

nhắc lại việc Tnú không cứu được vợ con: Nếu chỉ có hai bàn tay trắng thì chẳng

những Tnú không cứu được mình, cứu được vợ con mà dân làng Xô Man cũng không thể cứu được tnú không thể cứu được chính buôn làng mình Từ đó ông cụ

muốn con cháu khắc ghi một chân lý: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm

giáo” Tức là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng Nhân dân Tây Nguyên, trong đó có làng Xô Man, muốn thoát khỏi sự đè nén, áp

Trang 13

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

bức của kẻ thù, muốn được tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang

e_ Tnú có lòng yêu thương mãnh liệt và lòng hận thù của bản thân, của gia đình và buôn làng thật sâu sắc

Với Tnú, anh có hai tình yêu lớn, đó là tình yêu với quê hương, buôn làng Đi làm cách mạng, Tnú luôn mang nỗi nhớ bản làng, anh yêu bản làng tha thiết Anh xúc động khi trở về thăm làng, anh thốn thức nỗi lòng khi nhận ra tiếng chày dồn dập

của làng Còn khi cụ Mết dẫn anh ra mái nước đầu làng, dù đã rửa ở suối rồi, nhưng anh vẫn xúc động để cho vòi nước của làng mình giội lên khắp người như

ngày trước Tình yêu dành cho Mai và con: anh là người yêu thương vợ con da

diết Không đi Kon Tum mua vải được, anh tự tay xé đôi tấm dồ duy nhất của

mình ra để làm tấm choàng cho Mai địu con Trong cơn bi kịch, nấp ở gốc cây

cạnh máng nước đầu làng, nhìn thấy cảnh kẻ thù hành hạ vợ con một cách man

rợ, thú tính, lòng anh quặn thắt, tái tê Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà

không hề hay biết Rồi anh bỏ gốc cây, "chỏm dậy", "hét dữ dội", "nhảy xồ vào bọn lính" Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai

Tnú mang trong mình ba nỗi hận thù lớn: Mối hận của bản thân với những vết seo ngang dọc trên lưng, là mười ngón tay cụt đốt, những tra tấn hành hạ Mối

thù chung với buôn làng Xô man trước lũ giặc bạo tàn và mối thù lớn nhất, chính

là mối thù gia đình Kẻ thù tàn bạo đã đập vỡ tổ ấm yên vui của Tnú Chúng đã

giết vợ con Tnú bằng trận mưa roi sắt, hòng uy hiếp tinh thần cách mạng của anh, người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy Căm thù đau nhói trong tim và

bừng cháy trong hai con mắt Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai, dù không còn kịp nữa

* Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng, con đường đấu tranh:

Con đường tự nhiên: Ngay từ tấm bé Tnú đã được sớm tiếp cận với con đường cách mạng, với chân lý cách mạng Anh Quyết đã dạy Tnú học cái chữ Bác Hồ, dạy Tnú về con đường làm cách mạng, sau này lãnh đạo buôn làng Tnú cũng được cụ Mết nhắc nhở dặn dò, lời của già làng là chân lý, là lẽ phải: Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn

Con đường tất yếu: Bi kịch của Tnú là bi kịch điển hình, bi kịch cá nhân nhưng

cũng là bi kịch của dân làng Xô man Tnú như con hổ nơi núi rừng, có thừa can đảm, thừa sự gan góc Thế nhưng chỉ với bàn tay không và ý chí căm hờn, chưa

đủ để có thể bảo vệ gia đình, để có thể đánh bại lũ giặc bạo tàn Câu nói của cụ

Mết: "chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo" là câu nói trở thành chân lý cách mạng nảy sinh trên mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt của biết bao

nhiêu con người giặc đã dùng bạo lực phản cách mạng để đàn áp dân tộc ta, thì

Trang 14

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách 36 [Khoa hoc Van Chuyén sau] Tài liệu lưu hành nội bộ

ta phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng Con đường

cầm vũ khí tự vũ trang đứng lên đáp trả lại kẻ thù mới chính là con đường đi đến tự do Đó là con đường tất yếu để có thể bảo vệ gia đình, quê hương "Chúng nó

đã cầm súng, mình phải cầm giáo" Đó là chân lý của Cách mạng được nảy sinh từ mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt

* Tnú có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với Cách mạng

s Nhớ làng, chỉ về thăm khi được phép, chỉ ở lại một đêm như thời gian được cho

phép

s Tin tưởng vững chắc vào thắng lợi, vào đẳng: Đảng còn núi nước này còn

Tiểu kết: Tnú đã kế tục vẻ vang truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Lòng căm thù của Tnú mang đậm chất Tây Nguyên Cuộc đời và phẩm cách của anh đã trở thành một bản trường ca bi

tráng cất lên giữa núi Ngọc Linh và cuộn xoáy thách ghẻnh của dòng Đắc Năng,

để lại dư âm hào hùng giữa đại ngàn Tây Nguyên Bên bếp lửa nhà rông, thay vì kể về những anh hùng thở nguyên khai như Đăm Săn, Xinh Nhã người ta lại say

sưa với cuộc đời và chiến công của một anh hùng dũng sĩ bằng xương bằng thịt là

Tnú

Thông qua nhân vật Tnú, nhà văn đã bộc lộ lòng yêu quý và ngưỡng vọng vô cùng về những người con ưu tú của mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt Đó cũng chính là tình yêu và sự ngưỡng vọng của chúng ta về một thế hệ cha anh từ máu lửa mà vùng lên anh đũng quật cường như nhà thơ Nguyễn Dinh Thi từng ngợi ca:

“Nước Việt Nam từ trong máu lửa Rt bun ding day sang 16a”

6 Nhan vat Mai- Dit - bé Heng (Nguyén Thi Thanh Mai)

6.1 Mai:

Trang 15

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ Cũng như Tnú, Mai là thế hệ được tiếp nhận lí tưởng cách mạng từ những năm tháng đau thương, đen tối của làng Xô Man và của cả nhân dân miền Nam dưới ách thống trị bạo tàn của Mĩ - ngụy Trong kí ức tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của Tnú và Mai, có những ngày thay nhau vào rừng tiếp tế đưa cơm cho cán bộ, có khi cả hai đứa cùng đi, chúng ở ln lại ngồi rừng ban đêm, để cán bộ ngủ ngoài rừng một mình trong đêm, cái bụng không yên được, lỡ giặc lùng, ai đưa cán bộ chạy Hình ảnh của Mai và Tnú trong những ngày gian nan cơ cực ấy là “một đứa bé đứng tới ngang bụng cụ Mết Nó đeo một cái xà lét nhỏ xíu của mẹ

nó để lại, trong xà lét trên bỏ rau dưới giấu hai lon gạo trắng, nó luồn như một

con sóc qua các hốc đá cheo leo, nó chạy lon ton trong rừng đi tìm nuôi anh cán

bộ Một đứa con gái còn nhỏ hơn nó nữa hối hả chạy theo nó Đứa con gái vén

chiếc váy của mẹ mới dệt nhảy từ mồm đá này qua mỏm đá khác như một con chim sáo, vừa nhảy vừa gọi lanh lảnh:

- Tnú, Tnú, chờ với chớ, chờ với chớ! Tnú thì quay lại trợn mắt:

- Bi mật chớ, Mail Sao đi đâu cũng tác như con mang thế? Mai muốn cười,

nhưng sợ Tnú, không dám cười "

Cô bé vô tư, hồn nhiên trong sáng, có giọng nói trong vắt, sau này đã trở thành

người phụ nữ có vẻ đẹp dịu dàng, tấm lòng yêu thương, nhân hậu Sau ba năm, thoát ngục Kon tum về, gặp lại Tnú, lần đầu tiên sau khi ở tù về Tnú gặp lại Mai, thấy Mai đã lớn anh không ngờ, và Mai thì cầm hai bàn tay anh lúc ấy còn lành lặn, ứa nước mắt khóc, không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa thương yêu Người phụ nữ nhân hậu, dịu dàng, đầy nữ tính ấy đã có những ngày tháng hạnh phúc êm đẹp bên người chồng dũng mãnh và đứa con nhỏ yêu thương Nhưng, phút lâm nguy, khi giáp mặt với bây lang sói

hung tợn, cô như trở thành một tượng đài của lòng bất khuất Giữa bầy lính, mười

thằng, đủ súng ống và sự man rợ, cô không mảy may run sợ Cô “ngửng đôi mắt lớn nhìn thằng Dục” Thằng Dục xem cô là “con mọi cộng sản”, “con cọp cái”, là cơ sở để “dụ được con cop đực trở về” Nó cảm một cây gậy sắt dài tra tấn đánh

đập mẹ con Mai “Trận mưa cây sắt mỗi lúc dồn dập” Bằng tất cả sự dẻo dai

nhanh nhẹn của người phụ nữ sống ở núi rừng, cô đã cố bảo vệ đến cùng đứa con- giọt máu của tình yêu Người mẹ trong tay không một vũ khí đã phải chống

chọi một cách bất lực với bọn sát nhân tàn bạo Đến khi trút hơi thở cuối cùng

dưới bàn tay đẫm máu của bọn mặt người dạ thú cô vẫn một mực trung thành với cách mạng, không khai báo nửa lời Nhưng cái chết của những người như mẹ con Mai mãi làm núi sông này đau đón, ta liên tưởng đến những cây xà nu đang tràn

đây sức sống, bị đại bác chặt đứt nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão,

những cây xà nu con phải chết một cách oan khuất

Trang 16

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

6.2 Dít:

-_ Nhưng tác giả đã khéo léo để người đọc thấy Mai không chết, người như Mai vẫn tiếp tục tái sinh, sống trong hình ảnh của Dít, bởi Dít giống chị như hai giọt

nước Không phải ngẫu nhiên Tnú bất chợt cảm thấy “có một luồng lạnh rân rân

6 mat va ngực Mai! Trước mắt anh là Mai đấy!” Nếu vẻ đẹp nổi bật của Mai là sự

yêu thương nhường nhịn thì ở Dít lại là sự rắn rỏi của người chiến sĩ Lớn lên trong đau thương, mất mát của quê hương, gia đình, thù nhà, nợ nước chồng chất đã tôi luyện cho Dít thành một con người kiên gan cứng cỏi đến lạ thường Cũng như Mai, Dít là đại diện cho thế hệ chủ lực đánh Mĩ ở Tây Nguyên, dũng cảm, gan góc không kém øì Tnú Khi cả làng bị giặc ở đồn Bắc Hà bao vây, không

ai lọt ra được, ngoại trừ lúc ấy Dít còn nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng

nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên Dít bị giặc bắt hi ở ngoài

rừng về Bọn giặc để Dít ở giữa sân, lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một,

không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ Cái váy của Dít rách tượt từng mảng Dít khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười thì chùi nước mắt, từ đó im bặt Dít đứng lặng giữa bọn lính Cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ lại giật lên một cái nhưng đôi mắt vẫn nhìn bọn giặc bình

thản lạ lùng Nhiều người băn khoăn rằng, những chỉ tiết như thế này có khốc liệt

quá không? Có phi thực tế không? Câu trả lời thuộc về những người đã từng vào

sinh ra tử Rằng sự dã man tàn bạo của kẻ thù trong thực tế còn khủng khiếp hơn

rất nhiều lần Và hình như, Nguyễn Trung Thành còn muốn nói với ta một điều

sâu xa hơn thế, rằng trong khoảnh khắc con người ta phải tự lớn, nếu không sao có thể đương đầu với đội quân dũng mãnh vũ khí được trang bị đến tận chân răng?

- Vay la, khéng khủng bố được tỉnh thân Dít, bọn giặc đành chịu! Còn khi chị Mai và đứa con bị giặc giết chết một cách dã man, mọi người, kể cả cụ Mết đều

chứa chan nước mắt nhưng ma Dit van “lầm lì, không nói gì cả, mắt ráo hoảnh”

Ngày Tnú lên đường, Dít còn là “một cô bé không có áo mặc, đêm lạnh nó không ngủ, đốt lửa ngồi cho đến gà gáy rồi đi giã gạo thay chị Nó lầm lì, không nói gì cả, đôi mắt ráo hoảnh trong khi mọi người, cả cụ già Mết đều khóc vì cái chết của Mai Phải chăng những giọt nước mắt của Dít đã chảy vào trong kết thành

những giọt thù, giọt hận thấm sâu trong tâm hồn để nuôi dưỡng khát vọng trả thù

- _ Bên cạnh một cô Dít gan góc còn có một cô Dít rất đằm thắm yêu thương

Tình cảm ấy được ẩn giấu bên trong về ngoài tưởng như lạnh lùng Khi biết Tnú

được thưởng phép cô mới cười, thổ lộ lòng mình: “Sao anh về có một đêm thôi Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi” Chỉ trong mấy năm, cùng với sự lớn

Trang 17

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ mạnh của cuộc chiến đấu của dân làng, người con gái Tây Nguyên can trường từ thuở nhỏ ấy đã vượt lên trên những thử thách khốc liệt để trở thành người lãnh đạo chủ chốt của làng Xô Man

- Nha van đã có dụng ý khi xây dựng hai nhân vật Mai va Dít Họ giống nhau như hai giọt nước không chỉ là hình thức mà còn ở tâm hồn, tính cách Nhưng

Mai là nạn nhân của một thời đau thương, đen tối bởi khi đó chị và dân làng

chưa cầm vũ khí Còn Dit, cd cứng cồi, trưởng thành hơn chị, vận hội mới của cách mạng đã trao cho cô cầm súng để chiến đấu trả thù cho quê hương và gia

đình đồng thời để bảo vệ cho sự sống của đất nước nhân dân và cũng là của

chính mình Cũng như Tnú, hình ảnh Dít làm ta liên tưởng đến những cây xà nu vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Nguyễn Trung Thành còn lờ mờ để chúng ta thấy, Dít đã ngồi vào đúng chỗ của Mai, “có một luồng lạnh rân rân ở mặt và ngực Mail Trước mắt anh là Mai đấy!" Tnú có một hạnh phúc qua đi và

một hạnh phúc đang chờ trước mắt, để có những ngọn đồi xà nu xanh tít tắp tận

tới chân trời

6.3 Nhân vật bé Heng

- Ngày Tnú ra đi lực lượng, bé Heng mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà-lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy

- Ngày Tnú về phép, làng Xô Man giờ đây thành làng chiến đấu Thông thạo tất cả hầm chông, bẫy đá, mọi lối đi của làng Xôman, Heng dẫn đường cho Tnú về

Cũng ít nói như những người dân làng Xô Man, nó không sợ nguy hiểm, dẫn đường cho Tnú qua những «Con đường ấy chằng chit ham chông, hố chông, cứ

mười phút gặp một giàn thò (một loại bẫy) chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây

ná, đánh một phát chặt gãy đôi ống quyển, lưỡi thò từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh» Khi tới chỗ « ác chiến điểm » nó nhìn Tnú « cười một cách rất

liếng », « mắt lóe lên một tia sáng nhỏ » bày tỏ niềm tự hào mãnh liệt về công

cuộc cách mạng của dân làng Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu Heng đã có dáng dấp của một chú bé anh hùng Heng háo hức tham gia cách mạng, ước mơ trổ thành anh giải phóng quân, tự trang bị cho mình trang phục của người lính Bằng cái nhìn rất hóm hỉnh và nhân hậu, nhà văn đã dựng lên trước mắt người đọc bức chân dung vừa ngộ nghĩnh vừa đáng yêu của cậu bé (xin được chiếc mũ tai bèo sùm sụp, chiếc áo bà ba dài thườn thượt) Dường như trong chú bé này có hình

bóng của một Tnú khi còn làm liên lạc cho cán bộ khi xưa- một tiểu anh hùng, là

đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non núi rừng Tây Nguyên Cùng với bước đi

lên của cách mạng, thế hệ của Heng chắc chắn sẽ có bước tiến vượt xa lớp cha

anh Mai này trưởng thành, chắc chắn bé Heng sẽ tiếp tục thế hệ cha anh

Trang 18

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ - Nếu cụ Mết xứng đáng với hình ảnh cây xà nu đại thụ giữa rừng xà nu bạt ngàn xanh thẳm, thì bé Heng tượng trưng cho cây xà nu mới lớn ngọn xanh rờn, hình

nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời, sẽ phát triển đến đâu chưa ai lường được “Trên đất Việt Nam ra ngõ gặp anh hùng” Qua tác phẩm Rừng xà nu hình ảnh

người dân Tây Nguyên hiện lên gan góc, kiên cường, căm thù giặc sâu sắc và có

tỉnh thần cách mạng rất cao Họ đã vượt qua những đau thương mất mát, tự

nguyện đứng vào hàng ngũ chiến đấu Đúng là: Lớp cha trước, lớp con sau?/Da thành đồng chí chung câu quân hành” (Tố Hữu)

=> Khái quát về các nhân vật: Tóm lại, mỗi nhân vật trên đây đều có những vẻ

đẹp anh hùng khác nhau nhưng họ đều là những người đại diện cho nhân dân,

cộng đồng Họ là những hình mau tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước Các thế hệ nhân dân Xôman tiếp nối trong cuộc chiến đấu, càng về sau càng lớn mạnh Nhà văn

đã xây dựng được hệ thống nhân vật tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật chủ nghĩa

anh hùng cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ

Lịch sử làng Xô Man được cụ Mết kể suốt một đêm dài bên bếp lửa nhà ưng là

một chuỗi đau thương mất mát nhưng đó cũng là những trang sử vẻ vang bất

khuất không thể nào dập tắt được dân làng viết nên bằng máu và nước mắt của

mình

7 Bài viết hay - Rừng xà nu - truyện ngắn đậm chất sử thi thời đánh Mĩ

Rừng xà nu được viết ra vào giữa năm 1965, trong những ngày bắt đầu cuộc chiến

tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta “Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc MỸ Tuy kể về những sự kiện xảy ra trước đó mấy năm nhưng truyện ngắn này đã tiếp được hơi thở hào hùng của

thời hiện tại, và hiện thực được mô tả mang đậm ý nghĩa phổ quát Chuyện làng

An”

Xô Man trở thành chuyện của cả “Đất nước đứng lên” trong cuộc đối đầu lịch sử Hình tượng lớn lao bao trùm toàn bộ tác phẩm là hình tượng những cây xà nu

Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn cũng như sự sinh động, chân

thực như cuộc đời Và trước hết nó khơi lên nguồn cảm hứng dạt dào ở người

viết, trở thành điểm tựa điểm gợi tứ để nhà văn suy ngẫm về mạch sống của đất

nước và sức sống của nhân dân Không phải ngẫu nhiên mà có một câu văn được

lặp lại gần y nguyên đến hai lần ở phần đầu và phần kết thúc của tác phẩm:

Trang 19

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

“Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tâm mắt cũng khơng thấy gì khác

ngồi những đổi xà nu nối tiếp chân trời” Đấy là một điệp khúc trầm hùng làm

nền cho toàn bộ câu chuyện Tác giả chưa bao giờ để gián đoạn mạch kể về rừng

xà nu Cây xà nu khi thì tách ra, khi thì hòa nhập với con người Tả cây xà nu tác giả ưa dùng thủ pháp nhân hóa, còn khi là con người ông lại thường xuyên liên hệ, so sánh với cây xà nu “Xà nu”, “xà nu” - tác phẩm trùng trùng điệp điệp với những “xà nu” và đó chính là điểm khá cơ bản quy định chất thơ hào hùng của nó (thơ, như có người nhận xét, là một kết cấu trùng điệp đây âm vang)

Hãy trở lại với đoạn mở đầu của truyện ngắn Nhà văn đã đem hết bút lực của

mình ra để tả một khu rừng xà nu Đấy không phải là một khu rừng xà nu chung chung mà là khu rừng xát cạnh làng Xô Man, kế bên con nước lớn (nguồn sống

của con người) và lọt trong tầm đại bác của đồn giặc Ngay từ đầu ta đã thấy rừng

xà nu phải đối diện với những thử thách ác liệt, dữ dội Thương tích là không thể tránh khỏi: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ngang như một trận bão” Nhưng

sức sống mãnh liệt của cây xà nu mới là điều tác giả muốn nhấn mạnh: “Trong

rừng ít có loại cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy Cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” Chúng khỏe vì chúng tha thiết với mặt trời: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp

lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi trên cao xuống từng luồng lớn thẳng

tấp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng” Thật là một đoạn miêu tả sống động, giàu chất tạo hình nhưng không chỉ có ý nghĩa tả thực

Rừng xà nu, đấy chính là một ẩn dụvề con người: con người đau khổ, con người bất khuất, con người khát khao tự do, con người của truyền thống anh hùng lớp

trước lớp sau liên tục đứng lên bảo vệ phẩm giá của mình Thêm nữa, rừng xà nu ở đây còn là một hình tượng tượng trưng, một biểu tượng cho con người Tây Nguyên, cho cả một dân tộc hiệp sĩ : “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng” Trong hành động ưỡn tấm ngực lớn chứa đựng biết bao nhiêu là kiêu hãnh, nó biểu thị một phẩm chất phóng khoáng, hào hiệp và là một hành động tự nguyện do xác định được đúng vị trí đứng đầu bão táp của mình Để diễn tả một nội dung phong phú như vậy qua hình tượng cây xà nu, tác giả đã sử dụng một giọng văn thiết tha pha chút cường điệu Nhiều lúc như không nén nổi những xúc động đang tràn ngập vì yêu thương, vì yêu thương và cả kính trọng

nữa, nhà văn đã thốt lên những lời nhận xét trực tiếp, để lộ cái tôi của mình

“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nẩy nở khoẻ như vậy”, “Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế” Hàng loạt động từ, trạng từ gây cảm giác mạnh được

huy động cho mục đích miêu tả: ao ao, ta, tràn trẻ, ngào ngạt, long lanh, gay gắt,

bầm, ngã gục, lao thẳng, phóng, vượt, ưỡn v.v Đặc biệt, tác giả đã sử dụng rất

đắt cái nhìn của điện ảnh để cho sự vật hiện lên động và nét hơn Ống kính của

Trang 20

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ ông khi thì lùi ra xa để ghi lấy toàn cảnh rừng xà nu, khi lại rà sát, soi kỹ dáng vươn lên kiêu dũng của những cây xà nu con Có lúc tác giả quay chếch ống kính để trước mắt ta, màn ảnh như chao đảo: một cảnh tượng tuyệt vời nên thơ, tráng lệ hiện ra: “ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp

Mạch cảm xúc đã được khơi lên Hướng đi của ngòi bút đã được hình dung Điểm “neo” những ấn tượng và quan sát phong phú đã được xác định với một cái làng cụ thể Từ đây toàn bộ câu chuyện cứ thế mà tuôn chảy và hiện rõ trước mắt

người viết, người đọc mồn một từng chỉ tiết từng hình ảnh

Chuyện làng Xô Man được bắt đầu từ thời điểm hiện tại: “Ba năm đi lực lượng bữa

nay Tnú mới có dịp ghé về thăm làng Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn dẫn

anh về” đấy là những lời kể cô đúc hé lộ một lịch sử và báo hiệu một đổi thay

Quả thực làng Xô Man đã đổi thay nhiều lắm so với ngày Tnú ra đi Khắp núi rừng đâu cũng có cạm bẫy chờ sẵn “chờ đón” quân thù Một lớp người mới trưởng

thành đứng ra gánh vác công việc kháng chiến Sinh hoạt trong một làn vui tươi

và có quy củ Tất cả toát lên một vẻ hồ hởi tự tin khiến cho Tnú không khỏi có

chút ngỡ ngàng Phải nói rằng sự lựa chọn thời điểm bắt đầu câu chuyện hết sức thích hợp Tất cả phải từ hôm nay và cho hôm nay, cũng y như mục đích kể

chuyện tại nhà Ưng của cụ Mết Đó là sự chuẩn bị tinh thần để bước vào một thử

thách to lớn mới Những lời nhắc nhở trầm vang như tiếng chiêng, cổng của cụ

Mết: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng

mà nghe, mà nhớ .” cũng chính là lời nhắn gửi của độc giả, trước hết là độc giả

của thời kỳ lịch sử ấy

Ra đời trong một thời điểm hào hùng của lịch sử, lại kể về những sự việc có tầm

vóc thời đại, giọng điệu trần thuật có màu sắc anh hùng ca đã được sử dụng rất đắc địa Lời kể của tác giả đã hoà lẫn với lời kể của cụ Mết và dòng hồi tưởng của Tnú một cách hết sức tự nhiên Cái bi tráng của một giai đoạn cách mạng cùng khí thế chiến đấu bừng bừng của buôn làng Tây Nguyên ngày nổi dậy đã được tái hiện với đúng “chất” của nó Trên dài đất cao nguyên hùng vĩ này từng có người dân sống nghẹt thở dưới ách áp bức, khủng bố bạo tàn của Mĩ Diệm

Khắp nơi đều có dấu vết tội ác của chúng Thiên nhiên bị tàn phá Nhân dân bị

chém giết Chúng “đi trong rừng xà nu như con beo” với những “lưỡi lê dính

máu” Quả là chúng đang làm chủ cả núi rừng, nhưng là cách làm chủ của beo sói Khi kể chuyện Tnú hồi nhỏ đi liên lạc bị giặc bắt, có đến ba lần tác giả nói đến vết

đao trên lưng em Đó là một chỉ tiết nghệ thuật tiêu biểu tố cáo tội ác man rợ của

kẻ thù Ngay tấm lưng nhỏ bé, non trẻ “rộng chưa bằng bề ngang của cái xà lét

mẹ để lại” dường như sinh ra để cha mẹ vuốt ve cũng phải hứng chịu những sự vùi dập tàn bạo, phũ phàng nhất Ö một đoạn khác, khi nói đến tình thế bị o ép

Trang 21

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ dữ dội của dân làng Xô Man trước ngày khởi nghĩa, tác giả đã có dụng ý mô tả

môt loạt âm thanh kinh khủng, đó là tiếng cười sằng sặc, giần giật của thằng Dục

ác ôn, tiếng roi vun vút, tiếng gậy sắt nện hừ hự xuống thân người

Nhưng sự việc đã diễn ra theo đúng quy luật có áp bức có đấu tranh, và một chân

lí cách mạng dần dân được làm sáng tỏ: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm

giáo” Rừng xà nu không chỉ chuyện làng Xô Man trong đau thương mà chủ yếu là chuyện làng Xô Man đứng dậy Tác giả đã rất thành công khi xây dựng chân dung

một tập thể anh hùng Họ gồm những cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng

mỗi người mỗi vẻ nhưng đều giống nhau ở sự gan góc, ở lòng trung thành với cách mạng Sự gan góc, trung thành ấy không biểu hiện ồn ào Nó ít lời mà dồn

nén biết bao dữ dội Tnú bị bắt, cụ Mết chỉ nói: “Tnú đừng làm xấu hổ làng Xô

Man” Tnú trả lời bằng bằng một cái nhìn Giặc cởi trói cho Tnú để em chỉ chỗ

người cộng sản, Tnú để bàn tay lên bụng mình nói *Õ đây này” Rồi đôi mắt của Mai, cái nhìn của Dít rõ ràng đó là cái im lặng của những người đã chịu nhiều đau khổ, cái im lặng đầy sức mạnh, đầy đe dọa với quân thù, nó báo trước sự

bùng nổ ghê gớm của lòng căm giận Trong tác phẩm còn có một đoạn rất đáng

chú ý khác nói về sự dũng cảm của Dít trước quân ác thú Có thể nói trong khoảnh khắc, Dít đã lớn rất nhiều, thoạt đầu Dít khóc thét lên khi bị chúng bắn

dọa Nhưng đến viên đạn thứ mười, Dít đã chùi nước mắt, bình thản nhìn về bọn

giặc Đây là một chỉ tiết giàu tính tượng trưng Không thể nói sự thay đổi đó của

Dít như nói về một sự trấn tĩnh bình thường Trong tình thế khó khăn con người

phải tự lớn vượt lên mau chóng nếu không sẽ bị đè bẹp Dềnh dàng là chết Điều

đó đúng với cả làng Xô Man, cả Tây Nguyên và cả cách mạng miền Nam ngày ấy

Trong nhiều nguyên nhân tạo nên sức quật khởi của làng Xô Man mà tác giả có ý

thức nêu lên, nguyên nhân thuộc về truyền thống lịch sử đã được biểu hiện qua

một hình tượng sinh động: cụ Mết Đúng là tác giả viết trong một bài hồi ức: “Ông là cội nguồn Là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên còn trường tồn đến hơm nay Ơng như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự đi tới nối tiếp và

mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn sành sỏi và tự giác hơn của thế hệ sau” Để tả

cụ Mết tác giả thường mượn những đặc tính của cây xà nu làm đối tượng so sánh:

ngực cụ “căng như một cây xà nu lớn”, còn bàn tay “nặng như sắt” của cụ thì “sần sùi như vỏ cây xà nu” tiếng nói của cụ cũng thật đặc biệt: “nặng trịch”, “ồ ổ” “dội

vang trong lồng ngực” tưởng như tiếng âm vọng của núi rừng Đúng là không thể

hình dung nổi cuộc sống chiến đấu của đồng bảo các dân tộc Tây Nguyên mà lại

thiếu hình ảnh cụ Mết Riêng đối với phương diện hình thức nghệ thuật của tác

phẩm, hình ảnh đó tạo nên màu sắc Tây Nguyên đậm đà trên từng trang viết và tạo những điểm nhấn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đẻ, những điểm nhấn gắn liền

với các câu nói mang ý nghĩa tông kết, giáo dục và kêu gọi của cụ: “Nghe rõ chưa,

các con rõ chưa Nhớ lấy, ghi lấy Sau này tau chết rồi, bây còn sống phải nói lại

Trang 22

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

cho con cháu: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! .” có thể nói thêm:

nếu thiếu hình ảnh cụ Mết, tác phẩm sẽ thiếu đi một cơ sở quan trọng để sử

dụng cái giọng trầm hùng vang vọng rất sử thi như nó đã có

Nhiều đêm bên bếp lửa trong nhà ưng, cụ Mết đã kể cho con cháu nghe chuyện

về anh Tnú Đó là câu chuyện của thời hiện tại nhưng đã được lịch sử hoá bởi nó

quá tiêu biểu cho hành trình số phận của các dân tộc Tây Nguyên thời danh Mi Cuộc đời của Tnú đã trải qua biết bao thử thách khốc liệt ngay từ thuở còn thơ

Chính những thử thách ấy đã hun đúc nên một con người mang nhiều phẩm chất

tốt đẹp: gan dạ, trung thưc, một lòng một dạ gắn bó với cách mạng Khi lớn lên, hạnh phúc riêng vừa đánh chết ngay trước mắt anh mà anh không làm gì được

Bản thân anh bị giặc bắt và bị chúng đốt cụt mười đầu ngón tay Từ nỗi đau

thương và căm thù đó, anh tham gia lực lượng quân giải phóng góp phần bảo vệ

quê hương, trở thành niềm tự hào của buôn làng, thánh tấm gương cho cụ Mết

dùng để giáo dục thế hệ sau Khắc hoạ nhân vật Tnú, tác giả rất chú ý miêu tả hai

bàn tay của anh - hai bàn tay biết kể với chúng ta về số phận một con người Nhìn chung, với nhân vat Tnú cũng như với hầu hết các nhân vật khác, tác giả

thường nhắc đi nhắc lại một đặc điểm nỗi bật nào đó của họ Phải chăng ở đây có

dấu vết của cách giới thiệu nhân vật trong sử thi? Dù sao đây cũng là một trong những đặc điểm hình thức khá nổi bật của truyện ngắn này

Rừng xà nu là trải nghiệm một đời văn, một đời chiến sĩ được nhốt chặt trong

một khuôn khổ hẹp Niềm xúc động thiêng liêng về hình ảnh kì vĩ của tổ quốc giữa những ngày thử thách đã thôi thúc Nguyễn Trung Thành viết nên thiên truyện này Đó là một tác phẩm rất cô đọng nhưng cũng hết sức bay bổng, gợi

nên những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê Một tác phẩm xuất sắc khá xứng

tâm với thời đại đánh Mĩ oanh liệt, hào hùng

(Phan Huy Dũng, in trong Phân tích và bình giảng tác phẩm văn học lớp 12, Nxb GD, 1997)

8 Cam nghĩ về đôi bàn tay Tnú (Đỗ Ngọc Quỳnh Như)

Tôi đã dừng lại thật lâu bên tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) tác

phẩm ấy, cùng với hình tượng cây xà nu, tôi ấn tượng nhất trước hình ảnh đôi

bàn tay Tnú như điểm sáng, là biểu tượng cho ý chí căm thù giặc và tỉnh thần cách mạng vô song

Đôi bàn tay Tnú không chỉ dừng lại ở bàn tay lao động mà còn là bàn tay chiến

đấu của người chiến sĩ, bàn tay trong máu lửa khốc liệt Bàn tay ấy hiện lên trong

những câu văn xuôi, nhưng vẫn đẹp như thơ, nổi bật khối và hình, như chạm khắc

Trang 23

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

của hội họa, của vũ, nhạc và đặc biệt hơn là gửi tới bạn đọc biết bao điều vừa giản

đị thân thương, vừa thiêng liêng, vừa cao cả

Thoạt đầu, đấy là hai bàn tay lúc còn lành lặn Đôi bàn tay chú bé mồ côi nắm lấy

tay cô bé Mai chăm chỉ chặt củi, xách nước, lên rẫy trồng tỉa, xách xà lét giấu gạo

đi nuôi cán bộ Quyết Đôi bàn tay Tnú cảm viên phấn bằng đá trắng lấy từ núi

Ngọc Linh về tập viết chữ, mé dân cánh cửa cuộc đời để đến với cách mạng Và

cũng chính đôi bàn tay bé nhỏ ấy đã dũng cảm mang công văn đi làm liên lạc vì

căm thù thằng giặc vô ngần Bọn giặc bắt được Tnú, tra tấn đã man, hỏi cộng sản

ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói: “Õ đây này” Bàn tay Tnú chỉ rõ và khẳng định lý tưởng cách mạng không ở đâu xa mà ở ngay trong tâm hồn mình Đây chính là nét đẹp thứ nhất của bàn tay Tnú: bàn tay của sự tín nghĩa, thủy chung Bàn tay Tnú còn là bàn tay của sự yêu thương, bàn tay đau đớn, căm thù, mang chất vàng của nhân phẩm, bàn tay người chiến sĩ cộng sản Tnú yêu Mai - cô bạn thuở thiếu thời Bàn tay ấy cũng đã được Mai nắm chặt mà khóc những giọt nước

mắt nóng bỏng yêu thương, đồng cảm khi Tnú vượt ngục trở về Những tưởng

hạnh phúc ấy sẽ mãi mãi tròn đầy Vậy mà bọn giặc lại nhẫn tâm phá tan đi

niềm hạnh phúc đơn sơ ấy! Không bắt được Tnú, chúng bắt Dít rồi tới mẹ con Mai tra tấn dã man bằng gậy sắt hòng để anh ra mặt “Trận mưa cây sắt mỗi lúc

một dồn dập Không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bat” Lửa hận dâng lên ngút ngàn, đốt cháy tâm can Tnú,

truyền từ đôi tay lên đôi mắt “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”

Mỗi ngón tay anh như nóng bỏng lên bởi tình thương, nỗi lo và sự căm hờn “Hai cánh tay như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai” Mười ngón tay nóng bỏng lửa căm thù, thương xót đã truyền sức mạnh vào hai cánh tay Nhưng mà “Tnú chỉ có tay không giữa quân thù đầy vũ khí Và khi chỉ có tay không thì

Tnú cũng không cứu được chính đời mình, không bảo vệ được sự sống và tình yêu, không bảo vệ được hòn máu của đời anh” (Đỗ Kim Hỏi) Mẹ con Mai chết

còn Tnú thì bị giặc bắt tra tấn Bọn thằng Dục tàn nhẫn tẩm thứ dầu xà nu của quê hương anh vào giẻ rồi quấn giẻ lên mười đầu ngón tay anh, mười điểm chót vót, bén nhạy nhất của hệ thần kinh Bàn tay Tnú như đang đỏ rực lên, lung linh, dữ dội Nguyễn Trung Thành không miêu tả chỉ tiết bằng những động từ, tính từ

đặc tả mà chỉ ngắn gọn mấy câu và một hình ảnh ví ngầm “Mười ngón tay đã

thành mười ngọn đuốc” nhưng cũng đủ truyền tới người đọc biết bao cảm xúc: Khủng khiếp, ghê sợ, đau xót rồi cảm thương, căm giận Nhưng “Tnú không thèm, không thèm kêu van” Từ văn tự sự chuyển thành văn trữ tình, đoạn truyện

không còn là lời kể của tác giả nữa mà đã cất lên tiếng nói nội tâm nhân vật, đây những giằng xé, quằn quại Ngọn lửa của âm mưu thâm độc, của tội ác dã man đã không đốt cháy được chất vàng mười trung thành, bất khuất của người chiến sĩ

Trang 24

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ trẻ tuổi Tây Nguyên Hai bàn tay đuốc lửa của Tnú đã châm ngòi cho phong trào Đồng khởi của dân làng Xô Man vùng lên tiêu diệt bọn giặc tàn ác và trở thành biểu tượng của khí phách Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời đại ngày nay:

“Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Ta hóa vàng nhân phẩm, lương tâm

Chúng muốn ta bán mình ô nhục

Ta làm sen thơm ngát giữa đầm ”

(“Việt Nam máu và hoa” - Tố Hữu)

Bàn tay lành lại, mỗi ngón tay cụt một đốt, trở thành chứng tích của tội ác chiến

tranh mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời Đôi bàn tay với ngón tay chỉ còn lại

hai đốt vẫn có thể cầm giáo, cảm súng để Tnú lên đường chiến đấu “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!", chân lý này giúp người ta ý thức được tầm

quan trọng của vũ khí, không thể không cẩm vũ khí, nhưng cũng không nên ở lại vào vũ khí, cái quyết định cuối cùng vẫn là đôi bàn tay con người Chính vì thế, Nguyễn Trung Thành đã cẩn thận kể thêm chỉ tiết Tnú dùng hai bàn tay không, cụt đốt, đôi bàn tay quả báo để xiết cổ tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã

thú Có thể nói, bàn tay Tnú biểu tượng cho sức mạnh của khối đoàn kết cộng

đồng, sự gắn bó mạch sống của mảnh đất, rừng cây và sức sống con người Đó là đôi bàn tay huyền thoại, vô địch trước sức mạnh của mọi kẻ thù

Bàn tay Tnú - một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ như có một số phận riêng, gắn bó mật thiết với cuộc đời Tnú và góp phần tô đậm thêm những nét phẩm chất, tính cách cao đẹp của anh Đẹp biết bao những bàn tay chiến sĩ Việt Nam, những bàn tay lao động Việt Nam: “Bàn tay ta làm nên tất cả ”, tôi muốn ngân lên mãi câu thơ ấy của nhà thơ Hồng Trung Thơng “Tay người như có phép tiên”, tôi muốn hát lên mãi lời ca ấy của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thị Và tôi muốn nói lại nhiều lần những vẻ đẹp của bàn tay Tnú trong truyện ngắn

“Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) bởi tự hào biết mấy hai tiếng Việt Nam

9 Rừng xà nu thiên sử thi vọng về từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ

Trung thành với bút pháp lí tưởng hóa, từ rất lâu, Nguyễn Trung Thành đã lặn lội

tới khắp mọi miền Tổ quốc và cả mảnh đất xứ Quảng quê hương ông để tìm kiếm một hình mẫu người anh hùng cho riêng mình Nhưng có lẽ, hiếm có vùng đất nào để lại cho ông nhiều ấn tượng như mảnh đất Tây Nguyên Nếu cuộc đời và tài

Trang 25

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

năng thiên bẩm cho Nguyễn Trung Thành cái nghiệp cầm bút thì có lẽ mảnh đất

Tây Nguyên lại là nơi đưa lại cho ông cái duyên gắn bó với nơi này Õ đây, ông đã tìm thấy một “Đất nước đứng lên” của riêng mình với hình tượng anh hùng Núp tạc vào sử sách hào hùng của một thời đánh Pháp Bước vào cuộc kháng chiến chống MỊI, cái duyên lại đưa Nguyễn Trung Thành trở lại với mảnh đất của những dãy đại ngàn hùng vĩ, của những cao nguyên mênh mông, bát ngát với những con

người sống tự nhiên, hồn nhiên như cây cỏ mà kiên cường, bất khuất trong đấu

tranh chống kẻ thù xâm lược Bằng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa, tình cảm sâu

nặng với mảnh đất Tây Nguyên cùng tài năng thiên bẩm, Nguyễn Trung Thành đã tạo nên khúc tráng ca bất tử của đất và người Tây Nguyên thời đánh Mĩ -

truyện ngắn “Rừng xà mu” Đó thực sự là một thiên sử thi vọng về từ dãy đại ngàn

Trường Sơn hùng vĩ của một thời chiến đấu oanh liệt, hào hùng đã qua!

9.1 “Rừng xà nu” là câu chuyện kể về một thời, một đời và được kể trong một

đêm:

Không gian, bối cảnh của “Rừng xà nu” chỉ gói gọn ở một buôn làng Xô Man nhỏ bé giữa dãy đại ngàn Trường Sơn; thời gian cũng chỉ là một đêm ngắn ngủi bên bếp lửa nhà ưng và câu chuyện cũng chỉ xoay quanh một nhân vật - Tnú - người

con ưu tú của bản làng Xô Man Ấy vậy mà người đọc lại cảm nhận được một

không khí hào hùng, sục sôi của cả miền Nam thời đánh Mĩ Ö đó có những con người sắt son một niềm tin vào Đảng Niềm tin ấy xuất phát từ một chân lí hết sức giản dị: Cán bộ là Đảng Đảng còn, núi nước này còn Sự sống còn của Đảng là sự sống còn của buôn làng, của nhân dân Bởi vậy, năm năm qua, dân làng Xô

Man vẫn tự hào, chưa có người cán bộ nào bị giặc bắt và giết trong khu rừng của làng này Bất chấp sự tàn bạo của kẻ thù, người dân nơi đây vẫn sắt son một lòng

đi theo Đảng Cái chết đầy đau thương của những anh Xút, bà Nhan cũng không

làm cho họ mất niềm tin Họ vẫn bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ bằng chính sinh

mạng và máu của mình Hằng đêm, những con người nơi đây vẫn bí mật chuẩn bị

vũ khí, đợi chờ lệnh cho đánh của Đảng để vùng lên tiêu diệt kẻ thù Không khí của làng Xô Man cũng chính là không khí của cả miền Nam thời đánh Mĩ Đó là không khí căng thẳng, sôi sục, dường như đang sắp võ tung ra thành ngọn lửa, thành làn sóng của sức mạnh căm thù, quật khởi để đốt cháy, cuốn phăng đi tất

cả bè lũ xâm lược Cái không khí đợi chờ lệnh cho đánh của Đảng ở làng Xô Man

cũng giống như sự im lặng đáng sợ của không gian trước khi bầu trời nổi lên

phong ba, bão tố Sự kiện mẹ con Mai bị tra tấn tàn bạo đến chết, Tnú bị giặc bắt,

đốt mười đầu ngón tay nhằm uy hiếp, khủng bố tỉnh thần người dân Xô Man đã

bất chợt trở thành ngọn lửa châm ngòi cho cái kho thuốc nổ của lòng căm thù

nb nn

vốn lâu nay đã bừng bừng uất hận Tiếng “giết”, “chém”, “chém hết” là âm thanh

Trang 26

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ của lòng căm thù, là tiếng súng nổ rên vang báo hiệu cho một thời kì mới của

cách mạng miền Nam đang sắp sửa bắt đầu Xác mười tên lính giặc nằm ngổn

ngang quanh nhà ưng báo hiệu cho một cuộc đụng độ quyết liệt, một mất một còn giữa nhân dân miền Nam, dân tộc Việt Nam với đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ

tay sai của chúng Trong cái đêm dữ dội ấy, cụ Mết, người lưu giữ truyền thống

của làng Xô Man đã ra lời kêu gọi như một lời hiệu triệu, một lời hịch ngắn gọn,

dứt khoát mà đanh thép, hùng hồn: Bắt đâu rồi! Mỗi người hãy tìm cho mình một cây mác, một cây dụ, một cây rựa Ai không có thì uót chông Năm trăm cây chông Đốt lửa lên! Đêm hôm ấy, cả khu rừng làng Xô Man am ào, náo động Đó cũng là

cái không khí sục sôi của cả miền Nam trong phong trào Đồng khởi 1960, phá tan

sự kìm kẹp của chế độ Mĩ - Diệm, mở ra một thời kì mới cho cách mạng Việt Nam và công cuộc thống nhất nước nhà Trong những ngày sôi sục, dữ dội, quyết

liệt, hào hùng năm 1965, khi nhân dân miền Nam và cả dân tộc Việt Nam đang bước vào cuộc đụng độ lịch sử với đế quốc Mĩ hùng mạnh thì lời khẳng định của

cụ Mết: Chúng nó đã cầm sứng, mình phải cầm giáo đã trở thành một bài học lịch sử thiêng liêng: Phải cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ buôn làng và đất nước, quê hương Mượn lời nói của cụ Mết, Nguyễn Trung Thành muốn gửi gắm một thông điệp: Trong cuộc chạm trán với đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, muốn

giải phóng, thống nhất đất nước; muốn thoát khỏi thân phận nô lệ thì không có

cách nào khác là phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách

mạng Con đường giải phóng cho nhân dân miền Nam, dân tộc Việt Nam lúc bấy

giờ không có con đường nào ngoài con đường đấu tranh vũ trang Bởi vậy, tuy

viết về cuộc nổi dậy của một buôn làng Xô Man nhỏ bé dưới dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ trong những năm Đồng khởi 1960, nhưng “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành đã trở thành gương mặt soi bóng cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam suốt một thời đánh Mĩ vinh quang và rất đỗi hào hùng!

9.2 “Rừng xà nu” là câu chuyện kể về những người anh hùng của núi rừng Tây

Nguyên thời đánh Mĩ!

Có một sự tiếp nối liên tục, liền mạch giữa những con người làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì và anh dũng Giống như những cánh rừng xà nu trải dài trong màu xanh bất tận, “cạnh một cây xà ru mới ngã gục đã có bốn năm cây cơn mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”,

những con người như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít và cả cậu bé Heng đều là những dòng

chảy liên tục, không ngừng nghỉ Õ họ, ta cảm nhận được tất cả sự yêu thương, niềm tin, vẻ đẹp, lòng anh dũng và quả cảm mà những người dân làng Xô Man đã

gửi gắm Nói cách khác, những con người ấy là những khuôn mặt đại diện cho phẩm chất chung của cả cộng đồng, là tấm gương soi chiếu cho khát vọng, ý chí

Trang 27

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

và phẩm chất của cộng đồng ấy Cụ Mết là biểu tượng của truyền thống anh dũng, bất khuất của dân làng Xô Man Ông đóng vai trò là người lưu giữ và truyền

lại cho những thế hệ đi sau sức mạnh quật cường của biết bao thế hệ đi trước với

lời nhắn nhủ hùng hồn, tha thiết: “Nhớ lấy, ghi lấy Sau này tau chết rồi, bay còn

song phai noi lai cho con cháu: Chứng nó da cam sting, minh phải cầm giáo!" Bởi

thế, khi cụ Mết cất tiếng nói, mọi người đều im lặng, trang nghiêm lắng nghe bởi

họ cảm nhận được sự thiêng liêng trong từng lời nói, từng câu chuyện mà ông cụ kể Trong ý thức của mình, tập thể dân làng Xô Man đã gửi gắm ở cụ Mết niềm

tin về vai trò của một người giữ lửa, một người lưu giữ truyền thống của cộng

đồng, dân tộc Như một cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ, ngọn lửa của lòng

căm thù và truyền thống quật cường, bất khuất lại được các thế hệ đi trước

truyền lại cho thế hệ đi sau Ý thức rất rõ vai trò và trách nhiệm mà cộng đồng

đã gửi gắm ở bản thân, những con người như Tnú, Dít tiếp tục gánh vác niềm tin

mà cả cộng đồng làng Xô Man đã gửi gắm nơi họ Sự gan góc, kiên cường từ thuở nhỏ của Dít đã góp phần hình thành nên bản lĩnh vững vàng ở người con gái này Trong bão táp chiến tranh, Dít nhanh chóng trưởng thành Người con gái trẻ tuổi ấy giờ đây đã là một cô chính trị viên xã đội đường hoàng, chững chạc, chịu trách

nhiệm lãnh đạo phong trào đấu tranh của buôn làng Xô Man Dù vậy, dẫu rất nhớ

và mong được gặp lại Tnú, Dít vẫn luôn ý thức được vai trò của mình trước tập thể Trong phút đầu gặp gỡ, cô giữ thái độ nghiêm khắc và lạnh lùng khi hỏi giấy cấp trên cho Tnú về nghỉ phép Nếu Tnú không có thì với cô, cách xử lí cũng rất đơn giản: ủy ban phải bắt thôi! Nghĩa là ở Dít, cô phân biệt rất rõ ràng, rạch ròi giữa tình cảm riêng tư và trách nhiệm trước tập thể, giữa tình cảm gia đình với

quyền lợi của cộng đồng, dân tộc Còn Tnú, ngay từ nhỏ, khi xung phong vào

rừng nuôi cán bộ, cậu bé ấy đã ý thức rất rõ vai trò của mình sau này lớn lên sẽ thay anh Quyết lãnh đạo phong trào cách mạng của làng Xô Man Cái hành động chỉ tay vào bụng mình khi bị giặc bắt để dõng dạc bảo: Cộng sản ở đây! thể hiện cho sự tự giác cao độ trong ý thức cách mạng, trong niềm tin tuyệt đối vào Dang

Và sau này, khi đã trở thành một anh bộ đội giải phóng, lên đường chiến đấu, Tnú

vẫn luôn hiểu rằng, dân làng Xô Man đang ngày đêm dõi theo và tin tưởng ở anh Bởi vậy, dù rất nhớ và mong được về thăm làng, nhưng Tnú cũng chỉ trở về khi

được cấp trên cho phép và cũng chỉ về trong một đêm Dù ở đâu, làm gì, anh đều

luôn cố gắng sống và chiến đấu làm sao cho xứng đáng với niềm tin yêu của dân

làng, xứng đáng là người con ưu tú, là tấm gương để hằng đêm bên bếp lửa nhà

ưng, cụ Mết giáo dục truyền thống cho lớp lớp cháu con Những con người như cụ Mết, Tnú, Dít thực sự là những dòng sông âm thầm bồi đắp truyền thống cho những thế hệ kế tiếp Họ đích thực là những khuôn mặt soi bóng, đại diện cho những phẩm chất ưu tú của cả cộng đồng, là sự kết tỉnh cho những vẻ đẹp của cả

Trang 28

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

cộng đồng ấy trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng và hào hùng của dân

tộc Việt Nam!

9.3 “Rừng xà nu” là khúc tráng ca vọng về từ dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ! Âm hưởng bao trùm truyện ngắn “Rừng xà ru” của nhà văn Nguyễn Trung Thành

là âm hưởng ngợi ca hào hùng về sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người

Tây Nguyên thời đánh MI Bằng những câu văn giàu chất tạo hình với thủ pháp nhân hóa, liên tưởng, so sánh bất ngờ, độc đáo, hình ảnh khu rừng xà nu kiên cường giữa đạn đại bác quân thù mãi mãi chạm khắc vào tâm trí độc giả ấn tượng

về sức sống trường tồn, bất diệt của dân tộc Việt Nam trong một thời máu lửa:

“Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như uậy Cạnh một cây xà ru mới ngã gục, đã có bốn năm cây cơn mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn miti tên lao thẳng lên bầu trời Cũng có ít loại cây ham anh sáng mặt trời đến thế Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng Lluông lớn thẳng tắp, lớng lánh số hạt bụi ồng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ

màng” Dẫu có mất mát, đau thương, song ấn tượng đọng lại ở người đọc vẫn là

màu xanh ngút ngàn kéo dài mãi tới tận chân trời của những cánh rừng xà nu bất tận Vang vọng mãi đâu đây là lời thách thức đầy ngạo nghễ của cụ Mết: “Không gì mạnh bằng cây xà mu đất ta Cây mẹ ngã, cây con mọc lên Đố chúng nó giết hết

cánh rừng xà tru này” Đó là âm hưởng về sự trường tồn, bất diệt vọng về từ dãy

đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ Những con người ở làng Xô Man này cũng chính là một cánh rừng xà nu kéo dài mãi tới tận chân trời Viết về họ, Nguyễn Trung Thành muốn ngợi ca sự kiên cường, anh dũng của cả Tây Nguyên, của miền Nam

và của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với đế quốc

Mĩ và bè lũ tay sai để giữ gìn màu xanh hòa bình của đất nước Dẫu còn đó những

mất mát, đau thương: những con người như anh Xút, bà Nhan, như mẹ con Mai có thể bị giết hại nhưng ngọn lửa của lòng yêu nước vẫn mãi mãi cháy sáng như bếp lửa trên nhà ưng Tnú có thể bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay, song kẻ

thù không thể nào dập tắt nổi lòng yêu nước của những con người nơi đây Lời

hiệu triệu thiêng liêng của cụ Mết: “Chứng nó đã cam sứng, mình phải cầm giáo” và khung cảnh làng Xô Man ầm ào, náo động trong đêm chuẩn bị khởi nghĩa đã trở thành âm hưởng hào hùng bao trùm thiên hùng ca “Rừng xà mu” của nhà van Nguyễn Trung Thành Hằng đêm, bên bếp lửa, cụ Mết vẫn kể lại cho lớp lớp cháu con truyền thống của làng Xô Man, có đau thương, mất mát nhưng rất đỗi anh dũng và tự hào Nó nhắc nhở cho những thế hệ kế tiếp ý thức được trách nhiệm

phải viết tiếp trang sử vẻ vang của cả cộng đồng Đồng thời, gieo lại cho tất cả chúng ta niềm tin về sức sống bất diệt của Tây Nguyên, của miền Nam trong

cuộc đương đầu với đế quốc Mĩ Dẫu kẻ thù có tàn bạo bao nhiêu đi chăng nữa,

Trang 29

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ qua “Rừng xà mu”, Nguyễn Trung Thành dường như đang muốn nhắn nhủ tới tất cả chúng ta một thông điệp: Dân tộc Việt Nam vẫn quyết không khuất phục, vẫn

đủ sức đương đầu để chiến đấu và chiến thắng!

Bánh xe của lịch sử lại tiếp tục những vòng quay bình thản, an nhiên như chính

sự lạnh lùng của thời gian vốn dĩ vẫn vậy Trên thân thể đất nước, màu xanh cây

cối đang phủ lấp dần “những cánh đồng quê chảy máu”; vết thương trên thân thể rồi cũng dân dân lành sẹo theo thời gian, nhưng những mất mát, đau thương mà dân tộc ta phải gánh chịu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thì vẫn mãi

còn đó như một di chứng nặng nẻ, đau đớn và ám ảnh: những hàng mộ liệt sĩ

chưa biết tên xếp trắng trời những nghĩa trang, những bà mẹ đang đêm đêm dõi

theo bóng con về, những đứa trẻ nhiễm chất độc da cam ngơ ngác, ngây ngô đến

tội nghiệp và đau đớn Tất cả như đang nhắc nhở chúng ta đừng “như một cánh rừng cỏ lau day suc sống, rất chớng lãng quên những con người đã ngã xuống” Thiên hùng ca “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành nhắn nhủ mỗi người trong chúng ta không được phép lãng quên quá khứ, một quá khứ đau

thương mà hào hùng của dân tộc, một thời kì mà nói như lời của cố Tổng bí thư

Lê Duẩn đã từng khẳng định: “Chúng ta chịu đựng được không phải chúng ta là sắt

thép Vì sắt thép cũng tan chảy dưới bom đạn của bợn chúng Chúng ta chịu đựng được, đơn giản, bởi chúng ta là những con người, những con người chân chính, những cơn người Việt Nam”!

(Thái Văn Phú, Về truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung

Thành, SGK 12, tập 2)

10 Nhà văn Nguyên Ngọc: về truyện ngắn "Rừng xà nu"

"Tôi được biết ông cụ Mết (nhân vật sau này của Rừng xà mu) cùng thời gian tôi

quen biết anh Núp, nghĩa là từ hỏi chiến tranh chống Pháp Hỏi bấy giờ ở Tây

Nguyên có hai làng kháng chiến nổi tiếng: làng Xi Tơ (tức là Kông Hoa) của anh Núp ở Gia Lai, và làng Xóp Dùi của ông Mết ở bắc Kon Tum Tôi nhớ hồi ấy người ta cũng đã có tính đến chuyện tuyên dương cho ông Mết, cũng như ông Núp Nhưng rồi do một quan niệm giai cấp cứng nhắc ấu trĩ hồi bấy giờ , người ta đã thôi việc phong tặng danh hiệu cho ông Mết vì ông là "già làng", mà "già làng" hồi

ấy được coi là đồng nghĩa với "tầng lớp trên", tức là một thứ giai cấp bóc lột ở Tây

Nguyên

Tôi ra Bắc, và viết Đất nước đứng lên Ö Đất nước đứng lên, trong các hình tượng Núp, Bok Pak, Bok Sung kì thực đã có một phần ông Mết " của tôi" trong đó và

Trang 30

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Se [Khóa học Văn Chuyên sâu] Tài liệu lưu hành nội bộ

tôi yên trí như thế là tôi đã "dùng" hết ông Mết của tôi rồi Tôi không hề ngờ hẻ

nghĩ rằng còn có một ngày nào đó tôi còn trở lại với cái "vốn" ông Mết của tôi nữa Suốt gần chục năm tôi không hề ngờ ở một nơi nào đó rất sâu trong tôi vẫn còn một ông Mết

Sau 7 năm ở miền Bắc, năm 1962 tôi trở về miền Nam, trở về Tây Nguyên Trở về và chưa hề nghĩ đến chuyện viết lách gì cả Làm rẫy, đi phát động quần chúng đánh giặc Đầu khoảng 1963, một chuyến đi công tác gặp giặc càn, bị lạc đường

bị bỏ đói, tôi tìm vào làng đồng bào Xê Đăng kiếm ăn Rất tình cờ, đó chính là làng anh Đề Anh Đề, lúc bấy giờ là một thanh niên khoảng gần 30 tuổi, là người

đứng đầu làng này Suốt mấy đêm liền, bên bếp lửa nhà sàn đốt suốt đêm để

chống rét bằng củi xà nu, anh Đề kể cho tôi nghe chuyện hỏi 1959, chính anh đã

cùng 10 trai tráng làng này dùng dao rựa, giáo mác giết sạch một tiểu đội lính

Diệm, bắt đầu cuộc chiến đấu vũ trang ở đây ( )

Cho đến đầu năm 1965, trên đường từ chiến trường ngoại ô thị xã Quy Nhơn

(thuộc tỉnh Bình Định) trở về cơ quan bộ tư lệnh quân khu 5 bấy giờ đóng ở rặng

núi Răng Cưa, giáp ranh hai huyện Trà Mi (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng

Ngãi), tình cờ tôi được chứng kiến cuộc đổ quân ồ ạt hung dữ chưa từng thấy của

mấy vạn thuỷ quân lục chiến Mĩ vào bãi biển về sau này sẽ được gọi là bãi biển Chu Lai Tôi còn nhớ rất rõ ngày hôm ấy: ngày 8 tháng 3 năm 1965 Số phận đã cho tôi cái may mắn chứng kiến một sự kiện lịch sử: cuộc đổ quân đầu tiên của Mi, ngay bat đầu cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta

Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào

hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc MI

Chúng tôi làm việc ngày đêm Tôi không nhớ thật rõ anh bạn nào của tôi, anh

Nguyễn Chí Trung hay anh Thu Bồn bảo tôi:

- Viết đi ! Viết một bài "Hịch tướng sĩ" của thời đánh Mi!

Chúng tôi lao vào viết Mỗi người một góc lều trong rừng, ngồi trên võng đốt đuốc lên mà viết (không có dầu thắp, ban ngày thì còn bận đi làm rẫy) Thu Bồn

và Phan Đình Côn (hi sinh cuối năm 1965) làm thơ Nguyễn Chí Trung viết truyện ngắn Còn tôi, theo gợi ý của bạn, tôi viết "hịch" của tôi - tuỳ bút Đường chứng ta đi - chỉ trong một đêm

Viết xong, tự mình cầm chạy đi mà in (ở rừng, tất nhiên), hì hục quay máy (lúc

bấy giờ tôi đã xin được từ miền Bắc một máy in năm Osaka nặng trịch) Chúng tôi

viết và in số tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ như vậy đó

Trang 31

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Se [Khóa học Văn Chuyên sâu] Tài liệu lưu hành nội bộ In xong, tung đi ngay, phát ngay cho bộ đội đang lao lên đánh Mĩ Đó là những ngày Núi Thành, Vạn Tường, Bình Đông sôi sục

Làm xong tạp chí số 1, chúng tôi bắt tay làm tiếp số 2 Anh Nguyễn Chí Trung bảo:

- Số 1 cậu viết tuỳ bút rồi, số này phải viết truyện ngắn

Ừ thì truyện ngắn

Tôi vừa đi một chuyến phát động quần chúng và đánh nhau ở Tuy Phước, Quy Nhơn, Bình Định về, còn đầy ấn tượng đồng bằng (Phải nói để các bạn biết rằng

ngày ấy sau mấy năm lẩn quần tù túng ở rừng, toàn núi cao, được lao xuống giải phóng đồng bằng, vui như hội) Tôi lại treo võng, đốt đuốc ngồi nhất định viết một truyện ngắn về đồng bằng Bao nhiêu cảm xúc, ấn tượng còn nóng hổi Thật

không ngờ, chong đuốc ngồi suốt mấy đêm ròng, bí rị, viết không nổi một dòng ! Chữ viết ra cứ nằm bẹp trên trang giấy, nhất định không chiụ đứng dậy Chỉ có

mặt phẳng bẹt không sao tạo được không gian, không gian ba chiều

Buồn quá, xấu hổ nữa, tôi nói với Nguyễn Chí Trung:

- Không viết nổi truyện ngắn déng bang Ong a Hay 14 minh viét mét truyén miền núi nhé

- Miền núi à? Miền núi thì chán chết Bây giờ đang cần đồng bằng nhưng

mà, thôi, thì tạm một cái miền núi cũng được Và tôi viết Rừng xà mu

Bắt đầu như thế nào?

Không, quả thật bắt đầu tôi chưa hề có câu chuyện, cốt truyện nào cả Bắt đầu đến dưới ngòi bút, gần như không hẻ tính trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu

Hồi tháng 5 năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào, tôi cùng đi với anh Nguyễn Thi, Nguyễn Thi về Nam Bộ (bấy giờ mật danh gọi là "Ơng Cụ"), tơi rẽ xuống khu 5 (mật danh gọi " Bác Ân") Cùng đi dọc Trường Sơn từ Bắc vào, đến đêm chia tay mỗi người về chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên

giáp Lào Đó là một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời

Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng,

man đại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa

rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận Không khí ở đây thơm lừng Nệm lá

Trang 32

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Se [Khóa học Văn Chuyên sâu] Tài liệu lưu hành nội bộ dưới mặt đất ngả lưng êm ru Nguyễn Thi và tôi đã sống với nhau một ngày một đêm chia tay cuối cùng trong khu rừng tuyệt vời ấy Cùng nhau ôn lại cả cuộc đời

mình, và nói với nhau về cuộc chiến đấu đang chờ mình trong kia

Tại sao cái đêm giữa năm 1965 ấy, ngồi viết, rừng xà nu lại bỗng đột ngột đến với

tôi, chảy ngay ra dưới ngòi bút tôi?

Vì nhớ Nguyễn Thi chăng? Từ ngày vào chiến trường chúng tôi bặt tin nhau Vì

bấy giờ, bước vào cuộc đời mình - mà tôi đã cùng Nguyễn Thi ôn lại, điểm lại

ngày nọ dưới rừng xà nu tây Thừa Thiên - chợt sống dậy chăng? Hay vì cái không

khí "hịch tướng sĩ" đánh Mĩ hừng hực bấy giờ rất tráng ca, rất "xà nu' chăng? Tôi

không nhớ và biết rõ

Nhưng vậy đấy, rừng xà nu chợt đến Và lập tức tôi biết tôi đã tạo được không khí, đã có không gian ba chiều Và cũng lập tức đã nhập được vào không khí của

không gian ấy

Theo tôi viết, đặc biệt truyện ngắn, tạo và nhập ngay được vào không khí và

không gian ba chiều ngay từ đầu là quan trọng nhất Bởi vì truyện ngắn ngắn

quá, không cho phép dông dài cà kê lòng vòng Ngay câu dau không tạo được cái ấy coi như vứt đi Mọi sự sau đó sẽ cứ rời rạc, nhạt phèo

Có được câu đầu rồi: Làng ở trong tâm đại bác của đồn giặc bỗng tất cả như bật dậy, mở ra Và thật lạ đối với chính tôi, tôi biết rất rõ rằng, chắc chắn rằng "làng" - cái "làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc" ấy - chính là cái làng anh Để ! Tôi biết và thấy rõ

Và tôi bỗng biết luôn, cũng rõ ràng như vậy, tôi sẽ viết chuyện về cuộc khởi nghĩa

của anh Đề, cuộc đời, số phận anh Đề

Tôi có ngay cảm giác phải tìm một tên khác cho anh Đề Tên Đề nó Kinh quá,

người Kinh quá Tnú, tôi gọi anh bằng tên ấy Nó "không khí" hơn nhiều

Khi đã biết tôi sẽ viết chuyện anh Đề - Tnú - tôi thấy yên tâm và bình tĩnh Tôi

chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ diễn biến cụ thể ra sao, nhưng tôi đã

thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu - (mà tôi sẽ ra

sức tả một cách hết sức tạo hình, như chạm nổi lên như vậy, có không gian như

tượng tròn và có cả mùi vị có thể ngửi thấy được) - và truyện sẽ kết thúc cũng

bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là

"bố cục" cơ bản đã thấy được rồi Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng

đến kì lạ Chị Dít "đến" - như là tất yếu vậy (tôi muốn giữ nguyên tên thật của chị - nó rất tạo không khí, đối với tôi) Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện Vậy thì có phải

Trang 33

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Se [Khóa học Văn Chuyên sâu] Tài liệu lưu hành nội bộ Mai, chị của Dít Mai đối với tôi chẳng khó khăn gì Tôi đã "có" hàng trăm cô gái Tây Nguyên (và không chỉ Tây Nguyên) để hình dung và dựng lên một cô Mai Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy }? Tức phải có một nỗi đau riêng bức bach dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của làng xóm, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngay

trước mắt Tnú Chỉ tiết ấy đến một cách tất yếu

Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến Ông là cội nguồn Là Tây Nguyên

của thời Đất nước đứng lên trường tồn đến hơm nay Ơng như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn,

sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau

Có lẽ cũng từ đó mà thằng bé Heng Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được

Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi Tôi hình dung ra, thấy hiển

hiện ra tất cả Các chỉ tiết tự nó đến: các bà cụ già lụm cụm bò từ trên thang nhà

sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng thân yêu và thẹn thùng vác

ống bươm đứng tránh ra một bên cho Tnú rửa mặt, tắm mình trong vòi nước làng

quê cả đến tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya, cả đến lùm khói quyện lên

từ chiếc ống điếu vồ của cụ Mết, cả cái lối Dít xem xét kiểm tra nghiêm khắc và

thương yêu từ giấy phép của Tnú, cả mười ngọn lửa xà nu cháy giần giật trên mười đầu ngón tay đau đớn của Tnú Tất cả, tôi không phải "bịa" thêm gì cả, tôi thấy rõ hết Mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa Mà như thật

Với tôi, nó hoàn toàn có thật

Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch

nối cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy

Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm Đó là cái đêm dài

như cả một đời Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả,

đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây, bởi "nhà ra xa, đến hút tầm mắt cũng

không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời "

(In trong "Nguyên Ngọc, về truyện ngắn Rừng xà nu", Nhà oăn nói ề tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb Giáo dục, 2000)

Ngày đăng: 07/08/2022, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN