1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bản sao của TTS 2 tây TIẾN

28 54 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sach š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ TTS - GIAI ĐIỆU CỦA CON NGƯỜI VÀ NÚI RỪNG

NOI MIEN TAY HUNG Vi

Trang 2

Tiếp nối những tài liệu mang đậm phong cach Nhà Thưởng Thức Sách, các bài ăn được Nhà TTS tâm huyết biên soạn nhằm mang đến cho TTSers những giây phút say lòng với câu chữ nhất Mong rằng, các TTSers luôn giữ được trong mình tình yêu Văn chương, nuôi dưỡng va bdo sệ tình yêu ấy, bởi khi hoc Van, ta sé hoc ca cuộc đời này

KKK

I Hệ thống dàn ý khổ 2 và 3

1 Khổ 2: Những kỉ niệm đẹp của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng

chiến chống Pháp

- Nếu 14 câu đầu chủ yếu thể hiện sức mạnh hào hùng của người chiến sỹ Tây Tiến trong cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hiểm trở thì tới đoạn hai, qua những kỷ niệm ngọt ngào tươi sáng, nhà thơ đã tập trung miêu tả nét hào hoa nghệ sỹ trong tâm hồn những chàng trai Hà thành lãng mạn, mộng mơ

1.1 Bốn câu đầu miêu tả những ấn tượng sâu sắc, những cảm nhận tinh tế của người chiến sĩ Tây Tiến về một đêm lửa trại nơi trú quân giữa một bản làng nào đó ở miền Tây

- Bốn câu đầu ru ta trong nhạc điệu cất lên từ men say của tâm hồn người lính Tây Tiến:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

+ Đây là lần thứ hai đuốc được liên tưởng đến hoa - nếu trong đêm sương Mường

Trang 3

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ gợi những liên tưởng thú vị, đem đến sự náo nức, rạo rực trong lòng người, khiến đêm liên hoan giữa bộ đội và dân làng trở thành đêm hội tưng bừng

+ Cụm từ bừng lên là một nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, nó đem đến ấn

tượng về ánh sáng và đây là ánh sáng chói lòa, đột ngột của lửa, của đuốc, xóa đi cái tối tăm lạnh lẽo của núi rừng, thể hiện niềm vui sướng, rạo rực trong lòng

người Người đọc còn có thể hình dung ra những ánh mắt ngõ ngàng, những

gương mặt bừng sáng của các chiến sĩ, bừng sáng vì sự phản chiếu của ánh lửa bập bùng đêm hội, bừng sáng còn vì ngọn lửa ấm nóng trong tâm hồn, ngọn lửa của niềm vui trẻ trung, lạc quan, ngọn lửa của tình yêu với con người và mảnh

đất miền Tây

- Câu thơ thứ hai là hình ảnh trung tâm của hội đuốc hoa là các thiếu nữ miền son CƯỚC:

Kia em xiém do tu bao gid

+ Từ kìa và cụm từ nghỉ vấn tự bao giờ đã bộc lộ cảm giác vừa ngõ ngàng thú vị, vừa ngưỡng mộ trìu mến của các chiến sỹ trước sự xuất hiện của các cô gái miền Tây Đó là cảm giác rất chân thực trong một dịp vui hiếm hoi sau bao ngày hành quân giữa rừng già với núi cao, dốc thẳm, sương dày, với mua rừng và thú dữ Với niềm vui tỏa ra từ câu thơ, Quang Dũng còn đưa người đọc đến một cảm nhận thú vị khi liên tưởng tới câu thơ đầu Doanh trại bừng lên hình như không chỉ vì ánh sáng của lửa, của đuốc mà còn vì sự xuất hiện đột ngột của các sơn nữ miền Tây

+ Các cô gái hiện lên với hai ấn tượng đẹp đẽ bởi bút pháp mỹ lệ hóa trong xiêm

áo lộng lẫy và nét e ấp đây nữ tính Những ấn tượng ấy khiến các cô đẹp hơn

Trang 4

+ Người lính Tây Tiến không chỉ ngõ ngàng, say đắm trước vẻ đẹp của những

thiếu nữ miền Tây e ấp và duyên dáng mà còn mơ màng trong man điệu núi

rừng Man điệu có thể hiểu là vũ điệu uyển chuyển của các sơn nữ, cũng có thể là giai điệu mới mẻ của vùng đất lạ trong tiếng khèn lên mê hoặc lòng người Với tâm hồn hào hoa nghệ sỹ, đặc biệt nhạy cảm với cái đẹp, người lính Tây Tiến say đắm chiêm ngưỡng và cảm nhận những hình ảnh rực rỡ, những âm thanh ngọt ngào, những đường nét duyên dáng trong đêm lửa trại để được thả hồn phiêu diêu bay bổng trong thế giới mộng mơ với những vẻ đẹp say người của phương xa đất lạ Câu thơ có tới sáu thanh bằng đã diễn tả tỉnh tế cảm giác mơ màng

chơi với ấy

-> Nhịp điệu của bốn câu thơ như nhịp nhặt khoam, đu dặt của tiếng khèn, gợi uẻ khỏe khoắn, trẻ trưng Bốn câu thơ chan chứa màu sắc, âm thanh, uừa dm ap tinh ngudi

1.2 Bốn câu sau thể hiện nỗi nhớ về cảnh và người miền Tây

- Những hoài niệm rực rõ và sống động về một đêm lửa trại đã được thay bằng

những bâng khuâng xa vắng trong nỗi nhớ tha thiết mênh mông về cảnh sắc con người miền Tây Bắc:

Người đi Châu Mộc chiêu sương ấy

+ Nỗi nhớ miền Tây được gửi vào lời nhắn với người đi, nhưng đâu chỉ là nhắn với

ai đó mà thực ra nhà thơ đang để lòng mình hướng về Châu Mộc, hướng về núi

Trang 5

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

+ Trong tiếng Việt, ấy là một đại từ chỉ định luôn đem đến sắc thái xa xôi, mơ hồ cùng nỗi nhớ tiếc cho những danh từ đứng cùng với nó như: thuở ấy, ngày ấy,

người ấy

- Và bây giờ, khi đang ngồi ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng cũng nhắc về chiều

sương ấy với bao nỗi nhớ thương lưu luyến khi Châu Mộc trở nên nhạt nhòa

trong sương khói và buổi chiều miền Tây với cảnh, với người đã bị đẩy về một quá khứ thật xa xăm:

Có thấy hôn lau nẻo bến bò Co nhé dang người trên độc mộc Troi dong nước lũ hoa đong dua

+ Sau lời nhủ thầm xao xuyến, nhà thơ cất lên những tiếng hỏi mà phép điệu trong cấu trúc câu: Có thấy hôn lau có nhó dáng người đã thể hiện nỗi nhớ

nhung đầy trăn trở hướng về cảnh và người:

- Câu hồi thứ nhất hướng về những hàng lau xám buồn bên bờ sông hoang dại:

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

+ Nét đặc sắc trong câu thơ chính là hình ảnh ẩn dụ về hồn lau thay vì bờ lau,

hàng lau hay rừng lau Hoa lau có màu xám trắng, bông lau được tạo bởi muôn ngàn hạt nhỏ li li nên chỉ cần một chút gió rất nhẹ hoa cũng xao động, cả bờ lau đung đưa mềm mại Sắc trắng của hoa lau trong chiều sương nhạt nhòa, mơ ảo, cái phơ phất của ngàn lau trong xạc xào gió núi đã khiến rừng lau như có hồn,

Trang 6

+ Khi đã xa miền Tây, câu hỏi có thấy hôn lau nẻo bến bờ càng làm xao xác lòng người Hoa lau thường mọc ven bờ sông, triển núi, nơi vắng người qua lại Trong những năm tháng quá khứ, người chiến sỹ Tây Tiến hành quân giữa núi rừng miền Tây, bên dòng sông Mã, giữa phơ phất ngàn lau, lau như linh hồn của rừng núi chia sẻ buồn vui với chiến sỹ trên đường hành quân Nay người đã đi xa, ngàn lau vẫn ở lại giữa mênh mông gió núi, cảm giác về những bở lau cô đơn nẻo bến bờ khiến nỗi nhớ càng xao xác trong lòng người đã chia xa

- Câu hỏi thứ hai dành cho con người miền Tây Bắc:

Có nhớ đáng người trên độc mộc Troi dong nước lũ hoa đong dua

+ Trong làn sương mờ của hoài niệm, con người miền Tây chỉ hiện lên như một bóng dáng mờ xa huyền ảo Dáng người ấy vừa cứng cỏi, kiên cường trên con

thuyền độc mộc đè thác lũ băng băng lướt tới, vừa mềm mại, duyên dáng trong

hình ảnh ẩn dụ hoa dong đưa Quang Dũng không viết hoa đung dua ma 1a hoa đơng đưa vừa nhằm miêu tả sự duyên dáng của hoa trên dòng nước lũ vừa gợi tả tinh té dáng vẻ dịu mềm, tình tứ của những sơn nữ miền sơn cước Xuân Diệu cũng thật có lý khi nói rằng: Đọc Tây Tiến, ta có cm tưởng như ngậm nhạc trong miéng

-> Tam cau tho ctta khé hai da vé nén khưng cảnh thiên nhiên, con người miễn tây vdi vé dep mi lé, tho mong, tri tình Từng nét uẽ của Quang Diing déu mém mai, tỉnh tế, uyễn chuyển Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của tác

giả trơng tổng thể bài thơ

2 Khổ 3: Chân dung chiến sĩ Tây Tiến với khí phách anh hùng, tâm hồn lãng

Trang 7

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

3.1 Diện mạo kì dị, phi thường

Trên những nẻo đường hành quân, chiến đấu, vượt qua bao đèo cao dốc hiểm, đoàn quân Tây Tiến hiện ra giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp vừa kiêu hùng vừa cảm động Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quan xanh mau la dit oai hum

+ Hai câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm thang kháng chiến chống Pháp Hình ảnh đoàn quân không mọc tóc vừa gợi nét bi hài vừa phản anh cái khốc liệt của chiến tranh Cái hình hài không lấy gì làm đẹp không mọc tóc, xanh màu lá tương phản với nét đữ oai hùm Với bút pháp tài hoa, Quang Dũng làm bật chí khí hiên ngang, tinh thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm quân giặc khiếp sợ

+ Dũ oai hùm là hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí của người lính Tây Tiến, tuy các

chiến sĩ có gầy, xanh nhưng không hẻ yếu, chí khí của người lính vẫn như con hổ

nơi rừng xanh Cái tài của Quang Dũng là khắc họa chân dung bên ngoài của chiến sĩ Tây Tiến tuy gầy gò, xanh xao nhưng vẫn toát lên được cái oai phong, khí phách của người lính

2.2 Tâm hồn hào hoa, lãng mạn

- Các chiến sĩ Tây Tiến tuy hành quân, chiến đấu trong muôn vàn gian khổ, thiếu

thốn, bệnh tật, nhưng vẫn có những giấc mơ, giấc mộng rất đẹp:

Trang 8

+ Các chiến sĩ Tây Tiến mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, biên giới là nơi còn đầy bóng giặc, Hà Nội là nơi còn đó những kỉ niệm, những người thân thương

+ Mắt trừng - hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tỉnh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt, gửi mộng qua biên giới là mộng tiêu diệt kẻ thù,bảo vệ biên cương, lập nên chiến công nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn quân Tây Tiến, của chiến sĩ

+ Các chiến sĩ Tây Tiến lại có những giấc mộng đẹp về Hà Nội, về dáng kiêu thơm Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những thanh niên Hà Nội Xếp bút nghiên theo việc đao cung, họ là những chàng thanh niên trẻ hào hoa, lãng mạn và có chút đa tình Khi xa Hà Nội, tiến về Tây Bắc để thực hiện nhiệm vụ thì các chiến sĩ luôn Ngàn năm thương nhó đất Thăng Lơng Sống giữa chiến trường ác liệt nhưng tâm hồn các anh luôn hướng về Hà Nội, mơ về Hà Nội Đúng vậy, làm sao các anh có thể quên

được hàng me, hàng sấu, phố cổ trường xưa? , Làm sao các anh quên được những tà áo trắng, những cô gái thân thương, những dáng kiểu thơm đã từng hò hẹn, ? Hình ảnh dáng kiêu thơm của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều điều thú vị, ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời tiền chiến nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng nó trở nên có hồn, đặc tả được chất lính trẻ trung, hào hoa, lãng mạn của binh đoàn Tây Tiến trong trận mạc

+ Viết về mộng và mơ của trung đoàn Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tỉnh thần lạc quan, yêu đời của đồng đội Đó cũng chính là nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung người lính xuất thân từ tảng lớp tiểu tư sản trong những năm kháng chiến chống Pháp

Trang 9

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

- Trong gian khổ chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất miền Tây, họ nằm lại nơi chân đèo góc núi:

Rải rác biên cương mô tiễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

+ Cau tho Rải rác biên cương mô tiễn xứ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào Câu thơ gợi cái bi, nếu đứng một mình thì nó gợi một bức tranh xám lạnh, ảm đạm, hiu hắt và đem đến cho người đọc nhiều xót thương Nhưng cái tài của Quang Dũng là đã tạo cho nó một văn cảnh, tiếp theo sau là Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Khi nằm trong văn cảnh ấy thì câu thơ càng thể hiện chí khí, tỉnh thần của người lính Tây Tiến Đời xanh là đời trai trẻ, tuổi xuân

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh là họ sẵn sàng ra trận vì lí tưởng cao đẹp: bảo vệ biên cương, tiêu diệt kẻ thù, giành độc lập tự do Họ là những thanh niên Hà Nội, họ tiến về miền Tây của Tổ quốc vì nghĩa lớn của chí khí làm trai Dẫu thấy cái chết trước mắt họ vẫn không sợ, họ coi cái chết nhẹ như lông hồng Họ sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

+ Câu thơ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh vang lên như một lời thể thiêng liêng, cao cả Các anh quyết đem xương máu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc Tinh thần của người lính Tây Tiến cũng như quyết tâm sắt đá

của dân tộc ta trong những năm kháng chiến chống Pháp

2.4 Su hi sinh bi trang

- Cảnh trường bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy được tác giả ghi lại 6 hai câu cuối của đoạn thơ:

Áo bào thay chiếu anh ề đất

Trang 10

+ Các chiến sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu

hanh Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm áo bào bình dị ấy uề với đất Một sự ra đi thật nhẹ nhàng, thanh thản! Anh giết giặc vì quê hương, anh ngã xuống là uề đất, nằm trong lòng Mẹ tổ quốc thân thương Nhà thơ không dùng từ chết, hi sinh mà dùng từ uề đất để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản của người lính Tây Tiến Chiến sĩ Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã hi sinh cho quê hương, anh oề đất bằng tất cả tấm lòng thủy chung son sắt với Tố quốc Vì thế mà Sông Mã gẩm lên khúc độc hành

+ Đây là câu thơ hay, gợi tả không khí thiêng liêng, trang trọng đồng thời tạo âm

điệu trầm hùng, thương tiếc Sông mã gâm lên hay hồn thiêng sông núi đang tấu

lên khúc nhạc tiễn đưa linh hồn các anh về nơi an nghỉ cùng đất Mẹ

=> Đoạn thơ uiết uê chân dưng chiến sĩ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất trong bai Doan tho dam khuynh hướng sử thi uà cẩm hứng lãng man, két hop van dung sang tao trong miéu ta va biéu 16 cam xúc tạo nên những câu thơ có hôn oà khắc họa được vẻ đẹp bì trắng của chiến sĩ Tây Tiến Các chiến sĩ Tây Tiến đã sống anh hùng va chét vé vang

II TTS - Bai phan tich chuyén sau doan 2,3,4

“Ôi Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

Xứ thiêng liêng rừng múi đã anh hung Nơi máu rỏ tâm hôn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân”

(Chế Lan Viên, Tiếng hát cơn tàu)

Trang 11

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ Chở mang theo cả lịch sử oanh liệt hào hùng, mảnh đất Tây Bắc ngàn năm linh thiêng ấy đã hơn một lần khiến cho thi nhân rung lên những niềm giao cảm nhớ thương xao xuyến Nếu như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng dùng ngòi bút giàu chất triết luận rất riêng của mình viết nên một “Tiếng hát con tàu” thật sâu lắng thì bằng niềm thương nỗi nhớ, bằng cái chất nghệ sĩ tài hoa, nhà thơ Quang Dũng

cũng “đứng riêng một ốc đảo” mà viết nên “Tây Tiến” với thật nhiều tình cảm và

sự trân quý với mảnh đất Tây Bắc đã hằn khắc sâu đậm vào trong tim Trải suốt

bài thơ, hành trình của những người lính được mở ra, thăng trầm, khổ đau hay phút giây bình dị, hồn nhiên đều được kí họa lại chân thực đến từng đường nét, đặc biệt là các qua đoạn thơ:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giò

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc vê Viên Chăn xây hôn thơ Người đi Châu Mộc chiêu sương ấy Có nhớ hôn lau nẻo bến bờ

Co nhé dang người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Dém mo Ha Noi dáng kiều thơm

Trang 12

Rải rác biên cương mô uiễn xú

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh vê đất Sông Mã gam lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn óc Đường lên thăm thẳm một chia phổi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn ê Sam Nua chẳng uê xuôi."

Mỗi khi nói về nhà thơ “xứ Đoài mây trắng”, người ta thường nhớ ngay về một tâm hồn nghệ sĩ đa tài, bởi lẽ ông không chỉ biết vẽ tranh và soạn nhạc mà còn có khả năng sáng tác thơ ca với phong cách phóng khoáng, lãng mạn và hào hoa Với vai trò là trung đội trưởng trung đoàn Tây Tiến thành lập năm 1947, nhà thơ đã dành đoạn đường tuổi trẻ của mình cho nhiệt huyết máu lửa trong tim dành cho Tổ quốc và cho đồng đội, những kỉ niệm đã hằn sâu vào trí óc, in đậm vào trong tim về đoàn quân Tây Tiến, mảnh đất Tây Bắc và những người lính Hà Nội tuổi

đôi mươi Họ đã bước đi, không thấy khó khổ, chỉ thấy kiêu hùng, để lại trong

lòng nhà thơ cùng bao thế hệ nhiều ấn tượng về anh lính khoác khẩu súng trên

vai, miệng vẫn cười và lạc quan tiến về phía trước Chính vì lẽ ấy mà sau khi rời đi, vào một lần công tác qua Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ thương cuộn sóng đã thôi thúc cố nhà thơ viết nên một “Nhớ Tây Tiến” dạt dào cảm xúc mà về sau, khi in trong tập “Mây dau 6” chỉ còn lại hai chữ “Tây Tiến” đượm tình

Nếu như ở đoạn thơ đầu, nhà thơ tập trung ngòi bút khắc họa hình ảnh anh lính Hà Nội vừa hồn nhiên, tỉnh nghịch, vừa dũng cảm, kiêu hùng bước đi trên tấm nên thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ thì ở đoạn thơ thứ hai, ông lại dùng

Trang 13

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sach Si [Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

ngòi bút kí họa những kí ức về đêm hội, về sương khói, về những bóng dáng mờ

ảo nay đã lùi xa Đoạn thơ đã tái hiện những ấn tượng sâu sắc về một đêm lửa

trại và sau đó là nỗi nhớ của nhà thơ về cảnh và người miền Tây, khắc họa sinh động vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của chiến sĩ Tây Tiến:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kia em xiém ao tu bao gid

Khén lén man diéu nang e dp Nhạc vê Viên Chăm xây hôn thơ Người đi Châu Mộc chiêu sương ấy Có nhớ hôn lau nẻo bến bờ

Có nhó dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước Iti hoa dong dua”

Bằng sự tỉnh tế và khéo léo của mình, nhà thơ đã mở ra cho độc giả một thế giới nhỏ trong cuộc đời người lính bên cạnh những vất vả, gian nan, về một đêm lửa trại nơi trú quân giữa bản làng nào đó ở miền Tây và được miêu tả với những ấn tượng đặc biệt qua bốn câu thơ đầu Khi trút bỏ những mỏi mệt thường ngày, tranh thủ những phút giây bình yên ít ỏi, những người lính ấy trở về với những

hồn nhiên, với niềm yêu những đêm hội, ánh đuốc, cũng say lòng với tiếng khèn, tiếng sáo, từng điệu múa, từng dáng đi:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kia em xiém do tu bao gid

Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc vê Viên Chăn xây hồn thơ”

Trang 14

Trước mắt người đọc là khung cảnh một đêm hội bừng sáng lên rạng rõ Động từ “bừng lên” trong câu thơ đầu khiến cho câu thơ như đang ngời sáng, tỏa ánh đuốc bập bùng lung linh Nếu như ở khổ thơ đầu, người đọc bắt gặp hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” mang nhiều ý nghĩa, tỏa rạng như ngọn đuốc giữa đêm rừng, thì đến đây, với hình ảnh “đuốc hoa”, nhà thơ đã tái hiện lại sinh động đêm

lửa trại của đoàn quân day dm áp, như một đêm hội tưng bừng đầy tiếng reo vui

Quang Dũng đã khéo léo vận dụng nghệ thuật ẩn dụ và cảm hứng lãng mạn vào câu thơ, đưa hình ảnh ánh lửa bập bùng trở thành những “đuốc hoa” khiến lòng người say đắm và bừng sáng sau những đuốc hoa ấy Đó là ánh sáng của tình yêu thiên nhiên và con người miền Tây đang “bừng lên”, đó còn ánh sáng của niềm hy vọng, sự lạc quan, của lí tưởng và tuổi trẻ xanh biếc đang cống hiến và sống hết

mình Và rồi bóng dáng của “em” - người con gái Tây Bắc - người thiếu nữ miền

sơn cước dịu dàng, e ấp trong tiếng khèn say lòng, thiết tha đã len lỏi vào ánh

mắt của những người chiến sĩ:

Kia em xiém ao tu bao gid

Tho ca là âm nhạc của tâm hồn, là hoa thơm của cuộc đời, là vấn vương trong trái tim người cầm bút Thơ ra đời từ những xúc cảm thẩm mĩ phong phú, mãnh liệt của người làm thơ trước cái đẹp muôn màu, trước muôn vàn trạng thái, cảnh ngộ gợi trăn trổ, suy tư từ cuộc sống Chính ngôn ngữ thơ đã giúp những cung bậc cảm xúc ấy ngân lên trên trang thơ thành những giai điệu phong phú, cuốn hút

và chinh phục lòng người mang theo sức sống tâm hồn của mỗi nhà thơ, như Voltaire từng nói: “Thơ là âm nhạc của tâm hôn, nhất là những tâm hôn cao cả, đa câm” Ö câu thơ này, một từ “kìa” bật lên thể hiện sự bất ngờ xen lẫn niềm vui của người chiến sĩ Những chàng trai Hà Nội hào hoa đứng trước những cô gái bản làng Tây Bắc với xiêm áo rực rỡ, xinh đẹp - cả hai hình ảnh đều sáng ngời, đều “bừng lên” trong ý thơ của Quang Dũng Ánh lửa lung linh, tiếng khèn dập dìu, tiếng sáo ngân nøa, đêm hội đã diễn ra náo nức lòng người như lời hẹn từ lâu lắm Nhà thơ đã không khỏi say sưa và quyện vào tiếng nhạc du dương của khèn rồi thốt lên vần thơ da diết “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ” Kí gửi sáu thanh bằng

Trang 15

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách ŠlZ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ vào câu thơ, Quang Dũng đã diễn tả tỉnh tế cảm giác mơ màng chơi vơi trong tâm hồn chiến sĩ và “xây hồn thơ” - xây cả nỗi nhớ bâng khuâng mãi vì “man điệu” ấy

Sao vừa say sưa, vừa diệu vợi, vừa níu giữ một “hồn thiêng” rừng núi Tây Bắc, níu

giữ cả những hoài niệm xa vời

Cùng với những thiếu nữ miền sơn cước chớm tuổi xuân xanh e thẹn trong xiêm áo truyền thống, dường như sự ngưỡng vọng trìu mến trong lòng người lính được gợi lên, không chỉ say ánh lửa mà còn say ánh mắt, say nụ cười, quả như lời thơ

Hồng Dương đã từng nhắc:

“Đêm buông xuống say sưa câu hát Bản tình ca bát ngát múi rừng”

(Lên miễn Tây Bắc)

Khung cảnh đêm lửa trại cũng vì thế mà trở nên lãng mạn, xua đi bao vất vả nhọc nhan trong những bước hành quân gian khổ “Nhạc về” nơi đây, xây đắp nên hồn thiêng Tây Bắc, chất thơ, chất mộng trong từng giọt kí ức những ngày xưa ấy - những ngày xa xăm nay đã lùi vào quá vãng, xa mãi, xa rồi, xa thật xa Để rồi khi

ra đi, lòng người vẫn còn lưu giữ mãi kí ức mảnh trời Tây Bắc đầy mộc mạc, trân

quý, bởi dẫu khó khăn, gian khổ đến nhường nào, những bản tình ca, những âm vang ấy đã trở thành nguồn sức mạnh, nguồn động lực thôi thúc các anh tiếp tục bước đi

Thơ là thể loại trữ tình dung chứa và bộc lộ bao buồn vui trong đời cảm rung của thi sĩ, bao nỗi niềm chất chứa trong tâm can đến lúc mãnh liệt mà “cất lên trang” Từ cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ, Quang Dũng đã gửi trọn những bâng khuâng xa

vắng trong nỗi nhớ mênh mông da diết về cảnh sắc, con người miền Tây qua bốn câu thơ tiếp theo:

“Người đi Châu Mộc chiêu sương ấy Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ

Trang 16

Có nhớ đáng người trên độc mộc Trôi dòng nưóc lũ hoa dong dua”

won

Một lần nữa trong trang thơ “Tây Tiến”, làn sương lại xuất hiện, quấn quýt bên đoàn quân qua hình ảnh “chiều sương ấy” Dẫu nhà thơ không viết ra thật rõ nhưng sự trở đi trở lại của sương đã khiến cho bạn đọc không tránh khỏi niềm thương cảm Bởi sương mang theo cái lạnh rừng núi tái tê, thấm lên từng bộ quân phục xanh màu lá Sương giờ đây đã không còn mang bóng dáng ước lệ như thơ xưa nữa mà đã trở thành hiện thân của vất vả, khó khăn, những gian khổ lặng thầm mà ngày ngày các anh vẫn phải đối mặt Thế nhưng qua trang thơ của Quang Dũng, sương dẫu là phản ánh của hiện thực vẫn mang theo chất lãng mạn hào hoa, thấm đẫm tình quân nhân của những anh lính tuổi mười tám đôi mươi trong xanh và nhiệt thành “Người đi” hay nhà thơ đang hướng lòng mình về Châu

Mộc, giữa một buổi chiều sương se lạnh, lòng người lại ấm theo nỗi nhớ trào

dâng

Trong làn sương ấy, bóng dáng nâu xám một màu hoa lau nơi nẻo bến bờ và dáng người trên độc mộc như chợt lay động theo gió mây, khiến cho lòng người trỗ nên nôn nao khó tả Hai câu hỏi bâng khuâng được cất lên với phép điệp trong

cấu trúc có thấy hôn lau có nhớ dáng người đã thể hiện nỗi nhớ nhung đầy trăn trở hướng về cảnh và người miền Tây:

*Có nhớ hỡn lau nẻo bến bờ Có nhó đáng người trên độc mộc”

Giữa ngàn dặm hoa rừng trải khắp đường hành quân, Quang Dũng lại chỉ chọn viết về bông lau bên đường như một dụng ý Hoa lau lúc này đây như những nhân chứng lịch sử đã chứng kiến từng bước chân người lính đi qua, đã tận mắt trông thấy những khó khăn gian khổ, đã tường tận người ra đi, thậm chí đón lấy người ở

lại, ru cho các anh giấc ngủ ngàn thu bình yên với đất mẹ dịu hiển Hình ảnh

bông lau đung đưa trong gió, xào xạc, xào xạc càng khiến cho sự xôn xao, suy tư

Trang 17

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ trào dâng lên mãnh liệt hơn, làm cho tâm can người đọc không thể không nghĩ,

không thể không suy tưởng, không thể không xót xa Chỉ với một bông lau,

Quang Dũng đã gợi lên một miền liên tưởng xa xăm, sâu thẫm, vừa mang dáng dấp lãng mạn, hào hoa lại vừa mang cả bóng dáng thi liệu cổ xưa pha với đường nét hiện đại, gây ấn tượng về một loài hoa dại mà Tiến sĩ Chu Văn Sơn cũng đã

từng chắp bút:

“Đó là loài hoa nỗ uào cuối năm Đó là loài hoa mọc nơi cuối đất Đó là loài hoa đợi ở cuối đời ”

(Tùy bút “Phận hoa bên lẻ”)

Một bông lau phất phơ dịu dàng để lại một trời suy tưởng mênh mang, vừa lãng mạn, phi thường vượt lên trên hai chữ thực tại nhưng vẫn đủ để ta hình dung ra

bức tranh hiện thực ngày ấy “Tây Tiến” là bông hoa đầu mùa vừa dep lai vừa lạ, diu dang thom ngát lại lắng đọng về sau - quả đúng như vậy!

Và rồi, trên dòng sông miền núi đã chứng kiến chặng đường tuổi trẻ tươi xanh, một lần nữa những bóng dáng thân thương của con người miền Tây lại xuất hiện

trên chiếc thuyền độc mộc đã gắn liền với họ cùng năm tháng Lời thơ nhẹ nhàng

gợi lên cảm giác mênh mang, mở xa, huyền ảo Cùng với hình ảnh hoa “đong đưa” vừa gợi hình vừa gợi thanh, bức tranh thiên nhiên và con người vì thế mà trở nên thật sinh động và lãng mạn Ở đây, người đọc có thể liên tưởng đến những cánh hoa trôi giữa dòng nước lũ hay “đong đưa” bên bờ sông hoang sơ, tĩnh lặng Hình ảnh “hoa đong đưa” còn gợi đến một nét nghĩa sâu sắc và thú vị: đó là dáng vẻ dịu

dàng, nữ tính, mềm mại của sơn nữ miền Tây Dù hiểu theo nét nghĩa nào, ý thơ

cũng trở nên thật đẹp, thể hiện bút pháp tài hoa của nhà thơ Quang Dũng

Nếu như ở đoạn thơ trên, nhà thơ tập trung bút lực khắc họa lại chặng đường

hành quân đây kỉ niệm vừa thơ vừa mộng, lại thấm đẫm vết hằn tháng năm thì ở

đoạn thơ tiếp theo, Quang Dũng đưa ta trở lại với lăng kính hiện thực, từ đó tôn

Trang 18

vinh vẻ đẹp của người lính kiêu hùng Đoạn thơ đã trở thành một bức tượng đài về hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng của lí tưởng cao cả,

của ý chí kiên cường, của sự hy sinh đũng cảm cùng về đẹp hào hoa lãng mạn

của những tâm hồn đằm thắm mộng mơ:

“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc Quan xanh mau la dit oai hum Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mø Hà Nội dang kiéu thom Rãi rác biên cương mô tiễn xú

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh uê đất Sông Mã gam lên khúc độc hành”

Tháng năm lửa đạn bom rơi, hiện thực khắc nghiệt là sự thật không thể nào chối bỏ, nhà thơ Quang Dũng không những không trốn tránh những vất vả, gian lao ấy

mà ngược lại, ông đã tái hiện cuộc sống chiến đấu gian khổ, hào hùng của chiến

sĩ Tây Tiến bằng bút pháp hiện thực đậm nét qua bốn câu thơ đầu của khổ ba Thế nhưng không vì vậy mà ông khiến cho bài thơ ảm đạm một màu đau đớn,

chính chất lãng mạn của những chàng trai mười tám đôi mươi ấy đã khiến cho

sức mạnh niềm tin trở nên mãnh liệt đến phi thường, bay lên trên cả những khó khăn, gian khổ mà vững vàng tiếp bước, để lý tưởng một thời hoa lửa cứ rực cháy trên bầu trời mong mỏi màu xanh hòa bình Nó không những không khiến cho bài thơ ủy mị hay khiến cho con người ta nản chí, nhụt lòng mà trái lại, nó tr thành đôi cánh nâng đỡ người lính mạnh mẽ bước đi

Bước cả lên hiện thực khắc nghiệt ấy, các anh - những anh lính Hà Nội tuổi học trò đã vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, từ sương rừng ướt lạnh đến cơn sốt run

Trang 19

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ người, bữa ăn thiếu thốn, kham khổ, Thế nhưng đoàn binh vẫn hùng dũng, hiên ngang, lướt đi băng băng:

“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc Quân xanh màu lá đữ oai hùm”

Trước mặt người đọc, dường như đoàn quân năm nào chợt hiện lên, sống động đến bất ngờ với khí thế kiêu hùng và ngoại hình không lẫn vào đâu: đầu trọc tóc Nét vẽ ngoại hình đặc biệt này xuất phát từ một hiện thực khắc nghiệt: người lính phải cạo đầu để chống chấy, rận, giảm bớt những bất tiện trong cuộc sống ở rừng hay đó chính là hậu quả của những cơn ớn lạnh, sốt run người do bệnh sốt rét gây ra Chỉ qua một nét vẽ ngoại hình như thế, nhà thơ đã thể hiện được

những khó khăn, vất vả mà người chiến sĩ phải vượt qua Nhưng bằng ngòi bút sâu sắc của mình, Quang Dũng còn tinh tế sử dụng cấu trúc phủ định, khiến cho ba tiếng “không mọc tóc” sau đó tôn thêm phần mạnh mẽ của người chiến sĩ Cùng với “đồn binh”, ơng đã khắc sâu vào lòng độc giả về một trung đoàn vững

chãi, hiên ngang - nơi mà những con người hiển lành, chân chất đã về đây, tụ họp lại với nhau, mang trong mình một tình yêu Tổ quốc sắt son, một tấm lòng kiên trung đến phi thường Bởi lẽ dẫu hiện thực thiếu thốn khắc nghiệt khiến các anh chịu nhiều thiệt thòi, bệnh tật hành hạ thể xác những anh thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi, đến mức “không mọc tóc” một cách kì lạ, thậm chí có phần đáng sợ Thế nhưng qua lăng kính của nhà thơ, “không mọc tóc” đã trở thành biểu tượng của đoàn quân Tây Tiến Dấu là vì lí do nào đi chăng nữa, hình ảnh những người lính Tây Tiến hùng dũng, hiên ngang với ngoại hình có phần “đặc biệt” đã in sâu vào lòng độc giả, trở thành dấu ấn riêng biệt của một đoàn quân anh hùng Và trong màu áo biếc xanh tuổi trẻ ấy, các anh đã chứng tỏ một bản lĩnh, một khí phách hơn người, một khí thế “dữ oai hùm” ngay cả khi bệnh tật, ốm đau:

“Quan xanh mau lá dit oai him”

Trang 20

Nét vẽ ngoại hình tiếp tục được chấp bút với hình ảnh “quân xanh màu lá” gợi ra nhiều nét nghĩa Là người lính ngụy trang những tán lá xanh trên lưng, trên mũ để che mắt quân thù hay màu xanh ấy chính là sự xanh xao của những gương mặt tiểu tụy, ốm yếu, thiếu thốn giữa núi rừng hoang sơ? Một đoàn quân như thế,

bằng lời thơ thấm đượm sức âm vang với phép so sánh cùng chủ ý sử dụng từ Hán Việt, nhà thơ Quang Dũng đã tái hiện chân thực sâu sắc bức họa chân dung của các anh - những người lính Hà Nội kiên cường Bởi dù ý thơ “xanh màu lá” ấy biểu trưng cho điều gì thì sau tất cả, màu xanh của lá vẫn luôn là màu của niềm tin yêu và hy vọng, của sự âm thầm mà bền bỉ cống hiến Chế Lan Viên từng cho rằng: “Thơ đòi cô đúc để rồi trong một phút nỗ ra như tiếng sét Thơ không có trí tưởng tượng như bể cạn hết nước” Thơ là nghệ thuật ngôn từ, vì thế, ngôn ngữ thơ phải hàm súc, cô đọng và thể hiện được “ý tại ngôn ngoại” trong ngôn ngữ Đồng thời, trí tưởng tượng của nhà thơ sẽ làm nên sự sống động, gợi cảm của hình tượng thơ và sau đó là trí tưởng tượng của độc giả làm hiện hình, sống dậy những liên tưởng được mã hóa trong kí hiệu ngôn từ Sự tương phản độc đáo giữa vế trước “Quân xanh màu lá” và vế sau với hình ảnh ẩn dụ “dữ oai hàm” thể hiện về uy nghỉ, kiêu hùng của đoàn quân Tây Tiến, rằng dù thiếu thốn, bệnh tật, xanh

xao, nhưng họ vẫn quyết chiến quyết thắng tiến về phía trước, bảo vệ non sông

như cách chúa tể rừng xanh “dữ oai hùm” ngự trị rừng núi Câu thơ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh “cọp trêu người” ở Mường Hịch Phải chăng, nhà thơ muốn

ngắm khẳng định rằng: Ngay trong vùng đất oai hùm dữ dội thì người lính Tây Tiến vẫn “oai hùm” và chiến thắng? Có thể nói, quang Dũng đã viết về Tây Tiến

bằng nét cọ mang đậm dấu ấn cá nhân khi ông không hề né tránh hiện thực mà

trái lại, ông đã dùng chính những nét gỏ ghẻ, chông chênh ấy mà tôn lên sức

mạnh tỉnh thần của những chàng trai Tây Tiến kiêu hùng Đường càng dài lâu, thăm thẳm, xa khó, bóng dáng người lính lại càng trở nên vĩ đại hơn, rực rỡ hơn một ánh hào quang, như đôi lần, nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng ngợi ca:

“Rất đẹp hình anh Lúc nắng chiêu Bóng đài trên đỉnh dốc cheo leo

Trang 21

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách Si [Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

Nứi không đè nổi uai oươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo”

Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Platon đã nói: “Thơ là thân hứng” - thơ chỉ ra đời trong những giây phút thăng hoa người người nghệ sĩ Quang Dũng đã có được

giây phút ấy khi viết Tây Tiến và phác họa bức tượng đài chiến sĩ Tây Tiến vừa oai phong, uy nghỉ lẫm liệt, vừa mang những vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dang kiéu thom”

Chỉ trong hai câu thơ, nhà thơ xứ Đoài mây trắng đã vẽ nên hai đường nét tưởng như đối nghịch mà lại thống nhất hài hòa trong tâm hồn những người chiến sĩ Mang sứ mệnh lên đường vì Tổ quốc thiêng liêng, các anh đã để lại sau lưng quê hương, gia đình, bè bạn, để lại những năm tháng học trò tỉnh khôi mà khoác lên mình bộ quân phục nghiêm trang, “mắt trừng” hướng thẳng về phía trước với lí

tưởng, khát vọng cao đẹp Trong chớp mắt, hoàn cảnh lịch sử đã khiến những người học trò tuổi còn mười tám, đôi mươi dấn thân vào chiến trường hoa lửa, mặc cho khó khăn, gian khổ vẫn một lòng quyết chí bền gan, bởi tình yêu Tổ quốc là thiêng liêng hơn cả và cũng vì lý tưởng Cách mạng sáng rạng tâm hồn Vì lẽ ấy mà mới có những ánh “mắt trừng" dữ dội, quyết liệt nơi biên ải xa xôi -

những ánh nhìn mang theo cả giấc mộng lớn và nhỏ, cả niềm riêng lẫn lý tưởng

chung của một thế hệ vàng son Bởi trong giấc mộng ấy, ngoài lý tưởng hòa bình, độc lập, tự do còn có cả những nỗi niềm riêng rất thật Các anh đã ra đi không do

dự, không nề hà nhưng không có nghĩa rằng các anh không mong nhớ Bởi ngoài

ước muốn hòa bình lớn lao, trong anh vẫn còn là những quê hương, nguồn cội, là

mảnh trời hồn nhiên năm ấy, là bóng dáng “kiều thơm” nơi phố phường Hà Nội

mến thương Đó là những nỗi niềm đáng được trân quý với một tình cảm, một

tấm lòng ban sơ nhất, cũng là sợi dây cuộn xoắn trái tim độc giả bởi cảm động và

suy tư Chiến tranh không chỉ tạo nên những anh hùng vì thời thế mà khoác lên

Trang 22

mình màu áo xanh, chiến tranh đã để lại biết bao đau thương, xa xót, bao luyến tiếc cùng bao dang dở mãi mãi chẳng vẹn tròn Và Hà Nội trong tim các anh vẫn còn đó mãi, sáng rực rõ, ấm áp và yên vui - một ngọn đuốc sưởi ấm trái tim, an ủi, vỗ về cho anh vững lòng bước tiếp Và ngay tại đó, đôi cánh của bút pháp lãng mạn bay lên, vượt lên và tỏa sáng rạng ngời trên bức nền hiện thực, khẳng định sứ mệnh của bút pháp lãng mạn không phải ủy mị, yếu mềm lòng người mà là

nguồn động lực, là niềm tin để người lính tiếp tục kiên cường nơi biên ải xa xôi

Cảm hứng ấy, qua ngòi bút của Quang Dũng, không chỉ được phát huy cao độ mà

còn thể hiện một tấm lòng yêu thương, một sự cảm thông sâu sắc dưới đôi mắt thấu hiểu của vị trung đội trưởng năm nào dành cho những người lính, thật đúng

như nhận xét: “Hai câu thơ như chứa đựng cả thế giới” (Vũ Quần Phương) Quang Dũng đã nhìn sâu, nhìn thẳng vào hiện thực và tâm hồn đẹp đẽ của những người lính miền Tây, khi tình yêu thương là động cơ đẹp đẽ để họ ra đi chiến đấu, còn lí tưởng cách mạng lại khiến tình yêu thương thêm cao cả, lớn lao Và tỉnh thần “ra đi vì nghĩa lớn” ấy của họ xứng đáng được ngợi ca và tự hào

Những năm tháng ấy, các anh có đồng đội và tuổi trẻ tươi xanh, có lý tưởng và tình yêu Tổ quốc ngập tràn bên ngực trái đầy rạng rõ Thế nhưng chiến tranh

nào lại chẳng đi liền với những mất mát, đau thương Bốn câu thơ cuối khổ ba đã trực tiếp miêu tả sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ Tây Tiến:

“Rải rác biên cương mô tiễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Lần lượt xuất hiện trong cùng một câu thơ, các từ Hán Việt được nhà thơ Quang Dũng khéo léo lồng ghép không chỉ khiến cho câu thơ trở nên trang trọng như

niềm tôn kính dành cho những người lính anh hùng mà còn nhằm xoa dịu phần nào nỗi mất mát đang cuộn xoắn tâm can Thế nhưng dù có xoa dịu thế nào, nỗi

đau vẫn còn ở đó Và ta chợt hiểu chiến tranh vốn dĩ đã lùi xa nhưng đau

thương thì chẳng thể nào chữa lành Nơi chiến trường năm ấy, các anh đã dâng

Trang 23

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ hiến trọn vẹn tuổi trẻ trong xanh cho Tổ quốc thiêng liêng, các anh đã đi không tiếc đời mình non trẻ:

“Chứng tôi äã đi không tiếc đời mình (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chỉ Tổ quốc? (Thanh Thảo, Trường ca những người đi tới biển)

Dẫu hơn ai hết, các anh hiểu rõ chiến trường năm ấy “mấy người đi trở lại”, ấy vậy

mà vẫn hùng dũng, hiên ngang, rắn như thép, vững như đồng, một lòng đi theo

tiếng gọi của đất nước đang chịu cảnh giày xéo, đau thương Để rồi, từng người

một “rải rác” trở về với đất mẹ linh thiêng, từng người một yên giấc ngàn thu nơi các anh đã đi hết đời mình Đứng giữa những từ Hán Việt, chữ “mồ” hiện hữu cùng mất mát, hi sinh và ảm đạm; cùng với nhịp ngắt 4/3: “Rải rác biên cương /mô viễn xứ”, nha tho đã tái hiện một hiện thực khốc liệt với những cái

chết khắp mọi nơi trên chiến trường, những nấm mộ xanh dọc miền xa xứ, trên những hành trình mà người lính đã đi qua Nhưng phía sau nét buồn tang thương của câu thơ là một ý chí sắt đá và lời tuyên thệ cao cả, tự hào:

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Tứ thơ mạnh mẽ và quyết liệt, bộc lộ rõ nét một lí tưởng tuổi trẻ đã dành riêng cho Tổ quốc - mùa xuân ấy, các anh ra đi không luyến tiếc trong tâm Hình

tượng thơ đậm chất bi tráng và khí phách kiên cường Từ “Đời xanh” là một hình

ảnh ẩn dụ cho tuổi trẻ, tuổi thanh xuân - quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc

đời của mỗi con người, quãng thời gian mà Xuân Diệu từng muốn “tắt nắng, buộc

gió" để giữ lại Thế nên, nhịp đi liền mạnh trong câu thơ “Chiến trường đi chẳng

tiếc đời xanh " đã thể hiện ý chí quyết tâm cao độ của những người thanh niên ưu tú sẵn sàng hiến dâng cuộc đời và tuổi thanh xuân, cũng có nghĩa là sẵn sàng hiến dâng phần đời đẹp nhất cho đất nước Bởi lẽ ra đi vì đất nước, hi sinh vì dân tộc là nghĩa cử thiêng liêng hơn cả, là trách nhiệm, là nghĩa vụ của người con đối

Trang 24

với đất mẹ Việt Nam, chính vì vậy mà cả một thế hệ áo trắng đã lên đường bước đi, cả một thế hệ anh hùng đã hi sinh quá nửa nhưng đã để lại cho đất nước trang sử oanh liệt thấm đượm tỉnh thần dân tộc Các anh có thể đã không đợi được đến ngày nước nhà độc lập, đã không chờ được ngày cờ hoa toàn thắng tung bay,

nhưng các anh đã hóa vào dáng núi hình sông, đã được đất mẹ ôm ấp vào lòng và

sẽ còn mãi trong hồn thiêng năm tháng:

“Áo bào thay chiếu anh ê đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Bằng những từ Hán Việt mang theo sự cổ kính nghiêm trang, nhà thơ Quang Dũng như muốn trân trọng và xoa dịu nỗi đau của các anh - người ra đi cũng như đối với người ở lại Không chỉ là cái chết đã nhuộm tang thương, mà việc chôn cất, tiễn biệt tử sĩ càng khiến người đọc hình dung được sự tàn khốc của chiến

tranh Tấm vải liệm cũng trở thành thứ xa xỉ cho tất cả những người lính đã hi

sinh, chỉ còn những tấm vải xô, những manh chiếu hay khơng cịn gì ngồi bộ quân phục đã nhuốm máu đau thương Chiến tranh khắc nghiệt là thế, đau thương là thế và những vết thương chẳng bao giờ khép miệng sẽ còn để lại, nhức

nhối trong lòng người ở lại về sau Thế nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, thực

tại thiếu thốn là điều không tránh khỏi, vì vậy mà tránh để bi luy nhuốm lấy câu thơ, nhà thơ Quang Dũng đã dùng “áo bào” để nói về manh áo đưa tiễn Cách nói ấy không chỉ xoa dịu nỗi đau nhức nhối khôn nguôi mà còn khiến cho câu thơ trở nên trang trọng hơn, cũng là bi nhưng là bi trong bi tráng và kiêu hùng, không là bi thương ủy mị yếu đuối

Âm hưởng bi tráng gợi ra từ hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến đã được Quang

Dũng đẩy lên tới đỉnh điểm trong câu kết đoạn, với tiếng gầm dũng mãnh như

khúc ca đưa tiễn các anh của dòng sông Mã linh thiêng - dòng sông Tây Bắc hùng vĩ đã dõi theo bước chân anh từ những ngày đầu cất bước ra đi cho đến khi các anh về với đất mẹ Với nghệ thuật nhân hóa, “chứng nhân lịch sử” sông Mã đã “gâm lên”, làm nên một âm thanh dữ dội hào hùng trong cảnh tiễn đưa sĩ tử với

Trang 25

[Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

sự thương xót, tự hào và bao cảm phục đã bộc lộ qua tiếng gầm ấy Nỗi đau đón, mất mát dường như thấm đẫm vào từng ngọn cỏ, hàng cây, từng hang sâu, dốc đổ các anh đã từng bước đến Thiên nhiên nói chung và dòng sông Mã nói riêng đang đau cùng con người nỗi đau thấu tận xương tủy, bởi nỗi đau ấy không chỉ là đau lòng vì cái chết vốn là sự thật khó tránh của chiến tranh mà còn đau nỗi đau nước mất nhà tan, nỗi đau dân tộc mình đang rỉ từng giọt máu đào thấm vào

A3,

sông núi Nhưng như Tố Hữu đã viết trong bài thơ “Trăng trối”: Hai mươi tuổi mới qua uòng thơ bé

Dù phải chết, chết một đời trai trẻ Liệm thân tàn bằng một mảnh chiếu cơn

Rồi chôn xương rục thối dưới chân côn

thi cái chết ấy vẫn đủ hiên ngang và lẫm liệt khi “Vưi uẻ chết như cày xong thửa ruộng - lòng khỏe nhẹ, anh dân quê tui sướng - ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngơn

lành”

Chiến tranh càng tàn bạo và dữ dội bao nhiêu thì khi nhìn lại những lý tưởng cao đẹp, những ước mơ dang dỡ và tráng chí kiêu hùng của những chiến sĩ Tây Tiến, người ở lại cùng hậu thế lại càng thêm yêu quý, ngưỡng mộ và trân trọng với nỗi nhớ của Quang Dũng:

“Tây Tiến người đi không hẹn udc

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn vé Sam Nứa chẳng vê xuôi”

Mùa xuân năm ấy, các anh để lại sau lưng mái trường và bút nghiên, ra đi không

hẹn ngày trở lại:

Trang 26

“Chí nhớn chưa uê bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong!”

(Thâm Tâm, Tống biệt hành)

Như một lời khẳng định chắc nịch, cụm từ “không hẹn ước” cùng từ mang nghĩa

phủ định “không” khiến cho câu thơ mang theo âm điệu dứt khoát, mạnh mẽ như lời thể “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” đầy chí khí Ngày ra đi, các anh đã sớm biết sẽ khó lòng có ngày trở lại, thậm chí có những đồng chí đã hi sinh ngay

trước khi cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm Điện Biên Phủ chỉ vài tiếng đồng

hồ Thế nhưng không một ai ngã lòng, thoái lui:

“Doan vé quốc quân một lòng ra đi Nào có sá chỉ đâu ngày trở uê Ra đi, ra đi bão tồn sông núi Ra di, ra đi, thà chết không lùi ”

Dẫu cho đường càng đi càng “thăm thẳm”, càng vất vả, gian nan, càng thấm thía ba tiếng “một chia phôi” cũng đanh thép như lời thẻ “không hẹn ước, không trở lại” Ta còn có thể hiểu rằng: Nhà thơ Quang Dũng đang nhớ về trung đoàn Tây Tiến và bởi phải chia xa trung đoàn, nên ở tại Phù Lưu Chanh năm 1948, ông đã

xúc động viết nên bài thơ “Tây Tiến” đặc biệt này Người cựu chiến binh Tây Tiến nhìn về khoảng trời kỉ niệm với Tây Bắc mà hình dung “đường lên thăm thẳm một

chia phôi”, không biết ngày trở lại với mảnh đất nghĩa tình, mến thương ấy Hai câu thơ cuối bài như một lời nhắn gửi ân tình, tha thiết, rằng những người chiến sĩ đã gửi trọn hồn mình cho miền Tây sơn cước, dành trọn “mùa xuân” của tuổi trẻ cho Sảm Nứa, Mường Hịch, Sài Khao, Mường Iát, Và khi những thôi thúc

Trang 27

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

của trái tim trở nên dồn dập, mạnh mẽ, nó sẽ tự tìm đến một hình thức biểu hiện phù hợp nhất, truyền tải hết những tình cảm ấy

Có thể nói, Tây Tiến đã trở thành một kí ức hào hùng và bi tráng trong lòng cả người ra đi lẫn kẻ ở lại Những người lính năm ấy đã gửi trọn lòng mình cho Tây

Tiến, hồn mình cho núi sông Dẫu nơi đây không phải quê hương, không phải nơi

sinh thành, khôn lớn thế nhưng nơi đây lại lưu giữ hai tiếng “tuổi trẻ”, lưu giữ từng bước chân hành quân mải miết chỉ tiến không lùi Thế nên hồn người còn mai 6 Sam Nua, long Quang Dũng cũng hướng về Tây Tiến yêu thương

Có thể nói, Tây Tiến không chỉ là tên của một trung đoàn mà còn là hai tiếng thiêng liêng khôn tả đối với nhà thơ Quang Dũng Và hẳn chính vì lẽ ấy mà khi trở vào trang thơ, ông đã dành cho Tây Tiến không chỉ những lời thơ thật đẹp, thật

hào sảng, khí thế với thể thơ thất ngôn trường thiên phóng khoáng như hồn thơ

trào lộng khỏi đầu bút của ông mà còn có tình cảm sâu sắc với trung đoàn cùng chiến trường năm xưa Vậy nên trong thơ không chỉ có ý mà còn có họa, không chỉ có họa lại có cả nhạc tính bên trong, tạo nên một bức tranh tổng hòa thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc dường như mang cả dáng dấp Đường thi nhưng lại đây chất hiện đại Song song với đó, ông đã rất thành công khi tỉnh tế

đưa vào trang thơ tỉnh thần bi tráng phi thường, khiến cho thực tại dẫu khắc

nghiệt, gian khổ đến nhường nào cũng không nhuốm màu bi luy ma trai lai con

trở thành tấm phông nền tôn lên tinh thần và chí khí cao đẹp của người lính Đồng thời, song hành với tinh thần bi tráng, Quang Dũng đã đan cài thêm đôi

cánh của cảm hứng lãng mạn, vừa xoa dịu đau thương, vừa tạo thêm niềm tin, nguồn động lực cho các anh vững lòng bước đi Có thể nói, Tây Tiến là một viên ngọc toàn bích, đúng như nhà phê bình uăn học Phạm Xuân Nguyên từng nhận xét: “Một bài thơ kì điệu uà có một tị trí đặc biệt trong lòng công chúng một bài làm sống dậy cả một trưng đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tôn trong lịch sử va ki tic moi người Nó như một uiên ngọc sớng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt,

thơ ca Việt" Nếu mất đi cái chất lãng mạn, hào hoa ấy, Tây Tiến có lẽ đã không đạt được đến độ toàn bích đến như thế

Trang 28

Cùng với những “Việt Bắc” của Tố Hữu, những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ của

Nguyễn Mỹ hay “Chiến khu Thừa Thiên” của Lưu Trọng Lư, Tây Tiến đã góp

phần sắc hương vào vườn hoa kháng chiến chống Pháp giàu hương sắc với vị trí là một trong những bông hoa đẹp nhất, đặc biệt và khác lạ nhất với một phong cách đậm chất nhà thơ xứ mây đầu ô Bài thơ nói chung và đoạn trích nói riêng đã điểm thêm những đường nét chân thực nhất về cuộc kháng chiến oanh liệt, hào hùng, đồng thời tôn cao hình tượng người lính Vệ quốc anh hùng, bất khuất,

Ngày đăng: 07/08/2022, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w