1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bản sao của TTS 2 hình tượng sông đà 3

17 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 6,58 MB

Nội dung

Trang 1

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sach số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

TTS - PHÂN TÍCH

HÌNH TƯỢNG SÔNG ĐÀ

“Đẹp ngàn đời biển trời sông bát ngát

Cá dâm xanh, anh uũi nhây theo mùa

Khi mùa lũ thác reo gầm đữ dội

Thu chớm lạnh sớng nước lặng lò trôi”

“Tôi đi với sông Đà

Bao tân rồi vân tạ

Tôi thuộc ngâm thuộc đá

Tôi thuộc tii, thuộc dòng ”

Trang 2

4 Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

1 Nét tính cách [HUNG BẠO] của Sông Đà

Có một nhà văn năm mươi tuổi đời nhưng luôn thích ngao du, viết về một ông đò già nơi Đà giang bảy mươi tuổi thích chỉnh phục vùng sông nước Có một nhà văn dành nửa phần đời đi tìm cái đẹp trong tháng ngày quá vãng vang bóng, và dành những năm tháng sau này để mải mê đắm say với cái đẹp của hiện thực cuộc sống đã đổi thay Đó chính là Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ đã gắn tuổi năm mười của mình với tùy bút “Người lái đò Sông Đà” được ông sáng tác năm 1960 Những

giá trị và vẻ đẹp trong những trang tùy bút đủ đây “chất vàng mười” Tây Bắc

trước hết được thể hiện rõ nét qua hình tượng hung bạo của Sông Đà Đọc “Người lái đò Sông Đà”, “tôi thuộc ngâm thuộc đá”, “tôi thuộc lũ, thuộc dòng”, vậy ma “van lạ” khi nhìn ngắm con sông thân thương trong trí nhớ Đó cũng là chất xúc tác thôi thúc tôi “đi uới Sông Da”, di tìm và giải mã những cung bậc của “sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ” qua hình tượng con Sông Đà mà thiên tùy bút đã khắc họa rất đỗi tài tình

Việt Nam in sâu trong kí ức mỗi người với dòng sông Cửu Long, dòng sông Hồng rộng lớn với “tiếng hát bốn nghìn năm” trong thơ Chế Lan Viên, cho đến dòng sông Hương tình tự trầm mặc của vùng đất cố đô mà Hoàng Phủ Ngọc Tường và

Thu Bồn từng tha thiết; rồi đến sơng Mã mà đồn quân Tây Tiến gắn bó đời mình, Quang Dũng nhớ và đưa vào cõi bất tử trong thơ Từng con sông ấy tưởng

vô tri nhưng lại níu dài lịch sử và hơi thở của một thời đại, cho đến Nguyễn Tuân, ông đã khắc một dấu triện vào văn đàn với thể loại tùy bút, và hiện lên những trang viết bất hủ ấy là hình tượng một con sông mạnh mẽ, mãnh liệt như một

chiến binh trấn giữ vùng Tây Bắc đầy kiên cường, nhưng cũng đây khoái trá khi

được đối đầu với con người dũng mãnh Có lẽ, chẳng có ai có thể làm điều đó thay Nguyễn Tuân, và cũng chẳng có hình tượng con sông nào mà khiến người ra

Trang 3

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

và Sông Đà suốt hai năm, từ năm 1958 - 1960 trong chuyến đi thực tế tìm hiểu vùng đất và con người lao động trong xã hội mới, điều khiến Nguyễn Tuân tâm đắc nhất không còn là những vẻ đẹp một thời vang bóng, không phải là những giá trị đã lùi sâu vào quá vãng, mà chính là vẻ đẹp tươi mới của lao động, sức sống của cuộc Sông Đà nước ngày đổi mới Năm 1960, văn đàn Việt Nam ta đánh dấu mốc quan trọng với sự ra đời của tùy bút Sông Đà, khiến bạn văn và độc giả có cách nhìn hoàn toàn thiện ái với bậc thầy ngôn từ Nguyễn Tuân, bởi trong giây phút ấy, người ta bắt gặp một cốt cách đẹp sáng ngời từ một nhà văn đã thôi bất

cần, bất đắc chí với cuộc sống Đó cũng là những nét đẹp sau khi Cách mạng

tháng Tám thành công, đất nước ta bước vào thời kì đổi mới, như ánh sáng mới đã soi chiếu vào mỗi nhà văn, củng cố một niềm tin vào tương lai rạng ngời của dân tộc

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” nổi bật lên với hai hình tượng chính: hình tượng Sông Đà và hình tượng ông lái đò Trong đó, dọc thiên tùy bút này, vẻ dữ dội, hiểm trở và táo tợn của con Sông Đà đã làm không ít người phải khiếp đảm mà hình dung rằng: “Đi tới sông Đà là nguy hiểm trùng trùng” Nhưng ẩn sau những hung bạo đó vẫn có sự hiền hào, trữ tình nên thơ Hai tính cách đối lập như một “cố nhân” khó chiều, và lai lịch của loài thủy quái ấy cũng không kém phần đặc biệt: "Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Ly Tiên (theo Du dia chí của Nguyễn Trãi thà tên Trung Quốc của sông Đà lại là Bả Biển Giang) ma di qua một ving nui dc, roi đến gần nữa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, truéng thành mãi lên uà đến ngã ba Trưng Hà thì chan hòa uào sông Hồng Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trưng Hà là 500 cây số lượn rồng rắn, và tính toàn thân Sông Đà thì chiều dài là 883 nghìn thước mét chây qua hai nước Việt Nam Trưng Quốc xớm giêng" - (Trích tùy bút Người Lai Do Sông Đà) Sông Da đã hiện lên như thế, như một đứa con mang hai dòng máu, mà lại thích gắn bó về

một phía nên “nhập quốc tịch” về Việt Nam Dưới ngòi bút của “nhà ngôn ngữ

Trang 4

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

Đà” cũng được viết hoa cả hai chữ cái đầu tiên như một danh từ tên riêng Chính lời để từ của tác phẩm đã thể hiện sự độc đáo và khác biệt của Sông Da ấy:

"Chúng thủy giai Đông tẩu, Đà giang độc Bắc lưu" - Mọi dòng sông đều chảy về

hướng đông, chỉ có Sông Đà chảy theo hướng bắc Và nhà văn đã mượn câu của nha thơ cach mang Ba Lan Wladyslaw Broniewski: “Dep vay thay tiếng hát trên dòng sông”, đưa Nguyễn Tuân đến với lời khẳng định: nhà văn có “một trong những lời đề từ hay nhất của làng ăn chương Việt Nam” (Trần Quỳnh Trang) Hai lời đề từ đặc biệt ấy đã đưa người đọc vừa tò mò xen lẫn những hồ nghỉ về một con sông được giới thiệu quá đỗi khác biệt - khiến độc giả muốn đi tiếp để tìm ngay lời giải đáp thật thuyết phục

Hình tượng Sông Đà hung bạo trước hết được thể hiện ở CẢNH ĐÁ BO SONG - đó là “những uách thành xích lại gần nhau, làm cho lòng sông hẹp lại như cái yết

hậu thắt giữa hai oách đá dựng đứng hiểm trở” Ö đây, tính chất của cảnh đá bờ

sông được miêu tả rất rõ, rằng nó rất hẹp, nó hẹp “như một cái yết hầu”, cao chót vót bởi “mặt sông đúng chỗ ấy lúc đứng ngọ mới có mặt trời”, thậm chí có những quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia Sự liên tưởng, so sánh và miêu tả độc đáo vô song của nhà văn làm cho người đọc như nghẹt thở bởi hình ảnh ép sát của cảnh đá ở khoảng này Và độ hiểm trở của nó còn được thể hiện ở việc, ngay chính mặt trời - quyền lực đến thế nào vẫn chỉ có thể chiếu vào một khoảnh khắc là lúc đứng ngọ Những liên tưởng kỳ thú về đặc điểm của đá và

lòng sông càng được đẩy lên cao hơn nữa khi ông miêu tả cảnh thuyền đi qua

những khối đá dựng hai bên sông, đó như khoảnh khắc khi ánh điện phụt tắt trên một nhà cao tầng khi người đi trong ngõ hẹp Nó diễn tả cực độ sự bất ngờ nhanh chóng ập đến của ánh sáng biến mất đột ngột, cái lạnh hiện ra khi thuyền đò sang đây

Trang 5

Z Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách 36

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

nghi, thâm nghiêm phía sau bức tường thành, gợi lên những liên tưởng rằng chúng ta đang đi đến tường thành của Sông Đà, và khi qua quãng này, ta sẽ bước

vào một thế giới đầy bí hiểm và trở ngại giăng đầy phía trước của con Sông Đà Tính cách hung bạo thứ hai được thể hiện ở MẶT GHỀNH HÁT LOÓNG - nơi gió

và nước xô đẩy nhau tạo nên những con xoáy hãi hùng Mặt ghẻnh này dài hàng cây số, gió và nước phối hợp với nhau, rồi gió với đá, gió với sóng như bè lũ kéo phe phái để tạo nên những con xoáy chết người Điệp từ xô cho thấy sự hung hãn được đẩy lên cao nhất: "Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luông gió gùn ghè suốt năm suốt tháng như lúc nào cũng đời nợ xuýt " Nước không còn

chảy róc rách, gió không còn thổi hiền hòa, sóng cũng không vỗ về yên ả, mà tất

cả đã thay đổi về tính chất, trở thành tay sai của thủy quái Sông Đà, sức tàn phá ngày đêm không nghỉ Động từ "xô", phép điệp và nhân hóa được vận dụng triệt để Âm thanh của gió như sự bực bội, ghùn ghè đòi nợ của kẻ giang hồ hung tợn Sự phối kết thanh điệu với những thanh trắc liên hồi, từ sóng, đá, nước, gió cạnh nhau gợi lên cảm giác về một hình ảnh, âm thanh vô cùng dữ dội của thiên nhiên

Tây Bắc Sự réo rắt ấy như đánh vào tai, buộc người ta phải nghe, phải xoáy mình

trong trận địa của loài thủy quái hung tợn này

Nhưng đáng sợ hơn nữa lại chính là quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La Nơi “trên sông bỗng có những cái hút nước, có những hút nước giống như cái giếng

bê-tông thả xuống sông dé chuẩn bị làm móng câu Nước ở đây thỗ uà kêu như cửa

cống cái bị sặc” Nhà văn đã đem đến một loạt hình ảnh, âm thanh gai rợn, độc

đáo qua biện pháp so sánh thường thấy trong tùy bút này Nhưng ở mỗi địa điểm, biện pháp so sánh ấy lại bật lên một nét riêng khác nhau làm người đọc không khỏi thán phục Hút nước trên Sông Đà như những cái giếng bê tông với miệng giếng rộng, đáy giếng sâu và thành giếng vô cùng vững chắc, do nó được cấu tạo từ xi măng trộn gạch, sỏi, cát đá mà thành Hút nước trên Sông Đà cũng cứng

Trang 6

Z Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

ghê rợn hơn, khi nó phát ra tiếng ùng mục như bị nghẹt lại, bị chặn đứng ở cuống họng mà sặc sụa, đay điếng Và không chỉ như thế, trên quãng sông lúc bấy giờ,

nước gầm réo lên, tung bọt trắng xóa như bị rót dầu sôi vào lúc đang nóng bừng

bừng Tất cả hình ảnh, âm thanh đó đã kết hợp lại làm thành một “ngoại hình” thật đáng sợ cho cái hút nước Sông Đà

Sức mạnh của những cái hút nước hiện lên qua sự tái hiện một chiếc bè gỗ khi vô tình lọt vào hút nước Sông Đà, sau mươi phút đã tan xác ở khu$nh sông dưới Nhà văn Nguyễn Tuân như một nhà quay phim tài tình trong bộ phim điện ảnh được đầu tư công phu Ông quan sát đến từng chỉ tiết và mọi hiểm nguy của những hút nước được ông tái hiện tài tình qua hình ảnh chiếc bè gỗ: đó là một chiếc bè vô cùng lớn với cấu tạo chắc chắn, chuyên chở gỗ nặng và được ngâm nước rất lâu nên vững chắc vô cùng, nhưng bè có vững thì vẫn khơng qua nổi

những xốy nước như vô lấy đối tượng vô tình đi qua nó Thử tưởng tượng mà

xem: một chiếc bè gỗ lớn lọt vào tâm của cái hút nước như lọt vào miệng của con quái vật và chẳng bao lâu chiếc bè ấy vỡ tan tành như bị “ăn tươi nuốt sống”, thì

liệu con người có sống sót khi vô tình rơi vào hút nước ấy? Chắc chắc là không

Thế nên ta càng cảm nhận được sự nguy hiểm của nó và sự can đảm của nhà văn

khi sẵn sàng ngồi trên thuyền để quan sát tỉ mỉ từng chút một về Sông Đà

Nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta thường nhớ ngay đến chữ “ngông” đi kèm, trong “Vang bóng một thời” hay những thiên tùy bút sau Cách mạng, nhà văn vẫn luôn giữ được một chút gì rất “ngông”, rất độc đáo vô song của riêng mình Đó là khi đứng trước sức mạnh hủy diệt của cái hút nước, ông liên tưởng ngay đến việc đặt vào lòng nó một chiếc máy quay phim từ một anh quay phim liều lĩnh và “thước phim” về bên trong cái hút nước đã được giải mã: Độ cao từ đáy đến mặt sông của cái hút nước cao đến vài sải; từ dưới đáy nhìn lên thấy một màu xanh ve của nước sông, cảm tưởng như đó là một khối thủy tinh được tạo bởi nước, khiến

Trang 7

Z Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách 36

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

liều mình trải nghiệm những nơi mình đi qua đến tận cùng như thế, ông mới cho ra đời những trang văn kỳ công, riêng biệt đến vậy

Và hình tượng một con Sông Đà hung tợn, dữ dội đã được đặc tả đậm đặc nhất ở

THÁC ĐÁ SÔNG ĐÀ - mấy chục con thác đá tạo thành các thạch thủy trận vô

cùng hiểm trở với biết bao cửa tử Ö đây, thác đá Sông Đà được cảm nhận trực tiếp qua hình ảnh và gián tiếp qua âm thanh

Khi ở xa, tiếng thác gào lên rùng rợn, đây hoang dã: "Còn xa lắm mới đến cái thác dưới nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lên, réo to mãi lên Tiếng nước thác nghe như là oứn trách gì, ri lại như là oan xin, rối lại như là khiêu khích, giọng gầm mà chế nhạo Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn cơn trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng âu, rừng tre rúa nỗ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gam thét với đàn trâu da cháy bùng bừng" Bốn tính từ “van xin”, “khiêu khích”,

MS gần”, “chế nhạo” thể hiện rõ tính cách và thái độ vênh mặt của thác đá Sông Đà, VỀ

với đủ mọi trò như một con quái vật hung hăng, hiểm ác đang chờ đón con thuyền Những tính từ đó tăng dần sức mạnh theo từng cấp độ, từ van xin đến

gần rồi chế nhạo, ngày một hung hãn Đây là sức mạnh của nhà văn trong việc sử

dụng ngôn từ, tạo nên cảm giác con thuyền đang di chuyển ngày một gần hơn đến cái thác và con thuyền càng gần, người đọc lại càng tò mò như xem một đoạn phim nảy lửa

Trang 8

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

da trâu cháy đầy kinh hãi Cuối cùng, đàn trâu mộng nghìn con ấy chạy tán loạn, giãm đạp lên nhau như muốn phá tung cả khu rừng để thoát lửa như rung chuyển cả không gian Những hình ảnh liên tưởng so sánh vô cùng độc đáo ấy của Nguyễn Tuân chỉ nhằm diễn tả một sự thật của cái thác Sông Đà này: âm thanh của thác và sự dữ dội hung tàn của nó đáng sợ hơn cả thành đá hay cái hút nước ở trên Thác đá Sông Đà có thể cuốn tuôn cả một đời người nếu không đủ bản lĩnh để đi qua nó Bằng nghệ thuật miêu tả độc đáo của mình, Nguyễn Tuân

đã bộc lộ được sự kỳ vĩ với chiêu thức: lấy lửa tả nước, lấy rừng tả sông, lấy hình ảnh trâu mộng kêu rống mô tả tiếng thác đá ảm âm Đó là tài hoa mà không phải

nhà văn nào cũng có được

Đến khi cảm nhận thác đá trực tiếp qua hình ảnh bằng cái nhìn khái quát, ta mới cảm nhận được rõ ràng độ cao của thác và tính chất của lòng sông Đà: “Sóng bọt đã trắng xóa cả chân trời đá” Thác ở đây rất cao với lòng sông toàn đá, làm cho những đợt sóng, bọt nước trắng xóa, đó là một hình ảnh rất hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc Những “chân trời đá” là một hình ảnh đặc biệt trong đoạn này Bởi đá ở Sông Đà cao vút, cao như chạm đến chân trời, cả một khoảng trời chỉ toàn đá và đá Con người như được bao phủ và nằm trọn trong thác đá Sông Đà Đến đây, ta nhớ đến cảm giác vượt qua được cảnh đá bờ sông dựng vách thành để đi vào thế giới của Sông Đà, thì hiện tại, một thế giới kỳ vĩ của thác đá đang thật sự

bao trùm lấy ta Đó là khúc ác hiểm nhất, là thử thách, là chiến trường cam go

nhất mà người lái đò Sông Đà phải chiến đấu mạnh mẽ nhất để giành lấy sự sống

cho mình

Trang 9

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

bị động, như thể biết nhào lên với vẻ mặt hiếu chiến và khiêu khích vô cùng Khi đã giáp lá cà thì nó đâm thẳng vào hông ông lái đò, chúng dùng sóng nước của mình bao phủ, bẻ gãy cán chèo, rồi đá trái thúc gối vào bụng, giở đủ đòn âm, đòn tỉa, rồi túm lấy thắt lưng đòi lật ngửa bụng ông lái đò trên trận nước Nó vừa đánh vừa reo hò la hét vang động cả một vùng sông nước hoang vu ấy, và ông lái đò

phải kiên cường lắm mới đương đầu qua quãng này Soi chiếu vào từng mặt đá,

tảng nào, hòn nào "trông cũng ngỗ nghịch" và như những vị tướng "có vị trong oai phong lẫm liệt"; "có vị thì như đang hat ham bat cái thuyền phải xưng tên xưng tuổi trước khi giao chiến" "Có vị "lại lùi một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào" Ỗ đoạn miêu tả thác đá này, nhà văn như được dịp ném ra tất cả tri thức về điện ảnh, võ thuật, quân sự tất cả đều hội tụ để tôn lên sự xảo trá, nham hiểm và độc ác của con thác Sông Đà

Với ba trùng vi thạch trận ác hiểm thuộc hàng bậc nhất Sông Đà, trận đồ bát quái được bày ra và cuộc chiến giữa người lái đò và thiên nhiên Sông Đà chỉ vừa mới

bắt đầu Sông Đà lúc bấy giờ như vị tổng tư lệnh chỉ huy trừng trừng và ác độc

Bởi nó đã cài đặt bao boong ke chìm, pháo đài đá nổi sẵn sàng ứng chiến để dìm chết người đi qua đây - những con thuyền du kích sẵn sàng xông pha trận mạc,

đối đầu với khu căn cứ quân sự số 1 của thiên nhiên Tây Bắc: con Sông Da hung

ton, hung hang

"Đường lên Mường Lễ bao xa - Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghẻnh" Tây Bắc cứ

làm người ta vương vấn với biết bao cảnh đẹp của sông núi hùng vĩ, nhưng cũng làm người ta kinh sợ bởi vẻ hung bạo của con Sông Đà nơi đây, mà ít nhiều, nó đã

chiến thắng và lấy đi cuộc đời của biết bao “đối thủ” đối đầu với nó Nhưng không

vì thế mà người ta rũ bỏ Sông Đà, nó vẫn là một mặt không thể thiếu của thiên

nhiên Tây Bắc, tiêu biểu cho chân lý: ai không “khinh suất” thì sẽ chiến thắng

Trang 10

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

“Tôi biết sức mạnh của ngôn từ ngôn từ là tướng của đạo quân sức mạnh con người” (Mayakovsky) Nếu như hội họa dùng màu sắc, đường nét; âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu; điêu khắc dùng chất liệu tạo nên hình khối thì văn học

phải diễn tả bằng ngôn từ Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ

ngôn ngữ mang đặc trưng riêng trong phong cách sáng tác của người nghệ sĩ Chính nhà văn Nguyễn Tuân đã rất xem trọng việc sử dụng ngôn từ khi ngồi trước trang giấy trắng Ông từng viết: “Chúng ta uẫãn đắm đuối tới nghề làm oăn, nugày càng chuốt thêm uăn tự, ngày càng làm óng tốt dẻo bền hơn lên nữa cái tiếng nói Việt cổ truyểền của mình” Với ngòi bút lão luyện tài hoa, với vốn tri thức phong phú về các lĩnh vực như điện ảnh, võ thuật, quân sự, thể dục thể thao, và lối dùng chữ độc đáo vô song khó ai bì kịp của mình, ông đã vẽ nên bức tranh

Sông Đà với nét dữ dằn thú vị, bởi những thủ pháp so sánh, liên tưởng, những

động từ mạnh được dùng triệt để đã tôn vinh lên vẻ đẹp đặc biệt của thiên nhiên nơi đây Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những con chữ dường như hiện hình và uốn lượn trên trang giấy, như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan từng nhận định: "Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức" Quả thực, với tấm lòng trân trọng Nguyễn Tuân và cảm nhận của riêng mình, tôi tin rằng đến nay, chưa có nhà văn nào có thể nói về Sông Đà độc đáo hơn Nguyễn Tuân, đi hết kiếp với cái nghề mang hoa thơm cho đời này, Nguyễn Tuân luôn luôn tâm niệm rằng: "Chúng ta vẫn đắm đuối với nghề làm văn, ngày càng chuốt thêm văn tự, ngày càng làm óng tốt dẻo bền hơn lên nữa cái tiếng nói Việt cổ truyền của mình" Bởi thế, ngôn ngữ, nghệ thuật, hình tượng Sông Đà vì lẽ đó mà vang vọng mãi muôn đời

2 Nét tính cách [TRỮ TÌNH] của Đà giang

Trang 11

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

vàng son mà Nguyễn Tuân nhận thấy có khi là những sinh hoạt bình thường gần gũi xung quanh con người, do hờ hững mà người ta đã vô tình bỏ quên Đó là những thú chơi tao nhã, những nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam như: uống đẹp (Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm); nhắm đẹp (Hương cuội); chơi đẹp (Thả thơ, Đánh thơ, Một cảnh thu muộn); hoa tay đẹp ( Trên đỉnh non tản); tài nghệ đẹp (Chém treo ngành, Ném bút chì) và nhân cách đẹp (Chữ người tử tù) những cái đẹp mà con người đã vô tình quên đi và có lẽ là đời sau sẽ không biết đến nữa

Cái đẹp luôn tồn tại muôn đời trong tâm tưởng chúng ta, và cái đẹp của Vang bóng một thời như Vũ Ngọc Phan đã từng nói: “cái tiếng uang của thời đã qua, cái bóng của thời đã qua, mà ngày nay tưởng như uăng vang” Sudt doc duéng chân trời góc bể, dù lạ người lạ cảnh, nhà văn vẫn có thể chuyển biến thành “quen người quen cảnh” Ấy là nhờ tài quan sát, tỉ mỉ trong từng khâu nhìn ngắm, cảm nhận, ghi chép của ông Nhà văn nguyện được lăn mãi vỏ mình trên con đường vô định: “Tôi sống với ngoài đường, với những con người đi trên đường, với cái luân lí của người khách bộ hành” (Chiếc va li mới) Tâm hồn cô đơn, bất lực và quan quanh của ông trước Cách mạng được bộc lộ rõ trong “Thiếu quê hương”, khi nhân vật Bạch chỉ luôn thèm muốn được đổi chỗ, được rong ruổi trên những

con đường dài hun hút, không có chỗ bắt đầu mà cũng chẳng có điểm kết thúc

Họ tha lê cái đầu rỗng tuếch, cái thân tàn tạ trên đường đời, cái phẫn uất ngàn năm không gột rửa, chỉ biết lấy xê dịch làm cứu cánh

Lướt dài trên hành trình của Nguyễn Tuân như thế để mỗi người nhận ra rằng, nhà văn đã “lột xác” thế nào trong tùy bút Sông Đà sáng tác năm 1960, khi từ hình ảnh một "Tây Bắc đây của chìm của nổi, uới những phong cảnh bao la một

niêm lãng mạn xã hội chủ nghĩa" với "Với tất cả cái nhộn nhịp tươi trẻ của tất cả,

Trang 12

Z Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

nhân, một cố nhân đã gắn chặt cuộc đời trong cuộc “hôn nhân” đời đời kiếp kiếp

với con người Tây Bắc

Hình tượng con Sông Đà trữ tình hiện lên với ba góc nhìn: đầu tiên là góc nhìn

từ tàu bay, tiếp đến là góc nhìn của người đi rừng lâu ngày gặp lại Sông Đà và

của người trôi thuyền trên sông phía hạ lưu; và cuối cùng là góc nhìn của một cố nhân, tình nhân Nhà văn đã miêu tả con sông như một công trình nghệ thuật, một tác phẩm hội hoạ mà tạo hố ban tặng tơ điểm cho đất nước; ông khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mỹ nên nên thể hiện phong cách tài

hoa Dù ở góc nhìn nào, nhà văn cũng đều thể hiện được kiến thức phong phú

của mình trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, điêu khắc, điện ảnh, lịch sử, hội họa, văn

học, Mỗi câu văn tuôn ra đều giống như một áng tóc dài tha thiết, mượt mà và êm ả đến độ người ta phải bật thốt lên vì tài năng văn chương của bác Nguyễn Để quan sát được một cách khách quan nhất, Nguyễn Tuân đã chọn tàu bay làm điểm nhìn nhìn xuống dòng Sông Đà Bay giữa không trung, “bay tạt ngang qua Sông Đà” mấy lần, nhà văn thể hiện sự kĩ tính và tỉ mỉ của mình trong từng cách quan sát của ông Dòng sông Đà không chỉ có những "dòng thác hừm beo đang hông hộc tế mạnh trên sông đá" mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người Từ trên tàu bay nhìn xuống, “không ai trong tau bay nghi rang cai dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái cơn sông hang nam va đời đời kiếp kiếp làm mình làm mấẫy tới cơn người Tây Bắc” Nhà văn ví con Sông Da như dây thừng, bởi từ trên cao nhìn xuống, dòng sông với những thác đá dữ tợn

ấy chẳng còn may may tung bọt nước trắng xóa vào mắt người đi qua nữa, nó chỉ

còn là sợi dây nhỏ bé ngoằn ngoèo, trông nó hiền hòa đến lạ Nhưng đến chỉ tiết

sau, ta mới thấy bất ngờ tột độ với văn họ Nguyễn, càng thêm “cảm tình” với “kẻ

Trang 13

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

ngắm câu văn Nguyễn Tuân, yên ả thả trôi hồn với những câu chữ đây chất thơ

dat dao trong một thiên tùy bút Nhà văn quả thực là một bậc thầy của biện pháp

so sánh, câu văn nối liền nối dài ra mải mê mà không buồn vương một chút dấu

phẩy nào, chính là cái nét vẽ cố tình của bác Nguyễn để ta đưa lòng mình theo sự

tuôn dài của áng tóc mây ấy Ở đây, hoa ban trắng, hoa gạo đồ - loài hoa vốn

được yêu chiều của vùng Tây Bắc cũng trở thành những “nhánh xuân” cài lên mái

tóc Sông Đà rồi tóc bay dài vô tận trong khói sương huyền ảo, tôn thêm nét kiều

diễm của người thiếu nữ Đà giang Đó là một vẻ đẹp rất thơ, một vẻ đẹp như bước ra từ chốn thần tiên mơ mộng, xao động cả đất trời qua bao mùa mưa nắng

Cái nét trữ tình đậm đà ấy khiến nhà văn bộc bạch: “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mua xuân bay trên Sông Đà” Một sự thừa nhận thành thực, rằng ông đã say sưa, và mùa này qua mùa nọ, ông vẫn nhìn như thế - “đã xuyên qua đám mây mùa thu hà nhìn xuống dòng nước Sông Đà”

Trang 14

4

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách 36 [Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

Sông Đà ở góc độ một nhà văn, ông còn là một nhà sử học đã nhớ rất rõ rằng

người Pháp từng gọi sông Đà là sông Đen (Rivière Noire) Õ câu văn này, ta thấy

rõ một tấm lòng yêu nước nồng nàn, nhà văn như lên tiếng thay cho dòng sông

lịch sử Tây Bắc, như một nét thanh minh Tự bao đời, Sông Đà vẫn xanh đẹp như thể màu mây trời lẫn trong nước, có đã đen bao giờ

“Con Sông Đà gợi cảm” - một câu văn như lời khẳng định chắc nịch Qua góc

nhìn của người đi rừng lâu ngày gặp lại Sông Đà, của người trôi thuyền trên sông phía hạ lưu và góc nhìn của một cố nhân, Sông Đà hiện lên với hình ảnh của quá khứ, hiện tại và tương lai với điểm nhìn cận cảnh Trong tầm mắt người thưởng ngoạn, dòng sông hiện lên với vé đẹp hoang sơ, “đối với mỗi người, Sông

Đà gợi một cách” Và đối với nhà văn, đã có lần ông nhìn Sông Đà như một cố

nhân, như một người bạn cũ lâu ngày gặp lại Nhà văn kể rằng: chuyến ấy, ông đi

rừng núi cũng hơi lâu, và khi về, nhìn thấy Sơng Đà loang lống như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy, từ xa gần lại, Sông Đà và ông háo

hức nhìn nhau như tìm lại được người tri kỉ cũ Một màu nắng tháng ba Đường thi “Vên hoa tam nguyệt há Dương Châu” hiện lên trên trang văn, nhưng cũng như

một bức vẻ nắng sinh động, ta cũng thấy vui khi nghĩ đến cảnh tượng nắng lấp

lánh trải lên nước sông xanh biếc Và ta chẳng lạ gì khi cảm nhận được niềm vui sum vầy “họ” đã có cùng nhau: “Chao ôi, trông con sông, oưi như thấy nắng giờn tan sau ki mua dam, vui như nối lại chim bao đứt quãng” Lòng ta cũng rộn rã “giòn tan” như nắng, lòng ta cũng như đi vào cơn mơ mộng đẹp vô ngần trong

giấc say Và khi ấy, cảm giác của người di xa về nhận mặt từng cảnh vật, từng “bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà” thật sự khiến ông

và ta đều đắm say: “đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dù

người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc

lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy” Sông Đà trở thành người bạn thủy

chung, nặng nghĩa nặng tình, luôn đợi người người lữ khách Nguyễn Tuân

Trang 15

Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách số [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

Giờ phút bịn rịn gặp lại nhau, niềm vui tan vào nắng khiến người ta muốn “trôi trên Sông Đà” để ngắm lại từng chút cảnh xưa Nhà văn lại nhắc về lịch sử với kiến thức của một “nhà sử học” kiêm cả nhà văn: “hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”, “tịnh không một bóng người” Sông Đà hiện lên trong tầm mắt người ta một vẻ đẹp hoang sơ ở hai bờ: “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” - vẻ đẹp của ngàn năm kiến tạo còn vẹn nguyên, tưởng như dòng sông luôn giữ mình để nguyên một khối hình, dáng vóc của hoang sơ nguyên thủy Cái nét

dep trầm tích của thời gian tĩnh lặng và im ắng, lặng tờ mà lại khuấy động lòng

người thưởng ngoạn biết bao

Thế rồi, giữa không gian lặng lẽ ấy, một vẻ đẹp đầy sức sống đã hiện ra giữa những yên lặng ấy: “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp” Cảnh tượng đó càng thu hút sự chú ý khi “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm” Sông Đà lúc này không còn là

tiếng thác âm ầm réo gọi, không còn là tiếng rống lên của “đàn trâu mộng trong

rừng lửa”, cũng không còn những hỗn độn của hai bờ sinh - tử giao tranh Sông Đà toát lên một vẻ đẹp của sức sống căng tràn, màu xanh của nương ngô, của cô gianh mới nhú, đó là màu xanh của sự trù phú, mỡ màng, khiến người ta thưởng

ngoạn mà thấy lòng bình an, thấy mình như trẻ lại với vẻ thanh khiết ấy Đến cả động vật nơi đây như con hươu thơ ngộ ngẩng đầu lên khỏi áng cổ sương mà

chẳng hề sợ sệt ông khách Sông Đà, thiên nhiên và con người ở quãng này hòa hợp đến thế! Tôi thích thú và ấm áp khi đến câu hỏi của Nguyễn Tuân: “Hươu vềnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng

còi sương?” Thế đấy, bao nhiêu ước mơ của Nguyễn Tuân về một Tây Bắc có chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu, tiếng còi xép - lê

báo hiệu những đoàn tàu sẽ lên Tây Bắc để xây dựng quê hương - đó là mong ước của một nhà văn đi tìm cái đẹp, nhưng cái đẹp trong tấm lòng của ông dành cho

người lao động Tây Bắc lại đáng quý biết ngần nào Hình ảnh sương trong sương

Trang 16

8 Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách š⁄ [Khóa học Văn Chuyên sâu]

Tài liệu lưu hành nội bộ

đêm, trong cỏ sương, và giờ đây là “tiếng còi sương”, giữa làn sương Tây Bắc, bao

quấn quyện đẹp đế lần hỏi Đàn cá dầm xanh quẫy đuôi để lộ cái bụng trắng như

bạc rơi thoi, rồi tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến mất Con cá, con hươu, bụi cỏ sương ven đường cũng đi vào trang văn đẹp đẽ đến lạ Như Tản Đà từng viết: “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình"

Quang hạ nguồn với khúc sông êm đềm, trở thành dòng sông thi ca với cái nắng tháng ba Đường thị, với cái nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, với cả cái nắng

rực rõ đã chiếu rọi ánh sáng cho những người đọc tùy bút của Nguyễn Tuân Người ta đã không thể nhìn ngắm hết cái vẻ đẹp trù phú của Sông Đà đến thế nếu như không được nhà văn mở đường đi tìm cái đẹp, dù cái đẹp ấy còn hoang sơ bởi thời kì đã và đang đưa Tây Bắc đi lên; nhưng với mọi ước mong, với những nỗi niềm, Nguyễn Tuân đã thương nhớ Sông Đà và “tãi” (*) vào lòng ta nỗi niềm thương nhớ ấy, tưởng chẳng có gì có thể nguôi ngoai Ta hoàn toàn có thể tin rằng: “[ ] Một ngày không xa, khi mà ăn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám tin những ăn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ cờn có mot dia vi xứng đáng hơn nữa Chính vì thế, đọc ăn Nguyễn Tuâm, độc giả bao giò cũng có cẩm xúc, hứng thú Rì lạ Đó là “sự thâm trâm trong ý nghĩa, sự lọc lõi trong

Trang 17

4 Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sach Si

[Khoa hoc Van Chuyén sau]

Tài liệu lưu hành nội bộ

Ngày đăng: 07/08/2022, 22:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w