Chăm sóccơthể già hóa
“Trăm năm trong cõi người ta”, sinh lão bệnh tử là quy luật của đời
người. Cùng với năm tháng, tuổi già đến dần dần, nhưng làm sao để nó
trôi đi một cách bình thường yên ổn, vẫn dồi dào sinh lực và kéo dài
tuổi thọ có tầm quan trọng đặc biệt.
Hiện nay, nó đang là một vấn đề thời sự của y học nói riêng cũng như sự
quan tâm của xã hội nói chung.Già hóa, điều tất yếu
Từ khi sinh ra, lớn lên, già đi và chết, cơthể chúng ta luôn luôn biến đổi
không ngừng muôn hình muôn vẻ và phức tạp. Những biến đổi ấy có quan
hệ đến các quá trình lý, hóa và sinh học. Theo quy ước từ 60 tuổi trở đi là
người già, nhưng các nhà sinh vật học và y học lại nhận thấy nhiều hiện
tượng giàhóa đã có ngay trong thời kỳ sôi nổi của con người chứ không chờ
đến tuổi già. Nó diễn ra rất sớm ở mọi cơ quan, hệ thống, cũng như ở cấp độ
tế bào, mô, tuy không đồng thời và đồng tốc độ.
Ngoài 20 tuổi, sau khi trưởng thành, cơthể bắt đầu ngả dần về già. Bởi vậy
xưa kia, có người đã từng than thở: “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi/
Cái già xồng xộc nó thì theo sau”. Tuy nhiên sự già là một quá trình dần dần,
nó không thể hiện rõ ra bên ngoài trong thời kỳ tuổi còn trẻ, khoảng 60 tuổi
những đặc trưng giàhóa mới bộc lộ rõ nét.
Ngày nay, người ta xem những hiện tượng ấy là những đặc thù khách quan
của quá trình già tự nhiên. Tuy vậy, sự bộc lộ già nua ở mỗi người là không
như nhau, nó sớm hơn hay chậm hơn còn tùy thể chất, cách sống của mỗi
người, tùy theo điều kiện sống về tinh thần và vật chất. Ngoài ra còn phụ
thuộc vào chế độ xã hội mà con người đang sống.
Một nếp sinh hoạt hợp lý và tinh thần tốt sẽ giúp người cao tuổi sống khỏe.
Những biến đổi gì?
Già hóa là những biến đổi rộng khắp ở mọi cơ quan, tổ chức cơ thể. Không
chỉ vẻ ngoài: “Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm/ Hàm răng chiếc rụng,
chiếc lung lay/Nhập nhèm bốn mắt trông mờ tỏ/Khấp khểnh ba chân dở tỉnh
say ” (thơ thi hào Nguyễn Khuyến), mà còn những suy thoái bên trong cơ
thể thì không dễ nhìn thấy.
Sự suy giảm hormon là một ví dụ, cơthểcó nhiều loại hormon, đó là những
chất sinh học được chính cơthể tổng hợp và được bài tiết bởi các tuyến nội
tiết, được máu chuyên chở đến các cơ quan đáp ứng để điều hòa hoạt động
sinh lý của cơ thể. Nhưng tuổi càng nhiều, các hormon càng giảm đi và hoạt
động kém dần. Người nhiều tuổi và người già, so với lớp trẻ, người ta thấy
sự chuyển hóa các chất trong cơthể giảm dần dần.
Các màng của tế bào dính lại với nhau. Sự tái sinh tế bào bị chậm lại. Ở
nhiều bộ phận sự tái sinh ít hơn sự tiêu hủy tế bào, và tổ chức teo dần. Nếu
có vết thương, việc lên sẹo rất chậm. Nhiều tổ chức liên kết phát triển xơ
hóa. Hấp thu oxy và đào thải CO2 yếu dần. Do đó cơthể ít tạo được nhiệt
lượng và năng lượng. Dung tích sống của phổi giảm 30 – 40%. Phế nang và
phế bào giãn và kém đàn hồi. Cung lượng máu qua thận còn 45 – 50%. Khả
năng chuyển hóa protein và chức năng khử độc của gan cũng giảm dần.
Độ co bóp túi mật và ống dẫn mật giảm sút, cơ vòng túi mật bị xơ hóa nên
chức năng lưu thông mật dễ bị rối loạn. Hệ thống miễn dịch tạo kháng thể để
chống lại các tác nhân lạ cũng giảm sút. Miễn dịch rất quan trọng, khi vật lạ
xâm nhập vào thì cơthể sẽ đáp ứng lại bằng miễn dịch tế bào (tăng cường tế
bào diệt vật lạ) và miễn dịch dịch thể (sản xuất kháng thể kết dính vật lạ),
thế nhưng người già thì hệ miễn dịch phân biệt và đáp ứng rất kém.
Nói chung, mọi hoạt động trong cơthể người già đều giảm và sự thích nghi
với mọi hoàn cảnh, điều kiện mới đều khó khăn. Bởi vậy, người già luôn có
yêu cầu được bảo vệ vì luôn cảm thấy bất lực. Mắt kém, tai kém, hay chóng
mặt, hay mệt mỏi, chân tay yếu hay run, làm cho họ luôn lo lắng và mong
muốn có người trông nom giúp đỡ.
Ðể tuổi già sống khỏe
Già không đồng nghĩa với bệnh. Tuy nhiên khi về già dễ mất dần khả năng
thích nghi đối với các điều kiện sống của môi trường xung quanh làm phát
sinh, phát triển bệnh; cùng một lúc một người cóthể mắc nhiều bệnh. Với
người già, Liên hiệp quốc tạm thời quy ước: Người từ 60 tuổi trở lên là
người già (người cao tuổi), người từ 80 tuổi trở lên là người rất già, cần
được gia đình và xã hội bảo trợ.
Qua đây, Liên hiệp quốc muốn chuyển đến các bậc cao niên và cộng đồng
thông điệp: hãy giữ gìn sức khỏe tốt hơn, cố gắng nâng cao tuổi thọ, nhưng
quan trọng hơn là chất lượng sống. Đã sống tới tuổi 65, thì sẽ có nhiều triển
vọng là tuổi thọ sẽ đạt tới 80 – 90 và hơn nữa. Giai đoạn tuổi giàcóthể là
khoảng thời gian lâu hơn tuổi trung niên hay thiếu niên, cần có một thái độ
ứng xử tích cực, một cuộc sống vui, khỏe và có ích.
Hiểu biết những suy thoái tất yếu theo quy luật của tự nhiên, không phải để
bi quan, mà để ứng phó, thích nghi. Người già nên khám sức khỏe tổng quát
hàng năm, kiểm soát toàn bộ sức khỏe để điều trị sớm những bệnh tật mới
manh nha. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Không làm việc gì quá sức. Luyện
tập thể dục đều đặn, điều độ theo khả năng sức khỏe. Ngủ nghỉ đầy đủ.
Đừng để bị cô đơn lẻ loi.
Trong sinh hoạt hàng ngày hãy cố gắng gần gũi với mọi người theo phương
châm “Nhà lá đơn sơ, nhưng tấm lòng rộng mở”. Hết sức kiềm chế phẫn nộ,
gạt bỏ tâm tư xấu, ngăn ngừa căng thẳng thần kinh, tránh tranh chấp mà nên
nhường nhịn theo ý nghĩa sâu xa của chữ “Nhẫn”. Cần sống trong bầu không
khí trong lành, ít khói, bụi Không hút thuốc lào, thuốc lá, nếu nghiện thuốc
thì cai nghiện cho bằng được. Không lạm dụng rượu bia. Trân trọng mọi
niềm vui lành mạnh, dù đó chỉ là những niềm vui nho nhỏ.
. Chăm sóc cơ thể già hóa
“Trăm năm trong cõi người ta”, sinh lão bệnh tử là quy luật của đời
người. Cùng với năm tháng, tuổi già đến dần dần,. trong cơ
thể thì không dễ nhìn thấy.
Sự suy giảm hormon là một ví dụ, cơ thể có nhiều loại hormon, đó là những
chất sinh học được chính cơ thể tổng