Chăm sóc cơ thể thời kỳ hậu sản Trở về nhà với cơ thể vẫn còn đau nhức, mệt mỏi cùng với hàng loạt những nỗi lo lắng khác, đôi khi nó khiến các bà mẹ trẻ phải bối rối. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn. Cảm giác đau Đối với những trường hợp mổ đẻ thì người mẹ cần hết sức giữ vệ sinh. Bạn sẽ vẫn cảm thấy đau ở vết mổ sau 3 - 4 ngày. Tuy nhiên, nếu sau hơn 10 ngày mà bạn không cảm thấy đỡ đau thì cần phải hỏi bác sĩ. Đối với các bà mẹ sinh thường, để nhanh liền sẹo, bạn nên vệ sinh “vùng kín” sau mỗi lần tiểu tiện để tránh vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn còn có cảm giác đau ở “núi đôi”. Đó là do sau sinh, ngực của bạn sẽ tiết ra hocmon prolactin (hocmon quyết định đến sự bài tiết sữa). Để giảm đau, bạn có thể chườm ngực bằng nước nóng, sau đó mát xa ngực. Chảy máu nhiều ngày sau khi sinh Đừng quá lo lắng! Lượng máu mất đi sau sinh chỉ là sản dịch. Lúc đầu dịch có màu đỏ tươi, sau đó chuyển sang màu đỏ nhạt và khi gần hết thì sản dịch thường màu nâu. Trong 72 giờ sau khi sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều, sau đó sẽ ít dần đi. Hiện tượng này kéo dài ít nhất là 10 ngày, ở một số người có thể kéo dài 2 - 3 tuần sau khi sinh. Thay đổi cảm xúc Sự thay đổi hocmon trong cơ thể có thể khiến bạn cáu gắt, lo lắng, mệt mỏi, đôi khi muốn khóc mà không vì lý do gì… Có tới 2/3 số bà mẹ trẻ mắc các triệu chứng này. Nó thường diễn ra trong vòng 2 - 3 ngày sau sinh. Điều đó là hoàn toàn bình thường nếu các cảm xúc này kéo dài không quá 15 ngày. Bệnh trĩ và táo bón Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ hoặc đặt thuốc đạn mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài ra, bạn cũng cần loại ra khỏi thực đơn những món ăn có nhiều gia vị, cà phê và rượu. Dùng thuốc nhuận tràng từ dầu parafin kết hợp với việc ăn nho, lê, mận sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu do 2 loại bệnh này. Các vết rạn da Không có một phương pháp nào có thể làm biến mất hoàn toàn các vết rạn da màu trắng ngà này cả. Tuy nhiên, để hạn chế các vết rạn và để da trở nên căng hơn sau vài tháng, bạn hãy thường xuyên mát xa các vùng da bị rạn để da trở nên săn hơn. Thực hiện các động tác mát xa hình tròn trên vùng ngực, đùi, bụng và mông ít nhất một lần mỗi ngày. Sự xuất hiện của “nguyệt san” Rất khó để dự báo được khi nào chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường vì nó còn phụ thuộc vào việc bạn có cho con bú hay không. Nếu bạn không nuôi con bằng sữa mẹ và được bác sĩ kê đơn dùng thuốc để ngăn chặn sự bài tiết sữa thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện lại sau một tháng. Ngược lại, khi bạn cho con bú, prolactin tăng lên sẽ làm ức chế sụ rụng trứng. Vì vậy, thời gian để có kinh sẽ lâu hơn, có thể là đến tận khi bạn cai sữa cho bé hoặc ít nhất là khi bé bắt đầu ăn dặm. Lựa chọn biện pháp tránh thai Khi chu kỳ kinh nguyệt đã trở lại nghĩa là bạn hoàn toàn có thể “dính thai” nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai. Từ 2 - 4 tuần sau khi sinh, bạn nên sử dụng bao cao su hoặc thuốc diệt tinh trùng khi quan hệ, bạn cũng có thể tránh thai bằng thuốc dạng que cấy dưới da. Còn nếu bạn muốn đặt vòng tránh thai thì cần phải đợi từ 6 - 8 tuần sau khi sinh. . Chăm sóc cơ thể thời kỳ hậu sản Trở về nhà với cơ thể vẫn còn đau nhức, mệt mỏi cùng với hàng loạt những nỗi lo lắng. khi gần hết thì sản dịch thường màu nâu. Trong 72 giờ sau khi sinh, sản dịch sẽ ra rất nhiều, sau đó sẽ ít dần đi. Hiện tượng này kéo dài ít nhất là 10 ngày, ở một số người có thể kéo dài 2. người có thể kéo dài 2 - 3 tuần sau khi sinh. Thay đổi cảm xúc Sự thay đổi hocmon trong cơ thể có thể khiến bạn cáu gắt, lo lắng, mệt mỏi, đôi khi muốn khóc mà không vì lý do gì… Có tới 2/3