“Loạn” mô hìnhtổchức các ngânhàng
Tái cấu trúc ngânhàng là một câu chuyện lớn và thực hiện trong quá trình kéo dài.
Trong bài viết này, chỉ xin đề cập tới một vấn đề nhỏ là hệ thống tổchức kinh
doanh của cácngân hàng.
Đây được xem là một vấn đề tưởng như là hình thức nhưng liên quan sâu xa đến
cơ cấu hoạt động, quyết định hiệu quả kinh doanh của mỗi ngânhàng
Chi nhánh, phòng giao dịch hay quỹ tiết kiệm?
Đặc thù lớn nhất của cácngân hàng: sự trải rộng của của các điểm giao dịch. Đây
là đặc tính mà không có một doanh nghiệp (DN) nào khác có thể đạt phổ rộng về
sự hiện diện về mặt điểm giao dịch như ngânhàng (NH). Và nó cũng kéo theo sự
lập lờ về tổchức của cácngân hàng.
Thông thường, hệ thống của một ngânhàng thường bao gồm các cấp: hội sở
chính; Sở Giao dịch và các chi nhánh; các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực
thuộc Sở Giao dịch,các chi nhánh.
Luật Cáctổchức tín dụng 2010 mới chỉ đề cập rằng cácngânhàng thương mại
được phép thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp ở
trong nước, chi nhánh, văn phòng đại diện, hay cáchình thức hiện diện khác ở
nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã cố cho ra được thông tư quy định về mạng lưới
hoạt động của cácngânhàng thương mại. Tuy nhiên, đến nay, văn bản chính thức
vẫn chưa được ban hành dù đã 2 lần xin ý kiến. Điều này chứng tỏ, việc quy định
các đơn vị kinh doanh của ngânhàng thương mại không hề dễ dàng.
Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lách luật và "lờ vờ" về mặt hoạt động. Hiện nay,
nhiều ngânhàng thương mại đang lập lờ nhiều nhất là giữa môhình "Quỹ tiết
kiệm" và "Phòng Giao dịch".
Theo quy định, quỹ tiết kiệm không được thực hiện nghiệp vụ cho vay. Tuy
nhiên, trên thực tế, khi nhìn cơ cấu tổchức của phần lớn quỹ tiết kiệm thì đều thấy
xuất hiện chức danh: chuyên viên quan hệ khách hàng. Đây bản chất là một dạng
cán bộ tín dụng. Chuyên viên này thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ từ tư vấn, lập hồ
sơ, thẩm định hồ sơ lần đầu. Cái khác duy nhất là người quản lý ký sẽ lãnh đạo chi
nhánh mà quỹ tiết kiệm trực thuộc. Điều này sẽ nghiễm nhiên coi hoạt động tín
dụng là của chi nhánh.
Hiện nay, nhiều ngânhàng thương mại đang lập lờ nhiều nhất là giữa môhình
"Quỹ tiết kiệm" và "Phòng Giao dịch"
Ngoài ra, các nghiệp vụ khác, quỹ tiết kiệm hoạt động hoàn toàn giống với các
phòng giao dịch: nhận tiền gửi, chiết khấu giấy tờ có giá do tổchức mình phát
hành, thanh toán, phát hành thẻ Trong hệ thống các chỉ tiêu doanh số được giao
của một chuyên viên quan hệ khách hàng ở quỹ tiết kiệm, ở phòng giao dịch, ở chi
nhánh hoàn toàn giống nhau: huy động phải đạt bao nhiêu tỷ, phải phát hành được
bao nhiêu thẻ, phải giải ngân được bao nhiêu tiền Sự khác nhau chỉ về mặt khối
lượng. Điều này chứng tỏ, trên thực tế, các hoạt động nghiệp vụ của một quỹ tiết
kiệm không hề kém một phòng giao dịch.
Bản thân nếu đặt ra câu hỏi "Sự khác biệt giữa quý tiết kiệm và phòng giao dịch"
thì các nhân viên ngânhàng cũng khó mà trả lời được, bởi đơn giản, nghiệp vụ
giống hệt nhau.
Câu hỏi sẽ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước siết chặt điều kiện mở phòng giao dịch,
nhưng lại không quá siết chặt việc mở quỹ tiết kiệm thì bản thân việc siết này
không còn có ý nghĩa và đẩy cácngânhàng vào thế lách luật, và đã từng có phong
trào mở quỹ tiết kiệm của cácngân hàng.
Một dạng tổchức nữa mà chúng tôi quan sát được là dạng "Phòng giao dịch cấp
chi nhánh". Ở đây, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm thường chỉ dao động
khoảng 4 đến 10 người.
Chúng tôi có theo dõi và thấy một đặc trưng điển hình của phòng giao dịch: Giám
đốc Phòng giao dịch: 1 người; 1 người là Phó Giám đốc hoặc Kiểm soát viên
thường phụ trách công tác kế toán của chi nhánh, phê duyệt các giao dịch của giao
dịch viên hàng ngày; 1-2 chuyên viên quan hệ khách hàng; 1-2 giao dịch viên;
ngoài ra tùy ngânhàng có thể có nhân viên quỹ, chuyên viên hỗ trợ tín dụng Đặc
tính cơ bản: Phòng giao dịch không có nhân viên lái xe, không được cấp xe ôtô
riêng.
Tuy nhiên, khi đứng trước cửa một phòng giao dịch của ngânhàng S, chúng tôi
thấy được có đầy đủ các phòng ban như một cấp chi nhánh: Phòng Dịch vụ khách
hàng để tiến hành giao dịch hàng ngày, phòng khách hàng cá nhân, phòng khách
hàng doanh nghiệp, phòng kế toán, rồi cả bộ phận hành chính, chuyên viên nhân
sự, lái xe, có được hội sở cấp xe riêng rất đầy đủ. Khi báo cáo số lượng nhân sự,
các phòng giao dịch này sẽ có số lượng lớn hơn các phòng giao dịch khác. Từ đấy,
chúng ta có quyền nghi ngờ về việc ngânhàng "lách" luật, tổchức chi nhánh,
nhưng chỉ đăng ký là Phòng Giao dịch.
. “Loạn” mô hình tổ chức các ngân hàng
Tái cấu trúc ngân hàng là một câu chuyện lớn và thực hiện trong quá. dịch như ngân hàng (NH). Và nó cũng kéo theo sự
lập lờ về tổ chức của các ngân hàng.
Thông thường, hệ thống của một ngân hàng thường bao gồm các cấp: