1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẬP BÀI GIẢNG MÔN “LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN” CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC ppt

280 922 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 280
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Bài hai: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm, học thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng 34 Bài ba: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm, học th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI KHOA TRIẾT

PGS,TS NGUYỄN THANH TUẤN

(Chủ biên)

TẬP BÀI GIẢNG

MÔN “LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN”

CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

Trang 2

PGS,TS Dương Văn Thịnh (Bài 3)

NCS, Th.S Phan Hoàng Mai, PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 4)

TS Ngô Thị Phượng, PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 5)

PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 6 và 8)

NCS, Th.S Trịnh Minh Thái, PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn (Bài 7)

Trang 3

Bài hai: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm,

học thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng 34

Bài ba: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm,

học thuyết về chủ nghĩa duy vật lịch sử 66

Bài bốn: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm,

học thuyết về kinh tế chính trị học dưới góc độ triết học103

Bài năm: Khái quát quá trình hình thành, phát triển các quan điểm,

học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học 141

Bài sáu: Khái quát quá trình đấu tranh với các trào lưu tư tưởng

ngoài chủ nghĩa Mác - Lênin 178

Bài bảy: Khái quát quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển

chủ nghĩa Mác - Lênin trên thế giới 205

Bài tám: Khái quát quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển

chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam 243

Trang 4

- Nội dung ôn tập và thảo luận chung của môn 281

- Tài liệu tham khảo chính 282

BÀI MỘT

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG NGHIÊN

CỨU MÔN LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

Cũng như C.Mác, bản thân V.I.Lênin chưa nêu một định nghĩa nào về chủnghĩa của mình Thuật ngữ “chủ nghĩa Lênin” trước tiên được các nhà lãnh đạocao cấp trong Đảng Cộng sản Liên Xô sử dụng ngay sau khi Lênin qua đời.Người đầu tiên dùng thuật ngữ “chủ nghĩa V.I.Lênin” có lẽ là G.E Dinôviep(1883-1936), mặc dù người đầu tiên bàn về tư tưởng của Lênin là L.Đ.Tơrốtxki(1879-1940) Người đánh giá chủ nghĩa V.I.Lênin sâu sắc là N.I.Bukharin

(1888-1938), và đúng hơn cả là J.V Xtalin (1879 - 1953) Trong tác phẩm Về

Trang 5

những nguyên lý của chủ nghĩa Lênin, Xtalin quan niệm: “Chủ nghĩa V.I.Lênin

là chủ nghĩa C.Mác trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô sản Nóicho đúng hơn: chủ nghĩa V.I.Lênin là lý luận và sách lược về cách mạng vô sảnnói chung, lý luận và sách lược chuyên chính vô sản nói riêng”1

Từ 1938, với việc xuất bản và phát hành rộng rãi cuốn Giáo trình sơ lược

lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô (B) do Xtalin chủ biên, phạm trù chủ nghĩa Mác

- Lênin được sử dụng phổ biến trên thế giới, trước hết trong các đảng cộng sản

và công nhân quốc tế

Có nhiều cách định nghĩa về chủ nghĩa Mác - Lênin:

- Từ giác độ phương pháp luận có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là thếgiới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do C.Mác,Ph.Ăngghen và V.I.Lênin xây dựng nhằm mục đích xã hội chủ nghĩa và cộngsản chủ nghĩa

- Từ giác độ nội dung có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thốngquan điểm và học thuyết của C.Mác, Ph.Ănggen và V.I.Lênin trong quá trìnhđấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và cải biến xã hội theo con đường xã hội chủnghĩa

- Từ giác độ phát triển có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thốngquan điểm và học thuyết do C.Mác, Ph.Ănggen, V.I.Lênin sáng lập và đượcnhiều người, nhiều đảng cộng sản và công nhân thuộc các quốc gia khác nhau,

ở các giai đoạn lịch sử khác nhau kế thừa, phát triển hết sức phong phú trongquá trình đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và cải biến xã hội theo con đường

xã hội chủ nghĩa trên phạm vi dân tộc và quốc tế

- Từ giác độ hệ tư tưởng có thể định nghĩa: chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giớiquan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử do C.Mác,

Trang 6

Ph.Ăngghen và V.I.Lênin xây dựng; là hệ thống, quan điểm, học thuyết phổbiến về mọi sự phát triển trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy; là hệ thống quanđiểm, học thuyết về những vấn đề có tính quy luật của quá trình phát triển củachủ nghĩa tư bản và quá trình chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi dân tộc và quốc tế

1.2 Bản chất, tính chất và đặc điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Để xác định bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin, trước tiên có thể hiểu:

“Bản chất là tổng hợp tất cả các mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổnđịnh ở bên trong sự vật quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó ”1.Ngoài ra còn thuật ngữ “ tính chất ”: “là toàn bộ những đặc điểm vốn có của sựvật phụ thuộc vào cơ cấu bên trong và những mối liên hệ bên ngoài của sự vật ”2 Như vậy, không được đồng nhất tính chất với bản chất Bản chất khôngphải là một cái gì trừu tượng, mà phải được thể hiện thông qua một số tính chất(thuộc tính) căn cốt

Từ những lập luận trên đây có thể quan niệm: Bản chất của chủ nghĩa Mác

-Lênin là tổng hòa tất cả các mặt, các mối liên hệ tất yếu bên trong quy định sựvận động và phát triển của nó Chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện ra bằngnhững thuộc tính cơ bản; nhờ đó có thể phân biệt nó với các trào lưu tư tưởng-

lý luận khác

Hiện nay bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện ở hai thuộc tính

khoa học và cách mạng - là xuất phát từ V.I.Lênin Còn C.Mác, trong lời bạt

viết cho quyển thứ nhất Bộ Tư bản, đã viết rằng, học thuyết của ông, “về căn

bản là có tính phê phán và cách mạng”2 Tính phê phán về sau được V.I.Lêningiải thích là tính khoa học

Xét toàn diện, bản chất của chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ thể hiện ở hai

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987, tr.461 và 33.

Trang 7

tính chất căn cốt: phê phán (khoa học) và cách mạng, mà còn thể hiện ở tínhnhân văn, giai cấp công nhân, và thực tiễn Chủ nghĩa Mác- Lênin xuất phát từcon người hiện thực và hướng đến con người phát triển tự do, toàn diện, tức làxuất phát từ chủ nghĩa nhân văn; chính vì thế nó tập trung xuất phát vào giaicấp công nhân với tư cách là “lực lượng sản xuất quan trọng nhất” (V.I.Lênin)

và là lực lượng cách mạng nhất nhằm không chỉ giải thích, mà quan trọng là cảibiến thế giới, tức là hướng vào hoạt động thực tiễn

Tính phê phán tất nhiên diễn ra trên cơ sở khoa học, thực tiễn và nhắm vàothực tiễn đồng thời không xa lạ với thuộc tính nhân văn Tính cách mạng, làcông khai xác nhận nhiệm vụ phê phán để vạch trần tất cả các mâu thuẫn xã hội

và tất cả các hình thức áp bức, bóc lột con người, trên lập trường giai cấp côngnhân; là quan sát các diễn biến, chứng minh tính chất tạm thời của chúng vàtính tất yếu của sự chuyển biến sang một hình thức khác bằng con đường phủđịnh và xây dựng Cho nên, từ hai tính chất phê phán một cách khoa học vàtính cách mạng có thể mở rộng thành các tính chất nhân văn, giai cấp côngnhân, phê phán - khoa học, cách mạng và thực tiễn trong bản chất của chủnghĩa Mác - Lênin Tổng hòa năm thuộc tính nhân văn, giai cấp công nhân,khoa học - phê phán, cách mạng và thực tiễn thông qua thế giới quan, phươngpháp luận duy vật biện chứng thì tạo thành bản chất của chủ nghĩa Mác -

Lênin

Chủ nghĩa C.Mác, chủ nghĩa Mác – Lênin, tính từ giữa thập niên 1840, vậnđộng, phát triển cho đến nay đã hơn 160 năm với 3 giai đoạn ( 1840 - 1890; từđầu thế kỷ XX đến cuối thập niên 1980; từ đầu thập niên 1990 đến nay ) Qua

ba giai đoạn phát triển đó, nổi lên 4 đặc điểm sau đây của nó:

- Là cuộc vận động, phát triển biện chứng giữa hệ thống lý luận và hoạt động

thực tiễn giải thích – cải biến thực tế xã hội, nhằm mục đích xã hội chủ nghĩa,

Trang 8

cộng sản chủ nghĩa, trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận duy vậtbiện chứng.

- Vận động, phát triển thông qua phê phán và đấu tranh với các trào lưu tư

tưởng - lý luận phi macxit

- Vận động, phát triển thông qua sự đa dạng có tính toàn cầu với nhiều trào lưu

macxit khác nhau ở phương Tây và phương Đông

- Vận động, phát triển thông qua việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa

lý luận và phương pháp trong mỗi thời kỳ lịch sử.

1.3 Sự phân kỳ các giai đoạn hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mác-Lênin

Lênin, trong công trình Vận mệnh lịch sử của học thuyết Mác, xuất bản

năm 1913, đã phân kỳ chủ nghĩa C.Mác thành 3 thời kỳ:

- Thời kỳ thứ nhất: từ cách mạng năm 1848 đến Công xã Pari (1871) Theo

Lênin, ở thời kỳ này, về cơ bản quan điểm, học thuyết của C.Mác không chiếmđược địa vị thống trị Nó chỉ là một trong rất nhiều phái hay trào lưu khác củachủ nghĩa xã hội Những hình thức xã hội chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị lànhững hình thức về cơ bản giống chủ nghĩa dân túy ở nước Nga Cách mạngnăm 1848 đã giáng một đòn chí mạng vào tất cả những hình thức ầm ĩ, sặc sỡ

và ồn ào đó của chủ nghĩa xã hội trước C.Mác Đến cuối thời kỳ này, “chủnghĩa xã hội trước C.Mác không còn nữa”1

- Thời kỳ thứ hai: từ Công xã Pari (1871) đến cách mạng Nga (1905) Trong

phong trào công nhân Tây Âu thời kỳ này, quan điểm, học thuyết C.Mác đã thuđược thắng lợi hoàn toàn và đang phát triển về bề rộng Thắng lợi của chủnghĩa C.Mác về mặt lý luận buộc kẻ thù của nó phải hóa trang thành nhữngngười mácxít Biện chứng của lịch sử là như thế Chủ nghĩa tự do tư sản bên

Trang 9

trong đã thối nát, tìm cách sống lại dưới hình thức cơ hội xã hội chủ nghĩa1.

- Thời kỳ thứ ba: từ cách mạng Nga (1905) đến khi V.I.Lênin viết tác phẩm Vận mệnh lịch sử của học thuyết Mác (1913); và theo V.I.Lênin (vào đầu năm

1913) thời kỳ này còn đang tiếp diễn

Sau này, vào thập niên 1920, các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộngsản Liên Xô, như Dinôviep, Bukharin, khi phân tích, đánh giá về chủ nghĩa

Lênin, mặc dù có sự khác nhau nhất định nhưng đều phân kỳ chủ nghĩa

- Giai đoạn thứ ba: từ khoảng 1915 trở đi; đây là giai đoạn chủ nghĩa Lênin, và

từ đầu thập niên 1930 được xác định là chủ nghĩa Mác - Lênin

Gần đây, các nhà nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, đã phân

và châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc

- Thời kỳ từ giữa thập niên 1950 đến nay: xuất hiện làn sóng cải cách trong các

Trang 10

nước xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa Mác - Lênin phải trăn trở tư duy sau sự phêphán tệ sùng bái cá nhân Xtalin; sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên

Xô, các nước Đông Âu và chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào

Việc phân kỳ lịch sử chủ nghĩa C.Mác của các học giả Trung Quốc, dĩ nhiên

là dựa vào thành tựu phân kỳ lịch sử chủ nghĩa C.Mác của các nhà mácxít thếgiới, đặc biệt quan điểm phân kỳ của V.I.Lênin Nhưng theo chúng tôi, giai đoạn

từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thập niên 1980 thực sự có nhiều điểm chung, để cóthể gắn kết ba thời kỳ (từ cuối thế kỷ XIX - Cách mạng Tháng Mười; Cáchmạng Tháng Mười - giữa thập kỷ 1950; giữa thập kỷ 1950 đến nay) Các điểmchung đó là: sự thai nghén, hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác

- Lênin, cách mạng xã hội chủ nghĩa, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực với cải

tổ và đổ vỡ ở Liên Xô, Đông Âu và cải cách, đổi mới ở Trung Quốc, Việt Nam,v.v Vì thế có thể gộp 3 thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thập niên 1980 làmột thời kỳ

Từ đầu thập niên 1990 đến nay, đang thực sự mở đầu cho một thời kỳmới của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện tác độngcủa chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa và lũng đoạn toàn cầu

Do đó, sự phân kỳ chủ nghĩa Mác - Lênin có thể được thực hiện như sau:

- Thời kỳ thứ nhất: từ những năm 1840 đến những năm 1890; thời kỳ này gồm

2 giai đoạn: từ những năm 1840 đến Công xã Pari (1871); từ Công xã Pari đếnnhững năm 1890 Đây là thời kỳ hình thành, truyền bá chủ nghĩa Mác, pháttriển phong trào công nhân với thử nghiệm thiết lập chính quyền công nhân đầutiên ở Pari (Pháp) vào năm 1871 trong điều kiện tác động chủ yếu của chủnghĩa tư bản cạnh tranh tự do

- Thời kỳ thứ hai: từ đầu thế kỷ XX đến cuối thập niên 1980; thời kỳ này gồm 3

giai đoạn: từ đầu thế kỷ XX đến khi V.I.Lênin mất (1924); từ giữa thập niên

Trang 11

1920 đến giữa thập niên 1950, tức là đến Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sảnLiên Xô (1956); và từ giữa thập niên 1950 đến sự tan rã của chế độ xã hội chủnghĩa ở Liên Xô, các nước Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên

1990 Đây là thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển chủ nghĩaMác -Lênin; phát triển cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó có cách mạng dânchủ - tư sản kiểu mới; xây dựng, phát triển, cải tổ - cải cách mô hình xã hội chủnghĩa hiện thực trong điều kiện tác động của chủ nghĩa tư bản độc quyền - lũngđoạn nhà nước và quốc tế

- Thời kỳ thứ ba: từ đầu thập niên 1990 đến nay Sau sự thoái trào vào những

năm đầu thập niên 1990, chủ nghĩa C.Mác lại được quan tâm và phát triển.Nhiều đảng cộng sản không sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa Mác - Lênin; diễn ra

sự phát triển đa dạng chủ nghĩa mác, ví dụ dưới hình thức “Trung Quốc hóachủ nghĩa Mác” ở Trung Quốc; xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tếthị trường, Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế; sự hình thành con đường

xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI ở Mỹ latinh; - trong điều kiện tác động của chủnghĩa tư bản toàn cầu hóa và lũng đoạn toàn cầu

Ba thời kỳ phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn thể hiện là mộtcuộc vận động giải thích - cải biến thế giới trên lập trường duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử nhằm mục đích xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủnghĩa Từ khi xuất hiện chủ nghĩa C.Mác, và sau đó hình thành chủ nghĩaMác - Lênin trong thế giới hiện đại, nhưng vẫn có không ít đảng cộng sản vàcông nhân chỉ thừa nhận chủ nghĩa C.Mác là nền tảng tư tưởng

2 Điều kiện cho việc hình thành, phát triển chủ nghĩa C.Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin

2.1 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu từ nửa đầu thế kỷ XIX đến nay

Trang 12

2.1.1 Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp

Đánh giá chung: Dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, và với sự tác động của

các cuộc cách mạng công nghiệp, sức sản xuất được tạo nên đã lớn hơn vànhiều hơn sức sản xuất của tất cả các thời đại trước gộp lại; từ đó mở rộng thếlực của tư bản ra toàn thế giới Khác với các thời cổ đại và trung đại, dưới chủnghĩa tư bản, không phải các yếu tố tinh thần - tôn giáo, mà yếu tố vật chất mớingày càng thể hiện rõ nét và đầy đủ tác động chi phối đối với đời sống xã hội.Đồng thời mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trong hình thái xã hội ngàycàng rõ rệt, đặc biệt mối quan hệ tương hỗ giữa các lợi ích vật chất bộc lộ rangày càng đầy đủ Thực tế này tạo điều kiện phân tích, khái quát một cách khoahọc cơ sở vật chất của các hình thái xã hội và động lực phát triển của chúng.Thực tiễn phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp thông tin-tri thức hiệnđại, đã bóc trần tính hoang đường của chủ nghĩa duy tâm, tính trực quan máymóc của chủ nghĩa duy vật cổ đại

Một là, về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

- Ba yếu tố thúc đẩy chuyển từ công trường thủ công sang nền đại công nghiệp

cơ khí: a) Sự hình thành và phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây

Âu từ thế kỷ XVI-XVIII b) Phát kiến địa lý lớn từ cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷXVI; từ đó tạo nên nhu cầu buôn bán và thúc đẩy hình thành thị trường thếgiới c) Nhà nước tư bản “quét sạch” chướng ngại của xã hội phong kiến đểthiết lập thể chế nhà nước pháp quyền

- Tiến trình: bắt đầu ở Anh từ những năm 60 thế kỷ XVIII với việc phát hiện

máy hơi nước của J.Wat (1760), máy kéo sợi trong nghề dệt ( 1860 ); xuất hiệncông nghiệp chế tạo máy từ đầu thế kỷ XIX Sau đó cuộc cách mạng này diễn

ra ở Pháp từ đầu thế kỷ XIX; ở Đức vào những năm 1830; v.v

Trang 13

- Đặc điểm chủ yếu:

+ Về lực lượng sản xuất xã hội, sản xuất đại cơ khí thay thế lao động thủ công

quy mô nhỏ, phân tán với ba đặc trưng: a) Nền sản xuất được tiến hành thông

qua việc đổi mới kỹ thuật Tức là nó dựa vào tri thức khoa học, chứ không phảidựa vào kinh nghiệm, dựa vào máy cơ khí chứ không phải dựa vào lao động cơ

bắp của con người b) Nền sản xuất được xã hội hóa khá nhanh ở châu Âu, Bắc

Mỹ, được biểu hiện ở phân công và hiệp tác lao động, tập trung và tích tụ sảnxuất; từ đó sáp nhập nhiều thị trường địa phương nhỏ hẹp, phân tán thành thịtrườn thống nhất tại một số quốc gia tiên tiến; hình thành một số trung tâmcông nghiệp và đô thị lớn Con người có thể phát huy tới mức cao năng lực

nhận thức và cải biến thế giới c) Chế độ công xưởng với đặc trưng hệ thống cơ

khí, chế độ tư hữu, lao động làm thuê và cạnh tranh tự do, đã giành được địa vị

thống trị

+ Về quan hệ sản xuất, làm tiêu tan các quan hệ đẳng cấp, thiêng liêng, trì trệ;

con người rốt cuộc đều buộc phải nhìn nhận những điều kiện sinh hoạt vànhững quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo Sự thay đổi nhanhchóng trong quan hệ xã hội đã đem lại cơ sở khách quan cho việc phê phánquan niệm duy tâm siêu hình; từ đó hình thành quan điểm phát triển biện chứngduy vật

Hai là, về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

- Các yếu tố thúc đẩy chuyển từ nền đại công nghiệp cơ khí sang nền kinh tế tri thức: a) Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thúc đẩy thông tin, tri

thức trở thành tư liệu sản xuất đặc biệt b) Khu vực kinh tế dịch vụ chiếm tỷtrọng ngang bằng và ngày càng cao hơn khu vực sản xuất công nghiệp c) Cácquá trình toàn cầu hóa, trước tiên trong sản xuất kinh tế, diễn ra ngày càngmạnh và sâu

Trang 14

-Tiến trình: Bắt đầu từ Mỹ với việc chế tạo máy tính điện tử đầu tiên vào cuối

những năm 1940 và phát minh internet vào những năm 1970

- Đặc điểm chủ yếu:

+ Về lực lượng sản xuất xã hội, hình thành các tổ chức khu vực và quốc tế

(Liên hợp quốc, G8, G20, EU, ASEAN, IMF, WB, ), kể cả một số hình thức

sở hữu quốc tế, như đồng EURO, các công ty xuyên quốc gia, Thông tin trithức trở thành dạng tư liệu sản xuất đặc biệt rất khó bị hạn chế bởi biên giớiquốc gia; và nổi lên vai trò ngày càng lớn của các sản phẩm phi vật thể trongquá trình “ba hóa” - số hóa, tin hóa, mạng hóa Nền sản xuất trước đây chỉgồm hai nhánh: sản xuất tư liệu sản xuất, và tư liệu tiêu dùng; còn ngày naythêm nhánh thứ ba là tái sản xuất các chủ thể lao động chất xám, nhánh nàyngày càng giữ vai trò động lực cho cả nền sản xuất xã hội Sự chuyển biến từquốc tế hóa trong lĩnh vực trao đổi sang quốc tế hóa sản xuất Rất nhiều sảnphẩm công nghiệp chủ yếu mà các linh kiện, bộ phận hợp thành của nó đượcsản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau trước khi được lắp ráp tổng thành tạimột quốc gia và được tiêu thụ trên thị trường thế giới

+ Về quan hệ sản xuất: tầng lớp công nhân (làm công ăn lương) có tri thức, tức

“công nhân tri thức” (Ph.Ăngghen, 1893), hay tầng lớp trung lưu, chiếm tỷ lệngày càng đông đảo tại các nước tư bản phát triển Cơ chế tái sản xuất giai cấp

tư sản với tư cách là giai cấp bóc lột cha truyền con nối không ổn định, bị biếnđộng trước sự phát triển của thông tin, tri thức, và sở hữu cổ phần, kinh tế hợptác của người lao động Hình thành, phát triển mâu thuẫn quốc tế giữa thiểu sốngày càng nhỏ các nhà tư bản tài chính-quân sự với đại đa số người lao độngtại các nước tư bản phát triển, các nước kém và đang phát triển trên toàn thếgiới

2.1.2 Mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản

Trang 15

Những khảo sát cụ thể của từng quá trình phát triển nền kinh tế tư bảncho thấy nó diễn ra theo chu kỳ: phồn vinh, khủng hoảng, tiêu điều và hồiphục Nguyên nhân chung là: mâu thuẫn giữa xã hội hóa ngày càng cao củanền sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sảnxuất Mâu thuẫn này phản ánh mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa với 2 biểu hiện: a) Mâu thuẫn giữa tính tổ chức củasản xuất trong nội bộ doanh nghệp tư bản và tình trạng sản xuất vô chính phủtrong toàn xã hội; b) Mâu thuẫn giữa xu thế mở rộng vô hạn của nền sản xuất

tư bản với nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán rất hạn chế của quảng đạiquần chúng lao động Sản xuất tư bản không đếm xỉa đến sự nghèo khổ và sựtiêu dùng có hạn của quần chúng mà chỉ ra sức phát trển sản xuất Đây lànguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng kinh tế

Sự bộc lộ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là cơ sở kháchquan để nhận thức được rằng, chủ nghĩa tư bản không phải là vĩnh hằng và hợplý; và qua đó có thể từ quá trình phát triển lịch sử-tự nhiên của hình thái xã hội

tư bản, dự báo khả năng của sự thay thế hình thái đó bằng hình thái xã hộimới, cao hơn- hình thái xã hội xã hội chủ nghĩa - cộng sản chủ nghĩa

2.2 Sự phát triển giai cấp công nhân từ giai cấp “tự nó” trở thành giai cấp

“cho nó”

Một là, sự biến đổi quan hệ giai cấp và mâu thuẫn giai cấp

- Cách mạng công nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản không chỉ dẫn đến sự pháttriển mạnh mẽ lực lượng sản sản xuất xã hội, mà còn dẫn tới sự thay đổi sâusắc trong quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp Việc xây dựng chế độ côngxưởng, sự hình thành các trung tâm công nghiệp và các đô thị đã thúc đẩy giaicấp vô sản tăng nhanh về số lượng Sự phát triển của nền sản xuất lớn xã hộihóa làm xuất hiện khả năng liên kết của giai cấp vô sản, tăng cường tinh thầngiác ngộ, tính tổ chức và tính chiến đấu của họ

Trang 16

- Sự mở rộng nền đại công nghiệp cơ khí đã khiến người công nhân ngày càngphụ thuộc vào máy móc Cùng với sự phát triển kinh tế tri thức là sự gia tăng tỷxuất bóc lột giá trị thặng dư của lao động chất xám Các biện pháp hạ tiềncông, kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động, mở rộng việc sửdụng lao động nữ và trẻ em nhằm theo đuổi lợi nhuận cao, đã đẩy công nhânvào tình trạng bị áp bức và nghèo khổ cùng cực Khủng hoảng kinh tế tư bảncàng làm gia tăng mâu thuẫn gữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

Hai là, giai cấp vô sản- giai cấp công nhân hiện đại trở thành lực lượng chính trị độc lập

- Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản, do đó từng bướcphát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Các hình thức đấu tranh gồm: a) Pháhoại máy móc, đốt phá công xưởng (đến mức, năm 1812 ở Anh đã ban bố luật

xử tử hình những người phá hoại máy móc) b) Đấu tranh kinh tế dưới hìnhthức bãi công để đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện lao động là

sự phát triển hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản Đến những năm 20 thế kỷXIX, đấu tranh của công nhân vẫn chưa có mục tiêu và khẩu hiệu chính trị rõrệt, vẫn mạng tính tự phát và phân tán

- Từ cuộc cách mạng tháng 7.1830 ở Pháp nhằm chống lại sự phục hồi của thếlực phong kiến đã có một bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa giai cấp vô sản vàgiai cấp tư sản Nguyên nhân cơ bản là giai cấp tư sản độc chiếm thành quảcách mạng Trong những năm 1830 - đầu những năm 1840 ở Tây Âu diễn ra 3phong trào cách mạng với quy mô lớn: Công nhân dệt ở Lyông và thợ thủ côngcác nơi khác ở Pháp tiến hành bãi công (21.11.1831) Phong trào “Hiến chươngnhân dân” của Hội liên hiếp công nhân Luân Đôn (Anh) từ 6.1836 đến 1848với 3 cao trào lớn (1836, 1842, 1848) để đòi phổ thông đầu phiếu Phong tràonày chứng tỏ: toàn bộ giai cấp vô sản bắt đầu đoàn kết chống lại giai cấp tưsản, và từ đó đã hình thành chính đảng độc lập đầu tiên là Đảng hiến chương

Trang 17

Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Xiledi (Đức) vào 6.1844 thể hiện rõ ýthức chính trị của giai cấp vô sản Các phong trào đều có một kết quả quantrọng là thành lập được tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân Đặc biệt ở

Đức công nhân đã thành lập Liên đoàn những người chính nghĩa từ 1836-1847

với khẩu hiệu “Tất cả mọi người đều là anh em”; đến năm 1847-1848 được cải

tổ thành Liên đoàn những người cộng sản với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các

nước, đoàn kết lại” và với “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”

- Từ giữa thế kỷ XIX và trong suốt thế kỷ XX, từ “giai cấp tự nó” với đặcđiểm đấu tranh tự phát và nhận thức cảm tính về từng mặt riêng lẻ của xã hội tưbản, giai cấp vô sản đã trưởng thành thông qua đấu tranh kinh tế và chính trị,

có ý thức, có tổ chức chính trị và có lý luận chỉ dẫn để trở thành “giai cấp chonó” với đặc điểm là hiểu rõ về bản chất của xã hội tư bản, và về nhiệm vụ lịch

sử của mình

- Ngày nay, vào đầu thế kỷ XXI, phong trào công nhân hòa nhập với cácphong trào xã hội, nhằm tiến tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội thống nhất với cuộcđấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu hòa bình và tiến bộ xã hội

3 Tiến đề cho việc hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin

3.1 Sự phát triển và suy thoái của hệ tư tưởng tư sản

Chủ nghĩa Mác có nguồn gốc sâu sa trong cơ sở vật chất của xã hội; đồngthời nó cùng phải xuất phát từ chất liệu tư tưởng-văn hóa đã có trong xã hội,trước hết ở Đức, Anh và Pháp Biểu hiện cụ thể của nó là:

Một là, triết học cổ điển Đức (từ khoảng giữa TK XVIII - giữa TK XIX)

Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lich sử tương đối ngắn, nhưng nó

đã tạo ra thành quả lớn trong lịch sử triết học C.Mác kế thừa trực tiếp và pháttriển các nhân tố biện chứng và duy vật của nó, cụ thể là kế thừa phép biệnchứng của G.W.F.Hêgghen (1770-1831) và cải tạo nó trên cơ sở chủ nghĩa duy

Trang 18

vật; đồng thời phê phán những khuyết điểm trực quan, siêu hình, duy tâm về

xã hội của Phoiơbắc, và dựa vào thành tựu mới của khoa học để xây dựng chủnghĩa duy vật triệt để Kết quả là hình thành chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử

Hai là, kinh tế chính trị học cổ điển Anh (từ cuối TK XVII - đầu TK XIX)

Các đại biểu quan trọng là: U Petty (1623-1687), A.Xmit (1723-1790),Đ.Ricacđô (1772-1823) Ba đóng góp quan trọng của họ là:

- Hình thành được học thuyết về giá trị lao động U.Petty lần đầu tiên đề xuấtquan điểm cơ bản về lý luận giá trị lao động Ông cho rằng, đất là mẹ của củacải, còn lao động là cha và là nhân tố năng động của của cải

- Đã có những phán đoán về tính chất và nguồn gốc của giá trị thặng dư; đãkhảo sát các hình thức cụ thể của giá trị thặng dư như địa tô, lợi nhuận, lợi tức

- Đã phân tích về mặt kinh tế quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội tư bản, ví

dụ A.Xmit đã mô tả các nhà tư bản với tư cách là một giai cấp xã hội độc lập.Xixmonđi (người hoàn thành kinh tế học cổ điển Pháp) đã phân tích sự phânhóa thành 2 cực của các giai cấp trong xã hội tư bản và sự hình thành giai cấp

vô sản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản

Ba là, sự phá sản của nhiều phương án giải quyết mâu thuẫn trong xã hội tư bản

- Trong rất nhiều trào lưu tư tưởng chính trị - xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX, nổibật là ba học thuyết về CNXH không tưởng lớn nhất ở Pháp và Anh: XanhXimông (1760-1825), S.Phurie (1772-1837) và R.Ôoen (1771-1858)

Nhìn chung, có thể đánh giá giá trị lịch sử của các tư tưởng ngoài chủ nghĩa xã hội khoa học như sau:

Trang 19

- Phê phán tất cả các chế độ xã hội tồn tại trên cơ sở chế độ tư hữu, nhất là chế

độ chiếm hữu tư bản tư nhân Cố gắng chứng minh sự diệt vong tất yếu củachế độ tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội mới - xã hội cộng sản

- Dự đoán về mô hình của xã hội mới, những con đường và giải pháp để xâydựng xã hội mới

- Góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng lao khổ

- Đề cao những giá trị nhân văn như bình đẳng, tự do, giải phóng phụ nữ

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng, đặc biệt chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp,Anh thế kỷ XIX, không chỉ dựa vào đầu óc con người, mà ở mức độ nhất định

đã dự đoán xã hội tương lai trên cơ sở phê phán thực tế xã hội tư bản

Và giới hạn lịch sử của các tư tưởng ngoài chủ nghĩa xã hội khoa học là:

- Chưa có nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa ngoài chủ nghĩa xã hội khoa học nàophát hiện được quy luật vận động chung của xã hội loài người, đặc biệt quyluật vận động của chủ nghĩa tư bản Đối với họ “chủ nghĩa xã hội là biểu hiệncủa chân lý tuyệt đối, và chính nghĩa tuyệt đối”, tức là sản phẩm của đầu óccon người, chứ không phải là sản phẩm của hiện thực xã hội

- Chưa có nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng nào phát hiện đúng lực lượng xãhội có khả năng cải biến xã hội tư bản thành xã hội xã hội chủ nghĩa Họ khôngcoi mình là đại biểu của giai cấp công nhân, thậm chí có người còn trông mongvào sự giúp đỡ của chính giai cấp thống trị đương thời Họ không tán thành tiếnhành cách mạng xã hội

Nguyên nhân của những hạn chế đó là: sự chưa chín muồi của các quan

hệ xã hội, sự chưa phát triển của giai cấp công nhân và lập trường tư tưởngkhông dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử “Những lý luận chưachín muồi chính là phù hợp với tình trạng chưa chín muồi của nền sản xuất tưbản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi” (Ph.Ăngghen)

Trang 20

3.2 Những thành tựu mới của khoa học tự nhiên và những tìm tòi mới của khoa học xã hội

Trên cơ sở phát triển công nghiệp, từ thế kỷ XIX đã có nhiều phát kiếnquan trọng về khoa học Các học thuyết khoa học đều phát hiện ra bản chất củacác hiện tượng tự nhiên tùy thuộc vào sự biến đổi Nói cách khác, quy luật vậnđộng, phát tiển là phổ biến trong các hiện tượng tự nhiên Các phát kiến khoahọc nở rộ trên nhiều lĩnh vực nhằm bác bỏ quan điểm siêu hình về tự nhiên.Thí dụ “Thuyết tinh vân” của E.Cantơ (1724-1804) về nguồn gốc của hệ mặttrời giải thích sự phát sinh tự nhiên của vũ trụ, chứ không phải do sự sáng tạocủa Thượng đế; “Nguyên lý địa chất học” của Railơ (Anh) giải thích sự biếnđổi dần dần của trái đất; v.v Thành tựu cao nhất là: quy luật bảo tồn vàchuyển hóa năng lượng của Lơmalôxôp (Nga); thuyết tế bào của M.Slaiđen vàT.Svannơ (Đức); thuyết tiến hóa sinh vật của Đac Uyn

Những phát minh về khoa học tự nhiên đã tạo ra khả năng khái quát mới

về xã hội Từ những năm 30-40 thế kỷ XIX dến nay, diễn ra sự chuyển biến lớntrong lịch sử tư tưởng nhân loại; hệ tư tưởng tư sản đã bắt đầu chuyển từ cựcthịnh sang suy thoái Các phương án giải quyết mâu thuẫn xã hội nối tiếp nhauphá sản Lý luận mới đang được thai nghén; trong đó chủ nghĩa Mác đã vàđang là một lý luận được quan tâm hàng đầu trong việc nghiên cứu đồng thờivận dụng, phát triển sáng tạo trên thực tế, ở cả phương Đông và phương Tây

3.3 Sự chuyển biến tư tưởng và vai trò của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin

C.Mác và Ph.Ăngghen (1820-1895) thời trẻ gần gũi về tư tưởng và đềutham gia phong trào Heghen trẻ Các ông xuất phát từ thế giới quan duy tâm,tiếp thu tư tưởng thống nhất biện chứng trong triết học Heghen để lý giải triếthọc trên lập trường dân chủ - cách mạng

Trang 21

- C.Mác, trong 2 năm 1843-1844 đã thể hiện bước tiến quyết định trên con

đường sáng tạo toàn diện chủ nghĩa C.Mác Đó là:

+ Xuất phát từ sự phê phán Heghen để khẳng định chủ nghĩa tự nhiên và chủnghĩa nhân bản của L Phoiơbăc

+ Vượt lên giới hạn của triết học pháp quyền, đi sâu phê phán phương phápbiện chứng của Hêghen và cải tạo nó theo hướng chủ nghĩa duy vật

+ Phê phán và giải thích kinh tế chính trị học tư sản theo quan điểm duy vật,coi kinh tế chính trị học là sự phản ánh quá trình phát triển của quan hệ kinh tếhiện thực

+ Xuất phát từ lợi ích kinh tế để làm rõ sự đối lập giữa giai cấp tư sản và giaicấp vô sản, và về cuộc đấu tranh giữa 2 giai cấp đó

+ Vận dụng tư tưởng về tha hóa con người nói chung và tha hóa lao động nóiriêng, để tìm ra mối liên hệ, quy luật nội tại và bản chất của phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa

- Ph Ăngghen, thể hiện sự chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang

chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cấp tiến sang chủ nghĩa cộng sản ở cácphương diện sau:

+ Phê phán tôn giáo một cách triệt để; chủ trương luận chứng nghiêm túc vềnhững sự thực nội tại khách quan trong vũ trụ, trả lại cho lịch sử những nộidung của lịch sử

+ Lần đầu tiên phân tích xã hội công dân từ góc độ kinh tế chính trị học; và chỉrõ: trong quy luật cạnh tranh tư bản chủ nghĩa đã manh nha quy luật cáchmạng, trong sự phát triển tự thân của chủ nghĩa tư bản đã manh nha tính tất yếucủa chủ nghĩa xã hội

Trang 22

+ Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; chỉ rõ sự pháttriển của sản xuất và lợi ích vật chất mới là lực lượng quyết định sự phát triểncủa xã hội, còn những thiên tài là thức tỉnh những người khác và đi trước họ.(Từ năm 1844, lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày tương đối

hệ thống tư tưởng của các ông về kinh tế học, chủ nghĩa xã hội khoa học và vềtriết học.)

- V.I Lênin vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa C.Mác: 1

+ Về triết học, V.I.Lênin đã phát triển lý luận duy vật và phép biện chứng củachủ nghĩa Mác

+ Về kinh tế học, V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc quá trình phát triển từ chủ nghĩa

tư bản cạnh tranh tự do đến chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, vạch rõ đặctrưng và quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

+ Về chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lênin chỉ rõ quy luật phát triển không đồngđều của chủ nghĩa đế quốc, đưa ra kết luận khoa học về chủ nghĩa xã hội có thểgiành được thắng lợi trước hết ở một nước, về cách mạng vô sản, chuyên chính

vô sản, vấn đề nông dân, vấn đề dân tộc, chiến lược và sách lược cách mạng,chính đảng vô sản v.v Đặc biệt, V.I.Lênin đã đóng góp xuất sắc vào lý luận vềthời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội sau khi cách mạng vôsản thắng lợi, vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội (kế thừa thành tựu của chủnghĩa tư bản, chính sách kinh tế mới, ) Nội dung lý luận cách mạng vô sản vàchuyên chính vô sản gắn với lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Phương pháp của V.I.Lênin là không chỉ khôi phục phương pháp biện chứngduy vật của C.Mác, mà còn cụ thể hóa và phát triển các phương pháp đó bằngcách gắn lý luận với thực tiễn, dùng thực tiễn kiểm nghiệm lý luận, kết hợpthực tiễn nước Nga với chủ nghĩa C.Mác

4 Giá trị và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin

nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.25-29.

Trang 23

4.1 Giá trị bền vững

Cho đến nay chúng ta thường xác định các giá trị bền vững ở cấp độ chung

nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin gồm: 1) chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịchsử; 2) giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản; 3) sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân Theo chúng tôi, ngày nay ở cấp độ tác động thực tiễn, nên quy giátrị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin về 3 nhóm giá trị sau:

Một là, thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng

“Chủ nghĩa C.Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng ” (HồChí Minh) Nhờ đó nó có khả năng kế thừa, phát triển “tổng số tri thức củanhân loại“ ( Lênin ); và nuôi dưỡng, làm giàu tâm hồn, trí tuệ con người theocác giá trị: lợi ích, chân, thiện, mỹ, và hướng thượng bằng niềm lạc quan trongsáng

Hai là, giá trị phê phán đối với chủ nghĩa tư bản; thức tỉnh tinh thần nhân văn, đấu tranh giải phóng, phát triển con người và xã hội

Trong đó nổi bật giá trị ''vì con người và giải phóng nhân loại'' Quan niệm

"xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho một

cá nhân riêng biệt " - là điểm xuất phát của các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin trong cách đặt vấn đề xây dựng một chế độ xã hội công bằng,không có áp bức, bóc lột, mọi người đều bình đẳng, đều có quyền tham gia laođộng và các hoạt động xã hội, và đều có quyền thụ hưởng các thành quả sángtạo của mình Giải phóng, phát triển con người và xã hội là sự nghiệp của bảnthân nhân dân, là kết quả sáng tạo của bản thân nhân dân, chứ không phải bằnghành động “đột kích“ nào của một lực lượng dù hùng hậu đến đâu

Ba là, giá trị dự báo khoa học và gợi mở lý luận cho các mô hình thực tiễn của chủ nghĩa xã hội

Các “mô hình“ Công xã Pari (2-5.1871), Chủ nghĩa cộng sản thời chiến

Trang 24

(1918-1920) và Chính sách kinh tế mới - NEP (1921-1924) ở nước Nga, và cả

“mô hình xô viết“, hay “mô hình Xtalin“ (1928-1991) ở Liên Xô, với nhữnggiá trị và hạn chế lịch sử của chúng, thực sự là những gợi mở lý luận cho các

mô hình thực tiễn về chủ nghĩa xã hội trên thế giới đương đại, trong đó có ViệtNam

4.2 Hạn chế lịch sử nhìn từ thực tiễn ngày nay

Một là, học thuyết hình thái xã hội với năm hình thái xã hội kế tiếp nhau,

chủ yếu dựa trên cơ sở dân tộc học và lịch sử đấu tranh giai cấp ở Tây Âu, dẫn đến cách hiểu đơn giản về con đường phát triển chung của các dân tộc khác nhau trên thế giới

Nhận thức được hạn chế này, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

đã bổ sung, phát triển cơ sở dân tộc học và cách tiếp cận văn hóa - văn minhbằng lý luận “xã hội phương Đông“ mà hạt nhân là “phương thức sản xuấtchâu Á” Đó là lý luận về quá trình "chuyển biến lịch sử theo kịp lịch sử thếgiới” ở các nước lạc hậu về kinh tế thuộc Đông Âu, và đông đảo các nướcchâu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, trên con đường phát triển không phải theo

mô hình xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây

Hai là, hạn chế lịch sử trong việc tập trung tiếp cận phương thức sản xuất; coi phương thức sản xuất là biểu hiện tập trung của quá trình phát triển các hình thái xã hội

Vào lúc cuối đời, Ph.Ănghen có lưu ý rằng, sự sản xuất và tái sản xuất vậtchất ra đời sống xã hội, xét đến cùng là nhân tố quyết định đối với lịch sử Vấn

đề là ở chỗ: mối quan hệ nhân quả đó luôn luôn phải được đặt trong điều kiệnxét đến cùng Sự giải thích đó của Ph.Ănghen cho thấy C.Mác và Ph.Ănghen,

do những lý do khác nhau, thường thiên về cách tiếp cận phương thức sản xuất

để xem xét quá trình phát triển của đời sống xã hội loài người

Trang 25

Các ông tập trung vạch ra những đặc trưng thể hiện trình độ phát triển caohơn, tốt đẹp hơn của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa so với phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa Nhưng một số đặc trưng cơ bản mà các ông dựbáo ngày nay đã bị thực tiễn vượt qua Chẳng hạn đó là nền công nghiệp đại cơkhí và điện khí hóa, thì vào đầu thế kỷ XXI đã không còn thể hiện được trình

độ phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản; hay chế độ công hữu thì ngàynay, đã xuất hiện sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác, sở hữu cổ phần và sở hữucông cộng Nền sản xuất hàng hóa đã và vẫn sẽ tồn tại lâu hơn là các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác - Lênin tiên liệu

Ba là, hạn chế lịch sử trong việc dự báo về năng lực điều chỉnh, phát triển của chủ nghĩa tư bản; và về khả năng đến nhanh của chủ nghĩa xã hội

- Về năng lực điều chỉnh, phát triển của chủ nghĩa tư bản

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới từ giữa thế kỷ XIX đến nay, vàphần lớn các quan niệm liên quan đến nó đều không vượt quá lý luận củaC.Mác về chủ nghĩa tư bản Nhưng sự phát triển trong hơn một thế kỷ rưỡi quacủa chủ nghĩa tư bản cũng không theo dự báo của C.Mác, là đưa nó vào nấm

mồ Những dự đoán của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về tính tất yếu tan rãcủa chủ nghĩa tư bản là có vấn đề

Ngày nay nhìn lại mâu thuẫn tư bản chủ nghĩa ở thời kỳ lịch sử mà C.Mác

và V.I.Lênin sống, phần nhiều đều mang hình thức xã hội công nghiệp hóa ởgiai đoạn đầu Từ nửa cuối thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã và đang chuyểndịch từ chủ nghĩa tư bản tư nhân sang ''chủ nghĩa tư bản có tổ chức '' và ''chủnghĩa tư bản xã hội '' Khả năng phát triển lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tưbản thông qua cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng tăng Mức độđấu tranh giai cấp ngày càng giảm bớt; khả năng cải cách, điều chỉnh mâuthuẫn nội bộ chủ nghĩa tư bản để tiệm tiến hòa bình lên chủ nghĩa xã hội thìngày càng tăng Chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời gian dài hơn một thế kỷ rưỡi

Trang 26

còn chưa đạt được sự hưởng ứng của giai cấp công nhân như mong đợi.

Suy cho cùng, tình hình đó là kết quả tất yếu của năng lực tự điều tiết củachủ nghĩa tư bản để tạo nền tảng rộng rãi cho sự phát triển lực lượng sản xuất

xã hội C.Mác có một câu nói nổi tiếng: “Không một hình thái xã hội nào diệtvong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địabàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, ” 1

- Về khả năng đến nhanh của CNXH

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin dự báo sớm về những đặctrưng của xã hội xã hội chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó; trong

đó nổi bật là đặc trưng xóa bỏ sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa Vềchính trị, hệ thống chuyên chính vô sản trong Công xã Pari (1871) qua sự tổngkết của C.Mác, là “một nửa nhà nước” V.I.Lênin thì cho rằng, các Xô- viết làmột kiểu nhà nước mới nhằm xây dựng nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tưsản”

Năm 1895, Ph.Ăngghen tự nhận mình và C.Mác đã không thấy “trạng tháiphát triển kinh tế trên lục địa (châu Âu) lúc bấy giờ còn rất lâu mới chín muồi

để xóa bỏ phương thức tư bản chủ nghĩa Trong khi diễn đạt tư tưởng cáchmạng không ngừng, C.Mác và V.I.Lênin cũng chưa dự kiến hết được tính chấthết sức phức tạp của cách mạng thế giới; còn dự báo giản đơn về quá trình cáchmạng đó, khi cho rằng, đại công nghiệp đã tạo nên thị trường thế giới, đã “sanbằng sự phát triển xã hội trong tất cả các nước văn minh ”, do đó cuộc cáchmạng cộng cộng sản sẽ “là một cuộc cách mạng có tính chất toàn thế giới, và vìvậy nó sẽ có một vũ đài toàn thế giới”.2

Bốn là, hạn chế lịch sử trong quan điểm về bạo lực cách mạng của chuyên

chính vô sản để thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trang 27

Việc nhấn mạnh sự cần thiết phải sử dụng những công cụ bạo lực củachuyên chinh vô sản để xác lập trật tự xã hội mới - không phải là tư tưởng nhấtthời, thoáng qua, mà đã trở thành một quan niệm tương đối ổn định ở các nhàkinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tuy vậy ngày nay phải trở lại giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lênin là:công việc tổ chức, xây dựng mang tính sáng tạo nhằm cải biến trật tự tư sản vàhình thành xã hội cộng sản là cái căn bản hơn trong nhiệm vụ của chuyên chính

vô sản Đặt trong mối tương quan với nhiệm vụ tổ chức - xây dựng thì nhiệm

vụ trấn áp chỉ là việc "quét sạch các đống rác rưởi trước khi xây dựng”, màchưa phải là bản thân việc xây dựng "để tăng thật nhanh số lượng những lựclượng sản xuất" nhằm nâng cao không ngừng năng xuất lao động của xã hội

Năm là, hạn chế lịch sử trong mô hình " Chủ nghĩa cộng sản thời chiến"

V.I.Lênin thừa nhận: "Chúng ta đã tính, hay có lẽ nói như thế này đúng hơn:chúng ta chưa tính toán đầy đủ mà đã tưởng là - có thể trực tiếp dùng pháp lệnhcủa Nhà nước vô sản, để tổ chức theo kiểu chủ nghĩa cộng sản, trong một nướctiểu nông, việc Nhà nước sản xuất và phân phối sản phẩm Đời sống thực tế đãvạch rõ sai lầm của chúng ta".1 Để sửa chữa sai lầm, dưới sự lãnh đạo củaV.I.Lênin, Đại hội Đảng cộng sản (b) Nga lần thứ X (3.1921) đã quyết địnhchuyển từ “Chủ nghĩa cộng sản thời chiến" sang NEP Nhưng sau này “môhình xô viết“ hay “mô hình Xtalin“ có nhiều nét tương đồng với mô hình “Chủnghĩa cộng sản thời chiến”

Nhìn chung, do những điều kiện lịch sử quy định cho nên bản thân C.Mác,

Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa ra một sốnhận định về chủ nghĩa tư bản, hoặc một số dự đoán về chủ nghĩa xã hội Cácông, một mặt, tuyên bố lý luận xã hội chủ nghĩa của các ông là khoa học, mặtkhác, cũng thừa nhận việc thế hệ sau có thể sửa chữa sai lầm của các ông

Trang 28

II Phương pháp tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin

Phương pháp luận: phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử được

đúc rút từ các quan điểm, học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp, chính sách

của Nhà nước Việt Nam Trong môn Lịch sử chủ nghĩa Mác-Lênin việc thực

hiện phương pháp này theo V.I.Lênin là: “Toàn bộ tinh thần của chủ nghĩaC.Mác, toàn bộ hệ thống của chủ nghĩa Mác đòi hỏi mỗi nguyên lý nhất thiếtphải được xem xét theo (a) quan điểm lịch sử, (b) gắn liền với những nguyên lýkhác, (c) gắn liền với những kinh nghiệm cụ thể của lịch sử”.1

Phương pháp nghiên cứu: lịch sử-logic, phân tích so sánh và phân tích hệ

thống Phương pháp tiếp cận đặc thù của môn Lịch sử chủ nghĩa Mác-Lênin là:

việc tiếp cận, phân tích, đánh giá, khái quát lý luận cơ bản phải dựa vào hệthống quan điểm, học thuyết của bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin

Có thể cụ thể hóa quan điểm của V.I.Lênin (đã nêu ở trên) thành nhữngphương pháp sau:

Một là, tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin trong mối quan hệ với tư tưởng trước, ngoài và sau các quan điểm, học thuyết của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin được hình thành, phát triển trên cơ sở các điềukiện kinh tế - xã hội và các tiền đề tư tưởng - văn hóa Không chỉ triết học cổđiển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội phê phán Pháp, mà tư tưởng

Hy Lạp, La Mã cổ đại, tư tưởng thời kỳ Phục hưng, Khai sáng ở châu Âu, tưtưởng nhân loại học của Moóc-găng, v.v cũng là tiền đề tư tưởng - văn hóacủa chủ nghĩa Mác - Lênin Các quan điểm, học thuyết của chủ nghĩa Mác -Lênin, sở dĩ đứng được trên vai những người khổng lồ, là do kế thừa, pháttriển và có mối quan hệ gắn bó trên nhiều phương diện với các trào lưu tưtưởng trước, ngoài và sau các quan điểm, học thuyết của C.Mác, Ph.Ăngghen

Trang 29

và Lênin.

Do đó, phương pháp tiếp cận đầu tiên là tìm hiểu tư tưởng trước, ngoài

và sau quan điểm, học thuyết của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin Thực tế đây chính là phương pháp của bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen

-và V.I.Lênin trong quá trình hình thành, phát triển -và bảo vệ quan điểm, họcthuyết của các ông Cụ thể các ông, thông qua tổng kết thực tiễn phong tràocông nhân và thực tiễn xã hội chủ nghĩa (Công xã Pari, Chính sách cộng sảnthời chiến và NEP ở nước Nga xô-viết), đồng thời kế thừa thành tựu tư tưởng

- lý luận của nhân loại, tiến hành phê phán để vạch rõ những sai lầm của các

tư tưởng phi vô sản, phi xã hội chủ nghĩa, để xây dựng và phát triển các quanđiểm, học thuyết của mình

Phương pháp tiếp cận so sánh với tư tưởng trước, ngoài và sau các quan điểm,học thuyết của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin cho phép làm rõ các thuộctính nhân văn, phê phán - khoa học, cách mạng, giai cấp công nhân và thực tiễncủa chủ nghĩa Mác - Lênin

Hai là, tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin trong tính tổng thể của mỗi quan điểm, học thuyết của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

Các quan điểm, học thuyết của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đượchình thành, phát triển từng bước và đạt đến tầm hệ thống, bao gồm các chủ đềkhác nhau nhưng vẫn có mối liên hệ khăng khít Tuy vậy, trong những hoàncảnh lịch sử - cụ thể, có những quan điểm, khi được nhấn mạnh ở phương diệnnày lúc được nhấn mạnh ở phương diện khác Vì vậy, cần thiết phải xem xétviệc nhấn mạnh các phương diện đó trong tổng thể các quan điểm, học thuyếtcủa chủ nghĩa Mác - Lênin; nghĩa là không nên hiểu và vận dụng, phát triểntừng phương diện được nhấn mạnh đó thành luận điểm riêng rẽ, biệt lập

Ba là, tiếp cận chủ nghĩa Mác - Lênin phải chú ý quá trình phát triển của mỗi quan điểm, học thuyết

Trang 30

Tính tổng thể hay tính hệ thống của các quan điểm, học thuyết thể hiệntính phát triển của chúng Chúng được hình thành, được phát triển trong quátrình phát triển của hiện thực, chứ không phải là một hệ thống lý thuyết thuầntúy “nhất thành bất biến” Quá trình phát triển của các quan điểm, học thuyếtcủa chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm cả việc các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin kế thừa những tư tưởng trước và bên ngoài tư tưởng của các ông.

Bốn là, việc tiếp cận để vận dụng, phát triển sáng tạo và bảo vệ các quan điểm, học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử

Ăngghen trong lời tựa cho bản tiếng Đức Tuyên ngôn của Đảng Cộng

sản, xuất bản năm 1872, đã giải thích rằng, “bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào,

việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đươngthời”1 Quan điểm này cũng đúng đối với tất cả các nguyên lý của chủ nghĩaMác - Lênin

Một mặt, việc vận dụng, phát triển sáng tạo các quan điểm, học thuyết

của chủ nghĩa Mác - Lênin theo hoàn cảnh lịch sử, đòi hỏi phải xem xét tínhlịch sử - cụ thể của mỗi quan điểm, học thuyết, thậm chí mỗi phương diệnđược nhấn mạnh của từng quan điểm, học thuyết trong chủ nghĩa Mác -Lênin vào các thời điểm khác nhau

Chẳng hạn, đối với việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, như C.Mác đãtừng nhấn mạnh trong thư gửi nhà nữ cách mạng thuộc phái dân túy NgaVê-ra Da-xu-lich vào năm 1881, tính tất yếu lịch sử của Tây Âu khác vớitính tất yếu lịch sử của nước Nga Ngay trong các nước phương Đông, tínhtất yếu lịch sử lên chủ nghĩa xã hội của nước Nga khác với Ấn Độ, TrungQuốc v.v Cho nên, con đường vượt qua chủ nghĩa tư bản của các nướcnày là không giống nhau

Mặt khác, vận dụng, phát triển sáng tạo các quan điểm, học thuyết của

Trang 31

chủ nghĩa Mác - Lênin theo hoàn cảnh lịch sử, cũng đòi hỏi phải phân biệt bốicảnh lịch sử của ngày hôm nay với hoàn cảnh lịch sử trong thời đại củaC.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin Thông qua đó mới có thể xác định được giátrị và hạn chế lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Các quan điểm, học thuyết

do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin xây dựng trong hoàn cảnh lịch sử - cụthể Trong đó, như Ph.Ăngghen thừa nhận, do sự thay đổi của tình hình, nênmột số điểm đã lỗi thời Từ thực tiễn ngày nay có thể cần phải nghiên cứu làm

rõ những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, để không xét lại, mà vậndụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với tình hình mới

III Chức năng nghiên cứu của môn lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin

1 Chức năng nhận thức

- Làm rõ bản chất, nội dung, quá trình phát triển của các quan điểm, học thuyếtcủa C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin trong mối quan hệ với các trào lưu triếthọc và tư tưởng của nhân loại

- Làm rõ mối quan hệ giữa vận dụng, phát triển sáng tạo và bảo vệ chủ nghĩaMác - Lênin trên thế giới và ở Việt Nam với các vấn đề phát triển toàn diện conngười và xã hội theo định hướng hòa bình, tiến bộ và chủ nghĩa xã hội

- Góp phần làm rõ và khẳng định thế giới quan duy vật biện chừng coi conngười hiện thực là điểm xuất phát và là mục tiêu phát triển theo định hướng xãhội chủ nghĩa

2 Chức năng thực tiễn

- Góp phần thúc đẩy việc coi trọng cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử trong công tác hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, trong công tác văn hóa-tư tưởng và các hoạt động phát triểnkinh tế - xã hội

Trang 32

- Góp phần thúc đẩy đối thoại với các trào lưu triết học và tư tưởng trên thếgiới; và phản bác các quan niệm sai trái, thù địch với thế giới quan duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Góp phần giáo dục thế hệ trẻ hiểu đúng về thế giới quan duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin với tính cách là nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam của con đường phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam

3 Nguyễn Thanh Tuấn: C.Mác, V.I.Lênin với CNXH trong thời đại ngày

nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

4 Lịch sử chủ nghĩa Mác: Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

5 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa

Mác-Lênin, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, HN, 2008.

6 Đại học quốc gia Hà Nội: Giới thiệu tác phẩm kinh điển Mác-Lênin,

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1.Trong tác phẩm Các Mác của mình, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã quan

niệm thế nào về “chủ nghĩa Mác” và khái quát những nội dung chủ yếu của chủnghĩa Mác

2 Phạm trù chủ nghĩa Mác-Lênin theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng

Trang 33

3 Các giai đoạn hình thành, phát triển và vận dụng, phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác-Lênin trên thế giới.

4 Phương pháp và chức năng nghiên cứu môn Lịch sử chủ nghĩa

Trang 34

I Thế giới quan và vấn đề cơ bản của triết học

1 Thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin

Khái quát quá trình nhận thức trong chủ nghĩa Mác-Lênin

Một là, để hình thành thế giới quan mới, trước hết C.Mác và Ăngghen xây dựng tư tưởng về con người, bản chất con người và sự cần thiết phải xóa

bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa

Ngay trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của

Hêghen” (mùa hè 1843), C.Mác xác định rằng, không phải Nhà nước được

Hêghen mô tả là “đỉnh của toàn bộ ngôi nhà”, mà xã hội công dân với “conngười hiện thực”, “nhân dân hiện thực”1 mới là chìa khóa để hiểu được quátrình phát triển của lịch sử loài người.2 Phải xuất phát từ “con người hiệnthực”, “nhân dân hiện thực” mới hình thành được thế giới quan đúng

Trong Lời nói đầu tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền

của Hêghen , C.Mác phê phán tôn giáo chính là “thế giới quan lộn ngược”,

Trang 35

nghĩa là nó không phản ánh thế giới nói chung, mà là phản ánh “thế giới lộnngược”.1 Cái thế giới lộn ngược do con người tạo ra lại chi phối chính họ, vàkhiến con người bị tha hóa với chính mình

Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844 (hay Bản thảo triết

học-kinh tế), C.Mác xác định: “Chế độ tư hữu vật chất, trực tiếp cảm tính ấy là

biểu hiện vật chất, cảm tính của sinh hoạt bị tha hóa của con người Cho nên

sự xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu với tính cách là sự khẳng định sinhhoạt của con người là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa, nghĩa là việccon người từ tôn giáo, gia đình, nhà nước v.v quy trở về tồn tại con người,nghĩa là tồn tại xã hội của mình”.2

Hai là, vai trò quyết định của thực tiễn và sứ mệnh “cải tạo thế giới” của thế giới quan mới

Những luận điểm xuất phát của thế giới quan mới đã được C.Mác trình

bày trong 11 luận đề, được gọi là “Luận cương về Phoiơbắc”(1845) 3

tưởng xuyên xuốt của “Luận cương ” là vai trò quyết định của thực tiễn đối

với đời sống xã hội; từ đó C.Mác nêu sứ mệnh góp phần “cải tạo thế giới” củathế giới quan mới

Ba là, thế giới quan mới là hệ quan điểm duy vật về thế giới hiện thực dựa trên phương pháp biện chứng

Trong tác phẩm Gia đình thần thành (đầu năm 1845) C.Mác và

Ph.Ăngghen phê phán Phái Hê-ghen trẻ và tất cả những người duy tâm xuyêntạc bản chất hiện thực của thế giới; biến con người và tự nhiên thành nhữngphạm trù lô-gích thuần túy Từ đó các ông chỉ ra rằng, quần chúng lao độngđấu tranh chống bọn bóc lột là nội dung chủ yếu của lịch sử, và cũng là nội

Trang 36

dung chủ yếu của quan điểm về lịch sử Tiếp đó trong tác phẩm Hệ tư tưởng

Đức (1845) C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phê phán chủ nghĩa duy tâm của

Phái Hê-ghen trẻ và chủ nghĩa duy vật siêu hình, trực quan và tiêu cực của L.Phoi-ơ-bắc (1804-1872) Từ đó các ông trình bày về hình thái xã hội với tínhcách là một trong những vấn đề quan trọng nhất của chủ nghĩa duy vật lịch sử,

và giải thích nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng sự tồn tại

xã hội quyết định ý thức xã hội, v.v

Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (1847) Mác phê phán phép

biện chứng duy tâm của Hêghen đã đồng nhất sự tự ý thức và con người, vàkhẳng định tư tưởng biện chứng là nhân tố hợp lý trong quan niệm tha hóa củaHêghen Từ đó ông luận chứng theo quan điểm duy vật mối quan hệ giữa chủthể và khách thể trong thế giới quan duy vật biện chứng Theo C.Mác, “Pru-đông lại hiểu càng ít rằng khi sản xuất ra những quan hệ xã hội phù hợp vớihoạt động sản xuất vật chất thì con người cũng tạo ra cả những ý tưởng vànhững phạm trù, nghĩa là những biểu hiện mang tính chất trừu tượng và mangtính chất lý tưởng của chính những quan hệ xã hội ấy Như vậy, các phạm trùcũng ít mang tính chất vĩnh viễn như những quan hệ mà các phạm trù ấy là sựbiểu hiện của mình” 1

Bốn là, tính thống nhất của thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Đến những năm 70-80 thế kỷ XIX, sau khi đã có cơ sở thực tiễn củaCông xã Pari, và trước sự chuyển biến của khoa học tự nhiên từ giai đoạn thựcnghiệm sang giai đoạn khái quát lý luận, Ph.Ăngghen đã chứng minh cơ sở tựnhiên của thế giới quan duy vật biện chứng; và tính biện chứng của sự quá độ

từ giới tự nhiên sang xã hội loài người, được thể hiện trực tiếp trong bộ Tư Bản

của C.Mác Qua đó ông xác định tính thống nhất của thế giới quan duy vật biện

Trang 37

chứng và duy vật lịch sử trong chủ nghĩa Mác - Lênin Trong cuốn Biện chứng

của tự nhiên (còn dưới dạng bản thảo được biên soạn trong khoảng 1873-1886)

Ph.Ăngghen cho rằng, “ thế giới quan duy vật chỉ có nghĩa là sự hiểu biếtgiới tự nhiên đúng y như nó đã biểu hiện ra, không thêm thắt cái gì ở ngoàivào, và vì thế mà việc ngay từ đầu những nhà triết học Hy-Lạp đã coi thế giớiquan đó là một điều dĩ nhiên”.1

Đến tác phẩm Chống Đuyrinh (5.1876-7.1878), Ph.Ăngghen khái quát

quá trình phủ định của phủ định sự phát triển lịch sử từ chủ nghĩa duy vật tựphát, nguyên thủy đến chủ nghĩa duy tâm rồi đến chủ nghĩa duy vật hiện đại.Ông khẳng định chủ nghĩa duy vật hiện đại “không còn là một thứ triết họcnữa, mà là một thế giới quan được chứng thực và biểu hiện trong các khoa họchiện thực ”.2 Trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen chỉ rõ thế giới quan mới củaC.Mác và ông được xây dựng như thế nào Cụ thể là trước tiên, phải đoạn tuyệtvới thế giới quan duy tâm của Hêghen bằng cách trở lại với chủ nghĩa duy vật;

và khác với L.Phoi-ơ-bắc chỉ đơn giản vứt bỏ toàn bộ triết học Hêghen, C.Mác

và Ph.Ăngghen đã xây dựng lại phương pháp biện chứng của Hêghen trên cơ

sở chủ nghĩa duy vật thành “khoa học về các quy luật vận động chung của thếgiới bên ngoài cũng như của tư duy con người, với 2 loại quy luật đồng nhất vềthực chất, nhưng lại khác nhau về biểu hiện; theo nghĩa là bộ óc con người cóthể vận dụng những quy luật đó một cách có ý thức, còn trong tự nhiên, - vàcho đến nay, phần lớn cả trong lịch sử loài người, - những quy luật đó tự mởcho mình một con đường đi, một cách vô ý thức, dưới hình thức tất yếu bênngoài, giữa một loạt vô cùng tận những sự ngẫu nhiên bên ngoài”.3

Nhìn chung, sự khác biệt của thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin

với thế giới quan duy vật cổ đại, cận đại thể hiện ở 2 phương diện:

Trang 38

a) Là thế giới quan duy vật biện chứng, tức là không chỉ đứng trên lậptrường duy vật để giải thích thế giới mà còn giải thích thế giới theo quan điểmiện chứng.

b) Là thế giới quan duy vật triệt để nhất, tức là không chỉ giải thích mộtcách duy vật biện chứng về giới tự nhiên, mà còn giải thích một cách biệnchứng về đời sống xã hội và nhận thức của con người; từ đó mà sáng tạo ra chủnghĩa duy vật lịch sử và nhận thức luận duy vật biện chứng

2 Mối quan hệ giữa thế giới quan và vấn đề cơ bản của triết học

Trước khi chủ nghĩa C.Mác xuất hiện, một số triết gia đã từng suy tư vềvấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại Ví dụ Hêghen từng cho rằng, tư duy

và tồn tại là điểm xuất phát của triết học; và chủ nghĩa duy vật không thể làtriết học được, bởi vì, triết học là khoa học về tư duy, về cái chung, là tưtưởng.1 Phoi-ơ-bắc cùng từng cho rằng, mối quan hệ như thế nào của tinh thầnđối với cảm tính, cái chung hoặc cái trừu tượng đối với thực tại, quan hệ của

Trang 39

loài đối với cái cụ thể, là những vấn đề trọng yếu nhất và khó khăn nhất củanhận thức và của triết học Toàn bộ lịch sử triết học kỳ thực chỉ xoay quanhvấn đề này.

Khái quát quá trình nhận thức trong chủ nghĩa Mác-Lênin

Ph.Ăngghen, trong cuốn Lutvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết

học Đức (được viết trong 1885 & chỉnh sửa năm 1888), trên cơ sở tổng kết

thực tiễn và hoạt động lý luận của ông và C.Mác, đã nhận định: Vấn đề cơ bảncủa triết học, đặc biệt của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn tại; đócũng là vấn đề về quan hệ giữa vật chất và ý thức nói chung.1 Bởi lẽ, vấn đề cơbản của triết học có liên quan mật thiết với việc xác lập và xác định các loại thếgiới quan và các trường phái triết học: duy vật, duy tâm, nhất nguyên, khả tri,bất khả tri và hoài nghi luận, Trong tác phẩm này Ph.Ăngghen đã làm rõnhững hạn chế, thiếu sót của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII, và khái quátnhững luận điểm duy vật và hạn chế trong chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc Tiếp theo ông chỉ rõ vấn đề cơ bản của triết học được xem xét trên haiphương diện cơ bản:2

- Phương diện thứ nhất: giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái

nào có sau, và cái nào quyết định cái nào ? Ở đây thực chất là giải thích vấn đềbản nguyên, bản chất của thế giới thuộc về vật chất hay ý thức Đây là vấn đềliên quan trực tiếp đến các nội dung của bản thể luận triết học đồng thời cũng làvấn đề cơ bản nhất của của thế giới quan triết học

- Phương diện thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới

hay không? Ở đây thực chất là giải đáp vấn đề nhận thức luận trong triết học Ởphương diện này có hai loại quan điểm là: nhận thức được, và không thể nhậnthức được, tức “bất khả tri”, trong việc nhận thức thế giới

Trang 40

Trong loại quan điểm nhận thức được có: quan điểm biện chứng và quanđiểm siêu hình; chùng đối lập nhau trong việc giải quyết vấn đề trên Đây lànguồn gốc trực tiếp của sự đối lập nhau giữa 2 phương pháp biện chứng vàsiêu hình trong việc giải thích và cải biến thế giới quan

Đối với loại quan điểm không thể nhận thức được thế giới, Ph.Ăngghenrất chú ý tời việc trả lời câu hỏi: bằng cách nào có thể bác bỏ thuyết không thểbiết hay thuyết “bất khả tri” của Cantơ ? Theo ông nên kế thừa quan niệm củaHêghen trong chừng mực chủ nghĩa duy tâm cho phép, và quan niệm của Phoi-ơ-bắc theo quan điểm chủ nghĩa duy vật thêm vào; đặc biệt cơ sở đầy đủ đề bác

bỏ thuyết “bất khả tri” là thực tiễn, tức là “thực nghiệm và công nghiệp”, lúc đócái “vật tự nó” không thể hiểu được của Cantơ sẽ không còn nữa.1

Đến năm 1908, trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán, V.I.Lênin trên cơ sở phân tích, khái quát quan điểm của

Ph.Ăngghen về “vật tự nó” đã đưa ra 3 kết luận quan trọng đặt cơ sở cho lýluận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin là:2

- Sự vật tồn tại khách quan độc lập với ý thức, với cảm giác của conngười, mặc dù sự tồn tại của nó có thể con người chưa biết đến

- Bác bỏ thuyết “bất khả tri” và khẳng định khả năng nhận thức của conngười đối với sự vật “Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khácnhau về nguyên tắc giữa hiện tượng và “vật tự nó” Chỉ có sự khác nhau giữacái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức

- Khẳng định quan điểm biện chứng đối với lý luận nhận thức và quátrình nhận thức Thực tiễn chỉ cho con người thấy sự biến đổi của “vật tự nó”thành “vật cho ta”, tức là từ cái chưa được nhận thức thành cái được nhận thức

II Vật chất

2 Xem V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.18.

Ngày đăng: 05/03/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bản đề cương I của Lênin về phép biện chứng - TẬP BÀI GIẢNG MÔN “LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN” CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC ppt
Bảng 1 Bản đề cương I của Lênin về phép biện chứng (Trang 57)
Bảng 2: Đề cương(ĐC) tổng thể kết hợp 2 cách tiếp cận theo chiều - TẬP BÀI GIẢNG MÔN “LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN” CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC ppt
Bảng 2 Đề cương(ĐC) tổng thể kết hợp 2 cách tiếp cận theo chiều (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w