Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, sinh lí và sinh hoá máu ở lợn con theo mẹ hướng nạc bị viêm ruột ỉa chảy tại địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 103 - 105)

5.1. Kết luận

Từ kết quả điều tra tỉ lệ mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy tại tỉnh Bắc Giang, kết quả kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá máu lợn con một tháng tuổi của các giống Móng Cái, Đại Bạch, Landrace, và các con lai F1

trong các tr−ờng hợp bị viêm ruột, chúng tôi rút ra các kết luận sau :

1. Tỉ lệ lợn con mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy của lợn con 1 tháng tuổi tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, trung bình cả năm là 42,78%. Trong những tháng vụ đông xuân, tỉ lệ mắc bệnh cao hơn vụ hè thu. Trong ba vùng thì ở Đồng Bằng có tỉ lệ mắc bệnh thấp nhất (41,14%) sau đó là Trung du (43,17%) và cao nhất là Miền Núi (44,01%)

2. Chỉ tiêu lâm sàng : Thân nhiệt lợn con 1tháng tuổi dao động từ 38,30

đến 39,20oC, khi bị viêm ruột cấp tính thân nhiệt tăng khoảng 1,5oC, nh−ng

khi viêm ruột mạn thì thân nhiệt lại trở lại bình th−ờng. Tần số mạch đập ở lợn

con là 87 ± 0,35 lần/phút ở lợn Móng Cái và 93 ± 0,40 lần/phút ở lợn

Landrace. Khi bị viêm ruột thì tần số mạch và tần số hô hấp thay đổi tỉ lệ thuận với thân nhiệt.

3. Các chỉ tiêu sinh lí máu: Lợn con 1 tháng tuổi có số l−ợng hồng cầu

là 5,62± 0,12 triệu/mm3 – 6,78± 0,19triệu/mm3; hàm l−ợng hemoglobim là

10,15± 0,18g% – 11,25 ±0,12g%; Tỉ khối hồng cầu, nồng độ hemoglobin của

hồng cầu đều tăng lên khi bị viêm ruột cấp tính nh−ng lại giảm khi bị viêm ruột m)n. Trong khi đó thể tích trung bình của hồng cầu thì lại giảm ở viêm ruột cấp và tăng ở viêm ruột m)n. Điều này chứng tỏ rằng khi viêm ruột cấp, cơ thể mất n−ớc trầm trọng làm máu bị cô đặc gây lên hiện t−ợng tăng giả. Nh−ng khi viêm ruột mạn thì do cơ thể thiếu máu lại làm giảm các chỉ tiêu trên.

nghìn/mm3.

Công thức bạch cầu: Tỉ lệ % của bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn tăng trong các tr−ờng hợp viêm ruột cấp tính và giảm ở các tr−ờng hợp m)n tính. Tỉ lệ lymoho bào thì ng−ợc lại giảm ở viêm cấp tính và tăng ở viêm mạn tính. Còn bạch cầu ái toan và ái kiềm thì sự thay đổi không rõ ràng. Điều này nói lên vai trò của các loại bạch cầu trong phản ứng bảo vệ cơ thể.

4. Các chỉ tiêu sinh hoá máu: L−ợng đ−ờng huyết, l−ợng kiềm dự trữ,

hàm l−ợng protein huyết thanh, hàm l−ợng Na+ ở lợn con khi bị viêm ruột ỉa

chảy đều giảm so với lợn khoẻ và càng giảm nhiều khi bị viêm ruột kéo dài.

Nh−ng hàm l−ợng K+ thì thay đổi không nhiều.

Các tiểu phần protein huyết thanh: Khi lợn con bị viêm ruột ỉa chảy thì

tỉ lệ albumil giảm; γ−glubulin tăng còn α-glubulin và β-glubulin thì hầu nh−

không bị biến động. Tỉ lệ A/G giảm nhiều ở viêm ruột ỉa chảy. 5.2. Đề nghị

Bệnh viêm ruột ỉa chảy của lợn có tỉ lệ mắc cao, do nhiều nguyên nhân gây ra, kết quả là tiêu tốn nhiều đơn vị thức ăn cho kg tăng trọng. Do vậy cần phải chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung và qui mô lớn.

Cần phải tìm hiểu và phòng chống đ−ợc các nguyên nhân gây viêm ruột ỉa nhằn giảm tỉ lệ viêm ruột ỉa chảy. Khi điều trị cần phải phát hiện bệnh nhanh và điều trị kịp thời khi ở giai đoạn đầu của bệnh. Không để bệnh trở thành mạn tính. Chữa kết hợp cả ba khâu: nguyên nhân bệnh, sinh bệnh và triệu chứng. Nh−ng biện pháp đầu tiên là phải điều trị hiện t−ợng mất n−ớc và các chất điện giải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, sinh lí và sinh hoá máu ở lợn con theo mẹ hướng nạc bị viêm ruột ỉa chảy tại địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 103 - 105)