1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh hình thức vừa làm vừa học ở trung tâm đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

99 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 22,65 MB

Nội dung

Đề tài Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh hình thức vừa làm vừa học ở trung tâm đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng trình bày cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo hình thức vừa làm vừa học; thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo hình thức vừa làm vừa học ở trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng; biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo hình thức vừa làm vừa học ở trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRINH HOANG YEN

BIEN PHAP QUAN LY CHAT LUQNG DAO TAO NGANH QUAN TRI KINH DOANH HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC Ở TRUNG TÂM

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN QUANG GIAO

Trang 2

là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 3

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài 22222222 |

Mục đích nghiên cứu 3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

„ Giả thiết khoa học 4

'Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.2t.r2t.trtrrrrrrrrrrerrre Ẩ 4 6 6 Phương pháp nghiên cứu Bố cục luận văn

Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY CHAT LUQNG TAO ĐẠI HỌC THEO HINH THUC VUA LAM VU'A HOC

1.1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN DE TAL 8

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Chất lượng, chất lượng đào tạo

1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục sssssseserereere 1.2.3 Quản lý chất lượng, quản lý chất lượng đảo tạo 16 1.3 NOL DUNG CO BAN CUA HiNH THUC VUA LAM VUA HOC 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC -18 1.3.1 Đặc điểm của học viên theo hình thức vừa làm vừa học ở trường đại học 18

1.3.2 Đặc trưng và nội dung đào tạo hình thức vừa làm vừa học 19

14 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHÁT LƯỢNG ĐÀO TẠO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 21

1.4.1 Mục tiêu của quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học 21

Trang 4

học ở trường đại học 25

TIÊU KÉT CHƯƠNG 1 -2sszseeerrerrerrrrrrrrrreree 33)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHÁT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM

VỪA HỌC Ở TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG 34 2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN

CUA TRUNG TAM DAI HOC MG HA NOI TAI DA NANG 34

2.2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT .-.cccccccsssss-.- 3

2.2.1 Mục đích khảo sát 36

2.2.2 Nội dung khảo sát 221 2t rerrrrrrrrrrrrrrrreeee Ÿ7

2.2.3 Tổ chức khảo sát _ -.37

2.3 THUC TRANG CHAT LUGNG DAO TAO NGANH QUAN TRI

KINH DOANH THEO HINH THUC VUA LAM VUA HỌC Ở TRUNG

TAM DAI HOC MO HA NỘI TẠI ĐÀ NẴNG cccccsssrsrr 38,

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HV về tầm quan trong

của chất lượng đảo tạo theo hình thức vừa làm vừa học 38 2.3.2 Kết quả học tập của học viên ngành QTKD theo hình thức

VLVH 6 Trung tâm Dai học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng se đ0

2.3.3 Thực trạng chất lượng đào tạo ngành QTKD theo hình thức

VLVH 6 Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng 42

24 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHÁT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QTKD THEO HÌNH THỨC VLVH Ở TRƯNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ

b9 00c — -

2.4.1 Thực trạng quản lý chất lượng tuyển sinh đầu vào ngành QTKD

theo hình thức VLVH 2. 22sszzrererrrrrrrrrree 43

Trang 5

2.4.4 Thực trạng quản lý chất lượng học tập của học viên 80 2.4.5 Thực trạng quản lý chất lượng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học viên 52 2.4.6 Thực trạng quản lý chất lượng cơ sở vật chất, trang th học 2.4.7 Thực trạng quản lý chất lượng sau đảo tạo và đánh giá mức độ đáp ứng công việc của học viên ngành QTKD theo hình thức VLVH ở Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng 56 2.5 DANH GIA CHUNG VE CONG TAC QUAN LY CHAT F LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QTKD THEO HÌNH THỨC VỪA HỌC VỪA LÀM

Ở TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG 60 2.5.1 Mặt mạnh 2.5.2 Han che 2.5.3 Thuận lợi 2-222221222222222 2 rrre.ÔT 2.5.4 Thách thức : 2.5.5 Đánh giá chung 222222 222212121 63

TIBU KET CHUONG 2 “

CHUONG 3 BIEN PHAP QUAN LY CHAT LUQNG ĐÀO TẠO

NGANH QUAN TRI KINH DOANH THEO HiNH THUC VU'A LAM

VU'A HOC Ở TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NOI TAI DA NANG 65

3.1 CAC NGUYEN TAC DE XUAT BIEN PHAP 65 3.1.1 Nguyén tic dam bao tinh thye tién - 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 65

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện -2+ ss+ ĐỔ'

Trang 6

3.1.7 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

3.1.8 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC

Ở TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG -.70

3.2.1 Nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên và học viên về tầm -.70 quan trọng của chất lượng đào tạo theo hình thức VLVH 3.22 Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo về số lượng và chất lượng 3.2.3 Tăng cường quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên 76

3.2.4 Tăng cường quản lý chất lượng học tập của học viên

3.2.5 Đây mạnh hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập 80

3.2.6 Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

3.3 MOI QUAN HE GIUA CAC BIEN PHAP _ -84

3.4 KHAO NGHIEM TINH CAP THIET VA KHA THI CUA CAC C BIEN

PHAP Ôệ

TIEU KET CHUONG 3 86

KÉT LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ, 2tt.trtrererere Ñ7 1 Kết luận

2 Khuyến nghị - -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) PHỤ LỤC

Trang 8

Số hiệu Tên bảng Trang

Bang 2.1 [Thực trạng nhận thức cla CBQL, GV, HV vé tim quan| 39 trọng của chất lượng đào tạo theo hình thức VLVH

Bang 2.2 | Thống kê tỷ lệ học viên hình thức VLVH nhập học và tốt| 40

nghiệp

Bảng23 |Kết quả đào tạo học viên ngành QTKD theo hình thức | 41 VLVH

Bảng24 | Đánh giá chât lượng đào tạo học viên tot nghiệp ngành | 42

QTKD theo hình thức VLVH ở Trung tâm Đại học Mở Hà

Nội tại Đà Nẵng

Bảng2.5 [Thực trạng quản lý chất lượng tuyên sinh đâu vào theo| 44 hình thức VLVH

Bảng 2.6 | Thống kê số lượng giảng viên tham gia giảng dạy 46 Bảng 2.7 | Thực trạng quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên 48 Bảng 2.8 | Thực trạng quản lý chất lượng học tập của học viên 31 Bang 29 | Thực trang quan ly chất lượng kiêm tra - đánh giá kết quả |_ S3

học tập của học viên

Bảng 2.10 [Thực trạng quản lý chất lượng cơ sở vật chất | 55

trang thiết bị dạy học

Bảng 2.11 | Thống kê học viên tốt nghiệp ngành QTKD theo hình thức |_ 56 'VLVH có việc làm

Bảng 2.12 | Hiệu quả sau đào tạo của học viên tốt nghiệp ngành| 57 QTKD theo hình thức VLVH

Bảng 2.13 | Thực trạng đáp ứng nhu câu công việc của học viên ngành |_ 59

QTKD theo hình thức VLVH sau khi tốt nghiệp

Bảng 3.1 | Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện |_ 85 pháp

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện

nay, chất lượng đào tạo được xem là yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở giáo

dục và đào tạo nào Chất lượng đào tạo không chỉ là điều kiện cho sự tổn tại

mà còn là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở giáo

dục và đào tạo, là niềm tin của người sử dụng “sản phẩm” được đào tạo và là

động lực của người học Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến chất lượng đào tạo,

đặc biệt là ở bậc đại học trở thành một nhu cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa là

định hướng cho tương lai

Hiện nay, ngành giáo dục và đảo tạo nước ta đã đạt được những thành

tựu rất đáng ghi nhận Sau 25 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được

nhiều thành tựu quan trọng, đã hình thành được một hệ thống giáo dục quốc

dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng với đầy đủ các cấp học và

trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học Mạng lưới các trường phổ thông

được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc Mạng lưới cơ sở giáo dục được

mở rộng đến hầu hết các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc Cơ sở vật chất

kỹ thuật của các trường được nâng cấp, cải thiện Số trường lớp được xây

dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng [1 1]

Giáo dục đại học đã có những đóng góp to lớn trong sự phát triển

chung của đất nước Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn nhiều van đề cần phải

được quan tâm giải quyết thích đáng nhằm đạt những chuẩn mực tiên tiến

trong khu vực và trên thế giới “ Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém,

bắt cập, hiệu quả giáo dục còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn

Trang 10

tâm ĐH Hà Nội tại Đà Nẵng đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên,

bên cạnh đó vẫn còn một số han ché, bat cập đặc biệt là chất lượng đào tạo

còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn của công việc và xu thế phát triển

kinh tế của đất nước

Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo hình thức

vừa làm vừa học của Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng đặc biệt là

chất lượng đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh của Trung tâm, chúng, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh

doanh hình thức vừa làm vừa học ở Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà

Nẵng” đễ nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng đào tạo đại hoc

theo hình thức vừa làm vừa học, tiến hành đánh giá thực trạng quản lý chất

lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo hình thức VLVH ở Trung tâm

Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh theo hình thức VLVH ở Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đắi tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh theo hình thức vừa làm vừa học ở Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà

Nẵng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quản lý chất lượng đảo tạo cử nhân ngành Quản trị kinh

Trang 11

Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng trong thời gian qua đã đạt được

những kết quả đáng kẻ, tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn những hạn chế

định

Nếu áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên và học viên về tầm quan trọng của chất lượng đào tạo; phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm bảo về số lượng và chất lượng: tăng cường quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên; tăng cường quản lý chất lượng

học tập của học viên; đây mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập;

đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thì sẽ góp phần nâng cao chất

lượng đào tạo ngành QTKD theo hình thức VLVH ở Trung tâm ĐH Mở Hà

Nội tại Đà Nẵng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dao tạo đại học

theo hình thức VLVH

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo

ngành Quản trị kinh doanh theo hình thức VLVH ở Trung tâm Đại học Mở

Hà Nội tại Đà Nẵng

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Quản trị

kinh doanh theo hình thức VLVH ở Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích phần

Trang 12

luận của luận văn về quản lý chất lượng đào tạo đại học theo hình thức vừa

làm vừa học

6.1.2 Phương pháp phân loại tài liệu

“Trên cơ sở phân tích lý thuyết đẻ tiến tới tổng hợp, tiền hành thực hiện quá trình phân loại tài liệu để xác lập cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào

tạo đại học theo hình thức VLVH

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễm 6.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát

Xây dựng bằng phiếu hỏi là phương pháp thu thập thông tin trên phổ

rộng, với số lượng khách thẻ lớn cho phép người nghiên cứu rút ra kết luận có

độ tin cậy cao Nhằm mục đích thu thập thông tin về thực trạng quản lý cl

lượng đào tạo ngành QTKD theo hình thức VLVH, công tác quản lý chất

lượng đào tạo ngành QTKD theo hình thức VLVH ở Trung tâm ĐH Mở Hà

Nội tại Đà Nẵng, tiến hành khảo sát CBQL, GV, HV Trung tâm ĐH Mở Hà

Nội tại Đà Nẵng

6.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

it

Nghiên cứu các Nghị quyết, chiến lược phát triển, báo cáo tổng kết năm học của Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng giai đoạn 2009 - 2012 Đồng thời nghiên cứu CTĐT, tài liệu học tập, kế hoạch giảng dạy của giảng viên

6.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi với GV, HV những thông tin về thuận lợi khó khăn của họ

trong quá trình giảng dạy và học tập, đồng thời những đánh giá của họ về thực

Trang 13

tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp QLCL đào tạo ngành QTKD theo

hình thức VLVH ở Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng 6.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học đề tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra, phương pháp khảo sát

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham

khảo, phụ lục; nội dung luận văn gồm 03 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học

Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh

doanh theo hình thức vừa làm vừa học ở Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại

Đà Nẵng

Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh

doanh theo hình thức vừa làm vừa học ở Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại

Đà Nẵng

8 Téng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả luận văn đã đọc và nghiên

cứu tổng quan tài liệu về quản lý, quản lý giáo dục; quản lý chất lượng giáo

dục làm cơ sở xác lập cơ sở lý luận của luận văn như: Khoa học tô chức quản

lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các tác giả Đặng Quốc Bảo,

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999); Khoa học quản lý giáo dục -

Trang 14

lượng quá trình dạy học ở trường đại học của tác giả Nguyễn Quang Giao

(2012)

Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã đọc tham khảo các văn bản của Chính

phủ, của Bộ GD & ĐT về giáo dục đại học nói chung và về đào tạo đại hoc

theo hình thức VLVH nói riêng như: Luật giáo dục đại học (2012); Quy chế

Trang 15

ĐẠI HỌC THEO HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC

1.1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI

Trong bất kỳ thời đại nào hay ở bất kỳ quốc gia nào, chất lượng giáo

¡ và của toàn xã

dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên toàn thế g

ất nước Đối với

hội vì tầm quan trọng của nó đối với sự nghiệp phát trié

các trường ĐH cũng như các cơ sở đào tạo hiện nay, phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất

Chính vì vậy, chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục ĐH

nói riêng từ lâu đã là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà

giáo, các nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước có rất nhiều tác giả

nghiên cứu về vấn đề chất lượng, chất lượng đào tạo đại học

Ở nước ngoài, về mặt lý luận, đã có nhiều tác giả đề cập tới khái niệm

chất lượng, chất lượng giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng, hệ thống đảm

bảo chất lượng Chất lượng là khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó

đo lường, và cách hiểu của người này khác cách hiểu người kia

Đối với chất lượng trong giáo dục đại học, các nhà nghiên cứu phân ra

ba trường phái lý thuyết: Lý thuyết về sự khan hiếm; lý thuyết về sự gia tăng

giá trị và lý thuyết về sứ mệnh và mục tiêu

Trước tiên, trường phái lý thuyết về sự khan hiếm chứng minh chất lượng tuân thủ theo quy luật hình chóp Chất lượng chỉ có ở số lượng sản phẩm rất hạn chế và nó phụ thuộc vào: Chỉ phí, nguồn lực; quy mô của trường

ĐH; sự tuyển chọn; sự công nhận trong phạm vi toàn quốc

Lý thuyết về sự gia tăng giá trị với Astin (1985) trong tác phẩm

Trang 16

viên từ khi nhập trường đến khi ra trường

Đại diện của trường phái lý thuyết về sứ mệnh và mục tiêu Bogue và

Saunders (1992) "The evidence for quality" cũng như Green D trong "What

is quality in higher education?" cho rằng “Chất lượng là sự phù hợp với những tuyên bố sứ mạng và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực được chấp nhận công khai” Đồng quan điểm này, Green (1994) trong định nghĩa trường ĐH chất lượng cao là “nơi tuyên bố sứ mệnh và mục

tiêu đã chứa đựng ý nghĩa chất lượng và được thực hiện một cách có kết quả

và hiệu quả”

Sallis (1993) trong téc phim “Total Quality Management in Education”

đã phân biệt chất lượng theo nghĩa tuyệt đối và tương đối Chất lượng hiểu

theo nghĩa tuyệt đối là chất lượng cao, chất lượng cao nhất Quan niệm chất

lượng theo nghĩa tương đối là xem xét sản phẩm, dịch vụ theo những thuộc tính mà người ta gắn cho nó Sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng khi chúng đạt những chuẩn mực được qui định từ trước Các chuẩn mực chất lượng

được người sản xuất xác định theo yêu cầu của khách hàng Sản phẩm, dịch

vụ được coi là chất lượng khi chúng làm hài lòng, vượt nhu cầu và mong

muốn của người tiêu dùng

Ở Việt Nam, vấn đề chất lượng và chất lượng giáo dục đại học được sự quan tâm đông đảo các nhà giáo và các nhà khoa học giáo dục Đến nay đã có nhiều tác giả, các nhà khoa học đã nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học

như: Nguyễn Đức Chính (2002) với “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”; Nguyễn Quang Giao (2012) với “Hệ thống đảm bảo chất lượng quá

trình dạy học ở trường đại học”; Phạm Thành Nghị (2000) với “Quản lý chất

Trang 17

“Quản lý giáo dục”, Các công trình này đã đề cập đến các khái niệm về

chất lượng, chất lượng giáo dục và các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng,

trong đó các tác giả đều thống nhất khái niệm chất lượng là sự phù hợp với

mục tiêu

Ở cấp độ vĩ mô, Bộ GD & ĐT đã ban hành một số văn bản liên quan

đến chất lượng giáo dục đại học như: Quyết định ban hành quy định tạm thời

về kiểm định chất lượng trường đại học (2004), Quyết định ban hành quyết định chu kỳ và qui trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (2008), Thông báo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo

dục đại học (2009)

Bên cạnh các công trình nghiên cứu về mặt lý luận, nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý

đã được thực hiện công phu Các công trình nghiên cứu này để cập công tác

quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất

lượng giáo dục đại học nói riêng như: Tác giả Nguyễn Hữu Châu với báo cáo

tổng kết đề tài B2004-CTGD “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo

dục và đánh giá chất lượng giáo dục”; tác giả Bùi Mạnh Nhị và các cộng sự

với báo cáo tông kết đề tài “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo

dục trong giai đoạn từ nay đến nam 2010”;

Đối với chất lượng đào tạo hình thức VLVH, hiện nay đã có nhiều công,

trình nghiên cứu và phổ biến rộng rãi Một số công trình nghiên cứu, bài báo

khoa học đi sâu vào việc nghiên cứu đào tạo hệ VLVH dưới nhiều góc độ

khác nhau như: Tác giả Nguyễn Dinh Phan với bài báo “Một số ý kiến về đào

tạo không chính quy tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân” đăng trên Tạp chí

Giáo dục tháng 3 năm 2004 đã nêu ra một số biện pháp nhằm đảm bảo và

Trang 18

quốc dân trong những năm tới; tác giá Nguyễn Thị Tuyết với bài báo “Những

ằn được quan tâm trong công tác đào tạo tại chức” đăng trong Kỷ yếu

khoa học lần thứ nhất Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng đã bàn về

những vấn đề cần làm như: Làm thế nào để tạo được sức hút đối với người

dạy và người học đến với các lớp tại chức? Làm thế nào để cải thiện được chế

độ thù lao cho giảng dạy tại chức ở xa và tại chỗ như đối với lớp tại chức các

ngành học khác”; tác giả Nguyễn Nam với bài báo “Chất lượng đào tạo hệ tại

chức - Vấn đề cần được nghiêm túc nhìn nhận”, đăng trên tạp chí Giáo dục và

thời đại chủ nhật số 43

Trong các công trình khoa học các cấp và luận văn thạc sĩ chuyên

ngành quản lý giáo dục, các tác giả đã quan tâm đến đổi mới quản lý hình

thức VLVH, nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo theo hình thức

VLVH như: Tác giả Nguyễn Thị Kim Yến với đề tài “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cử nhân tiếng Anh hình thức vừa học vừa làm tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng”; tác giả Hồ

Thị Kim Loan với đề tài “Đổi mới quản lý hình thức đào tạo VLVH của

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng”;

Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học, song chưa có tác giả nào đi

sâu nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo hình thức VLVH ở Trung tâm Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI

1.2.1 Chất lượng, chất lượng đào tạo

a Chất lượng

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ

thời cổ đại, tuy nhiên khái niệm chất lượng nói chung, chất lượng GDĐH nói

Trang 19

hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với sự trừu tượng và tính đa diện,

đa chiều của khái niệm này Chất lượng luôn là đề tài của những cuộc tranh

cãi gay gắt trên nhiều lĩnh vực Có khá nhiều định nghĩa khác nhau xung

quanh khái niệm này

Ở góc độ quản lý, chất lượng được trình bày theo từng cách tiếp cận

khác nhau Với cách tiếp cận tiên nghiệm, chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh,

tự nó là cái tốt nhất Theo cách tiếp cận này, một sản phẩm có chất lượng là

sản phẩm làm ra một cách hoàn thiện, bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền

Sản phẩm đó nỗi tiếng trên thị trường và tôn vinh người sở hữu

Với cách tiếp cận từ góc độ tiêu chuẩn, chất lượng là sự phù hợp với

các tiêu chuẩn thì chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được đo bằng sự phù hợp của nó với các thông số hay tiêu chuân được qui định trước đó

Với cách tiếp cận khái niệm, chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng thì chất lượng không có nghĩa gì hết nếu không gắn kết với mục đích của sản phẩm đó Chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay

dịch vụ đáp ứng được mục đích tuyên

Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái

tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” [29]

Theo từ điển Oxford Poket Dictionary thì chất lượng là “mức hoàn

thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ

kiện, các thông số cơ bản”

Theo Philip B.Crosby, chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu [38]

Bogue và Saunders thì cho rằng, chất lượng là sự phù hợp với những

tuyên bố sứ mệnh và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn

mực được chấp nhận công khai [37]

Hay chất lượng sản phẩm là tập hợp tính chất sản phẩm có khả năng

Trang 20

Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO 9000:2008), chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có, “trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã

được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc”

Từ những quan điểm về chất lượng trên, chúng ta thấy chất lượng có

những đặc điểm cơ bản sau:

~ Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó là cái tốt nhất,

~ Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn;

~ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng; - Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng;

~ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối

tượng đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn

Nhu vậy, chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt Mặc dù có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau nhưng có thể khái quát lại chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu và hướng đến thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng

b Chất lượng đào tạo

Theo các tác giả Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp, cho rằng, c

t

lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề

ra đối với một CTĐT

Theo tác giả Trần Khánh Đức, chất lượng đào tạo là kết quả của quá

trình đào tạo được phản ảnh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân

cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp

tương ứng với mục tiêu, CTĐT theo các ngành nghề cu thé

Trên cơ sở định nghĩa chất lượng, CLĐT được hiểu là sự phù hợp

mục tiêu đào tạo và hướng đến thỏa mãn nhu cầu khách hàng bao gồm

Trang 21

Chất lượng đào tạo thê hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành CTĐT Năng lực này bao gồm 4 thành tố sau:

~ Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo;

- Kỹ năng kỹ xảo thực hành được đào tạo;

~_ Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được dao tao;

~_ Phâm chất nhân văn được đào tạo

Do có sự khác nhau về các hoạt động quản lý, cung cấp nguôn lực, thực

hiện dịch vụ, đo lường - phân tích và cải tiến nên chất lượng đào tạo đại học ở

từng cơ sở sẽ không giống nhau Tuỳ theo mức độ của các quá trình này dẫn đến chất lượng của từng cơ sở đào tạo đại học thay đổi trong việc đáp ứng yêu cầu của người học và các bên quan tâm

1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục

a Quan ly

Khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục

tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản

lý xuất hiện như một yết ‘an thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân

hướng tới những mục tiêu chung

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:

~ Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó

thấy được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất

~ Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác hoàn thành các mục đích chung của một

nhóm người, một tổ chức

~ Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã dé ra thông qua việc

điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác

Trang 22

tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối

tượng được ôn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định

“Trong các diễn đạt trên đây đều cho thấy những điểm chung như sau:

~ Quản lý là thuộc tính bắt biến nội tại của mọi quá trình, hoạt động xã

hội loài người Lao động quản lý là điều kiện quan trọng đẻ làm cho xã hội

loài người tổn tại, vận hành và phát triển

~ Hoạt động quản lý được thực hiện với một tô chức hay nhóm xã hội

~ Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người

bị quản lý, họ giữ vai trò trung tâm trong hoạt động quản lý

Nói một cách tông quát nhất, có thể xem quản lý một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thẻ quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung

Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: Chủ thẻ, khách thể, mục

tiêu, phương pháp và công cụ quản lý Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân,

một nhóm hay một tổ chức Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ

thể quản lý tới khách thẻ Công cụ quản lý có thể là mệnh lệnh (ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ), quyết định (thông qua văn bản hoặc không bằng văn bản), các

văn bản luật, chính sách chương trình, mục tiêu Phương pháp quản lý có thể

hiểu là cách thức tác động của chủ thẻ đến khách thẻ Trong quản lý hiện đại,

phương pháp quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và khoa học hành vi

b Quản lý giáo dục

QLGD trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến

Trang 23

huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản lý trực

tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu

QLGD được phân chia thành hai cấp là cấp vĩ mô và vi mô [19]

~ Đối với cấp vĩ mô: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thẻ quản lý đến tất cả mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển

giáo dục, đào tạo thể hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục

- Đối với cấp vi mô: QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự

giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ

thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có

chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường

QLGD là quản lý quá trình hình thành và phát triển nhân cách con

người trong các chế độ chính trị xã hội khác nhau mà trách nhiệm là của nhà

nước và ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương và đơn vị cơ sở là nhà

trường

1.2.3 Quản lý chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo a Quản lý chất lượng

Trong giáo dục, người ta ngày càng chú trọng đến chất lượng gắn liền

với lợi ích của người học và xã hội Không chất lượng, kém chất lượng đồng

nghĩa với sự thất bại, với sự lãng phí trong giáo dục Chất lượng không tự

nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động hàng loạt các yếu tố liên quan

chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý

một cách đúng đắn các yếu tố này

Quản lý chất lượng là tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời các

Trang 24

hạn chế đến mức tối đa tỉ lệ học viên không đạt mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã

đề ra ở từng giai đoạn trong suốt quá trình đảo tạo

Theo tác giả A Feingenbaum, QLCL “đó là một hệ thống hoạt động

thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu

trách nhiệm triển khai những tham số chất lượng, duy trì và nâng cao nó để

đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của

tiêu dùng”

Tác giả Kaoru Ishikawa định nghĩa “QLCL là hệ thống các biện pháp

tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”

Theo Waren Piper, QLCL đòi hỏi sự cam kết cải tiến liên tục, tựu trung

bao gồm 3 hoạt động: Xác lập các mục tiêu và chuẩn mực; Đánh giá thực

trạng đối chiếu với chuẩn; Cải tiến thực trạng theo chuẩn Ba hoạt động này

được tiền hành đồng thời, liên tục chính là hoạt động QLCL

“Theo tác giả Nguyễn Quang Giao, QLCL được quan niệm là [17]:

~ Quản lý chất lượng là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các phương pháp hoặc qui trình nhằm kiểm tra đánh giá xem các sản phẩm có đảm bảo

các thông số chất lượng theo yêu cầu, mục đích đã định sẵn không,

~ Quản lý chất lượng là quản lý theo chuẩn, duy trì cho sự vật trạng thái

ồn định và phát triển, tập trung bao gồm ba hoạt động được tiến hành đồng

thời, liên tục, bao gôi

Xác lập các mục tiêu và chuẩn mực, đánh giá thực

trạng đối chiếu với chuẩn, cải tiến thực trạng theo chuẩn

~ Quản lý chất lượng bao gồm các cấp độ là: Kiếm soát chất lượng, đảm

bảo chất lượng, và QLCL tổng thể

Tóm lại, khái niệm quản lý chất lượng được sử dụng trong đề tài là

quản lý theo chuẩn nhằm đạt được mục tiêu và hướng đến thỏa mãn nhu cầu

Trang 25

những cán bộ công nhân viên chức đã tốt nghiệp trung cấp các ngành hoặc những người chưa có bằng dai hoc

~ Lớp ĐH tại chức (Bằng 2) là những người đã có 1 bằng đại học phan

lớn là cán bộ công nhân viên chức đang làm trong các cơ quan nhà nước và

các công ty tư nhân

- Lớp ĐH tại chức (Liên thông) là những HV đã tốt nghiệp cao ding

muốn hoàn chỉnh kiến thức để

bằng đại học

Do đó, học viên của hình thức đảo tạo này đại bộ phận là những người

đã trưởng thành, có độ tuổi chênh lệch nhau, có sự khác biệt về nhận thức

cũng như vốn sống, sở thích, vị trí xã hội, mục đích học tập Mục tiêu học

tập của họ của rất đa dạng và ở nhiều cấp độ khác nhau Do đặc thù công việc,

họ thường đi công tác nên việc chuyên cần và chuẩn bị bài rất hạn chế, song

yêu cầu của họ đối với đội ngũ giảng viên và bộ phận phục vụ rất cao Hơn nữa nhu cầu học tập của họ tập trung vào những vấn đề cần giải quyết các tình huống cụ thể trong công việc mà họ đảm nhận thực tế hàng ngày

1.3.2 Đặc trưng và nội dung đào tạo hình thức vừa làm vừa học

Thực hiện theo quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6

năm 2007 về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức

vừa làm vừa học chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại

học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung CTĐT

đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác Các trường tổ chức đào tạo theo khóa

học, năm học, thời gian hoàn thành một chương trình theo hình thức VLVH

phả

đến một năm

fai hơn so với chương trình đó ở cùng trình độ hệ chính quy từ nửa năm

Đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học là phương thức giáo dục hết

Trang 26

trình Vì vậy, để hiểu về chất lượng giáo dục không chính quy phải có quan

điểm động về hình thức đánh giá, rộng về thời gian, mở cho tất cả các loại

hình đảo tạo và nhân văn đối với các đối tượng

Bước vào thế kỷ XXI, thế giới bước dần vào kỷ nguyên của xã hội

thông tin, trong đó thông tin và tri thức sẽ là lực lượng phát triển xã hội Xã

hội thông tin có quan hệ chặt chẽ với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là với giáo

dục không chính quy Từ xưa tới nay đã có nhiều danh nhân, nhiều tác phẩm

và gần đây có nhiều hội nghị nói về giáo dục suốt đời, giáo dục không chính

quy Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ

Chí Minh “Ai cũng được học hành” nền giáo dục nước ta luôn luôn phát triển

với hai bộ phận lớn đó là bộ phận giáo dục chủ yếu dùng cho thể hệ trẻ trong,

độ tuổi đi học thường gọi là giáo dục chính quy và bộ phận dành cho những

người lớn tuổi, những người đang lao động, những người không có cơ hội

được học trong hệ giáo dục chính quy hoặc đã ra khỏi hệ đó dưới các hình

thức khác nhau, gọi chung là bộ phận giáo dục không chính quy

Chương trình giáo dục cho mọi người ở Châu Á - Thái Bình Dương

(APPEAL) phát động năm 1985 và hội nghị cấp cao toàn thế giới về giáo dục

cho mọi người tại Jomtien (Thái Lan) năm 1990 đã đề ra các hoạt động xóa

mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục thường xuyên đã đòi hỏi phải mở

rộng không ngừng quy mô giáo dục thông qua các hoạt động này Từ cuốn

sách “Học để là người” của Edgar Faure nam 1972, quan niệm, giáo dục ngày

cảng được mở rộng, đó là giáo dục người lớn, giáo dục thường xuyên, giáo dục tiếp tục, giáo dục không chính quy phải được coi là bộ phận chủ yếu,

quan trọng và cùng với giáo dục chính quy cung cấp cơ hội học tập suốt đời

cho người học

ê “Giáo dục cho thế kỷ XXI” năm 1996

nêu lên rằng quan niệm về học tập suốt đời là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ

Trang 27

XXI; nó vượt qua sự phân biệt truyền thống giữa giáo dục ban đầu và giáo

dục thường xuyên, đáp ứng những thách thức của một thế giới thay đổi nhanh

chóng và gắn với quan niệm xã hội học tập Giáo dục không chính quy cùng

với các hình thức đa dạng của nó là một bộ phận không thể thiếu được của hệ

thống giáo dục, có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong bối cảnh của kỷ nguyên mới và cần được phát triển mạnh mẽ để

tương xứng với vai trò đó

Hình thức đào tạo VLVH hiện nay đang được xã hội quan tâm, đặc biệt

về chất lượng Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trước hết là do

nhận thức của các cấp, các ngành và của chính HV về vai trò của hình thức

VLVH trong hệ thông GD quốc dân; chưa được quan tâm, đầu tư thỏa đáng

về CBQL và cơ sở vật chất, kinh phí; nội dung chương trình, tài liệu học tập

chưa phù hợp với thời kỳ hội nhập; phương pháp giảng dạy chưa được cải

vẫn là lối dạy thầy truyền đạt, HV tiếp thu thụ động; chưa phân luồng tt tượng học viên

1.4 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.4.1 Mục tiêu của quản lý chất lượng đào tạo ở trường đại học

tiến phù hợp với đối tượng, phi

Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đại học nói riêng, luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng vào bậc nhất thúc đây sự

phát triển bền vững của mọi quốc gia và luôn là vấn đề nhận được sự quan

tâm của toàn xã hội Sản phâm đào tạo của các trường ĐH quyết định gần như

toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực của đắt nước Vì vậy, quản lý chất lượng đào tạo được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các

Trang 28

Quản lý chất lượng đào tạo ở trường ĐH là việc làm thiết thực nhằm đảm bảo chất lượng học tập của học viên; và không ngừng nâng cao chất

lượng giảng dạy của giảng viên

Quản lý chất lượng đào tạo ở trường DH bao gi

~ Tuyển sinh đúng số lượng, chất lượng theo quy định;

- Dam bao kế hoạch học tập;

- Giảng dạy theo đúng chương trình và nội dung môn học;

- Xây dựng đội ngũ giảng viên đồng bộ, đủ số lượng, đảm bảo chất

lượng;

- Dam bảo chất lượng giảng dạy của GV; ~ Đảm bảo chất lượng học tập của HV;

- Hoàn thiện nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập;

~ Xây dựng và hồn thiện mơi trường giáo dục lành mạnh thống nhất và thường xuyên cải tiến công tác quản lý chất lượng theo mô hình tiến tiến và

hiệu quả

1.4.2 Nguyên tắc của quản lý chất lượng ở trường đại học

~ QLCL phải được định hướng bởi khách hàng

Khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, QLCL

phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Các hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường, xây dựng và thực hiện chính

sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, sản xuất, kiểm tra đều phải lấy việc

phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng (Giảng viên, học viên, phụ

huynh học viên, doanh nghiệp sử dụng lao động) làm mục tiêu - Coi trong con người trong QLCL

Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành,

đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm Vì vậy, trong công tác QLCL cần áp

Trang 29

năng con người ở mọi cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo và nâng cao chất

lượng

~ QLCL phải được thực hiện toàn diện và đồng bộ

Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các hoạt động như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế, thực hiện, kiểm tra, giám sát Nó cũng là kết quả của những cố gắng, nỗ lực

Do

chung cia nhimg ngudi quan ly cing nhu nhiing nguéi truc tiép sin x

vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các hoạt động

liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng

- QLCL phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng

Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừng của công tác QLCL Đảm bảo chất lượng bao hàm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Cải tiến chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng Muốn tôn tại và phát triển, tô chức phải đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng không ngừng

- Quan ly theo quá trình

Có nhiều quá trình diễn ra trong nhiều lĩnh vực hoặc chức năng của một tô chức Những quá trình này có liên quan với nhau, trong đó đầu vào của quá

trình này là đầu ra của quá trình trước đó QLCL theo quá trình là cách quản

lý chú trọng đến mọi khâu liên quan đến việc hình thành chất lượng nhằm

phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém, giảm

đáng kể chỉ phí kiểm tra và sai sót trong khâu kiểm tra

- Nguyên tắc kiểm tra

Kiểm tra là khâu rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý nào

Trang 30

sai lệch trong quá trình, tìm nguyên nhân của sai lệch, đề xuất các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng

1.4.3 Lợi ích của việc áp dụng quản lý chất lượng ở trường đại học

Thực hiện đề án đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 -

2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo, áp dụng QLCL trong quản lý ở các trường

DH là việc làm thiết thực, cần thiết với những lợi ích của việc áp dụng quản lý chất lượng mang lại đối với nhà trường

Lợi ích có được khi các trường đại học áp dụng quản lý chất lượng

trong quản lý ở trường ĐH sẽ làm thay đổi văn hóa làm việc của đơn vị

nó không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của một bộ phận mà đòi hỏi toàn bộ nhà

trường trên xuống dưới, từ lãnh đạo trường đến nhân viên, từ lãnh đạo khoa

đến giảng viên đều nỗ lực, tự giác thực hiện tốt công tác giảng dạy và phục vụ với phương châm đảm bảo chất lượng, lấy sự thỏa mãn nhu cầu “khách hàng”

là thước đo thành công trong công việc

Các lĩnh vực quản lý nhà trường sẽ được quy định bằng các văn bản cụ

thể và được niêm yết công khai Đồng thời tắt cả các công việc sẽ được tiêu

chuẩn hóa tạo nhiều thuận lợi cho người học trong liên hệ công việc cũng như

các phòng ban trong quá trình giải quyết công việc Bên cạnh đó, chức năng

nhiệm vụ nói chung cũng như trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể của

các bộ phận chức năng (Khoa, Phòng) trong trường được qui định rõ ràng

bang van ban Điều này khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các đơn vị khi

thực thi công việc, đồng thời khuyến khích sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn

vị trong trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc

Triển khai áp dụng QLCL ở trường ĐH là cơ sở cho việc không ngừng

Trang 31

thực hiện để hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian, hạn chế sự phụ thuộc vào các

cá nhân, tạo lòng tin cho lãnh đạo và các bên liên quan

Ngoài ra, các trường ĐH áp dụng_QLCL sẽ tăng sự hài lòng đồng thời

củng cố niềm tin của người học, của xã hội về chất lượng đào tạo, môi trường

học tập thuận lợi, tích cực của nhà trường cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập

của giáo dục đại học hiện nay

Áp dụng QLCL trong quản lý ở các trường ĐH là một trong quản lý là một trong những giải pháp quan trọng để nhà trường không ngừng nâng cao

chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và của xã hội

1.4.4 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học ở trường đại học

a Quan lý chất lượng tuyễn sinh đầu vào

Hình thức đào tạo vừa làm vừa học có vai trò và vị trí khi hình thức này

thỏa mãn nhu cầu học tập suốt đời của mọi người và tạo nên một xã hội học

tập Chất lượng tuyển sinh đầu vào là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến CLĐT theo hình thức VLVH Nhìn chung chất lượng tuyển

sinh đầu vào của học viên theo hình thức VLVH nói chung và học viên ngành

QTKD có chất lượng tương đối thấp do chưa chú ý đến đối tượng chính là cán

bộ công chức muốn học để nâng cao chuyên môn mà chủ yếu học sinh tốt

nghiệp trung học phổ thông không thi đậu đại học hệ chính quy muốn học dé

xin việc làm Đa số học viên học ở bậc ĐH văn bằng một, văn bằng hai, liên

thông đều có thể tham gia thi tuyên sinh đầu vào Vì vậy công tác tuyển sinh

hằng năm sẽ có 4 đợt thi tuyển vào các trường ĐH, cao đẳng ở hệ này

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, cao đẳng hình thức VLVH; công

tác tuyển sinh học ngành QTKD theo hình thức VLVHđảm bảo các tiêu chí

bao gồm:

Trang 32

Theo điều 2 khoản b của quy chế Tuyển sinh đại học và cao đẳng hình

thức vừa làm vừa học quy định cụ thê CTĐT theo hình thức VLVH được thiết

kế như CTĐT chính quy cùng trình độ Kế hoạch đào tạo được xây dựng phù

hợp với việc tổ chức đào tạo theo hình thức VLVH [5]

Chương trình đào tạo cần cụ thẻ, bao quát và là một phức hợp bao gồm 4 bộ phận cấu thành: ~ Mục tiêu học tập; ~ Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập; ~ Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập; - Đánh giá kết quả học tập

Cấu trúc của chương trình đào tạo sẽ gồm hai phần chính: Phân 1 hình

dung trước những thành tích mà người học sẽ đạt được sau một thời gian học

tập Phần 2 là cách thức, phương tiện, con đường, điều kiện để mong muốn đó

trở thành hiện thực

Cấu trúc cụ thể của chương trình đào tạo bao gồm:

~ Nhu cầu đảo tạo;

~ Mục đích, mục tiêu đào tạo;

- Nội dung đào tạo;

~ Phương thức đào tạo;

- Các hình thức tổ chức hoạt động đảo tao;

~ Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo

Chương trình đào tạo một khoá học là yếu tố then chốt không thẻ không

quan tâm hàng đầu ở bất kỳ một trường học nào Chương trình đào tạo sẽ quyết định nội dung dạy và học; phương pháp dạy học

e Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên

Quản lý chất lượng giảng dạy của giảng viên thực chất là quản lý việc

Trang 33

trong các nhà trường đại học có các nhiệm vụ giảng dạy, đồng thời họ phải

học tập rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nhằm nâng

cao chất lượng hiệu quả hoạt động giảng dạy Trong quản lý quá trình đào tạo,

giảng viên vừa là đối tượng quản lý nhưng cũng vừa là chủ thể quản lý của quá trình đó

Người giảng viên dù dạy ở hệ đào tạo nào cũng cần phải đáp ứng được

những yêu cầu đối với người dạy Dạy học theo hình thức vừa làm vừa học,

giảng viên phải là người định hướng, tạo điều kiện, đánh thức và tạo hứng thú

học tập ở người học, tạo cho họ thấy khả năng và có niềm tin thành công trong việc học, Tóm lại, GV phải giúp người học biến những điều học thành năng lực và phẩm chất cơ bản hình thành nhân cách Quản lý chất lượng dạy của giảng viên bao gồm các nội dung chủ yếu Sau:

~ Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ

giảng dạy của đội ngũ giảng viên và của từng giảng viên;

~ Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc

học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của đội ngũ

giảng viên;

- GV chuẩn bị đầy đủ các bài giảng, soạn giáo án và đảm bảo giờ giấc

lên lớp dạy hàng ngày, để giúp cho học viên tiếp thu và nắm vững kiến thức;

~ Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo đúng giáo án,

đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định;

~ Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp day học nhằm phát huy tính

tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học;

Trang 34

- GV sử dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học

di Quản lý chất lượng học tập của học viên

Nếu quản lý hoạt động của giảng viên là khâu quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường, thì quản lý chất lượng học tập của học viên đồng

thời có ý nghĩa quan trọng Quản lý chất lượng quá trình học tập của HV ảnh

hưởng đến chất lượng dạy học, tác động đến tinh thần thái độ học tập của học viên đồng thời cũng ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của học viên khi đang học và sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh mới, học viên không còn là người thụ động tiếp nhận

kiến thức từ giảng viên, mà trở thành một chủ thể tự giác, tự tổ chức và tự

chịu trách nhiệm về quá trình nhận thức của bản thân dưới sự hướng dẫn và tổ

chức của giảng viên Chất lượng của quá trình dạy học phụ thuộc không nhỏ

vào việc cá nhân người học có tích cực trong việc học hay không Do đó, để

đạt được hiệu quả của việc dạy học, phát huy tính chủ động của người học,

người thầy phải đặt người học vào trung tâm việc học của họ, giúp họ chủ

động tiếp nhận kiến thức, biến những kiến thức đó thành kiến thức của mình

Quản lý chất lượng học tập của học viên là quản lý tự học, việc thực hiện các nhiệm vụ học tập tại lớp, nghiên cứu của học viên trong quá trình dao tạo

QLCL học tập của học viên có các nội dung cơ bản chủ yếu sau:

- Xây dựng thái độ động cơ học tập của học viên;

~ Quản lý nề nếp, kỷ cương trong học tập của học viên;

~ Quản lý học tập trên lớp của học viên;

- Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của học viên;

~ Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực

Trang 35

Công tác kiểm tra - đánh giá học tập của học viên đang thực hiện theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 6năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT

Quản lý chất lượng hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học viên bao gồm các nội dung:

~ Các hình thức ra đề thi trắc nghiệm tự luận, vấn đáp được lựa chon dé

kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học viên tùy thuộc theo từng môn học

cụ thể;

~ Công tác t6 chức coi thi, phân công cán bộ coi thi, quán triệt nhiệm vụ coi thi cho từng cán bộ tham gia coi thi theo đúng quy chế thi, kiểm tra - đánh

giá của Bộ GD & ĐT;

- Công tác chấm thi luôn duy trì chế độ xây dựng quy trình và thao tác

chung; duy trì phân công giảng viên tham gia chấm thi (một bài thi có 2 GV

chấm)

- Công việc ghi điểm, quản lý điểm và lưu giữ bài thi theo đúng quy

chế của Bộ GD & ĐT;

~ Việc công bố điểm thi được công khai sau khi chấm thi xong 10 ngày

và đăng trên bảng thông báo, bảng tin của nhà trường;

~ Việc lấy thông tin phản hồi từ phía học viên sau 5 ngày khi công bố

kết quả điểm thi

Trong quá trình đào tạo, công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của người học là khâu cơ bản, là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, là yếu tố thúc đây việc học tập, rèn luyện của người học Nội dung quản lý công

tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của người học tập trung chủ yếu vào:

Xây dựng mục tiêu đào tạo, chuẩn đánh giá, lựa chọn các hình thức, phương

pháp và công cụ kiểm tra - đánh giá phù hợp; Tổ chức quản lý kết quả

Trang 36

£ Quản lý chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Quản lý chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là tăng cường, phương tiện vật chất đẻ phục vụ quá trình đổi mới phương pháp dạy học giúp

cho giảng viên và học viên thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy và học, thiết bị

dạy học cũng tạo điều kiện trực tiếp cho học viên phát huy tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện

Quản lý chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là tác động có

mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu

quả hệ thống CSVC và trang thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác

giáo dục và đào tạo

Thực tiễn cho thấy CSVC và trang thiết bị dạy học chỉ phát huy được

tác dụng tốt trong việc giáo dục và đào tạo khi được quản lý tốt Do đó, đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị, điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý CSVC và trang thiết bị dạy học trong nhà trường

Do CSVC và trang thiết bị dạy học là một lĩnh vực mang đặc tính kinh

tế vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phải tuân

thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học Mặt khác, cần tuân thủ các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục

Như vậy, có thể nói quản lý CSVC và trang thiết bị dạy học là một

Trang 37

- Dam bao trang thiết bị nghe nhìn; ~ Đảm bảo đồ dùng dạy học; - Đảm bảo cảnh quang môi trường sư phạm; ~ Thực hiện chống xuống cấp CSVC;

~ Xây dựng kế hoạch và bổ sung trang thiết bị dạy học

Quản lý chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là làm cho các

nguồn lực vật chất, tài chính được dùng vào trong quá trình đào tạo một cách

có hiệu quả cao nhất, đáp ứng được công tác đảo tạo cho nhà trường Quản lý

về nguồn lực tài chính sao cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực này nhằm

nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo (hiệu quả trong và hiệu quả ngoài) TIỂU KET CHUONG 1

Vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nói chung va QLCL dao tao theo

hình thức vừa làm vừa học nói riêng đã được khăng định trong nhiều văn kiện

của Đảng, Nhà nước và đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn

dé nay ở những phạm vi nhất định Việc quản lý chất lượng đào tạo theo hình

thức VLVH có tính quan trọng và cần thiết nhằm góp phần đào tạo nguồn

nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước

Chương 1 của luận văn đã xác định rõ nội hàm các khái niệm chính của

đề tài bao gồm: Chất lượng, chất lượng đào tạo, quản lý, quản lý giáo dục,

quản lý chất lượng, quản lý chất lượng đào tạo và những vấn đề cơ bản có liên quan tới hình thức đào tạo vừa học vừa làm ở trường đại học

Trang 38

CHƯƠNG 2

THUC TRANG QUAN LY CHAT LUQNG DAO TAO

NGANH QUAN TRI KINH DOANH THEO HiNH THUC VỪA LÀM VỪA HỌC Ở TRUNG TÂM

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG

2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN

CỦA TRUNG TÂM ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TẠI ĐÀ NẴNG

Viện Đại học mở Hà Nội là Trường Đại học công lập trực thuộc Bộ

Giáo dục và Đào tạo quản lý, được thành lập theo Quyết định số 535/TTg

ngày 03/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ, với sứ mạng là “Mở cơ hội học

tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với

nhiều loại hình đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu xây dựng dat

nước và hội nhập quốc tế”

Viện Đại học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các

loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng,

của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học — kỹ thuật cho đất nước

Viện Đại học Mở Hà Nội có 12 khoa và 8 trung tâm bao gồm : - _ Khoa công nghệ Điện tử - Thông tin;

- Khoa Công nghệ sinh học;

Trang 39

dựng cơ bản, Kế toán, Luật kinh tế, Tiếng Anh, Điện tử viễn thông, Tin học ứng dụng, Đỗ họa và trang trí nội ngoại thất Phần lớn học viên ra trường đều có công việc làm ồn định và phát triển tốt

Hiện nay Trung tâm có 5.586 học viên đang theo học các loại hình đào tạo, trong đó đảo tạo hệ VLVH là 1.485 HV, hệ từ xa là 4.101 HV Tuy nhiên

so với nhu cầu của Miền Trung và Tây Nguyên thì con số này vẫn còn rất

khiêm

Hàng năm, Trung tâm tuyến sinh với chỉ tiêu S00 học viên hệ vừa làm

vừa học thuộc 4 chuyên ngành đào tạo bậc đại học đó là ngành QTKD, Kế

toán doanh nghiệp, Luật kinh tế, Anh văn và 1.000 học viên hệ từ xa thuộc 3

chuyên ngành đào tạo bậc đại học đó là ngành QTKD, Kế toán doanh nghiệp,

Luật kinh tế Thời gian đào tạo từ 4,5 - 5 năm (với các lớp từ xa và các lớp

văn bằng I) Thời gian đào tạo từ 1,5 - 3 năm (với các lớp liên thông) Thời

gian đào tạo từ 2 - 2,5 năm (với các lớp văn bằng II)

Quá trình tuyển sinh đào tạo tại Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà

Nẵng được thực hiện theo quy chế và quy định của Viện Đại học Mở Hà Nội

Phương thức dạy và học đều thực hiện đúng theo chương trình của Viện Đại

học Mở Hà Nội

Định hướng phát triển của Trung tâm hướng tới năm 2020 là tiếp tục

đào tạo các chuyên ngành hiện có, tập trung xây dựng và phát triển một số

ngành, chuyên ngành đạt trình độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hóa các CTĐT,

đây mạnh các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thé giới

2.2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.2.1 Mục đích khảo sát

Trang 40

tại Đà Nẵng Đồng thời tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo hình thức vừa làm vừa học tại Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

2.2.2 Nội dung khảo sát

Xây dựng và sử dụng các phiếu khảo sát dùng để khảo sát thực trang bao gồm các phiếu thăm dò ý kiến về các nội dung của vấn đề nghiên cứu

~ Phiếu hỏi số 01: Hỏi ý kiến CBQL, GV, HV về thực trạng QLCL đào

tạo ngành quản trị kinh doanh theo hình thức vừa làm vừa học tại Trung tâm

ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

- Phiếu hỏi số 02: Hỏi ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp có sử dụng

lao động là những HV đã tốt nghiệp của Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà

Nẵng về mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của học viên

~ Phiếu hỏi số 03: Hỏi ý kiến chuyên gia h cấp thiết và tính khả thi

của các biện pháp QLCL đào tạo ngành Quản trị kinh doanh theo hình thức

VLVH tai Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

2.2.3 Tổ chức khảo sát

~ Thu thập kết quả trưng cầu ý kiến thông qua việc phát phiếu hỏi đến 15 GV, CBQL; 150 HV hệ vừa làm vừa học ngành Quản trị kinh doanh (từ năm thứ 2 đến năm thứ 4) của Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

- Trao đổi trực tiếp với các CBQL, GV, HV để

trạng QLCL ngành QTKD theo hình thức VLVH tại Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

- Khảo nghiệm ý kiến đánh giá của 1S GV, CBQL về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QLCL đào tạo ngành QTKD theo hình thức VLVH tại Trung tâm ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng

Ngày đăng: 04/08/2022, 12:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w