Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Quản lý nhà nước về kinh tế năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Trang 11G (A 2/
TRƯỜNG DAI HQC DONG THAP
DE THI KET THUC MON HOC
Môn học: Quản lý NN về kinh tế, ma MH: EC4144 hoc ky: I, nim hoe: 2020-2021
Lớp:Đại học QTKD, KÉ TOÁN, TCNH - CQ, hình thức thi: Tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút ĐÈ SÓ 1
Câu 1: (2,5 điểm) Thế nào là quản lý nhà nước? Phân tích chức năng, nguyên tắc và phương pháp quản lý nhà nước?
Câu 2: (2,5 điểm) Thế nào là cơ chế kinh tế? Phân biệt cơ chế kinh tế và cơ chế quản
lý kinh tế của nhà nước?
Câu 3: (2,5 điểm) Thế nào là công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế? Theo bạn, công
cụ quản lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 4: (2,5 điểm) Vì sao nhà nước cần phải quản lí doanh nghiệp?
Trang 2
TRUONG DAI HOC DONG THÁP
DAP AN DE THI KET THUC MON HOC
Môn học: Quản lý NN về kinh tế, mã MH: EC4144 học kỳ: I, năm học: 2020-2021
Lớp:Đại học QTKD, KÉ TOÁN, TCNH - CQ, hình thức thi: Tự luận
Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ SÓ 1
Câu 1: (2,5 điểm) Thế nào là quản lý nhà nước? Phân tích chức năng, nguyên tắc và
phương pháp quản lý nhà nước? Đáp án
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý nhà nước làm chú thể, định hướng điều hành, chỉ phối để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định
Chức năng :
- Dinh hướng phát triển đất nước bằng đường lối kinh tế - chính trị nhằm chỉ rõ và dẫn dắt con đường mà đất nước phải hướng tới
- Chế định pháp luật: Xây dựng, ban hành, thực thi và bảo vệ hiến pháp, pháp luật của đất nước, đo nhà nước thực hiện với sự giám sát của toàn xã hội
- Hỗ trợ phát triển xã hội đúng hướng, tạo môi trường pháp lý về kinh tế - xã hội và môi trường đối ngoại cho các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển, khắc phục các yếu tố gây nhiễu, cần trở sự phát triển của đất nước
~ Điều chỉnh kinh tế - xã hội, đảm bảo xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ
và quyền lợi chung của quốc gia, khắc phục các yếu tố khuyết tật của xã hội
- Bảo vệ xã hội chống lại các cản phá, trở ngại đo các quốc gia khác gây ra, bảo
vệ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thể, bảo tồn, phát triển truyền thống đân tộc
- Hình thành tri thức quản lý xã hội: Học thuyết quản lý,các quan điểm, chuẩn mực, giá trị xã hội
Nguyên tắc:
- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của chính đảng cầm quyền
- Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phân cấp và phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực đó
Trang 3- Nguyên tắc tập trung dân chủ - Nguyên tắc pháp chế
Câu 2: (2,5 điểm) Thế nào là cơ chế kinh tế? Phân biệt cơ chế kinh tế và cơ chế quản
lý kinh tế của nhà nước?
- Khái niệm: Cơ chế kinh tế là việc là việc diễn biến Xây ra trong hệ thống kinh tế, đó là chỉ quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này sự †ương tác giữa các thành phần kinh tế, các bộ phận trong ngành, các mặt cấu thành nền kinh tế trong quá
trình vận động của mọi bộ phận, tạo nên sự vận hành của cả hệ thống kinh tế
Cơ chế kinh tế có thể hiểu đơn gián hơn đây là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế tạo nên sự vận động cũng như sự phát triển của kinh tế
- Phân biệt:
Đặc điểm Cơ chế kinh tế Cơ chế quần lý kinh tế
Chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế | Chỉ sự tương tác giữa các tạo nên sự vận động cũng như sự phát | nguyên tắc, sự phân phối
triển của kinh tế cũng như sự phối hợp giữa
, các biện pháp quản lý, các
Bản chât xz
công cụ hồ trợ quản lý được
sử dụng đồng thời trong quá
trình tác động lên các đối tượng kinh tế cần quản lý
- Quan hệ giữa sản xuất - Cơ chế của đối tượng quản
Yếu tố cấu | - Cơ cấu các ngành kinh tế lý
thành - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và - Cơ chế của chủ thể quản lý
việc tổ chức sản xuất
Câu 3: (2,5 điểm) Thế nào là công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế? Theo bạn, công
cụ quản lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Đáp án
Trang 4và phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới các mục tiêu đã đề ra Nói cách khác, có thể hiểu hệ thống công cụ quản lý nhà nước về kinh tế là toàn bộ các phương tiện cần thiết mà nhờ đó các cơ quan và các cán bộ quản lý kinh tế các cáp sử dụng để điều
tiết, hướng dẫn, khuyến khích, phối hợp, các hoạt động của tập thể và cá nhân trong
các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm hướng tới mục tiêu chung
Các công cụ quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm: (1) Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; (2) Hệ thống pháp luật; (3) Kế hoạch hóa; (4) Chính sách
kinh tế; (5) Nhóm các công cụ vật chất
Trong số các công cụ kể trên thì các chính sách kinh tế - xã hội có vai trò trọng
tâm Các chính sách này có đặc trưng cơ bản là chúng được xây dựng và vận hành trên nguyên tắc tôn trọng các quy luật kinh tế, xã hội khách quan, nhất là các quy luật thị
trường Vì thế, các chính sách này chẳng những không làm mắt đi quyền tự chủ vốn có
của các chủ thẻ kinh doanh mà trái lại, chúng còn có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ và phát huy cao độ quyền tự chủ của các chủ thể này trong quá trình kinh doanh nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động kinh tế
Câu 4: (2,5 điểm) Vì sao nhà nước cần phải quản lí doanh nghiệp? Đáp án
- Các doanh nhân luôn có xu hướng vụ lợi nên khó tránh khỏi các hành vi xâm hại đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác
- Các doanh nhân không tự giải quyết nỗi các vấn đề về kinh tế - kĩ thuật - tổ
chức sản xuất của chính doanh nghiệp mình mà nếu không phải Nhà nước thì không ai
có thể giúp xử lí tốt hơn được