1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu NHỚ VĂN CAO pot

7 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 145,67 KB

Nội dung

NHỚ VĂN CAO Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi trong lần họp Đại hội Nghệ sĩ tạo hình toàn quốc lần thứ IV là được gặp và vẽ họa sĩ tài danh Văn Cao. Ông vốn là một nghệ sĩ đa tài được mệnh danh là “Cầm, kỳ, thi, họa”, là một nghệ sĩ hiếm hoi của Việt Nam mà bước lãng du nghệ thuật lĩnh vực nào cũng để dấu ấn sâu đậm. Tháng 12/1994. Đại hội đại biểu nghệ sĩ tạo hình toàn quốc lần thứ IV họp tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, với hơn 300 đại biểu đại diện cho hơn 1.100 hội viên dự. Họp tới ngày thứ hai, tôi mới thấy Văn Cao trên hàng ghế đầu. Ngay lập tức tim tôi rung lên. Một ông già nhỏ bé với đôi mắt sâu đen thẫm, mái tóc bạc như sương ấy thu hút tôi kỳ lạ. Nghe danh ông đã lâu, lại học ở cùng phố có nhà của ông (Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội ở phố Yết Kiêu) song có lẽ do mặc cảm mình quá nhỏ bé trước ông nên tôi chưa một lần dám gặp. Giờ giải lao, ông được một phụ nữ cũng cao tuổi, tóc bạc nhưng còn khỏe đỡ ông đi ra sân, đó là bà Băng - vợ ông. Tranh thủ lúc mọi người đang tìm nhau hàn huyên, tôi lách đến bên bà và xin phép được hỏi thăm ông. Sau vài lời giới thiệu, tôi hát khe khẽ để ông và vợ ông nghe: “Sông Lô sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau ven rừng âm u ”. Mắt ông sáng lấp lánh khi nghe tôi say sưa hát; có lẽ ông hơi ngạc nhiên vì không ngờ anh chàng họa sĩ “tỉnh lẻ” như tôi ở xa tít tận Đà Lạt lại thuộc bài hát của ông đến thế. Có nhiều họa sĩ thấy vậy cũng kéo đến hòa giọng hát với tôi: “Trên dòng sông trở về đoàn người, reo mừng vui trên sóng nước biếc ”. Có lẽ tới mấy “bè” vì không phải ai cũng thuộc bài Sông Lô. Hát xong tôi chợt nghĩ: “Phải có một tấm hình kỷ niệm với ông”. ý nghĩ ấy lóe lên và tôi nhờ họa sĩ Hoài Phi (Tp. Hồ Chí Minh) chụp giúp, đông người đến chụp cạnh ông và tôi. Phải 7 năm sau tấm ảnh này mới đến tay tôi. Tôi không thể ngờ được rằng đây là tấm ảnh quý giá mà tôi có vì chỉ 8 tháng sau (7/1995) ông đã vĩnh viễn ra đi trong niềm tiếc thương của đông đảo người yêu âm nhạc và nghệ thuật cả nước. Hết giờ giải lao mọi người vào. Tôi cùng bà Băng đỡ ông vào ngồi. Tôi không còn chú ý đến cuộc họp nữa mà lao vào vẽ chân dung ông. Bức chân dung phấn màu tôi còn giữ đến nay kể cả chữ ký của ông thật quý giá với tôi. Sự nghiệp thơ - nhạc - họa Văn Cao thật đồ sộ, song tôi vẫn cho rằng thơ và nhạc ông thành công hơn cả. Không phải bất cứ nhạc sĩ nào trong cuộc đời mình cũng được dân tộc tôn vinh một bài hát để trở thành Quốc ca. Ông đã viết bài Tiến quân ca ở Hà Nội trong những ngày mới tìm đến cách mạng và được Quốc hội khóa 1 công nhận là Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước đó nhiều ca khúc đã mang lại cho ông sự ngưỡng mộ của công chúng âm nhạc. Nếu ca khúc Buồn tàn thu ông viết ngay từ khi mới 18 tuổi (1941) còn hơi hướng nghệ sĩ lãng mạn thì những Thiên thu, Trương Chi, Suối mơ ông đã đổi mới sáng tác, cách tân về giai điệu, khúc thức và hướng về âm nhạc dân tộc. Sau Tiến quân ca, ông cùng Nguyễn Đình Thi hẹn nhau viết 2 bài hát cho Việt Minh kháng Nhật; Nguyễn Đình Thi viết Diệt phát xít còn ông với ca khúc Chiến sĩ Việt Nam. Một loạt các ca khúc cách mạng khác của ông đều mang dấu ấn rõ nét: Tiếng gọi công nhân, Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Tiến về Hà Nội, Bắc Sơn, đặc biệt là Trường ca sông Lô là những ca khúc hùng tráng, nhưng vẫn mang phong cách thư thái, đĩnh đạc của tâm hồn con người Việt Nam. Với hội họa, Văn Cao tham gia triển lãm Salon Unique (duy nhất) 1944 tại Hà Nội với 3 bức sơn dầu Cô gái dậy thì, Thái Hà ấp đêm mưa và Cuộc khiêu vũ của những người tự tử đã gây sự chú ý cho giới mỹ thuật về bút pháp và màu sắc. Nhiều bài báo đã nhắc đến 3 tác phẩm này với lời nhận xét trân trọng. Nhận xét về hội họa Văn Cao, Thái Bá Vân - nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam viết: “ở Văn Cao tiếng vọng hoài niệm như một vẻ đẹp có thẩm mỹ siêu thực, theo tôi là một ẩn hiện di truyền lác đác trong cả cuộc đời nghệ sĩ đẹp đẽ của anh Nhưng cái nhìn hội họa ở anh có địa vị dẫn đường và chi phối: Chính Văn Cao và vài ba người nữa (Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng ) vào những năm 60 đã mở hướng thẩm mỹ mới cho minh họa và đồ họa Có thể nói Văn Cao đã lập được một trường phái minh họa và bìa sách. Nhiều minh họa của anh trên báo Văn Nghệ phải gọi là xuất sắc Nếu âm nhạc, thơ ca là một bản thể tươi tốt của anh, thì hội họa là một tâm thức sâu sắc. Văn Cao có cái nhạy bén về cảm xúc tinh tường trong quan sát ”. Trong lời vĩnh biệt nghệ sĩ đa tài Văn Cao, giáo sư - nhạc sĩ Thế Bảo viết: “Thơ với họa đã theo suốt hành trình âm nhạc hơn nửa thế kỷ, vỗ về an ủi ông, chia sẻ những cảm xúc đầy ắp tâm hồn nghệ sĩ mà đôi lúc âm thanh dường như phải nhường bước cho ngôn từ và màu sắc”. Cuộc đời người nghệ sĩ đa tài lắm truân chuyên ấy qua bao thăng trầm. Rất may sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, trong không khí đổi mới của văn nghệ, những “Đêm nhạc Văn Cao” được tổ chức liên tục ở thành phố Hồ Chí Minh (1986) và Chương trình nhạc Văn Cao tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Hà Nội (1987) Công chúng yêu âm nhạc ở Thủ đô và cả nước thật bồi hồi xúc động lắng nghe những ca khúc mượt mà, hùng tráng của ông được trình diễn. Ngày ông mất, Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng cũng tổ chức lễ tưởng niệm ông tại 18 Lê Hồng Phong - Đà Lạt. Trong không khí trang trọng sâu lắng, tôi cùng nhạc sĩ Mạnh Đạt hát bài Trường ca sông Lô và tất cả những người dự đã cùng hát trong âm hưởng bi tráng. . NHỚ VĂN CAO Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi trong lần họp Đại hội Nghệ sĩ tạo hình toàn quốc lần thứ IV là được gặp và vẽ họa sĩ tài danh Văn Cao. . là một tâm thức sâu sắc. Văn Cao có cái nhạy bén về cảm xúc tinh tường trong quan sát ”. Trong lời vĩnh biệt nghệ sĩ đa tài Văn Cao, giáo sư - nhạc sĩ

Ngày đăng: 26/02/2014, 20:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w