NGUYỄN SÁNG“MỘTSỰHYSINHKHÔNGLỜI”
Nguyễn Sáng quê gốc tỉnh Vĩnh Long, ra Hà Nội học trường Mỹ thuật Đông
Dương rồi gắn bó với đất Bắc mãi tới ngày giải phóng miền Nam, tháng tư 1975.
Tuy xa quê tới ngoài bốn thập kỷ NguyễnSáng vẫn giữ được cái chất miền Nam
thứ thiệt.
Tôi gặp rồi thân với NguyễnSáng lần đầu tiên giữa năm 1947 ở ATK Bản Thi -
Đầm Hồng trên Tuyên Quang, địa danh đã mang câu truyền tụng khủng khiếp Bản
Thi có đi không về, Đầm Hồng không chồng mà chửa”. Giữa những người mặt
bủng, da trì, bụng báng như chửa NguyễnSáng ngực căng phồng, bắp chân bắp
tay cuồn cuộn, da đỏ au. Tôi thầm hỏi: ông này là võ sĩ hay họa sĩ đây? Mà quả
thật, những con người trong tác phẩm của NguyễnSáng đều mang những đường
nét mập, khỏe. Tiêu biểu nhất là hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm bất
hủ Kết nạp Đảng ở Điện Biên của Nguyễn Sáng, hiện lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam.
Thấy tôi cứ ngắm nhìn thân hình “võ sĩ” của anh. NguyễnSáng cười cười đá nhẹ
vào đôi tạ “an te” để dưới gầm bàn làm việc, phân trần với tôi: “Con ma sốt rét Bản
Thi nó ngán hai quả tạ này nên không thấy đến hỏi thăm NguyễnSáng ! “.
Sau ngày tiếp quản Thủ đô (10 -1954) trở về Hà Nội, NguyễnSáng ở một căn
phòng lầu ba, phố Nguyễn Thái Học, chỉ khoảng 10 m2, vừa làm phòng vẽ, vừa
tiếp khách, phòng ngủ, phòng bếp. Nhiều lần đến chơi và xem tranh của Nguyễn
Sáng, quả thật có bức tôi không hiểu. Tôi đành thú thật: Này, ông vẽ Phù Đổng
Thiên Vương thành “một cục” thế này, tôi không phân biệt nổi đâu là đầu Phù
Đổng, đâu là đầu ngựa sắt? Sáng có vẻ giận, vặc tôi: “Cứ coi cho kỹ rồi ráng mà
hiểu! Tôi vẽ Phù Đổng thiệt đó, không phải ai khác!”.
Một lần, đang làm việc ở cơ quan, tôi nhận được điện thoại từ phòng thường trực
mời xuống tiếp khách. Té ra khách là họa sĩ Nguyễn Sáng!
Với vẻ quan trọng, Sáng ghé tai tôi thì thầm: “Mình sắp cưới Thuỷ, ông phải sắm
vai phù rể cho mình đó!”
Trời đất, tôi thầm nghĩ: Thủy, cô học sinh hội họa, tuổi 26, còn Sáng đã 52, vừa
đúng gấp đôi! Tôi thận trọng thăm dò: Thế ông gặp bên nhà gái chưa?
- Có chớ! Mình đã gặp cả ông già của Thủy - ông hơn mình chừng lối 3, 4 tuổi gì
đó. ông chỉ ngại là mình già !
- Thế ông trả lời ông ấy ra sao?
Nguyễn Sáng bật cười vô tư:
- Mình biểu ông: Dạ, NguyễnSáng tuy già nhưng già là già thiệt chứ không phải là
già giả!
Cái già “thứ thiệt” này của NguyễnSáng quả là hết ý!
Một chiều cuối thu trong chiến tranh chống Mỹ, Hà Nội đã se se lạnh. Trời mưa
lâm thâm, mất điện. Tôi ngồi nhâm nhi một “xị” suông với NguyễnSáng trong
tranh tối tranh sáng ở căn gác phố Nguyễn Thái Học. Chất “đưa cay” chỉ là dăm
điếu Tam Đảo mua lẻ của hàng nước dưới cổng nhà. Sáng bỗng bật lên bảo tôi:
Này, mình có một việc cần ông lưu ý giúp: “Khi nào mình chết, ông làm giùm
mình một tấm bia, chỉ ghi “ NguyễnSáng - một sựhysinhkhông lời “. Thế thôi !
- Nói thật hay đùa đấy?
- Nói thiệt đó, ráng giúp mình, nghe !
Nguyễn Sáng say chưa? Tôi không rõ. Nhưng lúc đó NguyễnSáng dường như
không còn là NguyễnSáng thường ngày với nét mặt vô tư đến hồn nhiên. Trong
khoé mắt anh ngấn nước rưng rưng
Thế rồi, ít lâu sau NguyễnSáng đã buông bút, giã biệt cõi đời này ở thành phố Hồ
Chí Minh từ một căn nhà đơn sơ của người cháu họ trong xóm nhỏ sình lầy miệt
Cầu Bồng.
ở Hà Nội, cơ quan làm lễ truy điệu anh trọng thể có đủ mặt anh chị em họa sĩ đồng
nghiệp, các học trò và đông đảo người dân thường mến mộ tài năng anh. Nỗi đau
cứ day dứt ám ảnh tôi. Tấm bia đá “ Nguyễn Sáng, một sựhysinhkhônglời” mà
anh uỷ thác tôi làm tới nay cũng đâu đã thực hiện được
.
NGUYỄN SÁNG “MỘT SỰ HY SINH KHÔNG LỜI”
Nguyễn Sáng quê gốc tỉnh Vĩnh Long, ra Hà Nội học trường. ghi “ Nguyễn Sáng - một sự hy sinh không lời “. Thế thôi !
- Nói thật hay đùa đấy?
- Nói thiệt đó, ráng giúp mình, nghe !
Nguyễn Sáng say chưa? Tôi không