1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Phân tích công việc để tránh Stress pptx

6 416 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 136,53 KB

Nội dung

Phân tích công việc để tránh Stress 6 bước hiệu quả không chỉ giúp bạn thoát khỏi căng thẳng bởi lượng công việc quá tải mà trên hết còn là hiểu rõ công việc mình cần làm, đạt được sự đồng thuận của lãnh đạo và chuẩn bị sẵn sàng cho thành công trong tương lai. Ai cũng một lần cảm thấy khó chịu với công việc bề bộn trong khi quá thiếu thời gian để giải quyết. Có một cách là ta có thể bỏ qua sự bực bội đó và cứ cắm đầu làm để duy trì vị trí đỉnh cao của mình. Hoặc, có thể làm việc một cách chọn lọc, tập trung vào phần việc cần thiết cho thành công của việc đó, và chỉ dành ít thời gian cho những việc lặt vặt không cần thiết. Phân tích công việc sẽ giúp bạn làm điều đó. Phân tích công việc là kĩ năng cần thiết trong việc quản lý lượng công việc quá tải – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bạn cần hiểu rõ những yêu cầu được đặt ra. Đây tưởng chừng như một điều hiển nhiên, nhưng khi chồng chất những cái mới, chóng thay đổi và áp lực cao thì mọi thứ sẽ không còn như bạn tưởng tượng. Qua việc nhận thức được những ưu tiên hàng đầu của công việc, và làm sao để hoàn thành tốt nó sẽ giúp bạn bỏ qua những thứ ko thực sự liên quan đến nhiệm vụ chính, thu nhận những kết quả tốt nhất trong công việc và giảm bớt thời gian làm việc của mình. Phân tích công việc là một phương pháp hữu ích giúp đạt được hiểu biết vững chắc về công việc nào quan trọng bạn cần làm, bỏ qua những lộn xộn và xao lãng để đi thẳng vào cốt lõi, từ đó giúp bạn có thể hoàn thành nó xuất sắc. Cần lưu ý rằng phương pháp này có hai dạng, dạng ngắn mà chúng ta bàn luận ở đây là coi như công ty bạn làm việc được điều hành tốt và công việc của bạn có định hướng và mô tả chi tiết rõ ràng. Dạng dài (được bàn luận ở Lớp nâng cao về kiểm soát căng thẳng), giúp bạn đối phó với những công việc không có đặc tả rõ ràng. Cách sử dụng 1. Kiểm tra lại hồ sơ công việc  Xem lại mô tả công việc và liệt kê những mục tiêu và ưu tiên chính.  Phân tích đánh giá công việc định kì để hiểu chi tiết những hành vi nào được khen thưởng, từ đó suy ra những hành vi nào sẽ bị xử phạt.  Tìm khóa đào tạo phù hợp với vị trí của mình để tham gia. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc.  Phân tích quy chế khích lệ để hiểu những hành vi nào sẽ được khen thưởng. 2. Nắm bắt chiến lược và văn hóa của tổ chức Công việc của bạn là 1 phần trong chiến lược tổng thể, mà chiến lược này luôn có một định hướng nhiệm vụ nhất định. Theo một cách nào đó, cống hiến của bạn giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình (nếu không thành, bạn nên tự hỏi mình tính an toàn của công việc). Hãy chắc rằng bạn nắm vững và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao để góp phần vào chiến lược đó. Tương tự như vậy, mỗi tổ chức đều có văn hóa riêng của mình, bao gồm những giá trị hình thành qua lịch sử, đù đúng hay sai, và những điều được cho là quan trọng. Nếu bạn là người mới, hãy nói chuyện với những nhân viên lâu năm được kính trọng để hiểu những giá trị này. Hãy chắc rằng bạn hiểu rõ văn hóa đó, củng cố bằng những hành động của mình hay ít ra là không hủy hoại nó. Hãy nhớ kiểm tra những ưu tiên của bạn là phù hợp với định hướng nhiệm vụ và văn hóa của tổ chức. 3. Xác định những nhân viên xuất sắc và tìm hiểu nguyên nhân thành công của họ. Trong hay ngoài tổ chức, sẽ có những người có cùng trọng trách như bạn và rất thành công. Hãy tìm hiểu và học hỏi cách thức và những kĩ năng làm việc đã giúp họ đạt được thành công đó. 4. Đảm bảo rằng bạn có đủ nhân lực và tài nguyên để hoàn thành tốt công việc. Bước tiếp theo là kiểm tra xem bạn đã có đội ngũ nhân viên được đào tạo và trang bị đầy đủ nguồn lực cần thiết hoàn thành xuất sắc công việc hay chưa. Nếu chưa, hãy bắt đầu bằng việc xây dựng đội ngũ đó. 5. Xác nhận những ưu tiên công việc với sếp của bạn Đến bước này thì bạn đã hiểu tương đối rõ công việc của mình. Bạn cũng nên có một ý tưởng tốt về nguồn lực mình cần hay bất kì đào tạo bổ sung nào có thể cần đến để hoàn thành công việc một cách tốt nhất có thể. Đây là lúc thích hợp để kiểm tra những thứ bạn thu thập được từ các bước trên với sếp để kiểm tra hướng đi của bạn có chính xác hay không. Đồng thời cũng cần phải đi sâu vào những điểm chưa chắc chắn để đi đến thống nhất hướng giải quyết. 6. Hành động Đến giờ bạn cần nắm được mình cần làm gì để đat được thành công trong công việc của mình, bao gồm việc có một ý tưởng tốt về những điều quan trọng và kém quan trọng nhất trong số những việc cần làm. Hãy loại bỏ những việc kém quan trọng khi nào có thể, và thương lượng để đạt được những tài nguyên và đào tạo cần thiết. Hãy cẩn trọng trong công việc nhóm. Tuy làm việc nhóm tốt là giúp đỡ lẫn nhau kể cả những việc không đem lại lợi ích cho bạn, đừng để người khác lợi dụng mình. Cần giải thích một cách quyết đoán rằng bạn có công việc của riêng mình. Nếu bạn không thể bỏ nhiệm vụ đó, hãy giao cho người khác hoặc thương lượng để có them thời gian Những điểm chính: Phân tích công việc là một phương pháp bao gồm năm bước nhằm:  Giúp hiểu rõ và thống nhất cách để đạt đến đỉnh cao trong công việc.  Đảm bảo rằng bạn và sếp thống nhất về những việc bạn nên tập trung làm và những việc có thể giảm bớt khi thời gian rất hạn chế.  Chắc chắn rằng bạn có đủ nguồn lực và tài nguyên cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích công việc, bạn cần đạt được hiểu biết sâu sắc cách để trở nên nổi trội trong công việc cũng như nhưng ưu tiên hàng đầu cần thực hiện. Công việc này cũng giúp bạn khống chế sự căng thẳng của công việc quá tải qua việc xác định việc nào nên từ bỏ. Phân tích công việc chỉ là một trong số rất nhiều phương pháp tập trung vào hành độ để giảm thiểu căng thẳng trong quá tải công việc. Cùng với những phương pháp khác, nó giúp bạn giải quyết những vấn đề về kết cấu tổ chức trong công việc, làm việc hiệu quả hơn với sếp và những người có quyền lực, cải thiện chức năng làm việc nhóm và trở nên quyết đoán hơn khiến những người khác tôn trọng quyền không bị quá tải công việc của bạn. Đây đều là những kĩ thuật quan trọng để kiểm soát căng thẳng công việc để cải thiện chất lượng việc làm và đi tới thành công. . không cần thiết. Phân tích công việc sẽ giúp bạn làm điều đó. Phân tích công việc là kĩ năng cần thiết trong việc quản lý lượng công việc quá tải –. Phân tích công việc để tránh Stress 6 bước hiệu quả không chỉ giúp bạn thoát khỏi căng thẳng bởi lượng công việc quá tải mà trên hết còn là hiểu rõ công

Ngày đăng: 26/02/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w