1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BẢN ĐẸP FOOTNOTE ĐẦY ĐỦ, CÓ SỐ LIỆU CỤ THỂ)

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 36,78 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đề tài Sáng kiến để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu Hà Nội, MỤC LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 2 1 2 Thực trạng thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu 3 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 4 2 1 Mô hình canh tác lúa thông minh 4 2 2 Mô hình nuôi xen lúa – cá 6 2 3 Mô hình làm biogas.

Trang 1

Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2021.

Trang 2

MỤC LỤC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 2

1.2 Thực trạng thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 4

2.1 Mô hình canh tác lúa thông minh 4

2.2 Mô hình nuôi xen lúa – cá 6

2.3 Mô hình làm biogas kết hợp nuôi cá tại hộ gia đình 7

2.4 Mô hình nuôi xen sò huyết trong vuông tôm 8

2.5 Chuyển đổi sinh kế trong nông nghiệp, phát triển thế mạnh của từng tiểu vùng 9

3 KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Thực trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đồng bằng rộng lớn củaViệt Nam và Đông Nam Á, có diện tích khoảng 40 nghìn km2 Với vị trí địa lýba mặt giáp biển, khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lại nằmtrên hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên khu vực này có nguồn tàinguyên sinh vật vô cùng phong phú, đa dạng

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, đồng bằng sông Cửu Long đang phải hứngchịu tác động rất lớn do biến đổi khí hậu

Một cách khái quát, biến đổi khí hậu được hiểu là sự thay đổi hệ thống khíhậu của trái đất gồm: khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển bởi nhiềunguyên nhân tự nhiên lẫn nhân tạo Biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởnglớn đến nhiều thành phần, khả năng tự phục hồi hoặc sinh sản của nhiều hệ sinhthái trên trái đất và hơn hết là ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống con người.Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng: hạn hánkhốc liệt vào mùa khô, ngập úng nặng vào mùa mưa lũ, xâm nhập mặn ở khuvực ven biển, sụt lún, sạt lở…

Vào mùa khô, đồng bằng sông Cửu Long chịu hạn hán nặng và nhiều khuvực bị nước biển xâm nhập sâu như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre…Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ 4‰ xâm nhập sâu vào nộiđồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.Tính đến ngày 20/3/2020, tổng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long bịthiệt hại do hạn mặn là 41.207 ha Tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, 70% câyăn trái bị thiệt hại Tại Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, có 30-70% rau màu và câyăn trái bị thiệt hại, nhiều vùng mất trắng Người dân cạn kiệt nguồn nước ngọtsinh hoạt.

Trang 4

Vào mùa mưa, khoảng 50% khu vực đồng bằng bị ngập lụt, chiếm diện tích1,2 – 1,9 triệu ha, độ sâu 0,5 – 4m, các khu vực chịu lũ lụt nặng nề nhất là ĐồngTháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Kiên Giang, Long An…

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long làm mất cân bằng hệ sinh thái,gia tăng thiên tai, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loại sinh vậtcũng như cuộc sống con người, tác động đến mọi phương diện kinh tế - xã hội.

1.2 Thực trạng thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

Đứng trước tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, rất nhiềugiải pháp, mô hình đã được đưa ra và áp dụng có hiệu quả tại ĐBSCL.

Về mặt chính sách, trong những năm qua, Đảng, Chính phủ và các ban ngànhđịa phương đã ban hành nhiều chính sách nhằm định hướng, khuyến khích pháttriển ĐBSCL bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu Điển hình có thể kểđến Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/11/2017 Nghịquyết thể hiện quan điểm chỉ đạo: phát triển bền vững ĐBSCL trên cơ sở tôntrọng quy luật tự nhiên, chủ trương xác định biến đổi khí hậu ở ĐBSCL là điềutất yếu, cần sống chung và thích nghi, biến thách thức thành cơ hội, đồng thờichỉ ra các giải pháp tổng thể về tổ chức không gian lãnh thổ, xây dựng cư cấukinh tế hợp lý, đẩy mạnh liên kết vùng… Các chính sách này là kim chỉ nam chocác tổ chức, cá nhân đóng góp, phát triển các mô hình, giải pháp cụ thể nhằmphát triển ĐBSCL đi liền thích ứng biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, nhiều giải pháp đã được thực hiện có hiệu quả như: xây dựngcống ngập mặn, chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấumùa vụ, xây nhà nổi, xây mô hình làng sinh thái, đẩy mạnh liên kết vùng… Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp đó vẫn còn những hạn chế nhất định,nguyên nhân có thể do biến đổi khí hậu diễn biến nhanh và phức tạp, giải phápkhông có tính thực tiễn hoặc không có hiệu quả lâu dài, thiếu vốn, thiếu quyhoạch tổng quan, thiếu cơ sở hạ tầng…

Trang 5

Sau quá trình tìm hiểu, phân tích, em xin được trình bày một số sáng kiến,giải pháp nhằm phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu với nội

dung: áp dụng một số mô hình sản xuất phi truyền thống nhằm tận dụng tối đa

thế mạnh của vùng và thích nghi với biến đổi khí hậu.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1 Mô hình canh tác lúa thông minh

- Mục đích sáng kiến:

Sản xuất thông minh nhằm tiếp thu, liên kết các quy trình canh tác tiến bộ đãđược các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn Nội dung mô hìnhnày gồm “1 phải’ và “6 giảm”: “1 phải” là phải sử dụng giống xác nhận, “6giảm” là giảm lượng giống, giảm bón thừa phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thựcvật, giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm phát thải khí nhà kính.

- Cách thức thực hiện:

+ Bước 1: Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất ít nhất 3 tuần giữa 2 vụ, trangbằng mặt ruộng, trục trach và đánh bùn nhuyễn giúp hạn chế cỏ dại và quản lýnước tốt hơn; đánh rãnh trước khi gieo sạ.

+ Bước 2: Sử dụng hạt giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ:

 Chọn giống lúa cứng cây, chịu phèn, chịu mặn, chịu hạn, năng suấtcao, phẩm chất tốt, thích nghi vùng sinh thái địa phương

 Xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15%, kiểm soát độ nảymầm của giống trước khi gieo sạ.

 Mỗi ruộng đặt ống nước tại nơi có độ cao trung bình

 Sau khi sạ: chắt nước cho thật ráo chỉ để đủ ẩm, tránh chết vũng

Trang 6

 Sau sạ 7-10 ngày: đưa nước vào sau khi xịt thuốc cỏ 1-2 ngày; đưanước vô lấp xấp (-5cm) đủ để bón phân đợt 1 – giữ nước cho lúa đẻnhánh.

 Giai đoạn 18-22 NSS: bón phân đợt 2

 Cắt nước trước thu hoạch 7-10 ngày với ruộng bình thường, 18-20ngày với ruộng trũng, 5-7 ngày với ruộng gò.

+ Bước 5: phòng trừ dịch hại theo IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) Không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày

 Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết theo hướng: sinhhọc, đặc trị, độc thấp, luân phiên thuốc, chủ yếu sử dụng chế phẩm hữucơ, sinh học

+ Bước 6: Bón phân cân đối, hợp lý theo 4 đúng :

 Nguyên tắc bón đạm: nặng đầu nhẹ cuối, có gia giảm theo thực trạngcây lúa

 Nguyên tắc bón lân: bón sớm, tập trung bón lót, đợt 1, đợt 2.

 Nguyên tắc bón kali: tập trung cho đợt đón đòng, bổ sung cho đợt 1(nếu cần).

 Nguyên tắc bón phân: bón kếp hợp phân bón gốc và phân bón lá, bónkết hợp đa lượng NPK và trung vi lượng TE; bón lót bằng Đầu Trâumặn phèn, bón thúc bằng Đầu Trâu TE-A1, bón thúc đòng bằng ĐầuTrâu TE-A2, bón vá áo bằng DAP-Avail và đạm vàng Đầu trâu 46A+ Ngày bón phân đón đòng do ruộng lúa quyết định: sau khi giữa vụ chờ

cho đến khi có ít nhất 2/3 miếng ruộng chuyển sang màu vàng tranh thìbóc đòng lúa kiểm tra, thấy có tim đèn nhú 1-2mm thì cho nước vào vàbón phân đợt 3.

 Tùy vào màu sắc đám ruộng để bón Đầu Trâu TE-A2: chỗ lúa chuyểnvàng bón 120-140kg/ha, chỗ lúa xanh lợt bón 80-100kg/ha, chỗ lúaxanh đậm thì hoàn toàn không bón đạm mà chỉ bón 50-70kg KCI/ha + Bước 7: Thu hoạch:

Trang 7

 Thu hoạch đúng độ chín (85-90%), sử dụng máy gặt đập liên hợpđể giảm thất thoát

 Phơi và sấy bằng công nghệ mới: lò sấy tĩnh vỉ ngang công suất lớn30-50 tấn/mẻ.

- Hiệu quả mang lại:

+ Về kinh tế - xã hội: chi phí sản xuất giảm, cho năng suất cao, giảm công sứclao động, nâng cao trình độ, hiểu biết của người dân về kĩ thuật canh tác mới + Thích ứng BĐKH: giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường và mức phát thảinhà kính, đảm bảo phát triển bền vững các loại cây trồng trên cùng một diệntích.

2.2 Mô hình nuôi xen lúa – cá

- Mục đích của sáng kiến:

Hàng năm, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thường có ngập lũ trongkhoảng thời gian 3-4 tháng, việc kết hợp nuôi cá trong mùa lũ trên các cánhđồng có độ ngập nước thích hợp sẽ tận dụng được thời gian quay vòng sử dụngđất Mô hình phù hợp cho các vùng đất bị ngập lũ nông và trung bình, đặc biệt làkhu vực dọc theo hai bờ sông Hậu và sông Tiền.

Mô hình lúa – cá hoạt động dựa trên nguyên tắc hỗ trợ và kế thừa dinh dưỡnggiữa lúa và cá  tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, thích ứng tốttrong điều kiện ngập lũ:

+ Đối với cá: nuôi cá trên ruộng lúa dựa trên nguồn thức ăn tự nhiên sẵn cónhư lúa chét, gạ lúa, các chất hữu cơ chưa phân hủy hết từ các vụ trước đó + Đối với lúa: sau khi nuôi cá, tầng đất canh tác lúa được xáo trộn bởi các loàicá ăn tầng đáy làm răng độ phì cho đất.

- Cách thức thực hiện:

+ Đối với các khu vực thâm canh 2 vụ lúa Hè – Thu và Đông – Xuân thì kếthợp với 1 vụ cá: cá thả vào ruộng nuôi sau khi vụ lúa Hè – Thu xuống giống

Trang 8

khoảng một tháng và được thu hoạch vào đầu hoặc cuối vụ Đông – Xuân; tỉ lệcác loài cá nuôi như sau: mè vinh (35-40%), rô phi (10-15%), chép (15-20%), cákhác (10%), tôm càng xanh (15-20%); mật độ thả dao động từ 1- 2 con/m2 nếukhông cho ăn bổ sung và 2 – 3 con/m2 nếu có cho ăn bổ sung.

+ Đối với vùng sản xuất lúa dài ngày thì 1 vụ lúa kết hợp 1 vụ cá: cá thườngđược nuôi kết hợp vào mùa mưa và thu hoạch cùng với thu hoạch lúa (đầu mùakhô); cá nuôi kết hợp thường là cá đồng chịu phèn tốt (sặc rằn, trê, lóc…)

- Hiệu quả mang lại:

+ Về kinh tế - xã hội: tối ưu hóa sử dụng đất nông nghiệp, đem lại lợi nhuậncao hơn so với việc chỉ độc canh cây lúa, tạo việc làm cho nông dân.

+ Về thích ứng BĐKH: mô hình lúa – cá thích ứng tốt với biến động thời tiếtvà chế độ thủy văn, là mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, cung cấp đadạng sản phẩm nên giảm rủi ro về thị trường.

2.3 Mô hình làm biogas kết hợp nuôi cá tại hộ gia đình

- Mục đích sáng kiến:

Mô hình heo – cá kết hợp biogas nhằm tận dụng nguồn phân heo để sản xuất gas dùng trong sinh hoạt, còn chất hữu cơ còn lại sau khi phân hủy hết sẽ làm thức ăn cho cá

+ Khí sinh học sinh ra sẽ đẩy dịch phân sau lên men lên một bể nổi có nắp đậy bằng bê tông và theo ống lắp đặt sẵn

Trang 9

thoát ra ngoài, lượng nước phân đó được đưa xuống ao để nuôi cá.

- Hiệu quả mang lại:

+ Về kinh tế - xã hội: nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, giảm chi phí thứcăn cho nuôi cá, giảm chi phí nhiên liệu sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộcsống.

+ Về thích ứng BĐKH: giảm phát thải khí metan từ phân chuồng, giảm ảnhhưởng môi trường do các loại khí đốt từ củi, rơm rạ…

2.4 Mô hình nuôi xen sò huyết trong vuông tôm

- Mục đích sáng kiến:

Tránh độc canh nuôi tôm, giúp người dân ở khu vực ngập mặn ven biển đadạng hóa đối tương nuôi, tạo sinh kế bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu.

- Cách thức thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi:

 Cải tạo đáy ao: trước mỗi vụ nuôi, người dân cải tạo ao vào thời điểmtháng 9-10 âm lịch, tiến hành bón vôi từ 100-150kh/ha, đảm bảo ao nuôiduy trì mực nước trên trảng 0,4-0,6m, độ sâu mương 1,2-1,5m, các yếutố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp.

 Lấy và xử lý nước: lấy nước vào ao nuôi thông qua túi lọc để hạn chếtrứng các sinh vật gây hại sò huyết xâm nhập vào ao nuôi; sau 2-3 ngàytiến hành diệt tạp, diệt khuẩn, sau 3-5 ngày tiến hành gây màu cho aonuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên (tảo) giai đoạn đầu cho sò khi mới thảgiống (một số hóa chất có thể sử dụng là: dây thuốc cá 10-15kg/1000m3,saponin 10-15kg/1000m3, phân vô cơ DAP, Ure…)

+ Bước 2: chọn và thả giống:

 Tiến hành thả tôm giống theo các đợt: đợt 1 – tháng 11, đợt 2 – tháng 2,đợt 3 – tháng 6, đợt 4 – tháng 8.

Trang 10

 Tiến hành thả sò huyết giống vào ao, nuôi kết hợp tôm cá vào tháng 4 –7 âm lịch: sò huyết nuôi với mật độ 80-100 con/m2, cỡ giống sò 500-1000 con/kg (1-2 năm), thời điểm thả giống vào buổi sáng hoặc chiều,trời mát và không mưa bão.

+ Bước 3: Chăm sóc, quản lý:

 Khi nuôi sò huyết kết hợp, cần san thưa định kỳ 2 – 3 tháng/ lần để tạomôi trường cho sò huyết sinh trưởng tốt.

 Trong quá trình nuôi cần hạn chế sử dụng hóa chất, tuy nhiên vào nhữngngày mưa lớn kéo dài nên bón vôi CaCO3 liều lượng 10-15kg/1000m3,định kì kiểm tra mức tăng trưởng sò huyết và các yếu tố môi trường nhưđộ pH, độ mặn, độ trong… để có hướng xử lý kịp thời.

+ Bước 4: Thu hoạch:

 Cỡ sò huyết giống 500-800 con/kg thì thu hoạch sau 7 – 8 tháng, đạtkích cỡ thương phẩm 60 -70kg/con; cỡ sò huyết giống thả 1000 – 1200con/kg thì thu hoạch sau 12 – 18 tháng nuôi, sò huyết đạt kích cỡ thươngphẩm 60 – 70 kg/con

 Người dân có thể áp dụng hai hình thức thu hoạch là thu tỉa và thu dứtđiểm, áp dụng phương pháp thủ công khi thu hoạch sò huyết nuôi, rútnước trong ao còn khoảng 1/3 rồi mò bắt.

- Hiệu quả mang lại:

+ Về kinh tế - xã hội: sò huyết là loại thủy sản có giá trị rất cao, dễ nuôi, tăngthu nhập cho người dân, tạo sinh kế bền vững, linh hoạt.

+ Thích ứng BĐKH: khi nuôi xen sò huyết trong vuông tôm sẽ làm tăng sựphong phú của hệ sinh thái, tận dụng được diện tích nuôi trồng, tránh độc canhnuôi tôm, thích ứng được với BĐKH.

2.5 Chuyển đổi sinh kế trong nông nghiệp, phát triển thế mạnh của từng tiểu vùng

- Mục đích sáng kiến:

Trang 11

Đồng bằng sông Cửu Long có thể chia thành 3 tiểu vùng chính: vùng thượngnguồn (Đồng Tháp, An Giang, Long An), tiểu vùng giữa (Tiền Giang, VĩnhLong, Cần Thơ, Hậu Giang, một phần diện tích của Bến Tre, Trà Vinh, SócTrăng, Bạc Liêu), tiểu vùng ven biển (gồm một phần diện tích các tỉnh TiềnGiang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, phần lớn diện tích Bạc Liêu,Cà Mau) Mỗi tiểu vùng đều có những thế mạnh khác nhau và điều kiện thiênnhiên khác nhau Việc chuyển đổi sinh kế nông nghiệp sẽ giúp phát huy thếmạnh của vùng phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu.

 Thủy sản: đẩy mạnh nuôi cá tra, tôm càng xanh, xây dựng An Giangtrở thành trung tâm giống cá tra công nghệ cao, phát huy lợi thế nướcngọt…

 Chăn nuôi: phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn các loại thủycầm tập trung hoặc xem với lúa để tận dụng phụ phẩm, phát triển bòthịt tận dụng thức ăn từ rơm…

+ Tiểu vùng giữa: chuyển từ diện tích lúa 3 vụ và vườn tạp sang chuyên canh trái cây, chuyên canh cây công nghiệp và rau màu, kết hợp phát triển thủy sản nước lợ ở mức độ vừa phải.

 Trồng lúa: phát triển vùng chuyên canh lúa 2 vụ/năm phạm vị cách biển 20-50km, quy mô khoảng 500 nghìn ha tịa Tiền Giang, Vĩnh

Trang 12

Long, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang; sử dụng giống lúa trung ngày (115-125 ngày) có chất lượng cao…

 Rau màu: chuyển phần lớn diện thích lúa 3 vụ sang rau màu (dưa, củ quả, đỗ…) hoặc chuyển sang 1 vụ lúa, 2-3 vụ rau màu, phục vụ tiêu dùng và làm thức ăn chăn nuôi…

 Cây ăn quả: phát triển vùng chuyên canh trái cây (xoài, bưởi, sầu riêng, dứa, chuối…) với hệ thống vườn cải tiến, thiết kế hạ tầng chủđộng tưới tiêu, sản xuất theo mô hình nhà vườn, kinh tế trang trại… Thuỷ sản: phát triển mạnh thủy sản nước ngọt (cá tra, tôm càng

xanh) ở Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang; phát triển thủy sản nước lợ (cua, tôm…) ở Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh…

+ Tiểu vùng ven biển: chuyển đổi sang thủy sản chuyên canh bền vững thông minh chống chịu với BĐKH kết hợp phục hồi rừng ngập mặn.

 Thủy sản: duy trì ổn định diện tích 600 nghìn ha tôm sú, phát huy lợi thế nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái đặc trưng tôm – rừng ngậpmặn, tôm – lúa…, phát triển Bạc Liêu thành đầu tàu về ươm tạo tôm, đưa Cà Mau trở thành trung tâm tôm lớn nhất ĐBSCL.

 Vùng luân canh lúa – tôm sú nước lợ: cách biển 10-20 km, quy mô khoảng 200 nghìn ha tại Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,Bạc Liêu…

 Rừng ngập mặn, ngập lợ: phát triển rừng ngập mặn, ngập lợ kết hợpnuôi trồng thủy sản tự nhiên (rừng đặc dụng – cua, rừng ngập mặn – tôm,…)  bảo vệ môi trường sống cho thủy hải sản và phát triển bền vững sinh kế.

 Chăn nuôi: chuyên canh nuôi vịt chịu mặn, thủy cầm thích nghi điều kiện mặn, chăn nuôi chim yến (yến chuyên ăn rầy nâu, bảo vệ mùa màng)…

- Hiệu quả mang lại:

Ngày đăng: 13/07/2022, 09:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w