1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN án TIẾN sĩ) quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại thành phố hồ chí minh

242 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÂM ĐÌNH TUẤN HẢI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÂM ĐÌNH TUẤN HẢI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰCY TẾ DỰ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý côngMã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:1 PGS TS NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI2 PGS TS TRƯƠNG THỊ HIỀN

HÀ NỘI, 4/2024

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhântôi Các thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốcrõ ràng.

Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã côngbố khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định Kết quả nghiên cứukhoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2022

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lâm Đình Tuấn Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh làmột trong những nội dung của khoa học quản lý nói chung và khoa học quản lýhành chính nhà nước nói riêng Công trình nghiên cứu là kết quả trong thời gianhọc tập, nghiên cứu của tác giả tại Khoa Sau Đại học, Khoa QLNN về Xã hội,thuộc Học viện Hành chính Quốc gia.

Với tình cảm chân thành, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BanGiám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; quí Thầy, Cô của Học viện; Thầy, CôKhoa Sau đại học, Khoa Tổ chức và quản lý nhân sự; đặc biệt là PGS.TSNguyễn Thị Hồng Hải và PGS.TS Trương Thị Hiền đã tận tình hướng dẫn tôitrong suốt quá trình học tập, từ xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu, khảo sátthực địa đến phân tích số liệu và báo cáo hoàn thành luận án.

Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, TrungTâm Y tế Dự Phòng Thành Phố Hồ Chí Minh, các Trung Tâm Y Tế dự PhòngQuận, huyện trên địa bàn thành phố Xin cảm ơn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nướcnguồn nhân lực y tế và đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đónggóp ý kiến, trao đổi trực tiếp những nội dung của đề tài nghiên cứu.

Tác giả đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, song không tránhkhỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp củacác thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện, góp phần cung cấpcơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước đối với NNLYTDP tại TP Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo.

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2022

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁNTừ viết tắtNghĩa của từ

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HRM Human resource management (Quản lý nguồn nhânlực: HRM)

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

WFME World Federation for Medical Education (Liên đoàngiáo dục y tế thế giới)

WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)WMA World Medical Association (Hiệp hội y khoa thế giới)

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7

7 Những đóng góp mới của luận án 7

8 Cấu trúc của Luận án 8

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐỀN ĐỀ TÀI 9

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 9

1.1.1 Các công trình về quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhà nước vềnguồn nhân lực 9

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế và quảnlý nhà nước về nguồn nhân lực y tế 19

1.1.3 Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòngvà quản lý nhà nước về nguồn nhân lực y tế dự phòng 30

1.2 Đánh giá về tổng quan những công trình, dữ liệu liên quan đếnluận án 33

1.2.1 Những kết quả đạt được của hệ thống các công trình, tài liệu 33

1.2.2 Những nội dung chưa được làm rõ trong các công trình tổng quan 35

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 7

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG 37

2.1 Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực y tế dự phòng 37

2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 37

2.1.2 Nguồn nhân lực y tế và nguồn nhân lực y tế dự phòng 40

2.1.3 Tầm quan trọng của nguồn nhân lực y tế dự phòng 46

2.1.4 Yêu cầu đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 49

2.2 Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 55

2.2.1 Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 55

2.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 592.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 622.2.4 Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với NNL YTDP 69

2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với NNL YTDP .71

2.3.1 Hệ thống quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nướctrong đó coi trọng sức khỏe của người dân 71

2.3.2 Yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 72

2.3.3 Quá trình phát triển đời sống kinh tế xã hội 73

2.3.4 Sự quan tâm của xã hội 74

2.3.5 Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa 75

2.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với NNL YTDP và các giá trịtham khảo rút ra 76

2.4.1 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng 76

2.4.2 Kinh nghiệm của Thành phố Hà nội 78

2.4.3 Các giá trị tham khảo đối với Thành phố Hồ Chí Minh 80

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚINGUỒN NHÂN LỰC 84

Y TẾ DỰ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 84

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP Hồ ChíMinh 84

Trang 8

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2 Thực trạng nguồn nhân lực y tế dự phòng tại TP Hồ Chí Minh 903.2.1 Về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực y tế dự phòng

3.2.2 Về chất lượng nguồn nhân lực y tế dự phòng

3.3 Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với NNLYTDP

3.3.1 Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tê dựphòng Thành phố

3.3.2 Về ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật vềquản lý NNL YTDP Thành phố

3.3.3 Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tếTP Hồ Chí Minh

3.3.4 Về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá NNL YTDP1123.3.5 Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nguồn nhân lựcy tế dự phòng

3.4 Đánh giá về kết quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tếdự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.4.1 Những kết quả đạt được

3.4.2 Những hạn chế, thách thức

3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝNHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tếdự phòng tại thành phố Hồ Chí Minh

4.1.1 Quan điểm của Đảng về phát triển y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khỏenhân dân 133

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 9

4.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng của thành phố Hồ

Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 138

4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với NNL YTDP tạiThành phố Hồ Chí Minh 142

4.2.1 Đổi mới pháp luật, chính sách đối với NNL YTDP; tăng cườngphân cấp, phân quyền trong QLNN đối với NNL YTDP 142

4.2.2 Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện kếhoạch, quy hoạch nguồn nhân lực y tế dự phòng 151

4.2.3 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế dự phòng 1534.2.4 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về y tế của Thành phố 155

4.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nướcđối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 156

4.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vàphát triển nguồn nhân lực y tế dự phòng 159

4.2.7 Chủ động hội nhập quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhânlực y tế dự phòng 161

4.3 Những kiến nghị đề xuất 164

4.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương 164

4.3.2 Đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh 165

4.3.3 Đối với Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh 166

4.3.4 Đối với Trung tâm Kiểm soát bênh tật, các Trung tâm Y tế và cácTrạm Y tế xã/phường/thị trần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 167

KẾT LUẬN 169

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 173

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174

PHỤ LỤC 191

Trang 10

DANH MỤC BẢNGTên bảng

Bảng 3.1 Số lượng nhân lực Y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minhgiai đoạn 2010 - 2019

Bảng 3.2 Số lượng NNL YTDP tại các Trung tâm Y tế dự phòng tuyếnhuyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng NNL YTDP của TP.Hồ Chí Minh

Bảng 3.4: Thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi chính sách, pháp luậtđối với NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh

Bảng 3.5 Thực trạng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đánhgiá NNL YTDP

Bảng 3.6 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những viphạm trong hoạt động YTDP tại TP Hồ Chí Minh

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đổi mới chính sách,pháp luật đối với nguồn nhân lực YTDP TP Hồ Chí Minh.

Bảng 4.2: Kết quả khảo sát về sự cần thiết đổi mới chính sách nào đểthu hút NNL YTDP TP Hồ Chí Minh

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về tính cần thiết nâng cao chất lượng hoạchđịnh và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch NNL YTDP tại TP HồChí Minh

Bảng 4.4 Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp chất

153lượng NNL YTDP TP Hồ chí Minh

Bảng 4.5 Sự cần thiết phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám

157sát đối với việc quản NNL YTDP của TP Hồ Chí Minh.

Bảng: 4.6 Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải nâng cao ứng dụng

160KHCN vào quản lý NNL YTDP TP Hồ Chí Minh

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒTên biểu đồ, sơ đồ

Biểu 3.1 Biều đồ cơ cấu theo độ tuổi của NNL YTDP TP Hồ Chí MinhBiểu 3.2 Kết quả khảo sát thực trạng quy hoạch NNL YTDP của Thànhphố Hồ Chí Minh

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với NNLYTDP của TP Hồ Chí Minh

Biểu 4.1: Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải phân cấp, phân quyềntrong QLNN đối với NNL YTDP TP Hồ Chí Minh

Sơ đồ 4.1 Đề xuất mô hình bộ máy quản lý nhà nước về y tế

Biểu: 4.2 Tính cần thiết phải mở rộng hợp tác quốc tế về QLNN đốivới NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực (NNL) là nguồn lực đóng vai trò quan trọng đối với mọiquốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, được xem là nguồn lực có giá trị nhất,giữ vai trò quyết định đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tại nước ta,nhận thức rõ về vị trí, vai trò của NNL đối với sự ổn định, phồn vinh của đất nước,từ xưa đến nay, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, các triều đại phong kiếncho đến thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta luôn quan tâm đến phát triển con người.Ngay từ thế kỷ XI, Triều đình Nhà Lý, đời vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựngVăn Miếu - Quốc Tử Giám, để giáo dục, đào tạo những người có đức, có tài xâydựng quê hương đất nước Văn bia 1484 do Thân Nhân Chung khắc tại Quốc Tử

Giám cũng khẳng định “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế

nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” Chủ

tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì sự

nghiệp trăm năm thì phải trồng người”, quả thật như vậy, sự trường tồn của quốc

gia, dân tộc lại nằm trong chính sách, phát triển con người Con người, NNL làyếu tố hàng đầu góp phần vào sự ổn định, phồn vinh của đất nước, con người cũnglà chủ thể quyết định tới sự thành công trong bảo vệ tổ quốc Từ kinh nghiệm củanhiều nước trên thế giới và lịch sử Việt Nam cho thấy, NNL chính là nguồn lựcquan trọng nhất, một tài sản quốc gia vô giá, quyết định sự ổn định và phát triểnbền vững của mọi quốc gia.

Kế thừa truyền thống quý báu của các triều đại phong kiến, tiếp thu nhữngthành tựu, kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, từ khi cách mạngTháng 8/1945 thành công cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đã luôn quantâm, chăm lo đến việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người, xem đó là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng nhất, là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động

của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện được mục tiêu: “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật

và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 13

thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìnsức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc”[7].

Thể chế hóa những chủ trương của Đảng về công tác chăm sóc và bảo vệsức khỏe nhân dân, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã kịp thờiban hành nhiều pháp luật, chính sách quan trọng, đặc biệt là Quyết định số

122/QĐ-TTg ngày 10/1/2013, phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và

nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Trải

qua hơn 20 năm thực hiện Chiến lược, chúng ta cũng đã đạt nhiều kết quả quantrọng trong xây dựng và phát triển con người, NNL quan trọng cho công cuộccông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước [128].

Nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, Thành phố (TP) Hồ Chí Minh là một đôthị lớn, quy mô dân số hơn 9 triệu người; với 1 thành phố, 21 đơn vị hành chínhcấp huyện và 322 đơn vị hành chính cấp xã, là trung tâm phát triển kinh tế, vănhóa, khoa học kỹ thuật không chỉ của vùng mà còn là của cả nước [129, tr.47-103].Với vị thế là đô thị quan trọng, đầu tàu kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nướctrong những năm qua, các cấp lãnh đạo, chính quyền tại TP Hồ Chí Minh đã luônquan tâm đến phát triển con người, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của dân cư trênđịa bàn và công tác y tế, y học dự phòng được xem là một khâu then chốt, quantrọng để thực hiện nhiệm vụ đó.

Với sự quan tâm của Bộ Y tế, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân (UBND), nhữngnăm qua ngành y tế TP Hồ Chí Minh đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh cảvề số lượng và chất lượng, mạng lưới các cơ sở y tế, bệnh viện dần hoàn thiện,nhiều cơ sở khám chữa bệnh mới được đầu tư, nâng cấp với nhiều trang thiết bị ytế hiện đại, đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật y khoahiện đại đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn vànhững tỉnh lân cận Trình độ đội ngũ y bác sỹ của Thành phố đã từng bước bắt kịpcác nước phát triển trong khu vực, tiếp cận nền tiến bộ của y khoa thế giới; côngtác cải cách hành chính vào lĩnh vực y tế để nâng cao công tác phục vụ, bảo vệ, vàchăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt hơn Công tác y tế dự phòng cũng ngày

Trang 14

được các cấp quan tâm hơn, với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, y tế

dự phòng (YTDP) của Thành phố đã hoàn thành nhiều mục tiêu thiên niên kỷ như:Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi, thuhẹp sự lây lan của HIV/AIDS, tăng cường tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệsinh, phòng ngừa các loại dịch bệnh theo mùa, tổ chức các hoạt động tiêm chủng ởtrẻ em và bà mẹ mang thai, phòng ngừa và kiểm soát địch bệnh bước đầu đáp ứngđược yêu cầu đặt ra trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Bên cạnh nhữngkết quả đó vẫn còn nhiều thách thức hạn chế nhất là tỷ lệ những người mắc nhữngbệnh mãn tính không lây lan có chiều hướng tăng cao; công tác truyền thông giáodục sức khỏe vẫn chưa thực sự hiệu quả; công tác kiểm soát, hạn chế HIV/AIDSchưa thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh mặc dùnhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành y tế, tuy nhiên,hàng năm những đợt dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại lớn đến sức khỏe và tínhmạng của người dân, trên địa bàn Bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) về YTDPcòn chưa ổn định, thiếu gắn kết trong hoạt động; cơ cấu đội ngũ mất cân đối giữalực lượng YTDP với toàn ngành y tế Thành phố (chỉ chiếm 17,3%, chỉ tiêu ít nhấtphải chiếm 30%); mất cân bằng giữa trình độ của đội ngũ giữa tuyết Thành phốvới tuyến cơ sở, đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tácphòng ngừa bệnh tật của Thành phố [111].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thách thức, hạn chế trong việc thựcnhiệm vụ của lực lượng YTDP, có nguyên nhân chủ quan, có những nguyên nhânkhách quan, song cũng có những nguyên nhân xuất phát từ việc xây dựng, pháttriển NNL YTDP trong giai đoạn quan chưa được thực hiện tốt xuất phát từ vị trí

công tác và từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn chủ đề: “Quản lý nhà

nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh”, làm

đề tài tốt nghiệp tiến sỹ, chuyên ngành Quản lý công, vừa có ý nghĩa về mặt lýluận vừa có giá trị về mặt thực tiễn, góp phần vào việc nang cao chất lượng, hiệuquả QLNN trong lĩnh vực y tế nói chung tại TP Hồ Chí Minh.

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 15

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN đối với NNL YTDP,nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với nguồn nhânlực này tại TP Hồ Chí Minh từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sócsức khỏe ban đầu cho nhân dân.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý nhà nước đối với NNL YTDP;

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với NNL YTDP;

- Trên cơ sở khung lý thuyết, tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quảnlý nhà nước đối với NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh; chỉ ra được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân củahạn chế.

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằmổn định và phát triển bền vững NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các biện pháp quản lý nhà nước (QLNN) đối với NNLYTDP trong khu vực công tại TP Hồ Chí Minh thông qua các nội dung chủ yếu

sau: Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL YTDP Hai là, banhành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý NNL YTDP Ba là, tổchức bộ máy thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với NNL YTDP Bốn là,tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá NNL YTDP Năm là, thanh tra,

kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý NNL YTDP.

3.2 Về thời gian và không gian nghiên cứu

-Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu giai đoạn từ năm 2010 đến nay

(Năm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 633/QĐ-BYT ngày

23/02/2010 về việc ban hành hướng dẫn thực hiện “Chuẩn quốc gia Trung tâm Y

tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”).

-Về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu trong phạm vi TP Hồ Chí Minh.

4

Trang 16

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; nhữngcơ sở phương pháp luận của khoa học quản lý công; tư tưởng Hồ Chí Minh vềnguồn nhân lực nói chung, NNL YTDP nói riêng.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên một số phương pháp nghiên cứu như:phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, số liệu, phương pháp phân tích, phươngpháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp diễn dịch, phươngpháp quan sát Cụ thể:

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phương pháp này được nghiên cứu sinh

sử dụng để bổ sung cơ sở lý luận cho luận án Luận án đã tập trung nghiên cứu những dữ liệu, số liệuthống kê; những công trình nghiên cứu, đề tài, bài viết có liên quan đến phát triển NNL và NNLYTDP.Nghiên cứu những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liênquan (VBQPPL); những chủ trương và định hướng phát triển y tế của Thành phố trong giai đoạn hiệnnay.

-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Được nghiên cứu sinh sử dụng để thu thậpthông tin về thực trạng và giải pháp của luận án Phương pháp này tác giả đã chuẩn bị bảng hỏi cho 3nhóm đối tượng với 400 phiếu hỏi, trong đó có 50 cán

bộ là lãnh đạo, quản lý Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố, lãnh đạocác Trung tâm Y tế tuyến quận, huyện; 150 đối tượng là viên chức y tế dự phòngvà 200 đối tượng là người dân Số lượng phiếu phát ra là 400 phiếu, số lượngphiếu thu về là 400 phiếu, tác giả đã tiến hành xử lý số liệu để có kết quả khảo sátlàm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với NNLYTDP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 - 2019.

-Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để tham vấn, thu thập những thông tin dữ

liệu và phân tích mô tả số liệu.

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 17

-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: so sánh, phân tích, đánh giá để làm rõ

những vấn đề thực tiễn ngành y tế, y tế dự phòng tại TP Hồ Chí Minh;

phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối vứi NNL YTDP thểhiện ở các mặt ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng chất lượng đótrong Chương 3 của Luận án.

-Phương pháp nghiên cứu dự báo: qua nghiên cứu, thu thập thông tin, đánh

giá thức trạng NNL YTDP Thành phố và thực trạng QLNN đối với y tế dự phòngtại TP Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những dự báo về tình hình có liên quan, gópphần làm cơ sở đề xuất những giải pháo góp phần hoàn thiện QLNN đối với y tếdự phòng tại TP Hồ Chí Minh.

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Trong những năm gần đây, NNL YTDP của TP Hồ Chí Minh đã đảm bảothực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống và kiểm soát bệnh tật cho nhân dân trên địabàn Thành phố hay không? Hoạt động quản lý nhà nước đối với NNL YTDP trênđịa bàn TP Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào?

Những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với NNLYTDP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là gì? Tại sao lại tồn tại những hạn chế đó?Cần phải có quan điểm và giải pháp như thế nào để hoàn thiện QLNN đối vớiNNL YTDP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với NNL YTDP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trongnhững năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cơ bản thực hiện tốtnhiệm vụ đảm bảo NNL YTDP cho Thành phố trong việc phòng ngừa và kiểmsoát bệnh tật cho nhân dân trên địa bàn Bên cạnh kết quả trên, thực trạng NNLYTDP của Thành phố vẫn còn những thách thức, hạn chế về quy mô, số lượng vàchất lượng Sự mất cân đối giữa các cơ sở, các tuyến YTDP giữa cấp Thành phốvới cấp cơ sở; sự thiếu hụt lực lượng y bác sỹ trong giai đoạn gần đây cũng lànhững nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, thách thức trong việc thực hiện nhiệm

Trang 18

vụ của ngành YTDP Nếu nghiên cứu và đánh giá đúng tình hình thực trạng, tìm racác nguyên nhân của những thực trạng đó sẽ xây dựng được một hệ thống các giảipháp QLNN đối với NNL YTDP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn kếtiếp, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN trong việc phát triển NNL YTDP, đápứng yêu cầu của Thành phố trong công tác đảm bảo sức khỏe cho người dân trongthời gian tới.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận

- Hệ thống hóa một cách tương đối khái quát các nghiên cứu hiện có vềquản lý và quản lý nhà nước về: nguồn nhân lực, nguồn nhân lực y tế, NNLYTDP Từ đó, có đánh giá khoa học đối với những kết quả nghiên cứu có ý nghĩatích cực và làm rõ những nội dung mới cần nâng cao, phát triển;

- Hệ thống hóa những nội dung lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho nội dungnghiên cứu QLNN đối với NNL YTDP Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt độngQLNN đối với NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh;

- Phân tích, đánh giá mục tiêu phát triển NNL YTDP Đồng thời, đề xuất nhữngphương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN đối với NNL YTDP hiện nay.

NNL YTDP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước.

- Luận án là tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu, trong hoạt động giảng dạy vềQLNN đối với nguồn nhân lực, nguồn nhân lực y tế nói chung và các nội

dung liên quan đến hoạt động QLNN đối với NNL YTDP nói riêng.

7 Những đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới như sau:7

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 19

- Luận án có thể hệ thống hóa một cách cơ bản những vấn đề lý luận và thực tiễn tronghoạt động QLNN đối với NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh, QLNN đối với NNL YTDP trên địa bàn cấpthành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh).

- Việc phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với NNL YTDP tạiTP Hồ Chí Minh giúp tác giả có thể đánh giá một cách khách quan hoạt động QLNN đối với NNLYTDP trong thời gian tới.

- Từ việc nghiên cứu làm rõ thực trạng QLNN đối với NNL YTDP tại TP Hồ Chí Minh, chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Trên cơ sở phân tích phương hướng, quan điểm của Thành ủy TP.Hồ Chí Minh vềnguồn nhân lực y tế, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với NNL YTDP tại TP.Hồ Chí Minh.

Luận án được kết cấu bao gồm phần mở đầu, nội dung chính, kết luận, danhmục các tài liệu tham khảo, phụ lục Trong đó, phần nội dung chính được bố cụcthành 4 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2 Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực ytế dự phòng

Chương 3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dựphòng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối vớinguồn nhân lực y tế dự phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 20

1.1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước

Giáo trình “Human resource management” (Quản trị nguồn nhân lực

-HRM) của trường Đại học Minnesota, Hoa kỳ Giáo trình được kết cấu gồm 15chương, đề cập đến những vấn đề và nội dung quản trị NNL xã hội, quản trị NNLdoanh nghiệp: những vấn đề lý luận về NNL, quản trị NNL, vai trò, nội dung yêucầu, kỹ năng cần thiết để quản trị NNL, xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lýNNL; những công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng NNL, giữ chânNNL trong tổ chức và những vấn đề thực trạng quản lý NNL trong môi trườngquốc tế Theo nhóm tác giả, Quản lý nguồn nhân lực là quá trình sử dụng conngười, đào tạo, bồi thường cho họ, phát triển các chính sách liên quan đến nơi làmviệc và phát triển các chiến lược để giữ chân nhân viên [176, tr.36-43] Quản lýnguồn nhân lực (HRM) gồm 7 nội dung cơ bản: nhân sự, thiết lập chính sách, bồithường thiệt hại và lợi ích, duy trì, đào tạo, luật lao động, và bảo vệ người laođộng Ngoài việc quan tâm đến bảy khía cạnh bên trong, các nhà quản lý HRMphải cập nhật những thay đổi của môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nhânviên của họ Các xu hướng đối với lịch trình linh hoạt và tắt tiếng từ xa là những vídụ về các khía cạnh bên ngoài [176, tr.45-126].

- Cuốn sách “Human resource management”, được tác giả Gaurav Sankalp

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 21

của trường Đại học Lucknow, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ xuất bản năm 2012 Nộidung cuốn sách được bàn về bốn vấn đề chính trong quản lý NNL: (1) Bản chất vàkhái niệm về HRM, tầm quan trọng, những thách thức hiện nay, khái niệm và quytrình hoạch định NNL; (2) Phân tích công việc quản lý NNL; (3) những yêu cầu vàphương pháp đào tạo và phát triển NNL; (4) lập kế hoạch bồi thường, ý nghĩa vàmục tiêu, xây dựng cơ cấu trả lương, nguyên tắc tiền lương và quản lý tiền lương,thăng chức, sa thải, thuyên chuyển nhân sự Nội dung cuốn sách cũng cung cấpkiến thức cơ bản về: Lập kế hoạch nguồn nhân lực; phân tích công việc; tuyểndụng và lựa chọn; xã hội hóa và giới thiệu; đào tạo và phát triển; đánh giá hiệusuất; lập kế hoạch bồi thường; tiền lương và quản lý tiền lương; những vấn đề vềthăng chức, giáng chức, thuyên chuyển và chia tách nhân viên trong quản lý NNL[165, tr.216-238].

Sách tham khảo: “Global Trends in Human Resource Management: A

Twenty-Year Analysis” của các tác giả Eward E Lawler III và John W Boudreau,

Nxb Stanford, Califolia, Hoa kỳ, tháng 6/2015 Bắt đầu từ năm 1995, nhóm cáctác giả thuộc Trung tâm Tổ chức Hiệu quả của USC đã tiến hành một công trìnhnghiên cứu dài hạn về quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức Qua những hoạtđộng điều tra và phân tích dữ liệu, các tác giả đã lập biểu đồ về những thay đổi vềcách tổ chức và quản lý nhân sự, đồng thời cung cấp hướng dẫn về cách cácchuyên gia trong lĩnh vực này có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty Kếtquả nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng toàn cầu hóa trong quản lý NNL, cung cấpnhững phát hiện mới nhất về yếu tố làm nên thành công trong quản lý nhân sự vàphương thức có thể gia tăng giá trị cho các tổ chức ngày nay Nhóm tác giả kết

luận rằng: “Nhân sự mạnh nhất khi đóng vai trò chiến lược, sử dụng công nghệ

thông tin, có các số liệu và phân tích hữu hình, đồng thời tích hợp nhân tài vàchiến lược kinh doanh” [160, tr.214].

Sách chuyên khảo: “Human resource management”, các tác giả Lloyd L.

Byars, Leslie W Rue, Nxb McGraw-Hill, đại học Indiana, Hoa kỳ 2004 Nội dungcuốn sách các tác giả Byars and Rue đã trinh bầy những nội dung cơ bản về HMR:vai trò của NNL tổ chức, quản lý NNL, những nội dung quản lý NNL, những kỹ

Trang 22

năng, phẩm chất cần có để HRM cùng với đó là những ví dụ sinh động và kháthuyết phục về mặt biện giải Cuốn sách cũng phản ánh những thay đổi trong thếgiới kinh doanh nói chung và chức năng HRM trong các tổ chức, phân tích thựctrạng HRM con người hiện tại và trong tương lai; nhấn mạnh sự cần thiết cơ bảntrong nghiên cứu công việc quản lý nhân lực Theo các tác giả, nội dung HRMgồm các công việc: phân tích nghề nghiệp, lập kế hoạch về NNL, tuyển chọn vàlựa chọn nhân sự; đào tạo và phát triển nghề nghiệp; xây dựng hệ thống lương,thưởng, phúc lợi xã hội trong nghề nghiệp, môi trường luật pháp và cơ cấu, an toànsức khỏe [173, tr.316-412].

Sách chuyên khảo: “Hand book’s human resource management Practice”

của tác giả Michael Armstrong, được tái bản lần thức 12 (2014), Printed and

bound in the UK by Ashford Colour press Ltd Cuốn sách được trình bầy về cácchủ đề thực hành quản lý NNL, các kỹ năng quản lý NNL, xây dựng chính sáchđối với NNL, tuyển dụng lao động và sử dụng lao động, những vấn đề về quản lýNNL trong môi trường quốc tế Cuốn sách cũng bàn về những kỹ năng của ngườiquản lý trong quản trị NNL, các thức xây dựng các công cụ để quản lý NNL gồm:mục tiêu của việc xây dựng bộ công cụ, phương pháp xây dựng các công cụ, điềutra, thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu về NNL và đánh giá chất lượng NNL[177, tr.675-747] Qua đọc và tìm hiểu cho thấy, cuốn sách là một tài liệu có chấtlượng tốt, phù hợp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và đào tạo học viên nghiên cứusinh trong chuyên ngành HRM.

Bên cạnh những tài liệu trên, còn rất nhiều những tài liệu, giáo trình bài viết

khoa học nghiên cứu về HRM như: sách tham khảo: Human resource

management: A tool for competitive advantage, của tác giả Lawrence S Kleiman;

sách chuyên khảo: Cases and exercises in human resource management, của tácgiả George E Stevens; tác phẩm: The Essence of Human resource managementcủa các tác giả Eugene McKenna, Nic Beech; sách chuyên khảo: Strategic human

resource management của tác giả Charles R Greer; sách tham khảo: Humanresource management: Gaining a competitive advantage, các tác giả Raymond A.

Noe, J.R Hollenbeck và Barry Gerhart; công trình khoa học của R Clark, J.11

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 23

Seward: Australian human resource management: Framework and practice , Có

thể khẳng định, các công trình, bài viết của các tác giả về chủ đề HRM đã làmsáng tỏ hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về HRM bao gồm: vai trò củaNNL và HRM; những cơ sở lý luận về HRM; những phẩm chất và kỹ năng củanhà quản lý trong HRM và hoạt động HRM trong môi trường quốc tế và toàn cầuhóa, những nội dung, khía cạnh nghiên cứu trên của các tác giả là nguồn tư liệuquý trong việc nghiên cứu HRM tại Việt Nam.

1.1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Sách tham khảo: “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào

tạo: Kinh nghiệm Đông Á”, của tác giả Lê Thị Ái Lâm, Nxb Khoa học Xã hội

2003 Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề chính sau: (1) một số luận giảilý thuyết về phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo [80, tr.8-32]; (2) vai tròphát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo ở Đông Á [80, tr.33-47]; (3) Chiếnlược công nghiệp hóa và sự phù hợp lẫn nhau với phát triển NNL thông qua giáodục và đào tạo ở Đông Á [80, tr.48-83]; (4) Điều chỉnh phát triển nguồn nhân lựcthông qua giáo dục - đào tạo ở Đông Á [80, tr.84-157]; (5) vấn đề và giải pháphiện nay của phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo Đông Á;(6,7) kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở ĐôngÁ và lưu đối với Việt Nam [80, tr.236-277].

Sách tham khảo: “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện

đại hoá” của các tác giả Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng, Nxb Chính trị Quốc

gia 2012 Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về 3 chủ đềchính: (1) những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vềphát triển NNL và những vấn đề lý luận chung về nghiên cứu đến phát triển nguồnnhân lực tại Việt Nam [94, tr.5-128]; (2) giới thiệu những kinh nghiệm phát triểnNNL của một số ngành và của một số quốc gia trên thế giới [94, tr146-297]; (3)phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề xuất các giải pháp… củaphát triển NNL tại Việt Nam [94, tr.325-448].

Bài viết của tác giả Đặng Xuân Hoan về “Phát triển nguồn nhân lực phục

vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá”, đăng trên Tạp chí công sản số 6/2015 Nội

Trang 24

dung bài viết tác giả đã khẳng định về vai trò của NNL đối với sự phát triển kinhtế - xã hội và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển NNL Quađánh giá những yêu cầu đối với việc phát triển NNL và thực trạng NNL Việt Nam,tác giả đã chỉ ra những điểm thách thức: Chất lượng đào tạo, cơ cấu chưa thực sựphù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội; đội ngũ nhân lực chất lượng cao, côngnhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển của đất nước;số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khá còn kém về năng lực thực hànhvà khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh; khả năng làm việc theo nhóm,tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ còn rất hạn chế; tinh thần tráchnhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp chưa cao; năng suất lao động còn thấp, đòihỏi phải có những giải pháp đổi mới trong phát triển NNL trong bối cảnh CNH vàHĐH đất nước [68, tr.28-43].

- Bài viết của Vũ Thị Mai Oanh về: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam và

vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, Tạp chí phát triển nhân lực số 2/2012 Nội dung bài viết

cho thấy về những kết quả đạt được của nhà nước ta

trên phương diện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới Song bên cạnhđó việc tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, khoáng sản và NNL giárẻ không còn phù hợp trong giai đoạn mới và bộc lộ nhiều vấn đề bất cập Để tăngtrưởng kinh tế, văn hóa – xã hội bễn vững trong kỷ nguyên mới, chúng ta phảichuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tri thức, dựa trênviệc xây dựng NNL lao động có chất lượng cao [92, tr.32-36].

Năm 2019, tác giả Kiều Quỳnh Anh đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về

phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam”, làm luận án tốt

nghiệp tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đãxây dựng thành công những cơ sở lý luận QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứukhoa học gồm: khái niệm NNL, QLNN về NNL nữ nghiên cứu khoa học, nội dungvà những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về NNL nữ nghiên cứu khoa học [1, tr.37-102] Đề tài cũng làm sáng tỏ thực trạng QLNN về phát triển NNL nữ nghiên cứungiên cứu khoa học với 7 nội dung: (1) về công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch;(2) về thể chế, chính sách, pháp luật; (3) về tổ chức bộ máy quản lý; (4) về thực

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 25

trạng thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng, sử dụng; (5) về công tác đào tạo,bồi dưỡng; (6) về công tác hợp tác quốc tế và (7) về công tác thanh tra, kiểm tra.Kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã chỉ ra được những kết quả đạt được, nhữngthách thức, hạn chế và nguyên nhân của những thách thức, hạn chế trong QLNNvề NNL nữ nghiên cứu khoa học [1, tr.103-151].

Đề tài nghiên cứu sinh của tác giả Nguyễn Thị Giáng Hương: “Vấn đề phát

triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao tại Việt Nam”, luận án tiễn sỹ triết học,

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2013 Theo tác giả:

“Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với các tiêu chí vềthể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã,đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xãhội” [76, tr.27] Kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả cũng đã chỉ ra những thực

trạng NNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với sự pháttriển NNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam, theo tác giả để xây dựng được đội ngũNNL nữ có chất lượng cao ở Việt Nam cần phải có 2 nhóm giải pháp: (1) nhómgiải pháp về điều kiện khách quan và (2) nhóm giải pháp thuộc chủ quan thuộc vềđội ngũ NNL nữ ở Việt Nam hiện nay [76, tr.108-143].

Đề tài nghiên cứu sinh của tác giả Phạm Thị Thanh Hằng về: “Phát triển

nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang”, chuyên ngành Quản trị

kinh doanh, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam Kết quả nghiên cứu luận án đãxây dựng được hệ thống những cơ sở lý luận về phát triển NNL tại các khu côngnghiệp ở Việt Nam: khái niệm, vai trò của NNL; những tiêu chí đánh giá về số lượng,chất lượng cơ cấu NNL tại khu công nghiệp Theo tác giả có 5 biện pháp phát triểnNNL tại các khu công nghiệp: đánh giá chất lượng, bố trí NNL, đào tạo và bồi dưỡngNNL, đãi ngộ NNL và phát triển văn hóa doanh nghiệp [66, tr.48-58].

Đề tài nghiên cứu sinh của tác giả Phùng Trần Mỹ Hạnh: “Phát triển NNL

cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnhCMCN 4.0”, chuyên ngành Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2020 Kết

quả nghiên cứu đề tài, tác giả đã thành công trong việc xây dựng những cơ sở lýluận về phát triển NNL cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm: những khái niệm công

Trang 26

cụ, vai trò của NNL, đặc điểm NNL, những yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm pháttriển NNL đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ [65, tr.6-44] Qua các hoạt động điềutra, phân tích cũng như dự báo xu thế phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhThái Nguyên tác giả đã chỉ ra những giải pháp phát triển NNL cho doanh nghiệpvừa và nhỏ gồm: (1) hoàn thiện hệ thống chính sách, quy hoạch, kế hoạch; (2)nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, hệ thống dạy nghề; (3) đẩy mạnh việc ứngdụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; (4) hoàn thiện chính sách thuhút, chính sách tiền lương; (5) nâng cao năng lực và kỹ năng lao động NNL [65.tr.130-148].

- Nghiên cứu của Nguyễn Thanh: “Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục

và đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp

CNH, HĐH ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sỹ Triết học, Viện Triết học 2001.

Kết quả nghiên cứu đề tài luận án đã làm sáng tỏ những quan niệm của Chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về conngười và phát triển con người [114, tr.22-33] Qua việc phân tích, đánh giá thựctrạng NNL ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, dựa trên những định hướngcủa Đảng, luận án đã chỉ ra một hệ thống các giải pháp về giáo dục và đào tạonhằm nâng cao chất lượng NNL Việt Nam trong bối cảnh CNH và HĐH đất nước[114, tr.171-192] Kết quả nghiên cho thấy, để nhanh chóng có được NNL có chấtlượng cao, chúng ta phải tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, làm cho

nó thực sự trở thành “Quốc sách hàng đầu” và giữ vai trò quyết định trong chiến

lược phát triển con người Việt Nam.

Tác giả Trương Thị Minh Sâm trong cuốn sách “Những luận cứ khoa học

của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phíaNam” đã trình bày khâu lý thuyết phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng và cách sử dụng nguồnnhân lực và đưa ra những dự báo quan hệ cung cầu nhân lực, chính sách và giảipháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam [99].

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 27

Tác giả Phạm Văn Quý trong luận án tiến sĩ ngành kinh tế học với tên đề tài

“Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụsự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa” xuất phát từ cơ sở lý luận đã đánh giá thực

trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuấtphương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học côngnghệ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [104].

Trong cuốn sách có tựa đề “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp

hoá, hiện đại hoá ở thành phố Đà Nẵng”, tác giả Dương Anh Hoàng đã trình bày

những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở Đà Nẵng.Trên cơ sở khung lý luận đó, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng phát triểnnguồn nhân lực ở địa phương này Đồng thời, đề xuất những giải pháp định hướngcho việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàhội nhập quốc tế [69].

Tác giả Võ Thị Kim Loan trong luận án tiến sĩ ngành kinh tế học với tên đề

tài “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn và

phương pháp nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế [83, tr.64-86] Từ đó, đánh giá thực trạng phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Thànhphố Hồ Chí Minh; trên cơ sở các quan điểm của Đảng và phương hướng của Nhànước đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phốHồ Chí Minh [83, tr.142-156].

Cũng trong lĩnh vực kinh tế học, luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Thị Hải

Hậu với tên đề tài “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch

Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã trình bày cơ sở lý luận về

huy động vốn đầu tư cho phát triển NNL du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế; thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch ViệtNam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006 – 2013; giải pháp tăngcường huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam tronghội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 [66].

Trang 28

Trong một nghiên cứu chuyên khảo về phát triển nguồn nhân lực trong khu

vực nhà nước, tác giả Ngô Thành Can trong cuốn sách có tựa đề “Đào tạo, bồi

dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công: Sách chuyên khảo” đã trình

bày những vấn đề cơ bản của đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; quátrình đào tạo với các thành tố cơ bản như: xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạchđào tạo, tổ chức thực hiện và đánh giá đào tạo; một số trang thiết bị dạy họcthường được sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng [39].

Trần Thị Thu, Vũ Hoàng Ngân (Ch.b) trong“Giáo trình quản lý nguồn nhân

lực trong tổ chức công” đã giới thiệu tổng quan về quản lý NNL trong tổ chức

công Phân tích công việc, kế hoạch hoá NNL, tuyển dụng nhân lực, đào tạo NNL,đánh giá nguồn nhân lực, thù lao lao động, chính sách quản lý [118].

Tác giả Bùi Văn Nhơn trong giáo trình “Quản lý và phát triển nguồn nhân

lực xã hội” đã phân tích các nội dung cơ bản của dân số, chỉ tiêu dân số; Xu

hướng phát triển dân số thế giới và Việt Nam; Các vấn đề về dân số và phát triển ởmỗi quốc gia, chính sách dân số; Nghiên cứu về nguồn nhân lực, đặc điểm củanguồn nhân lực Việt Nam; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực [89].

Trong cuốn sách do hai tác giả Vũ Hoàng Ngân, Phạm Thành Nghị đồng

chủ biên có tên “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận thực

tiễn” đã tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu, bài tham luận tại các hội thảo về cơ

sở khoa học về quản lý nguồn nhân lực ở nước ta; chính sách, giải pháp quản lý,phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam; quản lý nguồn nhân lực trong một số ngànhvà địa phương [86].

Trong cuốn sách“Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do tác giả Phạm Thành Nghị chủ

biên, tập thể các tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực; cáckinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ở nước ngoài và hiện trạng quản lý nguồnnhân lực ở nước ta Từ đó, đưa ra mô hình, chính sách và giải pháp nâng cao hiệuquả quản lý nguồn nhân lực [88].

Trong cuốn sách có tiêu đề “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công:

Lý luận và kinh nghiệm một số nước” do hai tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải,

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 29

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ đồng chủ biên, các tác giả đã tập trung nghiên cứu mộtsố vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công; Giới thiệu thựctiễn quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở một số quốc gia như: Liên hiệpVương quốc Anh và Bắc Ailen, Cộng hoà Pháp, Hoa Kỳ [64].

Trong “Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội” dùng cho đào tạo Đại học

Hành chính do tác giả Bùi Văn Nhơn chủ biên đi vào giới thiệu về dân số - cơ sở hìnhthành nguồn nhân lực; Tổng quan về nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồnnhân lực Việt Nam Bên cạnh đó, phân tích các nội dung liên quan đến phát triểnnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; sử dụng có hiệuquả nguồn nhân lực xã hội; và, tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội [90].

Trong cuốn sách dùng cho tham khảo của tác giả Phạm Hùng Cường có tiêu

đề “Quản trị nguồn nhân lực”, ông đã kết cấu một số nội dung tổng quan về quản

trị nguồn nhân lực cụ thể gồm: kĩ thuật và phương pháp phân tích công việc, cácbước hoạch định nguồn nhân lực, quy trình tuyển dụng, đánh giá hiệu quả côngviệc, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và vấn đề quan hệ nhân sự [53].

Trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Khoa học giáo dục với tên đề tài

“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại các trường đạihọc thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch”, tác giả Nguyễn

Thanh Bình đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị, sửdụng nguồn nhân lực tại các trường đại hoc thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hoá.Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp quản trị nguồn nhân lực tại các trường trên vàứng dụng tại trường Đại học Thể dục, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh [8].

Trong Luận án tiến sĩ ngành Triết học với tên đề tài “Vai trò của quản lý

nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinhtế ở nước ta hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Phi Yến đã chỉ ra vai trò của nhân tố

con người với tính cách vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội.Đồng thời, phân tích, làm rõ vai trò của Nhà nước thông qua hoạt động quản lýbằng các công cụ chính sách, pháp luật để đảm bảo phát huy được nhân tố conngười trong việc thúc đẩy các tiến trình kinh tế ở nước ta Trong Luận án, tác giả

Trang 30

cũng đã luận giải những nội dung cơ bản về thực trạng và giải pháp thúc đẩy vaitrò của quản lý nhà nước về lĩnh vực này [150].

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về NNL, quản

lý, phát triển NNL, QLNN đối với NNL: Luận án tiến sĩ Quản lý đào tạo nhân lực

đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ của tác giả

Nguyễn Ngọc Lợi; sách tham khảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp

ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn của tác giả Lê Thị Hồng Điệp; Luận án tiến sỹ của tác giả Hà Quý TìnhVai trò của nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho công nghiệp hóahiện đại hóa ở nước ta; bài viết phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộccách mạng công nghiệp 4.0, của tác giả Phạm Thị Hạnh, đăng trên Tạp chí Cộng

sản 6/2020; bài viết Phát triển nguồn nhân lực chất lượng trong bối cảnh mới củatác giả Chí Hoàng, Tạp chí Tài chính 2020; bài viết Một số giải pháp nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Doanh

nghiệp 2016.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế và quản lý nhànước về nguồn nhân lực y tế

1.1.2.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước

Sách chuyên khảo của tác giả R.M Caron: “Preparing The Public Health

Workfoce” (chuẩn bị lực lượng y tế công cộng), Springer Published, Swizerland

2015 Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề cơ bản về y tế cộng đồng: lựclượng y tế công cộng, giáo dục sức khỏe cộng đồng làm thay đổi thời đại, bài họcsức khỏe cộng đồng: thực hành và giảng dạy sức khỏe cộng đồng, tiêu chuẩn hóathực hành y tế cộng đồng, tương lai về sức khỏe cộng đồng và tầm nhìn của cácnhà khoa học về sức khỏe cộng đồng Theo tác giả, để có được hệ thống y tế cộngđồng đáp ứng được yêu cầu của thế kỷ mới, các quốc gia cần quan tâm đến chínhsách phát triển NNL y tế cộng đồng, tăng cường công tác quy hoạch NNL y tếcộng đồng và đổi mới quản trị [153, tr.87-135].

Sách tham khảo: “Fundamentals of human resources in healthcare

paperback” (Cẩm nang những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực y tế), của các tác

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 31

giả Bruce Fried và Myron D Fottler Nội dung cuốn sách cho thấy nguồn nhân lựcvào bối cảnh của môi trường chăm sóc sức khỏe ngày nay, với tất cả những thayđổi nhanh chóng, liên tục và chưa từng có, bao gồm các nội dung: (1) về tăngcường sự đa dạng và hòa nhập vào các tổ chức chăm sóc sức khỏe; (2) tài liệu mởrộng về bồi thường cho bác sĩ; (3) về môi trường pháp lý và quy định về quản lýnguồn nhân lực, bao gồm quấy rối tình dục, giám sát điện tử và khám xét nơi làmviệc và chấm dứt hợp đồng; (4) chương mới về thực hành quản lý nguồn nhân lựchỗ trợ cải thiện chất lượng và an toàn cho bệnh nhân sáng kiến; (5) những pháttriển hiện tại trong tổ chức công đoàn và thành viên công đoàn trong các tổ chứcchăm sóc sức khỏe [152, tr.28-210].

Sách tham khảo: “Healthcare human resource management: The Fourth

edition”, của các tác giả Flynn, Valentine, Meglich Nội dung cuốn sách bàn về

những vấn đề đặt ra trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và quản lý hệthống y tế ở các quốc gia trên thế giới hiện nay; đánh giá về thực trạng NNL y tếthế giới hiện nay về cấu trúc và chất lượng; những mục tiêu trong việc phát triểnNNL y tế Nội dung cuốn sách cũng chỉ ra những giải pháp để nâng cao chất lượngNNL y tế để đáp ứng được nhu cầu thách thức hiện nay trong chăm sóc sức khỏenhân dân gồm: biện pháp kế hoạch hóa, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo,nâng cao chất lượng quản lý đào tạo, đổi mới nội dung đánh giá NNL y tế [163,tr.208-247].

Cuốn sách có tựa để “Healthcare human resource management” (Tạm dịch:

Quản lý nguồn nhân lực y tế) của các tác giả Walter J Flynn, Robert L Mathis vàJohn H Jackson là kết quả của những nghiên cứu về các yếu tố tác động đếnnguồn nhân lực y tế; bản chất, thách thức trong quản lý nguồn nhân lực y tế; nănglực, cơ cấu, tiêu chuẩn của nguồn nhân lực y tế; quản lý chiến lược về nguồn nhânlực y tế; thiết kế, phân tích, mô tả công việc (trong lĩnh vực y tế); tuyển dụng nhânlực y tế; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế; đánh giá nhân lực y tế theo kết quả thựchiện công việc; tiền lương và đãi ngộ đối với nhân lực y tế [186, tr.21-153] Nhữngnội dung này mang tính lý luận cao, được quan niệm như những nguyên

Trang 32

tắc có tính khung trong việc thiết lập các mô hình quản lý nguồn nhân lực y tế cụthể cho từng cấp độ khác nhau.

Nghiên cứu của tác giả Michael Mncedisi Willie trong bài: “Identifying

Training Needs for Healthcare Organisation”, đăng trên Tạp chí Y học Thế giới

số 2/2019 Nội dung bài viết cho thấy lĩnh vực chăm sóc sức khỏe luôn phát triểnvà thay đổi môi trường và một số những thay đổi quan trọng phần lớn được thúcđẩy thông qua Công nghệ Do đó, điều quan trọng là các tổ chức chăm sóc sứckhỏe phải tiếp tục đầu tư vào mọi người, bằng cách nâng cao kỹ năng cho họ trongcác lĩnh vực sẽ cũng tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh Điều này bao gồm đàotạo về công nghệ và các công cụ nhằm cải thiện các quy trình và hiệu quả kinhdoanh Quản lý tri thức, đào tạo và phát triển là chìa khóa các thuộc tính đối với sựtăng trưởng và phát triển của tổ chức Hầu hết các tổ chức phát triển các chínhsách và thủ tục xung quanh vấn đề này, để đảm bảo rằng có liên tục đào tạo nhânviên về các khía cạnh chính của doanh nghiệp [175, tr.24-27].

Bài viết của tác giả Peteris Apinis về: “Physician in 30 years from Now will

Technology and Politics” (Bác sĩ trong 30 năm nữa sẽ thế nào dưới sự tác động

của chính trị và công nghệ? Mối quan hệ giữa bác sỹ với với bệnh nhân sẽ làmthay đổi xã hội và Y học như thế nào?),Tạp chí Y học Thế giới số 2/2019 Nộidung bài viết phân tích sự thay đổi của nền y học từ năm 1835, sau chuyến tàu đầutiên bị tai nạn ở sau chuyến tàu bị tai nạn trên đường từ Nuremberg đến Fürth, đếnnay công nghệ đã là tham đổi quá nhiều về y học Sự thay đổi về nhận thức trongđào tạo bác sỹ năm 2019 với năng 2049 cũng sẽ có nhiều khác biệt Trí tuệ nhântạo, công nghệ số, internet vạn vật, công nghệ sinh học, các phần mềm chăm sócsức khỏe và chính trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của NNL y tế,những tác động đó làm thay đổi công tác đào tạo lực lượng nhân viên y tế trongtương lai [181, tr.34-41].

Bài viết của nhà y học Pēteris Apinis về: “Global Challenges in Medical

Ethics – Medicine for Healthy People (insight of sport medicine)”, (Những thách

thức toàn cầu về đạo đức y tế - Thuốc cho người khỏe mạnh (cái nhìn sâu sắc về yhọc thể thao)), Tạp chí Y học Thế giới số 1/2018 Nội dung bài viết cho thấy,

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 33

người thầy thuốc luôn là đại sứ của lối sống lành mạnh và theo mặc định, đóng vaitrò như một hình mẫu và nêu gương cho một cuộc sống khỏe mạnh Điều này cónghĩa là, một lý tưởng bác sĩ nên: yêu thích thể thao và vận động cơ thể, rèn luyệnsức khỏe bản thân và khuyến nghị như vậy thực hành cho bệnh nhân của họ; nênăn uống lành mạnh và tránh thừa cân; không hút thuốc khi uống rượu; hỗ trợ thểthao dưới mọi hình thức và biểu hiện, vận động thể dục thể thao hàng ngày lớp họccho học sinh; Quan tâm đặc biệt đến sinh lý, hóa sinh và lý sinh [180, tr.35-39].

Một trong những nội dung cốt lõi trong Báo cáo thường niên năm 2006 của

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có tiêu đề “Working together for health” (Cùng

nhau làm việc vì sức khỏe con người) Nội dung báo cáo bao gồm đánh giá củachuyên gia về cuộc khủng hoảng hiện tại trong lực lượng lao động y tế toàn cầu vàcác đề xuất đầy tham vọng để giải quyết nó trong mười năm tới, bắt đầu ngay lậptức Báo cáo cho thấy sự thiếu hụt ước tính gần 4,3 triệu bác sĩ, nữ hộ sinh, y tá vànhân viên hỗ trợ trên toàn thế giới Tình trạng thiếu hụt diễn ra trầm trọng nhất ởcác nước nghèo nhất, đặc biệt là ở châu Phi cận Sahara, nơi cần nhân viên y tếnhất [178, tr.9-15] Theo nội dung của báo cáo, mục tiêu cuối cùng của các chiếnlược nhân lực y tế là một hệ thống cung cấp có thể đảm bảo khả năng tiếp cận phổcập đến chăm sóc sức khỏe và bảo trợ xã hội cho mọi công dân ở mọi quốc gia.Không có kế hoạch chi tiết toàn cầu nào mô tả cách để đạt được điều đó - mỗiquốc gia phải đưa ra kế hoạch của riêng mình Các chiến lược lực lượng lao độnghiệu quả phải phù hợp với tình hình riêng của một quốc gia và dựa trên sự đồngthuận xã hội [187, tr.119-129].

Trong ấn phẩm có tựa đề “Regional strategy on human resouces for health

2006 – 2015” (Chiến lược cấp khu vực về nhân lực y tế giai đoạn 2006 - 2015)

của World Health Organization Nội dung ấn phẩm đã phân tích về tầm quan trọngvề vai trò của nhân viên ý tế đối với sức khỏe cộng đồng, sự phát triển kinh tế xãhội ở các quốc gia trong khu vực Đông bắc Á và Nam Á Ấn phẩm của WHO cũngđã khái quát thực trạng NNL, các chính sách phát triển y tế ở một số nước quốc giatrong khu vực Đông Bắc Á và Nam Á Để thực hiện có hiệu quả những mực tiêuthiên niên kỷ về y tế, ấn phẩm khuyến cáo các quốc gia cần tập trung vào các

Trang 34

mực tiêu: (1) xây dựng quy hoạch phát triển NNL y tế; (2) tăng cường các biệnpháp đào tạo, bồi dưỡng NNL; (3) đổi mới các chính sách phân bổ NNL y tế theovùng, miền, quy mô lao động; (4) xây dựng các chính sách thu hút và giữ chânnhững người có trình độ, kinh nghiệm; (5) đổi mới môi trường làm việc và quản lýnhân viên y tế [188, tr.8-38].

Trong ấn phẩm có tựa đề “Everybody’s business: Strengthening health

systems to improve health outcomes: WHO’s framework for action (tạm dịch:

Tăng cường hệ thống y tế để cải thiện kết quả sức khỏe: Chương trình hành độngcủa WHO) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận định về tình hình biến đổi,phát sinh các loại bệnh mới với mức độ nguy hiểm và biến đổi phức tạp nên cầnthiết phải hoạch định các chiến lược nhằm tăng cường khả năng của hệ thống y tếdựa trên nền tảng các tiến bộ trong khoa học công nghệ nói chung, tiến bộ trong yhọc quốc tế nói riêng Chương trình hành động được đề cập của WHO bắt đầu từnăm 2007 và xác định đến 2015 với nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết các nhu cầucấp bách được đặt ra trong việc cải thiện liên tục hiệu suất và khả năng của hệthống y tế, phục vụ cho các mục đích tăng cường sức khỏe, tuổi thọ của con ngườitrong bối cảnh hiện tại và tương lai, bên cạnh đó còn nhằm sử dụng một cách cóhiệu quả đối với các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực y tế.Chương trình hành động này của WHO được tiến hành nhằm mục đích tang cườngvai trò của WHO trong hệ thống y tế thế giới với sự phân bổ tương đối chênh lệchgiữa các khu vực và quốc gia, gắn liền với nó là quá trình biến động phức tạp, khólường trước một cách đầy đủ [189].

Trong cuốn sách có tựa đề “Global standards for quality improvement”

(Cải thiện chất lượng đào tạo y tế cơ bản toàn cầu: Bản sửa đổi 2015 ), của Liênđoàn Giáo dục y tế thế giới (World Federation for Medical Education) Nội dungấn phẩm đề cập đến những các kết quả đầu ra (outcomes) của NNL y tế cần đạtđược hướng đến nâng cao chất lượng khám chữa bệnh Ấn phẩm cũng đề cậpnhững vấn đề về: (1) xây dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; (2) cấutrúc khung chương trình đào tạo; (3) phương pháp đào tạo NNL y tế; (4) đào tạo

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 35

hệ thống hóa sinh cho nhân viên y tế; (5) vai trò của chính phủ trong đào tạo NNLy tế; (6) hệ thống các chính sách cần có để phát triển NNL y tế [190, tr.20-43].

Trong cuốn sách “Basic Concepts of healthcare human resource

management” (Tạm dich: Những quan điểm cơ bản về quản lý nguồn nhân lực y

tế), tác giả Nancy J Niles đã đưa ra một số quan điểm được xem như là giá trị cốtlõi trong quản lý nguồn nhân lực y tế như quan điểm về tính đặc thù của đối tượngquản lý, dẫn đến tính đặc thù của chính sách quản lý nguồn nhân lực y tế; quanđiểm về tính tương hỗ trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực y tế mà chủyếu là đội ngũ y bác sĩ đối với việc hạn chế, phòng ngừa bệnh tật trong bối cảnhbiến đổi; quan điểm về tính quyết định của giáo dục và đào tạo ngành y đối vớichất lượng nguồn nhân lực y tế… Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến vai trò quantrọng của nguồn nhân lực y tế trong tổng thể cơ cấu nguồn nhân lực quốc gia vàquốc tế, những hướng tiếp cận mới trong quản lý nguồn nhân lực y tế trên cơ sở kếthừa và phát triển các học thuyết về quản trị nhân sự vốn rất được quan tâm trongkhu vực tư nhân [178].

Trong bài biết có tựa đề “Health sector reform and human resources:

lessons from the United Kingdom” (Tạm dịch: Cải cách ngành y tế và quản lý

nguồn nhân lực: Những bài học kinh nghiệm từ Vương quốc Anh) của tác giảBuchan, J đã đánh giá một cách tương đối khái quát, toàn diện đối với nguồn nhânlực trong suốt giai đoạn thực thi những cải cách quan trọng đối với nền y tế nướcAnh Bài viết nhấn mạnh đến những điểm được coi là nút thắt quan trọng trongnhững điểm đổi mới quan trọng của nền y tế Anh mà có thể được nghiên cứu vàvận dụng cho các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia đang trong quá trìnhcơ cấu lại nền y tế quốc gia Điểm nổi bật nhất trong bài viết chính là khái quát lạixu hướng cải cách trong những thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20 trong đó chú ýđến việc điều chỉnh lại phân bổ, cơ cấu các nguồn lực, bao gồm nguồn nhân lực,trong hệ thống y tế vốn bị thúc đẩy bởi các yếu tố cạnh tranh theo quy luật thịtrường, chất lượng y tế chăm sóc sức khỏe bị buộc phải thay đổi theo hướng thíchnghi với yêu cầu của người dân, trực tiếp là người khám và chữa bệnh nhằm đạtđược sự hài lòng, thỏa mãn từ phía họ Tác giả cũng khẳng định yếu tố thành công

Trang 36

trong cải cách y tế ở Vương quốc Anh chính là nhờ vào thay thế nhân lực yếu kémbằng những người có năng lực tốt hơn, sự thay đổi văn hóa tổ chức trong các cơ sởy tế, đạo đức nghề nghiệp và thúc đẩy tinh thần, thái độ phục vụ tận tụy từ phíađội ngũ nhân lực ngành y tế [151].

Hai tác giả Gilles Dusault và Carl Ardy Dubois trong bài viết “Human

resources for health policies: A critical component in health policies” (Tạm dịch:

Nguồn nhân lực: Cấu phần quan trọng trong các chính sách y tế) đã tập trung vàomột số nội dung như: vai trò quan trọng của nguồn nhân lực y tế trong hệ thống ytế nói chung, trong quá trình thực hiện các chính sách y tế nói riêng, đặc biệt là cácchính sách về cải cách hệ thống y tế, đồng thời nêu ra những trở ngại thách thứctrong việc cải cách hệ thống y tế như sự mất cân đối về số lượng, phân bổ và sựkhông đồng đều về chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống y tế và sự phối hợpkhông tốt giữa các bên trong việc quản lý nhân lực y tế và hoạch định các chínhsách y tế [166].

1.1.2.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Sách giáo trình sau đại học: “Quản lý nguồn nhân lực y tế” của Trường Đại

học y tế Công cộng, Nxb Y học 2018 Nội dung cuốn sách bao gồm 7 bài giảng về:(1) tổng quan NNL y tế; (2) nguyên tắc cơ bản quản lý NNL y tế; (3) xây dựngquy hoạch, kế hoạch NNL y tế; (4) tuyển dụng và sử dụng nhân lực; (5) đào tạo vàphát triển NNL y tế; (6) đánh giá thực hiện công việc của nhân viên y tế; (7) tạođộng lực làm việc cho nhân viên y tế Theo nội dung giáo trình, có 7 chức năngQLNN về NNL y tế: chức năng quy hoạch, kế hoạch; xây dựng tổ chức bộ máy;xây dựng hệ thống chính sách; nâng cao chất lượng NNL y tế; xây dựng về hệthống thi, cấp chứng chỉ hành nghề; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmđối với cơ sở y tế công lập; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát QLNN đối vớiđội ngũ nhân viên y tế [57, tr.42-53].

Luận án tiến sỹ của tác giả Bùi Thị Ánh Tuyết: “Quản lý nhà nước về phát

triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao tại Sơn La”, chuyên ngành Kinh tế, Đại học

Ngoại Thương 2020 Tác giả quan niệm: “QLNN về phát triển NNL y tế trình độ

cao ở địa phương là việc sử dụng quyền lực của Nhà nước để điều chỉnh quá trình

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 37

làm tăng lên số lượng, chất lượng, tạo ra một cách hợp lý cơ cấu NNL y tế cótrình độ đào tạo cao đẳng trở lên từ việc nâng cao năng lực chuyên môn, y đứccủa những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhândân địa phương” [134, tr.27] Nghiên cứu cũng làm rõ các nội dung QLNN về

phát triển NNL y tế chất lượng cao gồm: (1) xây dựng quy hoạch, kế hoạch, banhành chính sách phát triển NNL y tế có trình độ cao; (2) tổ chức bộ máy QLNNtriển khai xây dựng NNL y tế chất lượng cao; (3) kiểm tra, giám sát việc phát triểnNNL y tế có chất lượng cao [134, tr.29-36] Kết quả nghiên cứu của tác giả đã làmrõ thực trạng QLNN về phát triển NNL y tế có trình độ cao tại Sơn La, song bêncạnh đó cũng có những thách thức cần phải có những giải pháp để thực hiện tốthơn giai đoạn kế tiếp.

Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo nhân lực y tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội” do

hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Y tế tổ chức năm 2007, các chuyên gia, nhà nghiêncứu tham dự Hội thảo đã tập trung vào phân tích thực trạng nhân lực y tế ViệtNam để từ đó tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực y tế, nângcao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành y tế nước ta Hầu hết các tác giả đềunhất trí cho rằng mô hình đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nhân lực y tế nóiriêng theo nhu cầu xã hội là mô hình phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về tính hiệuquả, tiết kiệm các nguồn lực vốn bị hạn chế bởi nhiều nguyên do khác nhau Cácnhà nghiên cứu, các chuyên gia tham gia Hội thảo đã lý giải một số nét về mô hìnhđào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội, trong đó chỉ ra mối quan hệ lợi ích giữacác bên gồm nhân lực chuyên môn (đội ngũ y bác sĩ, những người làm công tácchuyên môn trong ngành y), chủ thể quản lý, chủ thể cung cấp dịch vụ đào tạo vàcác đơn vị sử dụng nhân lực đã qua đào tạo Mô hình này buộc chủ thể cung cấpdịch vụ đào tạo phải nghiên cứu nhu cầu của xã hội, thị trường lao động để có cácđiều chỉnh về nội dung và phương pháp đào tạo; nhân lực được đào tạo những kiếnthức, kỹ năng chuyên môn có tính ứng dụng cao trong thực tiễn nghề nghiệp; cácđơn vị sử dụng nhân lực có thể phân công, bố trí công việc ngay mà không cầnphải đào tạo lại như những năm trước đây; chủ thể quản lý nhà nước cũng gặpthuận lợi trong việc ban hành các chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực y tế,

Trang 38

tránh được tình trạng phải nghiên cứu các giải pháp sắp xếp, tạo việc làm cho nhânlực tuy đã được đào tạo nhưng không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đời sốngxã hội [11].

Bài viết “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế công”, hai tác giả

Nguyễn Văn Cường và Lâm Đình Tuấn Hải đã hệ thống và làm rõ một số nội dunglý luận về QLNN đối với NNL y tế như định nghĩa các khái niệm, hệ thống hóacác văn bản pháp luật làm khung thể chế cho hoạt động quản lý nhà nước đối vớinguồn nhân lực y tế, trình bày kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một sốquốc gia gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản; tiến hành phân tích, đánh giá thựctrạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh;trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướcđối với nguồn nhân lực y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh như: đẩy mạnh xây dựngvà hoàn thiện cơ chế chính sách đối với nguồn nhân lực y tế; đổi mới công tác quyhoạch lãnh đạo; đổi mới hoạt động tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực y tế; đổimới công tác đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp và đãingộ đối với nguồn nhân lực y tế; đẩy mạnh xã hội hóa y tế [52].

Trong luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thúy Hường: “Nguồn nhân lực y tế

vùng đồng bằng sông Hồng”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2015.

Nội dung luận án đã làm rõ những cơ sở lí luận và thực tiễn NNL y tế: khái niệm,đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực y tế; hệ thống nội dung lý thuyết về pháttriển nguồn nhân lực y tế; luận giải các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lựcy tế gồm: vấn đề dân số và tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế vềlao động trong lĩnh vực y tế, tiến bộ trong y học và cơ cấu bệnh tật, chính sách vàpháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực y tế [77, tr.21-68] Đồng thời, tiếnhành đánh giá thực trạng nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông Hồng, khẳngđịnh những thành tựu đạt được về quy mô, số lượng, đáp ứng được yêu cầu đặt ra;bên cạnh đó, chỉ rõ những mặt hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực y tế nhưthiếu chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu nhân lực bất hợp lý,đào tạo, bồi dưỡng thiếu hiệu quả [77, tr.76-121] Tác giả cũng chỉ ra một sốnguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực y tế vùng

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Trang 39

đồng bằng sông Hồng trong những năm qua, trên cơ sở đó, đề xuất năm phươnghướng và năm nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế vùngđồng bằng sông Hồng.

Đề tài nghiên cứu khoa học Mã số KX-05-11: “Nghiên cứu quản lý nguồn

nhân lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, của Viện

Chiến lược và Chính sách Y tế (2005) Kết quả nghiên cứu đã xây dựng một hệthống các khái niệm công cụ và các cách tiếp cận nghiên NNL, quản lý NNL; làmrõ quan điểm phát triển y tế bền vững và vấn đề quản lý NNL y tế [146, tr.8-36].Kết quả nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ y tế về trình độ, cơcấu; các nội dung liên quan đến nhân lực trong các bệnh viện công lập; các nộidung về nhân lực y tế tại các địa bàn khó khăn; nêu và phân tích một số chính sáchđặc thù đối với cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ y tế làm việc tại các địa bàn khókhăn [146, tr.41-72] Đồng thời, đề xuất các giải pháp từ tổng thể đến cụ thể nhằmnâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực y tế, đảm bảo cả về sốlượng lẫn chất lượng phục vụ cho các mục tiêu trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Chính trong đề tài: “Đánh giá thực trạng

đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật viên y tế tại các bệnh viện thuộc 28tỉnh phía Bắc”, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 Thông qua nghiên cứu đối

tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, kỹ thuật viên, học sinh thuộc 5chuyên ngành kỹ thuật (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, răng hàm mặt, gây mêhồi sức, phục hồi chức năng) của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các cơ sở đàotạo kỹ thuật viên y tế thuộc 28 tỉnh phía Bắc Kết quả cho thấy kỹ thuật viên làmkhông đúng chuyên ngành đào tạo là 26,8%, trong đó 48,5% điều dưỡng làm côngviệc của kỹ thuật viên Kỹ thuật viên làm việc tại các cơ sở y tế nhà nước là76,6% Học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp là 66,2%, số học viên sau tốtnghiệp không làm đúng chuyên ngành được đào tạo là 23,4% Kiến thức và kỹnăng thực hành chuyên ngành của kỹ thuật viên y tế học tại trường so với nhu cầuthực tế không phù hợp chiếm tới 18,5% và trang thiết bị đào tạo tại trường kémhơn so với các cơ sở làm việc là 51% [40, tr 34-53].

Trang 40

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Minh Lợi với tên đề tài: “Quản lý nhà

nước về đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay”, chuyên ngành

Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia Kết quả nghiên cứu của luận án đã

là song tỏ những cơ sở lí luận QLNN đối với NNL điều dưỡng: khái niệm, đặcđiểm NNL điều dưỡng, QLNN về đào tạo NNL điều dưỡng [84, tr.36-72] Luận áncũng làm sáng tỏ quá trình phát triển của ngành điều dưỡng; thực trạng hoạt độngđào tạo NNL ngành điều dưỡng và thực trạng QLNN về đào tạo NNL điều dưỡng.Qua phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo NNL điều dưỡng, luận án đềxuất 05 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thiện QLNN đối với lĩnh vực này gồm:giải pháp về quy hoạch nguồn nhân lực điều dưỡng, giải pháp về thể chế, chínhsách đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng, giải pháp về tổ chức bộ máy, đội ngũ cánbộ quản lý và cán bộ, giảng viên đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng, giải pháp vềcơ chế tài chính, giải pháp về tính tự chủ gắn với thanh tra, kiểm tra trong đào tạonguồn nhân lực điều dưỡng [84, 131-149].

Bài viết của tác giả Bùi Thị Ánh Tuyết về: “Nghiên cứu lý thuyết QLNN về

NNL y tế chất lượng cao ở địa phương”, Tạp chí Công thương số 4/2020 Thông

qua tiếp cận một số công trình nghiên cứu về phát triển NNL y tế ở trên thế giới, ởNam Phi, tác giả đã xây dượng những cơ sở lí luận QLNN về phát triển NNL y tếcó trình độ cao ở địa phương gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung, chủ thể, côngcụ QLNN về NNL y tế có trình độ cao, qua đó tác giả xây dựng được khung lýthuyết QLNN về NNL y tế có chất lượng cao [133, tr.26-42].

Tác giả Phạm Văn Tác trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Hành

chính công với đề tài Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học

trong lĩnh vực y tế đã tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước đối với

nhóm nhân lực đặc thù trong ngành y tế là đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đạihọc Đây là một nhóm nhân lực quan trọng bao gồm các bác sĩ được đào tạo bàibản, gắn với trình độ tương đối cao, trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnhcho nhân dân Luận án đã phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối vớiđội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học, chỉ ra những thành công và hạn chế củahoạt động quản lý nhà nước gắn với các nguyên nhân cụ thể của chúng, Trên cơ sở

LUAN MOI download : skknchat@gmail.com luan an tien si downl

Ngày đăng: 13/07/2022, 07:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w