Đặc Điểm Phân Bổ - Trên thế giới: Ốc hương phân bổ ở biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương, và 1 số vùng biển Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản.. - Ốc hương trưởng thành sống chủ yếu ở nề
Trang 1Đặc Điểm Sinh Học Của
Ốc Hương
Trang 2I Đặc Điểm Phân Loại Và Hình Thái Cấu Tạo
1 Đặc điểm phân loại
Ốc hương thuộc:
- Ngành: Mollusca
- Lớp: Gastrotropoda
- Lớp phụ: Prosobranchia
- Bộ: Neogastropada
- Họ: Businidae
- Giống: Babykibua Schluter, 1838
- Loài: Babykibua areolata (Link 1807)
2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Ốc hương có vỏ mỏng nhưng rất chắn, tháp vỏ bằng chiều dài của vỏ Mặt ngoài da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiếm vân màu tím, nâu, nâu dậm hình chữ nhật hay hình thoi Lỗ miệng có vỏ hình bán nguyệt, mặt trong có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu
II Đặc Điểm Phân Bổ
- Trên thế giới: Ốc hương phân bổ ở biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình
Dương, và 1 số vùng biển Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản
- Ở Việt Nam: Ốc hương phân bổ dọc ven biển từ Bắc vào Nam Khu vực ốc
hương sống thường cách xa bờ 2 – 3 km, có nền đáy hồ gềnh tương đối dốc, chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu trung bình 8 – 12m Ốc hương sống vùi ở đáy cát
III Điều Kiện Môi Trường
Trang 31 Chất đáy
- Ốc hương con thường sống ở vùng đáy cát có lớp bùn mềm trên mặt
- Ốc hương trưởng thành sống chủ yếu ở nền đáy cát, cát bùn hoặc cát có pha lẫn vỏ động vật thân mềm
- Ở những vùng đáy có nhiều mùn bã hữu cơ và khí H2S ốc hương thường không phân bố hoặc di chuyển đến vùng đáy cát sạch hơn
2 Độ mặn
- Ốc hương phân bố ở vùng biển khơi nên chúng là loài hẹp muối
- Độ mặn thích hợp nhất cho ố hương phát triển là từ 30 – 50%
- Ấu trùng, con non và con trưởng thành có khả năng thích nghi với độ mặn từ
15 – 45% nếu được thuần hóa dần dần
- Lưu ý là việc tăng hoặc giảm nhiệt độ mặn đột ngột đều gây chết cho ốc do
bị sốc
3 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho ốc hương sinh trưởng và phát triển là từ 26 – 28 độ C
Ốc hương có khả năng chịu đựng nhiệt độ từ 12 – 35 độ C Khả năng thích ứng với nhiệt độ thấp của ốc hương tốt hơn thích ứng với nhiệt độ cao Nhiệt
độ trên 35 độ C có thể đã bắt đầu gây chết ốc, nếu nhiệt độ này kéo dài trong khoảng 24 giờ
4 Oxy hòa tan
Ốc hương thích hợp với hàm lượng oxy hòa tan cần ở mức từ 4 – 6 mg/l
5 Độ pH
Trang 4Thường thì pH không ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của
ốc hương (trừ giai đoạn ấu trùng bơi) pH thích hợp nhất cho ốc hương phát triển là từ 6 – 9
IV Đặc Điểm Dinh Dưỡng
- Dinh dưỡng của ốc hương thay đổi theo giai đoạn phát triển Ở giai đoạn ấu trùng, ốc hương ăn chủ yếu các loài tảo đơn bào Từ giai đoạn ốc giống đến
ốc trưởng thành, thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ (như trai, sò, nghêu,…), các loại giáp xác (như tôm, cua, ghẹ), cá…
- Lượng thức ăn của ốc hương tiêu thụ hàng ngày dao động từ 5 – 22% (trung bình 12%), tùy thuộc vào loại thức ăn ưa thích và điều kiện môi trường nuôi
- Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn nhuyễn thể hai mảnh vỏ, tôm có chất lượng cao, mùi vị ưa thích được ốc hương ăn nhiều nhất, các loại cá ít được
ốc ưa thích hơn
V Đặc Điểm Sinh Trưởng
Ốc hương có kích thước thì tốc độ tăng trưởng cáng cao, nhanh nhất là nhóm kích thuốc từ 1 – 10 và từ 10 – 20 mm và chậm nhất, gần như không đáng kể
là nhóm kích thước trên 40 mm
VI Đặc Điểm Sinh Sản
1 Phân biệt giới tính
Ốc hương là loại thụ tinh trong Nếu quan sát bên ngoài không thể phân biệt được ốc hương đực và ốc hương cái
Để phân biệt được giới tính của ốc người ta dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau, theo bảng sau:
Trang 5Đặc điểm Ốc hương đực Ốc hương cái
Cơ quan sinh dục
ngoài Gai giao phối Lỗ sinh dục
Tuyến sinh dục Tuyến tinh màu vàng
cam
Buồng trừng màu nâu tối
Sản phẩm sinh dục Tinh trùng Trứng
Tuyến Albumin Không có Có
Tuyến sinh bọc
2 Quá trình đẻ trứng
- Ốc hương có khả năng thành thục quanh năm Tỉ lệ thành thục cao nhất từ tháng 3 đến tháng 10 Ốc hương cái mỗi lần đẻ từ 18 đến 75 bọc trứng (trung bình 38 bọc trứng), mỗi bọc trứng chứa từ 170 – 1.850 trứng
- Tỷ lệ đực cái trong quần đàn tự nhiên: Theo nhiều nghiên cứu, kết quả kiểm tra trên 531 cá thể ốc trưởng thành (kích thước > 60mm) có 318 cá thể cái (chiếm 55%) và 213 cá thể đực (chiếm 45%) Tỉ lệ giới tính trung bình được xác định là 1:1.49