1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Đánh giá nhân cách (In lần thứ hai): Phần 1

63 16 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Đánh giá nhân cách
Tác giả Nguyễn Đức Sơn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Đánh giá nhân cách
Thể loại giáo trình
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 32,95 MB

Nội dung

(BQ) Phần 1 cuốn giáo trình Đánh giá nhân cách giới thiệu tới người đọc các nội dung: Khái quát chung về đánh giá nhân cách, một số vấn đề về rối nhiễu nhân cách, nguồn thông tin và kỹ thuật đánh giá nhân cách. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 2

EB

UNIVERSITY OF EDUCATION PUBLISHING HOUSE

GIAO TRÌNH ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH Nguyễn Đức Sơn

“Sách được xuất bản theo chỉ đạo biên soạn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phục vụ công tác đảo to

Bản quyền xuất bản thuộc về Nhà xuất bản Đạihọ Sưpham,

Mọi hình thức sao chép oàn bộ hạ một phần hoặc các hình thức phát hành “mà kHông có sự cho phép trước bằng văn bản “của Nhã ất bản Đại học Sư phạm đầu là phạm pháp luật

Chứng tôi liên mong muốn nhận được những liến đồng góp củe quỷ vị độc giả

.đểsách ngày càng hoàn thiện hơn Mọi góp ý về sách, xin vuiléng gi vé dia chi email: kehoach@nxbdhspeduvn lên hệ vế bản thảo và dịch vụ bản quyền

Trang 3

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

1.1 KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

1.1.1.Khái niệm chung về đánh giá nhân cách 1.1.2 Nhiệm vụ của đánh giá nhân cách

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐO LƯỜNG TÂM LÍ TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN các 1.2.1 Trắc nghiệm nhân cách

1:22 Các thuộc tính đo lường của trắc nghiệm nhân cách

1.2.3 Đặc trưng của trắc nghiệm nhân cách

1.3 CÁC NGUYÊN TÁC TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁC! 1.3.1 Nguyên tắc phương pháp luận

1.3.2 Các nguyên tắc và yêu cầu cụ thể

1.4 DANH GIA NHAN CÁCH Ở LỨA TUỔI HỌC SINH: TIẾP CẬN, MUCBICH 'VÀ NGUYÊN TẮC 1.4.1 Tiếp cận —

142 Mục đích: tư vấn, định hướng và ngăn ngừa 1.4.3.Nguyên tắc

1.4.4.Một số vấn đề về phát triển đánh giá nhân cách ở Việt Nam CÂU HỎI ÔN TẬP

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RỐI NHIỄU NHÂN CÁC! 2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỐI NHIÊU NHÂN CÁCH

Khái niệm rối nhiễu nhân cách

.Đặc điểm của rối nhiễu nhân cách và phân biệt với các vấn để liên quan 1.3 Các giả thuyết về nguyên nhât

2.2 PHAN LOAI CÁC RỖI NHIÊU NHÂN CÁCH

2.2.1 DSM-IV và các tiêu chuẩn chẩn đoán chung về rối nhiễu nhân các! 2.2.2 Phân loại và tiêu chí chẩn đoán theo ICD-10

2.2.3 Rối nhiều nhân cách ở trẻ em và thiếu niên

2.3 MỘT SỐ RỐI NHIỄU NHÂN CÁCH

2.3.1 Rối nhiễu nhóm 2.3.2 Rối nhiễu nhóm B 2.3.3 Rối nhiễu nhóm C

CÂU HỎI ÔN TẬP

CHUONG 3 NGUỒN THÔNG TIN VÀ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH 3.1 CÁC NGUỒN THÔNG TIN TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH:

3.1.1.Nguồn thông tin tự khai báo của cá nhân

3.12 Nguồn thông tin từ quan sát

3.1.3 Nguồn thông tin từ hồ sơ, tiểu sử của cá nha

Trang 4

3.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH 3.2.1 Quan sát hành vi

3.2.2.Kĩthuật phỏng vấn

3.2.3 Đánh giá bởi người quan sát và tự đánh giá

3.24 Kithudt dua trén hoạt động (performance based) hay phóng chiếu CÂU HỘI ÔN TẬP

'CHƯƠNG 4 MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH 4.1 BANG LIET KE HANH VI

4.1.1 Bang liệt kẽ hành vi trẻ em TM, Achenbach

.4.1.2 Bảng sàng lọc hành vi học sinh Hill Walker va Herb Severson

42.TRẮC NGHIỆM 16PF CUA RB, CATTELL (16 PERSONALITY FACTOR QUESTIONAIRE 4.2.1 Giới thiệu 4.2.2 Thuc hig

4.24, Ndi dung trée nghigm

42.5 Truéng hop minh hoa ~ Báo cáo kết quả trắc nghiệm

4.3 BẰNG KIỂM NHÂN CÁCH THANH THIẾU NIÊN (PERSONALITY INVENTORY FOR YOUTH - PIY) 30 4.3.1 Giới thiệu 4.3.2 Yêu cáu 4.3.3 Cách tiến hành

43.5 Nội dung trắc nghiệm

43.6 Trường hợp minh hoạ - Báo cáo sàng lọ

4.4, TRAC NGHIEM MMPI-2 (MINNESOTA MULTIPHASIC PERSONALITY INVENTORY), 4.4.1 Giới thiệu vé MMPI

4.42 Yêu cầu

4.4.3 Cách tiến hành 4.4.4 Xử kết qui

4.4.5 Nội dung trắc nghiệm 4.4.6 Trường hợp minh hoa

4.5 GIỚI THIỆU VỀ TAT - THEMATIC APPERCEPTION TES† 4.5.1 Giới thiệu

4.5.2 Đặc trưng của các bức tranh 4.5.3 Thực hiện trắc nghiệm

4.5.4 Diễn giải kết quả

CÂU HỎI ÔN TẬI

'PHỤ LỤC NỘI DUNG CÁC TRẮC NGHIỆM VÀ BẢNG KIỂM

Phụ lục 1 TRẮC NGHIỆM 16PF ~ CATTELL BỘ CÂU HỎI (BẢN A) Phụ lục 2 NOI DUNG BANG KIỂM - PIY

Phụ lục 3 NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM MMPI-2

Trang 5

LOI NOI BAU

Đánh giá tâm lí nói chung, đánh giá nhân cách nói riêng là lĩnh vực thiết yếu của Tâm lí học Ý nghĩa của đánh giá tâm lí đối với sự phát triển của ngành Tâm lí học

có tính đa tầng và đa chiều: nghiên cứu, phát triển lí thuyết, ứng dụng và lâm sàng Do các điều kiện về lịch sử phát triển, việc nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng

đánh giá nhân cách ở nước ta từ trước tới nay chưa thực sự được chú ý và chưa

đạt được những kết quả rõ nét

Trong quá trình phát triển của ngành Tâm lí học, các chương trình đào tạo mang tính ứng dụng ngày càng được chú ý, trong đó Đánh giá tâm lí là một trong

những môn học mang tính chuyên sâu và cốt lõi Do vậy, đối với các chuyên

ngành đào tạo Tâm lí học, theo hướng Tâm lí học trường học hay Tâm lí học lâm sàng, Đánh giá nhân cách là môn học được quan tâm ngay từ khi xây dựng chương trình Tuy vậy, việc nghiên cứu và giảng dạy môn học này còn gặp nhiều

khó khăn, trong đó sự thiếu vắng các tài liệu có hệ thống về đánh giá nhân cách là một khó khăn lớn Giáo trình này là kết quả của sự có gắng của tác giả nhằm bước

đầu khắc phục khó khăn đó

Đây là tài liệu có hệ thống đầu tiên, trực tiếp về đánh giá nhân cách, với các

nội dung được sử dụng đẻ giảng dạy trong những khoá đầu tiên của ngành Tâm lí học —

định hướng Tâm lí học trường học tại Khoa Tâm lí ~ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên cơ sở kế thừa các tài liệu trước đó và tham khảo các tài liệu khác có liên quan

Do đánh giá nhân cách là lĩnh vực rất rộng về mục đích, nội dung, hình thức đánh giá và khả năng ứng dụng nên giáo trình này khó tránh khỏi thiếu sót

Trang 6

CHUGNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH Chương 1 trình bày các vấn đề chung về đánh giá nhân cách, bao gồm các nội đung chính:

Khái niệm đánh giá nhân cách, mục đích, nhiệm vụ, nội dung của hoạt động đánh giá nhân cách, phân biệt lĩnh vực đánh giá nhân cách với các

lĩnh vực khác trong Tâm lí học

" Một số vấn để về các thuộc tính đo lường của trắc nghiệm nhân cách: độ hiệu lực, độ tin cậy của trắc nghiệm đánh giá nhân cách; các đặc trưng của trắc nghiệm nhân cách

w Céc nguyên tắc và yêu cầu đối với nghiệm viên (người đánh giá) và nghiệm

thể (người được đánh giá), yêu cầu trong đánh giá nhân cách học sinh Yêu cầu đối với người học:

~ Trình bày, phân tích được khái niệm đánh giá nhân cách và phân biệt được

các khái niệm có liên quan ệ

~ Liên hệ, đối chiếu các nội dung của chương với các kiến thức có liên quan trong Tâm lí học: Tâm lí học nhân cách, Tâm lí học phát triển đã được học trong chương trình

~ Trình bày được các nguyên tắc, yêu cầu trong đánh giá nhân cách Có khả năng vận dụng các nguyên tắc, yêu cầu đó trong việc thực hành đánh giá nhân cách

1.1 KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

1.1.1 Khái niệm chung về đánh giá nhân cách

Trong Tâm lí học hiện nay, thuật ngữ đánh giá râm lí được hiểu theo những cách khác nhau Có tác giả hiểu đánh giá đồng nghĩa với chẩn đoán tâm lí, tác gỉ khác lại hiểu đánh giá đồng nghĩa với đo lường tâm lí Do vậy, việc đưa ra một

ệc là hết sức cần thiết Khái niệm này sẽ là cơ sở cho việc

triển khai các nội dung cơ bản của tài liệu này

Trang 7

Trước hết, về khái niệm đánh giá tâm lí Đánh giá được hiểu như là quá trình thu thập và phân tích thông tỉn theo các tiêu chí nhất định để có thể đưa ra các nhận định, quyết định mang tính hướng dẫn, tư vấn hay hành chính Đánh giá như là một hoạt động đi đến kết quả là các nhận định, quyết định chứ không hiểu đơn

thuần như là một “lời phán xét” Như vậy, để đánh giá cần có các tiêu chí, thu

thập thông tin từ các nguồn khác nhau, từ đó xác định mức độ, tính chất của vấn đề làm cơ sở cho các quyết định tiếp theo Đánh giá tâm lí cũng được hiểu từ xuất phát điểm như vậy Đánh giá tâm lí là việc thu thập, phân tích thông tin để xác

nhận, lượng giá các hiện tượng, các vấn đề tâm lí ở cá nhân theo những tiêu chí

nhất định, làm cơ sở cho việc tiến hành các tác động tiếp theo

Phân biệt đánh giá tâm lí và chẵn đoán tâm lí Trong lĩnh vực đánh giá tâm lí

có hai khái niệm gần nhau và đôi khi được hiểu một cách đồng nhất Đó là đánh giá

tâm lí và chẩn đoán tâm lí Mặc dù hai khái niệm này rất gần và việc phân biệt là tương đối, vẫn cần có sự phân biệt để có cách hiểu thống nhất Đánh giá được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm chẩn đoán Chẩn đoán được hiểu là công việc xác

định bản chất của một lệch lạc, rối nhiễu hay bệnh lí, nguyên nhân của hiện tượng rối nhiễu hay lệch lạc đó ở cá nhân cụ thể Chẩn đoán tập trung vào việc làm rõ,

xác nhận một lệch lạc, một rối loạn hay một bệnh, dựa trên những thông tỉn ban

đầu hay giả thuyết ban đầu để định hướng chẩn đoán Như vậy, chan đoán cũng cần thu thập thông tin, tuy nhiên mục tiêu của chẩn đoán hẹp hơn và sâu hơn Nếu

coi chẩn đoán là một quá trình thì quá trình chẩn đoán bao gồm nhiều khâu, bao

gồm cả đánh giá — theo nghĩa hẹp Đánh giá hiểu theo nghĩa hẹp là một khâu, một

công đoạn trong quá trình chẩn đoán Ở tài liệu này, đánh giá được hiểu theo

nghĩa rộng, theo đó chẩn đoán là một dạng đánh giá đặc biệt và chuyên sâu

Trắc nghiệm tâm lí và đánh giá tâm lí Trắc nghiệm tâm lí (test) với tư cách là công cụ đo lường tâm lí là một yếu tố cần thiết và quan trọng trong hoạt động đánh giá Trắc nghiệm được sử dụng trong quá trình đánh giá để thu thập thông

tứn Thực hiên trắc nghiệm (testing) là một khâu của đánh giá Nhưng thực hiện

trắc nghiệm không đồng nhất với đánh giá Bởi lẽ, để đánh giá cấu trúc tâm lí của một người nào đó một cách đúng đắn thì đánh giá đó không chỉ được dựa trên kết quả của trắc nghiệm mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác như: quan sát, thực

nghiệm tự nhiên hoặc thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, cũng có thể là qua

việc đàm thoại, điều tra Tuy nhiên, nhà nghiên cứu rất chú ý sử dụng phương

pháp trắc nghiệm Bởi vì trắc nghiệm trong những điều kiện nhất định sẽ là một

công cụ tốt giúp chúng ta đánh giá, nhận xét xác đáng hơn đối với hiện tượng tâm

Trang 8

Đánh giá và nhận định một hiện tượng tâm lí hay nhân cách là một vấn đề phức tạp vì nó động chạm đến cả các vấn đề khoa học và các vấn đề đạo đức xã hội Khi đánh giá tâm lí người bao gồm nhiều tham số, cẳn nhiều trắc nghiệm cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhận thức, tình cảm, năng lực, tính cách Ngoài ra, đánh giá tâm lí cũng cần nhiều nguồn thông tỉn khác nhau như: cha me thầy

cô, bạn bè theo nhiều cách quan sát khác nhau, có thể là quan sát trong tự nhiên

khi một em bé đang chơi với bạn bè hoặc quan sát trong phòng thí nghiệm với các dụng cụ chỉ định của người nghiên cứu Trong nhiều trường hợp, tất cả những đánh giá này sau đó được tổng hợp và thống nhất với nhau thành một nhận định chung về tâm lí của nghiệm thể được đánh giá Ví dụ như khi ta nói cậu bé A thông minh thì đây là một nhận định được tổng hợp từ nhiều kết quả khác nhau trong quá trình quan sát, đàm thoại, trắc nghiệm với cậu bé A đó Từ cách hiểu này, đánh giá nhân cách được hiểu rộng hơn so với việc sử dụng trắc nghiệm hay sử dụng một công cụ đo lường tâm lí Trong đánh giá đương nhiên cần có các công cụ đo lường nhân cách (các trắc nghiệm, bảng kiểm, check list ) và sử dụng các công cụ đó Nhưng việc sử dụng các công cụ đó chỉ là một phần của đánh giá nhân cách

Từ những điểm phân biệt đó, đánh giá nhân cách được hiểu là việc #iw thập

các thông tin về một nhân cách để xác định, nhận biết, lượng giá các dấu hiệu

các nét cơ bản, các mẫu hành vi, các trạng thái, các xu hướng phát triển của

nhân cách, cũng như các vẫn đề, lệch lạc có thể có ở nhân cách bằng cách sử

dụng các công cự đo lường tâm lí Các kết quả của đánh giá nhân cách là cơ sở cho việc chân đoán sâu hơn, lên kế hoạch cho việc phòng ngừa hoặc can thiệp đối với nhân cách

Như vậy, đánh giá nhân cách là một công việc nhất thiết phải có trong hoạt

động cung cấp dịch vụ tâm lí, lâm sàng hoặc trường học Trong đó, đánh giá có thể ở mức độ khác nhau: từ đánh giá sàng lọc, đến đánh giá chân đoán, đánh giá đơn giản hay đánh giá chuyên sâu

Phạm vi của đánh giá nhân cách rất rộng và rất đa dạng Tuy vậy, quan

trọng là cần xuất phát từ cách hiểu nhân cách như là một cá nhân cụ thể với tr cách là chủ thể tâm lí và chủ thể xã hội trong quá trình phát triển và tương tác

Điểm xuất phát này cho phép nghiên cứu nhân cách với tư cách là một cá

nhân cụ thể trong quá trình hình thành và phát triển tâm lí của nó để trở thành một

chủ thể tâm lí (tức là có khả năng điều khiển, chỉnh tâm lí của bản thân: điều

Trang 9

tâm lí riêng khác biệt với những cá nhân khác) Các hiện tượng tâm lí này ở chủ

thể có thể theo đõi, đánh giá, can thiệp bằng các phương pháp khoa học Đồng

thời cá nhân phát triển trong bối cảnh tương tác với các cá nhân khác trong các

nhóm xã hội — chủ thể của hoạt động trong đời sống xã hội Quan điểm này cho phép thao tác hoá việc đánh giá nhân cách

Từ đó cần nhấn mạnh rằng đánh giá nhân cách cần được hiểu trước hết là

đánh giá một cá nhân cụ thể, tránh cách hiểu về nhân cách một cách trừu tượng,

tách khỏi cá nhân cụ thể Chỉ có thể đánh giá nhân cách khi nhân cách ấy được thẻ

hiện một cách cụ thể sống động qua hành vi cụ thể, trải nghiệm cụ thể của một

con người cụ thể, trong hoàn cảnh sống cụ thể Trừu xuất nhân cách khỏi cá nhân cụ thể thì không thể có đánh giá khoa học và càng không phải là đánh giá của tâm

If khoa học, mà là đánh giá của văn hoá học hay văn học Không thể đánh giá nhân cách theo nghĩa khoa học ứng dụng và thực chứng khi cá nhân không tồn tại

Như vậy, có thể và cần phải đánh giá nhân cách ấy với tư cách là chủ thể tâm

1í (cái tôi, xúc cảm và sự điều chỉnh xúc cảm, nhận thức, thái độ và sự định hướng hành vi, các kiểu hành vi ôn định ở cá nhân ) và chủ thể xã hội (hành vi xã hội, động cơ xã hội, tương tác xã h:

Từ đó có thể thấy đánh giá nhân cách bao gồm đánh giá từng mặt của nhân

cách: đánh giá về xúc cảm, đánh giá về hành vi, đánh giá về cái tôi, đánh giá về động cơ, đến đánh giá tổng quát nhân cách để có được một bức tranh tổng thể về nhân cách

Hoạt động đánh giá nhân cách bao gồm các thành phần:

— Mục tiêu đánh giá: Đánh giá nhằm mục đích nào? Đánh giá sàng lọc các vấn đề tâm lí hay đánh giá để nhận dạng, phân loại nhân cách, hay đánh giá ứng dụng cho hướng nghiệp, hôn nhân

— Các công cụ đánh giá: Các trắc nghiệm, các bảng kiểm kê, các thang đo

~ Các nguyên tắc, các quy trình: Các nguyên tắc đánh giá nhân cách, các quy trình tiến hành các phương pháp, các trắc nghiệm

— Con người được đào tạo: Nắm vững các nguyên tắc đánh giá, có nền tảng kiến thức tâm lí học, kiến thức về đo lường tâm lí, có kĩ năng sử dụng trắc nghiệm

tâm lí

Các loại đánh giá:

~ Đánh giá chính thức: Là đánh giá sử dụng các công cụ đã được chuẩn hoá,

kết quả đánh giá cung cấp cho các nhiệm vụ chính thức: Đánh giá tâm thần,

nghiên cứu

Trang 10

~ Đánh giá không chính thức: Là đánh giá không theo tiêu chuẩn chặt chẽ

kiểu chuẩn hoá mà theo các tiêu chuẩn tham khảo (Criterion — referenced testing) Thường diễn ra trong hoạt động, cung cấp các thông tin bổ trợ cho việc tổ chức

hoạt động

1.1.2 Nhiệm vụ của đánh giá nhân cách

1.1.2.1 Cung cấp các dữ liệu cho công tác tâm lí học trường học

Với mô hình mới của tâm lí học trường học, trong đó công việc của nhà tâm lí

học trường học với học sinh bình thường chiếm đến 80% thời lượng, đánh giá

nhân cách giúp nhà tâm lí học trường học có cơ sở để tổ chức các hoạt động,

phòng ngừa, ngăn chặn Dựa trên các đánh giá điện rộng, các vấn đề cần lưu ý ở học sinh sẽ được chú ý và triển khai phòng ngừa

Bên cạnh đó, đánh giá nhân cách cho phép sàng lọc những học sinh có các

khó khăn, các vấn đề tâm lí cần phải chú ý và giám sát chuyên sâu

Đánh giá nhân cách cũng được sử dụng cho việc hướng nghiệp cho học sinh

toàn trường

1.1.2.2 Cung cấp các dữ liệu cho công tác tư vẫn tâm lí

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu tư vần tâm lí cũng tăng lên rõ rệt Trong nhiều trường hợp, nhà tư vấn phải sử dụng các trắc nghiệm tâm lí

để xác định rõ những vấn đề, những khó khăn hoặc suy giảm, biến đổi chức năng

tâm lí ở thân chủ Các dữ liệu thu được từ đánh giá nhân cách cho phép nhà tham

vấn có được bức tranh tổng quát về nhân cách của thân chủ: những nét nỗi bật cần

lưu ý, những mặt cần quan tâm, từ đó có cách tiếp cận phù hợp Đặc biệt, với

nguyên tắc lấy thân chủ làm trung tâm, nhà tham vấn cần phải dựa trên những

điểm mạnh còn được bảo toàn ở thân chủ, giúp họ tự mình lựa chọn cách giải quyết vấn đề tối ưu

Trong những trường hợp tham vấn nghề, đánh giá nhân cách cung cấp những cơ sở tốt để tư vấn cho thân chủ lựa chọn những ngành nghề phù hợp hoặc tìm

cách khắc phục những hạn chế của mình để tăng thêm hiệu quả hoạt động nghề “Thực tiễn tư vấn tâm lí cho thấy có rất nhiều trường hợp gắn liền với những vấn đề gia đình Để có được tư vấn xác đáng, nhà tư vấn phải tiền hành đánh giá

những vấn đề về gia đình Trong đánh giá các chức năng gia đình, các trắc

nghiệm tâm lí lâm sàng sẽ là những cứ liệu quan trọng, để phân tích các vấn đề trong gia đình: nguyên nhân của các bất hoà, xung đột; ảnh hưởng của nó tới từng

Trang 11

Sử dụng các đữ liệu đánh giá nhân cách trong tham vấn là hết sức cần thiết, nó cung cấp các cơ sở khoa học sâu cho quá trình tham vấn Điều này giúp tăng

cường hiệu quả tham vấn cũng như tăng cường hàm lượng tri thức khoa học tâm lí trong công việc, từ đó tạo được niềm tin ở thân chủ và làm sâu hơn tính chuyên

nghiệp của tham vấn

1.1.2.3 Cung cấp cứ liệu cho chẵn đoán các rối loạn tâm thần và nhân cách

Cũng như bắt kì lĩnh vực lâm sàng nào, đẻ chẩn đoán được các rối loạn hoặc

bệnh lí, nhà tâm lí học lâm sàng phải tông hợp các cứ liệu khác nhau về thân chủ: cứ liệu tiền sử, đặc điểm khởi bệnh, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng Trong bối cảnh hiện nay, khi mà các phương tiện kĩ thuật cao hầu như bá: lực đối với các rối

loạn tâm thân thì kết quả chẩn đoán tâm lí lâm sàng cũng có tác dụng hỗ trợ nhất

định cho thầy thuốc tâm thần

Bằng những công cụ của mình, nhà tâm lí lâm sàng tiếp cận người bệnh với các rối loạn tâm lí từ góc độ tâm lí học Trên cơ sở phân tích các biến đổi và r loạn chức năng tâm lí - nhân cách của người bệnh thể hiện qua kết quả trắc nghiệm, nhà tâm lí lâm sàng đưa ra nhận định, đánh giá về tính chất cũng như mức độ của các rối loạn tâm lí của người bệnh và về khả năng phù hợp với một bệnh hay một dạng rối loạn tâm thẳn nào đó

Trong lâm sàng tâm thần, chẩn đoán tâm lí lâm sàng thường được bác sĩ sử dụng làm cứ liệu tham khảo để chẩn đoán phân biệt Ví dụ, trong trường hợp khi

mà các triệu chứng lâm sàng chưa thể i gi

phép, chan đoán tâm lí sẽ là

phân biệt giữa tâm thần phân

1.1.2.4 Nghiên cứu động thái tâm lí trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị bằng thuốc hay sử dụng các liệu pháp tâm lí, nhà trị liệu quan tâm đến các biến đổi, các đáp ứng từ phía đối tượng, việc đánh giá nhân cách hoặc một số chức năng của nhân cách có thể cung cấp các nhận định cần thiết

Khi cần đánh giá hiệu quả của một loại thuốc nào đó, nhất là thuốc mới, bên cạnh

việc theo dõi, đánh giá các triệu chứng, trắc nghiệm tâm lí cũng thường được dùng như một trong những công cụ khách quan để thu thập thông tin về người bệnh Các kết quả trắc nghiệm tâm lí ở những thời điểm khác nhau của quá trình dùng thuốc sẽ là cứ liệu bổ ích, giúp thầy thuốc đánh giá tác dụng của thuốc Trắc nghiệm tâm lí còn được dùng nhằm so sánh kết quả điều trị giữa các loại thuốc, giữa các phác đồ, liệu pháp khác nhau Đối với trị liệu tâm lí, việc đáp ứng các tác động trị

liệu là rất quan trọng Đánh giá được mức độ và chiều hướng đáp ứng sẽ giúp nhà

trị liệu có được sự điều chỉnh hay củng cố phương hướng tác động đã xác định

Trang 12

1.1.2.5 Tham gia vào công tác giám định tâm thần

Giám định tâm thần là một công việc hết sức phức tạp vì liên quan đến các

vấn đề về luật pháp và quyền con người Do vậy các kết luận giám định phải thực

sự khách quan và khoa học Các kết quả trắc nghiệm tâm lí và đánh giá tâm lí là

một trong những nguồn cứ liệu quan trọng cho hội đồng giám định

Trong giám định tâm thần quân sự, đánh giá tâm lí góp phân xác định đối

tượng có đủ sức khoẻ - sức khoẻ tâm lí, để phục vụ trong quân đội hay không

'Việc sử dụng trắc nghiệm tâm lí trong việc xét tuyển quân sự đã được áp dụng rất

sớm, từ những năm 1930 tại Hoa Kì, đặc biệt trong một số lĩnh vực có các đòi hỏi

cao về sức khoẻ tâm thần

Để cung cấp cứ liệu cho giám định sức khoẻ tâm thân, đánh giá tâm lí không

chỉ tập trung vào chẩn đoán bệnh mà còn cả đánh giá mức độ suy giảm của các chức năng tâm lí ~ nhân cách

Trong giám định pháp y tâm thần, ngồi khfa canh chan đốn bệnh, đánh giá

tâm lí lâm sàng còn phải tham gia vào việc phân tích các tư liệu liên quan đến tình

huống phạm tội, đặc điểm tâm lí ~ nhân cách của tội phạm, nhân chứng và những

người có liên quan, độ tin cậy của các lời khai

Giám định pháp y tâm thần đối với trẻ vị thành niên là một công việc đặc biệt

Trong trường hợp này, đánh giá tâm lí góp phần xác định sự phát triển tâm lí ~

nhân cách của trẻ, xác định sự phù hợp của mức độ phát triển ở trẻ với lứa tuổi,

các nguyên nhân tâm lí dẫn đến hành vi phạm tội; năng lực nhận biết và ý thức của trẻ về hành vi của mình

1.1.2.6 Tham gia vào các liệu pháp tâm lí và liệu pháp tâm lí - xã hội

Trong quá trình can thiệp (ví dụ can thiệp sớm) hoặc trị liệu tâm lí, vai trò của

đánh giá tâm lí, đánh giá nhân cách là hết sức quan trọng Kết quả đánh giá cho

phép nhà trị liệu hay người can thiệp lựa chọn được cách thức, hình thức can thiệp và trị liệu cho phù hợp Chỉ khi xác định được các mức độ rối loạn hay chậm phát

i i ối loạn đó, nhà trị liệu mới có thể can thiệp và trị liệu

thành công vì các can thiệp tâm lí có tính cá biệt hoá rất rõ Khó có thể sử dụng cùng một tác động can thiệp cho những cá nhân khác nhau một cách hiệu quả khi

không tính đến việc điều chỉnh các tác động cho phù hợp với từng đối tượng

Trong tâm lí học lâm sàng, các nhà tâm lí lâm sàng là những người thiết kế và thực hiện những chương trình như: liệu pháp phục hồi chức năng, tái thích ứng xã hội, tâm lí ~ xã hội Đề thực hiện hệ thống các phương pháp điều trị như vậy cần phải có cơ sở là sự đánh giá kĩ lưỡng đối tượng từ ban đầu và đánh giá trong các

thời điểm trị liệu khác nhau

Trang 13

Tài liệu này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá nhân cách phục vụ cho hoạt động tâm lí học trường học và tư vấn tâm lí Do vậy, các chẩn đoán chuyên sâu không được đề cập một cách kĩ lưỡng

12 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐO LƯỜNG TÂM LÍ TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

Đánh giá khoa học đòi hỏi các công cụ có độ tin cậy, độ chính xác, đảm bao tính khách quan Các công cụ đo lường tâm lí nói chung và đo lường nhân cách

nói riêng (psychological measure; personality measure) bao gồm: các trắc nghiệm

tam If (psychological test) khách quan hoặc phóng ngoại (objective — projective); các bảng kiểm kê nhân cách (pesonality inventory); các bảng kiểm hành vi (behavior checklist); các thang đo (scale) Do vậy, trong đánh giá nhân cách

vấn đề công cụ được quan tâm hàng đầu: công cụ cần được lựa chọn phù hợp với mục tiêu đánh giá, công cụ cần có các đặc tính đo lường tốt, người đánh giá hiểu biết sâu và chắc chắn về công cụ Những vấn đề này liên quan đến lĩnh vực đo lường tâm lí (psychometry) mà người đánh giá nhất thiết phải có hiểu biết ở

mức độ nhất định

Với đánh giá nhân cách, một số các trắc nghiệm đòi hỏi người đánh giá phải học qua khoá học về đo lường tâm lí Do vậy, ở đây một số vấn đề về đo lường

tâm lí liên quan trực tiếp đến đánh giá nhân cách được trình bày làm cơ sở cho

việc lựa chọn, sử dụng các công cụ đo lường nhân cách sau này số vấn đề cơ

bản về đo lường tâm lí được trình bày bao gồm: tính hiệu lực về mặt khoa học của các công cụ đo lường tâm lí, độ tỉn cậy của công cụ đo lường tâm lí, một số điều

cần lưu ý đối với các công cụ đánh giá nhân cách

Trong đánh giá nhân cách, có thể sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau, tuy

vậy, các trắc nghiệm nhân cách vẫn là công cụ được sử dụng phỏ biến và đáp ứng

được các yêu cầu khoa học tốt hơn cả Dưới đây sẽ trình bày một số vấn đề về

trắc nghiệm nhân cách, các thuộc tính đo lường của trắc nghiệm nhân cách và

đặc trưng của trắc nghiệm nhân cách

1.2.1 Trắc nghiệm nhân cách

Trắc nghiệm là thuật ngữ được dịch từ chữ Test trong tiếng Anh Test theo nghĩa tiếng Hy Lạp là một phép thử, phép đo Trong rất nhiều tài liệu ở nước ta,

thuật ngữ “trắc nghiệm” và “test” được sử dụng với nghĩa tương đương nhau Một cách đơn giản, trắc nghiệm được hiểu là phép thử hoặc là phép đo các hiện tượng tâm lí ở người Trắc nghiệm tâm lí được coi là nhóm phương pháp nghiên cứu đang được sử dụng rộng rãi nhất trong Tâm lí học ở nước ngoài, trong cả nghiên cứu và

Trang 14

ứng dụng lâm sàng Nó là một trong những công cụ đặc biệt, giữ vai trò chủ yếu

để giải quyết các nhiệm vụ của chẩn đoán tâm lí lâm sàng Tuy nhiên ở nước ta, đo nhiều lí do, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lí vẫn chưa thực sự

được chú ý đúng mức

Theo định nghĩa của Từ điển y khoa Hợp chúng quốc Hoa Kì, trắc nghiệm

được định nghĩa là “việc sử dụng các số đo lường để đánh giá quá trình và các

chức năng trí tuệ, nhận thức hoặc hành vi, khả năng hoặc chức năng của trí tuệ

hoặc là nhận định về cảm xúc, hứng thú, tính cách, nhân cách”

Trắc nghiệm tâm lí là hệ thống các biện pháp (hay là một công cụ) đã được

chuẩn hoá về kĩ thuật, được quy định về nội dung và quy trình thực hiện, nhằm

đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hoặc một nhóm người

“Trắc nghiệm là một kiểu đánh giá hay đo lường có sử dụng những thủ pháp,

những kĩ thuật cụ thẻ, có tính hệ thống nhằm thu thập thông tin và chuyển những thông tin này thành các con số hoặc điểm để lượng hoá cái cần đo (một đặc điểm,

một thuộc tính tâm Ií ) Trắc nghiệm có sự khác biệt với các kĩ thuật đánh giá

khác như quan sát, phỏng vấn chủ yếu là mức độ kiểm soát được dùng trong suốt

quá trình thu thập thông tin Trong trắc nghiệm có những câu hỏi, mục hỏi (gọi là

item) hay những tình huống phải giải quyết, những phương án phải lựa chọn hay

những nhiệm vụ phải hoàn thành (bản chất là hệ thống bài tập đã được chuẩn

hoá) và một thủ tục hướng dẫn, cho điểm thống nhất cho từng câu hỏi Trắc nghiệm có thể được thiết kế dưới dạng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ, dưới dạng

khách quan hay chủ quan (thường gọi là trắc nghiệm phóng chiếu)

Trắc nghiệm tâm lí nói chung có thể chia thành nhiều loại Một cách phỏ biến,

người ta căn cứ vào hiện tượng tâm lí mà nghiệm có thể đo lường để phân

loại Theo đó, có các trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm năng lực, trắc nghiệm nhân

cách Trong tài liệu này chủ yếu đề cập đến các trắc nghiệm nhân cách, như là

một dạng của trắc nghiệm được sử dụng trong việc đo lường nhân cách Các trắc

nghiệm nhân cách thường hướng tới việc đo lường cấu trúc tâm lí của nhân cách như: các nét nhân cách và hành vi, các chiều kích của nhân cách, các cấu trúc tầng

sâu của nhân cách, các vấn đề của nhân cách, xác định những đặc điểm riêng của

cá nhân theo cấu trúc chung của nhân cách

Từ đó có thẻ đi đến cách hiểu:

Trắc nghiệm nhân cách là công cụ được chuẫn hoá về kĩ thuật, quy định

về nội dung, quy trình thực hiện và diễn giải kết quả nhằm đánh giá các mặt,

các chức năng hay tổng quát về nhân cách

Trang 15

Trong một số tài liệu, có tác giả đưa ra sự phân biệt giữa trắc nghiệm nhân

cách với các công cụ đo lường nhân cách khác theo cách sắp xếp trắc nghiệm vào

một nhóm, các bảng kiểm, thang đo vào nhóm khác — gọi là các bảng phỏng van

chuẩn hoá và các thang đánh giá (Nguyễn Văn Siêm (2007), Tâm bệnh học trẻ em

và thanh thiếu niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) Theo quan điểm của chúng

tôi, các công cụ đo lường nhân cách đáp ứng được các yêu cầu của trắc nghiệm thì đều được gọi là trắc nghiệm nhân cách tuy chúng có thể có các tên gọi khác nhau: bảng kiểm, thang đo hay trắc nghiệm Các yêu cầu về đo lường tâm lí chung cho

các công cụ được trình bày dưới đây

1.2.2 Các thuộc tính đo lường của trắc nghiệm nhân cách

1.2.2.1 Tính quy chuẩn

Mỗi trắc nghiệm nhân cách được thiết kế và hoàn chỉnh trên một mẫu đại diện

cho một quần thể (norm) về lứa tuổi, văn hoá, nghề nghiệp, sắc tộc, gi “

được lựa chọn và xác định phù hợp với mục tiêu đo đạc của trắc nghiệm Ví dụ

trắc nghiệm đó có đo lường các vấn đề rồi loạn nhân cách hay không, nếu có thì

đo lường loại nào, trắc nghiệm đó có phân chia việc sử dụng trong bối cảnh bệnh viện và ngồi bệnh viện hay khơng từ đó trong mẫu cần có sự hiện diện của

những đại diện có rối nhiễu nhân cách và trong các bối cảnh khác nhau Ví dụ:

Bảng kiểm kê nhân cách đa diện MMPI (Minesota Multiphasic Personality

Inventory) được thiết kế trên gần 3.000 nghiệm thẻ là các cá nhân thuộc 7 bang

của Mĩ, với các nhóm tuổi, dân tộc, bệnh lí và bình thường khác nhau Như vậy,

tính quy chuẩn được thể hiện ở hai mặt sau:

— Thứ nhất: Trắc nghiệm phải được chuẩn hoá về mặt kĩ thuật: về trình tự các

thao tác, kiện tiến hành trắc nghiệm, vai trò của người tiến hành trắc nghiệm (nghiệm viên), chuẩn hoá cách cho điểm, tính toán kết quả Tức là, các trắc nghiệm phải quy định rõ từng bước, từng khâu và yêu cầu có liên quan

nghiệm viên khi thực hiện trắc nghiệm phải tiền hành một quy trình kĩ thuật như

nhau để đảm bảo tính chính xác của trắc nghiệm

— Thứ hai: Điểm chuẩn của trắc nghiệm phải được xác lập trên một nhóm đông người (nhóm mẫu - norm) Khi có được hệ thống điểm chuẩn này, chúng được coi là hệ thống điểm cơ sở để đối chiếu kết quả đánh giá của các cá nhân khác Nói cách khác, kết quả đánh giá một cá nhân chỉ có thể giải thích được và

có ý nghĩa khi so sánh với hệ thống điểm chuẩn của trắc nghiệm — kết quả của

những người khác Đánh giá bắt kì phẩm chắt tâm lí nào của nhân cách cũng phải dựa theo những đơn vị chuẩn này Đây là nội dung cơ bản của tính quy chuẩn của trắc nghiệm nhân cách rất cần được chú ý khi diễn giải kết quả của trắc nghiệm

Trang 16

1.2.2.2 Độ hiệu lực

Trắc nghiệm phải đo được những cái cần nghiên cứu và hiệu quả đo lường

của nó phải đạt đến mức độ cần thiết Độ hiệu lực của trắc nghiệm là khả năng của trắc nghiệm đo được cái nó cần đo Đây là đặc tính quan trọng nhất của trắc nghiệm tâm lí Một trắc nghiệm tâm lí chỉ hữu ích khi nó có độ hiệu lực, tức là nó

cho phép đo được hiện tượng tâm lí mà nó được thiết kế để đo Độ hiệu lực của

trắc nghiệm một mặt được đo bằng hệ số tương quan giữa các chỉ số trắc nghiệm,

mặt khác được đo bằng sự đánh giá đã qua kiểm tra một cách khách quan các phẩm chất tâm lí của khách thể nghiên cứu

Độ hiệu lực của tắc nghiệm bao gồm năm loại: độ hiệu lực về nội dung; độ hiệu lực về cấu trúc tâm If; độ hiệu lực về khả năng dự báo của trắc nghiệm; độ hiệu lực tiêu chuẩn hay tiêu chí; và độ hiệu lực so sánh Nội dung cụ thể của các

loại hiệu lực như sau:

~ Độ hiệu lực nội dung (content validity): Nội dung của trắc nghiệm có phù

hợp dé do các đặc điểm của hiện tượng tâm lí cần đo không? Các item có nội

dung phù hợp với đối tượng cần đo hoặc có liên quan đến một phần của đối tượng hay không? Độ hiệu lực nội dung thường đi kèm với độ hiệu lực bề mặt (face validity): Cac item của trắc nghiệm có bao quát đầy đủ các biểu hiện của đối

tượng hay không?

+ Độ hiệu lực cấu trúc (construct validity): Một tric nghiệm có độ hiệu lực cấu trúc tốt tức là trắc nghiệm có cấu trúc phù hợp với cấu trúc lí thuyết của hiện tượng tâm lí cần đo Nói cách khác, cấu trúc của trắc nghiệm cần được xây dựng

trên cơ sở một lí thuyết về hiện tượng tâm lí cần đo Do vậy, để hiểu được độ hiệu

lực cầu trúc cần phải hiểu được cơ sở lí thuyết làm nền tảng cho nó

+ Độ hiệu lực dự báo (predictive validity): Kết quả của trắc nghiệm phù hợp với các tiêu chuẩn đo lường về đối tượng trong tương lai Ví dụ, trắc nghiệm về năng lực lãnh đạo của một người trong tương lai có thể dự báo được khả năng đó

của họ trong tương lai

+ Độ hiệu lực tiêu chuẩn hay tiêu chí (criterion validity): Kết quả đo được

của trắc nghiệm phải có quan hệ chặt chẽ và tương đồng với các tiêu chí bên ngoài được dùng dé đánh giá hiện tượng tâm lí đó Ví dụ: Trắc nghiệm về năng lực được coi là có độ hiệu lực tiêu chuẩn nếu kết quả đo của nó về năng lực của một đối tượng trùng với đánh giá về năng lực của đối tượng trong công việc

thực tế

+ Độ hiệu lực so sánh (concurent validity): Kết quả của trắc nghiệm có tương

quan với kết quả của một trắc nghiệm khác đã được thừa nhận là có hiệu lực

[TRUỦNP PHEBjK) s12 12043 IAG- MA TRANG | 17

(„MMWN

Trang 17

Nói cách khác nếu tiến hành đo lường đối tượng bằng hai phương pháp khác nhau tại cùng một thời điểm thì kết quả phải tương đồng nhau

1.2.2.3 Độ tin cậy

Đây chính là sự ổn định của các kết quả trắc nghiệm, nghĩa là khi sử dụng những hình thức khác nhau của một trắc nghiệm hoặc khi tiến hành một trắc nghiệm

lặp lại nhiều lần trên cùng một khách thể nghiên cứu (hay trên những khách thể

tương đương nhau), thì kết quả các lần trắc nghiệm đều giống nhau

Các trắc nghiệm được sử dụng để đo lường một hiện tượng tâm lí nào đó, hoặc một vài thuộc tính, một vài mặt trong tâm lí của con người trong những điều

kiện đo lường nhất định Sự ổn định của trắc nghiệm theo thời gian và theo tình huống được gọi là độ tin cậy của trắc nghiệm Nói cách khác, trắc nghiệm hay thang đo cho kết quả đo lường tương đối ồn định đối với một người hay nhóm

người dù được đo trong các thời điểm khác nhau thì có độ tin cậy Độ tin cậy

được xác định bằng nhiều cách, trong đó, có thể xác định bằng hệ số tương quan giữa các item của thang đo hoặc trắc nghiệm — goi là độ

thang đo Hệ số này dao động từ 0 - 1 Hệ số càng cao độ tỉn cậy càng lớn và ngược lại Một công cụ đo tốt là công cụ có độ tin cậy cao

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của trắc nghiệm, ví dụ như số lượng và chất lượng các bài tập tiền hành trong trắc nghiệm; sự đa dạng

khách thể nghiên cứu; mức độ chính xác của việc đánh giá các câu trả lời của khách

thể nghiên cứu Khi phân tích tâm lí các kết quả nghiên cứu, chúng ta phải luôn

luôn tính đến các đặc điểm định tính và mức độ phát triển của khách thẻ

1.2.3 Đặc trưng của trắc nghiệm nhân cách

Ngoài những điểm chung của trắc nghiệm tâm lí, trắc nghiệm nhân cách có

một số điểm riêng như sau:

~ Nhìn chung các trắc nghiệm nhân cách không đòi hỏi những quy trình, tài liệu, dụng cụ thực hiện phức tạp, thường được dùng dưới dạng giấy - bút (paper and pencil) Do vậy, kết quả trắc nghiệm thường được ghi lại một cách trực tiếp

~ Kết quả của trắc nghiệm nhân cách thường phải được so sánh với chuẩn

chung của nhóm mẫu theo các bối cảnh tương ứng: trong bệnh vién (clinic setting)

hay ngoài bệnh viện (non clinic setting), theo nhóm độ tuổi, theo nhóm giới tính

hay nghề nghiệp

~ Kết quả của trắc nghiệm nhân cách mang tính cá nhân hoá cao, tức là nó

cung cấp các dữ liệu của riêng mỗi nhân cách và một cách tổng quát cho thấy một

Trang 18

chân dung nhân cách (có thể coi là thể hiện ở thiết đồ nhân cách — profile = được

xác định khi có kết quả trắc nghiệm) Vì vậy, việc xử lí số liệu mang tính thống kê cần được hết sức lưu ý Các số liệu mang tính đại điện trong thống kê như điểm trung bình của một nhóm cá nhân có thể không phản ánh đúng bản chất của kết quả

Vi du: Theo trac ng! 16PF của Cattell, yếu tố A (hướng néi — hudng ngoại) của một nhân cách có điểm trắc nghiệm là 8 cho kết luận nhân cách đó thuộc loại hướng ngoại Một cá nhân khác có điểm 2, cho biết nhân cách này thuộc loại hướng nội Nếu tính điểm trung bình của hai nhân cách sẽ có điểm là 5 - nhân

cách trung gian Kết quả trung bình này đã sẽ làm sai lệch cơ bản kết quả đánh sid, néu lấy điểm đó đại điện cho mẫu nghiên cứu thống kê Tuy vậy, cân lưu ý rằng một số trắc nghiệm vẫn có điểm trung bình chung của nhóm mẫu để làm căn

cứ quy chuẩn khi xem xét điểm của một cá nhân cụ thể

~— Trắc nghiệm nhân cách chủ yếu sử dụng kiểu dành cho cá nhân

~ Trắc nghiệm nhân cách có độ nhạy về văn hoá rắt cao Đánh giá nhân cách

chủ yếu là đánh giá mặt xã hội, văn hoá của cá nhân, sự chấp nhận, sự tương đồng

của nhân cách trong mối quan hệ với cộng đồng văn hoá của họ Các kiểu hành vi, ứng xử, xúc cảm của nhân cách mang tính văn hoá - cộng đồng của nhóm chuẩn, do vậy, các kết quả đều được giải thích trên cơ sở hành vi văn hoá của nhóm này

Việc sử dụng trắc nghiệm nhân cách trên những người được đánh giá (nghiệm thẻ) thuộc một nền văn hoá khác có thể cho kết quả không chính xác Để sử dụng được

các trắc nghiệm nhân cách cho những nghiệm thể khác cần có sự thích nghi về

ngôn ngữ và văn hoá (validiting) Đây là điều cần hết sức lưu ý trong khi lựa chọn

công cụ và diễn giải kết quả

~— Trong các trắc nghiệm nhân cách có dạng trắc nghiệm đặc biệt là #rắc nghiệm

phóng ngoại (Projective) Đây là dạng trắc nghiệm cho phép phát hiện được những vấn đề vô thức ở nghiệm thể thông qua sự phóng chiếu các nội dung tâm lí ra bên ngoài trước các kích thích không rõ ràng — kích thích mờ Để sử dụng dạng trắc nghiệm này, đồi hỏi nghiệm viên phải được đào tạo kĩ càng cả về chuyên ngành Tâm lí học cũng như việc sử dụng các trắc nghiệm cụ thể này

1.3 CÁC NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ NHÂN CÁCH

1.3.1 Nguyên tắc phương pháp luận

Để có được sự đánh giá nhân cách khoa học, cần sử dụng kết hợp các nhóm

phương pháp, các công cụ đo lường khác nhau Trong đó, mỗi phương pháp,

mỗi công cụ được xây dựng trên một cơ sở lí luận nhất định Vì mỗi phương pháp

chỉ đem lại những kết quả nhất định (do giới hạn của phương pháp đó), cho nên

Trang 19

việc kết hợp, luận giải kết quả chung như thế nào lại phụ thuộc vào trình độ, quan điểm của người đánh giá Như vậy, để có được cơ sở chung cho việc đánh giá cần phải có các nguyên tắc phương pháp luận làm nền tảng và định hướng cho người

đánh giá

Những nguyên tắc phương pháp luận là cơ sở chung nhất để những người đánh giá tiến hành việc lựa chọn nhóm phương pháp hợp lí và tiến hành phân tích

cứ liệu thu được một cách tối ưu Mặt khác, đây cũng là cơ sở để chúng ta tiếp

thu một cách có chọn lọc, có phê phán các quan điểm của các trường phái tâm lí khác nhau

Nguyên tắc phương pháp luận gồm các nguyên tắc cụ thể sau:

1.3.1.1 Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng

Dù có nhiều xuất phát điểm triết học và quan điểm khác nhau, Tâm lí học hiện đại đã đi đến một sự thống nhất nhất định về quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội trong tâm lí con người đề từ đó có định hướng nghiên cứu, vận dụng Tố rằng

Theo đó, cần nghiên cứu tâm lí trong mối liên hệ với các chức năng sinh lí

Sinh học là yếu tố đóng vai trò lề, cơ sở vật chất cho sự hình thành va phát triển tâm lí Không có nền tảng sinh học của con người thì không thể có tâm lí người Với vai trò này, đánh giá nhân cách không bỏ qua yếu tố sinh học của cá

nhân Xem xét những vấn đề tâm lí của nhân cách cin phải liên hệ với các yếu tố

về thể chất, sức khoẻ và lịch sử phát triển thể chất của cá nhân Nhân cách không,

tôn tại một cách trừu tượng tách biệt với thể chất của cá nhân

Bất kì một rối loạn nào trong cơ thể cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động của

hệ thần kinh và qua đó mà ảnh hưởng, làm biến đổi tâm lí cá nhân Vì lẽ đó, chúng ta không thể nghiên cứu tâm lí một cách chung chung, mà phải nghiên cứu một cách cụ thể trên con người cụ thê với những, vấn đề cụ thể Trạng thái bệnh lí

của cơ thể, đặc biệt là của hệ thần kinh trung ương làm cho con người phản ánh hiện thực khách quan một cách sai lệch, thậm chí còn phản ánh một cách bệnh lí Với các trạng thái bệnh lí khác nhau, sự phản ánh sai lệch của người bệnh cũng không giống nhau Do vậy, chúng ta không thể tách các nghiên cứu tâm lí ra khỏi các nghiên cứu về sinh lí, đặc biệt là các hoạt động sinh lí thần kinh cấp cao

Mặt khác, không sinh học hoá bản chất của nhân cách Nhân cách không hình thành, phát triển theo cơ chế sinh học, mà theo cơ chế lĩnh hội kinh nghiệm xã hội — lịch sử, thông qua các hoạt động tích cực của chủ thể Khi ra đời, con người mới chỉ đơn thuần là một tổn tại sinh học, một cơ thể sống Bản thân

Trang 20

cá thể người, nếu không được sống trong môi trường xã hội thì không bao giờ

trở thành con người với đúng nghĩa của nó Chỉ sống trong xã hội loài người, cá

thể người mới có đủ điều kiện để trở thành con người Những kinh nghiệm xã hội lịch sử người mà thể hệ người trước truyền lại được cho thế hệ sau như kiến

thức, kĩ năng, kĩ xảo không phải bằng con đường sinh học Đứa trẻ phải học

tập, từ cách sử dụng đồ chơi đến sử dụng các đồ dùng khác và sau này là học

cách sử dụng các công cụ lao động; trẻ phải học cách đếm, cách viết Chính từ

những hoạt động tích cực của mình, con người đã lĩnh hội “kinh nghiệm” của xã

hội, của người khác và biến nó thành vốn liếng của riêng minh

Quyết định luận duy vật biện chứng khẳng định điều kiện sống, hoàn cảnh

sống có vai trò quyết định gián tiếp sự phát triển nhân cách Ngược lại, tâm lí,

nhân cách có tính độc lập nhất định đối với hoàn cảnh và có khả năng chỉ phối hoàn cảnh ở mức độ nhất định

Do vậy khi đánh giá nhân cách, chúng ta phải xem xét nó trong một thể thống nhất các mối liên hệ qua lại phức tạp giữa con người với thực tại khách quan Điều này có nghĩa là phải xem xét một nhân cách cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh xã hội — lịch sử cụ thể, với các mối quan hệ gia đình, dòng họ, xã hội

phức tạp và bị chỉ phối bởi các tập tục từ bao đời, kể cả những tập tục, thói quen không tích cực

1.3.1.2 Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động

Tâm lí, ý thức và các phẩm chất nhân cách của con người được hình thành

trong hoạt động và thông qua hoạt động Không có hoạt động thì con người không

thể có bất kì một hiện tượng tâm lí nào, dù là đơn giản nhất Các hiện tượng tâm lí

lại được biểu hiện qua hoạt động Chúng ta chỉ có u và giải thích một cách

đúng đắn các hiện tượng tâm lí con người trong điều kiện coi chúng là sản phẩm

của hoạt động Thực chất hoạt động tâm lí là hoạt động tỉnh thần giúp con người

có thể thích ứng và sống trong các hoàn cảnh khác nhau Sự phá vỡ hoạt động tâm

1í sẽ dẫn tới sự phá vỡ hoạt động sống nói chung của con người

Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động trong đánh giá

nhân cách được khai thác ở hai phương diện chính:

~ Thứ nhất: Tâm lí của cá nhân như là hoạt động - hoạt động bên trong - đóng vai trò động lực, định hướng và điều chỉnh các hành vi bên ngoài Đánh giá

nhân cách, tâm lí không chỉ đơn thuần là sự ghi nhận những biến đổi, rối loạn

các chức năng tâm lí, hoặc là “đo đạc” mức độ suy giảm của chúng, mà phải xem xét chúng như một hoạt động Phải đi sâu phân tích lĩnh vực động cơ, quá trình

Trang 21

tạo mục đích, mối quan hệ động cơ — mục đích, cách thức sử dụng công cụ,

phương tiện hoạt động, sự biển đổi trong quá trình hoạt động của chủ thể Điều này cũng có nghĩa là phải đi sâu tiếp cận các cơ chế vận hành bên trong của trạng,

thái bệnh lí, tâm lí và nhân cách người được đánh giá

— Thứ hai: Trong đánh giá nhân cách, hoạt động bên ngoài của cá nhân cũng

được coi là một nguồn thông tin và một tiêu chí quan trọng để nhận biết nhân

cách Ở đây đòi hỏi phải nghiên cứu tâm lí, nhân cách cá nhân dưới góc độ các hoạt động, hành động của họ Các thông tin từ nguồn này giúp nhận biết và giải thích được sự khác biệt của nhân cách này với nhân cách khác ở “bộ mặt bên ngoài làm cơ sở so sánh đối chiếu với các trải nghiệm bên trong Do vậy, trong

đánh giá nhân cách hiện nay, từ góc độ hành vi, người ta thường đề cập đến các

“hành vi ngoại hoá” (internalized behavior) và “hành vi nội hoá” (externalized behavior)

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng: hai phương diện này chỉ là sự tách biệt tương

đối đẻ tư duy Về bản chất chúng đan xen, cái bên ngoài là một mắt xích của cái bên trong và ngược lại

1.3.1.3 Nguyên tắc phát triển

Các hiện tượng tâm lí có thể xem là những hoạt động, đồng thời cũng có thẻ

xem chúng là những quá trình Bất kì một hiện tượng tâm lí nào cũng là kết quả

của các tương tác trước đó (tương tác giữa các hiện tượng tâm lí cá nhân, tương

tác giữa chủ thể với khách thẻ ) và là tác nhân cho các hiện tượng tâm lí tiếp

theo Do vậy, khi nghiên cứu bắt kì một hiện tượng tâm lí nào, chúng ta cũng phải nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của chúng

Nguyên tắc nghiên cứu, đánh giá các hiện tượng tâm lí trong trạng thái động có một ý nghĩa đặc biệt Nó giúp cho những người đánh giá nhìn nhận vấn đề một cách đầy đủ hơn Một mặt, họ thấy được các hiện tượng tâm lí luôn vận động và

phát triển theo quy luật nhất định, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kì có những nét riêng

Vi dụ, một số những biểu hiện của sự bi định về xúc cảm của cá nhân (thất thường) ở người trưởng thành lại là biểu hiện hoàn toàn chấp nhận được ở trẻ nhỏ

trong quá trình phát triển Nguyên tắc này còn cho thấy các hiện tượng tâm lí của

con người hồn tồn khơng phải là những hiện tượng riêng lẻ, tách rời nhau mà

chúng nằm trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Sự phát triển của các mặt

trong nhân cách không diễn ra đồng thời, nhưng sự phát triển của hiện tượng tâm

lí này lại làm biến đổi các hiện tượng tâm lí khác một cách hệ thống, trong tính

trọn vẹn của nhân cách

Trang 22

Một điểm đáng lưu ý khác rút ra từ nguyên tắc này là: không phải tất cả các

hiện tượng tâm lí của người được đánh giá đều vận hành theo hướng tích cực, hoặc đều phát triển theo những cơ chế bình thường, mà có khi chúng xuất hiện và vận hành theo cơ chế bệnh lí Những biến đổi tâm lí ở người được đánh giá diễn ra tắt phức tạp, không phải chỉ theo những cơ chế khác nhau Diễn biến của chúng bởi nhiều yếu tố và ngược lại, bản thân chúng cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các yếu tố, các hiện tượng khác trong nhân cách

1.3.2 Các nguyên tắc và yêu cầu cụ thể

1.3.2.1 Các nguyên tắc và yêu cầu liên quan đến mục đích đánh giá

Để đánh giá nhân cách, người đánh giá phải lựa chọn công cụ, xác lập quy

trình đánh giá, chú ý đến diễn giải kết quả nào đó Để thực hiện các công việc đó

một cách khoa học, đúng hướng cần xác định được mục đích đánh giá

~ Mục đích của đánh giá bao giờ cũng cần được xác định rõ ràng trước khi đánh giá Không có mục đích đánh giá thì không tiến hành đánh giá Không nên thực hiện việc đánh giá nhân cách chung chung

~ Mục đích đánh giá sẽ quy định chất lượng mong muốn, cách thức, hình thức đánh giá — Có thể liệt kê một số loại mục đích đánh giá và các chất lượng mong muốn như sau:

Mục đích Chất lượng mong muốn

Đánh giá văn tắt; có thể được quản lí và cho điểm một cách đơn

giản; gia tăng tối đa tính nhạy cảm và riêng biệt trong xác định

Sàng lọc những người có “nguy cơ” trong mẫu đánh giá; có hiệu lực trong

các nghiên cứu theo chiều dọc về khả năng dự đoán sự có mặt của

rối nhiều

- Khác với hiệu lực của đánh giá “trải rộng”, đánh giá chẩn đoán

Chân đoán | đem đến sự phân định tối đa giữa nhóm chân đoán với nhóm khác,

cần thiết nhiều nguồn thông tin

Những người đánh giá có thể khuyến khích trẻ tự nguyện đưa ra

Trang 23

Mục đích Chất lượng mong muốn Dù những đánh giá được coi là ôn định nhưng vẫn cần phải nhạy

oe a jg | cam voi những thay đổi có thể xuất hiện trong bối cảnh trị

Pu wị._ | thông tin thống kê quy chuẩn có thể hữu ích - nhờ đó chỉ số thay

đổi tính tin cy (reliable change index ~ RCD) có thể được xác định

1.3.2.2 Các nguyên tắc liên quan đến việc vận dụng các lí thuyết trong đánh giá

nhân cách

Có nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách để hiểu về sự phát triển nhân cách

và hành vi của con người Chúng bao gồm: ~ Khuynh hướng sinh học và khí chất ~ Hành vi và nhận thức — hành vi ~ Phân tâm học ~ Tâm lí học hoạt động

~ Lí thuyết liên nhân cách

~ Tâm lí học nhân văn

~ Lí thuyết nét nhân cách và phân tích nhân tố

Trong quá trình đánh giá, can thiệp, nhà tâm lí chuyên nghiệp có thể sử dụng

một trong những lí thuyết trên hoặc kết hợp các lí thuyết đẻ hiểu, dự đoán, và tác

động nhằm thay đổi hành vi của đối tượng

Một số tiến trình đánh giá tương đối thiếu nền tảng lí thuyết (chẳng hạn,

phương pháp “dấu hiệu"), số khác có thể thích nghỉ dễ dàng hơn với sự diễn giải từ nhiều góc độ khác nhau Việc đánh giá thúc đẩy các khái quát khoa học và kiến

thức về hiệu quả của can thiệp

Các công cụ đánh giá nhân cách thường được xây dựng trên cơ sở một hoặc

vài lí thuyết tâm lí học nhất định (ví dụ: 16PF của Cattell — dựa trên cơ sở lí thuyết

Phân tích nhân tố; TAT của Murray dựa trên cơ sở của Phân tâm học) Hiểu cơ sở

lí thuyết của công cụ sẽ sử dụng trong quá trình đánh giá cho phép hiểu đúng và

diễn giải các kết quả đánh giá

1.3.2.3 Các nguyên tắc và yêu cầu liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng công cụ Lựa chọn và sử dụng công cụ là một khâu quan trọng trong đánh giá Chất lượng của thông tỉn và độ xác thực của đánh giá phụ thuộc nhiều vào việc người đánh giá lựa chọn công cụ như thế nào

Trang 24

~ Phương tiện đánh giá nên được xem xét dựa trên các tiêu chuẩn khoa học bao gồm: tính tin cậy, tính hiệu lực (nội dung, cấu trúc, tiêu chuẩn liên quan) và tính nhạy cảm/riêng biệt với sự có mặt của các vấn đề trong quá trình phát triển

— Công cụ đánh giá không nên được coi là có tính chất “vạn năng” mà nên

xem xét trong mối liên hệ với những mục tiêu cụ thể

~ Tính tin cậy cũng như tính hiệu quả đều không nên được coi như thuộc tính

khái quát của một công cụ Tính tin cậy có thể khác nhau tuỳ theo mẫu nghiên cứu Một đánh giá có hiệu quả cho mục đích này có thể không có giá trị với mục

đích khác Ví dụ, MMPI có mối tương quan tốt hơn với tự báo cáo; Roscharch

tương quan tốt hơn với chẩn đoán; Roscharch tương quan tốt với những triệu chứng loạn thần kinh, nhưng không thể hiện mồi quan hệ mạnh mẽ với những

triệu chứng trầm cảm

~ Công cụ đánh giá có thể phục vụ các mục đích khác nhau phụ thuộc vào nơi

chúng được sử dụng để xác định và giải quyết vấn đề Chất lượng hiệu quả đáng mong muốn của một công cụ có thẻ khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu cuối cùng của đánh giá Chất lượng của công cụ đánh giá cần được xem xét trong mối liên

quan tới mục đích đánh giá

1.3.2.4 Các nguyên tắc liên quan đến quy trình đánh giá

~— Đánh giá diễn ra trong bối cảnh của quá trình giải quyết vấn đề Nhà tâm lí học

cần phải là người quyết định thời gian, cách thức và nội dung cần được đánh giá

+ Trước khi bắt đầu một số đánh giá, nhà tâm lí học nên chắc chắn rằng tiến

trình đánh giá sẽ trả lời cho những câu hỏi tham chiếu hợp lí - những câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng bởi người được tham vấn và tô chức liên quan

+ Nếu không có câu hỏi tham chiếu nào được đưa ra, nhà tâm lí nên làm

với người được tham vấn và tổ chức liên quan để tìm ra câu hỏi tham chiếu ân

tàng trong yêu cầu giúp đỡ, sau đó phát triển tiến trình đánh giá phù hợp để loại trừ các giả thuyết cạnh tranh

+ Việc xác định các câu hỏi tham chiếu là một quá trình tương tác giữa người đánh giá và người được đánh giá, đòi hỏi kĩ năng phỏng vấn của người đánh giá, giúp họ biến những lời phàn nàn của người được đánh giá thành những câu hỏi

Người đánh giá cần được đào tạo cụ thể về kĩ năng này

~— Cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc đánh giá theo yêu cầu của các

phương pháp và công cụ

~ Tiến hành đúng quy trình theo yeu cầu của các công cụ

= Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo các thông tỉn có thể kiểm chứng, đối chiều

Trang 25

1.3.2.5 Các nguyên tắc liên quan đến diễn giải và chuyển giao kết quả

Diễn giải kết quả không đơn thuần là “đọc” kết quả đã có sẵn Đề “đọc” được

kết quả, người đánh giá cần nắm chắc công cụ đánh giá, có nền tảng tốt về tâm lí

học, có khả năng liên kết các nguồn thông tin khác nhau đẻ xác lập các nhận định

hoặc các giả thuyết cần tiếp tục xác thực

— Việc diễn giải kết quả của mỗi công cụ đo lường cần được tiến hành theo

các tiêu chí của công cụ đo

— Cần sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin để diễn giải kết quả từ nhiều công cụ đo khác nhau Từ các kết quả thu được người đánh giá có thẻ đi đến các

nhận định mang tính xác thực về một vấn đề hoặc hình thành các giả thuyết cho

quá trình đánh giá hoặc chân đoán tiếp theo

~ Các diễn giải kết quả phải được lồng vào trong một bồi cảnh văn hoá Bởi vi:

+ Có thể nảy sinh những khó khăn trong việc dịch những thuật ngữ (ví dụ:

traits — nét nhân cách) từ một nền văn hoá này sang nền văn hoá khác, thậm chí

với những tiến trình dịch ngược

+ Những cấu trúc nhân tố của các công cụ với một nền văn hố này đơi khi lại không phù hợp để khái quát sang một nền văn hoá khác

+ Bối cảnh văn hoá ảnh hưởng đến định nghĩa về trạng thái bình thường hay rồi nhiễu và xác định ngưỡng chấp nhận của bệnh lí và hướng dẫn để quản lí bệnh đó

+ Những đặc trưng nhân cách có thẻ được xem là có vấn đề trong nền văn hoá

này có thể không được coi là như vậy trong nền văn hoá khác Chẳng hạn, phương

Tây xem sự phụ thuộc là có vấn đề, trong khi đây lại là điều được văn hố phương Đơng chấp nhận

+ Bối cảnh văn hoá sẽ ảnh hưởng đến cách mà bố mẹ, giáo viên, những nhà quản lí chấp nhận và thấu hiểu kết quả của quá trình đánh giá

~ Việc chuyển giao kết quả của từng công cụ đo cần tuân thủ theo các tiêu chí

và yêu cầu của công cụ đo đó, đảm bảo các kết quả đánh giá của công cụ được hiểu một cách thống nhất

— Việc chuyển giao kết quả đánh giá cần tính đến các đối tượng được chuyển giao và các nguyên tắc về tham vấn, trị liệu có liên quan

1.3.2.6 Các nguyên tắc liên quan đến nghiệm viên (người thực hiện đánh giá)

Chất lượng đánh giá do con người quyết định Do vậy, yếu tố chuyên môn của

người đánh giá cần được coi trọng

Trang 26

— Nghiệm viên cần được đào tạo nền tảng về Tâm lí học

— Nghiệm viên cần được hướng dẫn hoặc tập huấn vẻ công cụ đánh giá

— Lựa chọn những trắc nghiệm phù hợp với người cần đánh giá và thực hiện

đúng các quy trình của trắc nghiệm ~— Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

~ Lời nói rõ ràng, đứt khoát, dễ nghe, âm lượng và tốc độ trung bình; không

nói bóng gió, không đưa các thông tin chưa được xác định chắc chắn

~— Nghiệm viên cần có kĩ năng xây dựng mối quan hệ hợp tác, tin cậy với

nghiệm thể (người được đánh giá) trong quá tình thực hiện, có thái độ chân thành, hoà nhã, lịch sự, khiêm tốn, tôn trọng nghiệm thẻ

1.3.2.7 Các nguyên tắc liên quan đến đạo đức đánh giá

Người đánh giá phải tuân thủ những quy tắc đạo đức khi đánh giá

— Khi đánh giá những nét đặc trưng phức tạp của nhân cách, những gì tốt cho

hệ thống trường học có thể không phù hợp với những gì tốt cho đứa trẻ Những gì

tốt cho trẻ lại chưa chắc hài hoà với những gì tốt đẹp nhất cho gia đình Người đánh giá đang gánh vác những trách nhiệm nghiêm túc và phức tạp khi đảm nhận nhiệm vụ này

đánh giá có ảnh hưởng xã hội lớn: ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình,

xã hội Nhiều mô hình đánh giá có thẻ trở thành hình mẫu cho việc thiết lập văn

hoá cho cộng đồng Điều này ngày càng trở nên rõ ràng rằng - những người làm test, cũng giống như những người tuyển dụng quan lại thời phong kiến, thiết lập

mục tiêu cho các cá nhân và ảnh hưởng đến mẫu hình của thé ché xã hội Những

người viết item (các mục trong test) cũng như những người viết nhạc nhào nặn

nên mô hình của một văn hoá

ức tránh quy gán, “dán nhãn” không cần thiết thay vì coi các vấn đề đó

là các vấn đề cần lưu ý

~ Tuân thủ nguyên tắc bí mật cá nhân, tôn trọng quyền riêng tư của nghiệm thể

1.4 DANH GIA NHÂN CÁCH Ở LỨA TUỔI HỌC SINH:

TIEP CAN, MUC DICH VA NGUYEN TAC

1.4.1 Tiếp cận

Đánh giá nhân cách nói chung là vấn đề rất phức tạp, đánh giá nhân cách ở

lứa tuổi học sinh còn phức tap hon vì các tranh luận xung quanh nó Đây là chủ đề

gây tranh cãi nhưng đồng thời cũng hết sức quan trọng Có quan điểm cho rằng

Trang 27

không thể đánh giá nhân cách ở lứa tuôi học sinh bởi vì tuổi học sinh là độ tuổi

chưa có sự định hình, Ôn định của nhân cách Quan a

cần phải có các đánh giá sớm các đấu hiệu, ví dụ rối nhiễu nhân cách chống đối xã hội Vì nếu phát hiện sớm các dấu hiệu đó thì sẽ có khả năng tốt hơn cho việc

giám sát hay can thiệp Có những lập luận khác nhau xung quanh vấn đề này:

~ Lập luận thứ nhất ủng hộ việc không đánh giá nhân cách ở lứa tuổi học sinh

ẻ chẩn đoán rối nhiễu nhân cách, DSM-IV (Sổ ray chẩn đoán các bệnh

tâm thân — Hội Tâm thần học Hoa Kì) đòi hỏi có sự hiện diện của: “Kiểu hình

lâu dài, không linh hoạt và lan toả của hành vi, tâm trạng hoặc nhận thức kém thích nghỉ, ôn định và tồn tại lâu dài” Cũng cẩn làm rõ rằng các kiểu hình này xuất hiện “khoảng đầu tuổi trưởng thành” Ví dụ, rối nhiễu nhân cách chồng đối xã hội lấy tuổi 18 là nhỏ nhất

~ Lập luận thứ hai ~ ngược lại, ủng hộ việc đánh giá nhân cách ở lứa tuổi học

sinh: DSM-TV-TR xác nhận: “Nhóm loại rối nhiễu nhân cách có thẻ được áp

dụng cho trẻ em trong những thời điểm tương đối bất thường mà những nét nhân

cách thiếu thích nghỉ của trẻ trở nên lan toa, dai ding va không giới hạn cho một

giai đoạn phát triển đặc biệt nào” Thực tế cho thấy có thể xác định một cách tin cậy các triệu chứng và những hiện tượng xảy ra trước đó của rối nhiễu nhân cách ở vị thành niên: Phân loại của giáo viên mà sau đó được chẩn đoán là rối nhiễu

tuýp phân liệt có thể được xác định qua mô tả của giáo viên về đứa trẻ ở cuối thời

thơ ấu và đầu tuổi vị thành niên Mô tả bao gồm tính thụ động, ít giao thiệp xã

hội, rất nhạy cảm khi bị phê bình, có xu hướng tỏ ra mất bình tĩnh mà không hề bị

giáo viên cho là những phản ứng mãn tính Nếu không coi trẻ em như đối tượng

có rối nhiễu nhân cách hoặc có những dấu hiệu rối nhiễu nhân cách về sau thì dẫn đến hệ quả là: 1) Nghiên cứu không tập trung vào việc phát hiện và điều trị những vấn đề tiềm ẩn

2) Những hành vi có thẻ là triệu chứng của rối nhiễu nhân cách một cách

tự động không được lí giải

Như vậy, vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng cho tranh luận này Tuy vậy, một

cách thực tế, các đánh giá nhân cách vẫn được tiến hành ở trẻ em Đó là các đánh

giá về các vấn để hành vi, xúc cảm, động cơ; còn các đánh giá rối nhiễu nhân cách

thì thường được đánh giá chẩn đoán ở đầu tuổi thanh niên (sau 16 tuổi) Một số thang đo, kiểm kê nhân cách, trắc nghiệm nhân cách dành cho thiếu niên đã được

xây dựng và phát triển trên cơ sở các công cụ đánh giá ở người trưởng thành Các thang đo đó thường giúp phát hiện các dấu hiệu có vấn đề của nhân cách

Trang 28

hơn là chân đoán chính xác một loại rối nhiễu nhân cách cụ thể Tác dụng của đánh giá chủ yếu mang tính sàng lọc và cảnh báo sớm

1.4.2 Mục đích: tư vấn, định hướng và ngăn ngừa

Đánh giá nhân cách ở lứa tuổi học sinh có thể bao gồm hai mục đích chính:

~ Mục đích chẩn đoán tâm lí, người đánh giá thường dựa vào người khác — giáo viên (hầu hết giáo viên đều trải qua các vấn đề với trẻ trong lớp học) để xác định những trẻ cần nghiên cứu sâu hơn, từ đó tiến hành các đánh giá chân đoán sâu

~ Mục đích định hướng — phòng ngừa, người đánh giá sử dụng các công cụ

sàng lọc giúp xác định trước những trẻ có thể có vấn đề, từ đó tiến hành các hoạt

động can thiệp phòng ngừa

Có thể có các mục đích nhỏ hơn và/hoặc cụ thể hơn cho từng đánh giá:

1) Đánh giá một số mặt cụ thể, không dán nhãn rồi nhiễu nhân cách: đánh giá về sự ổn định của xúc cảm, đánh giá về sự lo hãi, hụt hãng, hay xâm kích

2) Đánh giá về hành vi: các hành vi lệch lạc, bất thường

3) Đánh giá về quan hệ với người khác

4) Đánh giá về nhận biết và thái độ với bản thân

5) Đánh giá về thái độ với người khác

6) Đánh giá về nhu cầu, hứng thú, xu hướng

1.4.3 Nguyên tắc

'Ngoài các nguyên tắc chung của đánh giá nhân cách thì đánh giá nhân cách ở

lứa tuổi học sinh cần chú ý tới một số nguyên tắc sau:

~ Tiến trình đánh giá cho trẻ em và vị thành niên liên quan đến:

+ Cách tiếp cận đa phương pháp với tập hợp dữ liệu: bao gồm sự kết hợp giữa tự báo cáo/ghi chép, đánh giá bởi người quan sát và “đánh giá dựa trên quá trình

hoạt động”

+ Đánh giá những, cấu trúc chủ yếu trong tâm bệnh học nhằm tổ chức dữ liệu

để suy luận, đánh dấu phạm vi nguy cơ và phát triển kế hoạch can thiệp Tuỳ thuộc vào chẩn đoán cần cân nhắc, sẽ yêu cầu dữ liệu nhiều hơn hay ít hon trong mỗi phạm vi cấu trúc để chẩn đoán đúng đắn, lên kế hoạch can thiệp và bản báo

cáo dự báo

+ Khi có một “bộ công cụ cốt yếu”, bản chất của tiến trình đánh giá có thể

khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của câu hỏi tham chiều

Trang 29

— Cần thiết phải sử dụng giáo viên như một nguồn tham khảo quan trọng

Một nghiên cứu bổ đọc 6 năm, thực hiện bởi Rubin & Balow trên 1.600 học sinh

lớp 1 — 6 ở nhiều trường khác nhau Mỗi năm, giáo viên của các học sinh được

yêu cầu phân loại những trẻ nào trong lớp có rối nhiễu cảm xúc hoặc cần trị liệu

tâm lí Kết quả trên 60% trẻ có dữ liệu của cả 6 năm có ít nhất một giáo viên cho

rằng chúng bị rối nhiễu cảm xúc hoặc cần trị liệu tâm lí

— Đánh giá nhân cách ở lứa tuổi học sinh rất cần chú trọng đến đánh giá sàng lọc Kinh nghiệm tại Mĩ cho thấy: Trong những thời gian đầu cung cấp dịch vụ trong trường học và đặc biệt khi tỉ lệ Trẻ/Nhà tâm lí học trường học là hơn 1:1.500, các nhà tâm lí trường học rơi vào thời kì khủng hoảng vì không đủ sức để thực hiện cơng việc Lối thốt là phát triển phòng ngừa Việc áp dụng tiếp cận sàng lọc phòng ngừa có những tác dụng tích cực đối với công việc của nhà tâm lí

trường học bởi một số lí do sau:

+ Nó tạo nên ý thức chia sẻ giữa giáo viên và nhân viên về những trẻ có

nguy cơ và cũng giúp cho giáo viên tránh việc chuyển trẻ đi không cần thiết

+ Nó tạo nên một bộ những khái niệm, giá trị và ngôn từ chung có thể sử dụng để mô tả và giải quyết vấn đề ma các giáo viên đang gặp phải

+ Nó tạo nên một bộ những thủ tục cho phép tập trung nguồn lực không chỉ ở trẻ em - những người đang tạo ra rắc rối lớn nhát cho hệ thống, mà còn cả những

em có nguy cơ rất cạo

1.4.4 Một số vấn đề về phát triển đánh giá nhân cách ở Việt Nam

Lĩnh vực đánh giá nhân cách ở nước ta hiện còn chưa phát triển Việc đánh giá nhân cách chủ yếu được thực hiện trong môi trường bệnh viện hoặc trong một số nghiên cứu lâm sàng Gần đây một số chương trình đào tạo thạc sĩ tâm lí học lâm sàng đã chú ý hơn đến việc đánh giá nhân cách Việc đánh giá nhân cách cho các mục đích ứng dụng chưa được quan tâm và chưa được thực hiện, hệ quả là nhu cầu đánh giá nhân cách cho các mục đích đó chưa xuất hiện ở các đối tượng liên quan, ví dụ đánh giá nhân cách cho tuyển dụng, tư vấn Trong các chương

trình đào tạo, lĩnh vực này cũng chưa được chú ý thoả đáng dẫn đến một khoảng

trống đáng tiếc cả về nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, tài liệu và phương tiện,

công cụ

Tương lai của đánh giá nhân cách ở Việt Nam cuối cùng sẽ phụ thuộc vào khả

năng của các nhà tâm lí học trong việc phát triển một nền tảng nghiên cứu trong lĩnh vực này và cơ sở cho thực hành bao gồm những công cụ và quy chuẩn có thể

Trang 30

~ Phát triển và phê chuẩn các phương pháp tự báo cáo, phương pháp đánh giá bởi người quan sác cho đánh giá tâm bệnh học nhân cách và rối nhiễu ở

người Việt

— Phát triển và phê chuẩn những công cụ sàng lọc để xác định những người

trẻ đang có “nguy cơ” rồi nhiễu

— Đào tạo sinh viên để quản lí, tính điểm và điễn giải đánh giá

— Đào tạo sinh viên để phát triển cách tiếp cận đa phương pháp trong đánh giá với mục đích giải quyết vấn đề - trả lời cho các câu hỏi tham chiếu

— Đào tạo sinh viên sử dụng một “mô hình khoa học địa phương” trong xem xét hiệu quả của đánh giá và sử dụng những công cụ đánh giá để xem xét hiệu quả

của những phương pháp điều trị của họ

~ Phát triển mạng lưới nguồn lực để kết nối nghiên cứu đánh giá — can thiệp và thúc đầy giao tiếp giữa các chuyên gia trong ngành

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1 Thế nào là đánh giá nhân cách? Phân biệt các khái niệm: đánh giá tâm 1í và đo lường tâm lí, chan đoán tâm lí và đánh giá nhân cách Trình bày vai trò

của đánh giá nhân cách

Câu 2 Phân tích những điểm cần chú ý khi sử dụng các công cụ đánh giá

nhân cách

Câu 3 Khi đánh giá nhân cách cần tuân thủ những nguyên tắc và yêu cầu

nào? Phân tích các nguyên tắc và yêu cầu đó

Câu 4 Phân tích những điểm cần chú ý khi đánh giá nhân cách học sinh

Trang 31

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RỐI NHIỄU NHÂN CÁCH

Chương 2 trình bày một số vấn đề về rối nhiễu nhân cách làm cơ sở cho việc diễn giải các mục hỏi (item), các thang đo và các kết quả đánh giá bằng các trắc nghiệm đánh giá nhân cách Đồng thời cung cấp kiến thức bước đầu,

tiếp cận với các rối nhiễu nhân cách được quan tâm đánh giá trong tâm lí học

hiện đại

Chương này có ba nội dung chính:

1 Khái niệm rối nhiễu nhân cách, các đặc điểm của rối nhiễu nhân cách 2 Phân loại các rối nhiễu nhân cách theo DSM-IV và ICD-10

3 Một số rối nhiễu nhân cách cụ thể

Yêu câu đối với người học:

~ Trình bày, phân tích được các khái niệm “rối nhiễu nhân cách”; các đặc điểm

của rối nhiễu nhân cách; phân biệt rối nhiễu nhân cách với một số hiện

tượng có liên quan: bệnh tâm thần, rối nhiễu hành vi do thiếu dạy dỗ

~ Có khả năng so sánh, lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá rối nhiễu nhân cách trong các tài liệu DSM-IV và ICD-10

~ Trình bày được các dấu hiệu chẩn đốn, sưu tầm, mơ tả một số ca minh hoạ cho các rối nhiễu nhân cách ở học sinh: chống đối xã hội, lệ thuộc, né tránh hay ái kỉ

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỐI NHIỄU NHÂN CÁCH 2.1.1 Khái niệm rối nhiễu nhân cách

Đánh giá nhân cách cần được hiểu không chỉ là phát hiện ra các rối nhiễu

nhân cách mà rộng hơn rất nhiều Tuy vậy, trong quá trình đánh giá nhân cách,

việc phát hiện các dấu hiệu của rối nhiễu nhân cách lại hết sức có ý nghĩa trong

việc tham vấn hay trị liệu Do vậy, trong các công cụ đánh giá nhân cách thường có các thang đo phát hiện các dấu hiệu rối nhiễu nhân cách thuộc các dạng khác

nhau như chống đối xã hội, né tránh xã hội, hay nghỉ bệnh đây là các dấu hiệu

rồi nhiễu khá phổ biến và có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân Việc làm rõ nội dung của một số rối nhiễu nhân cách giúp cho việc diễn giải kết quả của các công cụ

Trang 32

đánh giá nhân cách chính xác hơn và cung cấp một nền tảng về rối nhiễu nhân

cách làm hệ quy chiếu khi diễn giải các kết quả trắc nghiệm

Rối nhiễu nhân cách (personality đisorder - PD) còn được gọi là rối loạn nhân cách Hai thuật ngữ này được sử dụng thay thế lẫn nhau Trong các tài liệu về tâm thần có xu hướng sử dụng thuật ngữ "rối loạn nhân cách” nhiều hơn Đây là khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau và thật sự khó đẻ có thể phân định một cách rõ ràng ranh giới giữa các cách hiểu đó Điều này cũng đúng với cả các tên

(các thuật ngữ) dùng để chỉ các rối nhiễu khác nhau được sử dụng trong các tài

liệu hiện nay Trong tài liệu này, thuật ngữ "rối nhiễu nhân cách” được lựa chọn và thống nhất sử dụng để tránh làm tăng sự hiểu nhằm với các bệnh tâm thần Trong các tài liệu về sức khoẻ tâm thần, một chiều kích được mô tả để phần nào phân biệt được các khái niệm rối nhiễu (rối loạn) và bệnh lí như sau:

Bình thường ——— Bối nhiễu (rối loạn) > Bn

Theo đó, các rồi nhiễu được coi là một trạng thái trung gian giữa bình thường

và bệnh lí Đây là trạng thái của sự bất thường với các điều kiện nhất định về sự

ổn định, thời gian và cường độ, nhưng vẫn ở một giới hạn với cái bình thường

(ví dụ: hoạt động sống và các chức năng khơng hồn tồn bị phá huỷ, cá nhân vẫn sống được cuộc sống tương đối bình thường với những đặc điểm bắt thường), vượt qua trạng thái rối nhiễu đi tới cực đối lập hoàn toàn với các bình thường sẽ là mức độ bệnh lí Như vậy, rối nhiễu chưa phải là mức độ bệnh lí

Để có được sự phân định tương đối các thuật ngữ và nội hàm các thuật ngữ được sử dụng ở phần sau này, cần điểm qua một số thuật ngữ có liên quan

Dấu hiệu: các biểu hiện của vấn đề có thể phát hiện một cách khách quan bởi

nhà lâm sàng hay người đánh giá bằng một biện pháp chuyên môn nhất định

Vi du, sit dung trac nghiệm phát hiện các hiện của rối loạn trầm cảm Thuật ngữ này còn được sử dụng tương đồng với thuật ngữ chứng

.Dầu hiệu đặc trưng: dẫu hiệu rất hay gặp trong một số bệnh hay rồi loạn nhưng không đáp ứng đủ các yêu cầu để chẩn đoán một dạng bệnh hay một rối nhiễu

Dầu hiệu đặc hiệu: dấu hiệu lâm sàng cho phép chân đoán một bệnh hay một

rồi loạn nào đó Trong Tâm bệnh học thường không có các dấu hiệu đặc hiệu

Hội chứng là nhóm các đấu hiệu cùng xảy ra và đặc trưng cho một bệnh hoặc rối loạn và thường liên quan đến một bệnh, ví dụ hội chứng tự kỉ Khi dùng một

biện pháp tác động có hiệu quả đến hội chứng thì toàn bộ các dấu hiệu của hội

chứng đó đều mắt đi

Rồi nhiễu (rồi loan): ding 48 chỉ chung các biểu hiện bắt thường

Trang 33

Bệnh là tập hợp các dấu hiệu bệnh có đặc điểm chung về khởi phát, tiến triển,

tiên lượng, nhất là có bệnh căn, bệnh sinh có thể xác định được Hầu hết các bệnh tâm thần cho đến nay đều không phát hiện được bệnh căn và bệnh sinh nên trong

các bảng phân loại thường dùng thuật ngữ rối loạn để mô tả (Nguyễn Văn Siêm

(2007), Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) Rối nhiễu nhân cách (rối loạn nhân cách) trước đây được dùng đề chỉ các rối

nhiễu liên quan đến tính cách và được gọi là rối nhiễu tính cách Có cả các cách gọi

khác như “nh nết bệnh lf”, "tính nét bát thường”, hay “nhân cách mất thăng bằng” Tức là ở cá nhân có những hành vi ổn định hay tính cách không bình thường, lệch lạc, xa lạ — so sánh với các cá nhân khác cùng cộng đồng Theo cách

hiểu này thì các rỗi nhiễu nhân cách bộc lộ ra bên ngoài khá rõ (tính cách) và người khác có thể quan sát thấy Đồng thời các rối nhiễu này có tính ôn định ở cá nhân

Một cách tương đối phỏ biến, rối nhiễu nhân cách là tập hợp các nét liên kết tạo ra ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của cá nhân Hiệp hội Tâm thần học Mĩ quan

niệm: nhân cách có rồi nhiễu là nhân cách có “2w hành vi và trải nghiệm bên trong ñn định lâu dài làm cá nhân khác biệt rõ rột với các chuẩn văn hố thơng

thường” Theo cách hiểu này, rối nhiễu nhân cách có thể b: không chỉ ở các hành vi có thể quan sát thấy từ bên ngoài mà bao hàm cả các trải ng] bên

trong của cá nhân Các hành vi và trải nghiệm được coi là biểu hiện của rối nhiễu phải có tính ôn định ở cá nhân và khác biệt rõ rệt với các chuẩn văn hoá — hành vi

thông thường của những người khác cùng cộng đồng Chính vì điều này mà rối nhiễu nhân cách còn được gọi là tính cách bắt thường

2.1.2 Đặc điểm của rối nhiễu nhân cách và phân biệt với các vấn đề liên quan

2.1 Phân biệt rỗi nhiễu nhân cách với tính cách ở giới hạn bình thường

~ Bình thường là khoẻ mạnh, không có các dấu

~ Bình thường là nằm trong khoảng trung bình về mặt thống kê của một quần thể (cộng đồng), trong phạm vi phổ biến nhất của cộng đồng Điều này hết sức quan

trọng trong các đánh giá nhân cách, được thể hiện trong mẫu chuẩn và điểm chuẩn

khi các trắc nghiệm được xây dựng và quy trình quy chuẩn các điểm trắc nghiệm có được Đồng thời, mỗi cộng đồng có chuẩn văn hoá riêng nên bình thường cần được

hiểu cả về chuẩn mực văn hoá xã hội mang nét riêng của mỗi cộng đồng

~ Bình thường đối với nhân cách được thể hiện rõ nét ở khả năng thích ứng

với các tình huống và cuộc sống của cá nhân

~ Những mẫu hành vi ở người rối nhiễu nhân cách thường liên quan đến những

Trang 34

thường bao gồm một số lĩnh vực của nhân cách và hầu như luôn liên quan đến sự

phá vỡ mối tương quan bình thường của nhân cách với những người xung quanh ~ Các rối nhiễu nhân cách là rất đa dạng và lan toả vào nhiễu tình huống bởi

lẽ phần lớn các hành vi đều mang tính thống nhất với cái tôi (do cái tôi của nhân

cách định hướng, điều chỉnh) và bởi vậy chúng làm toàn bộ bộ mặt tâm lí của

nhân cách có tính chất khác thường

— Các hành vi rối nhiễu nhìn chung được cá nhân cho rằng bình thường và

phù hợp với chính bản thân họ Nói cách khác, cá nhân có rối nhiễu nhân cách

không có khả năng nhận thấy sự bát thường đó ở bản thân

~ Một cách thông thường, sự bắt đầu của các hành vi — dấu hiệu của rối nhiễu có thể tìm thấy ở cuối tuổi thiếu niên và những năm đầu trưởng thành và hiếm hơn

ở độ tuổi ấu thơ Và bởi vậy việc chẩn đoán các rối nhiễu nhân cách nhìn chung là

không thích hợp cho độ tuôi trước 16, 17 tuổi

— Việc đánh giá các rồi nhiễu nhân cách có thẻ rất chủ quan, tuy vậy các mẫu

hành vi lan toả và có tính định hình thường tạo ra những khó khăn về xã hội và nhân cách cũng như sự huỷ hoại những chức năng chung trong đời sống của cá nhân

— Các rối nhiễu nhân cách thẻ hiện chủ yếu ở các thuộc tính xúc cảm, ý chí

của cá nhân, còn khả năng nhận thức, trí tuệ nhìn chung vẫn được duy trì tốt

“Thông thường trong số những cá nhân có rối nhiễu nhân cách, trí năng rất khác

nhau và không có đặc trưng trí năng thấp Tuy vậy, trí năng cao cũng không giúp

cá nhân điều chỉnh tính nết mà phân lớn là ngược lại: các rồi nhiễu được phản ánh

cả vào tư duy, làm tư duy trở thành chủ quan và phiến diện Các mô tả cho thấy,

các rối nhiễu nhân cách làm cá nhân mắt khả năng trì hoãn việc thoả mãn các nhu

cầu của bản thân, mắt khả năng rút ra các kinh nghiệm trong cuộc sống, mất khả

năng thừa nhận lẽ phải của người khác

2.1.2.2 Phân biệt rối nhiễu nhân cách và bệnh tâm thần

Để phân biệt rối nhiễu nhân cách và bệnh tâm thần, người ta thường căn cứ vào một số điểm sau:

— Rối nhiễu nhân cách, trong Tâm thần học còn được gọi là bệnh nhân cách,

được xếp vào lĩnh vực Tâm thần học “nhỏ” hay Tâm thần học “ranh giới” Các rối

nhiễu nhân cách khơng hồn tồn thuộc về lĩnh vực Tâm thần học, cũng khơng

hồn tồn thuộc về lĩnh vực Tâm lí học Ở đây có sự giao thoa của Tâm thần học

và Tâm lí học (Kecbicov, 1980)

— Các rồi nhiễu nhân cách chưa đến mức phá huỷ hoàn toàn hoạt động của cá nhân Cá nhân vẫn có thể tiến hành các hoạt động sống một cách tương đối

bình thường

Trang 35

~— Các rối nhiễu nhân cách có thẻ ảnh hưởng xấu đến cá nhân và gây phiền

phức cho người khác, nhưng cá nhân không cân bị cách li khỏi cộng đồng

~ Rồi nhiễu nhân cách thường không có các pha như bệnh tâm thần, không có

các triệu chứng và hội chứng đặc trưng biểu hiện các rối loạn nặng nề về hoạt

động tâm thần

— Nhìn chung, các rối nhiễu nhân cách thường kéo dai dai ding hầu như suốt

cuộc đời của cá nhân

2.1.2.3 Sự khác biệt giữa rối nhiễu nhân cách và tính cách thiếu dạy dỗ — rối loạn

hành vi (trẻ hư)

Đây là sự phân biệt rất khó khăn, bởi sự trùng lặp và giao thoa trong các biểu hiện rối nhiễu nhân cách và rối nhiễu hành vi: giao thoa trong biểu hiện (ví dụ: rối nhiễu nhân cách chống đối xã hội và rối nhiễu hành vi chống đối xã hội đều có các biểu hiện là cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm các quy tắc, pháp luật, phá bỏ và không tuân thủ các quy định ) và trong các yếu tố tác động (cả hai dại

đều có thể có các yếu tố tác động như giáo dục gia đình, các nhóm bạn bè ) Rối

nhiễu hành vỉ có đặc điểm nỗi bật sau: thường là rối nhiễu của một giai đoạn phát

triển (nỗi loạn, bướng, binh) mà không bền vững kéo đài sang tuổi trưởng thành

(nếu kéo đài sang tuổi trưởng thành thì trở thành rối nhiễu nhân cách) Nhìn chung, tính cách thiểu dạy dỗ (đôi khi gọi là rối nhiễu đạo đức hay lệch chuẩn đạo đức) chủ yếu hình thành trên cơ sở tập nhiễm, gắn bó với từng hoàn cảnh chứ không có tính lan toả toàn bộ nhân cách, đồng thời không được coi là có tính chất

bệnh lí Rối nhiễu hành vi không thể giải thích được bằng một cấu trúc bệnh lí

riêng như rối nhiễu nhân cách, hành vi đó không có ý nghĩa bệnh lí khi xuất hiện riêng lẻ hay không thường xuyên Nếu chúng lặp lại, kéo dài, đồng thời kết hợp nhiều hành vi rồi nhiễu thì có thể dẫn đến rồi nhiễu nhân cách Ví dụ, hành vi ăn cắp hay nói dối, hay bỏ trén riêng lẻ được gọi là rối nhiễu hành vi Trong khi đó, để chân đoán rối nhiễu chống đối xã hội đòi hỏi có nhiều tiêu chuẩn, về độ tuổi,

về thời gian và bao hàm nhiều dấu hiệu hành vi kể trên

'Việc phân định được ranh giới và xác định được biểu hiện cụ trẻ là trẻ

hư hay có rối nhiễu rất quan trọng vì nó quyết định việc can thiệp tiếp theo: dùng

các biện pháp giáo dục hay các biện pháp y học — tâm lí — giáo dục

2.1.3 Các giả thuyết về nguyên nhân

Chưa có các nghiên cứu chỉ ra được một cách rõ ràng nguyên nhân của các

rối nhiễu nhân cách Hiện nay mới chỉ có các giả thuyết về nguyên nhân mà thôi

Trang 36

Các giả thuyết này cũng khá chung, bao gồm cả nhóm yếu tố sinh học và yếu tố

môi trường Các rối nhiễu nhân cách có thẻ do yếu tố bẩm sinh hoặc do những

điều kiện sống không thuân lợi, cũng có thể do cả hai nhân tố này tác động cùng

chiều với nhau

— Yếu tế sinh học:

+ Bắm sinh: có thể do các yếu tố có hại tác động trong thời kì phát triển bào

thai như việc nghiện rượu của bà mẹ, thụ thai khi say rượu, bệnh của bào thai,

thương tốn bào thai, chấn thương sản khoa

+ Các tổn thương cơ thể sau này: chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn hoặc

nhiễm độc tt nhỉ làm rối loạn sự phát triển của não về sau

~ Yếu tố môi trường: giáo dục thiếu đúng đắn trong gia đình, ảnh hưởng xã hội, các chấn thương tâm lí

~— Kết hợp của cả hai nhóm yếu u có mặt ở cá nhân

và tác động qua lại, làm nảy sinh và củng có các rối nhiễu nhân cách

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu để chỉ ra các

nguyên nhân của rối nhiễu nhân cách, trong đó các có hướng nghiên cứu khá đặc

biệt như nghiên cứu gen của những người có rối nhiễu hoặc nghiên cứu trên các

cặp song sinh Dù vậy, việc tách biệt các yếu tố với tư cách là các nguyên nhân là

gần như không thể cả về mặt thực tiễn và lí thuyết Một cách chung nhất các yếu tố đó được gọi là các yếu tố nguy cơ

2.2 PHÂN LOẠI CÁC RỖI NHIỄU NHÂN CÁCH

Việc phân loại các rối nhiễu nhân cách là hết sức khó khăn do chủ yếu dựa

trên các dấu hiệu lâm sàng của chúng, mà các dấu hiệu này ít có tính đặc hiệu, có

thể giao thoa ở các rồi nhiễu khác nhau Hơn nữa có xu hướng chung là các nhà lâm sàng ngày càng phát hiện ra những dấu hiệu rối nhiễu mới và đặt các tên mới

Do vậy, việc phân loại các rối nhiễu nên dựa vào các phân loại phổ biến và được

thống nhất tương đối là DSM và ICD

2.2.1 DSM-IV và các tiêu chudn chan đoán chung về rối nhiễu nhân cách 2.2.1.1 Các tiêu chuẩn chẵn đoán chung

DSM-IV (1994) — Chit ất của Hướng dẫn chẩn đoán thống kê các rối loạn tâm thần phiên bản IV Diagnostic Statistic Manual for Metal Health disorder — IV)

Đây là tài liệu của Hội Tâm thần học Hoa Kì, được chấp nhận và sử dụng khá rộng rãi

Trang 37

DSM-TV cung cấp các tiêu chuẩn chân đoán về các rối loạn tam thin, trong đó

có các rối nhiễu nhân cách Các tiêu chuẩn ở đây được thẻ hiện dưới dạng mô tả Các

tiêu chuẩn chẩn đoán giúp các nhà nghiên cứu và lâm sàng không chỉ trong lĩnh vực

thực hành, mà còn cho phép một sự trao đôi thống nhát trên các thuật ngữ chung

DSM-TV còn gọi là chẩn đoán đa trục vì nó bao gồm các lĩnh vực (các trục),

từ đó có thể mô tả chính xác và đa chiều các rối loạn tâm thần Các trục đó là: những rối loạn lâm sàng; rối loạn (rối nhiễu) nhân cách — chậm phát triển tâm thần;

bệnh nội khoa tổng quát; những vấn đề tâm lí xã hội và môi trường; lượng giá

chung về hoạt động

DSM-TV cung cấp định nghĩa tổng quát về các rối nhiễu nhân cách áp dụng

cho tất cả các rối nhiễu và khi chẩn đoán rối nhiễu cụ thể cần đi kèm với các tiêu chuẩn chẩn đoán riêng Tiêu chuẩn chẩn đoán chung cho các rối nhiễu nhân cách bao gồm:

A Cách thức thể hiện dai dằng những kinh nghiệm sống, hoặc/và những hành

vi cư xử lệch lạc đáng kể so với những mong đợi của nền văn hoá cá nhân đang

sống Những lệch lạc này xảy ra ít nhất trong hai lĩnh vực sau:

(1) Nhận thức (cách thức trí giác, tiếp nhận và giải thích sự việc, con người,

đồ vật, sự hình thành thái độ và biểu tượng về bản thân và người khác)

(2) Xúc cảm (sự đa dạng, sự thay đổi, kém bền vững, phạm vi, cường độ và tính phù hợp của các hưng phần và đáp ứng xúc cảm)

(3) Hoạt động giữa con người với con người, cách thức quan hệ với người khác và ứng xử trong các tình huống liên nhân cách

(4) Kiểm soát các cơn xung động, kiểm soát các kích thích và sự đòi hỏi của

nhu cầu

B Các cách thức cứng nhắc, kéo dài và xâm chiếm trong nhiều tình huống

khác nhau của cá nhân và xã hội

C Cách thức thể hiện dai dẳng kéo theo sự đau khổ có ý nghĩa về mặt lâm sàng,

sự suy giảm hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực khác

D Cách thức thể hiện bền vững và kéo dài, những biểu hiện ban đầu của nó có thể phát hiện trễ nhất ở tuổi thiếu niên hoặc bắt đầu ở tuổi trưởng thành

E Bệnh cảnh này không thể giải thích tốt hơn bằng những biểu hiện hoặc

hậu quả của một rối loạn tâm thần khác

E Cách thức biểu hiện dai dẳng này không do hiệu quả tác dụng sinh lí

trực tiếp của một chất (ví dụ: ma tuý, một loại thuốc) hoặc không do một bệnh

nội khoa tổng quát gây nên (ví dụ: chân thương sọ não)

Trang 38

Sự lệch chuẩn cần được biểu lộ (rõ ràng, hiển nhiên, bộc lộ, xuất hiện ) tụ

mang tính lan toả như hành vi có tính định hình, kém thích ứng hoặc phá huỷ chức năng trong hàng loạt các tình huống cá nhân và xã hội (không hạn chế với một tình huống hay một dạng kích thích đặc biệt gây nên)

2.2.1.2 Phân loại rối nhiễu nhân cách theo DSM-IV

DSM-IV liét ké 10 rối nhiễu nhân cách, được nhóm thành ba nhóm nhỏ trong

Axis II (trục ID DSM-IV cũng bao hàm các tiêu chí cho các mẫu hành vi không gắn với 10 rối nhiễu này nhưng cũng thể hiện tính chất của rối nhiễu nhân cách

Các tiêu chí này được đặt tên là các rối nhiễu nhân cách không đặc Ở đây

chỉ liệt kê ngắn gọn các rối nhiễu Các tiêu chí cụ thé xem 6 ban DSM-IV Nhóm A Các rối nhiễu hành vi lạ lùng hay lập di (ki quặc)

F60.0 (301.0) Rối nhiễu dạng (thể) hoang tưởng (Paranoid Personality

Disoder — PPD): Dac trưng bởi sự nghỉ ngờ bất hợp lí và không tin tưởng người khác

F60.1 (301.20) Rối nhiễu nhân cách khép kín (Schizoide Personality Disođer — SPD): Xa lánh quan hệ xã hội, thiếu sự hứng thú đối với các quan hệ xã hội, không thấy ý nghĩa của việc chia sẻ với người khác, nội quan (nội tâm,

thu mình)

F21 (301.22) Rối nhiễu nhân cách dạng phân liệt: thiêu sót trong quan hệ xã

hội hoặc với mọi người, biểu hiện bởi cảm giác khó chịu rõ rệt hoặc giảm khả năng trong các quan hệ thân mật, những lệch lạc trong nhận thức, trí giác đặc trưng bởi hành vi hay cách suy nghĩ kì quặc

Nhóm B Các rối nhiễu xúc cảm, kịch tính, thất thường

60.2 (301.7) Rồi nhiễu nhân cách chắng đối xã hội (Antisocial Personality Disoder ~ APD): Không chấp nhận, coi thường, làm ngơ pháp luật và quyền của

người khác (mang tính lan toa)

F60.31 (301.83) Rối nhiễu nhân cách ranh giới (Boderline Personality Disoder ~ BPD): Suy nghĩ “đen - trắng” một cách thái quá, không ồn định trong quan hệ với mọi người, không ổn định trong hình ảnh bản thân, trong sự xác định hành vi, trong xúc cảm với tính xung động rõ rệt

F60.4 (301.50) Rối nhiễu nhân cách kịch tính (Histrionic Personality

Disoder — HPD): Dac trưng bởi sự đáp ứng cảm xúc quá mức, có hành vi (quá mức) tìm kiếm sự chú ý của người khác về mình

F60.8 (301.81) Rồi nhiễu nhân cách ái ki (Narcissistic Personality Disoder —

NPD); Dic trưng bởi hành vỉ tự cao, nhu cầu được mọi người ngưỡng mộ, thiếu hụt

Trang 39

Nhóm C Các rối nhiễu lo lắng hay sợ hãi

F60.6 (301.82) Rồi nhiễu nhân cách né tránh (Avoidant Personality Disoder —

APD): cảm giác không phù hợp, nhạy cảm với các đánh giá tiêu cực một cách

thái quá và né tránh tương tác xã hội

T607 (301.6) Rối nhiễu nhân cách lệ thuéc (Dependent Personality Disoder ~ DPD): Nhu cầu được chăm sóc toàn diện và quá mức dẫn đến hành vi phục tùng và "gắn chặt” vào người khác, sợ hãi chia li

60.5 (301.4) Rồi nhiễu nhân cách ám ảnh cưỡng bức (Obssesive — compulsive Personality Disoder ~ OCPD): Dac trưng bởi sự lệ thuộc phi lí, cứng nhắc vào quy định, chuẩn đạo đức hay tuân thủ thái quá các thứ tự, sự hoàn hảo về tỉnh thần

và quan hệ với mọi người làm mắt đi tính mềm dẻo, cởi mở và hiệu quả (DSM-IV, 2000)

2.2.2 Phan loai va tiéu chi chan đoán theo ICD-10

ICD la chit viét tit cia (Classification of diseases and the related health

problems) của WHO - Phân loại quốc tế các bệnh liên quan đến sức khoẻ của Tổ

chức Y tế Thé gi

Theo ICD-10, chẩn đoán các rối nhiễu nhân cách cần phải tuân thủ các tiêu

chí sau, tuỳ thuộc vào các dạng rối nhiễu nhân cách đặc trưng có thể có các tiêu chí bổ sung cần quan tâm

2.2.2.1 Tiêu chuẩn chung

~ Hành vi và thái độ thiếu hài hoà rõ rệt, thường chạm đến nhiều hoạt động,

ví dụ cảm xúc, tính cảnh giới, kiểm soát xung động, phương thức trí giác và tư duy, cách quan hệ với những người khác

— Mô hình của hành vi bất thường kéo dài, dai dẳng và không hạn chế vào những giai đoạn của bệnh tâm thân

— Mô hình hành vi bất thường lan toả và không thích ứng rõ ràng với phạm vi rộng lớn của các hoàn cảnh xã hội và cá nhân

— Những biểu hiện nói trên luôn xuất hiện trong thời trẻ em, hoặc tuổi thanh

thiếu niên và tiếp tục đến tuổi thành niên

~ Rối loạn này đưa đến sự phiền nhiễu cá nhân to lớn nhưng điều này chỉ có

thể rõ ràng chậm về sau trong quá trình tiến triển của nó

~ Rối loạn thường chứ không phải luôn kết hợp với những vấn đề đáng kể trong hoạt động nghề nghiệp và xã hội

Trang 40

Để áp dụng cho các nền văn hoá khác nhau, nhất thiết phải phát tiền những nhóm tiêu chuẩn chẩn đoán đặc hiệu có liên quan đến các chuân mực quy tắc, nghĩa vụ xã hội Để chẩn đoán các thể rối nhiễu cụ thể đòi hỏi ít nhất có 3 nét hành vi đã ghỉ ở trên

2.2.2.2 Các loại rối nhiễu theo ICD (Tiêu chí cụ thể xem ICD-10)

F60.0 loạn nhân cách Paranoid

F60.1 Rối loạn nhân cách dạng phân liệt

60.2 Rối loạn nhân cách chống đối xã

F60.3 Rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định F60.4 Rối loạn nhân cách kịch tính

60.5 Rối loạn nhân cách ám ảnh nghỉ thức F60.6 Rối loạn nhân cách lo âu tránh né

F60.7 Rối loạn nhân cách lệ thuộc

F60.8 Rối loạn nhân cách đặc biệt khác: rối loạn không phù hợp với bất kì

tiêu chuẩn nào trên day, bao gồm: rối loạn lập dị, do dự, chưa trưởng thành, tự yêu,

xâm phạm bị động và rồi loạn nhân cách tiền tâm căn (ICD-10 Viện Sức khoẻ Tam than — Bệnh viện Tâm thần Trung ương, 1999)

2.2.3 Rối nhiễu nhân cách ở trẻ em và thiếu niên

Những hình thức và giai đoạn sớm của sự hình thành các rối nhiễu nhân cách cần có cách tiếp cận đa chiều kích và can thiệp sớm Rồi nhiễu phát triển của nhân cách được quan tâm như là nhân tổ rủi ro thời ấu thơ hoặc giai đoạn sớm của các rối nhiễu nhân cách muộn hơn sau này ở tuổi trưởng thành Với trẻ em, việc sàng lọc để nhận biết các dấu hiệu rối nhiễu nhân cách, từ đó có các can

chặn kịp thời quan trọng hơn rất nhiều so với việc định danh một rồi nhiễu đơn thuần Chẳng han, nếu phát hiện được các dầu hiệu chống đối xã hội ở trẻ 10 tuổi để ngăn chặn, điều chỉnh sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc phát hiện rối nhiễu này ở

đầu tuổi trưởng thành

2.3 MỘT SỐ RỐI NHIÊU NHÂN CÁCH

Phần này chỉ đề cập đến các rối nhiễu ni 1 cdch phan loai theo DSM-IV

2.3.1 Rối nhiễu nhóm A

2.3.1.1 Rỗi nhiễu dạng hoang tưởng (Paranoid Personality Disoder — PPD)

Đây là dạng rối nhiễu đặc trưng bởi sự nghỉ ngờ lan tod, lâu dai và không tin tưởng người khác một cách khái quát Những cá nhân có rối nhiễu hoang tường

Ngày đăng: 08/07/2022, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN