1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách: Phần 2

107 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Các Thuộc Tính Tâm Lí Điển Hình Của Nhân Cách: Phần 2
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 7,68 MB

Nội dung

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc các kiến thức: Khí chất, tính cách, năng lực. Giáo trình được biên soạn dành cho các bạn sinh viên ngành Tâm lý và Giáo dục học dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.

Trang 1

Chương liI KHÍ CHẤT

Khí chất là những phẩm chất đặc biệt, có tính chất điển hình

đối với người nảo đó và được thể hiện trong quá trình phát

triển, trong sự hoạt động của cá nhân

Hành vi không chỉ phụ thuộc vào điều kiện xã hội mà còn

phụ thuộc vào sự tổ chức thân kinh đặc biệt của cá nhân Khí chất được bộc lộ rất sớm và rõ ràng ngay từ lứa tuổi mầm non trong khi chơi, khi học và trong quan hệ tiếp xúc

| KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KHÍ CHẤT

4 Vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất

Từ lâu các nhà tâm lí học đã chú ý đến những sự khác nhau có tính chất cá biệt trong hành vi của con người Ngay

từ thời cổ đại, những người có kinh nghiệm đã ghi nhận rằng

có những "hình ảnh hành vi" tiêu biểu cho một cá nhân Trong một tình huống nào đó, một người có những đặc tính hành vi nhất định sẽ hành động chỉ như thế nây mà không

như thế khác

a Những người Ấn Độ cổ đại theo chủ nghĩa khổ hạnh từ chối hoạt động thể lực, tính lực đã nêu nên một số quy luật

trong sự khác nhau cá biệt của những người tách rời khỏi sự

vận động Họ đã cố gắng "tới gần thượng đế” bằng cách nằm

hoặc đứng bất động hàng thang trong bai lay đồng thời ngẫm

nghĩ về “cái tôi” của mình Họ cho rằng người mà trong cuộc sống hàng ngày luôn nóng nảy, dé cảm xúc thì hồn tồn

khơng thể chịu được sự cố tình từ bỏ cảm xúc trong lúc im lặng,

Trang 2

không vận động (tức cái gọi là “chủ nghĩa khổ hạnh bên

trong”) Còn những người rơi vào trạng thái xúc cảm (ý bệnh -

histerin) là những người giữ được thăng bằng đễ chịu đựng hơn “chủ nghĩa khổ hạnh bên trong” như vậy

b Ngay ở Hi Lạp cổ đại, để chỉ những đặc điểm cá biệt của cá nhân, người ta đưa ra thuật ngữ khứ cñấf (temperament) Lịch

sử còn ghỉ lại tên tuổi Hipocrat (377 - 460 TCN) - một bác sĩ Hí

Lạp - người đã phát hiện ra các khí chất Những công trình

nghiên cứu chứng mỉnh rằng Hipocrat đã chỉ có một tư tưởng là có bốn chất lỏng trong cơ thể người ta và tỉ lệ khác nhau của các chất đó là cái quyết định hành vi của con người

- Mét bac si La Ma 1a Galen (130 - 250 TCN) đã hoàn thiện

kĩ thuật của Hipocrat và phân loại con người thành bốn loại

tương ứng với bốn khí chất Các bác sĩ Hi Lạp - La Mã cổ đại đêu cho rằng mỗi một khí chất đều phụ thuộc vào tỉ lệ giữa máu, chất nhây và mật trong cơ thể người ta Họ đã nêu lên các đặc tính sau đây của khí chất cơ bản

+ Kiểu linh hoạt Theo ý kiến của các bác sĩ điều đó thể hiện tiêu biểu ở sự có nhiều máu trong co thé Kiểu này dé thay

đổi sự quyến luyến, thói quen Tâm trạng của người kiểu này

dễ chuyển sang các trạng thái có tính chất khác nhau Người

kiểu khí chất linh hoạt là người yêu đời, nhanh nhẹn, nhanh

trí, nhưng ít kiên nhãn

+ Kiểu sôi nổi là kiểu có số lượng mật vàng tiết ra nhiều Vì vậy, cảm xúc của người kiểu này biểu hiện rất rõ, nhất là các cảm xúc xấu Người kiểu khí chất này sôi nổi, thường hay nóng

nảy mặc dù sự nóng nảy qua đi rất nhanh Người kiểu này rất nhanh nhẹn, rất có nghị lực và rất kiên quyết Khi vui sướng

Trang 3

+ Kiểu điểm tĩnh: Trong cơ thể người thuộc kiểu điểm tĩnh

có nhiều nước nhớt Đặc điểm chủ yếu của kiểu này là kém nhanh nhẹn, hưng phấn, cảm xúc yếu Tuy vậy, thái độ bình tĩnh và kiên định đối với hiện thực thường là điều tốt Người

điểm tĩnh thường khó bị mất bản lĩnh Thói quen và kĩ xảo của

người kiểu này rất cố định và khó thay đổi

+ Kiểu ưu tư: Trong cơ thể mà người kiểu này có nhiều mật

đen hơn Cảm xúc của người kiểu này mang tính chất mềm

yếu Bất kì một thất bại nào cũng gây ra ức chế Người kiểu này

hầu như luôn luôn u sẩu Tất cả mọi rung động ở người kiểu này đều xảy ra chậm chạp, nhưng khí sắc, tâm lí của người

kiểu này dễ bị thương tổn Trong đại đa số trường hợp những

người kiểu này đều tỏ ra thụ động và tò mò

Đến nay khoa học đã có những bước tiến vượt bậc nhưng,

những nét tiêu biểu của các kiểu khí chất được các nhà tư

tưởng Hi Lạp - La Mã cổ đại mô tả là khá chính xác, đúng đắn

về mặt tâm lí và ngày nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa của mình

- I P Paplov - nha sinh học vĩ đại của Nga đã tìm thấy

trong sự hoạt động cao cấp của não, một cơ quan có “điều chỉnh mọi hiện tượng xảy ra trong cơ thể”? mà ở đó “ta có thể

biết về toàn bộ cơ thể cùng với mọi thành phần của nó"? cơ

quan “những mối liên hệ phức tạp nhất của động vật với thế

giới bên ngoài”?! và cuối cùng, là cơ quan phản ánh thế giới

bên ngoài hoạt động của cơ quan này được thực hiện theo nguyên tắc liên hệ thần kinh tạm thời mà “liên hệ tạm thời là

hiện tượng sinh lí rất phổ biến trong giới động vật và ngay

trong chính chúng ta Đồng thời chính nó cũng là hiện tượng tâm lí”)

1,2,3, 4 A.G Covaliov Tam 1í học Tập 2, NXB Giáo dục 1971, tr 6, 7

Trang 4

Bằng phương pháp phản xạ có điểu kiện L P Paplov đã khám phá ra những quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao và những thuộc tính cơ bản của quá trình thần kinh Những

thuộc tính cơ bản của quá trình đó là:

+ Cường độ của những quá trình thân kinh cơ bản: hưng,

phấn và ức chế

+ Sự cân bằng của những quá trình này

+ Tính linh hoạt của chúng

Cường độ của quá trình thần kinh là chỉ số chứng tỏ năng

lực làm việc của những tế bảo thần kinh vả của hệ thần kinh nói chung Hệ thần kinh mạnh chịu đựng rất nhiều tác động và trong thời gian dài, trong khi đó hệ thần kinh yếu trong những

điều kiện đó sẽ bị sứt vỡ"0)

Tính cân bằng là sự cân đối nhất định của quá trình hưng

phấn và ức chế

Tính linh hoạt là độ nhanh khi chuyển từ một quá trình

này sang một quá trình khác để đảm bảo thích ứng với những, thay đổi đáng kể và đột ngột của hoàn cảnh

Như vậy, ba thuộc tính cơ bản của hệ thần kinh trong phân

loại của Paplov khi được phối hợp với nhau theo các cách khác

nhau sẽ tạo nên bốn kiểu hoạt động thần kinh cấp cao ảnh hưởng đến bốn khí chất

Theo Paplov có bốn kiểu thân kinh cơ bản:

Trang 5

- Kiểu mạnh - không cân bằng, cơ sở sinh lí cho khí chất sôi nổi

- Kiểu yếu (hưng phấn và ức chế đều yếu), cơ sở sinh lí cho

khí chất ưu tư

Những kiểu thần kinh này có chung ở động vật và người

Kiểu hình thần kinh biểu hiện ở trường lực của phản ứng, ở sự

cân bằng, sự nhanh nhẹn trong hành vi Bốn kiểu thần kinh

trên không bao hàm tất cả những hình thức cá biệt muôn hình

muôn vẻ của hoạt động thần kinh cấp cao của cá nhân Những

kiểu này là những “ "kiểu điển hình, thường hay gặp nhất và nổi

bật nhất mà thực tế đã thể hiện một cách rõ ràng” © va do la những kiểu cơ bản Ngoài ra còn có những kiểu chuyển tiếp và những hình thức trung gian giữa các kiểu trên Những kiểu chuyển tiếp và những hình thức quá độ và cuối cùng là những kiểu hoạt động hệ thần kinh cấp cao bộ phận có thể là kết quả của những tư chất nhất định, chúng có thể được hình thành từ những kiểu cơ bản trong quá trình sống của cá thể Paplov cũng chỉ ra rằng, nếu nói đến kiểu tự nhiên của hệ thần kinh

thi cân phải tính đến mọi ảnh hưởng tác động vào cơ thể Theo ông có thể có một kiểu trong đó quá trình hưng phấn mạnh và yếu hoặc là có một biến thái khác mà cả hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng hưng phấn trội hơn (biến thái trung tâm thường thấy) và cuối cùng bikn thái thứ ba trong đó cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế đạt đến một mức

độ yếu như nhau, có nghĩa là cường độ được cân bằng quá trình ức ch 2 Khái niệm khí chất

a Định nghĩa: Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá

nhân biếu hiện ở cường độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí

thể hiện sắc thái của hành ví, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân

1 AG Covaliov Tam lí học cá nhân, NXB Giáo dục 1971, tr, 9

Trang 6

Định nghĩa trên cho thấy hành vi không chỉ phụ thuộc vào điêu kiện xã hội mà còn phụ thuộc vào sự tổ chức thần kinh đặc biệt của cá nhân

Để hiểu rõ hơn khái niệm khí chất, cần chú ý một số điểm sau: - Khí chất gắn liên với kiểu hoạt động thần kinh của con người, là sự biểu hiện cụ thể ra bên ngoài về cường độ, tốc độ,

nhịp độ các hoạt động tâm lí của con người

- Khí chất là động lực của hành vi cá nhân, nhưng nó chỉ quyết định về cường độ, tốc độ của hành vi chứ không quyết

định nội dung của hành vi (như xu hướng, nguyện vọng, tình

cảm, ý chí )

- Nói đến khí chất là nói đến ông lực của toàn bộ hành vi

cá nhân, nghĩa là không chỉ nói đến động lực của từng quá

trình tâm lí riêng lẻ, từng hoạt động cụ thể trong một phạm vi

nhất định nào đó, mà nói đến đặc trưng chung nhất về cường độ, nhịp độ của toàn bộ hành vi cá nhân, là động lực tương đối

bên vững trong cả cuộc đời của cá nhân

b Những thuộc tính cơ bản của khí chat

- Tính nhạy cảm: một lực tác động, bên ngoài nhỏ nhất đủ để gây một phản ứng tâm lí nào đó

- Tính phản ứng, tính dễ xúc cảm: chức năng của tính chất

này được xác định bởi sức mạnh của phản ứng cảm xúc của con người đối với các tác nhân kích thích bên ngoài vả bên trong

= Tinh dé khang: là sự chống lại các điều kiện không thuận

lợi làm ức chế hoạt động

- Tính cứng rắn và tính dễ uốn: tính cứng rắn thể hiện ở sự không dễ dàng thích nghỉ với các điều kiện bên ngoài, còn tính

Trang 7

- Tính chuyển hướng ngoài và tính chuyển hướng trong ở

đây người ta chú ý đến việc phản ứng và hoạt động, của con

người phụ thuộc vào cái gì nhiều hơn

- Tính kích thích của sự chú ý: khi mức độ mới mẻ cảng ít

mà vẫn thu hút sự chú ý thì sự chú ý của người đó có tính kích

thích cảng cao

Khí chất được xác định không phải bởi mỗi một tính chất

riêng lẻ mà là bởi sự tương quan mang tính quy luật giữa tất cả

mọi tính chất Nếu không tính đến các tính chất đối lập nhau

(ví dụ: tính cứng rắn - tính dé uốn) thì ở bất kì người nào, mỗi

tính chat déu biểu hiện ở một mức độ nhất định và chỉ mối

tương quan nhất định giữa các tính chất đó mới thể hiện khí

chất của người đó

3 Ban chat xa hội của khí chất

Kiểu hoạt động thân kinh không phải là một cái gì cố định Điều ấy có nghĩa là khí chất của con người có thể thay đổi do

ảnh hưởng của những điều kiện sống ~ giáo dục và hoạt động

cá nhân Không phải chỉ có những thuộc tính bẩm sinh của hệ

thần kinh quyết định tính chất độc đáo của khí chất Tính độc

đáo của khí chất phụ thuộc vào những tác động ảnh hưởng liên

tục đến con người trong suốt quá trình sống Những dấu vết xã

hội, đặc biệt là những tiêu chuẩn đạo đức, những yêu cầu của

xã hội đã ghi lại rõ nét trong hình thức hành vi của mỗi người

„ khí chất của một con người cụ thể thường chỉ rõ những

đặc điểm của dân tộc, địa phương

Mặt khác, con người là một thành viên của xã hội, chịu sự

tác động của xã hội nên những biến cố xã hội Những biến động của đời sống xã hội không chỉ ảnh hưởng đến đời sống

tỉnh thần và tĩnh cảm của con người mà còn làm thay đổi khí

Trang 8

hoặc một số đặc điểm nào đó của khí chất trong quá trình sống và hoạt động Ví dụ, có người vốn rất hồn nhiên, lạc quan yêu đời không may bị lừa gạt hay bị cô lập, thất bại trong việc gì

đó, hay bị đối xử không công bằng đễ chuyển sang khí chất điểm tĩnh, ưu tư

Khí chất là thuộc tính tâm lí được hình thành, biểu hiện

trong suốt quá trình sống và giáo dục, tự giáo dục trong những

điều kiện xã hội lịch sử nhất định Vì vậy, khí chất hình thành,

biểu hiện, thay đổi theo lứa tuổi

Con người là một chủ thể có ý thức trong quá trình sống,

hoạt động và giao tiếp con người luôn tự làm chủ bản thân trong

các mối quan hệ xã hội đặc biệt trong hoạt động nghề nghiệp để thích ứng và phát triển phù hợp với hoạt động nghề nghiệp mà

con người lựa chọn Con người có thể “thay đổi”, “chuyển đổi"

khí chất là đo đặc tính của hệ thần kinh là có tính linh hoạt cao Vi vay không nên quy định nghề cho một loại khí chất nào đó Loại khí chất nào cũng có ưu và nhược của nó không nên ưu ái loại khí chất này mà xem nhẹ loại khí chất kia Ví dụ, trong số các nhà văn lớn của Nga: Ghecxen có khí chất linh hoạt, Gogon tu tự, Corulov điểm tĩnh, Puskin sôi nổi Ngoài ra con người là

một chủ thể tích cực, có ý chí, nghị lực vượt lên những khó khăn

của cuộc sống, làm chủ cảm xúc, làm chủ bản thân nên một

người thường có loại “khí chất tổng hợp" Tùy từng tình huống,

hoàn cảnh mà có loại khí chất tương ứng hoặi tổng hợp các loại

khí” để giải quyết một nhiệm vụ quan trọng nào đó,

II CÁC KIỂU KHÍ CHẤT VÀ CƠ SỞ SINH LI CUA CHUNG 1 Cơ sở sinh lí của khí chất

Thuyết Thân kinh do nhà sinh lí học vĩ đại Nga I P

Trang 9

khí chất Theo ông, cơ sở sinh lí của các loại khí chất là kiểu

hoạt động thần kinh cấp cao quy định Trong các công trình

nghiên cứu của minh I P Paplov đã chú ý nhiều đến 4 kiểu

hoạt động cấp cao mà biểu hiện thần kinh của chúng là 4 loại

khí chất cổ điển Các kiểu ấy thể hiện tiêu biểu bởi một tổng

hợp nhất định các chỉ số về tính chất cơ bản của các quá trình

hưng phấn và ức chế —- sức mạnh tính linh hoạt và tính cân bằng Trước hết, căn cứ vào sức bền so với kích thích tác động mạnh và kéo đài mà hệ thần kinh có thể mạnh hay yếu Một hệ thần kinh yếu, nhạy cảm để ức chế sẽ xác định hành vi của

chủ thể ở những nét đặc trưng của kiểu khí chất ưu tư Vì vậy,

I.P Paplov đã gắn kiểu hoạt động thần kinh cấp rao yếu với khí chất ưu tư

Ông đã xây dựng lí luận về phản xạ có điều kiện của hoạt

động thẩn kinh cấp cao mới để soi sáng vấn dé cơ sở sinh lí của

khi chất

- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người có hai quá trình cơ bản: hưng phấn - ức chế Đặc điểm của các kiểu hoạt động thần

kinh bao giờ cũng có hai trang thái đối lập nhau: mạnh - yếu; cân bang — không cân bằng; linh hoạt - không linh hoạt

Mỗi người chúng ta tuỳ theo đặc điểm thần kinh mà rơi vào cực A hay cực B, có người rơi vào trung gian

3 : Trạng thái trung gian 3 5

A B

+ Kiểu mạnh - cân bằng - linh hoạt (quá trình hưng phấn

cân bằng với quá trình ức chẽ) - kiểu hoạt

Trang 10

+ Kiểu mạnh - không cân bằng, có đặc điểm là quá trình

hưng phấn mạnh và quá trình ức chế yếu (kiểu nóng)

+ Kiểu mạnh - cân bằng khơng linh hoạt (bể ngồi thì

điểm đạm hơn, bền bỉ hơn) - kiểu tram

+ Kiểu yếu có đặc điểm là quá trình hưng phấn cũng như ức chế đều yếu Sự phân chia trên được sơ đồ hóa như sau: Kiểu hệ thần kinh Mạnh Yếu

Không cân bằng Cân bằng

(hưng phấn trội hơn ức chế) Linh hoạt Không lính hoạt

- Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng bốn kiểu thần kinh trên

đã bao hàm tất cả những hình thức của hoạt động thần kinh cấp cao của cá nhân Những kiểu trên là những kiểu điển hình,

thường hay gặp nhất và nổi bật nhất mà thực tế đã thể hiện

một cách rõ ràng Ngoài ra còn có những, kiểu chuyển tiếp và

những kiểu trung gian giữa các kiểu trên Những kiểu trung gian, chuyển tiếp là những kiểu thần kinh được tổn tại nhiều

nhất trong hiện thực I P Paplov cho rằng, tự nhiên hiện thực là vô số những sự chuyển tiếp, những mức độ chuyển tiếp

Trang 11

Do vậy, khi nghiên cứu khí chất, chúng ta phải tính đến các kiểu trung gian nếu không trong nhiều trường hợp chúng ta sẽ

bị bế tắc và không hiểu đây là cái gì

B.M Teplov - nhà tâm lí học Nga còn cho rằng, cùng với những thuộc tính kiểu loại chung đặc trưng ch hệ thần kinh

nói chung còn có những thuộc tính kiểu loại bộ

an đặc trưng, cho công việc từng vùng của vỏ não (Ví dụ vùn;; thính giác, thị

giác, vận động) Nếu những thuộc tính kiểu loại chung quy định khí chất của con người thì những thuộc tính riêng lẻ có

nhiều ý nghĩa trong khi nghiên cứu năng lực chuyên môn

Những kiểu chuyển tiếp những hình thức qu.‹ độ và cuối cùng

là những kiểu hoạt động thần kinh cấp cao bộ phận có thể là

kết quả của những, tư chất nhất định hoặc -húng có thể được

hình thành từ những kiểu cơ bản trong quá trình hoạt động,

sống của cá thể, do ảnh hưởng của những ¿ a tượng sống

Theo các tài liệu nghiên cứu của tâm ¡: học, người 1ì cũng; đã phát hiện ra một loạt các tính chất của nệ thân kinh rà nếu được phối hợp một cách khác nhau sẽ có hể xác định cúc kiểu

thần kinh

Sức mụph của hệ thần kinh nói lên sứ : mạnh của quá trình hưng phấn, ức chế là do năng lực hoạt đệ +g và sức bền của nó

xác định, n.hña là đo khả năng của các t® ào thân kinh luy trì

su hung pian lau dai hoặc rất mạnh mâ không chuyển sang trang thái ức chế quá mức Khoa học đã chứng mình rằng: một

hệ thần kinh càng yếu thì cảng nhạy cảm Vì vậy, tính nhạy

cảm thị giác hay thính giác của một số cá thể có thể là chỉ số về sức mạnh hệ thần kinh của người đó Điều này, cảng khẳng

định không có tính chất “xấu”, “tốt” của hệ thân kinh Chẳng

hạn, nếu một hệ thân kinh yếu sẽ có độ bên bỉ kém hơn hệ

Trang 12

thần kinh mạnh nhưng nó lại có nhạy cảm tốt hơn hệ thần kinh

mạnh Mặc dù, trong nhiều hình thức hoạt động của con người

(ví dụ thể thao), sức bển thân kinh là rất quan trọng nhưng,

trong những trường hợp khác thì tính nhạy cảm cao của hệ

thần kinh lại rất cẩn thiết Hơn thế nữa, nếu như kiểu hoạt

động thần kinh cấp cao “yếu” là “không” có giá trị thì nó đã

không còn tổn tại từ lâu do sự lựa chọn tự nhiên

Paplov đã xác định sức mạnh của hệ thân kinh cả theo tốc

độ hình thành các định hình động lực Sau B M Teplov và

V D Nebulinxki đã để nghị gọi tính chất đó là tính năng động của hoạt động thân kinh cấp cao Tính năng động đó quyết định: các đặc điểm cá biệt của con người trong sự hình thành

định hình động lực Sự hình: thành định hình động lực cảng tốt thì các kĩ xảo chuyên môn của con người được tạo nên

cảng; nhanh

+ Tính linh hoạt của quá trình thần kinh được xác định dựa trên các chỉ số tốc độ hoạt động của các quá trình thần kinh: độ nay sinh hoặc chấm đứt quá trình hưng phấn hay quá trình ức chế; tốc độ thay thế nhau của các quá trình đó; tốc độ khuyếch tán hay tập trung; tốc độ hình thành các mối liên hệ có điều

kiện mới và tốc độ tái tạo các mối liên hệ đó Tính linh hoạt sẽ

bảo đảm sự thích nghỉ đối với những biến đổi nhanh chóng và bất ngờ của hoàn cảnh

+ Tính bất định (dễ biến đổi) của hệ thần kinh: là một tính

chất mới của hệ thân kinh luôn xác định các chỉ số tốc độ của

hoạt động thân kinh cấp cao

+ Tính cân bằng của hệ than kinh (tính cân đối của các quá trình thân kinh): các quá trình thần kinh luôn luôn cân đối ở sự đao động nhất định hoặc là về phía hưng phấn, hoặc về phía ức chế một mức độ nảo đó khi có

Trang 13

Ví dụ: người ta ghỉ lại tần số dao động của các kết quả khi đo những chức năng nào đó (tốc độ phản ứng): tính chất

chú ý, tốc độ hình thành ức chế có điều kiện, khả năng ngăn chặn những hoạt động xung động

Ngoài những kiểu loại thần kinh cơ ban noi trén I P Paploy

còn tìm ra ba kiểu thân kinh chỉ có ở người do sự tham gia của

hệ thống, tín hiệu thứ hai Đó là: kiểu nghệ sĩ; kiểu trí tuệ; kiểu trung gian

2 Các kiểu khí chất

Dựa vào kiểu thần kinh, người ta chia khí chất con người

thành một số kiểu cơ bản sau:

a Kiểu khí chất Xăngghanh: hoạt bát, hãng hái (kiểu thần

kinh mạnh - cân bằng — linh hoạÐ) - Vu điểm:

+ Trong hoạt động người có kiểu khí chất này thường nhiệt

tình đối với những công việc mà họ hứng thú;

+ Tính linh hoạt cao, thích ứng đễ đàng với những biến đổi của hoàn cảnh sống + Liên hệ nhanh chóng với mọi người xung quanh - có tính quảng giao + Tinh tinh cdi mở, chân thành Trong tập thể họ là những người vui tính

+ Có trí tuệ mềm đẻo, ưa đí đỏm

+ Có khả năng nắm cái mới nhanh chóng, dễ di chuyển

chú ý Người thuộc loại khí chất nảy đễ dàng hình thành và cải biến đường liên hệ thần kinh tạm thời

- Han chế:

+ Đối với những công việc không hứng thú họ dé chan nan, ué oai

Trang 14

+ Tình cảm của người thuộc kiểu này đễ đàng xuất hiện và cũng dé dang thay đổi

b Kiểu khí chất sôi nổi - kiểu Cölêric: kiểu nóng nảy (kiểu

thần kinh mạnh - không cân bằng)

Đặc điểm thần kinh: quá trình hưng phấn mạnh, quá trình

ức chế yếu hơn - Ưu điểm:

+ Đây là kiểu chiến đấu, kiểu hăng hái, dễ đàng và nhanh chóng bị kích thích Những người thuộc kiểu nóng có khả năng

hiến thân cho sự nghiệp với tất cả nhiệt tình, say mê Họ cảm thấy sức mạnh tràn trể, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn và trổ ngại trên con đường đi tới mục đích

+ Ý chí kiên nghị

~ Hạn chế:

+ Khi sức lực bị hao tổn và niềm tin vào khả năng của mình bị suy sụp thì để xảy ra tình trạng buồn nản

+ Ý chí kiên nghị nhưng lại bộc lộ từng đợt

+ Người kiểu khí chất này có đặc điểm nổi bật là dễ cáu và

phan ứng cảm xúc mạnh Vì vậy, dễ có thái độ hùng hổ, say gắt,

thắng thừng, có khả năng hoạt động đến mức độ rất căng thẳng

c Kiểu khí chất trầm ~ Phlecmatic kiểu bình than (kiểu thần kinh mạnh - cân bằng - không linh hoạt)

- Uu điểm:

+ Là loại người bình tĩnh, luôn luôn cân bằng, lao động

kiên trì, bền bỉ trong cuộc sống ngay cả khi hoàn cảnh khó khăn

+ Dễ dâng kiểm chế được những cơn xúc động, những cơn

tức giận, giữ vững những quy tắc sống đã được đặt ra

Trang 15

+ Làm việc có hệ thống, không bị lôi cuốn bởi những lí do

nhỏ Nhờ đó người thuộc kiểu khí chất này có thể hoàn thành công việc ít tốn sức lực + Cần cù, chú ý lâu bên, kiên nhẫn; bình tĩnh, thanh than và chín chắn + Quan hệ với mọi người đúng mức, không thích ba hoa vô ích - Hạn chế:

+ Tính ỳ và tính kém linh hoạt là nhược điểm của người trầm

+ Sự đi chuyển chú ý kém; có sự cứng nhắc của động hình

nên khó thích nghỉ với hoàn cảnh thay đổi Vì vậy, hay bỏ lỡ

thời cơ

d Kiểu khí chất ưu tư - Melăngcôlic (thần kinh yếu: hưng

phấn và ức chế đều yếu nhưng ức chế mạnh hơn)

- Ưu điểm:

+ Sự suy nghĩ sâu sắc và tưởng tượng phong phú đã làm

cho họ nhìn thấy mọi khó khăn trở ngại, lường trước được hậu

quả có thể xảy ra

+ Đặc điểm nổi bật của họ là thái độ hiển dịu và rất dễ

thông cảm với mọi người xung quanh

+ Tuy ít cởi mở nhưng tình cảm của họ sâu sắc và bền vững

+ Họ là những người nhạy cảm trong những hoàn cảnh,

nếu được tin tưởng họ là những người hồn thành tốt mọi cơng

việc được giao

- Hạn chế:

+ Là kiểu ức chế của hệ thần kinh Mỗi hiện tượng của

cuộc sống đều trổ thành nhân tố ức chế anh ta Vì thế, họ không tin tưởng, không hi vọng gì hết

Trang 16

+ Có xu hướng chìm đắm vào những chuyện không đáng kể

+ Không thích cởi mở, không thích giao du, không thích

ứng với hồn cảnh ln thay đổi Ho dé run sợ khi có sự thay

đổi mới lạ

III GIÁO DỤC KHÍ CHẤT

1 Khí chất với các thuộc tính khác của nhân cách

Khí chất là hình thức đầu tiên của mối quan hệ của chủ thể

đối với khách thể Nó “quét lên” các thuộc tính nhân cách làm

cho chúng ta có màu sắc riêng, đa dang

a Khí chất và thái độ

Kết quả nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra rằng, hành vi của

con người trong phạm vỉ của khí chất có thể nói lên thái độ của

con người Rõ ràng, thái độ đó có thể tạm thời được che đậy,

hoặc thay đổi chút ít trong những nét tự nhiên vốn có của nó

hay nói một cách chính xác hơn là sự biểu lộ về mặt khí chất Ví

dụ, tính linh hoạt và mức độ của sự cân bằng của phản ứng

phụ thuộc vào thái độ và tính cách của con người đối với nhiệm vụ được giao; phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu và khuynh hướng của cá nhân; phụ thuộc vào nhịp độ, nhịp điệu

hoàn thành công việc Nhịp độ chậm chạp trong những công

việc chán nản, thì cẩm giác mệt mỏi sẽ đến nhanh hơn, trường,

lực của hoạt động giảm xuống Điều này thể hiện rõ nhất khi

thái độ của cá nhân đối với những biến cố khác nhau của cuộc

sống Chỉ trong những điều kiện khác nhau mới có thể đánh

giá sức mạnh hoặc sự yếu ớt, sự điểm đạm hay tính linh hoạt của cá nhân khi so sánh với người khác

b Khí chất và tính cách

Khí chất là sự biểu hiện cụ thể ra bên ngoài toàn bộ hoạt

Trang 17

động thần kinh của con người Nội dung bên trong của khí chất là mọi hoạt động tâm lí những nhiều nhất và trực tiếp vẫn

là tính cách Vì vậy, nhân dân ta thường dùng khái niệm “tính

khí" để chỉ mối quan hệ giữa tính cách và khí chất Khí chất chỉ

phối quá trình xây dựng và hình thành, biểu hiện của một tính

cách Ngược lại, tính cách có thể lảm cho khí chất thay đổi Bởi

vì, thần kinh có tính mềm dẻo cao

Tính cách là một phần nội dung quan trọng của khí chất Một khi nội dung bên trong thay đổi thì hình thức bên ngoài

cũng thay đổi Nói cách khác, tính cách có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi khí chất Khí chất “quét lên” tính cách một sắc

thái riêng làm cho tính cách có nét độc đáo

c Khí chất và hành ví

Có thể nói rằng, bức tranh hành vi của con người trong

phạm vi khí chất có thể do những thái độ của con người quyết

định Những thái độ này, tạm thời được che đậy hoặc làm biến

dạng những biểu hiện tự nhiên - những biểu hiện đặc biệt của

khí chất

Khí chất con người còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá nói chung của họ Ví dụ, có người không kìm hãm bản thân mình

mà ngược lại cố tình nhấn mạnh sự biểu lộ đễ cảm xúc, biểu lộ ở những cơn tức giận, niém vui sướng, biểu lộ sự tuyệt vọng của mình Những người như thế thường hay bào chữa cho khí chất của mình, viện lí do cho việc không kiểm chế những thói

xấu của mình

Người có văn hoá, là người xây dựng hành ví của mình

kết hợp mối tương quan với đạo đức, với xã hội, họ biết kiểm

chế mình

Trang 18

d Khí chất và ý chí

Hành động có ý chí là hành động dựa trên kinh nghiệm

sống Hành động có ý chí hình thành trong quá trình nhậa thức hiện thực và trong quá trình hoạt động nhằm thoả mãn những

như cầu và hứng thú Hành động có ý chí hình thành trên cơ sở

khí chất nào đó Ví dụ, kiểu ý chí có phương pháp, có suy nghĩ

được hình thành nhanh chóng hơn trên cơ sở khí chất trầm;

kiểu ý chí nhiệt tình bồng bột được hình thành nhanh chóng, trên cơ sở khí chất nóng; kiểu ý chí hỗn hợp được thành lập

nhanh ở người thuộc kiểu khí chất linh hoạt

Mặt khác, các phẩm chất ý chí khi đã được hình thành lại

giúp cho ta làm chủ được bản thân và điểu chỉnh được với

những nhu cầu và hứng thú mới của cá nhân Nhờ có ý chí

cứng rắn mà con người kiềm chế được và thậm chí “gat bo”

được tính bột phát và làm chủ, điều hoà được tình cảm của mình; hoặc ngược lại, tạo ra được nhịp điệu tâm lí nhanh hơn Trong quá trình hoạt động, một khi cá nhân thấy được

những đặc điểm tốt và xấu của mình thì cá nhân bắt đầu tự

giác điều khiển hoạt động sống và nỗ lực luyện tập để biến

đổi bản tính của mình “con người làm cho bản thân hoạt động sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và ý thức

“eda minh”

e Năng lực và khí chất

Khi nghiên cứu về năng lực, ta không thể không chú ý

đến vai trò của hoạt động thần kinh cấp cao, tốc độ hình

thành phản xạ có điều kiện nhanh hay chậm; bên vững hay

không bền vững Ví dụ: năng lực của người lái xe, vận động

viên thể dục thể thao phù hợp với khí chất linh hoạt, sôi nổi;

1 C.Mac va Engels Ban vé nghệ thuật, tập 1.M NXB NT, 1957, tr.157

Trang 19

tính nhạy cảm của thân kinh yếu thích hợp với văn nghệ sĩ Tuy nhiên, khí chất không tiền định cho năng lực

Tóm lại, khí chất có ảnh hưởng nhất định đến các thuộc

tính nhãn cách Tuy nhiên, khí chất tự nó không thể quy định

xu hướng của cá nhân, nguyện vọng, hứng thú và lí tưởng của

cá nhân Nghĩa là, khí chất không thể quy định toàn bộ sự

phong phú của nội dung đời sống tỉnh thần (những điều này

là kết quả phan ánh nội dung của đời sống thực tế) mà khí chất

là hình thức biểu hiện của những hiện tượng tâm lí bên trong

2 Giáo dục khí chất

Hệ thống các mối liên hệ thần kinh tạm thời hay hệ thống các động hình được hình thành trong quá trình tích cực phản

ánh thực tế khách quan là cơ sở của hệ thống các quan điểm, của

cách suy nghĩ và tình cảm nói chung trong hành vi của cá nhân

Nghĩa là, khí chất của con người không tiên định giá trị đạo đức

- xã hội của họ như là một nhân cách Những người có khí chất hoàn toàn khác nhau có thể có cùng một giá trị đạo đức - xã hội như nhau và ngược lại những người có cùng một khí chất như

nhau có thể rất khác nhau về giá trị đạo đức - xã hội

Trẻ em càng nhỏ sự bộc lộ từng loại khí chất càng rõ hơn

Tuy nhiên, trẻ em cảng lớn cảng có nhiều mối quan hệ qua lại với thế giới xung quanh Vì thế, chúng ngày càng chịu sự tác

động của thế giới xung quanh Có thể nói, hoàn cảnh sống là một trong những điều kiện có thể làm thay đổi cường độ và

tính linh hoạt của các quá trình tâm lí, ấn tượng kích thích xúc cảm và những cái khác Ngược lại, chính hoàn cảnh sống, sự giáo duc va tự giáo dục của cá nhân có tác dụng kìm hãm hay

phát triển tính tích cực của khí chất

Trang 20

Mỗi loại khí chất đều có ưu điểm và nhược điểm Loại khí chất nào cũng cần cho hoạt động của con người Vì vậy, trong

giáo dục, khi nhận xét, đánh giá, sử dụng con người không nên

ưu ái loại khí chất này và ghét bỏ loại khí chất kia

Việc giáo dục khí chất cho học sinh không tách rời với việc

bồi đưỡng các thuộc tính tâm lí khác Đặc biệt, không tách rời với việc giáo dục tính cách Người ta chỉ học được cách điều

khiển khí chất của mình trong trường hợp con người có một tính cách có mục đích, có ý chí và đạo đức cao Vì vậy, không

niên biện hộ cho những hành vi sai trái cho lâ vì khí chat, Dong

thời, cũng không nên chỉ căn cứ vào sự biểu hiện của một số

hãnh vi bên ngoài để đánh giá con người

Như trên đã nói, khí chất của con người có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của những hoàn cảnh sống, của lứa tuổi và

bệnh tật (đặc biệt những bệnh của hệ thân kinh) Trong những

điều kiện thuận lợi của đời sống, kiểu hoạt động thân kinh

bẩm sinh và nét tâm lí của khí chất có liên quan với nó được

thay đổi một cách chậm chạp và ít thấy rõ Trong những thay

đổi sâu sắc của điều kiện sống thì những thay đổi trong khí

chất được biểu hiện rõ hơn

Nhiệm vụ của chúng ta là lãm sao tìm ra những con đường hình thức và phương pháp tốt nhất để giáo dục những nét tính cách tốt tương ứng với đặc điểm khí chất của từng học sinh Dạy học và giáo dục không phải nhằm biến đổi khí chất của học sinh mà nhằm khắc phục những thiếu sót của kiểu khí chất này hay

kiểu khí chất kia, phát triển những mặt tốt của nó với mục đích

tạo ra những nét nhân cách có giá trị trong mỗi con người, Nắm được khí chất của hoc sinh, thay giáo phải tổ chức hoạt động của mỗi học sinh sao cho những mặt hạn chế của khí chất dân dân được khắc phục Điều này, cũng có ý nghĩa với giáo viên, trong

việc tự điều khiển khí chất của bản thân mình

Trang 21

Ngoài việc tổ chức hoạt động lao động, học tập cho học

sinh, việc giáo dục thể chất có một ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục khí chất Những bài tập thể dục thể thao sẽ góp

phân củng cố, phát triển hệ thần kinh của học sinh Dưới ảnh hưởng của những bài tập thể dục đều đặn, học sinh có khí chất

Côlêric trở nên bớt mạnh mẽ hơn, học sinh có khí chất

Phiecmatic sẽ khắc phục được tính chậm chạp và vụng về, tăng

cường sự hối ha, bận rộn; học sinh có khí chất Xăngghanh sẽ

bắt đầu kiểm chế được vận động của mình

Tóm tắt chương lII

Để có khái niệm đây đủ, chính xác, phản ánh thuộc tính

bản chất của khí chất cần nắm được những thuộc tính cơ bản của khí chất Đó là: ~ Tính nhạy cảm của khí chất - Tính phản ứng, tính dễ xúc cảm của khí chất - Tính đề kháng của khí chất - Tính cứng rắn và tính dễ uốn của khí chất - Tính chuyển hướng ngoài va tính chuyển hướng trong của khí chất ~ Tính kích thích của sự chú ý đối với khí chất

Cần chú ý đến bản chất xã hội và đặc điểm khí chất của

từng giai đoạn lứa tuổi vì chúng có ý nghĩa trong giáo dục

khí chất một thuộc tính tâm lí vừa tự nhiên, vừa tự tạo của con người

Cần nhấn mạnh mỗi loại khí chất có những ưu điểm và

nhược điểm của nó do đó không nên ưu ái loại khí chất nay ma

ghét bỏ loại khí chất kia Mặt khác, con người là một chủ thể có ý

thức, bằng ý chí và nghị lực của mình có thể có loại “khí chất tổng hợp” thích ứng với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh

Trang 22

Câu hồi ôn tập chương III

1 Hãy trình bày vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất

2 Nội dung Thuyết Than kinh về khí chất của I P Paplov

Điều đó có ý nghĩa gì trong việc giải thích hiện tượng khí

chất?

3 Phân tích khái niệm, bản chất xã hội của khí chất Trình bày đặc điểm tâm lí của từng loại khí chất

5 Trong việc giáo dục khí chất cần chú ý những vấn đề gì

Bài tập thực hành

Bài tập số 13: Đọc câu chuyện sau cho sinh viên;

Những người ruột thịt của Nguyễn Thanh Tùng kể lại:

Tùng hồi nhỏ là một đứa trẻ hoạt động không biết mệt mỏi

Lúc gia đình sống bên bờ sông, Tùng lên 5~ 6 tuổi, cậu đã từng bơi rất lâu ở sông Mẹ Tùng kể - cậu ăn hết một bát tô cơm với

cả Tùng khác với nhiều người là ở năng lực làm việc trí óc

Cậu có thể làm việc hết sức tập trung, căng, thang Cậu học trang 5 giờ liên vẫn không để lộ những đấu hiệu uể oải hay chan nan

Về tới nhà, ăn trưa xong là Tùng lập tức tập trung sức lực làm

việc trí óc khi ngồi ngay vào bàn học

Cậu luôn lo lắng hồn thảnh cơng việc Cơng việc chưa xong là cậu ăn không ngon, ngủ không yên

Bà mẹ thường phần nàn: thậm chí trong thời gian ăn cậu

cũng cầm sách và khi ngủ nhất thiết cũng kèm sách bên người Hàng ngày, thường đọc sách đến 3 giờ sáng và sáng sớm cậu

đã đến trường

Ngay từ thuở nhỏ, Tùng đã có có tính gan dạ, không sợ

nước Cậu đi thẳng xuống sông, tập bơi rất nhanh và khi biết

Trang 23

bơi thì bơi bất kì thời tiết nào Đêm tối và cảnh lẻ loi cũng không lam cho Tùng sợ sệt, chỉ duy nhất máu là lầm cho cậu bé sợ hãi

Tùng rất bạo dạn khi tiếp xúc với trẻ cùng tuổi Tùng khác

biết với mọi nhiều ở “nh đũng cảm” và thậm chí “tính gây

gổ" Phẩm chất vốn có ở cậu học trò Tùng là tính dũng cảm,

lòng gan dạ và niềm tin trong mọi hoàn cảnh khi rèn luyện thể dục, thể thao, huấn luyện viên của cậu đã từng nhận xét: “Tùng

không sợ những động tác mới, không sợ nguy hiểm trong

những buổi tập luyện và không sợ hãi trước những trận đấu”

Thất bại trong học tập cũng không làm cho Tùng lo âu Thậm

chí những lúc bị điểm kém Tùng vẫn lạc quan và nhanh chóng sửa chữa những điểm không đạt yêu câu của mình

Do đó, thấy cô giáo trong trường ngạc nhiên khi thấy những lời tục tĩu, hỗn láo phát ra từ miệng Tùng những năm

gan đây

Tùng có tỉnh thần tự chủ rất cao thể hiện trong kỉ luật

chung Cậu luôn luôn vui vẻ và linh hoạt và biết thể hiện cái

phẩm chất ấy của mình đúng lúc, đúng mực nên không bao giờ

thây cô giáo nhắc nhở trong giờ học Tùng chủ động hồn

thành cơng việc, tỉ mỉ, nhỏ nhặt - các công việc đòi hỏi phải

phân biệt chính xác

1 Nêu các đặc điểm khí chất của Tùng

2 Học sinh này có thể xếp vào loại khí chất nào?

Bài tập số 14: Phương pháp làm việc của thây cô giáo

- Trường hợp thứ nhất: Cô giáo Hương (dạy lớp 6-7) bể

ngoài có ấn tượng phản ứng chậm, không trả lời các câu hỏi ngay lập tức Nét mặt ít thay đổi, rất ít khi cười, có chăng chỉ có

Trang 24

cô khiển trách, khi nghe câu chuyện vui hay lúc nghe câu hỏi

quan trọng Cô ít tham gia vào những, buổi toạ đảm cùng với các đồng nghiệp Cô nói đều đều thể hiện chậm rãi và từ tốn, và đi lại chậm rãi, thể hiện tính điểm đạm, bình tĩnh trong bất

cứ hoàn cảnh nào Cô đã tổ chức hoạt động của với lớp mình

như sau: đối với mỗi bài giảng cô chuẩn bị bài tập vào một

bảng cần thiết Khi chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, cô suy nghĩ

rất cặn kẽ, tỉ mỉ Cô suy nghĩ và lựa chọn hệ thống bài tập cho

học sinh cá biệt Bài giảng của cô Hương có tính chặt chẽ cao; bài tập đa dạng luôn phù hợp với từng học sinh

- Trưởng hợp thứ hai: Thầy giáo Vinh có đặc tính là hành

động rất cơ động: dé chuyển từ trạng thái nảy sang trạng thái khác Trong khi giải lao vui vẻ cùng các cô thầy khác, thầy

hay kể chuyện khôi hai cho moi người nghe, khi tiếng chuông,

vào học vang lên là lập tức trên khuôn mặt của thầy thể hiện

sự chăm chú và bắt tay vào làm việc chuẩn bị bài kiểm tra

Anh văn nhưng khi quan sát lớp trước giờ học thầy đã quyết

định chuyển sáng đạy môn Giáo dục Công dân

Trong lớp học thây Vinh lúc não cũng đi chuyển, không khi

nao thể hiện sự bực tức đối với học sinh Khi học sinh có điều gì

không hiểu, thầy kiên trì giảng giải Một trong những phương

pháp quen thuộc để phát huy tính tích cực của học sinh trong

việc củng cố kiến thức Anh văn là thầy dùng những trò chơi cơ

động trong thời gian ngắn dưới dạng thi đua

Câu hỏi

1 Cách làm việc độc đáo của hai giáo viên trên thể hiện ở

những điểm nào?

2 Những tính chất nào của khí chất quy định cách làm việc

của giáo viên nói trên?

Trang 25

Bài tập số 15: Đọc câu chuyện sau

“Mai Hương vào học lớp mới và kết bạn với một học sinh

là Tú Qua một thời gian Mai Hương có nhận xét: ở người bạn

của mình, những điểm mới và đó là những điểm mới không

tốt Khi làm một việc gì đó Tú tỏ ra rất vụng về sách vở bẩn thỉu, đầu tóc chải cẩu thả, lười nhác trong học tập không học

bài Tôi không chịu được sự lười biếng ấy”

Mai Hương đã nói thẳng điều đó cho Tú biết Từ đó, Tú

không quan hệ với Mai Hương nữa Ngược lại, Mai Hương tìm

mọi cách quan hệ trở lại với Tú: cô mời bạn đến nhà chơi, dự

định cùng Tú đi xem triển lãm Mọi người hỏi: “Có phải Mai

Hương thường giúp đỡ Tú sửa chữa những hạn chế không?”

Mai Hương trả lời: “Điều đó hình như tôi không hề nghĩ đến Tham chí, tôi không hiểu tôi phải làm thế nào”

Câu hỏi:

1 Hãy cho biết đặc điểm dễ giao tiếp của Mai Hương nêu trong câu chuyện trên là biểu hiện của khí chất hay tính cách nảo?

2 Hãy nêu quan điểm của anh (chị) về vấn để này

Bài tập số 16: Căn cứ theo các dấu hiệu tâm lí dưới đây, hãy

xác định xem loại khí chất nảo được nói trong mỗi trường hợp?

1 Một người sinh động, hoạt bát, muốn thay đổi các ấn

tượng thường xuyên, đễ dâng thích ứng với những điều kiện thay đổi của cuộc sống

2 Một người chậm chạp, ôn hoà, có những nguyện vọng và

tâm trạng ổn định, ít biểu lộ tâm trạng ra bên ngoài

3 Một người nhanh nhẹn, bổng bột, sôi nổi, say mê với công việc, nhưng thiếu ơn hồ, tâm trạng thay đổi mạnh mẽ,

đột ngột

Trang 26

4 Một người nhạy cảm, dễ có cảm xúc sâu sắc với cả những sự kiện không đáng kể, nhưng lai phan ứng với những

người xung quanh một cách yếu đuối

Bài tập số 17: Những đặc điểm nào dưới đây của hành vi là

đo khí chất quy định?

1 Một cháu bé thường hay bắt chuyện trước, dé dang lam

quen với người lạ

2 Một học sinh chỉ nghe giảng chăm chú khi thầy giáo

thông báo một điều gì lí thú

3 Ngay cả khi hiểu biết, học sinh vẫn luôn luôn cảm thấy

không tin tưởng, hoài nghĩ

4 Một thiếu niên nổi nóng ngay sau khi bị người khác phê

phán, đặc biệt điều đó chạm đến lòng tự ái của

Bài tập số 18: Căn cứ vào các dấu hiệu dưới đây, hãy xác

định xem kiểu hoạt động thần kinh cấp cao nào được nói đến

trong mỗi trường hợp và phù hợp với mỗi kiểu đó là những

loại khí chất não?

1 Quá trình hưng phấn mạnh, nhưng quá trình ức chế lại yếu hơn

2 Quá trình hung phấn và ức chế mạnh như nhau, nhưng,

sự chuyển hoá giữa chúng diễn ra chậm chạp

3 Quá trình hưng phấn và ức chế mạnh như nhau, sự

chuyển hoá giữa chúng diễn ra nhanh

4 Quá trình hưng phấn và ức chế đều yếu

Trang 28

Chương IV TÍNH CÁCH

| KHÁI NIỆM VỀ TÍNH CÁCH

Tính cách là mặt đạo đức, là cốt lõi của nhân cách, là mục đích cuộc sống của con người Tính cách là một thành phần cốt

lõi của nhân cách

Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường dùng từ "nh tinh”,

"#ứnh nếP, "tư cách", "phẩm chấf" để chỉ tính cách Những

nét tính cách tốt thường được gọi là "đặc tinh”, “long”, “tinh

thần" những nét tinh cách xấu thường, gọi là *£hó?', “tae”, Vậy tính cách là gì?

1 Khái niệm tính cách

Tính cách là một thuộc tính tâm lí phúc hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thé

hiện trong hệ thống hành vỉ, cử chỉ cách nói năng tương ứng

Có thể định nghĩa ngắn gọn: tính cách là thái độ đã được củng cố trong những phương thức hành vi quen thuộc

Những sự khác biệt cá nhân giữa người và người không chỉ

biểu hiện qua khí chất mà còn qua tính cach cua ho Tit inh

cách xuất phát từ tiếng Hi Lạp - charakter nghĩa là dấu vết, dấu

ấn Còn đối với cá tính con người thì có nghĩa là những đặc điểm biểu hiện rõ ràng của cá tính

Cần phân biệt tính cách, nót tinh cách và hành vi ngẫu nhiên: + Nét tính cách là thuộc tính tâm lí cá nhân, những nét tính

cách tốt như: chân thật, nhân hậu, cần cù v.v những nét tính

cách xấu gọi là “thói” như: tham lam, lười biếng, cẩu thả

Trang 29

+ Tính cách là thuộc tính tâm lí của cá nhân nó là mặt đạo

đức của nhân cách

+ Hành vi ngẫu nhiên là những hành vi nảy sinh tức thời

bột phát trong một tình huống cụ thể nào đó, nó không được

lặp đi lặp lại, không được củng cố qua thực tiễn Ví dụ: Một thanh niên khi lên xe gặp người già, phụ nữ thì chen lấn xô

đẩy, nhưng lại nhường chỗ ngồi cho một cô gái xinh đẹp, đé là

hành vi ngẫu nhiên, không ổn định, không phải là nét tính cách lịch sự của anh ta Vì vậy, nếu hành vi đó được lặp đi lặp lại

trở thành ổn định sẽ là nét tính cách 2 Đặc điểm đặc trưng của tính cách

Nói đến tính cách không phải là nói đến những đặc điểm

hành vi ngẫu nhiên của một người nao đó mà là những phương

thức hành vi ổn định, quen thuộc đối với họ, những phương thức hành vi mà chúng biểu thị nhân cách của con người, biểu thị thái độ đối với thế giới

Tính cách không bao trim cdc quá trình tri giác, tư duy,

tình cảm, ý chí Tính cách cũng không phải là số trung bình cộng của các hiện tượng tâm lí khác nhau Tính cách là một cấu

tạo hoàn chỉnh, độc đáo phụ thuộc vào những tác động của cuộc sống, là một hệ thống bao gồm, những thuộc tính như xu

hướng, ý chí, đặc điểm trí tuệ và tình cảm được hình thành,

phần ánh cuộc sống và hoạt động của cá nhần

Những thái độ đối với thế giới, những cách hành động và

xử sự riêng biệt của một người hay một nhóm người đều hình

thành trong quá trình nhận thức và hoạt động, trong những

điều kiện xã hội nhất định của cuộc sống Tất cả những thái

độ đã hình thành và có tính chất chủ đạo như thế của con người đối với xã hội, đối với bản thân và những cách cư xử

Trang 30

quen thuộc trong môi trường xã hội tạo thành tính cách của

mỗi người

- Tính cách của con người thể hiện một phong cách sống,

nhất định trong nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, mục đích,

tình cảm và ý chí Những yếu tố này biểu hiện ở chỗ cá nhân

lựa chọn một hoạt động và hành vi, thai độ và cách đối xử như thế nãy hoặc như thế kia Tuy nhiên, trong hệ thống những

thuộc tính tâm lí thì niềm tin, thái độ và thói quen đạo đức giữ

vai trò trung tâm trong tính cách con người Nghĩa là, tính cách

la tap hop những đặc điểm tâm lí bên vững nhất của nhân cách, thể hiện qua hành vi và hành động của họ

- Nói tới tính cách là nói đến cái điển hình và cái cá biệt trong nhân cách Tính cách không phải không phải đi truyền,

cũng không phải là một thuộc tính bất biến của nhãn cách Tính cách của con người được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường, của kinh nghiệm sống, của giáo

duc va tự giáo dục Các ảnh hưởng nây gồm hai loại:

+ Thứ nhất: Đó là những ảnh hưởng xã hội lịch sử, bởi vì

mỗi người đều sống trong một chế độ xã hội nhất định, trong,

một thời đại, một môi trường xã hội nhất định, nên họ sẽ được

hình thành như là một nhân cách dưới ảnh hưởng của những

điều kiện đó

+ Thứ hai: Đó là những ảnh hưởng cá thể độc đáo Bởi vì,

những điều kiện sống và hoạt động của mỗi người, con đường, sống của họ đều rất độc đáo và không lặp lại Tính cách của mỗi người vừa được quy định bởi hoàn cảnh xã hội của họ, vừa được quy định bởi cả đời sống cá nhân của họ Nói cách khác, tính cách của mỗi người đều là sự thống nhất của cái điển hình và cái cá biệt Trong tính cách của một con người cụ thể có thể

Trang 31

tách ra những nét chung của cả loài người, của dân tộc, của giai

cấp và những nét cá biệt - đặc trưng riêng cho mỗi người Cái

chung và cái riêng kết hợp với nhau, tạo thành một sắc thái thống nhất của nhân cách, một cung cách hành vi nhất quán của con người Nắm rõ đặc điểm này và giải quyết đúng đắn

vấn đề về cái điển hình và cái cá biệt trong tính cách sẽ có ý

nghĩa sư phạm to lớn Nhà trường không phải chỉ giáo dục cá

tính nói chung mà phải giáo dục tính cách điển hình của con

người Việt Nam

3 Những thuộc tính tổng hợp của tính cách

Khi phân tích tính cách một cá nhân, người ta thường nói lên những nét điển hình của người đó về đặc điểm đạo đức và

ý chí

Trong khoa học về tính cách, người ta đã thử tìm nhiều

cách xác định các nét tính cách Có người chỉ kể ra những cử

chỉ, cách nói năng điều hành của mỗi người; có người lại tìm

cách xác định những nét cơ bản của tính cách dựa trên các thái

độ căn bản của họ đối với xã hội đối với lao động, đối với bản

thân, đối với người khác

Những cách xác định tính cách cá nhân trên đây mang tính

phiến diện Để khắc phục những hạn chế trên đây, A G Covaliov tách ra trong tính cách những nét tổng hợp, quy tụ

trong đó nhiều thuộc tính của cá nhân cụ thể những thuộc tính

đó là:

- Mặt đạo đức của tính cách nói lên đặc điểm của con

người trong thái độ của người đó đối với mọi người và đối với

nhiệm vụ xã hội cũng như trong cách cư xử của người đó

Lòng nhân ái, thái độ quan tâm tới mọi người, lòng tốt, yêu

lao động, kĩ năng làm việc tập thể, ý chí tất cả những phẩm

Trang 32

chất đó nói lên nội dung và hình thức tính cách của con người có

tỉnh thần tập thể Tuy nhiên, trong xã hội ta gặp không ít những,

người sẵn sàng phần bội tập thể và đồng chí khi gặp khó khăn,

sống vô cảm trước niềm đau, nỗi buồn của người khác Đó là

những người vô liêm sỉ, không còn tình người

- Tính đây đủ của tính cách nói lên sự phong phú của

cá nhân, Con người phát triển toàn diện là mẫu hình của

tính cách mà xã hội hướng tới

Đối lập lại là con người phiến diện, có một thế giới tâm hồn

nghèo nàn và chật hẹp

- Tính thuần nhất của tính cách nói lên sự thống nhất bên

trong của cá nhân, sự thống nhất giữa tâm thế và việc làm, giữa

các thái độ và hành vi của cá nhân trong thực tế

Người có tính cách thuần nhất là con người rất rõ rằng, dứt

khoát trong cuộc sống Đối với họ, ta có thể để nói trước ngày

mai hoặc ngày kia họ sẽ làm gì và ho sẽ xử sự ra sao trong, những tình huống khác nhau của cuộc sống F.Tenman viết:

“Tinh thuân nhất của tính cách là một phẩm chất không thể

tách rời được của một con người tiến bo")

Một người có tính cách thuần nhất là người có lòng tỉn, lời

nói và việc làm của họ đi đối với nhau, có thái độ, nguyên tắc

nhất quán khi giải quyết bất cứ vấn đề xã hội hoặc cá nitin não

Ngược lại, người có tính cách không thuần nhất là nị ười mà

giữa ý nghĩ, lời nói và việc làm không đi đôi với nhu Con

người như thế không đáng tin cậy trong tình bạn, tình yêu, trong lao động và cuộc sống nói chung

- Sức mạnh của tính cách chính là nghị lực của cá nhân,

"5

1 A.G Covaliov: Tâm lí học cá nhân, tập 2, NXB giáo dục Hà Nội 1971, tr.65

Trang 33

Một người có tính cách mạnh mẽ chẳng những có một lập trường suy nghĩ vững vàng mà còn biết bảo vệ các niềm tin của mình, biết đạt được mục đích đã đề ra cho dù có thể phải đối mặt với trở ngại nhiều khó khăn Đặc điểm của con người có

tính cách mạnh mẽ là có lòng say mê với sự nghiệp, có khả năng phát huy sức lực tối đa, có tính kiên định và đũng cảm Trái với thuộc tính đó, con người có tính cách yếu ớt thường tỏ

ra chân chữ, luôn luôn đao động, không kiên định trong quan

điểm và thái độ Người có tính cách yếu ớt vốn đễ thoả hiệp, ít

hoạt động và hèn nhát khi gặp nguy nan

- Tính độc đáo của tính cách là cái làm cho con người khác

hẳn với những người xung quanh, là biểu hiện tính chất riêng

biệt chỉ có ở người đó

- Sự cân bằng của tính cách là điều kiện thuận lợi cho hoạt

động và hành vi trong sự giao tiếp với mọi người

Một người có tính cách cân bằng có thể giải quyết vấn đề một cách sáng suốt, tổ ra can đảm trong tình huống khó khăn Đồng thời, thuộc tính này giúp con người có một cuộc sống điều

độ, làm việc một cách nhịp nhàng, lao động và nghỉ ngơi hợp lí Con người không có tính cách cân bằng sẽ gây nhiều phiền muộn cho người khác và cho bản thân mình

Tất cả những thuộc tính tổng hợp của tính cách đã nói ở trên phản ánh những phẩm chất của cá nhân Chẳng hạn, mặt đạo đức của tính cách chẳng những bộc lộ niềm tin mà còn bộc lộ cả các thói quen tương ứng, các đặc điểm cảm xúc và ý chí của con người

Những nét tổng hợp của tính cách có thể kết hợp hài hoà

với nhau hoặc đối lập nhau Trong đó, đạo đức là mặt cốt lõi

của tính cách

Trang 34

II CẤU TRÚC TÍNH CÁCH

4 Nguyên tắc xây dựng cấu trúc tính cách

Cấu trúc tính cách có thể được xem xét về phương diện tâm lí chung, về kiểu tính cách cũng có thể về phương diện cá biệt Cấu trúc tính cách bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ với nhau Cấu trúc tính cách của một con người được cấu thành bởi:

+ Các đặc điểm quan hệ xã hội

+ Động thái của ý chí (khả năng con người có thể thực hiện mục đích của mình yếu hay mạnh)

+ Nên cảm xúc - là cái đi kèm theo những hành vi của con người

+ Sự quan hệ lẫn nhau giữa tất cả các yếu tố thành phần đó (điều quan trọng đối với cơ cấu của tính cách, thể hiện ở chỗ

các yếu tố đó với nhau làm một, hoà hợp với nhau, hoặc là

ngược lại xung đột nhau, mâu thuẫn với nhau)

“Tính cách có thể xếp vào một kiểu nhất định Nhờ phân tích các tính cách của nhiều người, trừu tượng hoá những nét riêng

lẻ và so sánh chúng với nhau, người ta đã xác định được những

nét chung cho một nhóm người Ví dụ, trên cơ sở nghiên cứu

tính cách của nhiều người, người ta đã phát hiện ra rằng, nét tiêu biểu đối với một nhóm (nhóm khá lớn) có sự hài hoà giữa các yếu tố thành phần riêng lẻ của tính cách (kiểu cơ cấu hài hoà), còn đối với nhóm khác thì không có sự hài hoà (kiểu

xung đột)

Theo nguyên tắc trên người ta còn tách ra kiểu tính cách

“biến dạng”, tức là kiểu tính cách luôn thay đổi tuỳ theo tình

huống và bị tình huống chỉ phối, hạn chế Vì vậy, việc xếp một

người nào đó vào một kiểu tính cách nhất định không có nghĩa là đã hiểu được đây đủ tính cách của người đó

Trang 35

+ Nguyên tắc trên còn chỉ ra rằng, trong tính cách của một

con người, ngoài những nét chung của kiểu tính cách mà người đó có như những người cùng kiểu, còn có tính chất đặc trưng,

riêng cho một mình người đó Theo ý nghĩa đó thì mỗi một

người déu mang tính cách độc đáo, duy nhất, không lặp lại

Chẳng hạn, theo cách phân kiểu trên thì tính cách của một người nào đó có thể thuộc kiểu hài hoà, song người này có thể khác những người cùng kiểu ở chỗ trong cơ cấu tính cách của mình mang tính xã hội rất rộng rãi, anh ta theo đuổi những mục đích xã hội và giai cấp chung Trong lúc đó, những tính

chất cộng đồng trong tính cách của người khác lại rất hẹp (mọi hứng thú chỉ xoay quanh gia đình và người thân mà thôi)

2 Cấu trúc của tính cách

Tính cách hình thành trong quá trình tác động qua lại, liên tục giữa hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ cách nói năng tương ứng; là sự tác động qua lại liên tục giữa cá nhân với mọi người xung quanh trong quá trình phản ánh hoàn cảnh

sống vả giáo dục đang hình thành

- Nội dung của tính cách là hệ thống thái độ

Hệ thống thái độ trong tính cách là nói lên sự hoàn chỉnh thống nhất giữa ý nghĩa, hành động, lời nói vả việc làm thống, nhất trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh

Trong đó, là thái độ đối với những người xung quanh là

đặc biệt quan trọng, vì chính nó sẽ chỉ phối các mối quan hệ

khác Thái độ với bản thân cũng phản ảnh thái độ đối với con

người C.Mác đã từng nhận xét: chỉ trong xã hội, tự nhiên đối

với con người mới là một khâu liên hệ con người với con người, mới la tồn tại đối với người này với người khác, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người

Trang 36

Hệ thống thái độ là mặt động cơ của tính cách:

+ Thái độ đối với xã hội, với những người xung, quanh, sẽ hình thành nên những nét tính cách như: lòng trung, thành, tính

trung thực, lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính vị tha, sự tin tưởng + Thái độ đối với lao động: Thái độ đối với công việc, với

quá trình lao động với sản phẩm lao động Nhờ hệ thống thái

độ này mà hình thành các nét tính cách như sự cần cù, chăm chỉ, lười biếng, cẩu thả; sự sáng ý

+ Thái độ đối với tự nhiên: Thái độ này thể hiện nhận thức

một cách đúng đấn về mối quan hệ giữa tự nhiên vả con người,

vệ sự khám phá, cải tạo, bảo vệ, thiên nhiên

+ Thái độ với tập thể: Thái độ này sẽ hình thành các nét tỉnh cách như: tôn trọng tập thể, có tỉnh thần trách nhiệm trước

tập thể, say mê hoạt động tập thé

+ Thái độ đối với bản thân: Cá nhân tự đánh giá mình một cách sâu sắc, khiêm tốn, ham học hỏi hay tự cao tự đại nhằm thỏa mãn một như cầu nhất định

- Hình thức biểu hiện của tính cách: là hệ thống hành ví cử

chỉ, cách nói năng

Đây là kiểu hành vi xã hội được đánh giá về mặt đạo đức - tương ứng với hệ thống thái độ đối với xã hội, với lao động, với

tự nhiên, với bản thân Phương thức hành động này được đánh giá cả về mặt tài năng, tuy nhiên không phân chia một cách

tuyệt đối Chẳng hạn: một người biểu diễn đi trên dây thép rất giỏi qua hành động đó ta đánh giá ở họ: về mặt tài năng Đồng

thời qua đó cũng thấy được những phẩm chất đạo đức như sự dang cam, tinh kiên trì của họ Hoặc, một người có quan hệ

tốt với quần chúng được đánh giá chủ yếu về mặt đạo đức,

những qua đó có thể đánh giá về mặt năng lực: khả năng thiết

Trang 37

lập mối quan hệ với quần chúng (nói năng có duyên, quan tâm,

gần gũi quần chúng)

- Mối quan hệ giữa hệ thống thái độ và hệ thống hành ví

Đây là mối quan hệ thống nhất không thể tách rời và là mối quan hệ biện chứng vì nó có thể chuyển hoá cho nhau

Thái độ đối với hiện thực bao giờ cũng được thể hiện trong

hành vi xã hội bằng cách này hay cách khác Mặt khác, mọi hành vi xã hội nào đó cũng chứa đựng một thái độ nhất định

Chẳng hạn, một đáng đi, một đáng đứng cũng nói lên thái độ

khiêm nhường, tôn trọng người khác hay không

Trong các mối quan hệ xã hội, hệ thống thái độ là mặt

động cơ, mặt bản chất làm nảy sinh hành vi Ngược lại, hành

vi không những biểu hiện mà còn củng cố, phát triển, hình

thành những thái

Xác định cấu trúc của tính cách con người có nghĩa là tách ra trong tính cách những thành phần hay thuộc tính chủ yếu và

xác định những nét đặc biệt do các thành phần hay đặc điểm nào đó chỉ phối và xét những nét ấy trong mối quan hệ và tác động qua lại phức tạp với nhau

Tính cách là một hệ thống hoản chỉnh những động cơ và

những cách xử sự mà khi phân tích một cách tỉ mỉ bao giờ ta

cũng có thể tách ra những khâu chủ yếu của hệ thống Trong

đó, các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến đặc điểm đặc trưng

cho hành vi của con người trong hoàn cảnh: đó Động lực của

tính cách cũng phụ thuộc vào động lực của hiện thực bên ngoài, vào những yêu cầu được đề ra cho con người, phụ thuộc vào tình thế mà con người gặp phải cũng như vào các phẩm chất của tính cách và cá nhân nói chung Bởi vậy, phải xét cấu trúc của tính cách một cách toàn diện, phải phân tích hành vi

Trang 38

của con người trong những tình thế khác nhau của cuộc sống,

và không phải là nói chung, mả trong mối liên hệ với lịch sử

cuộc sống và lịch sử giáo dục của một con người Trong cấu trúc tính cách đã hình thành của một con người trước tiên phải tách ra hai khía cạnh: nội dung hay mặt động cơ và hình thức

của tính cách hay cách cư xử Cần phải nhấn mạnh rằng, việc tách ra nội đung và hình thức thành các mặt riêng biệt của tính

cách là một việc làm có tính hình thức chỉ tiện cho việc phân tích mà thôi

Ph.Engels cho rằng: * Đặc điểm cá nhân không chỉ ở chỗ

cá nhân đó làm gì mà còn ở chỗ họ làm điều đó như thế nào”)

Các nhà tâm lí học tư sản như Ribo, Fulie, Polan và những người khác đã tìm cách cắt bỏ nội dung và chỉ coi tính cách là

hình thức cư xử Việc làm ấy dẫn tới học thuyết trừu tượng về

tính cách, xem xét tính cách tồn tại bên ngoài thời gian và

không gian, dẫn tới việc hiểu tính cách là bản thân hình thức cư xử tự nó đã hình thành, tới việc xây dựng những sơ đổ về

tính cách Từ đó họ đã loại trừ con người sống, cụ thể với các nhụ cầu, nguyện vọng, hứng thú của nó Mặt khác, quan điểm

này cũng không đề cập tới hình thức biểu hiện của tính cách

và quy tính cách vào nội dung đời sốngtinh thần của cá nhân

Quan điểm này dẫn tới việc lấy thế giới quan, nhu cầu, hứng

thú hay tổng số của những cái đó thay thế cho tính cách Như

vậy, trong những trường hợp này, người ta cũng thủ tiêu mất con người cụ thể có thế giới quan nhất định, có những nhu

câu, hứng thú biểu hiện dưới hình thức xử sự và hoạt động

độc đáo riêng,

=——>=————=

1 Mark va Engels: Bản vẻ nghệ thuật, tập 1,M, NXB Nghệ thuật, 1957, tr.29, trích từ A,G Covaliov: Tâm 1í học cá nhân, NXB giáo dục, tập 2, 1971, tr-52

Trang 39

Khi phân tích cấu trúc của tính cách phải đưa lên hàng đầu nội dung, những thái độ của cá nhân đối với thực tế khách quan coi đó là mặt chủ đạo của tính cách, phản ảnh ảnh hưởng của xã hội, là mặt tạo thành nhân sinh quan của cá nhân (nhu

cầu, hứng thú, lí tưởng và xu hướng xã hội của cá nhân), nhân

sinh quan đó được hình thành trong những mối quan hệ thực

tế của cá nhân với xã hội

Nội dung của tính cách biểu hiện dưới dạng những thái độ cảm xúc cá biệt, độc đáo nhất định; đưới hình thức hoạt động trí tuệ - ý chí hay hoạt động bột phát; đưới dạng các cách cư xử và hành động đã hình thành; dưới dạng các thói quen và các

đặc điểm cơ động của cách xử sự và hoạt động của con người

III QUAN HE GIỮA CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÍ VỚI TÍNH CÁCH 1 Tính cách với năng lực

Mối quan hệ giữa tính cách và năng lực là mối quan hệ giữa đức và tài Bởi vì, tự giáo dục về nhân cách, tự tìm ra

mục đích, động cơ lí tưởng cuộc sống là yếu tố quyết định để hình thành và phát triển năng lực Vấn để con người hoạt động như thế nào, theo phương thức nào, phục vụ ai tuỳ thuộc vào đạo đức của họ Tính cách là gốc, là cốt lõi của nhân cách Bởi vậy, một người có tính cách tốt sẽ là người có ý chí, say mê cao độ đối với công việc C Mác cho rằng: Trong khoa

học không có con đường bằng phẳng thênh thang, chỉ có những người không sợ chùn chân mỏi gối mới trèo lên đỉnh cao nhỏ bé, gập gễnh của khoa học mà thôi

Nói như vậy có nghĩa là muốn có tai năng phải có một tính cách mạnh mẽ, một bản lĩnh, một nghị lực phi thường

Năng lực được coi là phương tiện để thực hiện mục đích

cuộc sống mà con người mong muốn vươn tới Mục đích cuộc

Trang 40

sống con người đặt ra dù cao đẹp đến đâu mà không có tài

năng thì không thể đạt đến được Con người có tải năng sẽ làm

khúc xạ tất cả những mối liên hệ tương hỗ với thế giới qua những năng lực đặc biệt của mình

2 Tính cách với xu hướng

Nhu cầu, hứng thú, thế giới quan, lí tưởng, niềm tin đều có

chức năng thúc đẩy và định hướng sự phát triển của tính cách

Trong đó, nhu cầu và hứng thú quy định nên thái độ lựa chọn

đối với các mặt trong cuộc sống còn thế giới quan, lí tưởng,

niềm tin, quy định nên nội dung đạo đức trong thái độ Nghĩa

là, một người có xu hướng như thế nào, thì sẽ hướng sự phát

triển của tính cách theo hướng đó

Một khi xu hướng đã hình thành rõ ràng, ổn định thì tính cách của con người thật sự vững vàng, con người trở nên có

bản lĩnh Trong đó, hệ thống niềm tin là thành phần chủ đạo

của một tính cách đã hình thành và ổn định về mặt đạo đức

Hệ thống các quan niệm vững chắc thấm đượm tỉnh cảm về cuộc sống Bởi vì, niềm tin bao giờ cũng bao hàm thái độ đối

những điều mình nhận thức là kim chỉ nam cho hành động là nguyên tắc hoạt động quy tắc hành vị, là cơ sở của sự đánh giá hành vi

3 Tính cách với tình cảm

Những nét tính cách tốt như: nhân hậu, vị tha, lòng yêu nước, nhân ái, bao dung mang đậm màu sắc tình cảm

Đời sống tình cảm có một vị trí rất đặc biệt trong; tính cách

của cá nhân Đó là cái chủ yếu, cái bao trầm của tính cách, bởi vì:

Ngày đăng: 08/07/2022, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w