Giáo trình Công tác xã hội với người có HIV được biên soạn gồm 5 chương. Phần 1 giáo trình sau đây gồm có 4 chương với những nội dung chính sau: Những vấn đề cơ bản về HIV/AIDS; luật pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người có HIV; vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV và các hoạt động hỗ trợ giám sát kỳ thị. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1
ThS VU TH] THANH NGA - ThS NGUYEN TH] HÀ
te xác GIÁO TRÌNH
CƠNG TÁC XÃ HỘI VớI NGƯỜI CÓ HIV
Trang 2MỤC LỤC
LỠI NÓI ĐẦU
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS
1.1, Khái niệm "HIV/AIDS" và một số khái niệm liên quan 41.2 Con đường lây nhiềm HIV
1.8, Gác giai đoạn của nhiễm HIV
1.4 Tỉnh hình đại dịch HIV/AIDS trên thể giới và Việt Nam 1.6 Tâm lý của người mắc bệnh HIV/AIDS
1.6 0ác biện pháp phông tránh lây nhiém HIV
Chương 2 LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ MƠ HÌNH TRỢ GIÚP NGƯỜI CÚ HIV 2.1 Luật pháp, chính sách hồ trợ người có HIV/AID!
2.2 Chương trình hỗ trợ người có HIV/AIDS
2.3 0ác loại hình dịch vụ chăm sóc, trợ giúp người có HIV
Chương 3 HỖ TRO CHAM SOc SUC KHOE CHO NGƯỜI CÓ HIV
3.1 Khái niệm “sức khöe" và “châm sóc sức khỏe”
3.2 Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm và tư vấn, xét nghiệm HIV ty nguyện 3.3 Hoạt đông châm sóc sức khỏe cho người có HIV
hương 4 VẤN ĐỂ KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI CÚ HIV
VA CAC HOAT DONG HO TRO GIAM SỰ KỲ THỊ
4.1, Khái niệm “ky thi” và "phân biết đối xử”" 4.2 Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xì 4.3 Hậu quả của su ky thi, phan biệt đối xử
đổi với công tác chăm sóc người có HIV
Trang 3Chương 5 THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ HIV
5.1 Mục đích của công tác xã hội với người có HI)
5.2 Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với người có HIV
5.3 Nguyên tắc trợ giúp người có HIV
5.4 Xây dựng mối quan hệ và niềm tin với người có HIV
5.5 Đánh giá cá nhân, nhóm và cộng đồn:
5.6 Thực hành công tác xã hội với cá nhân người có HIV'
5.7 Mô hình can thiệp với gia đình người có HIV
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với thế giới
trên nhiều phương diện và lĩnh vực Trong đó không thể không kể đến
công cuộc phát
bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tổng lớp dân cư và sự chung tay của Việt Nam trong lộ trình kiểm soát đại dịch toàn cẩu HIV/AIDS, thúc đẩy quyền lợi và khả năng hỗ trợ cho công đổng người có HIV n kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đấu tranh chống lại bất
Toàn thế giới đang liên kết thành một cộng đổng lớn mạnh nhằm chống lại sự lây nhiễm và tìm ra thuốc đặc trị cho căn bệnh HIV Việt Nam cũng là một trong những “cộng đồng nhỏ” nằm trong hệ thống mắt xích cộng đồng toàn thế giới liên kết nhằm chống lại căn bệnh này Mặc dù đã ng trong công tác phòng chống HIV/AIDS nhưng thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người có HIV sẽ gây ra nhiều khó khăn trong
cản người có HIV tiếp cận với các địch vụ chăm sóc, điểu trị, thậm chí
làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn và nhanh hơn trong cộng đồng
có nhiều cổ
ng cuộc phòng, chống, xố bỏ HIV, ngăn
Cơng tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng hướng tới trợ giúp và đảm bảo an sinh xã hội tới các nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là nhóm người có HIV và gia đình của họ Hiện nay, công tác xã hội mới bước đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam, do đó việc nghiên cửu, tìm hiểu và thực hành công tác xã hội với người có HIV là rất quan trong
t Nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi phải nắm vững cơ sở lý luận về HIV; để từ đó xây dựng biện pháp can thiệp, trợ giúp cho người có HIV trong thực tiễn
Trang 5
phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo về công tác xã hội với người có HIV tại các trường đại học trong cả nước Cuốn sách được biên soạn
bởi sự nghiêm túc, tận tâm của nhóm tác giả với bố cục gồm 5 chương:
Chương 1: Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS
Chương 2: Luật pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV Chương 3: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người có HIV
Chương 4: Vấn để kỳ thị, phân biệt đối xứ với người có HIV và các
hoạt động hỗ trợ giảm sự kỳ thị
Chương 5: Thực hành công tác xã hội với người có HIV
Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng do lấn đầu tiên xuất bản nên cuổn sách không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các nhà khoa học, các thẩy cô giáo, các em sinh viên và người đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 6Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CŨ BẢN VỀ HIV/AIDS
Mục tiêu học tập
- Trình bày được khái niệm về HIV/AIDS và một số khái niệm liên quan
- Hiểu và phân tích được các con đường láy nhiễm HH; các giai đoạn của
căn bệnh và một số biện pháp phòng tránh lây nhiềm HIV/AIDS,
~ Trình bày được những nét khái quát vẻ thực trạng HIV/AIDS trên thể giới và Viet Nam
m vững và phân tích được các đặc điểm tâm lý của người cb HIV Tie dé liên hệ trong thực tễ với những trường hợp cụ thể
1.1.Khái niệm “HIV/AIDS”và một số khái niệm liên quan 1.1.1 Khái niệm “HIV”
Hiện nay, HIV/AIDS là một đại địch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai của loài người Đại dịch HIV/AIDS còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội và đe dọa sự phát triển bền vũng của mỗi dân tộc quốc gia
HIV/AIDS đang là vấn để toàn cẩu, đòi hỏi sự tham gia, hợp tác
của tất cả các nước trên thế giới Đã có rất nhiều để tài, mục tiêu, dự án, chương trình phòng chống HIV/AIDS được thực hiện bởi chính
phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ Hoạt động Công tác xã hội
với người có HIV/AIDS đã rất phổ biến ở các nước phát triển và một
số nước đang phát triển Chính vì tính cấp bách như vậy nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đưa ra các định
Trang 7Xuất phát từ thuật ngũ “Human Immunodeficiency Virus” (viết tắt là HIV) nhằm chỉ ra một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người Về cơ bản các định nghĩa đưa ra đều cho rằng HIV chính là một loại virus tan công và tiêu diệt hệ miễn dịch và gây miễn giảm hệ miễn dịch ở người
HIV thuộc nhóm Lentivirus, và giống như mọi virus thuộc tuýp này, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch của con người Lentivirus lại thuộc vào 1 nhóm virus lớn hơn gọi là Retrovirus Lentivirus có nghĩa là virus chậm cẩn có nhiều thời gian để gây ra tác dụng có hại cho cơ thể HIV là 1 virus có tính thay đổi cao, đột biến đễ dàng Điểu này có nghĩa là ngay trong cơ thể của người bị nhiễm cũng có nhiều chủng HIV khác nhau Dựa trên những điểm tương tự về di truyền, ta có thể phân loại vô số các chủng virus khác nhau đó thành từng tuýp, nhóm và phân tuýp Có 2 tuýp HIV là: HIV-1 và HIV-2 Cả hai đểu gây bệnh cho người Người mang HIV
trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV
1.1.2 Khái niệm “AIDS“
.AIDS là những chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm tử Acquired
Immino Deficiency Syndorome (viết tắt theo tiếng Pháp là SIDA), được dịch ra tiếng Việt là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra AIDS được coi là giai đoạn cuối của
quá trình nhiễm HIV HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, cơ thể
không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh Do đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể để kháng được
Tuy nhiên, mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuỳ theo loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn địch mỗi người
~ Các khái niệm có liên quan
+ Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chúng và đấu hiệu bệnh
+ Miễn dịch: Con người luôn luôn sống giữa vô số những mầm bệnh độc hại sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể như: vi trùng, virus, vi nấm, ký sinh trùng và cả một số tế bào ung thư sinh sản lẻ té trong co thể, Tuy nhiên, cơ thể cũng có một hàng rào phòng vệ cho phần lớn các
Trang 8Chương 1 Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS 9
+ Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ co thé chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhan gat
+ Mắc phải: Không phải do nguyên nhân di truyển mà do bị lây nhiễm từ bên ngoài
+ Miễn dịch: Con người luôn luôn sống giữa vô số những mầm bệnh
ng gây bệnh cho cơ thể như: ví trùng, virus, vỉ nấm,
trùng và cả một số tế bào ung thư sinh sản lẻ tẻ trong cơ thể Tuy nhiên, cơ thể cũng có một hàng rào phòng vệ rất hiệu quả khiến cho phẩn lớn các mầm bệnh không thể gây bệnh được Đó chính là hệ miễn dịch
~ Người nhiễm HIV: Là người mang virus HIV trong máu
Không phải mọi bệnh nhân nhiễm HIV đều được xem là đã mắc AIDS Thực ra các nhà khoa học hàng đẩu về AIDS vẫn chưa thống nhất về việc liệu HIV có đủ để làm cạn kiệt tế bào T ở người hay không Tiêu chuẩn chẩn đoán AIDS thay đổi giữa các vùng, nhưng một chẩn đoán điển hình cẩn có:
+ Số lượng CD4 tuyệt đối đưới 200/mm’
+Hoặc có nhiễm khuẩn cơ hội do các tác nhân thường không thể gây bệnh ở người khoẻ mạnh
Một người nhiễm HIV được gọi là HIV+ (HIV đương tính hoặc huyết thanh dương tính), đôi khi cũng được gọi là PWH (person With HIV) Người không nhiễm được gọi là HIV- (HIV âm tính hoặc huyết thanh âm tính Người HIV+ thường không biết về tình trạng HIV của họ Trong những năm gần đây thuật ngữ có tính lạc quan và chống kỳ thị
hơn “người sống chung với HIV/AIDS“ được các nhóm hoạt động chống HIV/AIDS và cả những người có HIV/AIDS thích dùng
Trang 91.2 (on đường lây nhiễm HIV
HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác theo nhiểu cách
thức khác nhau Song dựa vào phương thức lây truyền, người ta xác định có 3 con đường lây truyền cơ bản nhất, đó là lây truyển qua đường tình dục không an toàn, đường máu và con đường từ mẹ sang con
~ HIV lity truyền qua đường tình dục
'Về nguyên tắc, có thể nói, mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người nhiễm HIIV đều có thé bi lay truyén HIV Day la con dudng lam lây nhiễm HIV lớn nhất trên thế giới chiếm tới 80% HIV rat dé lay truyền qua đường tình dục không an toàn vì trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được Các kiểu quan hệ tình dục dù cùng giới hay khác giới đểu có khả năng lây truyền
HIV nếu một trong hai người đã nhiễm HIV
HIV có nhiều trong tỉnh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết
xước vào co thé
Những kiểu giao hợp gây nhiều vết xây xước như: Giao hợp qua đường hậu môn sẽ rất dễ bị nhiễm HIV, Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất đễ xây xước bởi không có chất dich làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV chuyển từ người này sang người kia
Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tỉnh dịch, người đó dé bi nhiễm HIV hơn
Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mãn tính có viêm loét như: giang mai lậu, hạ ca nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lẩn so với người khắc
Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác so với người bình thường
~ HIV lây truyên qua đường máu
Về nguyên tắc, có thể nói mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu của người
nhiễm HIV đều có thể bị
Trang 10
Chương 1 Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS 1
+Lây nhiễm qua nhận máu và các sản phẩm của máu hoặc cấy ghép cơ quan, phủ tạng, nhận tính dịch của người nhiễm HIV Truyền máu là con đường lây nhiễm trục tiếp Trong truyền máu, máu của người cho đi thẳng vào mạch máu của người nhận, hơn nữa lượng máu này lại lớn Do
đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm + Lây nhiễm qua các dụng cụ xuyên chích qua da như bơm kim tiêm, kim châm cúu, dao, kéo, kìm dùng trong thủ thuật chữa bệnh và sửa sắc đẹp bị dính máu có HIV Đặc biệt dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lấn sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng ở đó Do vậy nếu có virus HIV thì nó lây được dé dang
+ Da tay sây sát, niêm mạc mắt, miệng bị dính máu hoặc dịch sinh
dục khi chăm sóc người bị nhiễm HIV
~ HIV Lâu truyén tie me sang con
Đường lây truyền này có tỷ lệ thấp: Tẩm 30% nếu không có can thiệp y tế và chí còn 0 = 5% nếu có sự tư vấn và chăm sóc, hỗ trợ y tế Cụ thể phụ nữ nhiễm virus HIV nếu sinh con sẽ có khả năng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm Và nếu có sự tư vấn và chăm sóc của nhân viên y tế thì có thể chỉ có khoảng 5 đứa trẻ bị lây nhiễm Vì vậy chúng ta cẩn khẳng định rằng HIV lây truyền từ mẹ sang con không có nghĩa là bệnh di truyền [Theo thống kê từ Báo cáo quốc gia vé tinh hình các gia đình vi tré em bị ảnh hưởng bởi HIVIAIDS ở Việt Nam năm 2005]
1.3 Các giai đoạn của nhiễm HIV
~ Giai đoạn cấp tính
+ Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu
Trang 11+ Thời gian: Vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm
+ Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm tính: Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dich CD4 và dựa vào các tế bào này để sinh sôi nảy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus sẽ lan tràn trong co thể, Trong lúc này, cơ thể cố gắng bảo vệ trước sự tấn công của HIV bằng những cơ
sau: Tao ra khang thé dinh vào virus và không cho virus sinh sôi thêm
Các tế bào đặc biệt có tên macrophages và các tế bào TCD4 giúp cơ thể giết chết HIV Nếu tìm thấy kháng thể chống HIV trong máu, có nghĩa là cơ thể đang cố gắng tự bảo vệ trước sự tấn công của HIV, Tuy nhiên, lượng kháng thể chỉ đủ để có th phát hiện qua các xét nghiệm
tháng cơ thể đã bị nhiễm Do vậy trong khoảng thời gian cơ thể
¡ hội chứng HIV cấp tính thì các kết quả xét nại
âm tính Khi đó người ta có thể dùng đến xét nghiệm tìm RNA của HIV trong máu RNA là một đoạn di truyền của HIV RNA được sản sinh khi HIV đang hoạt động Xét nghiệm này có thể cho biết cơ thể có bị chứng, HIV cấp tính hay không
~ Giai đoạn không triệu chứng
sau và
m tìm HIV vẫn có thể
+ Thời gian: Kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm
+ Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng, + Người nhiễm HIV đã có kháng thế kháng virus trong máu (xét nghiệm +) nhưng không có triệu chúng gì
+ Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường
+ Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua 3 đường cơ bản
+ Điểu trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS ~ Giai đoạn AIDS
Trang 12Chương 1 Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS 13
+ Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt
+ Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5 - 7 năm nếu để cho
HIV diễn biển tự nhiên trong cơ thể
+ Hoặc sẽ diễn biển rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người )
Giai đoạn AIDS này có thể kéo dài vài thàng đến một năm, tuỳ thuộc vào sức để kháng của người bệnh, tế bào bạch cầu và tải lượng của virus,
thuốc điểu trị nhiễm trùng cơ hội
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám
Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ
1.4 Tình hình đại địch HIV/AIDS trên thể giới và Việt Nam 1.4.1 Trên thếgiới
Trường hợp mắc hội chứng suy giảm miễn địch đầu tiên được phát
hiện tại Los-Angeles, bang California - Mỹ vào tháng 6 năm 1981 Sau đó nhiều bệnh nhân tương tự được phát hiện ở Haiiti và châu Mỹ La-tinh trên quẩn thế những người đồng tính và những người nghiện chích ma tuý song vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân Hai năm sau (1983), tại Viện Pasteur Pari, Pháp, L Montagnier và cộng sự đã phân lập được HIV từ hạch của một bệnh nhân Một năm sau đó, công trình của Robert
Gallot tai Trung tâm Ung thư của Mỹ đã khẳng định công trình của
L Montagnier và chứng minh đích tấn công cơ bản của HIV là tế bào 'CD4 Đến năm 1985, khi sinh phẩm chẩn đoán được bán rộng rãi trên thị trường và nhiều nơi có thể làm xét nghiệm thì người ta thấy rằng HIV đã lan tràn rất nhanh trên phạm vi toàn cẩu
Trang 13
bệnh tật nhiều nhất là Châu Phi cận Sahara, châu My La tinh va ving Caribê Ở các nước châu Phi cận Sahara, HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Tính trên toàn thế giới, HIV/AIDS đứng thứ 4 trong số những căn bệnh gây tử vong cao,
Dự tính 3 thập ký qua:
- Tổng số nhiễm khoảng trên 70 triệu người, gần 30 triệu người chết
vi AIDS
- Hiện nay còn khoảng trên 40 triệu người nhiễm HIV còn sống:
17 triệu phụ nữ nhiễm, gần 3 triệu trẻ em nhiễm, trên 14 triệu tré mổ côi
Mỗi ngày thêm khoảng 14.000 trường hợp mới phát hiện
- Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là ở châu Phi rồi tới châu Á Thái Bình Dương
Nhưng từ năm 2011, một số nơi có tỉ lệ nhiễm mới HIV giảm mạnh,
nhất là các nước cận sa mạc Sahara châu phi, khu vực từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất Đồng thời có nơi tỉ lệ nhiễm mới HIV lại tăng như Australia, Đông Âu và Trung Á
- Khoảng 80% lây qua đường tình dục, có nơi đến 94%
[Theo Báo cáo của Chương trình chống HIVIAIDS của LHQ (UNAIDS)
năm 2011]
"Tuy nhiên, năm 2011 là năm có nhiều thay đổi, lần đầu tiên khoa học
cho thấy nếu bệnh nhân được điểu trị sớm, tỉ lệ nhiễm mới sẽ giảm 96%
Theo bao cdo năm 2011 của chương trình chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS), thế giới đã có tiến bộ quan trọng về khoa học và nhiều lĩnh vực khác trong việc kiểm chế đại dịch HIV/AIDS, ‘Theo UNAIDS,
các ca HIV phát hiện mới trên toàn thế giới giảm 21% so với năm 1997, số
Trang 14Chương 1 Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS 15 Ở Việt Nam, trường hợp đẩu tiên nhiễm HIV được phát hiện vào
tháng 12 năm 1990 Năm sau (1991) không có trường hợp nhiễm HIV nào được báo cáo từ các địa phương Năm 1992 phát hiện thêm 11 trường hợp nhiễm HIV Từ năm 1993 trở đi, số lây nhiễm tăng lên nhanh và mở rộng ra các thành phẩn dân cư, mọi lứa tuổi, mọi địa bàn Đặc biệt, phụ nữ mang, thai phát hiện nhiễm HIV muộn, nhưng chiếm tỷ lệ khá cao Theo Bộ Y tế, năm 1994 không phát hiện được trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV nào Nhưng sang năm 1995, có khoảng 0,04 % phụ nữa mang thai trong tổng số phụ nữ Việt Nam có HIV Năm 1997, con số này tăng nhanh lên khoảng 1,3 Những năm sau đó, nhiều chương trình phòng chống HIV/ AIDS đã được triển khai, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành liên quan, tỷ lệ phụ nữ mang thai có HIV giảm xuống còn 0,5% (năm 1999), Tuy nhiên, tỷ lệ này lại tăng lên 3,5% vào năm 2002 Sang đến năm 2007, tổng, số người nhiễm HIV ở Việt Nam đã tăng hơn hai lẩn so với năm 2000 Số người nhiễm HIV tăng qua các năm khá cao (năm 2006 tăng thêm 20.000 người so với năm 2005; năm 2007 tăng thêm 13.000 người so với năm 2006), Từ năm 2008 đến nay, tình hình kiểm soát sự gia tăng dịch HIV ở Việt Nam tốt hơn giai đoạn trước Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Phòng
chống HIV AIDS, tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống trong cả nước
có chiểu hướng phát triển chậm lại, thậm chí có thời gian giảm đáng kế [Nguồn: Thống kê của Bộ Y tế]
Theo Báo cáo “Tình hình nhiễm HIV/AIDS nà hoạt động phòng, chống HIVIAIDS nam 2011, phương hướng, nhiệm ou chủ yếu năm 2012” của Bộ Y tế, tình hình nhiễm HIV/AIDS trong cả nước năm 2011 như sau:
- Số trường hợp xét nghiệm nhiễm HIV báo cáo trong năm: 14.125 ~ Số bệnh nhân AIDS báo cáo trong năm: 6.432 ~ Số bệnh nhân AIDS tử vong báo cáo trong năm: 2413 - Tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống: —_ 197335
- Tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống: 48.720
- Tổng số người nhiễm HIV đã tử vong: 52.325
Trang 15
đường biên giới với Lào Đó là 10 tỉnh, thành phố: Thành phố Hổ Chí Minh, Hà Nội, Điện Biên, Thái Nguyên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Thọ
Dai dich tập trung và gia tăng mạnh ở các thành phố lớn, vùng gần biên giới Theo kết quả điểu tra năm 2003 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, đứng đầu là Thành phố Hồ Chí Minh (13.066 trường hợp), thứ hai là Quảng Ninh (6.131 trường hợp), thứ ba là Hải Phòng và thứ tư là Hà Nội với (5.120 trường họp) Gần đây có thêm các tỉnh Sơn La, Thải Nguyên Tính đến 30/12/2011, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tai 78% xa/phudng, gan 98% quan/huyén va 63/63 tinh/thanh phd
Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn xuất hiện chủ yếu trong các nhóm nguy cơ cao, với tý lệ hiện nhiễm cao trong các nhóm tiêm chích ma túy,
phụ nữ bán dâm và khách mua dâm, nam quan hệ tình dục đồng gi Mối liên hệ qua lại giữa các nhóm nguy cơ cao, bao gồm việc dùng chung dung cu tiêm chích và tình đục không an toàn, nhất là trong đối tượng nam thanh niên Trong đó, đặc biệt là những người tiêm chích ma túy và gái mại dâm Theo Báo cáo của UNGASS, năm 2005, tỷ lệ hiện nay nhiễm HIV cao nhất ở những người tiêm chích ma túy, ở mức 34% Phụ nữ bán dâm có tý lệ hiện nhiễm HIV cao thứ hai với 6,5% Tính theo độ tuổi, chủ
ip trung ở độ tuổi từ 20 đến 39 (78,94%) HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia
ting trong đối tượng và độ tuổi này, đặc biệt tình trạng quan hệ tinh duc không an tồn trước hơn nhân hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ cao Theo báo cáo của Đại học Y Hà Nội năm 2007, kết quả điều tra tại 6 tỉnh được chọn cho thấy một tỷ lệ cao quan hệ tình dục trước hôn nhân ở vị thành niên 15 - 22 tuổi, với 43% có hoạt động tình dục trước hôn nhân và 77% có quan hệ tình đục không được bảo vệ (78% nam, 13,5% nữ) Nhận thức của thanh niên hiện nay về HIV và tình dục an toàn có tốt hơn trước,
nhưng sự gia tăng hoạt động tình dục với bạn tình, đôi khi là gái mại đâm trước hôn nhân trong giới trẻ đã cho thấy nguy cơ của tiểm năng tăng nhiễm HIV,
1.5 Tâm lý của người mắc bệnh HIV/AIDS
Trang 16
Chương 1 Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS 17
mắc hội chứng này, tâm lý của người bệnh lo lắng và khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng đến bệnh tình ngày càng nguy hiểm Những nghiên cứu về tâm lý và giải tỏa tâm lý, hỗ trợ tái hòa nhập công đồng sẽ góp phần tăng thời gian sống cho người bệnh Vì thế các nhà khoa học cũng đang rất quan tâm nghiên cúu về những vấn để tâm lý của người nhiễm HIV, trong đó nhiều nghiên cứu đã đưa ra những vấn để tâm lý cơ bản của người nhiễm HIV là những thay đổi tâm lý đặc trưng và các giai đoạn khủng hoảng
1.5.1 Những thay đãi tâm lý đặc trưng của người mắc bệnh HIV/AIDS
Trạng thái tâm lý của người bệnh là một quá trình tâm lý với những diễn biến khác nhau, người bệnh đối diện với cái chết trước mắt, do đó họ có những thay đổi tâm lý một cách rõ rệt bao gồm một quá trình các diễn biển tâm lý như sốc, lo lắng, phủ nhận, tức giận, cảm giác tội lỗi, trầm uất và cô đơn, nỗ lực tự cứu mình và chấp nhận
~ Đầu tiên, khi nhận thúc được căn bệnh, múc độ nguy hiểm đến tính mạng là căn bệnh mình đang mắc phải, người bệnh có cảm giác đẩu tiên
là sốc Sốc xảy ra ngay tại thời điểm biết về lình trạng nhiễm HIV, biểu
hiện bằng sự im lặng, tê cóng người, không tin điểu xảy ra là sự thật ~ Lo lắng xảy đến với người nhiễm HIV sau khi họ trai qua giai đoạn sốc ban đầu Họ sợ hãi khi nghĩ đến những gì sắp diễn ra với ban than va gia đình mình
~ Phản ứng tâm lý tiếp theo của người bệnh là phủ nhận Phủ nhận là không tin điều đó có thể xảy ra với mình hoặc với những người thân
trong gia đình mình Đi kèm với điểu này là cảm giác sốc
- Cảm giác tâm lý tức giận, cảm thấy cuộc sống bất công, tức giận với chính bản thân mình, với những người xung quanh, với những gì đã xảy ra với mình Muốn phá bỏ, muốn trả thù chính bản thân và những người khác
~ Cảm giác tội lỗi thể hiện ở chỗ tự đổ lỗi cho bản thân, mình là người gây nên chuyện, rằng đáng lẽ mình có thể không để những chuyện như: vay xảy ra
Trang 17
~ Nỗ lực tìm cách tự cứu mình: là trạng thái điển hình khi các biểu hiện của bệnh đã rõ ràng hơn, lúc này họ thường nghĩ đến một sức mạnh thần kỳ có thể làm thay đổi được thực tại
~ Sau cùng, khi tất cả những nỗ lực tâm lý trên, với thời gian, người bệnh biết chấp nhận Mặc dù không cảm thấy vui vì HIV nhung chấp nhận cuộc sống có HIV, nhận thấy rằng không thể làm lại được Tù việc chấp cuộc
g Có
với ban thân, người nhiễm HIV nhận ra rả ig van dang tiếp diễn, còn có nhiều điểu mình đáng làm, đáng thể vui vẻ hạnh phúc khi sống chung với HIV vì cuộc sống còn dài
Nhìn chung, quá trình tâm lý trên của người bệnh thường có diễn biến theo hai thái cực là các trạng thái tâm lý tiêu cực và các trạng thái tâm lý tích cực Phẩn lớn bệnh nhân xuất hiện những cảm xúc tiêu cực ngay khi vừa biết mình có HIV (ví dụ như sốc, thất vọng, chán nán ) Các trạng thái tâm lý thay đổi khi chứng kiến cái chết của người thân, của những người cùng cảnh ngộ đã làm tăng thêm những cảm xúc tiêu cực ở họ Yếu tố văn hoá - xã hội cũng làm tăng những cảm xúc tiêu cực của người nhiễm HIV Những cảm xúc này cũng gắn chặt với những xung đột liên quan đến định hướng giới tính, vấn để đạo đức, chuẩn mực xã hội Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân bên ngoài làm tăng cảm xúc tiêu cực như: Sự chôi bỏ từ gia đình, người thân, bạn bè, đi kèm với cảm
giác bị chối bỏ, suy nghĩ về sự chối bỏ cũng làm tăng thêm những xúc
cảm tiêu cực của người nhiễm HIV Sự kỳ thị và phân biệt đổi xử của cộng đồng cũng làm tăng cảm giác tiêu cực ở người nhiễm HIV Tuy nhiên, những cảm xúc về mong muốn sống, khát vọng sống, bản năng sống của con người, có thể kéo họ về những thái cực tích cực và sống tốt hơn, những yếu tố này có thế xuất phát từ bên trong bản thân người bệnh hoặc những trợ giúp, quan tâm, bao dung vị tha của gia đình và của xã hội
1.5.2 Trang thái tâm lý khủng hoảng của người mắc bệnh HIV/AIDS
Khủng hoảng tâm lý là một trạng thái sốc tính thần đo một sự kiện hoặc một chuỗi những sự kiện bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trẩm trọng tới cá nhân Trong tình trạng này cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm các hoạt động chức năng vổn có
Trang 18Chương 1 Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS 19
trạng thái này hoặc không có người giúp đỡ vượt qua, cá nhân sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng Thường trạng thái sốc và khủng hoảng để xây đến hơn với những người biết tin mình bị lây nhiễm HIV một cách
đột ngột mà khơng đốn hay biết trước được Còn đổi với những người
có thế đoán trước được khả năng bản thân mình đã lay HIV vì một hành
vi khơng an tồn nào đó thì trạng thái khủng hoảng thường xảy ra trong giai doạn trước khi đi xét nghiệm HIV,
‘Trang thai khủng hoảng còn có thể xảy ra ở giai đoạn có những biến cố quan trọng khác do HIV gây nên:Tình trạng nhiễm HIV bắt đầu bị mọi người trong và ngoài gia đình biết, giai đoạn HIV bắt đầu chuyển sang giai đoạn AIDS
Mức độ khúng hoảng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tính cách của từng cá nhân, song tất cả đều cần được hỗ trợ kịp thời để thoát khỏi tình trạng này Nếu không được trợ giúp kịp thời họ cỏ thể chìm sâu trong khủng hoảng làm hạn chế các chức năng xã hội của bản thân hoặc có những hành vi ty giải thốt khơng phù hợp, ví dụ tự làm hại bản thân, thậm chí tự tử
Tóm lại, khi biết mình mắc chứng bệnh HIV/AIDS, người bệnh thường có những trạng thái tâm lý, quá trình tâm lý với những diễn biển phức tạp Trong đó trạng thái người bệnh thay đổi liên tục theo những, thái cực tích cực và tiêu cực khác nhau, bao trùm lên đó là những khủng, hoảng tâm lý trẩm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và tình trạng bệnh tình của người bị nhiễm HIV/AIDS
1.6 Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV
1.6.1 (ácbiện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình duc
Để có thể phòng tránh được lây nhiễm HIV qua đường tình dục,
chúng ta có thí vi tượng
có khả năng nhiễm HIV Bao cao su phải còn hạn dùng, vỏ bao nguyên
vẹn, không rách, không giòn, không loang lỡ
tử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục với
Trang 19
1.6.2 Phong tránh nhiễm HIV qua đường máu
Phòng tránh nhiễm HIV qua đường máu là
xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất dịch tiết ra từ
biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không Chỉ truyền máu khi thương hở ) của người khác, nhất là của những người mà ta không thật cẩn thiết, luôn có các hoạt động xét nghiệm sàng lọc tất cả các mẫu
máu, các cơ quan, phủ tạng của người cho để đảm bảo chúng không bị nhiễm HIV trước khi truyền hay cấy ghép cho người
Mọi dụng cụ xuyên chích qua da dùng trong tiêm, chích, trong thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh và sửa sắc đẹp vv đều dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách Một số dụng cụ có khả năng dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu nên được sử dụng riêng biệt, tránh tỉnh trạng dùng chung các vật dụng cá nhân
1.6.3 Phòng tránh lây truyền HIV tử mẹ sang con
Dự phòng lây truyền từ mẹ sang con là cách thức giúp chị em phụ nữ chủ động tìm hiểu để hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm và cơ chế lây truyền HIV để họ biết các tự phòng bệnh cho mình và tránh lây nhiễm cho con cái Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Vận động phụ nữ đi tư vấn và xét nghiệm phát hiện ý định mang thai, nhất là đổi với những phụ nữ từng có hay đang có hành vỉ nguy cơ cao (bán dâm, tiêm chích ma tu!
có chồng là người từng có hoặc đang có hành vi nguy cơ cao Phụ nữ biết
hoặc
mình đã nhiễm HIV thì không nên mang thai, nên áp dụng các biện pháp tránh thai, tốt nhất là ding bao cao su trong mọi lẩn quan hệ tình dục,
phổ biến, cung ứng dịch vụ tránh thai cho phụ nữ nhiễm HIV
Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn giữ thai thì cẩn được tư vấn và
được thăm khám thai hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để điểu trị
dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Ngoài các biện pháp sinh đẻ và
Trang 20
Chương 1 Những vấn để cơ bản về HIV/AIDS 21
Tom tắt chương 1
Chương 1 giúp cung cấp cho học viên và sinh viên những kiến thúc chung nhất về HIV/AIDS, hệ thống lại và bổ sung các cơ sở lý luận về HIV/ AIDS, người có HIV/AIDS, làm sáng tỏ các khái niệm: HIV là gì, AIDS là gì, các con đường lây nhiễm HIV thông qua đường máu, đường tình dục và con đường từ mẹ sang con Bổ sung kiến thức liên quan đến HTV/AIDS, kỳ thị với người có HIV/AIDS và tâm lý khó khăn, khủng hoảng, tuyệt vọng của những người đang phải sống chung với HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay Tạo cơ sở cho việc hoàn thiện lý luận về các phương pháp can thiệp, trợ giúp cho người có HIV/AIDS và thực hành CTXH với người có HIV/ AIDS Giúp người có HIV/AIDS, gia đình người có HIV biết cách phòng tránh, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của HIV đến cuộc sống
Tải liệu tham khảo chương †
1 Bộ Y Tế(2000), “Sổ tay hướng dẫn tư vấn phòng chống HIV/AIDS”, Ban phòng chống AIDS
2 Bùi Thị Xuân Mai và nhóm tác giả (2009), Công tác x hội tới trẻ em bị
nhiễm 0à bị ảnh hưởng bởi HIV, Trường Đại học Lao động - Xã hội và "Tổ chức cứu trợ trẻ em 3 Bùi Thị Xuân Mai (2012), Giáo trình Tư oẩn điểu trị nghiện ma túy, Đại học Lao động - Xã hội
4 Khuất Thị Thu Hồng, Phạm Đức Mục (2007), Sổ tay thấy thuốc an toàn
ä thân thiện trong thời đại có HIV, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội
(âu hỏi thảo luận chương †
1, Trinh bày và phân tích khái niệm của HIV/AIDS
2 Phân tích những thay đổi tâm lý đặc trưng của người mắc bệnh HIV/AIDS
Trang 21Bài tập thực hành
Tình huống 1: Trong một chuyến tình nguyện của đoàn sinh viên tại trung tâm HIV/AIDS Tỉnh A Buổi trưa, trung tâm có tổ chức một bữa ăn cơm tại căng tin và mời đoàn tình nguyện Có hai thành viên trong nhóm không ăn cơm chung vì sợ bị lây nhiễm HIV
Câu hỏi:
Lầm thế nào để thuyết phục các bạn ăn cơm cùng mọi người trong, trung tâm và giữ được không khí vui vẻ của bữa ăn đó?
Tình huống 2: Khi đến thăm trại phục hổi nhân phẩm, có một thân chủ muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn Thân chủ bị đưa vào trại khi đang tiến hành mại dâm, thân chủ đang bị nhiễm HIV Tuy nhiên thân chủ lại mong muốn khi được ra ngoài xã hội có thé tìm kiếm một công, việc và sinh con Thân chủ đang băn khoăn không biết con của mình có
thể sẽ bị nhiễm HIV hay không
Câu hỏi:
Trang 22
Chương 2
LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ MƠ HÌNH TRỤ GIÚP NGƯỜI CÓ HIV
Mục tiêu học tập
- Trình bày được những điểm cơ bản trong Luật Phòng chỗng HIVIAIDS ~ Đánh giá được hiệu quả tà những hạn chế của các chương trình, chính
ing HIVIAIDS ở nước la hiện nay,
sách hiện may trong công tác phòng c
~ Phân tích được các hoạt động cơ bản của các mô hình trợ giúp người có HIV 2.1, Luật pháp, chính sách hỗ trợ người có HIV/AIDS
2.1.1 Luật Phòng, chống HIV/AIDS
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS Một trong những văn bản tiêu biểu phải kể đến là “Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tẩm nhìn 2030” được ban hanh kèm theo quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS là văn bản chính sách đầu tiên về HIV/AIDS, tạo nền móng cho các hoạt động liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam Chiến lược nêu rõ “phòng chống HIV/AIDS cần phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, lâu dài, cẩn phải tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động toàn xã hội tham gia Chiến lược xác định 09 lĩnh vực ưu tiên, mỗi lĩnh vực sẽ được thực hiện thông qua một chương trình hành động 09 lĩnh vực này bao gồm:
thông tin - giáo dục - truyển thông và truyểi
Trang 23
tăng cường tiếp cân điều trị; dự phòng lây truyền từ mẹ sang con; phòng chống các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục; an toàn truyền máu; nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế Chiến lược Quốc gia Phòng, chống AIDS của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao,
vì sự tiến bộ và toàn diện Thế nhưng giữa các tuyên bố và thực tế vẫn còn
có khoảng cách Ví dụ, mặc dù các can thiệp giảm thiểu tác hại được coi là
ưu tiên trong Chiến lược, thế nhưng vấn để điểu trị thay thế“ một thành
tố chủ chốt của can thiệp giảm tác hại đã không được Chiến lược để cập
đến, Chiến lược khuyến khích người có HIV tích cực, chủ động hon trong
phòng, chống HIV/AIDS nhưng không có những sự ủng hộ cần thiết để
họ có đủ năng lực và điểu kiện để thiết lập một tổ chức độc lập
Để đảm bảo việc thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Phòng,
chống HIV/AIDS số 64/2006/QH11 ngày 29/6/2006, có hiệu lực từ ngày
1/1/2007 bao gồm 6 chương và 50 diều Luật thể hiện mạnh mẽ hơn cam kết bảo vệ quyền của người có HIV bao gồm đảm bảo giữ bí mật kết quả
xét nghiệm và nghiêm cấm hành vi phân biệt, đổi xử chống lại người có
HIV trong giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội khác Luật cũng ủng hộ một cách cụ thể các chương trình trao đổi bơm kim tiêm và điều trị thay thế cho người bán dâm Luật cũng quy định việc thanh toán chỉ phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho những người có HIV đã có thẻ báo hiểm, và quy định điều trị ARV miễn phí cho phụ nữ có thai, trẻ em đưới 6 tuổi và cán bộ y tế bị nhiễm HIV do phơi nhiễm nghề nghiệp Có thể tóm lược những điểm chính như sau:
Quyên tà nghĩa ụ của người nhiễm HIV/AIDS Người nhiễm vẫn có quyển và nghĩa vụ Thục hi
người nhiễm sẽ giúp họ sống có ích hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt quyển đối với
Chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm toàn thể cộng đồng và bản thân người nhiễm HIV/AIDS Xác định được quyển và nghĩa vụ của người nhiễm HIV sẽ từng bước tháo gỡ được rào cản của sự kỳ thị, xa lánh và phân biệt đổi xử
Trang 24Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 25
Luật Phòng chống HIV/AIDS và Nghị định số 108/CP ngày 01/06/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật, người bị nhiễm HIV/AIDS có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyển được khám chữa bệnh:
Đây là một quyền rất quan trọng và cẩn thiết Điểu 28, khoản 3 quy
định: “Thẩy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân
AIDS Người bị nhiễm HIV/AIDS mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thuộc chuyên khoa nào thì được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa riêng” Về vấn để này, điểu 7, Nghị định 108/2007/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: “Người bị nhiễm HIV/AIDS khi mắc bệnh
nhiễm trùng cơ hội xảy ra cơ thể bị suy giảm miễn dịch, được điều trị tại
các cơ sở y tế của Nhà nước Các cơ sở Y tế của Nhà nước có trách nhiệm
nhận người bệnh AIDS vào điều trị, không được từ chối hoặc phân biệt đổi xử với bất kỳ trường hợp nào” Điểu 13, khoản 3 còn quy định “Mọi người trong gia đình của người bị nhiễm HIV/AIDS có trách nhiệm cùng xã hội chăm sóc sức khỏe, động vi
để họ được hòa nhập trọng gia đình và cộng đổng”
Quyên được giữ bí mật:
Đây cũng là một quyển quan trọng đối với người bị nhiễm HIV/
AIDS vì quyển này đảm bảo cho họ không bị xa lánh, phân biệt đối xử hoặc bị kỳ Điểu 30 quy định: “Cán bộ xét nghiệm và các cơ sở xét
nghiệm của ngành Y tế có trách nhiệm giữ bí mật tên, tuổi, địi
người đến xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS Chỉ người có trách của cơ sở Y tế mới được quyển thông báo kết quả xét nghiệm của người bị nhiễm HIV/AIDS cho vợ, chồng hoặc người thân trong gia đình của người đó và cho cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS Nghiêm cấm việc đưa thông tin công khai về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người bị nhiễm HIV/AIDS, trừ trường hợp được sự đồng ý của người đó”,
Quyên không bị phân biệt, đối xử:
Quyển này được quy định tại điểu 8 và điểu 10: “Người bị nhiễm
Trang 25định của pháp luật” Nội dung quy định này thể hiện cụ thể nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
Quyên lao động:
Quyền lao động là một trong những quyền cơ bản của con người Người bị nhiễm HIV nhưng chưa đến giai đoạn AIDS vẫn còn khoẻ mạnh, do đó Luật không quy định hạn chế quyển lao động của người bị nhiễm HIV/AIDS Theo quy định tại điểu 14 thì chủ sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí, tạo điều kiện để người nhiễm HIV làm việc phù hợp và không được chấm dút hợp đồng lao động cũng như từ chối nâng lương hay để bạt, đồng thời người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm việc
trong một số ngành, nghề dé lây truyển HIV/AIDS Danh mục ngành,
nghề này do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội phối hợp với Bộ Y tế quy định
Quyén oể quyét định xét nghiệm HIVIAIDS:
Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt đã được Bộ Y tếquy định, bệnh viện không có quyển đòi hỏi bệnh nhân phải xét nghiệm HIV nếu họ không đồng ý làm điểu đó vì theo quy định tai Diéu 27 của việc xét nghiệm HIV' phải dựa trên cơ sở tự nguyện: “Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ dược thục hiện khi có sự đổng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.“ Tuy nhiên, khoản 2 Điều 28 quy định rằng:“Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cẩn thiết để chẩn đoán và điểu trị cho người bệnh”
Quyyền tự do đi lại:
Trang 26Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 27
VỆ nghia ou của người bị nhiễm HIVIAIDS:
Cùng với việc quy định quyển của người bị nhiễm HIV/AIDS, tại khoản 2 Diểu 4 cũng quy định nghĩa vụ của người bị nhiễm HIV/AIDS: Người bị nhiễm HIV/AIDS phải thục hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng Người bị nhiễm HIV/ AIDS không được có hành vi làm lây truyền bệnh cho người khác và phải
thực hiện các biện pháp phòng tránh sự lan truyển bệnh cho gia đình và
công đồng theo quy định và hướng dẫn của cơ quan y tế, không được cho máu, cho mô, cho tinh dich, cơ quan hoặc một bộ phận cơ thể mình cho người khác
Một nghĩa vụ quan trọng khác của người nhiễm HIV/AIDS là: phải
thông báo ngay cho vợ hoặc chổng mình biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS để có biện pháp phòng, tránh lây truyền bệnh
Luật Phòng, chống HIV/AIDS ra đời đảm bảo khung pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người có HIV, các hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho nhóm đổi tượng này Tuy nhiên trong quá trình thực thi các điểu khoản của Luật cẩn có các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thực hiện cụ thể, chỉ tiết Việc thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại
cũng còn tổn tại nhiều hạn chế
2.1.3 Một số chính sách hỗ trợ người có HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay
Ngoài Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Chính phú còn ban hành nhiều văn bản pháp lý khác tạo ra một khung pháp lý nhất quán và mạnh hơn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS Dưới đây là một số các văn bản trong số đó được ban hành trong thời gian gần đi
- Nghị định số 108/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống HIV/AIDS, cung cấp thông tin chỉ tiết về những điều khoản được
ghỉ trong luật
~ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, 13/4/2007, quy định các trường hợp nhiễm HIV được hưởng chính sách Bảo trợ xã hội
Trang 27
~ Quyết định số 28/2008/QĐ-BYT, 14/8/2008, của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế báo cáo và biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng chống, HIV/AIDS
~ Quyết định số 1107/QĐ-TTg, 28/7/2009, của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Để án tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/ AIDS tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2010 ~ 2015
~ Nghị định số 76/2008/NĐ-CP, 4/7/2008 của Chính phú quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Đặc xá, trong đó những phạm nhân
được đặc xá đặc biệt bao gồm người nhiễm HIV đã chuyển sang giai
đoạn AIDS đang có những nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu, có
phiếu xét nghiệm HIV và kết luận của trung tâm y tế cấp huyện trở lên 61/ 2008/CTBGĐT, 12/11/2008 của Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành Giáo dục, yêu cầu các cơ sở giáo dục: Tăng cường các ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS; nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thường xuyên về dự phòng HIV, tập trung vào giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, nâng cao kỹ năng dự phòng HIV trong học sinh, sinh viên
~ Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg, 4/6/2009 của Thủ tưởng Chỉnh phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/
AIDS dén nam 2010 và tầm nhìn 2020 đã đưa ra những mục tiêu và chỉ
đạo cụ thể cho ứng phó quốc gia đối với công tác dự phòng, điểu trị, chăm sóc và hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hướng bởi HIV/AIDS
2.2 Chương trình hỗ trợ người có HIV/AIDS
'Việt Nam đã thể hiện sự cam kết chính trị ở cấp cao đối với công cuộc
phòng, chống HIV/AIDS, cụ thể là đồng ý thực hiện Tuyên bố Cam kết
của phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS Các nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước đã nhiều lần phát biểu tẩm quan trọng của việc đối phó với đại dịch HIV/AIDS và đã xây dựng nhiều chính sách, chương trình hành động tiến bộ
Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông và truyển thông,
Trang 28Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 29
Các hoạt động truyền thông, giáo dục, thay đổi hành vi được triển khai bao gồm đào lạo, tập huấn, giáo dục đồng đẳng cho các nhóm có hành
vi nguy cơ cao; tư vấn trực tiếp và qua đường dây nóng, các cuộc thi
tìm hiểu về HIV/AIDS; các phong trào “Toàn dân tham gia phòng chống
HIV/AIDS tại cộng đổng dân cu”; truyền thông qua phương tiện thing
tin dai chúng báo viết, báo nói, báo hình; các câu lạc bộ, hội, nhóm trợ
giúp người có HIV, Hằng năm trên tất cả các tỉnh thành của cả nước đã tổ chúc tốt tháng chiến dịch truyền thông nhân ngày thế giới phòng chống
AIDS Bộ Y tế đã tổ chức nhiều cuộc thí tuyên truyển viên giỏi từ cấp khu
u quốc gia, Hội nghị tuyên dương cán bộ tuyên truyền viên giỏi có nhiều đóng góp cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS Các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi
cho học sinh, sinh viên dựa vào trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức các tọa đàm thông
qua phương tiện thông tín đại chúng, các buổi hội thảo và đào tạo trong trường học nhằm mục đích làm giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ
em bị nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng HIV/AIDS cho các giáo viên, các nhà quản lý, học sinh, sinh viên
Dưới đây xin trình bày tóm lược một số chương trình hành động chủ yếu mà Việt Nam đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua:
2.2.1 thương trình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
Một loạt các văn bản chính sách và pháp luật đã được tập trung xây
dựng và ban hành nhằm đảm bảo cho Quyển tiếp cận địch vụ chăm sóc
điểu trị HIV/ AIDS đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương Tùy thuộc vào tình hình dịch HIV/AIDS, nhiều tỉnh, thành phổ đã có các mô hình chăm sóc và điểu trị toàn diện, liên tục tại tuyến huyện Với nỗ lực từ Chính phủ và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, số người nhiễm HIV được điều
trị bằng thuốc ARV liên tục tăng
và điểu trị của người nhiễm HIV/AIDS, Hệ thống các cơ s
Trang 29
có hiệu quả và có sự phối hợp liên ngành trong quá trình thực hiện Tuy nhiên vẫn còn tổn tại những rào cản đáng kể đổi với việc điểu trị, đặc biệt với nhóm ở ngoài lề xã hội Chính phủ đã xác định tru tiên trong điều trị cho phụ nữ có thai, trẻ em và những người có đóng góp vào chương,
trình phòng chống HIV/AIDS (ví dụ các giáo dục viên đồng đẳng) Chính
phủ cũng cam kết điểu trị miễn phí cho 3 nhóm đầu tiên Như vậy cũng có nghĩa là sẽ có nhóm không thuộc hàng ưu tiên và xếp sau trong tiếp cân điểu trị Ngoài ra, việc thiếu cán bộ y tế được đảo tạo và thiếu một hệ thống giám sát điều trị cũng là một thách thức cho chương trình điểu trị hiện tại
Ngoài những nhóm ưu tiên mà Chính phủ đã cam kết sẽ điểu trị ARV miễn phí, tất cả những người đạt tiêu chuẩn lâm sàng đều có thể đăng ký nhận điểu trị miễn phí vì nguồn thuốc ARV ngày càng trở nên sẵn có Ở các tỉnh có dự án nước ngoài, như dự án hỗ trợ bởi PEPEAR
hoặc Quỹ Toàn cẩu, tiếp cận ARV tương đối đơn giản Đối với người có
HIV tai nhiing tỉnh ngoài dự án hay sống xa cơ sở điểu tri ARV thi chi phi đi lại, ăn ở làm tăng gánh nặng về tài chính liên quan đến điểu trị Một số nhóm ở ngoài lể xã hội còn phải đổi mặt với những khó khăn trong tiếp cận điểu trị Vì khi đăng ký điểu trị ARV, bệnh nhân phải có hộ khẩu hoặc địa chỉ rõ rằng nên một số người nghèo nhất trong xã hội như người vô
gia cư hoặc lao động nhập cư không đễ gì tiếp cận được với điều trị 2.2.2 (hương trình can thiệp giảm tác hại
Các hoạt động can thiệp giảm tác hại chủ yếu được thực hiện qua
mạng lưới nhân viên tiếp cận công đồng trong đó chủ yếu là qua mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng Tới nay, chương trình can thiệp giảm tác hại chủ yếu tập trung vào điều trị thay thế và cung cấp bơm kim tiêm cho ngư
nam Tuy nhiên để đổi phó với sự giao thoa nguy hiểm giữa sử dụng
m chích ma tủy và người có quan hệ tình dục đồng giới ma túy khơng an tồn và tình dục khơng an tồn, cẩn phải vượt ra ngoài những phạm vi hoạt động kể trên
Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV đã được tỉnh/thành phố của cả nước, trong đó 60/63 tinh/
Trang 30Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 31
kim tiêm (Gia Lai, Kom Tum và Bạc Liêu chưa triển khai) và 63/63 tinh/ thành phố triển khai cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su
~ Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su
Hoạt động phân phát bao cao su miễn phí được triển khai tại 100% các tỉnh/thành phố Trong quý 1/2012, cả nước đã phân phát được 6.109.799 chiếc bao cao su (tăng 8% so với cùng kỳ quý 1 năm 2011),
Để phân phát bao cao su cho nhóm đối tượng đích, chương trình đã tiến hành nhiều hoạt động vận động để tạo môi trường thuận lợi cho việc phân phát bao cao su như vận động chính quyển địa phương và các ban ngành đoàn thể liên quan (công an, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, du lịch ), chủ các cơ sở dịch vụ giải trí tham gia chương trình, triển khai các hoạt động truyển thông nhằm nâng cao kiến thức về HIV/AIDS và giảm kỳ thị cho nhân đân nói chung và đổi tượng có hành vi nguy cơ cao nói riêng Bao cao su được phân phát thông qua 2 hình thức: Phân phát
miễn phí và bán tiếp thị xã hội
~ Chương trình phân phát bơm kim tiêm
Hoạt động can thiệp trên nhóm nghiện ma túy được xem là có nhiều khó khăn và thử thách nhất trong các hoạt động can thiệp giảm tác hại Chương trình cung cấp bơm kim tiên nhằm mục đích đảm bảo tính sẵn có bơm kim tiêm khi và ở nơi đối tượng cẩn, tạo thói quen sử dụng bơm kim tiêm riêng, Các phương pháp tiếp cận người nghiện ma túy rất đa dạng, Mô hình phân phát bơm kim tiêm thông qua tuyên truyển viên đồng đẳng; Mô hình hộp bơm kim tiêm cố định; Mô hình điểm phân phat bom kim tiêm cổ định; Điểm phát bơm kim tiêm sạch cố định; Điểm phân phát thứ cấp qua nhà thuốc, hiệu thuốc, trạm y tế, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện - Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone
Trang 31Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2008 Đến cuổi năm 2010 có thêm 8 tỉnh triển khai chương trình Việc thực hiện thành công chương trình thí điểm điểu trị Methadone tại hai thành phố đầu tiên đã dẫn tới việc Chính phủ quyết định mở rộng chương trình này ra các tinh/thành phố khác với mục
tiêu chương trình sẽ cung cấp dịch vụ cho 80.000 người sử dụng ma tuý
vào cuối năm 2015
Can thiệp giảm tác hại đã trở thành một ưu tiên trong Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ năm 2004 nhưng việc thực hiện các can thiệp giảm tác hại còn hạn chế do một số rào can vể mặt pháp lý, xã hội và một số yếu tố khác, Ví dụ, các điểu khoản của Luật Phòng, chống ma túy (năm 2000) cấm cung cấp các dụng cụ cho
trở về mặt pháp lý cho chương trình trao đổi bơm kim tiêm Ở một số tỉnh thành, có bao cao su hoặc bơm kim tiêm trong người có thể được cho là bằng chứng của việc bán dâm hoặc sử dụng ma túy - cả hai đều là phạm pháp Việc chấp nhận hay “tội phạm hóa” hành vi mang bao cao su va bom kim tiêm chủ yếu phụ thuộc vào chính quyển địa phương Điều này dẫn
tới việc không đồng đều giữa các địa phương về can thiệp giảm tác hại
dụng ma túy là cản
Luật Phòng, chống HIV/AIDS chưa làm thay làm thay đổi nhận thức vốn bám rễ trong cộng đồng rằng ma túy và mại dâm là các căn bệnh xã hội và đáng bị trừng phạt Một cuộc điểu tra thực hiện vào giữa năm 2006 ở 2 bệnh viện Lao phát hiện thấy 40% cán bộ nhân viên tin rằng nhiễm HIV là hành vi trừng phạt cho hành vi xấu (Giảm kỳ thị và phân biệt đối xứ liên quan đến HIV/AIDS trong bệnh viện Việt Nam Viện Nghiên cứu và phát triển XHVN.2006) Ngay cả khi các dịch vụ can thiệp giảm tác hại sẵn có, người tiêm chích và người bán dâm không phải bao giờ cũng tận dụng những dịch vụ này, do sự kỳ thị và phân biệt đối xử, sợ bị bắt hoặc thiếu sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng
2.2.3 (hương trình Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Trang 32Chương 2 Luật pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 33
này được thực hiện nhằm giảm tối da tinh trạng trẻ nhiễm HIV từ mẹ đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong những năm qua Chính phủ đã xác định Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những can thiệp ưu tiên trong Chương, trình Phòng, chống HIV/AIDS
Các dịch vụ về Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đang được
cung cấp bao gồm:
+ Tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai
+ Cung cấp thuốc ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con + Cung cấp sữa ăn thay thế sữa mẹ
+ Chuyển tiếp dịch vụ sau sinh: Chăm sóc và điểu trị tiếp tục cho mẹ nhiễm HIV, chăm sóc và theo dõi trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV tại các cơ sở chăm sóc nhỉ khoa
2.2.3 (hương trình giám sát, theo dõi và đánh giá
Theo định kỳ, hàng tuần Bộ Y tế thu thập các thông tin khác nhau vể'
HIV/AIDS, bao gồm số ca mới nhiễm và số lãy tích của các trường hợp nhiễm HIV, số trường hợp chuyển sang AIDS Khi một người xét nghiệm HIV dương tỉnh, cơ sở xét nghiệm ghỉ nhận thông tin bệnh nhân và gửi đến trung tâm y tế dự phòng tỉnh Từ đây, thông tin được chuyển theo ngành đọc xuống đến trạm y tế xã Cán bộ phụ trách chương trình HIV/ AIDS ở xã sẽ kiểm tra tên và địa chỉ theo danh sách gửi xuống và theo dõi từng trường hợp để định kỳ báo cáo cho cấp huyện biết là trong số
những người có HIV trên địa bàn có bao nhiêu người chuy
đoạn AIDS, bao nhiêu người đã chết Cấp huyện sau đó lại báo cáo lên ïn sang giai
tỉnh và tỉnh báo cáo lên Trung ương
Mặc dù có hệ thống rộng khắp và thường xuyên ghỉ nhận báo cáo,
Trang 33diện và duy nhất Tháng 1/2007, các chỉ báo giám sát và đánh giá Chương trình Quốc gia cuối cùng đã được ban hành cùng với Chương trình Hành động về Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát, đánh giá chương trình Có 54 chỉ bảo để cập đến các vấn để bao gồm xây dựng năng l dự phòng, chăm sóc và điều trị Việc triển khai hệ thống giám sát và đánh giá quốc gia bao gồm 4 bud
1 Thiết lập các đơn vị giám sát ở tất cả các cấp
3 Xây dựng các hướng dẫn và cung cấp trang thiết bị xét nghiệm và thu thập số liệu 3 Xây dựng nguồn nhân lực và năng lực quản lý về giám sát và đánh giá ở tất cả các cấp 4 Huy động các nguồn |
Việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá là một dấu ấn quan
trọng, tuy nhiên điểm hạn chế của hệ thống này nằm trong quá trình xây
dựng, dẫn đến hạn chế phạm vi ảnh hưởng của nó Các chỉ báo và kế hoạch hành động được xây dựng mà thiếu sự đóng góp từ phía xã hội dân sự Trong các văn bản pháp luật liên quan tới HIV/AIDS cũng chưa để cập đến các nỗ lực nhằm xây dựng năng lực cho xã hội dân sự để khu vực này có thể tham gia thực hiện chương trình và tham gia vào các hoạt
động giám sát quá trình thực hiện Chương trình Quốc gia
2.2.4 Chương trình an toàn truyền máu
Một trong những can thiệp đấu tiên của Chương trình Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS là đảm bảo an toàn truyền máu Chính phủ đã thành công trong việc đạt được mục tiêu để ra là sàng lọc 100% đơn vị truyền máu Việc sàng lọc máu được thực hiện bằng xét nghiệm kháng thể có thể bỏ sót các trường hợp nhiễm HIV trong giai đoạn cửa số, Để thật sự đảm bảo an toàn truyền máu, việc thành lập các ngân hàng máu là
cần thiết Từng bư:
qua việc tính đủ giá thành đơn vị máu và chế phẩm máu
Trang 34
Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 35
bỏ tình trạng bán máu Loại trừ lấy máu ở nhóm người có nguy cơ cao, khuyển khích cho máu nhắc lại, nâng cao sức khoẻ người cho máu 2.2.5 Phòng, chống các nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Trong những năm gần đây, khi đại dịch HIV/AIDS lan tràn khắp thế giới, việc phòng, chống các nhiễm trùng lây qua đường tình dục lại càng, trở nên cấp bách hon vì giữa quan hệ tinh dục và HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết với nhau Nhiều hoạt động khác nhau đã được triển khai nhằm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục như tổ chúc các hoạt động truyền thông về dự phòng lây nhiễm qua đường tình dục cho cả các nhóm đối tượng đích có hành vỉ nguy cơ cao và nhân dân trong cộng đồng; nâng
cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế; tăng cường hệ thống giám sát,
lổng ghép với chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, cùng với việc cung cấp trang thiết bị, bộ xét nghiệm và các loại thuốc điểu trị
Tuy nhiên bên cạnh hiệu quả của chương trình hành động này đã đạt
được thì vẫn còn tốn tại một số thách thức như thiếu sự hỗ trợ, tư vấn,
thiếu thuốc để điểu trị nhiễm trùng lây qua đường tình dục và tinh trạng, kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh Chính vì vậy, nhiều người mắc
nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoặc tự chữa
y tế tư nhân Chất lượng dịch vụ tại các cơ sở này chưa được đánh giá mà cũng khó có thể kiểm soát được
hoặc đến các cơ sở
1.3, Cácloại hình địch vụ chăm sóc, trợ giúp người có HIV 2.3.1 Mô hình day nghề và hỗ trợ việc làm cho người có HIV
Tạo công ăn việc làm cho người nhiễm HIV là một việc làm hết sức nhân đạo và cẩn thiết nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS Tuy lên, hiện vẫn còn nhiều rào cản với người nhiễm HIV trong việc tìm
kiểm việc làm Theo, ï ến 75% người
nhiễm HIV/AIDS chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập thấp Những nghề được đào tạo trong thời gian cai nghiện ma tủy không tạo cho họ nhiều cơ hội việc làm khi tái hòa nhập công đồng Do sự kỳ thị, hẩu như các đoanh nghiệp đều không tiếp nhận người nhiễm HIV/AIDS vào làm việc Vi thế, chỉ còn cách tự tạo việc làm thì những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương bởi HIV/AIDS mới duy trì
Trang 35
Bị từ chối, bị tóc đi cơ hội có việc làm bình đẳng như những lao động khác, những người nhiễm HIV/AIDS đã tự xây dựng mạng lưới kết nối các thành viên để giúp đỡ nhau trong giới thiệu việc làm và vay vốn làm ăn Một số doanh nghiệp do chính những người có HIV lập lên và
tuyển dụng nhân công lao động là những người cùng cảnh ngộ Con số
được hỗ trợ tuy không lớn những đây là mô hình cẩn nhân rộng trong công đồng vì tính hiệu quả và nhân đạo Đối với người có HIV, việc tham gia lao động không chỉ tạo nguồn thu nhập, nuôi sống bản thân mà qua đó họ sẽ tìm thấy niểm hi vọng trong cuộc sống, là cơ hội để khẳng định giá trị của bản thân và hòa nhập cùng cộng đồng
Mô hình sinh kế được thiết kế qua các dự án lớn nhỏ khác nhau tại
cộng đồng, được sự hỗ trợ của một số tổ chức dân sự trong và ngoài nước
với phương châm hành động “Dự án nhỏ, hiệu quả lớn” đã giúp nhiều người có HIV thoát nghèo, có việc làm đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình Những mô hình này từng bước tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của những người xung quanh đổi với
người có HIV, từ đó giúp họ tự tin, vươn lên hòa nhập cộng đồng
2.3.2, M6 hinh nhém déng dng
Mạng lưới các nhóm déng đẳng bao gồm những người có HIV/
AIDS, cùng sinh hoạt với mục đích chung nhằm tạo cơ hội để các thành viên hỗ trợ lẫn nhau Các thành viên của nhóm đều là những người từng, nghiện ma túy, hoạt động mại dâm Nhiệm vụ của họ là thực hiện công,
tác truyền thông thay đổi hành vi cho các đối tượng nguy cơ cao, trong,
đó chủ yếu là nhóm mại đâm Các thành viên được chia thành nhóm hoạt
động, tối thiểu mỗi nhóm phải tiếp cân tư vấn cho số lượng khách hàng nhất định trên tuẩn Ngoài ra, trong một tháng, mỗi cặp thành viên của
nhóm phải giới thiệu thành công được 2 khách hàng đến phòng tư vấn
xét nghiệm tự nguyện (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS) để được tư
vấn và xét nghiệm HIV
Trang 36
Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 37
su và tài liệu truyền thông để phát cho khách hàng Các thành viên nhóm giáo dục đồng đẳng còn giới thiệu nhiều khách hàng đi khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vận động nhiều đối tượng hành nghề mại dâm hoàn lương Mỗi thành viên của nhóm giáo dục đồng
đẳng là một nhịp cẩu nối giữa những người làm công tác phòng chống
HIV/AIDS với các đối tượng này
Hiện nay trên khắp các địa phương của cả nước, mô hình này đang
được triển khai và nhân rộng Trong những năm gần đây nhiều nhóm tự lực của người có HIV đã xuất hiện Ví dụ, các câu lạc bộ Đổng cảm tập hợp người có HIV, gia đình, bạn bè và các thành viên cộng đổng có quan
tâm đến chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau với hơn 5000 thành viên
ở 150 xã, phường (tính đến giữa năm 2006)
Mạng lưới Vì Ngày mai Tươi sáng đã phát triển nhanh chóng từ khi thành lập năm 2003, đến giữa năm 2007 đã có hơn 1800 thành viên ở 17 tỉnh phía Bắc Với những thành công mà các nhóm đồng đẳng đã thực hiện được, các hoạt động thiết thực của các nhóm viên đã đóng góp
một phần không nhỏ vào nỗ lực phòng chống HIV/AIDS của toàn xã
hội Đổng thời đó cũng là một sự khẳng định giá trị bản thân của những người mang trong mình căn bệnh thế kỷ, họ còn sống là để cống hiến
những giá trị tốt đẹp cho công đổng
2.3.3 Mô hình hỗ trợ người có IV tại cộng đồng
Cho đến nay, còn có quá ít các chương trình, dự án hỗ trợ về tài chính hoặc huấn luyện của Chính phủ cho thành viên gia đình hoặc cộng đồng
chăm sóc người có HIV cũng như cung cấp kiến thức và chăm sóc dự
phòng lây nhiễm HIV, hoặc cung cấp bông băng y tế, găng tay, thuốc tẩy cho người có HIV và gia đình họ Cộng đồng và gia đình thường chăm sóc cho các thành viên phải đối mặt với đau ổm, nỗi sợ bị lây nhiễm nhiều khi dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV Chính vì vậy rất cẩn thiết có sự hỗ trợ từ những mạng lưới những người làm công tác truyền thông tại công động và mạng lưới những nhà chuyên môn tư vấn, hỗ trợ cho gia đình, cộng đồng khi cùng đổng hành với người có HIV địa phương đã và đang
Trang 37Mạng lưới những người làm công tác truyển thông giảm kỳ thị: nhằm góp phẩn giảm sự sợ hãi lây nhiễm HIV trong cộng đồng, giải quyết gốc rễ của kỳ thị Mạng lưới tuyên truyền về sự khác biệt giữa tệ nạn xã và HIV/AIDS; tăng cường tuyên truyền những hình ảnh tích cực
của người nhiễm HIV
Mạng lưới những nhà tham vấn, tư vấn chuyên môn: nÏ
trợ, phối kết hợp để có được dịch vụ tốt nhất giúp người nhiễm HIV và gia đình họ vượt qua những khó khăn về tâm ly
Các hoạt động truyền thông chủ yếu đang được triển khai trong cộng đồng, có thể kế đến như:
+ Hoạt động truyển thông trực tiếp:
Truyền thông trực tiếp trên các nhóm đối tượng có nguy cơ vẫn là hoạt động chính của hệ thống cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/
AIDS tuyến xã, phường Hoạt động truyển thông trực tiếp có thể được
lồng ghép với các hoạt động can thiệp giảm tác hại do các cộng tác viên
xã phường, hoặc tuyên truyền viên đồng đẳng cho nhóm nguy cơ cao thực hiện tại tuyến xã, phường thông qua hoạt động phân phát bom kim tiêm và bao cao su, hoặc truyền thông trực tiếp lổng ghép vào các chiến dịch truyền thông, các buổi sinh hoạt, giao ban định kỳ của các tổ chức, cơ quan trên địa bàn, hoặc hoạt động truyền thông triển khai độc lập định kỳ thông qua các câu lạc bộ đồng đẳng, những người đồng cảm, ban ngành đoàn thể của tuyến xã phường
* Truyển thông trên hệ thống truyền thanh của xã/phường,
Đây vẫn là phương tiện truyền thông có hiệu quả trong truyển thông
sức khoẻ nói chung và HIV/AIDS nói riêng, nhất là vùng nông thôn Hoạt
động truyền thông trực tiếp đã truyển tải các thông tin vể kiến thức HIV/
AIDS và các địch vụ dự phòng lây truyền HIV/AIDS, các địch vụ chăm
sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, thông qua hoạt động này nhiều người
Trang 38Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 39
đã tận dụng các ngày hội, ngày lễ hoặc các sự kiến lớn để tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS
Có thể kế đến kinh nghiệm của các mô hình trợ giúp can thiệp đã được triển khai trong cộng đổng như:
Mô hình hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV tại Nghệ An Tại mô hình này rất nhiều bệnh nhân HIV trên địa bàn tình nhận được sự chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ thuốc ARV, hỗ trợ vật chất cho cuộc sống Đi vào hoạt động được hơn 4 năm mô hình “hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV đã mang lại kết quả hết sức đáng khích lệ Mô hình đẩy tính nhân văn này đã góp phần hiệu quả trong công tác phòng chống HIV trên địa ban tinh cũng như cả nước
Mô hinh câu lạc bộ Hoa Hướng Dương (Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa- Hà Nội), Dây là mô hình câu lạc bộ nằm trong mạng lưới Hoa Hướng,
Dương miền Bắc Mô hình này là nơi sinh hoạt của chị, em nhiễm HIV,
nơi đây các chị em phụ nữ sẽ được chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, cùng nhận được sự đồng cảm từ những người có chung cảnh ngô Câu lạc bộ với sự hướng dẫn, lãnh đạo của cán bộ dự án, hội Chữ thập do quận Đống Đa đã tập huấn cho thành viên các kỹ năng cơ bản vể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và con cái Câu lạc bộ còn tổ chức hoạt động cho vay vốn định kỳ hỗ trợ các thành viên có vốn để phát triển kinh tế, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống Qua gần 10 năm hoạt động, đến nay câu lạc bộ có gần 3000 thành viên là các phụ nữ có HIV Mạng lưới Hoa Hướng Dương có mặt trên 11 tỉnh miền Bắc, góp phẩn rất lớn vào công tác phòng chống HIV/AIDS
Ngoài những mô hình được k
trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm giáo dục lao động xã hội 02, 06, 09 Tất cả những mô hình trên đã và đang góp một phần không nhỏ vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS
trên, không thể không nhắc tới các
Tóm tắt chương 2
Trang 39cập tới các chương trình quốc gia phòng chống HIV/AIDS, mô hình trợ giúp người có HIV hiện đang triển khai tại Việt Nam như: mô hình trợ giúp tại công đồng, mô hình hỗ trợ việc làm, mô hình nhóm đồng đẳn,
phân tích những tru, nhược điểm của từng mô hình Đây là căn cứ để nhân viên xã hội phân tích, khai thác và kết nối các nguồn lực trong hoạt động hỗ trợ cho người có HIV và gia đình
Tài liệu tham khảo chương 2
1 Bộ Y tế (2007), “Các văn bản quy phạm pháp luật về giám sát HIV/ AIDS Theo dõi, đánh giá chương trình”, Hà Nội
Bộ Y tế (2006), “HIV/AIDS ở Việt Nam”, Hà Nội
3 Bộ Y tế (2005), “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đến năm 2010 và tẩm nhìn 2020”, Hà Nội
4 Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (2005), “Báo cáo công tác phòng, chống HIV năm 2005”, Hà Nội
5 Quốc hội khóa XI, Luật sỡ64/2006/GH11 “Luật Phòng, chống nhiễm virut gay ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), 29/06/2006
(âu hỏi thảo luận chương 2
1 Anh (chị) hãy trình bày những quyển và nghĩa vụ cơ bản của người có HIV và gia đình theo Luật Phòng, chống HIV/AIDS Liên hệ trên thực tế việc thực hiện các nhóm quyền cơ bản và nghĩa vụ đó
2 Hiện nay ở nước ta đã và đang triển khai những chương trình,
chính sách hỗ trợ nào đành cho người có HIV/AIDS? Anh (chị) hãy đánh
giá hiệu quả của các chương trình, chính sách nêu trên
3 Phân tích vai trò biện hộ, vận động chính sách của nhân viên xã hội trong việc nâng cao hiệu quả của các chương trình, chính sách hỗ trợ người có HIV và gia đình
Trang 40Chương 2 Lut pháp, chính sách và mô hình trợ giúp người có HIV 41
Bài tập thực hành Tình huống 1:
Thân chủ là nam thanh niên tên T vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị kinh đoanh Anh ta xin được một công việc tốt tại một công ty bất động sản có uy tín ở Hà Nội Sau thời gian làm việc chăm chỉ, có nhiều đóng góp cho công ty với doanh số luôn dẫn đầu trong nhiều quý, T được cất nhắc lên vị trí tổ trưởng Tuy nhiên trong đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ, T có kết quả đương tính với HIV Phòng nhân sự được triệu tập gấp Ban giám đốc, họ ra quyết định cho anh T nghỉ việc với một khoản trợ cấp thất nghiệp Anh T mang hổ sơ đến các công ty khác xin iệc nhưng chỉ được một thời gian họ phát hiện anh bị nhiễm HIV nên đều tìm cách sa thải anh Anh T vô cùng buổn bã, chán chường
1 Anh (chị) hãy chỉ ra những điểm không hợp lý trong chính sách lao động việc làm của các công ty trong tình huống trên
2 Anh (chị) sẽ làm gì đ bản thân?
p anh T đòi hỏi quyền lợi chính đáng của 3 Những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình biện hộ chính sách cho anh T là gì? Từ đó liên hệ với thục tiễn chính sách việc làm đối với người có HIV/AIDS hiện nay tại nước ta
Tình huống 2:
Lở cùng phòng trọ với hai phụ nữ khác hành nghể bán dâm tại một căn hẻm ở Hà Nội Chủ nhà nghỉ ngờ
di
rằng: Ông không muốn những người phụ nữ bán dâm ở trọ vi họ sẽ “lây bệnh HIV/AIDS” cho những người khác và mang lại xui xẻo cho việc
kinh doanh của ông \g họ là người làm dịch vụ tình nên đuổi họ đi, không cho họ tiếp tục thuê nhà nữa Chủ nhà nói
1 Những quyển nào của người có HIV bị vi phạm trong tình huống trên? 2 Nếu anh (chị) là người đó, anh (chị) có thể làm gì khi quyền của minh bi vi phạm?