1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Những tác phẩm điêu khắc đá ở chùa Thiên Phúc ( Kiến Thụy) doc

7 630 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 279,28 KB

Nội dung

Những tác phẩm điêu khắc đá chùa Thiên Phúc ( Kiến Thụy) Cổng chùa Hòa Liễu nhìn từ xa vào Dương Kinh – cố đô của nhà Mạc ( 1527 – 1592) – xưa là cửa một vùng đất rộng lớn phía Đông Nam thành phố ( trung tâm là huyện Kiến Thụy ngày nay). Vùng đất ấy đã có một thuở vàng son, đô hội. Thư tịch cổ nhắc nhiều về sự kiện các thân vương, hoàng tộc, hoàng hậu, công chúa mở lòng từ tâm xây chùa, tô tượng, đúc chuông. Trong đó, chùa Hòa Liễu ( Thiên Phúc tự ) xã Thuận Thiên nổi lên như một thắng cảnh nổi tiếng cổ kính còn bảo tồn đến nay, mang tiếng nói mỹ thuật từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX. Vườn tháp chùa Hòa Liễu - Thuận Thiên Điện Phật là nơi tọa lạc của bộ tượng Tam thế, tên gọi đầy đủ là Thường trụ Tam thế diệu pháp thân. Tượng được thể hiện ngồi trên tòa sen theo thế nhập thiền, chân khoanh lại “ bán kiết già”, hai tay đặt trên lòng đùi, bàn tay ngửa chồng lên nhau thế định ấn. Tượng to gần bằng người thực, công thức thể hiện vẫn được tuân thủ những nét khái quát, nhưng quan niệm về cái đẹp trong tạo hình có nhiều điểm độc đáo. Trước hết là sự nhấn mạnh ngôn ngữ khối hình của điêu khắc tròn. Các khối lồi lõm cứ như đối nhau, dùng một số mảng chìm tôn lên các mảng nổi chủ đạo. Trên tổng thể đài sen được làm gần như vuông để nhân độ chắc khỏe của khối tạo hình. Tượng phát triển bề ngang với bộ ngực nở nang, cặp vú căng nhô đầy sức sống. Thân thon dần gần như “ thắt đáy lưng ong”. Mặt ngắn và bầu bĩnh với cái mũi to ngang, cánh bè, cổ thấp, chỏm tóc nhô cao hình tháp tròn, trông rõ “ vô kiến đỉnh tướng”. Cây thạch trụ-cột đá thề đền-chùa Hòa Liễu Với lối tạo hình thoải mái, không câu nệ, không gò bó, sôi nổi mà tươi tắn, nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã xếp bộ tượng này vào thế kỷ XVI( thời Mạc ). Cùng niên đại và phong cánh nghệ thuật với bộ tượng Tam thế, chùa Hòa Liễu còn có tượng một vị thân vương, tượng quan âm tọa sơn, phù điêu Hoàng thái hậu, tượng “ Người hưng công dựng chùa”, tượng sấu đá và bia” “ Thiên Phúc tự tu tạo”. Tượng “ vị thân vương” được thể hiện như một số pho tượng cùng loại các chùa chung quanh vùng như Trà Phương, Đại Trà, Phúc Hải và Nhân Trai. Tượng ngồi trên ngai rồng, đầu đội mũ bình thiên, mặt trái xoan thon thả, trẻ trung, hiền từ mà thông minh. Nét tài hoa dường như được tập trung vào thể hiện chân dung và nêu bật thần thái. Tượng “ Quan âm tọa sơn” mang dáng dấp một phụ nữ trung niên, gương mặt phúc hậu, khoác áo cà sa. Tượng ngồi trên hòn “ giả sơn được làm liền khối với tượng gồ ghề, lồi lõm như bị bào mòn của sóng nước, chân co, chân duỗi rất thoải mái, tự nhiên: miệng thoáng cười cảm thông, cứu độ”. Phù điêu “ Hoàng thái hậu” hình bia đá quen thuộc. Tượng được chạm nổi trong lòng bia như bao tượng Hậu Phật khác. Chân bia là đài sen hình chữ nhật kép gồm 3 lớp cánh ngửa và hai lớp cánh úp đươck đặt trên cột đá nhô lên từ giếng sâu.Cách thể hiện này là một biểu tượng thu nhỏ của hình thức thờ Phật Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, hình ảnh tiêu biểu là chùa Một Cột. Tượng “ Người hưng công” được làm theo phong cách của tượng các ông “ Tổ nghề” mà chúng ta thường gặp trong các đền miếu, điện thờ… của các phường thợ, các làng thủ công hay các công trình xây dựng lớn thời trước. Tượng ngồi trên bệ đá, một chân khoanh lại, chân kia chống xuống mặt bệ trông rất nhàn tản. Đầu đội mũ “ thanh cát” hình trụ tròn, đỉnh phẳng, vành thun lại bó sát đầu. Mặt vuông chữ điền, mặt sáng, mũi thẳng thanh tú, trán cao rộng, tai to, miệng thoáng cười khoáng đạt. Nét mặt trẻ trung, thân thể cường tráng, thần thái lộ rõ vẻ thỏa mãn của một người hiển đạt trong cuộc đời. Đặc biệt, tấm bia đá cao to sừng sững( cao 1,8m, rộng 90 cm, dày 15 cm) đứng trên lưng rùa là một tài liệu văn tự quý và tác phẩm nghệ thuật đẹp. Nội dung văn bia cung cấp nhiều thông tin về lĩnh vực Phật giáo, xẫ hội, chế độ ruộng đất, tình hình làng xã, tập tục… buổi đương thời. Dòng lạc khoản chỉ dẫn: “ Quang Bảo năm cuối, tứ tuyệt thập bát nhật tạo thạch bi” tức bia được dựng ngày 18 tháng 4 năm 1561, đời Mạc Phúc Nguyên. Thăm chùa Hòa Liễu, du khách sẽ được thưởng thức một cảnh chùa cổ kính nằm giữa cánh đồng bao la nhưng không hề cô tịch. Chùa vốn là một công trình nằm trong quần thể kiến trúc quanh đầm cửa Phủ đã từng cùng với các chùa tháp, cung điện, dinh thự khác tạo nên Dương Kinh “ một thuở huy hoàng”. . Những tác phẩm điêu khắc đá ở chùa Thiên Phúc ( Kiến Thụy) Cổng chùa Hòa Liễu nhìn từ xa vào Dương Kinh – cố đô của nhà Mạc ( 1527. tộc, hoàng hậu, công chúa mở lòng từ tâm xây chùa, tô tượng, đúc chuông. Trong đó, chùa Hòa Liễu ( Thiên Phúc tự ) ở xã Thuận Thiên nổi lên như một thắng

Ngày đăng: 25/02/2014, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

nhiều điểm độc đáo. Trước hết là sự nhấn mạnh ngôn ngữ khối hình của điêu khắc tròn. Các khối lồi lõm cứ như đối nhau, dùng một số mảng chìm tơn lên các mảng  nổi chủ đạo - Tài liệu Những tác phẩm điêu khắc đá ở chùa Thiên Phúc ( Kiến Thụy) doc
nhi ều điểm độc đáo. Trước hết là sự nhấn mạnh ngôn ngữ khối hình của điêu khắc tròn. Các khối lồi lõm cứ như đối nhau, dùng một số mảng chìm tơn lên các mảng nổi chủ đạo (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w