ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Vũ Quang Hiển
Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) 10
1.1 Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng bộ 10
1.1.1 Điều kiện lịch sử 10
1.1.2 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ 19
1.2 Chỉ đạo chiến tranh du kích 24
1.2.1 Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích (9/1945 đến 11/1946) 24
1.2.2 Phát động chiến tranh du kích từ 12/1946 đến Thu Đông 1947 27
1.2.3 Phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch (1948 - 1950) 32
Chương 2 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1951 - 1954) 44
2.1 Đặc điểm tình hình và chủ trương mới của Đảng bộ 44
2.1.1 Đặc điểm tình hình 44
2.1.2 Chủ trương mới của Đảng và Đảng bộ 51
2.2 Chỉ đạo chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch 57
2.2.1 Phát triển chiến tranh du kích từ đầu 1951 đến Hè thu 1952 57
2.2.2 Từ Chiến dịch Hòa Bình 1952 đến Hè Thu 1953 60
2.2.3 Trong Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ 64
Chương 3 NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 68
3.1 Ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ 68
3.1.1 Ưu điểm 68
3.1.2 Hạn chế 73
3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử 75
Trang 53.2.1 Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động quân sự của các lực lượng
vũ trang địa phương với các cuộc đấu tranh khác của nhân
dân trong cuộc kháng chiến toàn diện 75
3.2.2 Đảng bộ đã biết vận dụng chủ trương kháng chiến của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể một cách thích hợp 77
3.2.3 Kiên trì bám đất bám dân, dựa vào dân để xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài 78
3.2.4 Tăng cường xây dựng lực lượng dân quân du kích, một lực lượng chiến lược 80
3.2.5 Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, coi trọng công tác chính trị trong quá trình tiến hành chiến tranh du kích 81
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 94
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chiến tranh du kích là một loại hình chiến tranh không thông thường được phe, nhóm quân sự nhỏ và yếu hơn, cơ động hơn áp dụng đối với kẻ thù lớn mạnh hơn và kém cơ động hơn Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục kích, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh Mục tiêu của các cuộc tấn công du kích là những yếu điểm của kẻ thù
Lấy nhỏ đánh lớn là đặc điểm cực kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược Nó không cho phép ta dùng lực lượng quân sự đơn thuần, tiến hành chiến tranh cổ điển, thông thường mà thắng được giặc Nó đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả dân tộc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, tiến hành đấu tranh trên tất cả các mặt trận, trong đó đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết định Nó không cho phép ta chỉ dùng quân đội đánh theo cách dàn trận địa, có phân tuyến rõ rệt giữa ta và địch, mà phải phát động và đẩy mạnh chiến tranh du kích khắp nơi, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, đánh địch cả ở mặt trận chính diện và sau lưng chúng Nó không cho phép ta đánh nhanh thắng nhanh, dốc hết lực lượng vào một số trận sống mái với kẻ thù, mà phải đánh lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương, vừa kháng chiến vừa vận động quốc tế; phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, đồng thời ra sức tranh thủ những điều kiện thuận lợi của thời đại mới, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tiến lên giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh Chiến tranh du kích giữ một địa vị chiến lược trong chiến tranh nhân dân và theo quy luật tất yếu, chiến tranh du kích phát triển sẽ tạo điều kiện tập trung bộ đội chủ lực đánh lớn thành chiến tranh chính quy Khi chiến tranh chính quy xuất hiện và lớn mạnh dần thì chiến tranh du kích
Trang 7không mất đi mà phát triển sâu rộng, tạo điều kiện cho chiến tranh chính quy tiêu diệt địch, kết thúc chiến tranh
Ở Việt Nam, chiến tranh du kích không những có tầm quan trọng về chiến lược quân sự mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: chiến tranh du kích là một phương thức của quần chúng cách mạng để thực hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền ở cơ
sở về tay nhân dân
Khác với nhiều cuộc chiến tranh cách mạng, ở Việt Nam, trong những năm đầu, không có và không thể có chiến tranh chính quy, mà chỉ có chiến tranh du kích Chiến tranh du kích gian khổ và anh dũng đó đã phát triển dần lên, từ nhỏ đến lớn, tiến dần lên đến hình thức vận động chiến quy mô ngày một lớn
Chiến tranh du kích chống Pháp của ta kế thừa truyền thống đánh giặc cứu nước từ ngàn xưa của tổ tiên, phát triển kinh nghiệm hoạt động du kích trong những năm tiền khởi nghĩa của Cách mạng Tháng Tám Nó chịu sự chỉ đạo của đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện của Đảng và tuân theo quy luật phát triển của chiến tranh toàn dân Đảng ta tích cực học tập và vận dụng kinh nghiệm đánh du kích của cả Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, song không bắt chước, rập khuôn mà rất nhiều điều không giống như chiến tranh du kích ở các nước đó
Nói về vai trò của chiến tranh du kích, đồng chí Lê Duẩn cho rằng đó không phải là một chiến thuật quân sự, cũng không phải chỉ là một chiến lược quân sự Chiến tranh du kích ở nước ta là một hình thức vũ trang khởi nghĩa của nông dân trong một cuộc cách mạng lâu dài, trong một tương quan lực lượng nhất định giữa cách mạng và phản cách mạng ở một nước nông nghiệp lạc hậu đang bị chủ nghĩa thực dân thống trị
Trong quá trình phát triển từ thấp đến cao của chiến tranh cách mạng, các lực lượng dân quân tự vệ và bộ đội địa phương của ta lúc đầu còn ở vào
Trang 8tình trạng yếu kém, trang bị vũ khí còn thô sơ, quy mô tổ chức còn nhỏ bé, về sau mới từng bước lớn mạnh lên Các lực lượng vũ trang ấy đã tiến hành một cuộc chiến tranh kiên cường và anh dũng, chủ yếu là bằng hoạt động đánh nhỏ, đánh phân tán, với cách đánh hết sức linh hoạt Chiến tranh du kích đã phát huy tác dụng chiến lược rất to lớn trong việc tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận nhỏ quân địch, góp gió thành bão, gây cho địch những tổn thất và khó khăn nghiêm trọng Chiến tranh du kích còn có tác dụng kiềm chế và phân tán cao độ lực lượng quân địch, khiến chúng ngày càng bị sa lầy, bị cột chặt vào mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, bao vây chia cắt địch ở khắp nơi, làm rối loạn thế bố trí chiến lược của chúng, tạo nên thế chiến lược có lợi cho ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực
Nước ta đất không rộng, người không đông, nên quân giặc kéo đến, ta tùy tiện bỏ đất mà đi, bỏ mặc dân cho địch kìm kẹp thì chẳng mấy chốc ta sẽ không còn đất đứng chân, không còn sức người, sức của để kiên trì kháng chiến Cho nên việc bám đất giữ dân, bảo vệ cơ sở của mọi lực lượng chiến tranh nhân dân ở nước ta là một vấn đề sống còn Muốn vậy, cần phải có chiến tranh du kích mạnh mẽ ở cơ sở, phải vũ trang quần chúng đánh địch tại chỗ, thực hiện “một tấc không đi, một ly không rời”, mới bảo vệ và rèn luyện được quần chúng cách mạng, bảo vệ nguồn sức người, sức của của ta
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cùng với nhân dân cả nước, quân và dân Hải Phòng đã thể hiện thắng lợi nghệ thuật chiến
tranh du kích, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta cũng như khẳng định sức sống lâu bền của nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong thời đại mới
Để góp phần tìm hiểu và khẳng định vai trò của lãnh đạo của Đảng ta nói chung, Đảng bộ thành phố Hải Phòng nói riêng đối với chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tôi chọn vấn đề:
“Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc
Trang 9kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, nghệ thuật quân sự của ta đã phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh và trở thành một nền nghệ thuật quân sự tiên tiến của chiến tranh nhân dân Đó là nghệ thuật quân sự của chiến tranh yêu nước, chính nghĩa của một dân tộc có sở trường lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh về vật chất, kỹ thuật, lấy ít địch nhiều về lực lượng vũ trang tập trung Trong đó, tiến hành chiến tranh du kích là một nội dung quan trọng của chiến tranh cách mạng Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng ta
đã phát động một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, huy động toàn dân đánh giặc với lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, trong đó, lực lượng dân quân du kích và chiến tranh du kích giữ một vị trí rất quan trọng Chính vì vậy, đề tài nghệ thuật chiến tranh du kích đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu và tác giả quan tâm và nghiên cứu Về cơ bản, tình hình nghiên cứu đề tài này được chia thành 2 nhóm chính như sau:
- Nhóm 1: Các báo cáo tổng kết, biên bản được thông qua tại các Hội
nghị, đại hội về vấn đề chiến tranh du kích
- Nhóm 2: Những tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu, các bài
khoá luận, luận văn về chiến tranh du kích được công bố và xuất bản trong thời gian vừa qua:
1 Cuốn sách “Hải Phòng - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược - Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng - Nxb Quân đội nhân dân, 1986” đã nêu lên một cách toàn diện cuộc đấu tranh của quân dân thành phố Cảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nêu bật
Trang 10được những đặc điểm, vị trí chiến lược của Hải Phòng, làm rõ được vai trò lãnh đạo về mọi mặt của Đảng bộ thành phố, trong đó có đề cập tới chiến tranh du kích ở Hải Phòng, tuy nhiên, cuốn sách chưa có điều kiện làm sáng
tỏ những chủ trương biện pháp của Thành ủy Hải Phòng đối với phong trào chiến tranh du kích ở địa phương
2 Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1925 - 1955) - Ban Chấp hành Đảng bộ ĐCSVN Hải Phòng - Nxb Hải Phòng, 1991” đã đề cập đến sự lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng bộ thành phố trên tất cả các mặt, giới thiệu về quá trình chiến đấu giải phóng quê hương, góp phần giành độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, giới thiệu những bước ngoặt khúc khủyu, quanh co, những thành công và thất bại của quá trình đấu tranh của quân và dân thành phố Cảng, những phong trào cách mạng, những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú vì nước, vì dân của đất Cảng anh hùng, những bài học kinh nghiệm được rút ra.Trong đó, cuốn sách ít nhiều có đề cập tới sự phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch ở Hải Phòng, tuy nhiên, nội dung chính của tác phẩm là khái quát lại toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố cũng như cuộc chiến đấu dài ngày của quân và dân thành phố thông qua những phong trào cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Vì vậy, cuốn sách chưa có điều kiện mô tả một cách chi tiết và có hệ thống về phong trào chiến tranh du kích ở địa phương
3 Các cuốn sách “Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng huyện An Hải
- Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban chỉ huy quân sự huyện An Hải, Nxb Quân đội nhân dân, 1995”, “Lịch sử Đảng bộ Thủy Nguyên - Đảng bộ ĐCSVN huyện Thủy Nguyên, NXB Hải Phòng, 1993”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Lãng - Đảng bộ ĐCSVN huyện Tiên Lãng, 1995”, “Lịch sử Đảng bộ huyện
An Lão - Đảng bộ ĐCSVN huyện An Lão, 1992”, “Kiến Thụy xưa và nay - Đảng bộ ĐCSVN huyện Kiến Thụy, Nxb Hải Phòng, 2001”; các cuốn Lịch sử
Trang 11Đảng bộ các xã… đã nêu lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ các huyện và xã đối với cuộc kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tái hiện được cuộc chiến đấu trên địa bàn các huyện diễn ra vô cùng gian khổ, quyết liệt đầy anh dũng hy sinh, thể hiện cụ thể và sáng tạo đường lối cách mạng, đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự trong điều kiện cụ thể của từng địa phương dưới
sự lãnh đạo của Đảng và đã giành những thắng lợi to lớn Xen kẽ những nội dung nêu trên, các cuốn sách đã đề cập tới phong trào chiến tranh du kích ở địa phương diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh gắn với từng giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, tuy nhiên, mới dừng lại ở những nét lớn, các cuốn sách chưa có điều kiện khái quát và có hệ thống về phong trào chiến tranh du kích ở địa phương
4 Cuốn sách “Quân khu ba những trận đánh trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) - Bộ Tư lệnh Quân khu ba, Nxb Quân đội nhân dân, HN, 1991” đã tái hiện lại những trận đánh, những chiến thắng vang dội của lực lượng dân quân du kích kết hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương thuộc địa bàn Quân khu 3; cuốn sách đã nêu lên tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân Quân khu 3, đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại, góp phần cùng cả nước tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính Tuy nhiên, cuốn sách mới dừng lại ở việc tái hiện những trận đánh của quân và dân Quân khu 3, chưa có điều kiện làm rõ về phong trào chiến tranh du kích ở từng địa phương
Và rất nhiều các sách chuyên khảo, một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, những công trình nghiên cứu về vấn đề chiến tranh nhân dân và chiến tranh
du kích
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với
chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp
Trang 12- Làm sáng tỏ hiệu quả thực hiện sự lãnh đạo nói trên
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và bước đầu rút ra những kinh nghiệm lịch sử
- Từ thực tiễn lịch sử rút ra một số đánh giá nhận xét và kinh nghiệm về
sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương biện pháp của Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhằm
phát động và lãnh đạo chiến tranh du kích
- Những diễn biễn chính của chiến tranh du kích ở Hải Phòng
- Những thành công và hạn chế của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong lãnh đạo chiến tranh du kích
+ Đường lối chiến tranh du kích của Đảng
+ Âm mưu thủ đoạn của giặc Pháp trong việc chiếm đóng Hải Phòng
Trang 13+ Những hoạt động của bộ đội địa phương và dân quân du kích trên địa bàn Hải Phòng
5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của Đảng, Chính phủ về cuộc kháng chiến chống Pháp
- Các văn kiện của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng trong thời kỳ 1945 - 1954
- Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
- Các sách đã xuất bản về lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng, lịch sử Hải Phòng, lịch sử kháng chiến chống Pháp ở Hải Phòng
- Những tài liệu lưu trữ ở các cơ quan Thành ủy, UBND, Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng
- Một số tài liệu khai thác qua cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân
đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến diễn biến lịch sử ở Hải Phòng
- Những bài viết của các nhà nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp logic với các phương pháp khác: phân tích, tổng hợp, so sánh
6 Đóng góp của luận văn
Khái quát được một số vấn đề lý luận về quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo quân và dân thành phố thực hiện chiến tranh du kích giai đoạn 1945-1954
Luận văn là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu về lịch sử địa phương ở Hải Phòng
Trang 147 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo chiến tranh du kích
trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến (1945 - 1950)
Chương 2: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo chiến tranh du kích
trong giai đoạn tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến (1951-1954)
Chương 3: Những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm lịch sử
Trang 15Chương 1 ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU
CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950)
1.1 Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng bộ
1.1.1 Điều kiện lịch sử
Thành phố Hải Phòng - thành phố có cảng lớn nhất miền Bắc và cũng
là một trong những cảng lớn của nước ta, nhìn thẳng ra biển Đông, nằm ngay
ở cửa ngõ chiến lược quan trọng của phía Đông Bắc đồng bằng Bắc bộ Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không
Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại
có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu đông bắc Bắc bộ về phía Nam Đồi núi của Hải Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển
Trang 16Diện tích Hải Phòng rộng 1503 km2, hình thành hai vùng rõ rệt: vùng đồi núi và vùng đồng bằng, có sông, biển, hải đảo và thềm lục địa rộng lớn, có thành phố và vùng nông thôn
Với sự kiến tạo đó, Hải Phòng có địa thế vừa đa dạng, phong phú, vừa phức tạp, có nhiều thế hiểm về mặt quân sự Địa phận của thành phố Hải Phòng có nhiều sông ngòi chảy qua, như sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Hóa, sông Chanh, sông Giá Các sông đều chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đổ ra biển qua các cửa sông Thái Bình, Văn Úc, Cửa Cấm, Nam Triệu, rất thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy về kinh tế, đặc biệt là cơ động những lực lượng lớn về quân sự
Do đó từ xưa đến nay, khi bọn xâm lược tiến đánh nước ta từ phía đông bắc, chúng đều lợi dụng các con sông và cửa biển để tổ chức những cuộc hành binh lớn đổ bộ đánh chiếm Hải Phòng, để từ đó làm bàn đạp đánh sâu vào đất liền và là đầu cầu hậu cần của chúng Hải Phòng cùng với Bạch Đằng đã từng
là nơi diễn ra những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Theo đường sông từ Hải Phòng, chúng có thể tiến sâu và vùng đồng bằng Bắc bộ, lên Hà Nội, Phả Lại, Việt Trì… Những dòng sông chở nặng phù sa làm giàu cho quê hương, đồng thời là mồ chôn những danh tướng
và bao đội quân xâm lược, đã làm rạng rỡ lịch sử chống ngoại xâm của mảnh đất trung dũng, quyết thắng và Tổ quốc Việt Nam
Địa hình Hải Phòng đa dạng và rất quan trọng về mặt quân sự Đó là những khu rừng lau sậy, sú vẹt dọc các triền sông và ven biển, có nơi rộng tới
500 mét, dài hàng chục km, tạo thành những bãi chướng ngại thiên nhiên rất thuận lợi cho việc tổ chức phòng thủ và tổ chức các căn cứ du kích, hoạt động, tác chiến của lực lượng vũ trang ta Đó là những dãy núi hiểm yếu mà những tên gọi của nó đã gắn liền với những chiến công vang dội của Hải Phòng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Phia đông nam thành phố có dãy núi Ngọc (Đồ Sơn) với mười ngọn kéo
Trang 17dài 9 km, giáp biển, hình thành một bán đảo án ngữ cửa ngõ vào thành phố như một bức tường thành Phía Nam có núi Đối, núi Trà Phương; phía Tây nam có núi Voi, núi Xuân Sơn, núi Phù Liễn, núi Cột Cờ, núi Đấu; phía Bắc
và đông bắc có núi Đèo và dãy núi Tràng Kênh
Hải Phòng có những hòn đảo có vị trí như những người lính tiền tiêu ngày đêm canh giữ biển khơi phía Đông Bắc của Tổ quốc Đảo xa nhất là Bạch Long Vĩ, cách đất liền 170 km, nằm giữa đường từ Hải Phòng tới đảo Hải Nam (Trung Quốc); đảo Long Châu cách bờ 50 km; đảo Cát Bà địa thế hiểm trở, rừng núi trùng điệp, có rừng nguyên sinh đã trở thành vườn quốc gia, cùng Đồ Sơn là những nơi du lịch nổi tiếng
Về giao thông đường bộ, Hải Phòng có đường quốc lộ 5 nối với Hải Dương, Hà Nội; đường 10 nối với Thái Bình, Quảng Ninh Song song với đường 5 có đường xe lửa Đường 5 và đường xe lửa đi Hà Nội là những con đường có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng Ngoài ra có các đường tỉnh lộ nối trung tâm thành phố với các huyện, thị trấn
Đường hàng không Hải Phòng có 3 sân bay: Cát Bi, Kiến An, Đồ Sơn Sân bay Cát Bi ngoài chức năng chuyên dụng, nó còn là đường bay dân dụng nối với các nước vùng Đông Nam Á
Về giao thông đường biển, từ Hải Phòng, tàu biển các loại có thể đi khắp các cảng trong nước và trên thế giới Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Phòng đã từng là nơi tiếp nhận phần lớn hàng hóa của các nước anh
em và nhân dân tiến bộ trên thế giới giúp đỡ Việt Nam Hải Phòng còn là nơi xuất phát bí mật của những con tàu vỏ gỗ, vỏ sắt tạo nên “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” chi viện có hiệu quả sức người, sức của cho quân dân miền Nam đánh Mỹ
Do vị trí và địa thế tự nhiên như vậy, cho nên Hải Phòng có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng Nó thường là
Trang 18một trong những nơi đi trước về sau trong nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta
Địa bàn thành phố Hải Phòng ngày nay đã xuất hiện trên bản đồ hành chính nước ta liên tục từ Nhà nước cổ sơ Văn Lang đến Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau và nhiều lần điều chỉnh địa giới, địa danh Riêng địa bàn đô thị Hải Phòng lúc đầu được hình thành trên hai làng An Biên và Gia Viên với tên nôm là Viên Cấm
Hải Phòng là vùng đất cổ đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây, và được gắn với các cái tên Hải tần phòng thủ Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng - 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng - 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng - 1288 của Trần Hưng Đạo Đến triều đại nhà Hậu Lê (giai đoạn Lê sơ), vùng này nằm trong xứ Hải Dương (là miền cực đông duyên hải của xứ này) Tới nhà Mạc vì đây là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh Sau đó, từ nhà Lê trung hưng đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải Dương (1831) Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất năm
1873-1874, nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc
Kỳ Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng Như vậy, nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là từ:
Trang 19* Tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ 1
* Tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương
Thời Pháp thuộc, Hải Phòng cũng trải qua nhiều biến đổi Ngày 11 tháng 9 năm 1887, thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định thành lập tỉnh Hải Phòng Ngày 19 tháng 7 năm 1888, toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập Hải Phòng và ép vua Đồng Khánh nhượng khu vực này cho thực dân Pháp Thành phố Hải Phòng trở thành nhượng địa, hưởng quy chế thành phố cấp 1 như Sài Gòn và Hà Nội Ngày 31 tháng 8 năm 1889, toàn quyền Đông Dương tách thành phố Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng, thành đơn vị hành chính riêng, chuyển tỉnh lỵ về Phù Liễn, đổi tên là tỉnh Phù Liễn Ngày 17 tháng 2 năm 1906 lại đổi tên thành tỉnh Kiến An
Cách mạng Tháng Tám thành công, thành phố Hải Phòng được giải phóng Trước yêu cầu của tình hình mới, ngày 26 tháng 11 năm 1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sáp nhập Hải Phòng, Kiến An thành liên tỉnh Hải - Kiến, và do điều kiện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng
12 năm 1948 lại tách ra Đến 20 tháng 10 năm 1962, Nghị quyết Quốc hội khóa 2 quyết định hợp nhất tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng lấy tên là thành phố Hải Phòng gồm địa bàn liên tỉnh Hải - Kiến cũ, cộng thêm huyện Vĩnh Bảo sáp nhập vào tỉnh Kiến An năm 1952 và hai huyện Cát Bà, Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ sáp nhập vào thành phố Hải Phòng từ năm 1956
Hải Phòng là một thành phố ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XIX Trên địa bàn miền Bắc, Hải Phòng là một đô thị có tuổi đời trẻ nhất so với nhiều đô thị cổ có quá trình tồn tại lâu dài như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương
Hải Phòng phát triển thành đô thị xuất phát từ một làng chài nhỏ gần cửa sông, cửa biển có bến tàu thuyền, trạm thuế quan và đồn canh cửa biển,
Trang 20với hai chức năng kinh tế và quốc phòng Sau khi ra đời, do vị trí thuận lợi và trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, Hải Phòng đã mau chóng trở thành thành phố - hải cảng có tầm quan trọng lớn cả về mặt kinh tế - chính trị lẫn quân sự trong phạm vi quốc gia và có tên trên thế giới Hải Phòng nối liền với vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn, trù phú và đông dân, thông qua hệ thống giao thông đường sông thuận tiện là sông Thái Bình Từ Hải Phòng có thể đến những trung tâm kinh tế lớn trong nội địa mà không phải tiếp giáp với vùng đồi núi trung du đi lại khó khăn như các cửa biển khác ở phía Bắc Hải Phòng còn là hải cảng gần nhất nối liền với thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất và lâu đời nhất của cả nước Hải Phòng cũng là tụ điểm trung chuyển trên tuyến giao thông đường biển dẫn đến các thị trường ở Châu Á -
Thái Bình Dương và các bến cảng trên thế giới Hải Phòng nhờ biển mà mở đường giao tiếp với thế giới bên ngoài và nhờ sông để nối liền các mạch máu giao thông trong nước, trở thành cửa ngõ của đồng bằng Bắc Bộ
Hải Phòng là một thành phố trẻ nhưng lại được sinh ra trên một miền đất cổ với một nền tảng lịch sử và văn hoá xã hội lâu đời Hầu hết vùng đất Hải Phòng ngày nay đều thuộc trấn Hải Dương và một phần thuộc trấn Quảng Yên (huyện Cát Hải trước là huyện Hoa Phong của trấn Yên Quảng) xưa kia Như vậy là cách đây hàng ngàn năm trên mảnh đất Hải Phòng đã có con người đến định cư sinh sống từ thời đại đá mới, trải qua thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại đồ sắt Và khi Nhà nước Văn Lang ra đời, miền đất này đã trở thành một
bộ phận trong lãnh thổ của Nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc
Trong lịch sử hình thành cộng đồng cư dân Hải Phòng chủ yếu có hai thời kỳ hội cư lớn Một là cuộc hội cư từ thế kỷ thứ 10 sau khi đánh tan cuộc xâm lăng của Nam Hán trên cửa sông Bạch Đằng năm 938, mở ra kỷ nguyên độc lập lâu dài của Tổ quốc Ngô Quyền, với con mắt của nhà chiến lược đã cho chuyển dân từ các vùng nội địa đến, đồng thời cho một bộ phận binh lính giải binh tại chỗ để lập nghiệp, tạo “phên dậu” bảo vệ vùng cửa biển trọng
Trang 21yếu này Tiếp theo Ngô Quyền, các triều đại Lý, Trần, Lê trong sự nghiệp xây dựng Đại Việt thành một quốc gia văn hiến, đã đưa chính sách khai hoang lập làng thành quốc sách để mở mang, giữ gìn bờ cõi Trên vùng đất Hải Phòng,
từ thượng huyện Thủy Nguyên đến cửa Văn Úc, từ vùng đảo Cát Bà - Cát Hải đến cửa Ngãi Am (Vĩnh Bảo) nhiều làng được lập thêm, dân cư đông đúc Những vùng đất mới được hình thành, người từ khắp vùng đồng bằng sông Hồng kéo đến, đời nọ tiếp đời kia, cộng đồng làng xã ngày càng bền vững, hình thành một sắc thái riêng của những cư dân vùng biển Cuộc hội cư lớn thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong quá trình đô thị hoá Hải Phòng và chủ yếu đưa đến sự hình thành khối cư dân nội thành
Đến đầu thế kỷ 19, đã có nhiều thuyền bè nước ngoài thường qua lại trao đổi hàng hoá và buôn bán ở vùng cảng Hải Phòng ngày nay Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng tập trung xây dựng Hải Phòng ở thành một hải cảng lớn, được khởi công vào năm 1883 và hoàn thành năm 1888 Quá trình xây dựng là quá trình thành phố Hải Phòng được kiến trúc một cách quy mô phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Hải Phòng là một vùng đất ven biển, cư dân từ khắp nơi tụ hội đến, chủ yếu là những nông dân ở đồng bằng Bắc bộ, do đói kém, do bị áp bức bóc lột,
họ phải dời làng quê gốc phiêu bạt tới đây tìm một cuộc sống mới Sinh sống lâu đời trên một vùng đất chua mặn, luôn luôn phải đối phó với biển khơi và bão tố để tồn tại và phát triển nên trước hết cư dân Hải Phòng là những người lao động cần cù và dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên tai cũng như những bất công xã hội Mặt khác, những con người tứ xứ khi phiêu bạt đến đây và trụ lại được ở mảnh đất này phải là những con người kiên nghị, năng động và sáng tạo trong lao động Đó là tính cách của những người thợ đá
ở Tràng Kênh đã làm nên những chiếc vòng đá quý đẹp, là những người thợ đúc đồng Việt Khê Truyền thống đó của ông cha sẽ được những người
Trang 22công nhân thời hiện đại ở đây tiếp thu và phát huy trong những điều kiện lao động mới
Lao động chân tay, lao động trí óc, lao động nghệ thuật của người Hải Phòng qua hàng ngàn năm đã tạo dựng nên những thành tựu văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần khá phong phú Những truyền thống văn hoá ấy trở lại góp phần hun đúc nên con người Hải Phòng - những công nhân có tay nghề cao, những nông dân thâm canh giỏi, những nghệ nhân nổi tiếng và những trí thức
có tài Truyền thống văn hoá lâu đời còn là cơ sở tạo nên tinh thần năng động sáng tạo, luôn luôn nhạy bén với cái mới của người Hải Phòng làm cho
họ sớm tiếp thu được tinh hoa của thời đại trước những biến thiên của lịch sử
Hải Phòng còn là một vị trí chiến lược đối với việc bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước ta Kẻ thù xâm lược bất cứ từ đâu tới nếu muốn tiến vào Thăng Long - Hà Nội đều đánh chiếm mảnh đất này trước tiên và khi thất bại cũng lấy Hải Phòng làm điểm rút lui cuối cùng Vì vậy, nơi đây đã từng là chiến trường của bao trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc
Cư dân Hải Phòng lúc này hầu hết là nông dân phá sản bị thực dân Pháp bần cùng hoá Vì thế, cư dân Hải Phòng là dân từ các nơi đến buôn bán làm ăn, nghề nghiệp của cư dân hầu hết là phu phen, tạp dịch, làm thợ rèn, thợ xây… đàn bà thì làm hàng xáo, chạy chợ, buôn thúng, bán mẹt, dân ven biển thì đánh cá làm muối Có lẽ từ điều kiện địa lý, hoàn cảnh xã hội và đặc biệt
sự hình thành cư dân nên quá trình hình thành tính cách con người có nhiều nét đặc trưng
Hải Phòng nằm trên cửa ngõ giao thông trong nước và quốc tế nên sớm tiếp xúc nhiều công nhân, thủy thủ các nước, các miền Quá trình này giúp họ hiểu điều kiện đấu tranh của giai cấp trong nước và ngoài nước
Bước ngoặt của quá trình phát triển con người Hải Phòng là khi ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin đến với giai cấp công nhân, thanh niên, lao động
Trang 23Hải Phòng Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc đã cử đồng chí Hồ Tùng Mậu về Hải Phòng tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội Từ đây, công nhân và nhân dân lao động Hải Phòng đã có tổ chức cách mạng lãnh đạo, tổ chức Cộng sản và Công hội đỏ ra đời Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cử đồng chí Nguyễn Lương Bằng, đồng chí Bùi Lâm xây dựng trạm thông tin liên lạc ở Hải Phòng Qua các thủy thủ người Việt, thủy thủ người Pháp đã đưa sách kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác phẩm Đường Kách Mệnh và các tác phẩm khác của Nguyễn Ái Quốc đến nhân dân lao động Hải Phòng Luồng tư tưởng mới, tiến bộ của thời đại đã thổi vào quần chúng nhân dân Hải Phòng Quá trình cách mạng hoá của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các chiến sỹ cách mạng đã dấy lên phong trào cách mạng của Hải Phòng Nhân dân Hải Phòng đã cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945
Sau chín năm cùng cả nước kháng chiến, Hải Phòng giải phóng hoàn toàn vào ngày 13/5/1955 Đảng và Nhà nước đầu tư cho thành phố Cảng thành khu trung tâm công nghiệp của cả nước để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH Một loạt nhà máy xây dựng tiếp thêm nguồn lực cho nhân dân Hải Phòng Điển hình như Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng - nhà máy đầu tiên của ngành đóng tàu Việt Nam, các nhà máy khác mọc lên như: nhà máy Nhựa Tiền Phong, nhà máy sắt tráng men, nhà máy Thủy tinh… đã tạo nên một thành phố công nghiệp của cả nước Hải Phòng vinh dự được 9 lần Bác về thăm
Trang 241.1.2 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ
Sau khi Hiệp ước Pháp - Hoa được ký kết, ngày 3/3/1946, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Tình hình và chủ trương” Chỉ thị nhận định Hiệp ước Pháp - Hoa là biểu hiện sự thoả hiệp giữa bọn đế quốc với nhau; chỉ thị phân tích: vấn đề lúc này không phải là muốn đánh hay không muốn đánh Vấn đề là biết mình, biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng Trung ương Đảng quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, đàm phán với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút ngay về nước, tránh được tình thế một lúc phải đánh với nhiều
kẻ thù, bảo toàn được thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị một cuộc chiến đấu mới, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn Lập trường của ta trong việc đàm phán với Pháp được Trung ương vạch ra là: Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta, công nhận chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao… và sự thống nhất quốc gia của ta
Được sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Trung ương, Xứ ủy, Thành
ủy, quân và dân Hải Phòng tích cực chuẩn bị để sẵn sàng bước vào một cuộc chiến đấu mới quyết liệt Ủy ban bảo vệ thành phố vẫn tìm cách thu hẹp cuộc xung đột theo tinh thần của Trung ương Đảng và Bộ quốc phòng
Với khí thế sực sôi của cả dân tộc đã đứng dậy sau Cách mạng Tháng Tám, với lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã phát triển sau gần một năm tranh thủ xây dựng, toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ cùng Đảng và Chính phủ, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập và thống nhất của
Tổ quốc
Ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mở rộng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hội nghị quyết định phát động cả nước kháng chiến và đề ra những vấn
đề cơ bản về đường lối kháng chiến
Trang 25Hai ngày sau, ngày 22/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến Ngắn gọn và cụ thể như mệnh lệnh chiến đấu, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến là Cương lĩnh cách mạng của Đảng và dân tộc
ta trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược Tiếp đó, tháng 2/1947, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng đã viết một loạt bài giải thích đường lối kháng chiến, đăng liên tiếp trên 11 số báo Sự thật: “Chúng ta đánh ai?”; “Đánh để làm gì?”; “Tính chất cuộc kháng chiến của ta”; “Những khó khăn của ta và của Pháp”; “Phát động phong trào dân quân”; “Động viên toàn dân” Trong dịp kỷ niệm lần thứ hai ngày Nam bộ kháng chiến (23/9/1947), những bài báo này được bổ sung và in thành sách phát hành rộng rãi khắp cả nước Tên sách nói lên niềm tin sắt đá: “Kháng chiến nhất định thắng lợi”
Với phương pháp phân tích khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, với nội dung súc tích, lời văn hùng tráng, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức, giáo dục, động viên quân và dân ta bền gan vững chí, kiên quyết chiến đấu đến toàn thắng
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi ” của đồng chí Trường Chinh là những văn kiện lịch sử, trong đó, đường lối kháng chiến của Đảng đã được đề ra Đó là đường lối tiến hành chiến tranh cách mạng trên cơ sở động viên và tổ chức quần chúng sâu rộng, chiến đấu vì những mục tiêu dân tộc dân chủ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng Tháng Tám, xây dựng một nước Việt Nam mới, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh Đó cũng là đường lối kết hợp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập và dân chủ của nhân dân ta với cuộc đấu tranh chung của giai cấp vô sản và nhân dân các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc trong trào lưu cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
Trang 26Đường lối kháng chiến ấy bên ngoài thì đoàn kết với hai dân tộc Miên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, thân thiện với các dân tộc Trung Hoa, Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện, các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hoà bình trên thế giới, liên hiệp với nhân dân Pháp chống bọn phản động thực dân Pháp; bên trong thì đoàn kết chặt chẽ toàn dân thành một Mặt trận rộng rãi có liên minh công nông làm nền tảng, thực hiện toàn dân kháng chiến
Toàn dân kháng chiến là nội dung của chiến tranh nhân dân Việt Nam,
là tinh thần xuyên suốt mọi chủ trương, là tư tưởng chỉ đạo mọi kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng Toàn diện kháng chiến là kháng chiến cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, nhằm huy động mọi khả năng, phát huy mọi sức mạnh, sử dụng và kết hợp mọi hình thức đấu tranh, liên hiệp với mọi lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới để đánh bại kẻ thù
Trường kỳ kháng chiến là chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam đánh kẻ thù có ưu thế về lực lượng quân sự, vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đánh vừa bồi dưỡng sức dân, vừa đánh vừa rút kinh nghiệm, dần chuyển hoá
so sánh lực lượng, đồng thời lợi dụng những chuyển biến của tình hình quốc
tế có lợi cho cuộc kháng chiến, đánh thắng từng bước, đánh bại từng kế hoạch của quân thù, để cuối cùng chiến thắng kẻ thù xâm lược Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ là bước phát triển mới của bạo lực cách mạng và là những quy luật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam
Như vậy là, ngay khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch đã sớm đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến, đoàn kết toàn dân đánh giặc cứu nước Quyết tâm và đường lối kháng chiến của Đảng là sự vận dụng tài tình những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn chiến tranh cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống chống ngoại xâm cực kỳ oanh liệt của dân tộc
Trang 27Trong sự vui mừng trước thắng lợi của cách mạng Tháng Tám, Đảng
bộ và nhân dân Hải Phòng phải lo đương đầu với muôn vàn khó khăn do chế
độ đế quốc thực dân để lại Để vượt qua những thử thách phức tạp đó, Đảng
bộ và nhân dân Hải Phòng phải bắt tay ngay vào việc phát triển và củng cố lực lượng cách mạng
Một thời gian ngắn sau ngày khởi nghĩa thắng lợi, các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh phát triển rất nhanh Toàn dân đều phấn khởi tham gia các hoạt động cách mạng Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam của Hải Phòng được thành lập Khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông, nền tảng của chính quyền dân chủ nhân dân ngày càng được củng cố và tăng cường Hàng vạn quần chúng, các đảng phái yêu nước, các nhân sĩ yêu nước, trí thức… được thu hút vào mặt trận Mặt trận thực sự là lực lượng chính trị hùng hậu, là nguồn sức mạnh to lớn, giữ vị trí quan trọng trong công cuộc bảo vệ chính quyền
Hải Phòng cùng cả nước đang phải gánh chịu mọi hậu quả nặng nề của nạn đói khủng khiếp vụ đông năm 1944 - 1945 Từ cuối tháng 8/1945, sáu
nghìn quân Nhật, kể cả quân đội từ các nơi dồn về chờ ngày hạ vũ khí về nước, đã gây cho địa phương nhiều khó khăn Đến trung tuần tháng 9, tình hình chính trị, quân sự kinh tế ngày càng nghiêm trọng khi quân đoàn 50 của Tưởng Giới Thạch kéo đến Hải Phòng Bọn tàn quân Pháp thì lén lút hoạt động trở lại trên các vùng đảo ven biển
Để chuẩn bị bước vào thời kỳ đấu tranh và xây dựng mới, Xứ ủy tăng cường cho Hải Phòng một đội ngũ cán bộ có uy tín và năng lực Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố được khôi phục do đồng chí Lê Quang Đạo làm Bí thư, lúc này Tỉnh ủy Kiến An cũng đã được khôi phục
Thành ủy Hải Phòng họp đề ra nhiều việc xoay quanh những vấn đề lớn: củng cố thực lực cách mạng về mọi mặt như chính quyền, lực lượng vũ trang, đoàn thể quần chúng… Bên cạnh việc quán triệt sâu sắc đường lối
Trang 28kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng, Đảng
bộ còn đề ra nhiệm vụ cụ thể như: củng cố và xây dựng chính quyền nhân dân các cấp, mở rộng và củng cố Mặt trận Việt Minh và các tổ chức quần chúng;
tổ chức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng
Thực hiện nghị quyết của Thành ủy, ủy ban nhân dân cách mạng Hải Phòng họp phiên đầu tiên quyết định thành lập các tiểu ban giúp việc gồm: chính trị, quân sự, hành chính, kinh tế, tư pháp, xã hội, giáo dục Vấn đề quân
sự được đặt lên trên hết mọi việc để chống mọi âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù
Dưới danh nghĩa Mặt trận Việt Minh, Thành ủy đã chỉ đạo việc thành lập các đội vũ trang tuyên truyền với nhiệm vụ xây dựng, củng cố hệ thống cơ
sở Qua đó, chính quyền cách mạng ở thành phố Hải Phòng đã có cơ sở chính trị vững vàng hơn Ủy ban nhân dân cách mạng thành phố còn quyết định thành lập cơ quan cảnh sát và tổ chức lực lượng cảnh sát xung phong, sau đổi tên là công an xung phong Song song với việc củng cố chính quyền cách mạng và công tác trật tự, an ninh, Đảng bộ hết sức chú trọng xây dựng và củng cố các lực lượng vũ trang
Được sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, để thống nhất về mọi mặt trong tổ chức, sử dụng và chỉ huy các lực lượng vũ trang, khắc phục tình trạng riêng
lẻ, phân tán của từng loại lực lượng, thành và tỉnh đã tiến hành hợp nhất các lực lượng tự vệ chiến đấu ở Hải Phòng với lực lượng du kích quân ở chiến khu Trần Hưng Đạo Các lực lượng trên được biên chế lại thành các đại đội, chi đội giải phóng quân Sau khi bổ sung các đơn vị tự vệ chiến đấu cho bộ đội chủ lực, đảng bộ tiếp tục chọn các chiến sĩ tự vệ chiến đấu ở các huyện về xây dựng lực lượng tự vệ chiến đấu tập trung của tỉnh và thành phố, đồng thời chọn anh em tự vệ cứu quốc và đoàn viên thanh niên cứu quốc ở xã lên bổ sung cho tự vệ chiến đấu ở huyện Huyện Thủy Nguyên có một đại đội, Đồ Sơn một đại đội, các huyện khác mỗi huyện một trung đội Riêng hai xã Minh
Trang 29Tân và Lưu Kiếm thuộc huyện Thủy Nguyên, mỗi nơi xây dựng một đại đội chuyên trách bảo vệ đường máng nước từ Uông Bí qua Thủy Nguyên cung cấp nước ngọt cho thành phố Hải Phòng
1.2 Chỉ đạo phong trào chiến tranh du kích
1.2.1 Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích (9/1945 đến 11/1946)
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, ngay từ ngày đầu đã nằm trong vòng vây của kẻ thù Quân Anh, Pháp, Tưởng và bọn phản động trong nước thi nhau xâu xé Do đó, cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất cứu đói, xóa nạn mù chữ, củng cố chính quyền cách mạng, nhân dân ta không thể buông lỏng vũ khí để bảo vệ chủ quyền đất nước Ngày 23/9/1945, sau khởi nghĩa một tháng, quân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và Nam Bộ Cả nước hướng ra tiền tuyến Phong trào quần chúng ủng hộ Nam bộ kháng chiến ngày càng lan rộng Ở Hải Phòng, tổ chức dân quân, tự vệ được mở rộng ở khắp các làng xã Thành ủy chỉ đạo các huyện mở các lớp huấn luyện quân
sự, chính trị để bồi dưỡng cho Ủy viên quân sự các xã Phong trào luyện tập quân sự diễn ra khá sôi nổi Thanh niên nam nữ, phụ lão đều hăng hái tham
gia Bài học chủ yếu là sử dụng vũ khí, kỹ thuật chiến đấu Lực lượng dân quân các làng xã dần trưởng thành Về cơ bản, phong trào toàn dân luyện tập quân sự phát triển rầm rộ, rộng khắp, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia
“Giáo viên” dạy quân sự ngoài một số cán bộ cách mạng có chút ít kiến thức quân sự được học từ ngày còn ở chiến khu còn phần lớn là các cựu binh sĩ trong quân đội Pháp, Nhật đã đầu hàng tự nguyện tham gia cách mạng Nhiều làng mời thầy dạy võ về dạy cho thanh niên, dân quân Đường làng, sân đình,
bờ đê… trở thành nơi luyện tập Các nhà máy, xí nghiệp, các khu phố, thôn xã… đều tổ chức lực lượng tự vệ chiến đấu không thoát ly sản xuất Số lượng dân quân tự vệ ở mỗi làng xã phát triển rất nhanh Nhiệm vụ của lực lượng này là canh gác, tuần tra, áp chế các phần tử phá hoại, giữ vững an ninh, bảo
Trang 30vệ chính quyền Lực lượng dân quân tự vệ hình thành và phát triển rộng khắp
ở các địa phương tạo nên thế và lực vững chắc cho chính quyền dân chủ nhân dân, là nguồn bổ sung cho bộ đội chủ lực Nhiều xã ở các huyện Thủy Nguyên, An Hải… dân quân du kích đông tới trên trăm người, gồm thanh niên từ 18 đến 45 tuổi Mỗi xóm có một tiểu đội, mỗi thôn có một trung đội, gồm cả nam, nữ Các chi bộ Đảng cử đảng viên vào du kích, công tác phát triển đảng viên mới trong lực lượng vũ trang được chú trọng; các đoàn thể quần chúng động viên đoàn viên, hội viên vào du kích
Lực lượng vũ trang nhân dân phát triển mạnh, vũ khí trang bị trở thành vấn đề thời sự, là một trong những yêu cầu cấp thiết Phong trào tự mua sắm vũ khí tiếp tục được phát động rộng rãi trong nhân dân Bằng sự nỗ lực, cố gắng cao, các công binh xưởng đã sản xuất được nhiều vũ khí tự tạo như mìn, lựu đạn, đao, kiếm… Tuy nhiên, về súng đạn, ta chưa thể sản xuất được, cho nên, quân và dân thành phố tìm mọi cách đổi chác, mua của lính Tưởng và lính Nhật Quân Nhật và quân Tưởng sẵn lòng tham, muốn có nhiều tiền và vàng để mua sắm, nên chúng tìm mọi cách ăn cắp vũ khí bán cho ta Tại khu vực nội thành Hải Phòng, súng đạn được quân Tưởng, quân Nhật bày bán công khai trên các hè phố Máy Chai, Lạc Viên, Ngõ Cấm Kẻ bán người mua tấp nập Nhờ có “chợ trời súng đạn” này mà ta đã thu mua được khá nhiều súng đạn để trang bị cho bộ đội và dân quân tự vệ Mặt khác, để có vũ khí, ta chủ trương cướp súng đạn của quân Tưởng Nắm biết được đội “Hoa quân nhập Việt” phần đông không phải là lính chính quy, vốn ốm yếu và tham lam đủ thứ, nên nhiều nơi đồng bào cho chúng ăn no, uống say rồi tổ chức cướp súng Cũng có nơi ta tổ chức phục đón các ngõ ngách, lừa lúc kẻ địch sơ hở cướp súng chạy… Tại Hải Phòng, ta giáo dục, giác ngộ một số tay anh chị vốn là những người chuyên sống bằng nghề trộm cắp ở thành phố Cảng trước Cách mạng Tháng Tám, thành lập một đội cảm tử chuyên đột nhập váo các nhà kho, doanh trại của quân Tưởng, quân Nhật lấy súng về cho cách mạng Các thành viên của đội
Trang 31cảm tử nói trên hoạt động rất hiệu quả, lấy được cả pháo 75 ly của địch, một số sau này tham gia giải phóng quân, lập nhiều thành tích
Mặc dù còn thiếu súng đạn, trang bị chủ yếu là vũ khí thô sơ, nhưng do
có tổ chức khá chặt chẽ, quyết tâm chiến đấu cao, lực lượng du kích đã trở thành nòng cốt cho phong trào toàn dân luyện tập quân sự, toàn dân tham gia kháng chiến Du kích ở từng thôn được tổ chức huấn luyện tập trung dài ngày, học cách bắn súng, ném lựu đạn, cài mìn, đào công sự, làm hầm bí mật và luyện tập triển khai chiến đấu Bên cạnh đó, nhằm giúp cho các gia đình du kích có ruộng cấy, trâu cày, nhân dân các xã triệt để thực hiện khẩu hiệu
“Ruộng vườn du kích” “Hội bảo trợ du kích” được thành lập ở các thôn, các
tổ chức quần chúng tích cực quyên góp kim loại, rèn vũ khí cho du kích, vận động phong trào “trồng ba cây du kích” Phong trào luyện tập quân sự được toàn thể nhân dân thành phố hưởng ứng, ủng hộ Mọi người góp gạo, quần áo, thuốc men, tiền giúp dân quân ăn uống và mua sắm vũ khí Các cuộc vận động “Hũ gạo tiết kiệm”, “Hũ gạo Nam Bộ kháng chiến”, “Hũ gạo nuôi quân”, “rèn sắm vũ khí”, mua công phiếu kháng chiến… được nhân dân các quận huyện tích cực hưởng ứng Ở huyện Thủy Nguyên, nhân dân trong huyện đã góp được hàng chục tấn gạo, quần áo và nhiều vũ khí giúp cho bộ đội và dân quân Các gia đình đều động viên con em vào dân quân du kích Cùng với bộ đội địa phương, tự vệ, lực lượng dân quân du kích đã trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào vũ trang toàn dân
Ý thức được vai trò của làng xã trong kháng chiến, Thành ủy Hải Phòng đã chú trọng ngay từ buổi đầu vấn đề xây dựng làng xã chiến đấu bởi
vì từ làng xã chiến đấu, nhân dân hoàn toàn có khả năng tiến lên xây dựng những khu du kích và căn cứ du kích để chống lại quân thù
1.2.2 Phát động chiến tranh du kích từ 12/1946 đến Thu Đông 1947
Cuối năm 1946, sau rất nhiều sự cố gắng của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chi Minh về vấn đề duy trì một nền hòa bình thực sự ở Đông Dương
Trang 32thông qua những sách lược ngoại giao mềm dẻo, để kéo dài thời gian hòa hoãn, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp và đã ký Tạm ước với Chính phủ Pháp ngày 14 - 9 - 1946 nhằm tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến Chữ ký chưa ráo mực, thực dân Pháp đã xé bỏ Hiệp định Ngày 20/11/1946, chúng nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên quy mô lớn Để thống nhất lãnh đạo và chỉ huy cuộc kháng chiến ở địa phương, ngày 26/11/1946, thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An
tổ chức hợp nhất thành Liên tỉnh Hải - Kiến Ủy ban kháng chiến - hành chính Liên tỉnh Hải Kiến được thành lập, lãnh đạo cuộc kháng chiến Mặt trận Việt Minh mở cuộc vận toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến - hành chính Liên tỉnh Ngày 19/12/1946, thực dân Pháp đánh chiếm thủ đô Hà Nội Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Ở Hải Phòng, Đảng bộ và nhân dân thành phố thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”, tích cực đào hầm, hào, đắp ụ, ngăn sông, lập chướng ngại vật để ngăn cản bước tiến của địch Nhiều đình chùa, nhà ngói to bị tháo dỡ hoặc phá hủy, với ý tưởng đơn giản làm “vườn không nhà trống” để kẻ thù không có nơi đóng quân Ở các huyện đều có Ủy ban kháng chiến từ huyện xuống xã, huy động các ngành, các giới đóng góp hàng vạn ngày công, đào hàng ngàn km giao thông hào, như ở huyện Thủy Nguyên, nhân dân đã đào giao thông hào ở núi Đèo, bến Kiền, bến Bính, chợ Si, trộn bùn rơm rải trên các trục đường lớn Nhân dân ở đây còn góp hàng vạn cây tre, rọ đất, đá để rào ngăn sông Giá, sông Cấm Các tổ dân quân canh gác ven sông thì dùng súng bắn uy hiếp canô địch, đêm đêm thả hàng trăm quả bưởi xuôi dòng làm nghi binh
Trước tình hình mới của cục diện kháng chiến chung, tháng 4/1947, Trung ương Đảng đã mở Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ hai đẻ xác định những vấn đề cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc Hội nghị đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho kháng chiến, nhấn mạnh: về chính trị, phải thực hiện
Trang 33“Toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài”; về quân sự, phải “Phát triển chiến tranh du kích ngay trong vùng địch kiểm soát và ngay trong các thành phố
địch tạm thời làm chủ, vừa tiêu hao, vừa tiêu diệt địch” [1, tr.28-29]
Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất (5/1947) họp về công tác tổ chức dân quân, xác định: “Dân quân du kích là đội quân cách mạng, và đã là đội quân cách mạng thì phải có công tác chính trị để giữ vững đường lối chính trị, để nâng cao trình độ giác ngộ và tinh thần chiến đấu cho các đội viên… Đội dân quân du kích thường hay phân tán, sinh sống tản mạn trong làng, và khi chiến đấu cũng thường nhiều khi hoặc cá nhân tác chiến, hoặc từng tốp nhỏ tác chiến Cho nên muốn cho đội du kích có tinh thần tích cực hoạt động, tự mình
đi tìm địch đề đánh, vấn đề công tác chính trị phải được đặc biệt chú trọng hơn
cả về quân sự” “Mỗi người dân quân du kích phải có một thứ vũ khí… chú trọng chế tạo vũ khí thô sơ (súng kíp, lựu đạn, tên nỏ, dao kiếm)” “Sự phối hợp tác chiến giữa bộ đội chính quy và dân quân du kích là một trong những điều kiện quyết định thắng lợi cuối cùng của chúng ta” [4, tr.12-16]
Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất đã sơ bộ tổng kết kinh nghiệm xây dựng làng kháng chiến, xem đó là một hình thức chiến đấu rất hiệu nghiệm ở đồng bằng, được đông đảo quần chúng tham gia Hội nghị quyết định: Phải đặc biệt ra sức tổ chức làng chiến đấu ở khắp các nơi, củng
cố và hoàn bị các làng chiến đấu đã được tổ chức
Ở Hải Phòng, sau khi đánh chiếm thị xã Kiến An, tháng 7/1947, địch
mở cuộc tiến công chiếm hoàn toàn huyện An Lão và huyện An Dương Ngày 2/10, chúng lại tập trung hàng nghìn quân đánh chiếm toàn bộ huyện Kiến Thụy Địch xây dựng thêm nhiều vị trí kéo dài phòng tuyến tả ngạn sông Văn
Úc suốt từ bến Cựu đến Đồ Sơn, nhằm đẩy lực lượng ta sang bên kia sông - huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, tạo thành một hàng rào bảo vệ khu trọng điểm Kiến An - Hải Phòng
Trang 34Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Hội nghị dân quân toàn quốc lần thứ nhất, trước những cuộc tiến công đánh chiếm ào ạt của địch, cuộc kháng chiến của quân dân Hải - Kiến vẫn không ngừng phát triển Liên Tỉnh ủy Hải - Kiến chủ trương tổ chức cho nhân dân hồi cư để nắm chắc nhân dân, xây dựng cơ
sở, phát triển chiến tranh du kích ngay trong lòng địch
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và thông tư của Bộ quốc phòng, việc xây dựng lực lượng dân quân du kích được đẩy mạnh đều khắp các thôn xã Ai có tinh thần hăng hái chống giặc giữ làng, không phân biệt già trẻ, trai gái, đều được tổ chức vào dân quân Tổ chức du kích chặt chẽ hơn, lựa chọn những người ưu tú, dũng cảm, khoẻ mạnh và cán bộ phụ trách đều
do đoàn thể cử sang Từng địa phương đều chăm lo cung cấp mọi thứ từ ăn uống đến mua sắm trang bị, rèn luyện vũ khí cho đội du kích của mình
Du kích được huấn luyện cách sử dụng vũ khí, động tác chiến đấu cá nhân, có nơi còn mời thầy dạy võ, đánh kiếm Một số đội được đưa ra mặt trận Cầu Rào, Cầu Niệm, An Dương để thử lửa, làm quen với tiếng súng Khí thế toàn dân tham gia kháng chiến rất cao, đặc biệt là kết hợp sức mạnh chiến đấu giữa bộ đội địa phương và dân quân du kích Tiêu biểu như Đại đội Đặng Cương của huyện An Dương phối hợp cùng du kích xã bốn lần tập kích vào
vị trí Rế, diệt 15 tên lính Âu Phi, phá hủy 2 trung liên và thu được một số tài liệu quan trọng Các đội du kích xã Hồng Hưng, Đại Bản, Lê Thiện cùng với
bộ đội huyện, đội công binh Hải - Kiến liên tiếp tổ chức phá hoại tuyến đường sắt và đường 5, gài mìn phá một xe vận tải ở Hỗ (2/1947), hai lần giật mìn lật
đổ 10 toa tàu hỏa gần ga Dụ Nghĩa, diệt 250 lính Âu Phi (tháng 3 và 6/1947) Đó
là những trận đánh mìn đầu tiên trên đường 5 của lực lượng vũ trang Hải - Kiến
Tháng 5/1947, du kích Kiến An cùng với đại đội 4 lại đột nhập đánh địch trong thị xã Kiến An, tập kích địch ở Thiên Văn Đại đội cảnh vệ cùng
du kích Kiến Thụy tập kích địch ở Đức Phong, Quý Kim, gây cho chúng nhiều thiệt hại
Trang 35Dựa vào làng chiến đấu, trong vòng một ngày, một tiểu đội du kích xã Quang Trung (An Lão) đã chặn đánh một tiểu đoàn địch, một tiểu đội du kích Minh Tân (Kiến Thụy ) cũng ngăn được một tiểu đoàn địch, bảo vệ được xóm làng Nổi bật nhất là đội du kích núi Voi, dân quân du kích ở đây đã bám trụ kiên cường, lập vọng gác trên đỉnh núi, dùng mõ, kẻng báo động cho dân tránh giặc mỗi khi chúng đến càn quét, thường xuyên hoạt động quấy rối, đánh mìn và phục kích, diệt những tên địch đi lẻ Có những trận địch tập trung quân đóng, vây quét dài ngày các thôn xung quanh để triệt đường tiếp tế rồi tiến công vào hang núi, chất rơm rạ hun ở các cửa hang định tiêu diệt bằng được đội du kích Nhưng đội du kích núi Voi vẫn kiên cường đứng vững, xứng đáng với câu ca: “Đứng trên đỉnh núi ta thề, không giết hết giặc không
về núi Voi” [36, tr.187] Chỉ trong thời gian đầu chống giặc, riêng du kích huyện An Lão - du kích núi Voi đã đánh địch 163 trận, diệt trên 300 tên địch
Ở Thủy Nguyên, chấp hành Nghị quyết của Huyện ủy, đại đội Lê Lợi cìng lực lượng công an huyện dựa vào khu núi đá và các xã phía bắc xây dựng căn cứ và đẩy mạnh hoạt động, đánh hơn 10 trận, diệt 37 tên địch Địch đặt pháo ở Thanh Lãng ngày ngày bắn phá khu du kích nhưng không xoá bỏ được căn cứ của ta
Cuối năm 1947, địch mở rộng thêm địa bàn chiếm đóng, tuy nhiên, chúng không thể khống chế nổi phong trào chiến tranh du kích đã hình thành
và phát triển Theo chủ trương của Trung ương Đảng, Liên Tỉnh ủy chỉ đạo chặt chẽ việc phát triển lực lượng dân quân du kích và xây dựng làng xã chiến đấu Theo sáng kiến của Ban cán sự phụ nữ, Liên Tỉnh ủy chấp nhận cho xây dựng đội nữ binh sau đó lấy tên là đội du kích Minh Khai do Liên Tỉnh đội trực tiếp chỉ huy Các đơn vị tập trung của Liên tỉnh, của huyện và các đội du kích xã đều dựa vào làng chiến đấu, bám đất, bám dân, bám địch và cơ động đánh địch ở nhiều nơi
Trang 36Kinh nghiệm của bộ đội và du kích Kiến An dựa vào làng chiến đấu, ngăn chặn được nhiều cuộc tiến công của địch đã được Hội nghị cán bộ kháng chiến toàn quốc đầu năm 1947 biểu dương Tháng 9/1947, trong Báo cáo tổng kết phong trào chiến tranh du kích, Ban chấp hành Thành Đảng bộ Hải Phòng
đã nhận định: “dân quân đã phát triển tốt đội viên, đã gây được nhiều tiểu tổ trong dân quân nhất là Kiến Thụy; phât huy ưu điểm đã làm thí dụ ở xã Minh Tân Kiến Thụy, cán bộ đã huy động dân làng làm thành làng kháng chiến, chiến đấu oanh liệt… việc kháng chiến và Việt Minh công sự rào làng đã làm được: Hùng Thắng (Tiên Lãng), Minh Tân (Kiến Thụy) và An Lão có vài làng” [3, tr.1]
Trang 371.2.3 Phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch (1948 - 1950)
Thu Đông năm 1947, thực dân Pháp bắt đầu cuộc tiến công quyết định lên Việt Bắc, nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược bằng chiến lược “chớp nhoáng” Địch đã huy động hơn hai vạn quân tinh nhuệ nhất gồm
đủ hải, lục, không quân tham gia, mở nhiều mũi tiến công, bao vây, thọc sâu, đánh thẳng vào khu trung tâm căn cứ địa Việt Bắc
Dưới sự chỉ đạo sang suốt tài tình của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã “đập tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” Chiến dịch phản công của quân dân ta trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947 đã giành thắng lợi vô cùng to lớn Chiến thắng Việt Bắc
đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta sang một giai đoạn mới
Sau khi chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh kéo dài”, ráo riết thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, rải quân để bình định, củng cố các vùng chiếm đóng của chúng ở Nam Bộ, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên, Bình Trị Thiên và đồng bằng Bắc Bộ, thực thi chiến lược
“chiến tranh tổng lực” đánh phá cơ sở kinh tế, chính trị và lực lượng hậu bị của ta
Để chống lại chiến lược đánh kéo dài và chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp, quân
và dân ta đã tích cực phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta Đây là một cuộc đấu tranh tổng hợp, kết hợp
cả quân sự, chính trị, kinh tế - một phương thức tiến công của chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích của Việt Nam
Ngày 15/1/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng nhằm đánh giá tình hình cuộc kháng chiến và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn mới Căn cứ vào những chuyển biến mới của tình hình, Hội nghị chủ
Trang 38trương đẩy mạnh kháng chiến sang giai đoạn mới Về mặt quân sự, phải ra sức phát triển dân quân, phát triển chiến tranh du kích khắp nơi, nhất là trong vùng địch kiểm soát Hội nghị xác định phương châm tác chiến của ta là: Du kích chiến là chính, vận động chiến là phù trợ Hội nghị chỉ rõ: phải đưa các đại đội độc lập vào vùng sau lưng địch, xây dựng cơ sở chính trị và quân sự, giúp du kích trở nên những bộ đội địa phương, lập nhiều làng chiến đấu ở đồng bằng, khu chiến đấu ở miền núi, phát triển dân quân, lập căn cứ du kích, phát triển rộng khắp chiến tranh du kích
Tháng 2/1948, Liên Khu ủy III ra Nghị quyết chỉ đạo cuộc kháng chiến trong Liên khu nhằm làm thất bại kế hoạch lập phòng tuyến bao vây của địch, phát động du kích chiến tranh vùng sau lưng địch; dùng đại đội độc lập, phối hợp với du kích tập trung đánh đồn bốt nằm trên các phòng tuyến và phục kích các toán địch đi lẻ, xây dựng làng xã chiến đấu
Cũng trong tháng 2/1948, lần đầu tiên, Liên tỉnh Hải - Kiến triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ Sau khi được phổ biến nghị quyết của Đại hội Đảng
bộ Liên khu III, các đại biểu tập trung đánh giá tình hình chuyển biến so sánh lực lượng giữa ta và địch Trước âm mưu mới của địch và điều kiện hoạt động của ta, Đại hội xác định rõ nhiệm vụ của Đảng bộ liên tỉnh: phá tề trừ gian, xây dựng, củng cố lực lượng dân quân du kích và tổ chức cơ sở quần chúng, nghiên cứu, tổ chức lực lượng thích hợp để hoạt động vũ trang tuyên truyền ở nội thành Hải Phòng và các thị trấn, thị xã Đối với huyện Tiên Lãng, Đảng
bộ chỉ đạo tích cực việc chuẩn bị chống địch đánh chiếm nhất là xây dựng, củng cố lực lượng dân quân du kích, xây dựng làng xã kháng chiến, xây dựng
và củng cố thêm hầm hào tránh phi pháo Thời kỳ này địa bàn Hải Phòng - Kiến An đã hình thành hai vùng rõ rệt: vùng tự do và vùng bị địch chiếm, ngăn cách bởi sông Văn Úc
Mặc dù bị đàn áp hết sức dã man, nhưng ở trong vùng địch chiếm đóng, cán bộ và nhân dân vẫn kiên trì chống lại chúng Trên cơ sở phục hồi và phát
Trang 39triển phong trào kháng chiến, lực lượng dân quân du kích các xã đã phát triển Suốt năm 1948, du kích nhiều xã phối hợp với lực lượng tập trung của huyện
tổ chức được hàng trăm trận diệt địch đi càn quét hoặc quấy rối các vị trí của địch Phong trào xây dựng lực lượng dân quân du kích và làng kháng chiến phát triển mạnh mẽ, xây dựng lực lượng dân quân du kích phát triển mạnh Ngày 7/10/1948, Hội nghị Liên Tỉnh ủy họp đề ra chủ trương: tích cực phòng thủ Tiên Lãng, củng cố du kích, xây dựng căn cứ và tập trận Làng kháng chiến kiểu mẫu đã được xây dựng ở các xã: Khởi Nghĩa, Kiến Thiết, Quang Phục, Tiên Minh, Hùng Thắng, Chấn Hưng… rất công phu: xung quanh làng
có đắp luỹ, rào tre dày đặc, có hào giao thông, hầm hố chiến đấu từ thôn này sang thôn khác Các xóm ngõ đều được cải tạo thành những khu chiến đấu và
có hầm bí mật để tránh giặc, cất giấu lương thực, vũ khí
Dân quân du kích được tổ chức rộng khắp Riêng Tiên Lãng có 1.890
du kích (28% là nữ du kích và có tới 346 lão du kích - còn gọi là “bạch đầu quân”) Trang bị của du kích vẫn là giáo mác, mìn, lựu đạn, một số xã có thêm vài khẩu súng trường Tuy vậy, tinh thần chiến đấu của dân quân du kích Hải - Kiến vô cùng bất khuất, trung dũng Tiêu biểu trong trận càn ngày
25/2/1948, 600 quân Pháp, có cả lực lượng tàu chiến và máy bay tham gia, được trọng pháo chi viện, chia làm nhiều mũi bao vây tiến công vào xã kháng
chiến Hùng Thắng (Tiên Lãng) Hùng Thắng là một xã lớn, nằm gần cửa sông Văn Úc ở phía đông huyện Ngay từ năm 1947, thi hành chủ trương của Huyện ủy, chi bộ và chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân xây dựng làng kháng chiến, thực hiện “vườn không nhà trống” sẵn sàng đánh thắng quân thù Chiến đấu chống chọi với địch trong trận này, mặc dù lực lượng quá chênh lệch và kinh nghiệm chống càn chưa có nhưng với tinh thần yêu nước, yêu quê hương, quân dân Hùng Thắng đã chiến đấu dũng cảm Tiểu đội vũ trang tuyên truyền của Liên tỉnh cùng với du kích thôn bố trí chiến đấu ở phía tây làng Chử Khê Ở các hướng khác, dân quân du kích với 6 cây súng trường
Trang 40và mìn, lựu đạn, dao, kiếm… dựa vào làng kháng chiến, dựa vào bờ tre, xóm ngõ, căn nhà, bờ tường để tiêu diệt địch Trong chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm Trung đội trưởng du kích Vũ Văn Phông bị thương đã
xé áo buộc vết thương lại, tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu đến hơi thở cuối cùng Đồng chí Gõ du kích Chử Khê, bị địch gọi hàng, đồng chí xông lên bất ngờ hét to một tiếng xung phong, dùng lựu đạn đập vào mặt tên giặc gần nhất
Bị đánh bất ngờ, địch không kịp ứng phó, đồng chí Gõ luồn lại tuyến sau tiếp tục chiến đấu Tiểu đội du kích do đồng chí Vũ Văn Đuốc chỉ huy chiến đấu giáp lá cà, diệt nhiều địch Các đồng chí Hàn, Nghiêm, Nho bị bắt đã lao vào giặc rồi rút kíp lựu đạn Cụ Biểu, lão du kích dùng tên tẩm thuốc độc bắn địch Chị Bòng xông pha trong làn lửa đạn để tiếp tế cơm cho du kích
Sau một ngày chiến đấu quyết liệt với kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, dù có hy sinh 25 du kích, 50 người dân, tổn thất 472 nóc nhà bị cháy,
song dân quân du kích và nhân dân xã Hùng Thắng đã chiến đấu dũng cảm, đánh bật nhiều đợt xung phong của địch, diệt 42 tên và làm bị thương 45 tên Rút khỏi Chử Khê, kẻ thù còn hoảng sợ tinh thần đoàn kết chiến đấu “thà chết không chịu đầu hàng” của nhân dân Hùng Thắng
Tiếng súng chống càn của nhân dân Hùng Thắng còn vang thì ngày
8/3/1948, địch lại huy động lực lượng lớn tiến công vào xã Khởi Nghĩa, căn
cứ kháng chiến của huyện Đại đội 25 của liên tỉnh, trung đội xung phong của huyện đóng trên địa bàn phối hợp cùng dân quân du kích dựa vào làng kháng
chiến lợi dụng địa hình địa vật, chiến đấu giữ từng thôn xóm, đánh lui nhiều đợt tiến công của một tiểu đoàn lính Pháp ở Hà Đới, Ninh Duy diệt 60 tên Trung đội trưởng du kích Phạm Văn Hân, chỉ huy du kích chiến đấu bình tĩnh, gan dạ Đồng chí ném tới 30 quả lựu đạn diệt nhiều tên địch Chiến đấu đến khi hết đạn và lựu đạn, các chiến sĩ dùng dao, kiếm, gậy gộc đánh địch, ngăn chặn bước tiến của chúng Đồng chí Tiến sau khi ném nốt quả lựu đạn cuối cùng, đã xông vào vật nhau với một tên địch Anh Hoàng Văn Ngộ, cầm đòn